Cướp Phết Hiền Quan- Bạo lực hay thượng võ và công cuộc bảo tồn phát triển trong giai đoạn hiện nay

Cướp Phết Hiền Quan- Bạo lực hay thượng võ và công cuộc bảo tồn phát triển trong giai đoạn hiện nay với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống

CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1 . Giới thiệu chung
Một năm bắt đầu bằng mùa xuân. Mùa xuân là mùa tái tạo của
muôn loài trong vũ trụ. Ngày xuân cũng là dịp để mọi người cầu mong vươn
tới sự hưng thịnh trong cuộc sống cho bản thân, cho gia đình, cho đất nước.
Trong đó, các tập tục cùng đạo đức cổ truyền đậm giá trị nhân văn và thẩm
mỹ dân tộc thông qua những lễ hội truyền thống đã được các thế hệ bao
đời nay không ngừng gìn giữ và phát triển. Hơn những thế, Việt Nam là một
nước đa dân tộc có văn hóa đa dạng, phong phú. Các giá trị văn hóa ấy đã
được bảo lưu từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là những di sản văn hóa
phản ánh đời sống xã hội từ bao đời nay của những cộng đồng tộc người
nói riêng và người Việt Nam nói chung, gắn liền với quá trình hình thành và
phát triển của địa phương, quốc gia.
Lễ hội là một hình thức tổng hòa văn hóa nghệ thuật dân gian và
hiện đại, có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch cũng như một số
ngành nghề khác. Qua hàng ngàn lễ hội truyền thống, bóng dáng của lịch
sử cũng như đời sống tinh thần văn hóa và cốt cách của người Việt Nam
hiện lên thật rõ nét.
2. Lí do chọn đề tài và giới thiệu chủ đề nghiên cứu
Ở Việt Nam lễ hội là một hình thức sinh hoạt dân gian mang đậm
nét văn hóa. Từ ngàn xưa cho đến nay, do đặc thù nền kinh tế là nền kinh
tế nông nghiệp trồng lúa nước nên tính thời vụ rất cao, trong năm có những
khoảng thời gian con người hết sức bận rộn với công việc đồng áng. Vòng
quay của thiên nhiên và mùa vụ tạo ra trong họ những nhu cầu tâm linh.
Khoảng thời gian nghỉ ngơi này là dịp để người dân vừa cảm ơn thần linh đã
phù hộ cho họ một mùa màng đã qua, vừa cầu xin thần linh phù hộ cho
một mùa màng sắp tới. Dần dà, biến thiên thời gian đã lắng đọng nhiều
phù sa văn hóa trong lễ hội. Một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu
của Việt Nam là lễ hội Cướp phết Hiền Quan.
Lễ hội Cướp phết Hiền Quan ở tỉnh Phú Thọ là một lễ hội đặc sắc và
độc đáo trong hệ thống các lễ hội ở Việt Nam và là một trong những tín
ngưỡng thần linh quan trọng của người dân huyện Tam Nông. Đây là một lễ
hội được tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tưởng nhớ hai vị
thành hoàng là Thiều Hoa công chúa, một nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng
có công đánh giặc và Mộc Trang đại vương thời nhà Đinh có công dẹp loạn
12 sứ quân.
hình buôn làng mình.
1 | P a g e
CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY.
Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại và người dân đều
cuống cuồng vào vòng quay của cuộc sống mưu sinh mà dần quên đi
những lễ hội truyền thống, phong tục tập quán của đồng bào quán của
đồng bào và vì thế, chúng ngày càng bị mai một đi, thậm chí là biến mất.
Vì vậy, việc bảo tồn, phục hồi, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trước
những biến động to lớn của thời đại, là việc làm hết sức cấp bách. Thế
nhưng trước những ý kiến với mong muốn được tiếp tục tổ chức và quảng
bá rộng rãi hình ảnh lễ hội của địa phương thì lại nhận được vô số những
phản ánh trái chiều mang tính phản đối từ công đồng dư luận. Một bộ phân
xã hội cho rằng chỉ nên giữ lại phần lễ và bỏ đi phần hội bởi tính bạo lực có
phần thái quá và nặng nề của lễ hội Cướp phết Hiền Quan gây ảnh hưởng
tiêu cực đến nhận thức của cộng đồng và làm giảm đi phần nào ý nghĩa
của một lễ hội đầu năm.
Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Cướp phết Hiền Quan –
Bạo lực hay thượng võ và công cuộc bảo tồn, phát triển trong giai
đoạn hiện nay ” với mục đích:
Thứ nhất, mong muốn một phần nào đó góp sức để đưa ra những cái
nhìn mang tính đa chiều và khách quan về vấn đề “ tiếp tục lưu giữ
hay phủ nhận, bác bỏ” đối với phong tục văn hóa lễ hội Cướp phết
Hiền Quan của người Phú Thọ.
Thứ hai, chỉ ra những giá trị, ý nghĩa sâu sắc của lễ hội Cướp phết
Hiền Quan đối với đời sống vật chất và tinh thần của người dân huyện
Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp để góp phần vào công cuộc bảo tồn
và phát triển lễ hội truyền thống Cướp phết Hiền Quan.
Thiên Huế và công cuộc bảo tồn, phát triển trong giai đoạn hiện nay”.
Thông qua bài tiểu luận
3. Lịch sử nghiên cứu
Lễ hội là một đề tài được nhiều người đặc biệt quan tâm. Đặc biệt,
cướp phết Hiền Quan là một nghi lễ mang tính truyền thống lâu đời, gắn bó
bền chặt với phong tục tập quán sinh hoạt của người huyện Tam Nông- Phú
Thọ nên có nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và giới thiệu một
cách cụ thể như:
+ “Lễ hội cướp phết Hiền Quan 2019 "vỡ trận" vì hỗn loạn” của tác giả Yến
Anh
( 2019) đã đăng tải trên báo Nguoilaodong.com.vn
+ “ Giải pháp nào cho Hội phết Hiền Quan” của tác giả Thạch Thiết Hà
( 2019) đã đặt ra vấn đề là làm gì và làm như thế nào để Hội phết Hiền
Quan thật sự trở về nguyên gốc với những giá trị nhân văn tốt đẹp.
2 | P a g e
CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY.
+ “ Cướp phết Hiền Quan – cấm hẳn hay chờ giải pháp” theo báo Tuoitre.vn
(2019) cũng đã đưa ra một góc nhìn về lễ hội này.
2008, sinh viên Phạm Thị Thu Hân đã có bài nghiên cứu về “Lễ hội đâm
trâu của người Bana ở
Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu chủ yếu đặt điểm nhìn theo một
chiều phiến diện, mang nặng tư tưởng phê phán, chỉ trích đối với phần hội
cướp phết mà chưa xem xét, đặt nó vào trong một nền văn hóa giàu bản
sắc và mang tính cổ truyền của người dân bản địa. Điều này đã làm dậy lên
một làn sóng ủng hộ cho việc bác bỏ phần hội- một trong số các nghi thức
được tổ chức trong lễ hội Cướp phết Hiền Quan, làm sâu sắc hơn mâu
thuẫn quan điểm trái chiều giữa dư luận và người dân bản xứ. Hơn thế nữa,
những nghiên cứu trước đây cũng chưa đề cập một cách rõ ràng đến thực
trạng của lễ hội gây nhiều tranh cãi trong thời đại ngày nay và các cách
bảo tồn, phát huy hiệu quả. Đây vẫn là một khoảng trống trong nghiên cứu
văn hóa lễ hội truyền thống của địa phương này ở Việt Nam. Vì vậy trong
bài tiểu luận này, tôi đã tiếp thu các công trình nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu trước để nghiên cứu về “Cướp phết Hiền Quan- bạo lực hay thượng võ và
công cuộc bảo tồn, phát triển trong giai đoạn hiện nay”
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp quan sát, thu thập và xử lý tài liệu: Là phương pháp
chủ yếu được sử dụng trong đề tài bằng cách thu thập thông tin từ nhiều
nguồn như Internet, sách, báo, người địa phương,... dưới nhiều hình thức
khác nhau như văn bản, số liệu, đoạn phim, hình ảnh, truyền miệng,... có
liên quan đến đề tài. Chúng sẽ được xử lý, chọn lọc để có những kết luận
cần thiết về vấn đề.
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Phương pháp này giúp
thống kê được những số liệu về con người, lịch sử, một cách chính xác, rõ
ràng; phát hiện ra các yếu tố làm mất đi ảnh hưởng đến lễ lễ hội truyền
thống để từ đó đưa ra những giải pháp, cách khắc phục vấn đề trong phạm
vi nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp phỏng vấn sâu: số lượng người được phỏng vấn: 4
người; độ tuổi từ 32-85 tuổi
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Lễ hội đâm trâu của người Cơ Tu ở
Thừa Thiên Huế”
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lịch sử, diễn trình, ý nghĩa và những giải
pháp bảo tồn của lễ
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Lễ hội Cướp phết Hiền Quan của người ở huyện Tam
Nông tỉnh Phú Thọ”
3 | P a g e
CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lịch sử, diễn trình, ý nghĩa và những giải pháp bảo tồn của
lễ hội này
Hoàng Thị Diệu My – 19F7011025
3ViVì vậy trong bài
6. Bố cục của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì bài tiểu luận được chia thành 03
chương:
Chương 1:Tổng quan về lễ hội.
