-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đại cương Truyền thông đại chúng - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Đại cương Truyền thông đại chúng - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Đại cương truyền thông quốc tế
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI -----***-----
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN ĐẠI CƯƠNG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
ĐỀ TÀI: Giải mã sức hút của Zlife - Bản tin dành cho giới trẻ trên nền tảng ố s .
Giảng viên: Triệu Nguyễn Huyền Trang Lớp: TT48A
Khoa: Truyền thông và Văn hoá đối ngoại
Hà Nội, tháng 6 năm 2022
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM Tên thành viên Mã sinh viên Phạm Thị Ma i TTQT48A1-1454 Trịnh Thị Xuân Ly TTQT48A1-1440 Nguyễn Phi Yến TTQT48A1-1631 Thân Ngọc Hà TTQT48A1-1339 Hà Châu Anh TTQT48A1-1260 Lộc Thị Hoa TTQT48A1-1354 1
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................... 3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................................... 4
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 7
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 7
7. Kết cấu .............................................................................................................................. 8
B. NỘI DUNG .................................................................................................................... 10
1. Cơ sở nghiên cứu ............................................................................................................ 10
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................................. 10
1.1.1. Khái niệm truyền thông ..................................................................................... 10
1.1.2. Mô hình truyền thông ........................................................................................ 11
1.1.3. Khái niệm về truyền thông đại chúng ................................................................ 11
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................... 12
2. Nghiên cứu đề tài ............................................................................................................ 14
2.1. Phân tích ................................................................................................................... 14
2.1.1. Giải mã sức hút của Bản tin Zlife ...................................................................... 14
2.1.2. Thành công của chương trình ............................................................................ 29
2.2. Đánh giá, bình luận .................................................................................................. 35
2.2.1. Điểm mạnh ......................................................................................................... 35
2.2.2. Điểm yếu ............................................................................................................ 36
2.3. Rút ra bài học, ý tưởng, kết luận mới ....................................................................... 39
C. KẾT LUẬN................................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 44 2 A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Không thể phủ nhận rằng truyền thông ngày càng chứng minh được vai trò quan
trọng của nó trong đời sống cá nhân nói riêng và sự tồn tại của xã hội nói chung.1 Theo
Martin P. Andersen 1959 trích theo Frank Dance 1970 thì “truyền thông” là quá trình truyền
đạt thông tin liên tục, chúng ta hiểu được người khác và người khác hiểu được chúng ta; ra
đời và phát triển do nhu cầu giao tiếp khách quan giữa loài người, do trình độ và điều kiện
kinh tế - xã hội cũng như sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Ngày nay, thời đại 4.0 đang
không ngừng chuyển mình theo hướng hiện đại, các truyền thông sở hữu những phương
tiện, cách thức truyền tải thông tin vô cùng đa dạng và phong phú như sách giấy, báo in,
phát thanh, truyền hình, quảng cáo và mạng xã hội... Chính vì nhu cầu cập nhập thông tin
liên tục, những bản tin cung cấp thông tin đa chiều lần lượt xuất hiện. Ngoài những bản tin
quá đỗi quen thuộc với khán giả trên truyền hình, những bản tin ngắn trên báo điện tử hay
internet đã và đang là sự lựa chọn để nắm bắt tin tức của công chúng. Nhưng lần đầu tiên,
một bản tin trên nền tảng số xuất hiện có đối tượng công chúng cụ thể là giới trẻ: bản tin
Zlife, cập nhật những vấn đề, tin tức xoay quanh thế hệ Gen Z – 1 thế hệ tò mò và cởi mở
với nhiều luồng ý kiến, quan điểm đã tạo ra một luồng sóng mới mang đầy sự thu hút, mới
mẻ và độc đáo đã đặt ra một dấu hỏi lớn về sức hút mà bản tin này mang lại.
