Cùng tìm hiểu sâu hơn về tác phẩm " Sóng" Xuân Quỳnh - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Cùng tìm hiểu sâu hơn về tác phẩm " Sóng" Xuân Quỳnh - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống

Sóng
Sóng
Sóng
SóngSóng
Đề bài: Phân tích 4 khổ thơ đầu bài thơ “Sóng” của tác giả Xuân Quỳnh
1) Khổ 1
a) 2 câu thơ đầu
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
- Cách ngắt nhịp 2/3 của thể thơ ngũ ngôn
- Sử dụng các tính từ có ý nghĩa tương phản đối lập: “Dữ dội” - “dịu êm”, “Ồn ào” - “lặng lẽ” giúp người đọc
liên tưởng đến những trạng thái tâm lí phức tạp của người phụ nữ khi yêu.
- Sử dụng thay đổi luân phiên luật bằng trắc cuối mỗi vế và mỗi câu để tạo nên tính nhạc và diễn tả rõ nét
những bước đi của sóng.
- Xuân Quỳnh sử dụng từ ngữ một cách tinh tế. Từ “và” được điệp lại hai lần. Ở đây tác giả không dùng từ
“nhưng” mà dùng từ “và” là từ kết nối để khẳng định những đối lập ấy luôn luôn được tồn tại trong nhau.
Xuân Quỳnh mượn hình tượng “sóng” để người phụ nữ đang yêu chân thành bộc bạch những trạng thái
tâm lí, tình cảm thất thường trong tình yêu, lúc thì giận dỗi hờn ghen, lúc lại dịu dàng đằm thắm yêu
thương vì trái tim người phụ nữ luôn nhạy cảm, tinh tế, luôn khát khao yêu và được yêu.
b) 2 câu thơ tiếp
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
- Hai danh từ đứng đầu và cuối hai câu thơ gợi hành trình từ sông ra bể của sóng.
+ “Sông” là một không gian có giới hạn chật hẹp
+ “bể” là không gian vô cùng vô tận và rộng lớn
- Hình ảnh “Sông” gợi ra hai cách hiểu:
+ Nếu “Sông” là trạng ngữ - nghĩa là ở trong sông, sóng “không hiểu nổi mình”, không thỏa được những khát
khao, sóng sẽ tìm ra tận biển lớn để thỏa sức vùng vẫy. Như vậy sóng luôn khao khát được khám phá để sống
thật là mình.
+ Nếu “Sông” là chủ ngữ - nghĩa là nếu sông không hiểu sóng, sóng sẽ “tìm ra tận bể” để được thấu hiểu, để
tìm được sự tri âm tri kỉ.
- Biện pháp nghệ thuật nhân hóa “Sông không hiểu”, “Sóng tìm ra tận bể”
Giống như “sóng”, người phụ nữ đang yêu thật bản lĩnh, mạnh mẽ. Họ không chịu chấp nhận sự tầm
thường, nhỏ hẹp mà sẵn sàng vượt qua mọi rào cản để tìm đến những tâm hồn đồng điệu, để vươn tới tình
yêu đích thực, bền vững và để được sống với những khát khao của mình.
2) Khổ 2
Nếu ở khổ thơ thứ nhất “sóng” được đặt trong phạm trù không gian thì ở khổ thơ này “sóng” được đặt trong
phạm trù thời gian.
a) 2 câu thơ đầu
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế”
- Tác giả sử dụng hai cụm từ gợi phạm trù thời gian “ngày xưa”, “ngày sau”
- Sử dụng tinh tế từ ngữ khẳng định “vẫn thế” -> Xuân Quỳnh đã cảm nhận rõ nét sự trường tồn, vĩnh hằng, bất
diệt của sóng trước thời gian
- Hình ảnh “con sóng” là biểu tượng của tình yêu, là thứ tình yêu luôn cuộn trào, luôn vĩnh hằng bất biến trong
trái tim người phụ nữ đang yêu
Như vậy, cũng như “sóng”, tình yêu luôn là khát khao cháy bỏng trong trái tim người phụ nữ.
b) 2 câu thơ sau
“Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
- Phép liên tưởng mặt biển giống như một khuôn ngực trẻ trung hùng tráng, còn “sóng” là nhịp đập của trái tim
biển cả.
