Đặc điểm của nền văn hoá Việt Nam - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa
Đặc điểm của nền văn hoá Việt Nam - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1. Đặc điểm của nền văn hoá Việt Nam gốc nông nghiệp
Do nằm ở khu vực Đông Nam châu Á, nằm ở khu vực nhiệt đới gió
mùa, nóng ẩm nên Việt Nam thuộc loại hình văn hóa nông nghiệp
lúa nước điển hình và khác với nền văn hóa phương Tây gốc du mục.
a. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên tôn trọng, hòa hợp
Kế sinh nhai, sản xuất nông nghiệp của Người Việt luôn phải phụ
thuộc vào tự nhiên. Nên tự nhiên hiền hòa, ổn định là mong ước
ngàn đời của cư dân nông nghiệp. Dó đó trong ứng xử người Việt
luôn tôn trọng, hòa hợp với tự nhiên. Khác hẳn với văn hóa phương
Tây là chinh phục tự nhiên.
Trong giao tiếp người Việt hay nói : “ ơn trời, lạy trời, nhờ trời” Ca dao, tục ngữ:
“ Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên, bể nặng mới yên tấm lòng”
b. Văn hóa nhận thức lối tư duy tổng hợp, biện chứng, kinh nghiệm
- Do hoạt động sản xuất là nghề trồng lúa nước cùng một lúc phụ
thuộc vào các yếu tố của tự nhiên: Trời, đất, mây, mưa… cho nên về
mặt nhận thức hình thành nên lối tư duy tổng hợp của người Việt. Từ
tư duy tổng hợp kéo theo cái biện chứng.
Người Việt làm nông nghiệp không phải quan tâm các yếu tố riêng lẻ
mà là mối quan hệ qua lại giữa chúng.
- Trong cuộc sống người Việt đã tích lũy được một khoa tàng phong
phú các mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng tự nhiên:
“ Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa”
“ Được mùa lúa thì úa mùa cau, được mùa cau thì đau mùa lúa”
“ Chuồn chuồn bay thấp thì mùa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
c. Văn hóa tổ chức cộng đồng trọng tập thể, trọng đức, trọng văn,
trọng tình ,trọng phụ nữ
- Nền sản xuất nông nghiệp sống tập trung, định cư ở nông thôn nên
mọi người luôn muốn sự ổn định. Dó đó trong đời sống cộng đồng
luôn coi trọng cái “tình”. Người Việt luôn coi trọng tình nghĩa, tình
cảm trong các mối quan hệ.
“ Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình”
“ Một giọt máu đào hơn ao nước lã”
“ Rủ nhau đến trước cửa quan, bên ngoài là lý bên trong là tình”.
- Trong truyền thống văn hóa Việt Nam luôn coi trọng ngôi nhà, coi
trọng cái bếp và coi trọng phụ nữ. Người phụ nữ VN là người quản lý
kinh tế, trông coi mọi việc nhà trong gia đình, nắm tay hòm chìa khóa.
“ Nhất vợ, nhì trời”
“ Lệnh ông không bằng cồng bà”
“ Ruộng sâu trâu lái, không bằng con gái đầu lòng”
“ Phúc đức tại mẫu”
- Truyền thống coi trọng phụ nữ còn thể hiện trong tín ngưỡng, thờ
cúng: Tín ngưỡng thờ mẫu có ở nhiều nơi. Cụm từ “cái” xuất hiện ở
nhiều sự vật: Sông cái, đũa cái, trống cái, đường cái…
d.Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội thì hòa hiếu, mềm dẻo, dễ tiếp nhận
Trong ứng xử với môi trường xã hội người Việt đề cao sự mềm dẻo,
khéo léo. “ Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Điều này được thể hiện trong
các cuộc chiến tranh, người Việt luôn lấy tình thần hòa hiếu làm trọng.
Trong giao lưu và tiếp biến văn hóa người Việt dễ dung nhận, chấp
nhận. Ở Việt Nam không có chiến tranh tôn giáo, các tôn giáo, các đạo cùng tồn tại.