Chương 2: Lễ hội Cướp phết Hiền Quan ở Phú Thọ.
Chương 3: Thực trạng của lễ hội cướp phết hiện nay và một số giải pháp bảo tồn và phát triển.
B. NỘI DUNG
I. Tổng quan về lễ hội
1. Khái niệm lễ hội
Lễ hội là một hiện tượng lịch sử xã hội được hình thành lâu đời, mang trong mình những
giá trị văn hóa độc đáo của từng dân tộc, vùng miền. Mỗi vùng miền, mỗi quốc gia, dân tộc lại
có hình thức tổ chức lễ hội khác nhau ở mọi nơi, mọi thời điểm. Vì thế mà đã có rất nhiều định
nghĩa khác nhau về hinh thái sinh hoạt này. Sau đây là một số định nghĩa điển hình về lễ hội
như:
Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia: “Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang
tính cộng đồng. "Lễ" là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con
người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà
bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của
cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan
đến tín ngưỡng, tôn giáo. Con người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội cổ truyền
phản ảnh hiện tượng đó. Tôn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội. Tôn giáo thông qua lễ hội đê
phô trương thanh thế, lễ hội nhờ có tôn giáo đề thần linh hóa những thứ trần tục. Nhưng trải
qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tôn giáo dần giảm bớt và chỉ còn mang nặng tính văn
hóa.”
Trong “Từ điển tiếng Việt” lại có định nghĩa về lễ hội như sau: “Lễ là hệ thống các hành
vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những
ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực
4 | P a g e
CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY.
hiện. Hội là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc
sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho
từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của
mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ "nhân khang, vật
thịnh".
Trong một bài nghiên cứu về lễ hội thì Abayomi đã định nghĩa rằng: “Nghĩa của lễ hội
trong khoa học xã hội chỉ đơn giản là lấy từ ngôn ngữ chung, trong đó thuật ngữ này bao hàm
một loạt các sự kiện rất khác nhau, linh thiêng và tục tĩu, tư nhân và công cộng, xử phạt truyền
thống và giới thiệu sự đổi mới, đề xuất sự phục hưng hoài cổ, cung cấp các phương tiện biểu
đạt cho sự tồn tại của cổ xưa nhất, phong tục dân gian và tôn vinh những người tiên phong
mang tính thử nghiệm và đầu cơ cao của nghệ thuật tinh hoa.”
Như vậy, lễ hội là một hệ thống sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của một cộng
đồng gắn liền với các nghi lễ đặc thù và các cuộc vui chung nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần
của con người.
2. Phân loại lễ hội và các phần của lễ hội:
Lễ hội là một sinh hoạt tinh thần vô cùng phong phú, đa dạng thường xuyên đan xen hòa
lẫn vào nhau cả về nội dung lẫn hình thức. Vì vậy, việc phân loại lễ hội rất cần thiết trong quá
trình tìm hiểu nghiên cứu. Cho đến nay, việc phân loại lễ hội ở nước ta còn nhiều ý kiến khác
nhau tùy thuộc vào từng chuyên ngành khoa học.
Theo PGS. Trần Ngọc Thêm trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” thì “Lễ hội có phần lễ
và phần hội. Phần lễ mang ý nghĩa tạ ơn và cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình.
Căn cứ vào mục đích này và dựa vào cấu trúc của hệ thống văn hóa, có thể phân biệt ba loại lễ
hội: Lễ hội liên quan đến cơ quan trong quan hệ với môi trường tự nhiên (lễ hội cầu mưa, hội
xuống đồng,...); lễ hội liên quan đến cuộc sống trong quan hệ với môi trường xã hội (kỉ niệm
các anh hùng dựng nước và giữ nước – hội Đèn Hùng, hội Gióng,...) và lễ hội liên quan đến
đời sống cộng đồng (các lễ hội tôn giáo và văn hóa – hội Chùa Hương, hội Chùa Tây
Phương,...). Phần hội gồm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú. Xét về nguồn gốc, phần
lớn các trò chơi này đều xuất phát từ những ước vọng thiêng liêng của con người nông nghiệp.
II. Lễ hội Cướp phết Hiền Quan ở Phú Thọ
1. Tổng quan về lễ hội Cướp phết của người dân huyện Tam Nông ở Phú Thọ
Mùa Xuân là mùa của lễ hội truyền thống dân tộc. Về với những lễ hội của các vùng
miền, chúng ta sẽ được đắm mình trong không gian văn hóa truyền thống với sự uy nghiêm
của các nghi lễ, thể hiện lòng tôn kính, biết ơn tiền nhân và không gian sôi động, náo nhiệt của
các trò chơi dân gian đặc sắc. Trong tiết trời Xuân ấm áp, trở về với vùng đất Tổ thiêng liêng
Phú Thọ, hòa mình vào dòng người tham dự lễ hội Phết Hiền Quan tưởng nhớ về nữ tướng
Thiều Hoa Công chúa –Đức Thánh Mẫu Đại Vương- người giúp Hai Bà Trưng đánh giặc cứu
5 | P a g e
CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY.
nước - và tham gia vào trò chơi sôi động “cướp” Phết, để lại trong lòng du khách nhiều cung
bậc cảm xúc.
Hội cướp Phết Hiền Quan (Nguồn: Báo Quandoinhandan.net)
Tương truyền năm 16 tuổi, Thiều Hoa đến tu tại chùa Phúc Thánh-Hiền Quan. Nghe tin
Trưng Trắc dấy binh khởi nghĩa, Thiều Hoa tập hợp được đội quân 500 người, hàng ngày
luyện tập võ nghệ, chơi trò đánh Phết, phóng lao, rồi về Hát Môn tụ nghĩa. Đứng dưới cờ của
Hai Bà Trưng, được Trưng Trắc phong làm “Đông cung tướng quân” lĩnh ấn tiên phong về
Luy Lâu đánh Tô Định. Bình xong giặc, Trưng Vương phong thưởng các tướng, Thiều Hoa
không nhận quan chức ở triều, xin được về bản xã, được Trưng Vương ban cho xã Song Quan
(Hiền Quan ngày nay) làm thực ấp. Một năm sau Thiều Hoa mất, nhân dân lập miếu thờ và
Trưng Vương ban cho sắc phong là “Phụ quốc Công chúa”. Hàng năm, nhân dân trong vùng tổ
chức Hội Phết để tưởng nhớ công đức của bà.
2. Thời gian tổ chức và diễn trình lễ hội.
Hội Phết Hiền Quan là lễ hội dân gian được tổ chức tưng bừng để ghi nhớ công đức của
tổ tiên. Lễ hội chính được diễn ra từ ngày 2 tháng Giêng âm lịch tức mồng 2 Tết. Để kỉ niệm
ngày sinh của Thiều Hoa, nhân dân địa phương thường tổ chức “Phóng lao duyệt bia” và ngày
12-13 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm - ngày khánh hạ kéo quân đánh Phết tại xã Hiền Quan,
huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Ngày 2 tháng giêng tổ chức “Phóng lao duyệt bia” đây là môn võ khi xưa bà Thiều Hoa
cùng các quân lính thường xuyên luyện tập. Ngày hội “Phóng lao duyệt bia” được bắt đầu
6 | P a g e
CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY.
đóng đám từ sáng mồng 2 tết, mọi người trong làng nhất là các cụ già náo nức đi duyệt bia-
phóng lao. Bia được làm bằng một tấm gỗ dày 3cm, rộng 0m30 dài 1m80 trên tấm bia có vẽ
vòng tròn nhất điểm. Sau đó lần lượt từng người đứng xa 10 bước, một tay cầm cây sào bằng
sắt lao vào vòng tròn nhất điểm được vẽ trên mặt bia. Nếu ai phóng được mũi lao vào đúng
điểm tâm trong vòng tròn trên bia thì người đó đạt giải. Ai chưa phóng trúng thì phải ra tung
những hòn đá quậy vào một cái lỗ như đánh đáo để luyện cho nhuần tay sau đó vào phóng
tiếp.
Ngày Lễ hội Phết Hiền Quan được tổ chức hàng năm đông vui nhộn nhịp đã thu hút được
du khách nhiều nơi về cùng chơi, chẳng thế mà ngày hội của làng Hiền được bay gần lan xa
với câu ca “ Mười một là hội Hương Nha, mười hai Gia Dụ, mười ba hội Hiền”.