Biển là con người, “sóng” là nhịp đập của trái tim người phụ nữ đang yêu
- Từ láy “Bồi hồi” diễn tả những cảm xúc, ý nghĩ trở đi trở lại làm xao xuyến trái tim, nhất là những người trẻ
tuổi.
Như vậy, trong trái tim con người, nhất là người trẻ tuổi thì nỗi rạo rực, xao xuyến, yêu đương luôn ngự trị
bởi tình yêu sẽ đem đến sự trẻ trung, nhiệt huyết, mạnh mẽ.
Từ trải nghiệm của bản thân, Xuân Quỳnh đã khẳng định một chân lí: Tình yêu chính là khát vọng lớn lao,
vĩnh hằng của tuổi trẻ và nhận loại.
3) Khổ 3, 4: Sự bí ẩn của tình yêu
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
- “Trước muôn trùng sóng bể”, Xuân Quỳnh băn khoăn trăn trở về ngọn nguồn của tình yêu
+ Điệp ngữ “Em nghĩ” diễn tả nỗi băn khoăn, thao thức không yên.
+ “Em nghĩ về anh, em” nghĩa là nghĩ về tình yêu của chúng ta. “Em nghĩ về biển lớn” với sóng và gió. ->
Như vậy, nhân vật trữ tình đã bày tỏ những suy nghĩ, trăn trở của người phụ nữ khi đứng trước biển cả và tình
yêu.
- Để thể hiện những suy nghĩ, trăn trở của mình, Xuân Quỳnh đã đặt ra những câu hỏi tu từ:
“Từ nơi nào sóng lên?”
Hay
“Gió bắt đầu từ đâu?”
Những câu hỏi nối tiếp nhau để đưa những trăn trở của người phụ nữ khi yêu đến vô cùng vô tận.
- Trong tình yêu, trực cảm thường đi trước lí trí, vượt lên trên lí trí nên khi soi mình vào hình tượng thiên nhiên
bất biến, Xuân Quỳnh đã phát hiện tình yêu là sự bí ẩn. Đúng như Pascal đã nói: “Trái tim có những qui luật
riêng mà lí trí không hiểu nổi”.
- Câu thơ “Em cũng không biết nữa” giống như một cái lắc đầu tự nhiên, dễ thương của cô gái khi được thưởng
cái nồng nàn của tình yêu. Hơn nữa câu thơ này cũng tạo nên một giọng điệu thú vị cho đoạn thơ.
Đề bài: Phân tích 3 khổ thơ sau trong bài thơ “Sóng” của tác giả Xuân Quỳnh
“Con sóng dưới lòng sâu
................
Dù muôn vời cách trở”
1) Khổ 5: Nỗi nhớ
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
- Nỗi nhớ là tín hiệu cơ bản của tình yêu vì tình yêu luôn đồng hành cũng nỗi nhớ
Mở rộng : Chẳng biết tự bao giờ ca dao đã ghi lại cảm xúc chân thành, nóng bỏng của lòng người trong nỗi
nhớ tình yêu
“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ”
Hoặc
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”
Trong thơ hiện đại, nhiều nhà thơ cũng bày tỏ tha thiết cảm xúc mãnh liệt ấy. Trong bài “Tương tư chiều”, Xuân
Diệu cũng đã viết:
“Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ em! Em ơi!”
Chế Lan Viên trong bài “Tiếng hát con tàu” cũng bộc bạch nỗi nhớ của mình
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét”
- Còn Xuân Quỳnh cũng diễn tả nỗi nhớ của “em” với “anh” đậm đà, tha thiết, khắc khoải, mãnh liệt như thế
nhưng vô cùng sáng tạo và độc đáo.