2. Các biểu hiện coi trọng phụ nữ trong đời sống văn hoá của người phụ nữ Việt
3. Đặc điểm văn hoá vùng châu thổ Bắc Bộ
- Bắc Bộ là cái nôi hình thành dân tộc Việt. Đây là nơi sản sinh ra các
nền văn hóa lớn phát triển nối tiếp lẫn nhau như: Văn hóa Đông Sơn,
văn hóa Đại Việt và văn hóa Việt Nam. Văn hóa Việt lan truyền vào
Trung Bộ rồi Nam Bộ, sự lan truyền đó đã chứng tỏ sức sống mãnh
liệt của văn hóa Việt và sự sáng tạo của người dân Việt. Văn hóa
châu thổ Bắc Bộ vừa có những nét đặc trưng của văn hóa Việt, lại có
những nét riêng biệt đặc trưng của vùng này.
- Trong ứng xử với thiên nhiên, hàng ngàn năm lịch sử người dân Việt
đã chinh phục thiên nhiên, từ việc đào mương, đắp bờ, đắp đê đã tạo
nên một diện mạo đồng bằng Bắc Bộ như hôm nay. Nhà ở của người
dân vùng Bắc Bộ thường được xây dựng theo kiểu bến chác, to đẹp,
tuy nhiên vẫn hòa hợp với cảnh quan. Người dân Bắc Bộ thường
trồng cây cối quanh nhà tạo bóng mát cho ngôi nhà.
- Bữa cơm gia đình của người dân vùng Bắc Bộ cũng giống như bữa
ăn của các vùng khác trên đất nước Việt Nam bao gồm các món như
cơm, rau, cá, nhưng cá chủ yếu là cá nước ngọt. Để thích ứng với khí
hậu mùa đông lạnh, vào mùa đông bữa ăn gia đình vùng Bắc Bộ sẽ
tăng thêm thành phần thịt và mỡ, để giữ nhiệt năng cho cơ thể.
Khác với vùng Trung Bộ và Nam Bộ, các gia vị chua, cay thường ít
xuất hiện trong bữa ăn của người dân Bắc Bộ.
- Về cách ăn mặc của người dân Bắc Bộ cũng là lựa chọn thích ứng
với thiên nhiên, trang phục đi làm chủ yếu là màu nâu. Trang phục lễ
hội có sự khác biệt hơn, đàn bà sẽ mặc áo dài mớ ba, mớ bảy; đàn
ông mặc quần tráng, áo dài the, chít khăn đen. Ngày nay, trang
phục của người dân vùng châu thổ Bắc Bộ đã có sự thay đổi khá nhiều.
- Vùng châu thổ Bắc Bộ có rất nhiều di tích văn hóa, nhiều di tích
không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn nổi tiếng nước ngoài như Đền
Hùng, khu vực Cổ Loa, Hoa Lư, Lam Sơn, Phố Hiến, Chùa Dâu, Chùa
Hương, Chùa Tây Phương, Đình Tây Đằng,…
- Vùng châu thổ Bắc Bộ có kho tàng văn học dân gian phong phú đa
dạng, từ thần thoại đến truyền thuyết, từ ca dao đến tục ngữ, từ
truyện cười đến truyện trạng mỗi thể loại đều có nét riêng của vùng Bắc Bộ.
- Mọi tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như thờ Thành Hoàng,
thờ Mẫu, thờ các ông tổ nghề,…có mặt trên hầu hết các làng quê Bắc Bộ.
4. Đặc điểm văn hoá vùng Trung Bộ
Khác với Nam Bộ được khai phá muộn hơn, khác với Bắc bộ là địa
bàn tụ cư và khai thác lâu đời của người Việt, vùng Trung Bộ một
thời kì dài thuọc các tiểu quốc của vương quốc Chămpa trước khi
người Việt vào nơi này. Nền văn hoá Chămpa một thời rạng rỡ như
một ánh hào quang hắt lên mặt nước trong buổi chiều tà. Vì vậy, đặc
điểm thứ nhất của vùng văn hoá Trung Bộ phải là một vùng đất chứa
nhiều dấu tích văn hoá Chămpa.