Bên cạnh đó, với tư cách vừa là Gen Z, vừa là sinh viên theo học ngành truyền thông
thì việc cập nhật, nắm bắt thông tin rất cần thiết và quan trọng trong quá trình học tập,
nghiên cứu và làm việc, đặc biệt là những thông tin nổi trội về xu hướng xã hội rút ra từ
chính cuộc sống của thế hệ trẻ. Ngoài ra, bản tin Zlife là bản tin hoàn toàn mới, phát sóng
lần đầu tiên vào ngày 4/5/2022 nên hiện tại chưa có hoặc có rất ít những phân tích nghiên
cứu truyền thông chuyên sâu về nó. Vì vậy, để tìm ra điểm mới từ những nghiên cứu trước
đó hoàn toàn không khả thi mà điểm đặc biệt ở đây là chọn một chương trình trẻ, mới và lạ
làm đề tài nghiên cứu.
1 TS. Đặng Thị Thu Hương, Một số vấn đề về truyền thông đại chúng, văn hóa đại chúng và văn hóa truyền thông
trong kỷ nguyên kỹ thuật số, truy cập đường dẫn :
http://113.190.240.60:8080/phamquangquyen/bitstream/123456789/608/1/6.pdf, ngày truy cập: 8/6/2022. 3
Tóm lại, bởi vì tính cấp thiết của đề tài thể hiện qua những lý do khách quan, chủ
quan và tình hình nghiên cứu đề tài đã nêu trên, nhóm quyết định chọn đề tài: “Giải mã sức
hút Zlife – bản tin dành cho giới trẻ trên nền tảng số”. Đề tài vừa có tác dụng nghiên cứu
những yếu tố làm nên sức hút của một bản tin mới trong lĩnh vực truyền thông Việt Nam
hiện tại vừa có tính thực tiễn có thể áp dụng đối với các lĩnh vực khác ngoài truyền thông trong tương lai.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đối với đề tài phân tích, lý giải sự thành công của một sản phẩm truyền thông, đã có
một số những công trình nghiên cứu, giải mã sự thành công của chương trình truyền hình
thực tế như: “giải mã sự thành công của Cuộc đua kì thú”, hay các gameshow như “Ai là
Triệu phú”, “Thách thức danh hài” rồi “Các nhân tố tạo nên sự thành công của các bộ phim
về đề tài gia đình” ...
- Về hướng nghiên cứu, phần lớn những công trình đó đều tập trung phân tích, bàn luận,
đánh giá những nguyên nhân, yếu tố tạo ra sức ảnh hưởng truyền thông lớn đến lượng đông khán giả.
- Về phương pháp nghiên cứu, các tác giả chủ yếu sử dụng những phương pháp như phương
pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phỏng vấn làm phương pháp
chủ đạo. Ngoài ra họ còn sử dụng phương pháp đàm thoại làm phương pháp bổ trợ giúp
cho bài nghiên cứu chuyên nghiệp hơn.
- Về kết quả nghiên cứu chính, với việc vừa phân tích song song vàà sử dụng các phương
pháp nghiên cứu, những công trình nghiên cứu tiêu biểu kể trên hầu hết đều giống nhau đó
là chỉ ra được nguyên nhân sức hút truyền thông của những chương trình ấy. Tuy đều là
sản phẩm truyền thông bắt buộc xây dựng theo quy trình, mô típ sản xuất nhất định nhưng
chúng khác nhau ở chất riêng, cách thể hiện; do đó tạo nên những cái độc nhất không thể
bắt chước của riêng mình.
- Về hạn chế, những công trình nghiên cứu này tuy đã đạt được thành công, mục tiêu đề ra
song vẫn còn những “khoảng trống kiến thức” hoặc những thiếu sót nhỏ. Lấy ví dụ nhóm
sinh viên khoa Truyền thông đa phương tiện của Đại học Thăng Long năm 2021 thực hiện
nghiên cứu về “Những yếu tố làm nên thành công của chương trình truyền hình kinh điển:
Táo Quân” tuy đã phân tích hoàn thiện, đạt được mục tiêu của đề tài nhưng vẫn thiếu sót 4
khi chưa đánh giá khách quan thành công thực tại của Táo Quân đối với khán giả những
năm gần đây và những tranh cãi xoay quanh nó.
