Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam | CNXHKH
Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam | CNXHKH với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (PLT09A)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
2.2.1. Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam
- Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo.
Việt Nam là một quốc gia đa dạng về dân tộc, văn hóa và tôn giáo. Việt Nam nằm
trong số 12 quốc gia trên thế giới và 6 quốc gia ở khu vực Châu Á Thái Bình
Dương được công nhận là có mức độ đa dạng tôn giáo rất cao theo khảo sát đa
dạng tôn giáo toàn cầu của Viện Diễn đàn Pew (Hoa Kỳ). Sự đa dạng này ở Việt
Nam là kết quả của sự du nhập, giao thoa và dung hợp giữa các tôn giáo bản địa
hình thành trong nước và các tôn giáo từ nước ngoài. Trong bối cảnh hội nhập
quốc tế, mức độ đa dạng tôn giáo ở Việt Nam tiếp tục được nâng cao.
- Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hòa bình và không có xung đột tôn giáo.
Ở Việt Nam có rất nhiều các hình thức tôn giáo khác nhau, từ các hình thức tôn
giáo nguyên thủy như Tô tem giáo, Sa man giáo, Vật linh giáo,… đến các hình
thức tôn giáo hiện đại, có tổ chức chặt chẽ như Công giáo, Phật giáo, Tin lành,
Islam giáo. Việt Nam cũng là quốc gia đa dạng về loại hình tổ chức tôn giáo. Có
những tôn giáo chỉ có duy nhất một tổ chức (Phật giáo, Công giáo) nhưng cũng có
những tôn giáo có nhiều tổ chức, hệ phái (đạo Cao Đài, đạo Tin lành,…).
Tính đến 2022, Chính phủ Việt Nam chính thức công nhận 16 tôn giáo và 43 tổ
chức tôn giáo;có hàng nghìn nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung (trong đó có các
nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt
Nam); trên 26,5 triệu tín đồ (chiếm khoảng 27% dân số cả nước);có hơn 54 ngàn
chức sắc; 135 ngàn chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự. Ngoài ra còn có khoảng 200
ngàn tín đồ thuộc các tổ chức Tin lành tư gia và hàng chục ngàn người theo các
hiện tượng tôn giáo mới. Bên cạnh đó, ở Việt Nam còn có một số lượng rất đông
đảo người dân có niềm tin và thực hành theo các sinh hoạt tâm linh truyền
thống/dân gian – thường vẫn được tuyên bố là “không tôn giáo”.
- Tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
Theo đánh giá, các tôn giáo đã tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tôn
giáo đã góp phần bồi đắp và làm phong phú các giá trị truyền thống, văn hóa, nhân
văn, hướng thiện, có ảnh hưởng tích cực đến đời sống xã hội; thông qua giáo lý
khuyên răn con người hướng thiện, bác ái, góp phần điều chỉnh hành vi con người.
Nhiều khu dân cư tôn giáo là điểm sáng về phòng chống tội phạm, ma túy và các tệ
nạn xã hội… Đường lối phương châm hành động có khác nhau, nhưng các tôn giáo
đã chung một định hướng là sống tốt đời đẹp đạo, gắn bó, đồng hành cùng với dân tộc với đất nước.
- Chức sắc tôn giáo có vai trò, vị trí quan trọng trong xã hội, có uy tín và ảnh hưởng với tín đồ.
Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức.
Chức sắc có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn
giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài.
Nhìn chung các tôn giáo ở nước ta , không chỉ các tôn giáo ngoại nhập , mà cả các
tôn giáo nội sinh đều có quan hệ với các tổ chức , cá nhân tôn giáo ở nước ngoài
hoặc các tổ chức tôn giáo quốc tế .
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay , Nhà nước Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại
giao với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới . Đây chính là điều
kiện gián tiếp củng cố và phát sinh mổi quan hệ giữa các tôn giáo Việt Nam với
tôn giáo ở các nước trên thế giới . Vì vậy , việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt
Nam phải đảm bảo kết hợp giữa mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế với việc bảo
đảm độc lập , chủ quyền , không để cho kẻ địch lợi dụng dân chủ , nhân quyền , tự
do tôn giáo để chống phá , can thiệp vào công việc nội bộ của Nhà nước Việt Nam
nhằm thực hiện âm mưu “ diễn biến hòa bình ” đối với nước ta.
- Tôn giáo ở Việt Nam có những lúc bị các thể lực phản động lợi dụng
Trong đời sống xã hội vẫn còn một số hiện tượng tín ngưỡng mới, tà đạo hoạt động
mê tín dị đoan, trục lợi, trái thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến sức khỏe, thời
gian, tiền bạc của người dân; đâu đó vẫn còn tình trạng lợi dụng tôn giáo để chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc, gây phức tạp về an ninh, trật tự xã hội ảnh hưởng đến uy
tín của Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
Vd: tổ chức tự xưng, tự đặt tên là “Hội thánh của Đức chúa trời mẹ” đã du nhập
vào Việt Nam, đây thực chất là một tổ chức tà đạo, hoạt động trái pháp luật và gây
ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình ANTT tại nhiều địa phương.
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, theo
hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân. Tuy nhiên, “Hội thánh Đức Chúa
Trời Mẹ” lại chủ ý phát triển nhanh, rộng tôn giáo của họ bằng cách o ép, mua
chuộc, dụ dỗ. Về thần quyền, họ dọa dẫm tín đồ nếu không theo, không đi sinh
hoạt, không từ bỏ gia đình, bàn thờ… sẽ không được làm “lễ vượt qua”, khi chết sẽ
bị đày xuống “hồ lửa”. Ngược lại nếu tin, làm theo, khi chết sẽ được lên “nước
thiên đàng, làm tiên, hoàng tử”. Hoặc họ tuyên truyền về “ngày tận thế”, “chúa tái
lâm” để hù dọa. Họ còn cử người “chăm sóc” để củng cố đức tin. Có trường hợp
họ cưỡng ép, “áp giải” đi sinh hoạt. Nhiều người lỡ theo muốn thoát ra cũng rất
khó. Rất nhiều người khi theo hội thánh này đã bỏ bê công việc, vợ chồng mâu
thuẫn, sinh viên, học sinh dang dở việc học hành… Nhiều người đã làm đơn cầu cứu tới chính quyền.