+ Mượn trạng thái “con sóng nhớ bờ” để diễn tả nỗi nhớ
Nghệ thuật đối lập “dưới lòng sâu” - “trên mặt nước”
Nhân hóa “sóng nhớ bờ” -> diễn tả nỗi nhớ em dành cho anh bao trùm
không gian, bao trùm thời gian “ngày” lẫn “đêm” - nghĩa là ở mọi lúc mọi nơi con sóng đều nhớ tới bờ.
Điệp ngữ “con sóng” nhắc đi nhắc lại ba lần gợi tả rõ nét những con
sóng cứ tầng tầng lớp lớp đan xen nối tiếp vỗ bờ không ngừng nghỉ. Phải chăng đây chính là sóng lòng
đang dâng trào trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu.
- “Em” đã mượn “sóng” để nói hộ nỗi nhớ nhưng có lẽ chưa bộc bạch hết được nên đã trực tiếp xuất hiện. Khổ
thơ dôi ra hai câu đủ sức ôm chứa những cảm xúc vô bờ của nỗi nhớ trong tình yêu. Đúng như nhà phê bình
Hoài Thanh từng đánh giá: “Dòng cảm xúc quá chừng sôi nổi khiến câu chữ không thể đi theo những đường
viền có sẵn. Ý thơ xô đẩy, khuôn khổ phải lung lay”.
- Cái độc đáo của Xuân Quỳnh còn được thể hiện ở chỗ nhà thơ đã diễn tả xúc động nỗi nhớ tình yêu. Và nỗi
nhớ ấy không chỉ thuộc về ý thức mà xuyên thấu cả cõi thực và cõi mộng. Trong khổ thơ này, Xuân Quỳnh đã
lựa chọn hai hình ảnh so sánh thật đắc địa:
+ Nỗi nhớ của “sóng” - “nhớ bờ” - “Ngày đêm không ngủ”
+ Nỗi nhớ của “em” - “nhớ anh” - “trong mơ còn thức”
Người đọc nhận ra thời gian sinh hoạt thì có giới hạn còn thời gian tình yêu thì bị phá vỡ, thống trị cả ý
thức và tiềm thức. Dường như cõi “mơ” là nơi tình yêu thao thao thức nhất.
Xuân Quỳnh mượn hình tượng “con sóng nhớ bờ” để diễn tả nỗi nhớ da diết cồn cào của người phụ nữ khi
yêu. Nỗi nhớ ấy được thể hiện giản dị mà sâu sắc bởi nó không chỉ choán cả tâm hồn “em” mà còn vượt
qua giới hạn thông thường để chạm đến cõi khôn cùng sâu thẳm trong lòng người.
2) Khổ 6, 7: Sự chung thủy - một thuộc tính của tình yêu
Tình yêu muôn đời là một điều bí mật nhưng khi đã yêy và gắn bó với nhau thì họ sẽ nhìn chung về một
hướng.
a) Khổ 6
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
- Xuân Quỳnh đã mượn phương hướng của tự nhiên: “phương bắc”, “phương nam” để tạo ra một phương trong
lòng mình - đó là phương “anh”. Với sáng tạo mới mẻ như vậy, Xuân Quỳnh muốn khẳng định lòng thủy chung
son sắt của người phụ nữ khi yêu.
- Sử dụng những hình ảnh đối lập: “xuôi” - “ngược”, “bắc” - “nam” và cách nói ngược với cách nói thông
thường tạo ra hai cách hiểu:
+ Sự mất tín hiệu của lí trí trong thơ ca đôi khi là điều kiện cho sự xốn xang của cảm xúc. Và ở đây nhân vật
trữ tình muốn nhấn mạnh trong trời đất có bốn phương tám hướng, còn “em” chỉ có một phương duy nhất là
phương “anh”.
+ Dù cho cuộc đời có nhiều éo le, trắc trở thì tình yêu của người phụ nữ vẫn trọn vẹn, thủy chung.
- Điệp từ “Dẫu” được đặt ở đầu mỗi câu thơ đã khẳng định người phụ nữ khi yêu sẽ vượt qua tất cả mọi éo le,
trắc trở, khó khăn để đạt được sự thỏa mãn và mong muốn trong tình yêu.