Lễ hội Phết Hiền Quan gồm bốn phần, gồm rước kiệu, tế lễ, kéo quân, đánh Phết... L
rước kiệu được tiến hành từ chiều 12 tháng Giêng. Trên kiệu là các sắc phong, bài vị, quả Phết,
quả Chúi được cất giữ trong cung cấm của đình làng từ ngày 10/10 Âm lịch. Quả Phết trước
đây được đẽo gọt rất kì công từ củ tre, đòn Phết là gốc tre cong khoằm kiểu guốc võng, có cán
là thân cây tre liền gốc, đòn Phết dài khoảng 1,5 m. Nhưng ngày nay đã được tiện bằng gỗ
tròn, đường kính khoảng 10 cm, sơn màu đỏ được đặt trang trọng trong các hộp gỗ để bên trên
kiệu. Quả Chúi cũng được làm bằng gỗ nhưng nhỏ hơn quả Phết.
Kiệu được khiêng từ đình ra đền do các binh sĩ mình mặc áo giáp hộ tống. Sau lễ rước
kiệu là phần tế lễ. Tham gia tế lễ là các bậc trưởng lão trong làng. Văn tế được viết trong các
sắc phong với mong muốn cầu bình an, mùa màng bội thu và cầu cho gia đình luôn dồi dào
sức khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sau ba tuần rượu tế là đến lễ kéo quân. Trước lễ kéo quân, đoàn binh sĩ cùng chầu trước
cửa đền để nghe chỉ dụ, sau đó chia hai ngả, miệng hô vang cả một góc trời. Lễ kéo quân được
chia thành hai đoàn, mỗi đoàn có từ 100 đến 200 người tham gia. Đi đầu mỗi đoàn là ông
trưởng lão, mình quấn khố vàng, đầu chít khăn đỏ, tay cầm cờ nheo, miệng hô vang biểu thị sự
oai phong của đoàn quân. Tiếp đó là đội trống cái, trống con gõ theo nhịp phách. Đoàn binh sĩ
nam có, nữ có, mình mặc áo giáp vàng, đầu đội nón lá, chân quấn xà cạp, đeo giày mũi hài, tay
cầm long đao cờ xuý. Khi đoàn quân gặp nhau thì binh sĩ tha hồ tranh cướp cờ, long đao. Đoàn
nào cướp được nhiều coi như đoàn đó thắng, rồi lại về chầu trước sân đền để nhận chỉ. Cứ như
vậy, lễ kéo quân được diễn đi diễn lại ba vòng rồi lại tề tựu giữa sân đền cùng hò reo vui mừng
chiến thắng.
7 | P a g e
CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY.
Nghi lễ kéo quân (Nguồn: Báo Hanoimoi.com)
Lễ kéo quân kết thúc cũng là lúc bắt đầu lễ ném Phết. Đây là phần lễ hội sôi động, náo
nhiệt, thu hút rất nhiều người tham gia. Sau khi ông thủ Phết đọc bài hò trong thời gian chừng
5-7 phút, thì tung quả Phết, quả Chúi trên tay mấy lần rồi tung xuống hố (còn gọi là Lò Phết).
Hố Phết sâu chừng 50-70 cm đường kính rộng chừng 60 cm. Khi quả Phết, quả Chúi đã nằm
trong hố, ấy là lúc cuộc thi bắt đầu.
Các đấu thủ cầm dùi Phết đua nhau chen vào moi quả Phết, quả Chúi ở dưới hố lên. Cùng
với tiếng chiêng trống là những tiếng “cốp, cốp” của các dùi Phết va vào nhau. Khi quả Phết,
quả Chúi đã được moi dưới hố lên thì mọi người đua nhau dùng sức lực của mình vào cướp,
ném về phía phe của mình đang đứng. Khi Phết đã gần về phía đích của phe nào đó trong làng
thì cả biển người đổ xô về hướng đó. Tiếng reo hò vang động như sóng dậy triều dâng, át cả
tiếng chiêng trống bên ngoài. Nếu ai cướp được quả Phết mà không có người nào đuổi theo
hoặc có người đuổi theo nhưng không chạm được vào người cầm quả Phết thì được coi là
thắng cuộc; người nào phe nào giành được Phết thì năm đó được coi là năm may mắn với họ.
Mỗi hội Phết thường chỉ ném 3 quả Chúi, 6 quả Phết.
3. Giá trị của lễ hội đối với người Tam Nông ở Phú Thọ
8 | P a g e
CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY.
Thứ nhất, hội Phết Hiền Quan đã trở thành truyền thống, thể hiện tinh thần thượng võ với
lòng dũng cảm, mưu trí nhanh nhẹn linh hoạt trong thời chiến cũng như trong thời bình của
dân tộc. Hội phết diễn tả lại cảnh luyện tập võ nghệ thuở xưa cái khí thế hào hùng của dân tộc
ta được thể hiện trong suốt quá trình dựng và giữ nước của dân ta. Hội làng nói chung và hội
phết Hiền Quan nói riêng ngoài ý nghĩa để mọi người cùng nhau tưởng nhớ những vị anh
hùng có công trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, nó còn phản ánh mặt nào đó triết
lí “Sinh vi danh tướng, tử vi thần” mang đậm đời sống tâm linh của không chỉ một vùng quê
mà nó thể hiện quốc hồn quốc tuý của bản sắc dân tộc Việt Nam.
Thứ hai, bài hò phết còn có tác dụng cổ vũ tinh thần đoàn kết chiến đấu cuả thế hệ cha
ông truyền lại cho đời sau nhằm giữ gìn và tạo ra luồng sinh khí mới cho thế hệ hôm nay trong
công cuộc giữ gìn và dựng xây đất nước tươi đẹp.
Thứ ba, hội phết Hiền Quan còn là môn thể thao có tính văn hóa cao ảnh hưởng trực tiếp
đến nhân dân trong việc bồi dưỡng thể lực, trí lực cho con người. Lễ hội diễn ra nhằm cầu bình
an, mùa màng bội thu và cầu cho gia đình luôn luôn dồi dào sức khoẻ để xây dựng và bảo v
Tổ quốc.
Thứ tư, việc tổ chức lễ hội Phết Hiền Quan hàng năm như một cách gợi nhắc để nhân
dân ôn lại truyền thống đấu tranh giữ nước, dựng nước của dân tộc và thể hiện đạo lý “uống
nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
Thứ năm, lễ hội thể hiện chức năng lưu giữ, tái hiện phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng.
Đây là chức năng đặc thù và cơ bản nhất trong lễ hội. Bởi vì thông qua lễ hội các giá trị về văn
hóa, lịch sử của cộng đồng được lưu truyền, làm sống lại sức mạnh có từ thuở cội nguồn của
dân tộc, có tác dụng giao lưu, thưởng thức và tuyên truyền gìn giữ những giá trị văn hóa của
dân tộc đến thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong địa phương.
Thứ sáu, chính lễ hội đã mang lại khoảng thời gian nhàn rỗi đáp ứng đời sống tinh thần.
Sau những ngày lao động vất vả người dân có thể tổ chức những hội, nhóm, câu lạc bộ,… trao
đổi kinh nghiệm, học hỏi cũng như tham gia các lễ hội trong thôn, làng tổ chức.
Thứ bảy là cố kết cộng đồng. Đây cũng chính là giá trị truyền thống của dân tộc Việt
Nam, vốn là một dân tộc cùng chung nguồn gốc cội nguồn, cùng chung bản sắc văn hóa, cùng
chung dòng máu lạc hồng.
III. Thực trạng của lễ hội Cướp phết hiện nay và một số giải pháp bảo tồn và phát
triển.
1. Thực trạng
Theo quan niệm của người dân Hiền Quan, ném Chúi là để "trừ tai viễn tống", xua đi mọi
rủi ro tật bệnh. Người dân quan niệm rằng nếu ai giành được quả Phết và Chúi hay chỉ chạm
được tay vào là cả năm sẽ rất may mắn. Bởi vậy, phần hội là một nghi thức sôi nổi, náo nhiệt
9 | P a g e
CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY.
và thu hút đông đảo mọi người tham gia với hi vọng sẽ giành được may mắn về cho mình. Tuy
nhiên, do không đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình diễn ra đánh phết vào ngày đầu tiên
của lễ hội nên Ban Tổ chức Hội Phết Hiền Quan quyết định tạm dừng màn đánh phết vào ngày
chính hội (ngày 17/2). Các nghi thức khác như: Rước kiệu, tế lễ, kéo quân vẫn được giữ
nguyên. Theo quy định, chỉ có thành viên 2 đội tham gia là đội Giáp Thượng và Giáp Hạ, mỗi
đội 50 thanh niên trai tráng do dân làng lựa chọn mới được tham gia cướp phết. Ngoài ra,
người dân và du khách xem hội không được vào khu vực tranh phết.