Như vậy, khi đối chiếu một cách tổng quan với những công trình có liên quan đến
đề tài trước đây, nhóm sẽ phải tích cực học hỏi những điểm mạnh, trên cơ sở đó phát triển
và đưa ra những sáng tạo mới và chất riêng trong bài nghiên cứu “Giải mã sức hút của bản
tin Zlife – Bản tin cho giới trẻ trên nền tảng số.” Đồng thời, nhóm sẽ đưa ra những đánh
giá 2 chiều, những bài học dựa trên thực tiễn truyền thông.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài: “Giải mã sức hút của bản tin Zlife – bản tin dành
cho giới trẻ trên nền tảng số”: để làm rõ, lý giải được đâu là những yếu tố, những chất liệu
làm nên sức hút, sự lôi cuốn của ZLife, sau đó đánh giá chúng bằng góc nhìn đa chiều và
cuối cùng là rút ra những bài học nhằm phục vụ việc sản xuất truyền thông tương lai cũng
như trên các lĩnh vực khác có thể áp dụng.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: “Giải mã sức hút của bản tin Zlife – bản tin dành
cho giới trẻ trên nền tảng số” là:
- Giải thích tại sao một bản tin dành riêng cho Gen Z mới ra mắt khoảng một tháng trở lại
đây lại có khả năng thu hút được sự quan tâm của giới trẻ bằng cách chỉ ra, phân tích cụ thể
từng lý do kết hợp đối chiếu, so sánh với những bản tin khác để làm nổi bật được sự sáng
tạo, mới mẻ và lôi cuốn của nó.
- Chứng minh được thực trạng sức hút của bản tin Zlife trong thời điểm hiện tại bằng cách
đưa ra những dẫn chứng, số liệu cụ thể, rõ ràng và chính xác; góp phần khiến cho người
đọc tin cậy hơn về những lý do, yếu tố đã trình bày ở trên.
- Đánh giá những yếu tố trên bằng góc nhìn đa chiều, xác định được những điểm mạnh,
điểm yếu, những điều đã làm tốt và những điều chưa làm được của bản tin Zlife. Mỗi sự
việc, hoạt động truyền thông diễn ra đều có tính hai mặt, do đó khi đánh giá các mặt của
vấn đề thì việc nghiên cứu đề tài sẽ toàn diện và khách quan hơn.
- Rút ra bài học có tính mới và tính thực tiễn sau khi phân tích, bàn luận, đánh giá và phản
biện vấn đề. Từ sự sáng tạo, mới mẻ của một bản tin trẻ vừa mang lại một làn sóng thông
tin mới, cách truyền tải thân thuộc vừa đem đến cho người làm truyền thông những kết
luận, bài học cho công cuộc xây dựng các sản phẩm truyền thông hiện tại và sau này. Không 5
chỉ dừng ở đó, những kết luận được đúc rút từ vấn đề nghiên cứu này còn làm cơ sở cho
các lĩnh vực khác như kinh tế, thương mại, giáo dục… áp dụng vào thực tế để phát triển lâu
dài và bền vững. Bởi lẽ xã hội luôn chuyển mình không ngừng, truyền thông nói riêng và
các lĩnh vực khác trong xã hội nói chung cần thiết phải làm được những cái mới, phù hợp
và tạo được sức hút từ công chúng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thiện một bài nghiên cứu với thông tin đầy đủ, chính xác và cụ thể, người
làm nghiên cứu cần sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp để phục vụ quá trình
nghiên cứu của mình. Với đề tài “Giải mã sức hút của bản tin Zlife – bản tin dành cho giới
trẻ trên nền tảng số”, nhóm đã dùng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập số liệu
Đây là một trong 5 phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến với cách thức là tìm
kiếm và tổng hợp thông tin, kiến thức, lý thuyết từ các nguồn đã có sẵn như sách, internet,
phỏng vấn… từ đó xây dựng và tổng hợp chúng thành các luận điểm, dẫn chứng.