Người phụ nữ trở nên mạnh mẽ, đầy tự tin. Trong ca dao cũng đã từng viết:
“Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng yêu”
b) Khổ 7
Niềm tin mãnh liệt vào tình yêu - đó là đích đến của tình yêu
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”
- Xuân Quỳnh mượn qui luật của sóng biển “Dù muôn vời cách trở” thì “sóng” vẫn vỗ bờ để khẳng định sự
tương đồng giữa “em” và “sóng”. Nếu con sóng khao khát bến bờ thì em lại khao khát tìm được bến bờ của tình
yêu và hạnh phúc.
- Cặp quan hệ từ: “chẳng...dù” tạo nên một giọng điệu quyết liệt của cái tôi luôn tin tưởng vào tình yêu, và cho
dù niềm tin đó có cae vị đắng của sự trải nghiệm.
Xuân Quỳnh mượn qui luật của sóng biển để khẳng định niềm tin mãnh liệt vào sự bền vững, chung thủy
của tình yêu. Bởi trong tình yêu, sự chung thủy và niềm tin sẽ giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử
thách. Trong bài , Xuân Quỳnh viết:“Hát ru”
“Tay ta nắm lấy tay người
Dẫu qua trăm suối, ngàn đèo cũng qua”
Đề bài: Phân tích 2 khổ thơ sau trong bài thơ “Sóng” của tác giả Xuân Quỳnh
“Cuộc đời tuy dài thế
................
Để ngàn năm còn vỗ”
1) Khổ 8
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
- Tác giả sử dụng từ ngữ diển tả quan hệ đối lập: “...tuy...nhưng...”, “...dẫu...nhưng...”
- Cặp phạm trù tương phản
+ Về thời gian: “Cuộc đời” (có giới hạn) - “Năm tháng” (không có giới hạn)
+ Về không gian: “Biển” (có giới hạn) - “Mây” (Bay đi để tìm không gian vô cùng vô tận - không có giới hạn)
- Biện pháp nghệ thuật so sánh cùng sự chiêm nghiệm của một trái tim nhạy cảm, Xuân Quỳnh đã ý thức sâu
sắc qui luật của cuộc đời: Cuộc đời của con người là hữu hạn, ngắn ngủi giữa cái vô thủy vô chung của thời
gian, năm tháng, giữa cái nhỏ bé của con người với cái vô cùng vô tận của vũ trụ bao la. Tuy nhiên, khi đứng
trước cái vô cùng vô tận của thời gian, không gian, con người thường cảm thấy nhỏ bé, ngậm ngùi, bâng
khuâng. Nhưng Xuân Quỳnh chỉ thoáng một chút lo âu, không dẫn con người vào bế tắc, buồn chán mà trái lại
hướng con người vươn tới tìm giải pháp cho tình yêu cuộc sống với một khát vọng lớn lao, cao cả. -> Cách ứng
xử nhân văn, tích cực của Xuân Quỳnh.
2) Khổ 9: Yêu hết mình, sống hết mình, dâng hiến hết mình cho tình yêu
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
- Dùng từ chỉ số lượng “trăm con sóng”, “ngàn năm còn vỗ” thể hiện khát khao được sẻ chia, được hòa nhập
vào cuộc đời.
- Câu cảm thán “Làm sao” thể hiện mong ước, khát khao của nhận vật trữ tình được hóa thân, được phân thân
thành những con sóng hòa vào lòng đại dươg, hòa vào lòng biển lớn.