Dọc miền Trung, nhiều di sản văn hoá hữu thể còn tồn tại trên mặt
đất. Đó là các tháp Chăm phơi sương gió cùng năm tháng. Lịch sử đi
qua bao nỗi thăng trầm, cuộc đời phải trải qua con dâu bể, tháp
Chăm vẫn sừng sững như một dấu tích không thể phai mờ. Ở Huế
theo tác giả Trần Đại Vinh còn tháp đôi Liễu, Cốc Thượng, tháp Núi
Rùa. Ở Quảng Nam, Đà Nẵng tại Mỹ Sơn đã có 7 tháp “đại diện tiêu
biểu cho tất cả các giai đoạn và phong cách nghệ thuật kiến trúc
Chămpa”, tại Bằng An có 1 tháp tại Đồng Dương có một tháp, tại
Chiên Đàn có 3 tháp, tại Khương Mỹ có 3 tháp… Có thể nói, khó có
vùng văn hoá nào ở nước ta lại có nhiều tháp Chăm như ở Trung Bộ.
Ngoài các tháp, di vật văn hoá Chămpa còn trên mặt đất, trong lòng
đất khá nhiều. Đó là các tượng bà Pô Nagar, tuợng chó, đặc biệt là
tượng linga, yoni, các phù điêu, trụ đá, bia đá…
Cùng các di sản văn hoá hữu thể, vùng Trung Bộ còn khá nhiều các
di sản văn hoá vô thể của văn hoá Chămpa. Đó là các địa danh Việt
mà chúng ta có quyền ngờ rằng ư, gôc stichs củ nó phải là các địa
danh Chăm, kiểu như Cồn Ràng, Cồn Lồi, Cồn Mọi. Ddó là các tín
ngưỡng dân gian của người Chăm như thờ bà mẹ xứ sở, thờ cá voi, thờ thần biển…
Mặt khác, Trung Bộ là vùng đất được người Việt khai phá theo kiểu
tiệm tiến. Sự cộng cư với người Chăm, thái độ ứng xử với những vốn
văn hoá hiện diện trên mặt đất tàng ẩn dưới lòng đất theo bản chất
hiền hoà của người Việt tạo cho sự giao lưu văn hoá ở đâycó những
điểm khác biệt. Trước hết, người Việt tiếp nhận những di sản văn hoá
của người Chăm, Việt hoá biến thành di tích văn hoá của mình. Tháp
Chăm, đền Chăm khi người Chăm ra đi thì người Việt thờ cúng, sử
dụng. Chẳng hạn như tháp Bà ở Nha Trang vốn là một ngôi tháp của
người Chăm, được người Việt sử dụng, coi như nơi thờ tự linh thiêng
của tín ngưỡng thờ Mẫu- một tín ngưỡng của người Việt.
Tiêu biểu cho quá trình tiếp biến văn hoá ở Trung Bộ của người Việt
là tiếp thu tín ngưỡng bà mẹ xứ sở (Po Yan Ina Nagar) của người
Chăm. Với tín ngưỡng thờ Mẫu ẩn trong tâm thức, khi vào Trung Bộ,
người Việt gặp tín ngưỡng này của người Chăm, họ đã tiếp thu các
nữ thần Chăm và chuyển hoá thành các nữ thần Việt. Nữ thần Mưjưk
của người Chăm được biến thành bà Chúa Ngọc. Câu chuyện mà
Phan Thanh Giả ghi trên bia kí ở sau Tháp Bà là câu chuyện đã Việt
hoá sự tích một nữ thần Chăm tại điện Hòn Chén, thánh mẫu Vân
Hương (tức thánh mẫu Liễu Hạnh) được đưa vào điện thần cùng với
bà chúa Ngọc. Nói khác đi là, sự tiếp biến văn hoá đã khiến diện
mạo tín ngưỡng của người Việt ở Trung Bộ thay đổi so với người Việt ở Bắc Bộ.
