Đặc trưng cơ bản của sản xuất hàng hóa - Kinh tế chính trị | Trường Đại Học Duy Tân

Sản xuất hàng hóa khác với kinh tế tự cấp tự túc, do sự phát triển của phân công lao động xã hội làmcho sản xuất được chuyên môn hóa ngày càng cao, thị trường ngày càng mở rộng, mối liên hệ giữa các ngành ngày càng chặt chẽ.

Trường:

Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu

Thông tin:
2 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đặc trưng cơ bản của sản xuất hàng hóa - Kinh tế chính trị | Trường Đại Học Duy Tân

Sản xuất hàng hóa khác với kinh tế tự cấp tự túc, do sự phát triển của phân công lao động xã hội làmcho sản xuất được chuyên môn hóa ngày càng cao, thị trường ngày càng mở rộng, mối liên hệ giữa các ngành ngày càng chặt chẽ.

68 34 lượt tải Tải xuống
Sản xuất hàng hóa có những đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán.
Trong lịch sử loài tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế khác nhau là sản xuất tự cung, tự cấp và sản xuất
hàng hóa. Sản xuất tự cung, tự cấp: là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất như sản xuất của người dân trong thời kỳ công
xã nguyên thủy, sản xuất của những nông dân gia trưởng dưới chế độ phong kiến... Sản xuất hàng hóa: là
kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra để bán chứ không phải là để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó, tức là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác,
thông qua việc trao đổi, mua bán.
Sản xuất hàng hóa khác với kinh tế tự cấp tự túc, do sự phát triển của phân công lao động xã hội làm
cho sản xuất được chuyên môn hóa ngày càng cao, thị trường ngày càng mở rộng, mối liên hệ giữa các
ngành ngày càng chặt chẽ. Sự phát triển của sản xuất hàng hóa đã xóa bỏ tính bảo thử, trì trệ của nền kinh
tế, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất
Ví dụ như trước đây, hai bên tiêu dùng sử dụng các mặt hàng khác nhau để trao đổi, đôi bên cùng
thỏa mãn được nhu cầu sử dụng của mình. Cách trao đổi này do hai bên cùng thỏa thuận, thương lượng
giá trị mặt hàng dùng để trao đổi. Ví dụ cụ thể như 2 kg khoai có thể đổi được 1 con gà, hay nửa cân gạo
có thể đổi được 1 cái áo mới thời điểm bấy giờ. Sau này khi đồng tiền xuất hiện và có giá trị, người dân
lại dùng tiền để đổi lấy mặt hàng, đó là mua bán. Mệnh giá tiền tỷ lệ thuận với giá trị sử dụng sản phẩm.
Có thể hiểu là bên A muốn mua gạo của bên B, thì bên A phải trả tiên cho bên B. Bên B có tiền và lại mua
mặt hàng nào đó của bên C và bên D để đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình.
Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội.
Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất xã hội vì sản phẩm làm ra để cho xã hội, đáp
ứng nhu cầu của người khác trong xã hội. Nhưng với sự tách biệt tương đối về kinh tế, tồn tại chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất, thì lao động của người sản xuất hàng hóa đồng thời lại mang tính chất tư nhân, vì