- Đằng sau hình tượng “sóng” là “em”. Em cũng vậy, muốn tình yêu vĩnh hằng thì phải biết “tan ra” dấn thân
vào cuộc đời, vào biển lớn tình yêu. Đây là khát khao hóa thân giản dị, khiêm nhường mà vô cùng cao cả: đem
tình yêu nhỏ (tình yêu cá nhân) hòa vào tình yêu lớn (tình yêu cuộc đời) để tình yêu trường tồn mãi với thời
gian. -> Khát vọng mang tính nhân văn - vẻ đẹp thánh thiện của tâm hồn phụ nữ trong tình yêu.
| 1/6

Preview text:

Só S n ó g n
Đề bài: Phân tích 4 khổ thơ đầu bài thơ “Sóng” của tác giả Xuân Quỳnh 1) Khổ 1 a) 2 câu thơ đầu “Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ”
- Cách ngắt nhịp 2/3 của thể thơ ngũ ngôn
- Sử dụng các tính từ có ý nghĩa tương phản đối lập: “Dữ dội” - “dịu êm”, “Ồn ào” - “lặng lẽ” giúp người đọc
liên tưởng đến những trạng thái tâm lí phức tạp của người phụ nữ khi yêu.
- Sử dụng thay đổi luân phiên luật bằng trắc cuối mỗi vế và mỗi câu để tạo nên tính nhạc và diễn tả rõ nét
những bước đi của sóng.
- Xuân Quỳnh sử dụng từ ngữ một cách tinh tế. Từ “và” được điệp lại hai lần. Ở đây tác giả không dùng từ
“nhưng” mà dùng từ “và” là từ kết nối để khẳng định những đối lập ấy luôn luôn được tồn tại trong nhau. ⮚
Xuân Quỳnh mượn hình tượng “sóng” để người phụ nữ đang yêu chân thành bộc bạch những trạng thái
tâm lí, tình cảm thất thường trong tình yêu, lúc thì giận dỗi hờn ghen, lúc lại dịu dàng đằm thắm yêu
thương vì trái tim người phụ nữ luôn nhạy cảm, tinh tế, luôn khát khao yêu và được yêu. b) 2 câu thơ tiếp
“Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể”
- Hai danh từ đứng đầu và cuối hai câu thơ gợi hành trình từ sông ra bể của sóng.
+ “Sông” là một không gian có giới hạn chật hẹp
+ “bể” là không gian vô cùng vô tận và rộng lớn
- Hình ảnh “Sông” gợi ra hai cách hiểu:
+ Nếu “Sông” là trạng ngữ - nghĩa là ở trong sông, sóng “không hiểu nổi mình”, không thỏa được những khát
khao, sóng sẽ tìm ra tận biển lớn để thỏa sức vùng vẫy. Như vậy sóng luôn khao khát được khám phá để sống thật là mình.
+ Nếu “Sông” là chủ ngữ - nghĩa là nếu sông không hiểu sóng, sóng sẽ “tìm ra tận bể” để được thấu hiểu, để
tìm được sự tri âm tri kỉ.
- Biện pháp nghệ thuật nhân hóa “Sông không hiểu”, “Sóng tìm ra tận bể” ⮚
Giống như “sóng”, người phụ nữ đang yêu thật bản lĩnh, mạnh mẽ. Họ không chịu chấp nhận sự tầm
thường, nhỏ hẹp mà sẵn sàng vượt qua mọi rào cản để tìm đến những tâm hồn đồng điệu, để vươn tới tình
yêu đích thực, bền vững và để được sống với những khát khao của mình. 2) Khổ 2
Nếu ở khổ thơ thứ nhất “sóng” được đặt trong phạm trù không gian thì ở khổ thơ này “sóng” được đặt trong phạm trù thời gian. a) 2 câu thơ đầu “Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế”
- Tác giả sử dụng hai cụm từ gợi phạm trù thời gian “ngày xưa”, “ngày sau”
- Sử dụng tinh tế từ ngữ khẳng định “vẫn thế” -> Xuân Quỳnh đã cảm nhận rõ nét sự trường tồn, vĩnh hằng, bất
diệt của sóng trước thời gian
- Hình ảnh “con sóng” là biểu tượng của tình yêu, là thứ tình yêu luôn cuộn trào, luôn vĩnh hằng bất biến trong
trái tim người phụ nữ đang yêu ⮚
Như vậy, cũng như “sóng”, tình yêu luôn là khát khao cháy bỏng trong trái tim người phụ nữ. b) 2 câu thơ sau
“Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
- Phép liên tưởng mặt biển giống như một khuôn ngực trẻ trung hùng tráng, còn “sóng” là nhịp đập của trái tim biển cả. ⮚
Biển là con người, “sóng” là nhịp đập của trái tim người phụ nữ đang yêu
- Từ láy “Bồi hồi” diễn tả những cảm xúc, ý nghĩ trở đi trở lại làm xao xuyến trái tim, nhất là những người trẻ tuổi. ⮚
Như vậy, trong trái tim con người, nhất là người trẻ tuổi thì nỗi rạo rực, xao xuyến, yêu đương luôn ngự trị
bởi tình yêu sẽ đem đến sự trẻ trung, nhiệt huyết, mạnh mẽ. ⮚
Từ trải nghiệm của bản thân, Xuân Quỳnh đã khẳng định một chân lí: Tình yêu chính là khát vọng lớn lao,
vĩnh hằng của tuổi trẻ và nhận loại. 3)
Khổ 3, 4: Sự bí ẩn của tình yêu
“Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên? Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau”
- “Trước muôn trùng sóng bể”, Xuân Quỳnh băn khoăn trăn trở về ngọn nguồn của tình yêu
+ Điệp ngữ “Em nghĩ” diễn tả nỗi băn khoăn, thao thức không yên.