So với thiên nhiên Bắc Bộ và Nam Bộ, Trung Bộ là vùng đệm, mang
tính chất trung gian. Vì thế, sự phản ánh thiên nhiên đa dạng của
một vùng đất là đặc điểm thứ ba của vùng văn hoá này. Yếu tố sông,
biển, đồng bằng, đầm phá, núi non đều ánh xạ vào trong các thành
tố văn hoá, từ diện mạo đến các phương diện khác. Với Trung Bộ,
làng làm nông nghiệp tồn tại đan xen với làng của ngư dân. Bên
cạnh lễ cúng đình của làng nông nghiệp là lễ cúng cá ông của làng
làm nghề đánh cá. Điều này là lẽ đương nhiên, bởi lẽ đồng bằng
Trung Bộ thường là đồng bằng nhỏ hẹp, sát biển.
Trong văn hoá đời thường, bữa ăn của cư dân Việt Trung Bộ đã bắt
đầu có sự thay đổi, nghiêng về các hải sản, đồ biển. Nói cách khác,
yếu tố biển đã đậm đà hơn trong cơ cấu bữa ăn của cư dân ở nơi đây.
Mặt khác, người dân Việt Trung Bộ do tính chất khí hậu, nói rộng hơn
là điều kiện tự nhiên chi phối nên sử dụng nhiều chất cay trong bữa ăn.
Tóm lại, vùng văn hoá Trung Bộ có những đặc điểm riêng của mình
khi đặt trong tương quan với các vùng văn hoá khác.
5. Hai đặc điểm văn hoá của nông thôn truyền thống VN,
lòng biết ơn và các biểu hiện của người Việt
a. Tính cộng đồng của nông thôn VN
- Tính cộng đồng của nông thôn là sự liên kết của các thành viên
trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng tới người khác, tới tập thể.
- Tính cộng đồng của nông thôn VN vừa là đặc trưng trong tổ chức
đời sống tập thể, vừa là một giá trị điển hình của văn hóa Việt Nam.
- Tính cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất, cái chung của mọi người.
- Biểu tượng của tình cộng đồng ở nông thôn là: Sân đình, bến nước, cây đa.
- Các giá trị ( hệ quả tốt) của tính cộng đồng:
+ Tinh thần đoàn kết, tương trợ
+ Tính tập thể hòa đồng
+ Nếp sống dân chủ bình đẳng + Sự biết ơn
- Các phi giá trị( Hệ quả xấu):
+ Thủ tiêu vai trò, sáng tạo cá nhân + Thói dựa dẫm, ỷ lại
+ Thói cào bằng, đố kỵ
+ Bệnh thành tích, phong trào b. Tính tự trị
- Tính tự trị của nông thôn VN nhấn mạnh vai trò sự độc lập của làng
xã. Mỗi làng giống như một “ vương quốc” riêng với những quy định
riêng mà nhà nước rất khó can thiệp ( Phép vua thua lệ làng).
- Tính tự trị đối lập với tính cộng đồng.
- Biểu hiện tính tự trị:
+ Biểu tượng của tính tự trị nông thôn VN là : Lũy tre.
+ Tính tự trị nhân mạnh vào sự khác biệt, độc lập. Làng xã truyền
thống VN có cách sản xuất kinh tế tự cấp tự túc.
+ Có đời sống tín ngưỡng, thờ cúng riêng: “ Trống làng nào làng ấy
đánh, thành làng nào làng ấy thờ”.
- Những giá trị ( hệ quả tốt) tính tự trị: + Tinh thần tự lập + Tính cần cù
+ Nếp sống tự cấp tự túc - Những phi giá trị: + Óc tư hữu ích kỷ
+ Bè phái, cục bộ địa phương + Thói gia trưởng
6. Đặc điểm văn hoá ẩm thực của người Việt
Văn hóa ẩm thực người Việt mang những đặc điểm cơ bản sau:
- Quan niệm về ăn và dấu ấn văn hóa nông nghiệp lúa nước trong ăn uống - Tính tổng hợp - Tính cộng đồng
- Tính linh hoạt, biện chứng, âm dương
a. Quan niệm về ăn, dấu ấn văn hóa nông nghiệp trong bữa ăn
- Người Việt rất coi trọng việc ăn, nâng nó lên có vai trò hàng đầu:
“ Có thực mới vực được đạo”
“ Trời đánh phải tránh miếng ăn”
“ Ăn ở, ăn chơi, ăn nói, ăn tiêu, ăn học…”
- Trong cơ cấu bữa ăn của người Việt mang đậm nét dấu ắn của nông
nghiệp: Đó là bữa ăn thiên về thực vật: Cơm, canh rau, thủy sản ( cá).