Phỏng vấn trực tiếp ông Bùi Văn Thanh - Chủ tịch UBND xã Hiền Quan cho hay, trong
ngày đầu diễn ra lễ hội, như những năm trước, Ban tổ chức tổ chức cướp 3 quả phết trong sự
chờ đợi của hàng nghìn người dân và du khách. Tuy nhiên, khi những quả phết được đưa vào
sân đánh chưa được bao lâu thì hàng trăm người ùa vào khu vực cướp phết, bất chấp sự ngăn
cản của lực lượng an ninh, gây ra cảnh tượng hỗn loạn. Tình trạng vượt rào vào cướp phết số
đông là thanh niên ở các xã lân cận. "Tuy nhiên, một phần do lực lượng an ninh quá mỏng,
điều kiện sân đánh phết rộng, một phần do sự quá khích của nhiều thanh niên đã phá vỡ đi
những nỗ lực của ban tổ chức lễ hội", ông Thanh chia sẻ.
Trước tình trạng đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du
lịch, UBND huyện Tam Nông, Ban Tổ chức Hội Phết Hiền Quan đã cho tạm dừng phần đánh
phết vào ngày chính hội. Điều này đã gây nên một sự tiếc nuối sâu sắc và có phần phẫn nộ,
phản ứng kịch liệt đối với những người dân địa phương huyện Tam Nông. Ông Nguyễn Quốc
Thậm (85 tuổi), Phó ban di tích đền Hiền Quan khẳng định: "Đánh phết là đề cao tinh thần
10 | P a g e
Hàng trăm thanh
niên đuổi cướp quả
phết lấy may mắn
trong năm mới
( Nguồn: Báo
Vietnamnet)
CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY.
thượng võ, tiếp nối truyền thống ông cha ngày xưa, chứ không phải là bạo lực". Nhiều người
dân bày tỏ thái độ thất vọng trước lệnh cấm phần hội được diễn ra.
Từng tổ chức rất nhiều mùa lễ hội Hiền Quan, ông Thanh cho biết lễ hội dù tranh cướp
quyết liệt nhưng chưa có ai gặp nguy hiểm hay chết người khi tham gia tranh cướp, có một số
trường hợp kiệt sức, xây xát ngoài da nhưng không đáng kể.
Anh Lê (32 tuổi, người dân Hiền Quan) bày tỏ: "Hôm thứ 7 tôi bận việc nên không tham
gia ngày đầu lễ hội, trong đầu vẫn đinh ninh là chủ nhật hội sẽ tổ chức đánh phết bình thường.
Khi đến mới biết huyện yêu cầu dừng đánh phết, tôi thấy hụt hẫng". Theo anh Lê, việc tham
gia tranh cướp phết người dân xã Hiền Quan đều tuân thủ sự sắp xếp của ban tổ chức. Nhưng
do lượng người tham gia lễ hội lên đến cả nghìn nên quá trình tranh cướp, du khách cũng lao
vào gây cảnh hỗn loạn.
"Để tranh cướp phết, nhìn bề ngoài thì dễ hiểu nhầm là tranh cướp hỗn loạn, nhưng thật
ra, từng đội chơi của các làng đã vạch các phương án, chiến thuật đánh phết. Đây là phần thi
đồng đội nên rất bài bản, khoa học và an toàn chứ không ẩu đả như chúng ta vẫn nghĩ", anh Lê
nói.
Còn theo Cụ ông Ngô Văn Mão (72 tuổi), người được giao vai trò chủ tế của lễ hội: “Việc
không bảo đảm được an ninh, còn diễn ra tình trạng giẫm đạp lên nhau là do khâu tổ chức
chưa tốt chứ không phải là do nghi thức của lễ hội. Tôi mong năm sau có phương án tốt hơn để
vẫn tổ chức các nghi thức truyền thống chứ không phải là bỏ như năm nay”.
Chủ tịch UBND xã Hiền Quan Bùi Văn Thanh chia sẻ những khó khăn với phóng viên:
"Cấp trên yêu cầu xã dừng phần đánh phết, tuy nhiên nhiều người dân, đặc biệt là những người
cao tuổi muốn duy trì truyền thống lễ hội"
Theo quan điểm của cá nhân tôi, đây quả thực là vấn đề gây tranh cãi vì được nhìn dưới
nhiều góc độ. Lễ hội là một hiện tượng văn hóa phong phú về nội dung và đa dạng về hình
thức. Bản chất của lễ hội chính là sản phẩm của sự cấu thành từ nhiều yếu tố: lễ, hội, phong
tục, nhận thức… Qua lễ hội, những giá trị được xem là cốt lõi của một dân tộc (hay tộc người)
được hiển lộ, lan tỏa, mang ý nghĩa sâu sắc trong việc thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan
của một cộng đồng. Vì vậy, sẽ là sai lầm nếu xem xét và đánh giá các hoạt động liên quan đến
lễ hội từ góc nhìn phi văn hóa.
2. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển.
Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam,
Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia: “Theo tôi, không có bất cứ một lễ hội nào là lễ hội
“man rợ” cả. Bởi lễ hội xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng, những lễ hội hiến tế đối với họ
cũng mang một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, với mục đích tế thần để cầu mong may mắn,
11 | P a g e
CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY.
mùa màng bội thu. Chỉ có những người không hiểu gì về lễ hội, hay về những ý nghĩa của nó
mới cho rằng đó là những lễ hội “man rợ”…“Những hình ảnh được cho là phản cảm, man rợ
hay đầy bạo lực đều xuất phát từ cảm nhận của những “người ngoài”, tức là những người chưa
thực sự hiểu về ý nghĩa của từng lễ hội. Đúng là nếu ở ngoài nhìn vào, sẽ thấy những hình ảnh
chen lấn, xô đẩy rồi giẫm đạp lên nhau đáng sợ thật, nhưng những người dân địa phương,
những chủ thể văn hóa của các lễ hội này lại không thấy như thế. Trong khi đó, họ mới là
người quyết định có nên bỏ hay không các lễ hội đó, còn không một ai có quyền phán xét việc
tổ chức các lễ hội này là đúng hay sai ”
Thực tế hiện nay cho thấy tính cấp thiết trong việc tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề
này cho thật ổn thỏa. Và đây chính là nhiệm vụ đặt ra cho các cơ quan chức năng, các nhà
quản lý văn hóa. Với bản thân, tôi muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc giải quyết thỏa
đáng một nội dung rộng lớn.
Cần nâng cao tính tự hào và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho lớp trẻ, không để
những giá trị văn hóa bị thất truyền. Nhất là những nghi lễ quan trọng, chúng cần có người nối
dõi. Một dân tộc mà mất đi văn hóa, truyền thống thì sẽ rất khó tưởng tượng.
Nếu hình ảnh các đấu thủ cầm dùi Phết đua nhau chen vào moi quả Phết thực không phù
hợp với nhiều người thì có thể không cho phép quay, chụp ảnh trong quá trình cướp Phết và
cấm phát tán trên mạng xã hôi, để chỉ những người thực sự cần mới được chứng kiến.
Các cấp lãnh đạo, các cán bộ văn hóa cần có những chính sách, giải pháp hợp lý hơn,
đúng với pháp luật và phù hợp với văn hóa dân tộc để điểu chỉnh, chứ không nên để một nét
văn hóa truyền thống tốt đẹp biến mất.
C. KẾT LUẬN
Với những ý nghĩa trên, lễ hội như một nhu cầu thiết yếu cần phải có trong xã hội hiện
đại. Lễ hội đáp ứng tâm thức trở về cội nguồn tự nhiên của con người nhưng đồng thời là cội
nguồn lịch sử của dân tộc. Hầu hết các lễ hội đều có liên quan đến thần linh, đến các anh hùng
dân tộc, đến những người có công với nước. Và càng tiến xa về xã hội hiện đại, con người lại
càng thức tỉnh về cội nguồn. Con người càng hiện đại bao nhiêu thì cuối cùng là càng có nhu
cầu mãnh liệt bấy nhiêu. Bởi vì, con người luôn luôn có câu hỏi “Mình là ai? Mình từ đâu ra?”
thì lễ hội chính là dịp đưa con người trở về với cội nguồn. Đồng thời, lễ hội đáp ứng nhu cầu
cộng đồng. Chúng ta không thể sống thiếu cộng đồng, gia đình, làng xóm,…Ở đây ý nghĩa
cộng đồng còn có yếu tố sâu xa nữa là xuất phát điểm của con người là từ con vật mà yếu tố
bản thân của con vật là cuộc sống bầy đàn. Nó phản ánh nhu cầu trong xã hội hiện đại con
người đôi khi cảm thấy bị tách biệt, bị cô đơn, lúc đó cần phải có những thay đổi để tập hợp
lại. Con người ngoài đời sống vật chất, ăn mặc, ở, đời sống tinh thần thì còn có đời sống tâm
linh, một đời sống mờ ảo không được chu chỉnh hoá để cân bằng lại đời sống xã hội. Đó chính
là đời sống tín ngưỡng trong đó có lễ hội. Lễ hội chính là cực điểm của bầu không khí tâm linh
của làng xã, người ta đắm mình trong đó. Chính lễ hội là điểm quy tụ đời sống tôn giáo, tín
12 | P a g e
| 1/14

Preview text:

CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 . Giới thiệu chung
Một năm bắt đầu bằng mùa xuân. Mùa xuân là mùa tái tạo của
muôn loài trong vũ trụ. Ngày xuân cũng là dịp để mọi người cầu mong vươn
tới sự hưng thịnh trong cuộc sống cho bản thân, cho gia đình, cho đất nước.