+ “Em nghĩ về anh, em” nghĩa là nghĩ về tình yêu của chúng ta. “Em nghĩ về biển lớn” với sóng và gió. ->
Như vậy, nhân vật trữ tình đã bày tỏ những suy nghĩ, trăn trở của người phụ nữ khi đứng trước biển cả và tình yêu.
- Để thể hiện những suy nghĩ, trăn trở của mình, Xuân Quỳnh đã đặt ra những câu hỏi tu từ:
“Từ nơi nào sóng lên?” Hay
“Gió bắt đầu từ đâu?”
Những câu hỏi nối tiếp nhau để đưa những trăn trở của người phụ nữ khi yêu đến vô cùng vô tận.
- Trong tình yêu, trực cảm thường đi trước lí trí, vượt lên trên lí trí nên khi soi mình vào hình tượng thiên nhiên
bất biến, Xuân Quỳnh đã phát hiện tình yêu là sự bí ẩn. Đúng như Pascal đã nói: “Trái tim có những qui luật
riêng mà lí trí không hiểu nổi”.
- Câu thơ “Em cũng không biết nữa” giống như một cái lắc đầu tự nhiên, dễ thương của cô gái khi được thưởng
cái nồng nàn của tình yêu. Hơn nữa câu thơ này cũng tạo nên một giọng điệu thú vị cho đoạn thơ.
Đề bài: Phân tích 3 khổ thơ sau trong bài thơ “Sóng” của tác giả Xuân Quỳnh
“Con sóng dưới lòng sâu ................ Dù muôn vời cách trở” 1) Khổ 5: Nỗi nhớ
“Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức”
- Nỗi nhớ là tín hiệu cơ bản của tình yêu vì tình yêu luôn đồng hành cũng nỗi nhớ ✧ Mở rộng
: Chẳng biết tự bao giờ ca dao đã ghi lại cảm xúc chân thành, nóng bỏng của lòng người trong nỗi nhớ tình yêu
“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ” Hoặc
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”
Trong thơ hiện đại, nhiều nhà thơ cũng bày tỏ tha thiết cảm xúc mãnh liệt ấy. Trong bài “Tương tư chiều”, Xuân Diệu cũng đã viết:
“Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ em! Em ơi!”
Chế Lan Viên trong bài “Tiếng hát con tàu” cũng bộc bạch nỗi nhớ của mình
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét”
- Còn Xuân Quỳnh cũng diễn tả nỗi nhớ của “em” với “anh” đậm đà, tha thiết, khắc khoải, mãnh liệt như thế
nhưng vô cùng sáng tạo và độc đáo.
+ Mượn trạng thái “con sóng nhớ bờ” để diễn tả nỗi nhớ
● Nghệ thuật đối lập “dưới lòng sâu” - “trên mặt nước”
● Nhân hóa “sóng nhớ bờ” -> diễn tả nỗi nhớ em dành cho anh bao trùm
không gian, bao trùm thời gian “ngày” lẫn “đêm” - nghĩa là ở mọi lúc mọi nơi con sóng đều nhớ tới bờ.
