-
Thông tin
-
Quiz
Cuộc cách mạng công mạng - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa
Cuộc cách mạng công mạng - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn hóa dân gian 43 tài liệu
Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Cuộc cách mạng công mạng - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa
Cuộc cách mạng công mạng - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Văn hóa dân gian 43 tài liệu
Trường: Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:










Tài liệu khác của Đại học Khánh Hòa
Preview text:
PHẦN II. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
1.Bước khởi đầu của cách mạng công nghiệp (giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX)
-Việc hoàn thiện và sử dụng máy hơi nước của Giêm Oát được coi là sự mở
đầu của quá trình cơ giới hóa, mang ý nghĩa một cuộc cách mạng công nghiệp.
=> Tạo ra nguồn động lực mới làm giảm nhẹ sức lao động cơ bắp của con
người, tạo điều kiện cho sự chuyển cách thức lao động bằng tay được thực
hiện từ khi loài người xuất hiện sang sử dụng máy.
=>Đó là yếu tố cơ bản của công nghiệp hóa, đánh dấu bước nhảy vọt cách
mạng trong lịch sử sản xuất của nhân loại, bước chuyển cơ bản từ nền văn
minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.
-Trong quá trình tiến hành cách mạng công nghiệp, cơ cấu sản xuất công
nghiệp dần dần được hoàn chỉnh. Để giải quyết nguồn nhiên liệu và nguyên
liệu, ngành khai mỏ phát triển nhanh chóng.
+Người ta có thể khai thác than và các khoáng sản kim loại.
VD:Phát minh về phương pháp luyện than cốc năm 1735 là một đóng góp
quan trọng cho việc luyện gang thép, các cầu ở nước Anh dần dần được thay
bằng cầu sắt, các nhà máy dần dần được trang bị các loại máy công cụ và máy công tác cụ thể.
+Đến đầu thế kỉ XIX, ở nước Anh, việc sử dụng máy hơi nước trở thành phổ
biến trong các nhà máy. Ở Pháp số lượng máy hơi nước tăng lên nhanh
chóng. Ở Mỹ, trong khoảng 1830 - 1837, lượng gang tăng 51%, than tăng 266%.
+Trên cơ sở sử dụng rộng rãi máy hơi nước, ngành giao thông vận tải có
những bước chuyển biến lớn. Từ đầu thế kỉ XIX, tàu thủy và xe lửa xuất hiện
với đầu máy bằng hơi nước. Hệ thống đường sắt lan nhanh, mở rộng khả
năng vận chuyển, nối liền các thành thị, các trung tâm công thương nghiệp.
=>Nhờ đó, kinh tế phát triển rất nhanh, các thành phố trở nên sầm uất, thị
tr ờng thế giới nhộn nhịp ƣ
+ Tạo nên sự chuyển biến quan trọng về quan hệ sản xuất. Giai cấp tư sản
công thương nghiệp giàu lên nhanh chóng, đông đảo về số lượng và có tiềm lực mạnh về kinh tế
=> Lực lượng đi đầu trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến để xác
lập quyền thống trị của giai cấp tư sản.
+ Tạo ra sự chuyển biến trong lực lượng lao động. Những người công nhân
công nghiệp xuất hiện, hình thành giai cấp công nhân hiện đại, bị giai cấp tư
sản bóc lột nặng nề nên mối mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản trở thành mâu
thuẫn cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa.
=> Đó chính là mặt trái của văn minh công nghiệp ngay từ khi mới ra đời
khiến cho giai cấp công nhân phải tiến hành đấu tranh bền bỉ để cải thiện đời sống cho mình.
2.Những quy tắc cơ bản của nền sản xuất công nghiệp
- Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi hẳn về mặt tổ chức và quản lí
lao động, đề ra những quy tắc mới khác với thời kì sản xuất nông nghiệp khi trước.
- Phương pháp, công cụ và thời gian sản xuất phải được quy định theo tiêu
chuẩn đối với từng loại việc và sản phẩm làm ra cũng phải đạt được những
tiêu chuẩn đối với từng loại mặt hàng.
* Tiêu chuẩn hóa là quy tắc đầu tiên đối với tất cả các khâu của nền sản xuất
công nghiệp. Sự không đáp ứng được đúng tiêu chuẩn sẽ dẫn đến hậu quả là
người thợ bị loại trừ, máy móc bị ngưng trệ, sản phẩm bị phế thải và cuối
cùng, nhà doanh nghiệp bị thất bại
* Chuyên môn hóa là tiêu chuẩn thứ hai: đòi hỏi sự bắt buộc của nền sản xuất
công nghiệp => chính yêu tố này sẽ dẫn đến sự phân công lao động rõ ràng
trong các xưởng và giữa những người thợ, đồng thời gây ra sự phân hóa trong hàng ngũ công nhân.
* Đồng bộ hóa là nguyên tắc thứ ba: Mỗi người tham gia đều phải thi hành
đúng chức năng và nhiệm vụ của mình, tạo nên sự chặt chẽ giữa các cá nhân,
các phân xưởng để làm ra sản phẩm đúng quy cách. => Mọi việc quản lý lao
động tốt hơn, công suất được tận dụng nhiều hơn, chi phí vận chuyển giảm, lợi nhuận tăng lên.