việc sản xuất cái gì, như thế nào là công việc riêng, mang tính độc lập của mỗi người. Tính chất tư nhân
đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với tính chất xã hội. Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất
hàng hóa. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng
trong nền kinh tế hàng hóa.
Ví dụ về lĩnh vực phương tiện di chuyển, nhiều năm về trước phương tiện đi lại chủ yếu là xe máy.
Xã hội càng phát triển hiện đại, nhu cầu khách hàng càng tăng: cần phương thức di chuyển khác vừa di
chuyển nhanh hơn, vừa có thể che nắng che mưa, hay có thể chứa được cả gia đình thay vì xe máy chỉ
chở được 2 người. Từ đó các nhà đầu tư nghiên cứu, phát triển ô tô. Và đó minh chứng rất rõ cho lao động
của sản xuất hàng hóa mang tính xã hội, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Khi những chiếc ô tô được coi là
hiện đại nhất thời bấy giờ xuất hiện, các công ty doanh nghiệp, các hãng xe khác cũng ra mắt những chiêc
ô tô riêng của mình: Tất nhiên giá trị sản phẩm cũng chênh lệch nhau, dẫn đến việc các doanh nghiệp
cạnh tranh cả về khách hàng lẫn giá cả
Thứ ba, mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận.
Bất kỳ loại hàng hóa nào cũng đều có giá trị hàng hóa và giá trị sử dụng của riêng nó. Giá trị sử dụng
của hàng hóa là tính chất có ích, công dụng của vật thể đó nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó cho việc sản
xuất hoặc cho sự tiêu dùng cá nhân. Giá trị sử dụng được quyết định bởi những thuộc tính tự nhiên và
những thuộc tính mà con người hoạt động tạo ra cho nó. Xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản xuất ngày
càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều, các mặt hàng và chủng loại ngày càng phong
phú, chất lượng giá trị sử dụng ngày càng cao.
Sản xuất hàng hóa là để trao đổi và mua bán, vì vậy giá trị của hàng hóa cũng là một thuộc tính của
hàng hóa. Giá trị sử dụng của hàng hóa cũng khác với giá trị của hàng hóa. Giá trị của hàng hóa là lao
động hao phí của người sản xuất để tạo ra hàng hóa, là giá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng
hóa đó và tính bằng thời gian lao động xã hội trung bình để sản xuất ra hàng hóa. Lợi nhuận thu về của
nhà sản xuất cũng là một yếu tố thúc đẩy nguồn sản phẩm đến với khách hàng tiêu dùng.
Lĩnh vực sản xuất nào cũng vậy, không ai muốn bỏ thời gian công sức sản xuất ra sản phẩm mà lại
thu về lỗ hoặc “không lỗ cũng không lãi”. Có thể nhận ra mục đích chung của mọi nhà sản xuất hàng hóa
chính là lợi nhuận. Đã là sản xuất mặt hàng để trao đổi, mua bán thì phải có lợi nhuận. Lợi nhuận về giá
trị sản phẩm cũng như lợi nhuận từ giá trị sử dụng, gọi là: đôi bên cùng có lợi. Giá trị của hàng hóa mà
thấp hơn giá trị tiêu hao để tạo ra hàng hóa, đó gọi là “lỗ”. Lỗ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lao động sản
xuất, cũng như làm trì trệ sự phát triển kinh tế của xã hội.
Phân tích những đặc trưng cơ bản của nền sản xuất hàng hóa và liên hệ ở Việt Nam? (123docz.net)
| 1/2