● Điệp ngữ “con sóng” nhắc đi nhắc lại ba lần gợi tả rõ nét những con
sóng cứ tầng tầng lớp lớp đan xen nối tiếp vỗ bờ không ngừng nghỉ. Phải chăng đây chính là sóng lòng
đang dâng trào trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu.
- “Em” đã mượn “sóng” để nói hộ nỗi nhớ nhưng có lẽ chưa bộc bạch hết được nên đã trực tiếp xuất hiện. Khổ
thơ dôi ra hai câu đủ sức ôm chứa những cảm xúc vô bờ của nỗi nhớ trong tình yêu. Đúng như nhà phê bình
Hoài Thanh từng đánh giá: “Dòng cảm xúc quá chừng sôi nổi khiến câu chữ không thể đi theo những đường
viền có sẵn. Ý thơ xô đẩy, khuôn khổ phải lung lay”.

- Cái độc đáo của Xuân Quỳnh còn được thể hiện ở chỗ nhà thơ đã diễn tả xúc động nỗi nhớ tình yêu. Và nỗi
nhớ ấy không chỉ thuộc về ý thức mà xuyên thấu cả cõi thực và cõi mộng. Trong khổ thơ này, Xuân Quỳnh đã
lựa chọn hai hình ảnh so sánh thật đắc địa:
+ Nỗi nhớ của “sóng” - “nhớ bờ” - “Ngày đêm không ngủ”
+ Nỗi nhớ của “em” - “nhớ anh” - “trong mơ còn thức” ⮚
Người đọc nhận ra thời gian sinh hoạt thì có giới hạn còn thời gian tình yêu thì bị phá vỡ, thống trị cả ý
thức và tiềm thức. Dường như cõi “mơ” là nơi tình yêu thao thao thức nhất. ⮚
Xuân Quỳnh mượn hình tượng “con sóng nhớ bờ” để diễn tả nỗi nhớ da diết cồn cào của người phụ nữ khi
yêu. Nỗi nhớ ấy được thể hiện giản dị mà sâu sắc bởi nó không chỉ choán cả tâm hồn “em” mà còn vượt
qua giới hạn thông thường để chạm đến cõi khôn cùng sâu thẳm trong lòng người. 2)
Khổ 6, 7: Sự chung thủy - một thuộc tính của tình yêu
Tình yêu muôn đời là một điều bí mật nhưng khi đã yêy và gắn bó với nhau thì họ sẽ nhìn chung về một hướng. a) Khổ 6
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
- Xuân Quỳnh đã mượn phương hướng của tự nhiên: “phương bắc”, “phương nam” để tạo ra một phương trong
lòng mình - đó là phương “anh”. Với sáng tạo mới mẻ như vậy, Xuân Quỳnh muốn khẳng định lòng thủy chung
son sắt của người phụ nữ khi yêu.
- Sử dụng những hình ảnh đối lập: “xuôi” - “ngược”, “bắc” - “nam” và cách nói ngược với cách nói thông
thường tạo ra hai cách hiểu:
+ Sự mất tín hiệu của lí trí trong thơ ca đôi khi là điều kiện cho sự xốn xang của cảm xúc. Và ở đây nhân vật
trữ tình muốn nhấn mạnh trong trời đất có bốn phương tám hướng, còn “em” chỉ có một phương duy nhất là phương “anh”.
+ Dù cho cuộc đời có nhiều éo le, trắc trở thì tình yêu của người phụ nữ vẫn trọn vẹn, thủy chung.