Bài nghiên cứu của nhóm có những khái niệm về truyền thông cần giải thích được
tham khảo, trích dẫn từ những tài liệu truyền thông như sách, thư viện số, internet… Một
phần quan trọng khác, các minh chứng đưa ra để phân tích được lấy từ tài liệu nghiên cứu
như những tập phát sóng tiêu biểu của Zlife hay những số liệu về lượt xem, lượt tương tác
cũng được lấy trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau.
- Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là một trong những phương pháp nghiên cứu thực tiễn, là
phương pháp khoa học sử dụng tri giác để thu thập thông tin từ đối tượng. Người nghiên
cứu sử dụng các giác quan để xác định các thông tin cụ thể về đối tượng nghiên cứu.
Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp quan sát để nhìn nhận, lắng nghe những
thông tin và cách thức truyền tin từ bản tin Zlife, từ đó làm cơ sở cho việc phân tích, đánh
giá các vấn đề xoay quanh đề tài. Phương pháp quan sát còn giúp nắm bắt được sự tiếp cận
và thái độ của khán giả dành cho bản tin cũng như quá trình tạo ra một bản tin nhờ sự trao
đổi, tương tác của công chúng với các biên tập viên để sản xuất ra ý tưởng cho từng tập phát sóng. - Phương pháp điều tra 6
Cũng thuộc các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp điều tra để người
nghiên cứu tìm hiểu cụ thể về đặc điểm của đối tượng thông qua điều tra, tìm hiểu để rút ra
quy luật, bản chất của nó.
Bài nghiên cứu của nhóm đã áp dụng phương pháp này bằng cách tạo ra những cuộc
khảo sát online thông qua google form để có thể điều tra mức độ phủ sóng và ý kiến khán
giả về bản tin Zlife. Nhờ sự thuận tiện, dễ dàng bày tỏ ý kiến cá nhân cũng như tiếp cận
được nhiều đối tượng khán giả, nhóm đã có thể thu được khá nhiều thông tin bổ ích về thực
trạng sức hút của bản tin này.
- Phương pháp phân loại và hệ thống
Là 1 trong 7 phương pháp nghiên cứu lý thuyết, người nghiên cứu tiến hành phân
loại các thông tin có được nhờ những phương pháp kể trên để phân chia ra theo từng luận
điểm cụ thể dựa trên tiêu chí nhất định và sau cùng là đưa ra kết luận của nghiên cứu.
Bài nghiên cứu được tạo thành bởi những luận điểm logic và rõ ràng bởi mỗi luận
điểm chứa những thông tin và vai trò minh chứng nhất định. Các luận điểm tương ứng được
tổ chức sắp xếp song song, trong đó, các luận cứ cũng có vai trò bổ sung cho nhau và cho
luận điểm. Cuối mỗi phần phân tích đều có tiểu kết riêng nhằm tổng hợp lại vấn đề một cách khái quát.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tạo nên sức hút của bản tin Zlife. Bất
cứ bản tin nào, từ những bản tin tức truyền thống quá quen thuộc với khán giả “Chuyển
động 24h”, “Chào buổi sáng”, “Điểm tin” đến bản tin mới Zlife được nhà đài giới thiệu là
“lần đầu tiên 1 bản tin được xây dựng để dành riêng cho đối tượng khán giả thuộc thế hệ
Z” đều được xây dựng và sản xuất bằng cách tổng hợp nhiều yếu tố, nhiều khâu, giai đoạn.