Preview text:

Sản xuất hàng hóa có những đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán.
Trong lịch sử loài tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế khác nhau là sản xuất tự cung, tự cấp và sản xuất
hàng hóa. Sản xuất tự cung, tự cấp: là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất như sản xuất của người dân trong thời kỳ công
xã nguyên thủy, sản xuất của những nông dân gia trưởng dưới chế độ phong kiến... Sản xuất hàng hóa: là
kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra để bán chứ không phải là để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó, tức là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác,
thông qua việc trao đổi, mua bán.
Sản xuất hàng hóa khác với kinh tế tự cấp tự túc, do sự phát triển của phân công lao động xã hội làm
cho sản xuất được chuyên môn hóa ngày càng cao, thị trường ngày càng mở rộng, mối liên hệ giữa các
ngành ngày càng chặt chẽ. Sự phát triển của sản xuất hàng hóa đã xóa bỏ tính bảo thử, trì trệ của nền kinh
tế, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất
Ví dụ như trước đây, hai bên tiêu dùng sử dụng các mặt hàng khác nhau để trao đổi, đôi bên cùng
thỏa mãn được nhu cầu sử dụng của mình. Cách trao đổi này do hai bên cùng thỏa thuận, thương lượng
giá trị mặt hàng dùng để trao đổi. Ví dụ cụ thể như 2 kg khoai có thể đổi được 1 con gà, hay nửa cân gạo
có thể đổi được 1 cái áo mới thời điểm bấy giờ. Sau này khi đồng tiền xuất hiện và có giá trị, người dân
lại dùng tiền để đổi lấy mặt hàng, đó là mua bán. Mệnh giá tiền tỷ lệ thuận với giá trị sử dụng sản phẩm.
Có thể hiểu là bên A muốn mua gạo của bên B, thì bên A phải trả tiên cho bên B. Bên B có tiền và lại mua
mặt hàng nào đó của bên C và bên D để đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình.
Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội.
Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất xã hội vì sản phẩm làm ra để cho xã hội, đáp
ứng nhu cầu của người khác trong xã hội. Nhưng với sự tách biệt tương đối về kinh tế, tồn tại chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất, thì lao động của người sản xuất hàng hóa đồng thời lại mang tính chất tư nhân, vì
việc sản xuất cái gì, như thế nào là công việc riêng, mang tính độc lập của mỗi người. Tính chất tư nhân
đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với tính chất xã hội. Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất
hàng hóa. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng
trong nền kinh tế hàng hóa.
Ví dụ về lĩnh vực phương tiện di chuyển, nhiều năm về trước phương tiện đi lại chủ yếu là xe máy.
Xã hội càng phát triển hiện đại, nhu cầu khách hàng càng tăng: cần phương thức di chuyển khác vừa di
chuyển nhanh hơn, vừa có thể che nắng che mưa, hay có thể chứa được cả gia đình thay vì xe máy chỉ
chở được 2 người. Từ đó các nhà đầu tư nghiên cứu, phát triển ô tô. Và đó minh chứng rất rõ cho lao động
của sản xuất hàng hóa mang tính xã hội, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Khi những chiếc ô tô được coi là
hiện đại nhất thời bấy giờ xuất hiện, các công ty doanh nghiệp, các hãng xe khác cũng ra mắt những chiêc
ô tô riêng của mình: Tất nhiên giá trị sản phẩm cũng chênh lệch nhau, dẫn đến việc các doanh nghiệp
cạnh tranh cả về khách hàng lẫn giá cả
Thứ ba, mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận.
Bất kỳ loại hàng hóa nào cũng đều có giá trị hàng hóa và giá trị sử dụng của riêng nó. Giá trị sử dụng
của hàng hóa là tính chất có ích, công dụng của vật thể đó nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó cho việc sản
xuất hoặc cho sự tiêu dùng cá nhân. Giá trị sử dụng được quyết định bởi những thuộc tính tự nhiên và
những thuộc tính mà con người hoạt động tạo ra cho nó. Xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản xuất ngày
càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều, các mặt hàng và chủng loại ngày càng phong
phú, chất lượng giá trị sử dụng ngày càng cao.
Sản xuất hàng hóa là để trao đổi và mua bán, vì vậy giá trị của hàng hóa cũng là một thuộc tính của
hàng hóa. Giá trị sử dụng của hàng hóa cũng khác với giá trị của hàng hóa. Giá trị của hàng hóa là lao
động hao phí của người sản xuất để tạo ra hàng hóa, là giá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng
hóa đó và tính bằng thời gian lao động xã hội trung bình để sản xuất ra hàng hóa. Lợi nhuận thu về của
nhà sản xuất cũng là một yếu tố thúc đẩy nguồn sản phẩm đến với khách hàng tiêu dùng.
Lĩnh vực sản xuất nào cũng vậy, không ai muốn bỏ thời gian công sức sản xuất ra sản phẩm mà lại
thu về lỗ hoặc “không lỗ cũng không lãi”. Có thể nhận ra mục đích chung của mọi nhà sản xuất hàng hóa
chính là lợi nhuận. Đã là sản xuất mặt hàng để trao đổi, mua bán thì phải có lợi nhuận. Lợi nhuận về giá
trị sản phẩm cũng như lợi nhuận từ giá trị sử dụng, gọi là: đôi bên cùng có lợi. Giá trị của hàng hóa mà
thấp hơn giá trị tiêu hao để tạo ra hàng hóa, đó gọi là “lỗ”. Lỗ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lao động sản
xuất, cũng như làm trì trệ sự phát triển kinh tế của xã hội.
Phân tích những đặc trưng cơ bản của nền sản xuất hàng hóa và liên hệ ở Việt Nam? (123docz.net)