Trong đó, các tập tục cùng đạo đức cổ truyền đậm giá trị nhân văn và thẩm
mỹ dân tộc thông qua những lễ hội truyền thống đã được các thế hệ bao
đời nay không ngừng gìn giữ và phát triển. Hơn những thế, Việt Nam là một
nước đa dân tộc có văn hóa đa dạng, phong phú. Các giá trị văn hóa ấy đã
được bảo lưu từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là những di sản văn hóa
phản ánh đời sống xã hội từ bao đời nay của những cộng đồng tộc người
nói riêng và người Việt Nam nói chung, gắn liền với quá trình hình thành và
phát triển của địa phương, quốc gia.
Lễ hội là một hình thức tổng hòa văn hóa nghệ thuật dân gian và
hiện đại, có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch cũng như một số
ngành nghề khác. Qua hàng ngàn lễ hội truyền thống, bóng dáng của lịch
sử cũng như đời sống tinh thần văn hóa và cốt cách của người Việt Nam hiện lên thật rõ nét.
2. Lí do chọn đề tài và giới thiệu chủ đề nghiên cứu
Ở Việt Nam lễ hội là một hình thức sinh hoạt dân gian mang đậm
nét văn hóa. Từ ngàn xưa cho đến nay, do đặc thù nền kinh tế là nền kinh
tế nông nghiệp trồng lúa nước nên tính thời vụ rất cao, trong năm có những
khoảng thời gian con người hết sức bận rộn với công việc đồng áng. Vòng
quay của thiên nhiên và mùa vụ tạo ra trong họ những nhu cầu tâm linh.
Khoảng thời gian nghỉ ngơi này là dịp để người dân vừa cảm ơn thần linh đã
phù hộ cho họ một mùa màng đã qua, vừa cầu xin thần linh phù hộ cho
một mùa màng sắp tới. Dần dà, biến thiên thời gian đã lắng đọng nhiều
phù sa văn hóa trong lễ hội. Một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu
của Việt Nam là lễ hội Cướp phết Hiền Quan.
Lễ hội Cướp phết Hiền Quan ở tỉnh Phú Thọ là một lễ hội đặc sắc và
độc đáo trong hệ thống các lễ hội ở Việt Nam và là một trong những tín
ngưỡng thần linh quan trọng của người dân huyện Tam Nông. Đây là một lễ
hội được tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tưởng nhớ hai vị
thành hoàng là Thiều Hoa công chúa, một nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng
có công đánh giặc và Mộc Trang đại vương thời nhà Đinh có công dẹp loạn 12 sứ quân. hình buôn làng mình. 1 | P a g e
CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại và người dân đều
cuống cuồng vào vòng quay của cuộc sống mưu sinh mà dần quên đi
những lễ hội truyền thống, phong tục tập quán của đồng bào quán của
đồng bào và vì thế, chúng ngày càng bị mai một đi, thậm chí là biến mất.
Vì vậy, việc bảo tồn, phục hồi, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trước
những biến động to lớn của thời đại, là việc làm hết sức cấp bách. Thế
nhưng trước những ý kiến với mong muốn được tiếp tục tổ chức và quảng
bá rộng rãi hình ảnh lễ hội của địa phương thì lại nhận được vô số những
phản ánh trái chiều mang tính phản đối từ công đồng dư luận. Một bộ phân
xã hội cho rằng chỉ nên giữ lại phần lễ và bỏ đi phần hội bởi tính bạo lực có
phần thái quá và nặng nề của lễ hội Cướp phết Hiền Quan gây ảnh hưởng
tiêu cực đến nhận thức của cộng đồng và làm giảm đi phần nào ý nghĩa
của một lễ hội đầu năm.
Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Cướp phết Hiền Quan –
Bạo lực hay thượng võ và công cuộc bảo tồn, phát triển trong giai
đoạn hiện nay ” với mục đích:
 Thứ nhất, mong muốn một phần nào đó góp sức để đưa ra những cái
nhìn mang tính đa chiều và khách quan về vấn đề “ tiếp tục lưu giữ
hay phủ nhận, bác bỏ” đối với phong tục văn hóa lễ hội Cướp phết
Hiền Quan của người Phú Thọ.
 Thứ hai, chỉ ra những giá trị, ý nghĩa sâu sắc của lễ hội Cướp phết
Hiền Quan đối với đời sống vật chất và tinh thần của người dân huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
 Thứ ba, đề xuất một số giải pháp để góp phần vào công cuộc bảo tồn
và phát triển lễ hội truyền thống Cướp phết Hiền Quan.
Thiên Huế và công cuộc bảo tồn, phát triển trong giai đoạn hiện nay”. Thông qua bài tiểu luận
3. Lịch sử nghiên cứu
Lễ hội là một đề tài được nhiều người đặc biệt quan tâm. Đặc biệt,
cướp phết Hiền Quan là một nghi lễ mang tính truyền thống lâu đời, gắn bó
bền chặt với phong tục tập quán sinh hoạt của người huyện Tam Nông- Phú
Thọ nên có nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và giới thiệu một cách cụ thể như:
+ “Lễ hội cướp phết Hiền Quan 2019 "vỡ trận" vì hỗn loạn” của tác giả Yến Anh
( 2019) đã đăng tải trên báo Nguoilaodong.com.vn
+ “ Giải pháp nào cho Hội phết Hiền Quan” của tác giả Thạch Thiết Hà
( 2019) đã đặt ra vấn đề là làm gì và làm như thế nào để Hội phết Hiền
Quan thật sự trở về nguyên gốc với những giá trị nhân văn tốt đẹp. 2 | P a g e
CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
+ “ Cướp phết Hiền Quan – cấm hẳn hay chờ giải pháp” theo báo Tuoitre.vn
(2019) cũng đã đưa ra một góc nhìn về lễ hội này.
2008, sinh viên Phạm Thị Thu Hân đã có bài nghiên cứu về “Lễ hội đâm trâu của người Bana ở
Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu chủ yếu đặt điểm nhìn theo một
chiều phiến diện, mang nặng tư tưởng phê phán, chỉ trích đối với phần hội
cướp phết mà chưa xem xét, đặt nó vào trong một nền văn hóa giàu bản
sắc và mang tính cổ truyền của người dân bản địa. Điều này đã làm dậy lên
một làn sóng ủng hộ cho việc bác bỏ phần hội- một trong số các nghi thức
được tổ chức trong lễ hội Cướp phết Hiền Quan, làm sâu sắc hơn mâu
thuẫn quan điểm trái chiều giữa dư luận và người dân bản xứ. Hơn thế nữa,
những nghiên cứu trước đây cũng chưa đề cập một cách rõ ràng đến thực
trạng của lễ hội gây nhiều tranh cãi trong thời đại ngày nay và các cách
bảo tồn, phát huy hiệu quả. Đây vẫn là một khoảng trống trong nghiên cứu
văn hóa lễ hội truyền thống của địa phương này ở Việt Nam. Vì vậy trong
bài tiểu luận này, tôi đã tiếp thu các công trình nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu trước để nghiên cứu về “Cướp phết Hiền Quan- bạo lực hay thượng võ và
công cuộc bảo tồn, phát triển trong giai đoạn hiện nay”
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp quan sát, thu thập và xử lý tài liệu: Là phương pháp
chủ yếu được sử dụng trong đề tài bằng cách thu thập thông tin từ nhiều
nguồn như Internet, sách, báo, người địa phương,... dưới nhiều hình thức
khác nhau như văn bản, số liệu, đoạn phim, hình ảnh, truyền miệng,... có
liên quan đến đề tài. Chúng sẽ được xử lý, chọn lọc để có những kết luận
cần thiết về vấn đề.
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Phương pháp này giúp
thống kê được những số liệu về con người, lịch sử, một cách chính xác, rõ
ràng; phát hiện ra các yếu tố làm mất đi ảnh hưởng đến lễ lễ hội truyền
thống để từ đó đưa ra những giải pháp, cách khắc phục vấn đề trong phạm
vi nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp phỏng vấn sâu: số lượng người được phỏng vấn: 4
người; độ tuổi từ 32-85 tuổi
5. Đối tượng và phạm v i nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Lễ hội đâm trâu của người Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế”
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lịch sử, diễn trình, ý nghĩa và những giải pháp bảo tồn của lễ
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Lễ hội Cướp phết Hiền Quan của người ở huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ” 3 | P a g e
CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lịch sử, diễn trình, ý nghĩa và những giải pháp bảo tồn của lễ hội này
Hoàng Thị Diệu My – 19F7011025 3ViVì vậy trong bài
6. Bố cục của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì bài tiểu luận được chia thành 03 chương:
Chương 1:Tổng quan về lễ hội.