* Tập trung hóa là quy tắc cuối cùng của nền sản xuất công ngiệp, dần dần
hình thành các công ti lớn và các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn.
=> Nhận xét chung: Những quy tắc trên được coi là những đặc điểm của nền
sản xuất công nghiệp, đánh dấu sự khác biệt rất cơ bản so với nền sản xuất nông nghiệp.
3. Hệ quả xã hội của sự ra đời văn minh công nghiệp:
Nền sản xuất công nghiệp còn gây nên nhiều biến đổi quan trọng về mặt xã hội.
- Trước hết là khả năng lao động và sáng tạo của con người được phát huy cao độ
+ Nguồn hàng hóa dồi dào cùng với sự chuyên môn hóa sâu sắc trong
lao động làm cho không ai cần phải và có thể sản xuất để hoàn toàn tự cung cấp cho mình.
=> Kinh tế ngày càng thị trường hóa, mọi hoạt động sản xuất xã hội
hóa, nó thúc đẩy thương nghiệp mở rộng quy mô lớn.
- Hai là, những quy tắc của sản xuất công nghiệp chi phối tất cả các mặt
hoạt động của kinh tế và xã hội, tất cả đều phải được tiêu chuẩn hóa.
+ Nền giáo dục phải được tổ chức theo hệ thống để có thể đáp ứng được
nguồn nhân lực đủ những yếu tố mà xã hội công nghiệp yêu cầu.
+ Các phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, bưu điện,.. cần phải được
xây dựng theo những tiêu chuẩn chung, tạo mạng lưới thành thị, trung tâm
kinh tế quốc gia với quốc tế.
- Ba là, sự thay đổi về dân số. Tốc độ tăng dân số quá nhanh ở những xứ sở
bước vào thời đại công nghiệp hóa.
VD:Riêng nước Anh, tỉ lệ tăng dân số năm 1720 là 1%, năm 1750 là 4% và
đến năm 1800 là 10%. Dân số toàn châu Âu năm 1650 là 100 triệu, một thế kỉ
sau là 170 triệu và đến năm 1800 đã vượt quá 200 triệu
+Cũng theo tốc độ ấy, các thành phố được mở rộng, số dân thành thị tăng lên:
Luân Đôn năm 1750 có 515 ngàn dân, năm 1801 tăng lên 900 ngàn. Pari
trước cách mạng cũng lên tới 600 - 700 ngàn người
+Trước sự bùng nổ dân số như vậy, nhà xã hội học người Anh Rôbớt
Mantuyt (Robert Malthus) tính toán rằng cứ 25 năm, dân số nước Anh, Pháp,
Mỹ lại tăng gấp đôi trong khi sản phẩm nông nghiệp không tăng tương ứng
thì sẽ có một khoảng cách lớn chưa từng thấy giữa nhu cầu lương thực của
con ngƣời và khả năng của đất đai đáp ứng nhu cầu đó.
Nguồn gốc của nạn đói mà loài người không thể tránh khỏi.
+ 3 yếu tố khi nước Anh (và cả loài người) bước vào thời đại mới. Đó là: Làn sóng di cư
Sự vận dụng những cải tiến quan trọng trong nông nghiệp, đưa kết
quả của cách mạng công nghiệp làm năng suất lương thực tăng
nhanh và hạn chế hậu quả của thiên tai đối với nông nghiệp.
Việc xuất hiện của máy hơi nước cùng cuộc cách mạng công nghiệp
-Bốn là, trong nền kinh tế nông nghiệp, do năng lực lao động có hạn, nên hầu
hết thành viên gia đình phải cùng nhau canh tác trên đồng ruộng.
+Tạo nên những gia đình lớn nhiều thế hệ (ông bà, cha mẹ, cô chú, dâu rể,
cháu chắt...),hình thành những xóm làng của một hoặc vài dòng họ lớn.
+Khi nền sản xuất công nghiệp xuất hiện thì nền tảng gia đình lớn bị tan rã
dần. Để thích nghi với điều kiện lao động mới, các "gia đình hạt nhân" theo
chế độ hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện.Các "gia đình hạt nhân" đó trở
thành cấu trúc hiện đại của xã hội mới, tạo nên mối quan hệ mới giữa những
người cùng dòng họ, cùng xóm làng và trong toàn xã hội.
-Năm là, yếu tố thị trường chi phối không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà tác
động đến toàn xã hội. Gây ra nhiều mặt tiêu cực khác.
+Hố ngăn cách giàu nghèo giữa các tầng lớp cư dân trở nên sâu sắc.
+Nguyên tắc tự do, bình đẳng trên thực tế không được bảo đảm. Quan hệ xã
hội cùng nền tảng đạo lí truyền thống bị vị phạm
+ Quy luật khắc nghiệt của cuộc cạnh tranh lạnh lùng, không tình nghĩa đã
làm phá sản biết bao doanh nghiệp, loại ra khỏi vòng đua những đối thủ yếu
kém và làm tan vỡ biết bao gia đình.
=> Những hậu quả đó làm nên mặt trái của xã hội thị trường mà việc hạn chế
và khắc phục nó là điều mà nhân loại quan tâm.
Nhận xét chung: Những thành tựu của quá trình công nghiệp hóa ở Châu Âu
và Bắc Mĩ cuối TK XVIII đến giữa TK XIX đã tạo nên cơ sở vật chất và kĩ
thuật mới, tạo nên ưu thế của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.