- Điệp từ “Dẫu” được đặt ở đầu mỗi câu thơ đã khẳng định người phụ nữ khi yêu sẽ vượt qua tất cả mọi éo le,
trắc trở, khó khăn để đạt được sự thỏa mãn và mong muốn trong tình yêu. ⮚
Người phụ nữ trở nên mạnh mẽ, đầy tự tin. Trong ca dao cũng đã từng viết:
“Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng yêu” b) Khổ 7
Niềm tin mãnh liệt vào tình yêu - đó là đích đến của tình yêu Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở”
- Xuân Quỳnh mượn qui luật của sóng biển “Dù muôn vời cách trở” thì “sóng” vẫn vỗ bờ để khẳng định sự
tương đồng giữa “em” và “sóng”. Nếu con sóng khao khát bến bờ thì em lại khao khát tìm được bến bờ của tình yêu và hạnh phúc.
- Cặp quan hệ từ: “chẳng...dù” tạo nên một giọng điệu quyết liệt của cái tôi luôn tin tưởng vào tình yêu, và cho
dù niềm tin đó có cae vị đắng của sự trải nghiệm. ⮚
Xuân Quỳnh mượn qui luật của sóng biển để khẳng định niềm tin mãnh liệt vào sự bền vững, chung thủy
của tình yêu. Bởi trong tình yêu, sự chung thủy và niềm tin sẽ giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử
thách. Trong bài “Hát ru”, Xuân Quỳnh viết:
“Tay ta nắm lấy tay người
Dẫu qua trăm suối, ngàn đèo cũng qua”
Đề bài: Phân tích 2 khổ thơ sau trong bài thơ “Sóng” của tác giả Xuân Quỳnh
“Cuộc đời tuy dài thế ................ Để ngàn năm còn vỗ” 1) Khổ 8
“Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa”
- Tác giả sử dụng từ ngữ diển tả quan hệ đối lập: “...tuy...nhưng...”, “...dẫu...nhưng...”
- Cặp phạm trù tương phản
+ Về thời gian: “Cuộc đời” (có giới hạn) - “Năm tháng” (không có giới hạn)
+ Về không gian: “Biển” (có giới hạn) - “Mây” (Bay đi để tìm không gian vô cùng vô tận - không có giới hạn)
- Biện pháp nghệ thuật so sánh cùng sự chiêm nghiệm của một trái tim nhạy cảm, Xuân Quỳnh đã ý thức sâu
sắc qui luật của cuộc đời: Cuộc đời của con người là hữu hạn, ngắn ngủi giữa cái vô thủy vô chung của thời
gian, năm tháng, giữa cái nhỏ bé của con người với cái vô cùng vô tận của vũ trụ bao la. Tuy nhiên, khi đứng
trước cái vô cùng vô tận của thời gian, không gian, con người thường cảm thấy nhỏ bé, ngậm ngùi, bâng
khuâng. Nhưng Xuân Quỳnh chỉ thoáng một chút lo âu, không dẫn con người vào bế tắc, buồn chán mà trái lại
hướng con người vươn tới tìm giải pháp cho tình yêu cuộc sống với một khát vọng lớn lao, cao cả. -> Cách ứng
xử nhân văn, tích cực của Xuân Quỳnh.
2) Khổ 9: Yêu hết mình, sống hết mình, dâng hiến hết mình cho tình yêu “Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ”
- Dùng từ chỉ số lượng “trăm con sóng”, “ngàn năm còn vỗ” thể hiện khát khao được sẻ chia, được hòa nhập vào cuộc đời.
- Câu cảm thán “Làm sao” thể hiện mong ước, khát khao của nhận vật trữ tình được hóa thân, được phân thân
thành những con sóng hòa vào lòng đại dươg, hòa vào lòng biển lớn.
- Đằng sau hình tượng “sóng” là “em”. Em cũng vậy, muốn tình yêu vĩnh hằng thì phải biết “tan ra” dấn thân
vào cuộc đời, vào biển lớn tình yêu. Đây là khát khao hóa thân giản dị, khiêm nhường mà vô cùng cao cả: đem
tình yêu nhỏ (tình yêu cá nhân) hòa vào tình yêu lớn (tình yêu cuộc đời) để tình yêu trường tồn mãi với thời
gian. -> Khát vọng mang tính nhân văn - vẻ đẹp thánh thiện của tâm hồn phụ nữ trong tình yêu.