Chương 2: Lễ hội Cướp phết Hiền Quan ở Phú Thọ.
Chương 3: Thực trạng của lễ hội cướp phết hiện nay và một số giải pháp bảo tồn và phát triển. B. NỘI DUNG
I. Tổng quan về lễ hội 1. Khái niệm lễ hội
Lễ hội là một hiện tượng lịch sử xã hội được hình thành lâu đời, mang trong mình những
giá trị văn hóa độc đáo của từng dân tộc, vùng miền. Mỗi vùng miền, mỗi quốc gia, dân tộc lại
có hình thức tổ chức lễ hội khác nhau ở mọi nơi, mọi thời điểm. Vì thế mà đã có rất nhiều định
nghĩa khác nhau về hinh thái sinh hoạt này. Sau đây là một số định nghĩa điển hình về lễ hội như:
Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia: “Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang
tính cộng đồng. "Lễ" là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con
người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà
bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của
cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan
đến tín ngưỡng, tôn giáo. Con người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội cổ truyền
phản ảnh hiện tượng đó. Tôn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội. Tôn giáo thông qua lễ hội đê
phô trương thanh thế, lễ hội nhờ có tôn giáo đề thần linh hóa những thứ trần tục. Nhưng trải
qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tôn giáo dần giảm bớt và chỉ còn mang nặng tính văn hóa.”
Trong “Từ điển tiếng Việt” lại có định nghĩa về lễ hội như sau: “Lễ là hệ thống các hành
vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những
ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực 4 | P a g e
CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
hiện. Hội là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc
sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho
từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của
mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ "nhân khang, vật thịnh".
Trong một bài nghiên cứu về lễ hội thì Abayomi đã định nghĩa rằng: “Nghĩa của lễ hội
trong khoa học xã hội chỉ đơn giản là lấy từ ngôn ngữ chung, trong đó thuật ngữ này bao hàm
một loạt các sự kiện rất khác nhau, linh thiêng và tục tĩu, tư nhân và công cộng, xử phạt truyền
thống và giới thiệu sự đổi mới, đề xuất sự phục hưng hoài cổ, cung cấp các phương tiện biểu
đạt cho sự tồn tại của cổ xưa nhất, phong tục dân gian và tôn vinh những người tiên phong
mang tính thử nghiệm và đầu cơ cao của nghệ thuật tinh hoa.”
Như vậy, lễ hội là một hệ thống sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của một cộng
đồng gắn liền với các nghi lễ đặc thù và các cuộc vui chung nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người.
2. Phân loại lễ hội và các phần của lễ hội:
Lễ hội là một sinh hoạt tinh thần vô cùng phong phú, đa dạng thường xuyên đan xen hòa
lẫn vào nhau cả về nội dung lẫn hình thức. Vì vậy, việc phân loại lễ hội rất cần thiết trong quá
trình tìm hiểu nghiên cứu. Cho đến nay, việc phân loại lễ hội ở nước ta còn nhiều ý kiến khác
nhau tùy thuộc vào từng chuyên ngành khoa học.
Theo PGS. Trần Ngọc Thêm trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” thì “Lễ hội có phần lễ
và phần hội. Phần lễ mang ý nghĩa tạ ơn và cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình.
Căn cứ vào mục đích này và dựa vào cấu trúc của hệ thống văn hóa, có thể phân biệt ba loại lễ
hội: Lễ hội liên quan đến cơ quan trong quan hệ với môi trường tự nhiên (lễ hội cầu mưa, hội
xuống đồng,...); lễ hội liên quan đến cuộc sống trong quan hệ với môi trường xã hội (kỉ niệm
các anh hùng dựng nước và giữ nước – hội Đèn Hùng, hội Gióng,...) và lễ hội liên quan đến
đời sống cộng đồng (các lễ hội tôn giáo và văn hóa – hội Chùa Hương, hội Chùa Tây
Phương,...). Phần hội gồm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú. Xét về nguồn gốc, phần
lớn các trò chơi này đều xuất phát từ những ước vọng thiêng liêng của con người nông nghiệp.
II. Lễ hội Cướp phết Hiền Quan ở Phú Thọ
1. Tổng quan về lễ hội Cướp phết của người dân huyện Tam Nông ở Phú Thọ
Mùa Xuân là mùa của lễ hội truyền thống dân tộc. Về với những lễ hội của các vùng
miền, chúng ta sẽ được đắm mình trong không gian văn hóa truyền thống với sự uy nghiêm
của các nghi lễ, thể hiện lòng tôn kính, biết ơn tiền nhân và không gian sôi động, náo nhiệt của
các trò chơi dân gian đặc sắc. Trong tiết trời Xuân ấm áp, trở về với vùng đất Tổ thiêng liêng
Phú Thọ, hòa mình vào dòng người tham dự lễ hội Phết Hiền Quan tưởng nhớ về nữ tướng
Thiều Hoa Công chúa –Đức Thánh Mẫu Đại Vương- người giúp Hai Bà Trưng đánh giặc cứu 5 | P a g e
CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
nước - và tham gia vào trò chơi sôi động “cướp” Phết, để lại trong lòng du khách nhiều cung bậc cảm xúc.
Hội cướp Phết Hiền Quan (Nguồn: Báo Quandoinhandan.net)
Tương truyền năm 16 tuổi, Thiều Hoa đến tu tại chùa Phúc Thánh-Hiền Quan. Nghe tin
Trưng Trắc dấy binh khởi nghĩa, Thiều Hoa tập hợp được đội quân 500 người, hàng ngày
luyện tập võ nghệ, chơi trò đánh Phết, phóng lao, rồi về Hát Môn tụ nghĩa. Đứng dưới cờ của
Hai Bà Trưng, được Trưng Trắc phong làm “Đông cung tướng quân” lĩnh ấn tiên phong về
Luy Lâu đánh Tô Định. Bình xong giặc, Trưng Vương phong thưởng các tướng, Thiều Hoa
không nhận quan chức ở triều, xin được về bản xã, được Trưng Vương ban cho xã Song Quan
(Hiền Quan ngày nay) làm thực ấp. Một năm sau Thiều Hoa mất, nhân dân lập miếu thờ và
Trưng Vương ban cho sắc phong là “Phụ quốc Công chúa”. Hàng năm, nhân dân trong vùng tổ
chức Hội Phết để tưởng nhớ công đức của bà.
2. Thời gian tổ chức và diễn trình lễ hội.
Hội Phết Hiền Quan là lễ hội dân gian được tổ chức tưng bừng để ghi nhớ công đức của
tổ tiên. Lễ hội chính được diễn ra từ ngày 2 tháng Giêng âm lịch tức mồng 2 Tết. Để kỉ niệm
ngày sinh của Thiều Hoa, nhân dân địa phương thường tổ chức “Phóng lao duyệt bia” và ngày
12-13 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm - ngày khánh hạ kéo quân đánh Phết tại xã Hiền Quan,
huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Ngày 2 tháng giêng tổ chức “Phóng lao duyệt bia” đây là môn võ khi xưa bà Thiều Hoa
cùng các quân lính thường xuyên luyện tập. Ngày hội “Phóng lao duyệt bia” được bắt đầu 6 | P a g e
CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
đóng đám từ sáng mồng 2 tết, mọi người trong làng nhất là các cụ già náo nức đi duyệt bia-
phóng lao. Bia được làm bằng một tấm gỗ dày 3cm, rộng 0m30 dài 1m80 trên tấm bia có vẽ
vòng tròn nhất điểm. Sau đó lần lượt từng người đứng xa 10 bước, một tay cầm cây sào bằng
sắt lao vào vòng tròn nhất điểm được vẽ trên mặt bia. Nếu ai phóng được mũi lao vào đúng
điểm tâm trong vòng tròn trên bia thì người đó đạt giải. Ai chưa phóng trúng thì phải ra tung
những hòn đá quậy vào một cái lỗ như đánh đáo để luyện cho nhuần tay sau đó vào phóng tiếp.
Ngày Lễ hội Phết Hiền Quan được tổ chức hàng năm đông vui nhộn nhịp đã thu hút được
du khách nhiều nơi về cùng chơi, chẳng thế mà ngày hội của làng Hiền được bay gần lan xa
với câu ca “ Mười một là hội Hương Nha, mười hai Gia Dụ, mười ba hội Hiền”.