Do đó, để làm rõ được sức hút của nó cần phải đi nghiên cứu về toàn bộ những khía cạnh,
nguyên do góp phần làm cho Zlife ấn tượng trong mắt khán giả. Bài nghiên cứu cần tìm
hiểu rõ đối tượng nghiên cứu, lý giải tại sao cũng là bản tin, cùng được tạo nên bởi những
yếu tố bắt buộc, mà Zlife lại tạo được sức hút đặc biệt đối với thế hệ trẻ.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là bản tin Zlife, là một sản phẩm truyền hình thuộc lĩnh vực truyền thông.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 7
Ý nghĩa lý luận: tùy theo cách nhìn nhận vấn đề thì mỗi sản phẩm truyền thông có
sức hút theo cách khác nhau. Do vậy, khi nghiên cứu, nhóm đã cố gắng tiếp cận, suy xét
vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, với vị trí vừa là khán giả trẻ đón nhận thông tin từ một
bản tin mới, vừa là người hoạt động truyền thông nghiên cứu sản phẩm truyền thông - một
chương trình đang tạo được độ ấn tượng trên các nền tảng số hiện nay để thấy được những
yếu tố đầy mới mẻ và sáng tạo cũng như tâm huyết của đội ngũ xây dựng.
Ý nghĩa thực tiễn: trong bối cảnh hội nhập, không chỉ kinh tế, thương mại, chính trị
mà truyền thông cũng đang có những thay đổi không ngừng để phù hợp và đáp ứng nhu
cầu phát triển mạnh mẽ của xã hội. Trong khi đó, giữa vô vàn những bản tin truyền hình,
bản tin online thì giới trẻ lại lựa chọn xem một bản tin mới ra mắt là điều đáng để tâm đối
với người làm truyền thông nói riêng và tất cả những người làm nghiên cứu nói chung.
Nhận thức được điều đó, nhóm quyết định nghiên cứu về những lý do, nhân tố, chất liệu
tạo nên một bản tin thu hút được thế hệ trẻ để xem xét, đánh giá được những điểm chung,
điểm khác so với các bản tin tức trước đây. Cuối cùng và cũng rất quan trọng, sau khi phân
tích, đánh giá, nhóm sẽ rút ra những bài học mang tính mới và tính thực tiễn cao mà tất cả
mọi người có thể áp dụng để xây dựng một sản phẩm của mình ở bất cứ lĩnh vực nào. Đó
không chỉ là bài học dành riêng cho lĩnh vực truyền thông bởi lẽ khi thực hiện bất kì một
dự án, chương trình hay kế hoạch nào, muốn thu hút, lôi cuốn được công chúng hay khách
hàng thì đó phải là một sản phẩm có chất riêng và khả thi khi áp dụng vào thực tế. 7. Kết cấu
Bài nghiên cứu gồm 40 trang. Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 mục như sau:
Phần 1: Giải mã sức hút của bản tin Zlife: ở phần này, nhóm tập trung phân tích những yếu
tố, khía cạnh tạo nên sự lôi cuốn, mới mẻ của bản tin Zlife như: nội dung, format, cách thức
truyền thông, từ đó chỉ ra thành công của chương trình hiện tại bằng cách đưa ra số liệu
thống kê và phản hồi từ khán giả.
Phần 2: Đưa ra những bình luận, đánh giá 2 chiều về điểm mạnh và 1 số điểm thiếu sót còn
tồn tại của bản tin Zlife. Mục đích của việc đánh giá là để học tập, phát huy những điểm
mạnh và rút kinh nghiệm, hạn chế những thiếu sót góp phần tạo dựng những sản phẩm
truyền thông tốt hơn trong tương lai. 8
Phần 3: Sau khi giải mã, phân tích và đánh giá nhân tố tạo nên sức hút của bản tin Zlife,
nhóm sẽ rút ra những bài học, ý tưởng, kết luận mới đối với đề tài. Những bài học được rút
ra dựa trên tính sáng tạo, mới mẻ và tính thực tiễn có thể áp dụng vào hoạt động truyền
thông nói riêng và các hoạt động trên các lĩnh vực khác nói chung trong tương lai. Đồng
thời, từ đó nhóm đóng góp những quan điểm, ý tưởng mới phục vụ đề tài nghiên cứu.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức khái quát về đề tài nghiên cứu: “Giải mã sức
hút của bản tin Zlife – bản tin dành cho giới trẻ trên nền tảng số.” 9 B. NỘI DUNG 1. Cơ sở nghiên cứu 1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm truyền thông
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người cũng không ngừng được
cải thiện. Con người luôn tạo cho cuộc sống của mình trở nên tiện nghi, đầy đủ, đặc biệt là
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mình. Một trong những nhu cầu đó là trao đổi thông
tin, sự ra đời của nhu cầu này đã tạo ra sự phát triển của truyền thông. Vậy truyền thông là gì?
Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời và phát triển cùng với sự phát
triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi người trong xã hội. Do đó, đã có
khoảng 120 định nghĩa, quan niệm về truyền thông được đưa ra tùy theo góc nhìn đối với
truyền thông. Theo John R. Hober (1954), truyền thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý
tưởng bằng lời nói. Hay theo Frank Dance (1970), truyền thông là quá trình làm cho cái
trước đây là độc quyền của một hoặc vài người trở thành cái chung của hai hoặc nhiều người.
Ngoài ra, còn có hàng trăm định nghĩa, quan niệm khác nhau về truyền thông. Mỗi
định nghĩa, quan niệm mặc dù có góc nhìn khác nhau nhưng vẫn mang những điểm chung
cơ bản về truyền thông. Truyền là truyền đạt, Thông là thông tin. Truyền thông ở đây được
hiểu một cách đơn giản chính là quá trình truyền đạt thông tin nhằm tác động đến suy nghĩ,
tư tưởng của đối tượng mà chúng ta muốn hướng đến.
Như vậy, từ các quan niệm trên, có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về truyền thông như sau:
“Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…, chia sẻ
kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau,
thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển
của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội.”2
2 Truyền thông là gì? Những điều doanh nghiệp cần biết về truyền thông, truy cập đường dẫn:
https://gobranding.com.vn/truyen-thong-l - a g -
i nhung-dieu-doanh-nghiep-can-biet-khi-lam-truyen-thong/, thời gian truy cập: 9/6/2022. 10
1.1.2. Mô hình truyền thông
Truyền thông là một hiện tượng phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố có sự tác động qua
lại lẫn nhau. Vì vậy, có thể thấy rằng, quá trình truyền thông chính là một nhiệm vụ quan
trọng trong việc làm thế nào để kết nối các yếu tố này một cách logic với một mô hình cụ
thể giúp mọi người có thể hình dung một cách tổng quát nhất về hiện tượng truyền thông.
Mô hình truyền thông là những bản vẽ, các bảng, các biểu đồ, lược đồ, sơ đồ, các
hình tượng… được sử dụng để quy những ý kiến phức tạp về cách biểu đạt mang tính chất
đồ họa, từ đó cho phép dễ nhận biết và nhận thức sâu sắc hơn, ở nhiều góc độ khác nhau
với một khái niệm rất phức tạp như truyền thông.
Sơ đồ dưới đây là những yếu tố cơ bản của một mô hình truyền thông:
1.1.3. Khái niệm về truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng là một dạng thức truyền thông đặc biệt trong lịch sử loài
người - khi người truyền thông tin có thể truyền tải thông điệp cho đông đảo quần chúng
về số lượng và rộng khắp về địa lý - điều mà các cách thức truyền thông trước đó không
thể nào làm được. Truyền thông đại chúng cũng là nơi hàm chứa nhiều thông tin kiến thức
bổ ích và thú vị để công chúng khai thác sử dụng để bày tỏ, tham gia ý kiến về các vấn đề
xã hội và thực hiện quyền được tự do ngôn luận của mình. Do tác động và chi phối đến số 11
đông nên truyền thông đại chúng được hiểu theo nhiều quan niệm khác nhau, tùy theo sự
cảm nhận và góc độ tiếp cận. Trên cơ sở đó có thể nêu ra một định nghĩa như sau:
“Truyền thông đại chúng có thể được hiểu là hệ thống các phương tiện truyền thông
hướng tác động vào đông đảo công chúng xã hội (nhân dân các vùng miền, cả nước, khu
vực hay cộng đồng quốc tế) nhằm thông tin, chia sẻ, lôi kéo và tập hợp, giáo dục, thuyết
phục và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - văn hóa - xã
hội đã và đang đặt ra”.3
Có thế kể đến một số loại hình truyền thông đại chúng tiêu biểu như: sách, báo in và
các sản phẩm in ấn, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, quảng cáo, các dạng truyền thông
trên mạng Internet, băng, đĩa, hình và âm thanh… 1.2. Cơ sở thực tiễn
Nếu thứ gắn liền với các thế hệ trước là báo giấy, radio và bản tin thời sự 19 giờ
hàng ngày trên VTV, mỗi Gen Z lại có những cách cập nhật thông tin khác nhau, không chỉ
qua những kênh thông tin như đã kể trên mà còn qua những nền tảng số trong thời đại bùng
nổ thông tin như hiện tại. Để thích nghi với xu hướng tiếp nhận nội dung của giới trẻ hiện
nay, VTV đã có nhiều cải tiến về cả hình thức cũng như cách truyền tải nội dung tin tức
như đăng tải trên Youtube, Tiktok… để nguồn thông tin chính thống của nhà đài tiếp cận
được tới giới trẻ giữa hàng ngàn tin tức thật - giả lẫn lộn mà Gen Z tiêu thụ hàng ngày trên Internet.