Trong đó cơm đứng vị trí hàng đầu
Rau : Các loại rau có vị trí thứ hai
Cá và các loại thủy sản
Các gia vị: hành, ngò, gừng, ớt … từ nông nghiệp mà ra.
b. Tính tổng hợp trong bữa ăn của người Việt
- Các món ăn của người Việt đều là sự tổng hợp trong cách pha chế:
Các loại rau, các loại gia vị, các loại trái cây: Món gỏi, chén nước
mắm, chè trái cây, lẩu, phở …
- Tính tổng hợp trong cách ăn: Mâm cơm của người Việt bao giờ
đồng thời của nhiều món: cơm, canh, rau, thịt, cá . Mâm cỗ người
Việt bưng ra một lúc nhiều món.
- Món ngon khi ăn của người Việt là sự tổng hợp của nhiều yếu tố.
c.Tính cộng đồng trong cách ăn của người Việt
- Người Việt ăn chung. Trong Trong khi người phương Tây món ăn
riêng cho từng người. Khi ăn người Việt thích trò chuyện với nhau.
- Nồi cơm và chén nước mắm là điển hình cho tính cộng đồng trong
bữa ăn của người Việt .
d. Tính biện chứng và linh hoạt
- Tính linh hoạt của người Việt thể hiện rõ trong cách ăn.
- Tính linh hoạt trong cách sử dụng dụng cụ ăn: Đôi đũa. Đôi đũa rất
linh hoạt trong cách ăn. Trong khi người phương Tây sử dụng một bộ dao nĩa khi ăn.
- Bên cạnh đó người Việt rất chú ý triết lý biện chứng, sự cân bằng
âm dương trong bữa ăn, ăn theo mùa…
Văn hóa ẩm thực của người Việt có những nét đặc trưng như: tính
hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp
nhiều loại gia vị làm tăng sức hấp dẫn trong các món ăn. Việc
ăn thành mâm, sử dụng đũa và đặc biệt trong bữa ăn không thể
thiếu cơm là tập quán chung của tất cả các dân tộc sinh sống trên đất Việt.
7. Các đặc trưng và chức năng văn hoá. Liên hệ các truyền thống
văn hoá tiêu biểu của miền Trung
Qua định nghĩa văn hóa của Trần Ngọc Thêm, văn hóa có các đặc
trưng và chức năng cơ bản sau:
a. Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội
- Văn hóa trước hết phải có tính hệ thống. Đặc trưng này để phân
biệt hệ thống với tập hợp. Nó giúp phát hiện mối liên hệ giữa các
hiện tượng, sự kiện trong một nền văn hóa; phát hiện các đặc trưng
và quy luật hình thành và phát triển của nó.
- Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa thực hiện chức năng tổ chức xã hội.
- Văn hóa làm tăng tính ổn định xã hội, cung cấp các phương tiện
cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
- Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, người Việt dùng từ “ nền” để
chỉ xác định khái niệm văn hóa ( nền văn hóa).
b. Tính giá trị và chức năng điều chỉnh xã hội
- Văn hóa theo nghĩa đen nghĩa là trở thành cái đẹp, cái có giá trị.
Tính giá trị của văn hóa để phân biệt với cái phi giá trị ( Thiên tai,
trộm, cướp…). Nó là thước đo nhân bản của xã hội loài người.
- Các giá trị văn hóa có thể chia thành nhiều loại: Giá trị vật chất-
giá trị tinh thần, giá trị đạo đức, giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ…
- Nhờ thường xuyên xem xét giá trị mà văn hóa thực hiện chức năng
điều chỉnh xã hội. Giúp xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động,
giúp xã hội không ngừng tự hoàn thiện thích ứng với sự biến đổi của
môi trường, định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển xã hội.
c. Tính nhân sinh và chức năng giao tiếp
- Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã
hội so với cái tự nhiên. Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con
người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật
chất hoặc mang tính tinh thần.