Lễ hội Phết Hiền Quan gồm bốn phần, gồm rước kiệu, tế lễ, kéo quân, đánh Phết... Lễ
rước kiệu được tiến hành từ chiều 12 tháng Giêng. Trên kiệu là các sắc phong, bài vị, quả Phết,
quả Chúi được cất giữ trong cung cấm của đình làng từ ngày 10/10 Âm lịch. Quả Phết trước
đây được đẽo gọt rất kì công từ củ tre, đòn Phết là gốc tre cong khoằm kiểu guốc võng, có cán
là thân cây tre liền gốc, đòn Phết dài khoảng 1,5 m. Nhưng ngày nay đã được tiện bằng gỗ
tròn, đường kính khoảng 10 cm, sơn màu đỏ được đặt trang trọng trong các hộp gỗ để bên trên
kiệu. Quả Chúi cũng được làm bằng gỗ nhưng nhỏ hơn quả Phết.
Kiệu được khiêng từ đình ra đền do các binh sĩ mình mặc áo giáp hộ tống. Sau lễ rước
kiệu là phần tế lễ. Tham gia tế lễ là các bậc trưởng lão trong làng. Văn tế được viết trong các
sắc phong với mong muốn cầu bình an, mùa màng bội thu và cầu cho gia đình luôn dồi dào
sức khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sau ba tuần rượu tế là đến lễ kéo quân. Trước lễ kéo quân, đoàn binh sĩ cùng chầu trước
cửa đền để nghe chỉ dụ, sau đó chia hai ngả, miệng hô vang cả một góc trời. Lễ kéo quân được
chia thành hai đoàn, mỗi đoàn có từ 100 đến 200 người tham gia. Đi đầu mỗi đoàn là ông
trưởng lão, mình quấn khố vàng, đầu chít khăn đỏ, tay cầm cờ nheo, miệng hô vang biểu thị sự
oai phong của đoàn quân. Tiếp đó là đội trống cái, trống con gõ theo nhịp phách. Đoàn binh sĩ
nam có, nữ có, mình mặc áo giáp vàng, đầu đội nón lá, chân quấn xà cạp, đeo giày mũi hài, tay
cầm long đao cờ xuý. Khi đoàn quân gặp nhau thì binh sĩ tha hồ tranh cướp cờ, long đao. Đoàn
nào cướp được nhiều coi như đoàn đó thắng, rồi lại về chầu trước sân đền để nhận chỉ. Cứ như
vậy, lễ kéo quân được diễn đi diễn lại ba vòng rồi lại tề tựu giữa sân đền cùng hò reo vui mừng chiến thắng. 7 | P a g e
CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
Nghi lễ kéo quân (Nguồn: Báo Hanoimoi.com)
Lễ kéo quân kết thúc cũng là lúc bắt đầu lễ ném Phết. Đây là phần lễ hội sôi động, náo
nhiệt, thu hút rất nhiều người tham gia. Sau khi ông thủ Phết đọc bài hò trong thời gian chừng
5-7 phút, thì tung quả Phết, quả Chúi trên tay mấy lần rồi tung xuống hố (còn gọi là Lò Phết).
Hố Phết sâu chừng 50-70 cm đường kính rộng chừng 60 cm. Khi quả Phết, quả Chúi đã nằm
trong hố, ấy là lúc cuộc thi bắt đầu.
Các đấu thủ cầm dùi Phết đua nhau chen vào moi quả Phết, quả Chúi ở dưới hố lên. Cùng
với tiếng chiêng trống là những tiếng “cốp, cốp” của các dùi Phết va vào nhau. Khi quả Phết,
quả Chúi đã được moi dưới hố lên thì mọi người đua nhau dùng sức lực của mình vào cướp,
ném về phía phe của mình đang đứng. Khi Phết đã gần về phía đích của phe nào đó trong làng
thì cả biển người đổ xô về hướng đó. Tiếng reo hò vang động như sóng dậy triều dâng, át cả
tiếng chiêng trống bên ngoài. Nếu ai cướp được quả Phết mà không có người nào đuổi theo
hoặc có người đuổi theo nhưng không chạm được vào người cầm quả Phết thì được coi là
thắng cuộc; người nào phe nào giành được Phết thì năm đó được coi là năm may mắn với họ.
Mỗi hội Phết thường chỉ ném 3 quả Chúi, 6 quả Phết.
3. Giá trị của lễ hội đối với người Tam Nông ở Phú Thọ 8 | P a g e
CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
Thứ nhất, hội Phết Hiền Quan đã trở thành truyền thống, thể hiện tinh thần thượng võ với
lòng dũng cảm, mưu trí nhanh nhẹn linh hoạt trong thời chiến cũng như trong thời bình của
dân tộc. Hội phết diễn tả lại cảnh luyện tập võ nghệ thuở xưa cái khí thế hào hùng của dân tộc
ta được thể hiện trong suốt quá trình dựng và giữ nước của dân ta. Hội làng nói chung và hội
phết Hiền Quan nói riêng ngoài ý nghĩa để mọi người cùng nhau tưởng nhớ những vị anh
hùng có công trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, nó còn phản ánh mặt nào đó triết
lí “Sinh vi danh tướng, tử vi thần” mang đậm đời sống tâm linh của không chỉ một vùng quê
mà nó thể hiện quốc hồn quốc tuý của bản sắc dân tộc Việt Nam.
Thứ hai, bài hò phết còn có tác dụng cổ vũ tinh thần đoàn kết chiến đấu cuả thế hệ cha
ông truyền lại cho đời sau nhằm giữ gìn và tạo ra luồng sinh khí mới cho thế hệ hôm nay trong
công cuộc giữ gìn và dựng xây đất nước tươi đẹp.
Thứ ba, hội phết Hiền Quan còn là môn thể thao có tính văn hóa cao ảnh hưởng trực tiếp
đến nhân dân trong việc bồi dưỡng thể lực, trí lực cho con người. Lễ hội diễn ra nhằm cầu bình
an, mùa màng bội thu và cầu cho gia đình luôn luôn dồi dào sức khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ tư, việc tổ chức lễ hội Phết Hiền Quan hàng năm như một cách gợi nhắc để nhân
dân ôn lại truyền thống đấu tranh giữ nước, dựng nước của dân tộc và thể hiện đạo lý “uống
nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
Thứ năm, lễ hội thể hiện chức năng lưu giữ, tái hiện phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng.
Đây là chức năng đặc thù và cơ bản nhất trong lễ hội. Bởi vì thông qua lễ hội các giá trị về văn
hóa, lịch sử của cộng đồng được lưu truyền, làm sống lại sức mạnh có từ thuở cội nguồn của
dân tộc, có tác dụng giao lưu, thưởng thức và tuyên truyền gìn giữ những giá trị văn hóa của
dân tộc đến thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong địa phương.
Thứ sáu, chính lễ hội đã mang lại khoảng thời gian nhàn rỗi đáp ứng đời sống tinh thần.
Sau những ngày lao động vất vả người dân có thể tổ chức những hội, nhóm, câu lạc bộ,… trao
đổi kinh nghiệm, học hỏi cũng như tham gia các lễ hội trong thôn, làng tổ chức.
Thứ bảy là cố kết cộng đồng. Đây cũng chính là giá trị truyền thống của dân tộc Việt
Nam, vốn là một dân tộc cùng chung nguồn gốc cội nguồn, cùng chung bản sắc văn hóa, cùng chung dòng máu lạc hồng.
III. Thực trạng của lễ hội Cướp phết hiện nay và một số giải pháp bảo tồn và phát triển. 1. Thực trạng
Theo quan niệm của người dân Hiền Quan, ném Chúi là để "trừ tai viễn tống", xua đi mọi
rủi ro tật bệnh. Người dân quan niệm rằng nếu ai giành được quả Phết và Chúi hay chỉ chạm
được tay vào là cả năm sẽ rất may mắn. Bởi vậy, phần hội là một nghi thức sôi nổi, náo nhiệt 9 | P a g e
CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
và thu hút đông đảo mọi người tham gia với hi vọng sẽ giành được may mắn về cho mình. Tuy
nhiên, do không đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình diễn ra đánh phết vào ngày đầu tiên
của lễ hội nên Ban Tổ chức Hội Phết Hiền Quan quyết định tạm dừng màn đánh phết vào ngày
chính hội (ngày 17/2). Các nghi thức khác như: Rước kiệu, tế lễ, kéo quân vẫn được giữ
nguyên. Theo quy định, chỉ có thành viên 2 đội tham gia là đội Giáp Thượng và Giáp Hạ, mỗi
đội 50 thanh niên trai tráng do dân làng lựa chọn mới được tham gia cướp phết. Ngoài ra,
người dân và du khách xem hội không được vào khu vực tranh phết.