Với một màn ra mắt khán giả vô cùng ấn tượng, ngay từ ban đầu ZLife đã thu hút
một lượng lớn chú ý từ phía cộng đồng mạng. Có thể thấy rằng, VTV đã có một bước đi
đầy bất ngờ và sáng tạo trong việc đổi mới hướng đi khi từng bước tiếp cận và đáp ứng
được nhu cầu của giới trẻ ngày nay. Cuộc “đổ bộ” của Gen Z tới đài truyền hình quốc gia
VTV đã thổi một làn gió mới, đem đến nhiều nội dung thú vị cho thế hệ Gen Z thông qua
chương trình bản tin ZLife - một chương trình do chính Gen Z tự lên ý tưởng và trực tiếp
sản xuất. Chính yếu tố này đã thu hút cộng đồng mạng khiến họ chờ mong VTV với sự góp
mặt, góp sức của Gen Z sẽ làm thế nào để biến tin tức thời sự trở thành một “món ăn ngon”
3 Nguyễn Văn Dững (2012), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12
trên bàn ăn tin tức. Điều này đã đánh dấu bước chuyển mình lớn của nhà đài trong việc tiếp
cận và mang VTV đến gần hơn với các khán giả trẻ.
Ngày nay, khi ai cũng có thể dễ dàng tìm kiếm và kiểm chứng thông tin chỉ bằng
vài thao tác trên Internet, thì việc biến những tin tức nghiêm túc trở nên hấp dẫn hơn với
các đối tượng trẻ là một thử thách đối với các nhà làm nội dung. Thế hệ Gen Z có thể không
mặn mà với những bài viết dài cả ngàn chữ về lịch sử, nhưng vẫn với nội dung ấy, đội ngũ
fanpage Di tích nhà tù Hỏa Lò đã khiến việc “đi tù” trở thành trend, cùng với đó là đem
kiến thức lịch sử tới gần hơn với người trẻ. Tương tự như vậy, một bản tin chính thống có
thể không đọng lại gì trong tâm trí của Gen Z khi xem, nhưng việc kích thích sự quan tâm
và tò mò đối với bản tin ZLife bằng cách truyền tải nội dung một cách hài hước với những
nội dung chất lượng được tạo nên bởi chính thế hệ Gen Z sẽ là điều giữ chân khán giả trẻ ở lại. Vậy ZLife là gì?
ZLife là bản tin dành cho giới trẻ trên nền tảng số, một chương trình do chính Gen
Z làm, hướng tới Gen Z của VTV. ZLife được ra đời với mong muốn xây dựng một chương
trình dành cho khán giả thế hệ Gen Z nhằm mang đến những thông tin chính thống nhất,
định hướng đúng đắn nhất dành cho giới trẻ. Trẻ trung, sáng tạo trong cách thể hiện với
nhiều nội dung bám sát nhu cầu thông tin của giới trẻ hiện nay, ZLife đang từng bước tiếp
cận gần hơn đến các bạn trẻ, thỏa mãn những nhu cầu mà các bạn trẻ mong muốn. Với
nhiều chủ đề hài hước, đề cập đến những vấn đề đang “hot” dạo gần đây như: định kiến
vùng miền, bạo lực học đường…. ZLife đã cho thấy ưu tiên hàng đầu của nhà sản xuất
chính là đáp ứng nhu cầu thông tin mà khán giả Gen Z quan tâm.