- Văn hóa chỉ có ở xã hội loài người.
- Do mang tính nhân sinh nên văn hóa trở thành sợi dây liên kết giữa
con người với con người nên nó thực hiện chức năng giao tiếp và nó
có tác dụng liên kết mọi người lại với nhau.
- Hình thức giao tiếp cơ bản của con người là ngôn ngữ, ngôn ngữ là
vỏ bọc bên ngoài, văn hóa chính là nội dung bên trong.
d. Tính lịch sử và chức năng giáo dục
- Văn hóa có tính lịch sử. Nó cho phép phân biệt văn hóa như là sản
phẩm của một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ.
- Tính lịch sử cho phép văn hóa có một bề dày, bề sâu, nó buộc văn
hóa thường xuyên phải điều chỉnh, phân loại và phân bố lại các giá trị.
- Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định ( những
kinh nghiệm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng qua
không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã
hội và cố định hóa dưới dạng :ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi
lễ, luật pháp, dư luận …Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa.
- Truyền thống văn hóa tồn tại là nhờ giáo dục. Văn hóa thực hiện
chức năng giáo dục bằng cả những giá trị đã ổn định và những giá trị đang hình thành.
Nhờ những giá trị này mà văn hóa có vai trò quyết định trong việc
hình thành nhân cách con người, hoạt động trồng người.
8. Các di sản văn hoá tiêu biểu của Bắc Bộ, Trung Bộ. Các món ăn
tiêu biểu của miền Trung
Các món ăn miền Trung: Bún bò Huế, Mì Quảng,Bánh căn,Bánh
xèo, Lẩu thả Phan Thiết, Bánh canh cá lóc, Bún hến, cơm hến.
Các di sản văn hoá tiêu biểu của Bắc Bộ: Đền Hùng, khu vực
Cổ Loa, Hoa Lư, Lam Sơn, Phố Hiến, Chùa Dâu, Chùa Hương, Chùa
Tây Phương, Đình Tây Đằng,…
Các di sản văn hoá tiêu biểu của Trung Bộ: Di sản văn
hoá Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam); Phố cổ Hội An (Quảng Nam);
Nhã nhạc cung đình Huế; Quần thể di tích cố đô Huế; Vườn quốc gia
Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình); Di sản văn hoá Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa)
9. Các loại tín ngưỡng của người Việt. Phong tục tết Nguyên đán của người VN.
Khái niệm: - Tín ngưỡng ( Belief) là niềm tin của con người về một
đấng siêu nhiên, thần linh nào đó.
- Ví dụ: Con người quan niệm có: Thần đất, thần sông, thần núi, thần rừng.
- Người theo đạo Thiên chúa có niềm tin về Đức Chúa trời, người
theo đạo Phật có niềm tin vào đức Phật…
- Tín ngưỡng truyền thống của người Việt gồm:
1. Tín ngưỡng phồn thực Phồn: Nhiều Thực: nảy nở, sinh sôi
- Bản chất của tín ngưỡng phồn thực: Coi trọng giống trong sản xuất,
coi trọng sự sinh sôi, nảy nở trong sản xuất, trong cuộc sống của con người.
- Tín ngưỡng phồn thực là một loại tín ngưỡng điển hình của các nền
văn hóa nông nghiệp như Việt Nam. Cầu mong sự sinh sôi, phát triển mùa màng bội thu.
- Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực:
+ Tục thờ sinh thực khí ( các cơ quan sinh dục) + Thờ hành vi giao phối
+ Thể hiện trên các hoa văn trống đồng cổ xưa của người Việt.
2. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Nguồn gốc: Với nền văn hóa gốc nông nghiệp lúa nước coi trọng tự
nhiên và phụ thuộc nhiều vào tự nhiên con người luôn mong muốn
sự vật được yên bình để mùa màng bội thu. Do đó con người cần
phải sùng bái tự nhiên, các vị thần tự nhiên che chở, phù hộ cho
cuộc sống của con người. Biểu hiện:
- Người Việt thờ nhiều vị thần của tự nhiên: Bà Trời, Bà đất, Bà nước.