Phỏng vấn trực tiếp ông Bùi Văn Thanh - Chủ tịch UBND xã Hiền Quan cho hay, trong
ngày đầu diễn ra lễ hội, như những năm trước, Ban tổ chức tổ chức cướp 3 quả phết trong sự
chờ đợi của hàng nghìn người dân và du khách. Tuy nhiên, khi những quả phết được đưa vào
sân đánh chưa được bao lâu thì hàng trăm người ùa vào khu vực cướp phết, bất chấp sự ngăn
cản của lực lượng an ninh, gây ra cảnh tượng hỗn loạn. Tình trạng vượt rào vào cướp phết số
đông là thanh niên ở các xã lân cận. "Tuy nhiên, một phần do lực lượng an ninh quá mỏng,
điều kiện sân đánh phết rộng, một phần do sự quá khích của nhiều thanh niên đã phá vỡ đi
những nỗ lực của ban tổ chức lễ hội", ông Thanh chia sẻ. Hàng trăm thanh
niên đuổi cướp quả phết lấy may mắn trong năm mới ( Nguồn: Báo Vietnamnet)
Trước tình trạng đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du
lịch, UBND huyện Tam Nông, Ban Tổ chức Hội Phết Hiền Quan đã cho tạm dừng phần đánh
phết vào ngày chính hội. Điều này đã gây nên một sự tiếc nuối sâu sắc và có phần phẫn nộ,
phản ứng kịch liệt đối với những người dân địa phương huyện Tam Nông. Ông Nguyễn Quốc
Thậm (85 tuổi), Phó ban di tích đền Hiền Quan khẳng định: "Đánh phết là đề cao tinh thần 10 | P a g e
CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
thượng võ, tiếp nối truyền thống ông cha ngày xưa, chứ không phải là bạo lực". Nhiều người
dân bày tỏ thái độ thất vọng trước lệnh cấm phần hội được diễn ra.
Từng tổ chức rất nhiều mùa lễ hội Hiền Quan, ông Thanh cho biết lễ hội dù tranh cướp
quyết liệt nhưng chưa có ai gặp nguy hiểm hay chết người khi tham gia tranh cướp, có một số
trường hợp kiệt sức, xây xát ngoài da nhưng không đáng kể.
Anh Lê (32 tuổi, người dân Hiền Quan) bày tỏ: "Hôm thứ 7 tôi bận việc nên không tham
gia ngày đầu lễ hội, trong đầu vẫn đinh ninh là chủ nhật hội sẽ tổ chức đánh phết bình thường.
Khi đến mới biết huyện yêu cầu dừng đánh phết, tôi thấy hụt hẫng". Theo anh Lê, việc tham
gia tranh cướp phết người dân xã Hiền Quan đều tuân thủ sự sắp xếp của ban tổ chức. Nhưng
do lượng người tham gia lễ hội lên đến cả nghìn nên quá trình tranh cướp, du khách cũng lao
vào gây cảnh hỗn loạn.
"Để tranh cướp phết, nhìn bề ngoài thì dễ hiểu nhầm là tranh cướp hỗn loạn, nhưng thật
ra, từng đội chơi của các làng đã vạch các phương án, chiến thuật đánh phết. Đây là phần thi
đồng đội nên rất bài bản, khoa học và an toàn chứ không ẩu đả như chúng ta vẫn nghĩ", anh Lê nói.
Còn theo Cụ ông Ngô Văn Mão (72 tuổi), người được giao vai trò chủ tế của lễ hội: “Việc
không bảo đảm được an ninh, còn diễn ra tình trạng giẫm đạp lên nhau là do khâu tổ chức
chưa tốt chứ không phải là do nghi thức của lễ hội. Tôi mong năm sau có phương án tốt hơn để
vẫn tổ chức các nghi thức truyền thống chứ không phải là bỏ như năm nay”.
Chủ tịch UBND xã Hiền Quan Bùi Văn Thanh chia sẻ những khó khăn với phóng viên:
"Cấp trên yêu cầu xã dừng phần đánh phết, tuy nhiên nhiều người dân, đặc biệt là những người
cao tuổi muốn duy trì truyền thống lễ hội"
Theo quan điểm của cá nhân tôi, đây quả thực là vấn đề gây tranh cãi vì được nhìn dưới
nhiều góc độ. Lễ hội là một hiện tượng văn hóa phong phú về nội dung và đa dạng về hình
thức. Bản chất của lễ hội chính là sản phẩm của sự cấu thành từ nhiều yếu tố: lễ, hội, phong
tục, nhận thức… Qua lễ hội, những giá trị được xem là cốt lõi của một dân tộc (hay tộc người)
được hiển lộ, lan tỏa, mang ý nghĩa sâu sắc trong việc thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan
của một cộng đồng. Vì vậy, sẽ là sai lầm nếu xem xét và đánh giá các hoạt động liên quan đến
lễ hội từ góc nhìn phi văn hóa.
2. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển.
Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam,
Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia: “Theo tôi, không có bất cứ một lễ hội nào là lễ hội
“man rợ” cả. Bởi lễ hội xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng, những lễ hội hiến tế đối với họ
cũng mang một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, với mục đích tế thần để cầu mong may mắn, 11 | P a g e
CƯỚP PHẾT HIỀN QUAN – BẠO LỰC HAY THƯỢNG VÕ
VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
mùa màng bội thu. Chỉ có những người không hiểu gì về lễ hội, hay về những ý nghĩa của nó
mới cho rằng đó là những lễ hội “man rợ”…“Những hình ảnh được cho là phản cảm, man rợ
hay đầy bạo lực đều xuất phát từ cảm nhận của những “người ngoài”, tức là những người chưa
thực sự hiểu về ý nghĩa của từng lễ hội. Đúng là nếu ở ngoài nhìn vào, sẽ thấy những hình ảnh
chen lấn, xô đẩy rồi giẫm đạp lên nhau đáng sợ thật, nhưng những người dân địa phương,
những chủ thể văn hóa của các lễ hội này lại không thấy như thế. Trong khi đó, họ mới là
người quyết định có nên bỏ hay không các lễ hội đó, còn không một ai có quyền phán xét việc
tổ chức các lễ hội này là đúng hay sai ”
Thực tế hiện nay cho thấy tính cấp thiết trong việc tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề
này cho thật ổn thỏa. Và đây chính là nhiệm vụ đặt ra cho các cơ quan chức năng, các nhà
quản lý văn hóa. Với bản thân, tôi muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc giải quyết thỏa
đáng một nội dung rộng lớn.
Cần nâng cao tính tự hào và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho lớp trẻ, không để
những giá trị văn hóa bị thất truyền. Nhất là những nghi lễ quan trọng, chúng cần có người nối
dõi. Một dân tộc mà mất đi văn hóa, truyền thống thì sẽ rất khó tưởng tượng.
Nếu hình ảnh các đấu thủ cầm dùi Phết đua nhau chen vào moi quả Phết thực không phù
hợp với nhiều người thì có thể không cho phép quay, chụp ảnh trong quá trình cướp Phết và
cấm phát tán trên mạng xã hôi, để chỉ những người thực sự cần mới được chứng kiến.
Các cấp lãnh đạo, các cán bộ văn hóa cần có những chính sách, giải pháp hợp lý hơn,
đúng với pháp luật và phù hợp với văn hóa dân tộc để điểu chỉnh, chứ không nên để một nét
văn hóa truyền thống tốt đẹp biến mất. C. KẾT LUẬN
Với những ý nghĩa trên, lễ hội như một nhu cầu thiết yếu cần phải có trong xã hội hiện
đại. Lễ hội đáp ứng tâm thức trở về cội nguồn tự nhiên của con người nhưng đồng thời là cội
nguồn lịch sử của dân tộc. Hầu hết các lễ hội đều có liên quan đến thần linh, đến các anh hùng
dân tộc, đến những người có công với nước. Và càng tiến xa về xã hội hiện đại, con người lại
càng thức tỉnh về cội nguồn. Con người càng hiện đại bao nhiêu thì cuối cùng là càng có nhu
cầu mãnh liệt bấy nhiêu. Bởi vì, con người luôn luôn có câu hỏi “Mình là ai? Mình từ đâu ra?”
thì lễ hội chính là dịp đưa con người trở về với cội nguồn. Đồng thời, lễ hội đáp ứng nhu cầu
cộng đồng. Chúng ta không thể sống thiếu cộng đồng, gia đình, làng xóm,…Ở đây ý nghĩa
cộng đồng còn có yếu tố sâu xa nữa là xuất phát điểm của con người là từ con vật mà yếu tố
bản thân của con vật là cuộc sống bầy đàn. Nó phản ánh nhu cầu trong xã hội hiện đại con
người đôi khi cảm thấy bị tách biệt, bị cô đơn, lúc đó cần phải có những thay đổi để tập hợp
lại. Con người ngoài đời sống vật chất, ăn mặc, ở, đời sống tinh thần thì còn có đời sống tâm
linh, một đời sống mờ ảo không được chu chỉnh hoá để cân bằng lại đời sống xã hội. Đó chính
là đời sống tín ngưỡng trong đó có lễ hội. Lễ hội chính là cực điểm của bầu không khí tâm linh
của làng xã, người ta đắm mình trong đó. Chính lễ hội là điểm quy tụ đời sống tôn giáo, tín 12 | P a g e