Cùng tìm hiểu về quá trình xã hội hóa - Cơ sở văn hóa Viết Nam | Đại học Văn Lang
Cùng tìm hiểu về quá trình xã hội hóa - Cơ sở văn hóa Viết Nam | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Môn: Cơ sở văn hóa việt nam (hd555)
Trường: Đại học Văn Lang
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA RÚT GỌN Ý
4.1.3. Các lý thuyết về sự phát triển nhân cách và quá trình xã hội hóa
Khi sinh ra, chúng ta có những yếu tố di truyền nhất định. Tuy nhiên, với tư cách là con người,
chúng ta đã phát triển cá nhân mình trong các mối tương tác với xã hội. Các nhà tâm lý học đã
mô tả quá trình phát triển này và đặc biệt được các nhà xã hội học khai triển thêm cho thấy vai
trò của xã hội, của tương tác xã hội trong quá trình phát triển nhân cách. Hay nói cách khác nhân
cách đã được xã hội hóa như thế nào.
Quan điểm của Sigmund Freud
+ Theo Freud, việc hình thành nhân cách của con người do sự kết hợp của ba thành tố: Bản
năng, cái tôi và siêu ngã.
+ Bản năng xung động (id) thể hiện những đòi hỏi cơ bản của con người, nó tồn tại trong
vô thức và luôn luôn đòi hỏi được thỏa mãn
+ Cái tôi (ego) - hay là bản ngã - ego chính là khả năng nhận thức ra những giới hạn của chúng ta:
+ Cuối cùng là siêu ngã (superego), nó là sự hiện hữu của văn hóa trong cá nhân, của
những chuẩn mực, những giá trị đã được nội tâm hóa và là những đòi hỏi luân lý của nền văn hóa.
Lý thuyết tương tác biểu tượng của G. H. Mead
Theo Mead cái cơ bản của tồn tại của con người chính là cái tôi (self), đó là nhận thức có ý thức
của cá nhân về mình như là một thực thể riêng biệt trong xã hội. Trước hết, Mead khẳng định
rằng cái tôi hình thành như là kết quả của kinh nghiệm về xã hội. Cái tôi - khác với thể xác của
cá nhân - không đặt trên cơ sở sinh lý, nó cũng không phải là biểu hiện của những xu hướng
sinh lý, cũng không do sự trưởng thành về mặt cơ thể, mà do kinh nghiệm của cá nhân trong
tương tác với kẻ khác. Kinh nghiệm của con người về xã hội có được là do sự trao đổi biểu
tượng - biểu tượng là những cái có ý nghĩa mà con người cùng chia sẻ trong tương tác xã hội.
Đây chính là cái làm cho con người khác con vật. Lấy ví dụ, bằng những cách kích thích đặc
biệt, ta có thể huấn luyện cho con chó có những hành vi phức tạp. Chỉ khi khả năng sử dụng
biểu tượng và các ngôn ngữ khác phát triển, cái tôi mới bắt đầu hình thành. Có nghĩa là chúng
đã nhận ra các khuôn mẫu hành vi khác trong xã hội và có thể nhập tâm các khuôn mẫu này
trong ứng xử của chúng. Giai đoạn kế tiếp, với kinh nghiệm xã hội được tích luỹ, đứa bé có thể
đồng thời đóng vai của nhiều người khác. Giai đoạn cuối cùng của quá trình phát triển cái tôi là
khi đứa bé có thể tự phản ứng một cách tự nhiên theo đòi hỏi của xã hội, có nghĩa là chúng nhận
ra rằng chúng sống trong một xã hội có những giá trị, những chuẩn mực mà mọi người cùng
chia sẻ (generalized others).