Thờ các vị thần: Hà Bá, Thổ Công, Thần sấm, Thần chớp, thần mưa
( Tứ pháp: mây, mưa, sấm, chớp).
- Thờ các loại động vật và thực vật: Cặp tiên- rồng, các loại cây cối
( Thần lúa, mẹ lúa, thần rừng…)
3. Tín ngưỡng sung bái con người
- Người Việt coi trọng linh hồn, con người có 3 hồn và 7 vía ( nữ 9 vía).
- Người Việt có phong tục thờ cúng tổ tiên
- Phong tục thờ thổ công
- Tín ngưỡng thờ người có công với làng xã, đất nước
a. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
- Đây là một tín ngưỡng đặc biệt và là nét văn hóa đẹp của người
Việt. Người Việt quan niệm chết là về nơi chín suối với ông bà tổ tiên.
Mặc dù về nơi chín suối nhưng ông bà tổ tiên vẫn thường xuyên về
thăm nhà phù hộ cho con cháu.
- Bàn thờ tổ tiên được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong gia đình.
Con cháu thường cúng vào ngày rằm, mồng 1 hay lễ tết quan trọng.
b. Tín ngưỡng thờ thổ công
- Trong tín ngưỡng người Việt có phong tục thờ Thổ công. Đây là vị
thần cai quản trông coi đất đai, nhà cửa quyết định họa phúc trong gia đình.
- Người Việt có câu: “ Đất có Thổ công, sông có Hà Bá”
- Phong tục thờ cúng Thổ công được tổ chức trang trọng nhất vào
ngày 23 tháng 12 âm lịch ( Tết ông Công, ông Táo). Là nét đẹp văn hóa truyền thống.
c. Tín ngưỡng thờ thành Hoàng
- Là tín ngưỡng phổ biến ở các làng quê Việt Nam. Hầu như làng quê
nào cũng có phong tục thờ vị thần có công trong việc lập làng, lập
thôn. Thành Hoàng thường được thờ ở đình làng.
- Vị thần của làng này được nhân dân trong làng quan niệm sẽ bảo
vệ, che chở, phù hợp cuộc sống làm ăn cho mọi người trong làng.
d. Tín ngưỡng thờ Hùng Vương và Tứ bất tử
- Tín ngưỡng thờ Vua Hùng. Vị vua tổ của mọi người dân Việt Nam.
Hùng Vương có tất cả 18 đời vua. Đóng đô ở Phú Thọ. Ngày 10/3 âm
lịch là ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- Tín ngưỡng thờ Tứ bất tử của người Việt: Sơn Tinh, Thánh Gióng,
Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh.
*Phong tục lễ tết của người Việt gồm:
Tết Nguyên Đán: là lễ hội quan trọng và lớn nhất của người Việt với
nhiều phong tục độc đáo.
Các ngày lễ tết khác: Tết nguyên tiêu, tết đoan ngọ, các ngày rằm, tết ông Công ông Táo…
Lễ hội: Là đất nước có nhiều lễ hội với gần 8000 lễ hội trong năm.
a. Phong tục tết Nguyên đán
- Đây là lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất của người Việt Nam.
- Thời gian dịp tết Nguyên Đán bắt đầu từ phong tục cúng ông Công
ông Táo và kéo dài sang đầu năm mới.
- Tết Nguyên Đán chứa đựng nhiều giá trị văn hóa dân tộc , được lưu
truyền qua nhiều thế hệ.
- Tết Nguyên đán có nhiều giá trị văn hóa: Đoàn tụ gia đình, nghỉ
ngơi, ăn uống, vui chơi, hiếu nghĩa.
- Các phong tục cơ bản: Cúng ông Công ông Táo; Cúng tất niên; Dọn
dẹp nhà cửa; Gói bánh chưng; Chơi hoa tết; Thăm mộ tổ tiên; Đón
giao thừa; Lì xì; Xông đất; Hái lộc; Lễ chùa đầu năm