Có thể nói rằng, ZLife là một ý tưởng đột phá của VTV để thích nghi với xu hướng
tiếp cận tin tức của Thế hệ Z – một thế hệ tò mò nhưng cũng vô cùng cởi mở. Qua các bản
tin của ZLife, mọi ngôn ngữ của Gen Z được trẻ hóa và giải thích một cách dễ dàng, cùng
với đó là những câu chuyện, bài học và vấn nạn hiện nay. Điển hình với văn hóa thần tượng,
trượt đại học hay nền tảng xã hội TikTok. Cùng với đó, bên cạnh 3 BTV quen thuộc Việt
Hoàng, Sơn Lâm, Quỳnh Nga, ZLife còn có sự góp mặt của những bạn trẻ Gen Z. Sự kết
hợp giữa các BTV có kinh nghiệm cùng với những bạn trẻ tài năng góp phần khiến nội
dung trở nên đa chiều, thỏa mãn nhu cầu được tiếp cận thông tin theo nhiều góc độ của giới
trẻ. Mỗi một tập được phát sóng, ta sẽ được lắng nghe quan điểm của thế hệ Z cũng như thế 13
hệ Y về một vấn đề, từ đó cho Gen Z không gian lắng nghe và tiếp thu, phản biện những
quan điểm trái chiều do khác biệt thế hệ, qua đó ta có thể hiểu rõ hơn suy nghĩ ngày nay của giới trẻ.
ZLife ra đời như một công cụ giúp xóa bỏ khoảng cách giữa các thế hệ, từ đó gửi
gắm được những câu chuyện khó nói của các bạn trẻ. ZLife được mở ra như một lời khẳng
định rằng sự phát triển về tâm sinh lý của giới trẻ là điều đáng lưu tâm, và đã đến lúc người
lớn thực sự cần phải quan tâm và tìm hiểu về nó. Với sự phủ sóng rộng khắp các nền tảng
và chất lượng ngày càng được nâng cao qua từng tập, bản tin ZLife đã dần trở nên “quen
mặt” với khán giả trẻ của VTV từ lúc nào không hay. Sự kết hợp với các đại diện của thế
hệ Z đã thổi một làn gió mới vào hình ảnh và phong cách vốn rất nghiêm túc của nhà đài,
mang đến cho Gen Z một chương trình cung cấp những tin tức, sự kiện mới hấp dẫn và “hợp thời” hơn. 2. Nghiên cứu đề tài 2.1. Phân tích
2.1.1. Giải mã sức hút của Bản tin Zlife
* Sức hút đến từ format
- Giải mã tên “Zlife”
Z là viết tắt của Generation Z, nghĩa là những người thuộc thế hệ Z. Có khá nhiều
khái niệm xung quanh về tuổi của gen Z, thế nhưng có thể hiểu chung rằng gen Z là nhóm
người được sinh ra xung quanh những năm 2000 - 1 cột mốc của thời đại về sự bùng nổ
công nghệ thông tin và kĩ thuật. Chính vì được lớn lên trong thời đại công nghệ mà những
người thuộc gen Z nhìn chung có khả năng thích ứng với công nghệ mới tốt hơn so với
những người thuộc thế hệ trước. Gen Z đang là 1 trong những từ khóa hot nhất hiện nay,
bởi những người thuộc thế hệ này đã và đang ảnh hưởng rất nhiều tới xã hội. Trong khi đó
VTV Digital - một thị trường tiêu thụ nội dung số lớn nhưng lại chưa có một chương trình
nào đầu tư cho lực lượng khán giả hùng hậu này, vì vậy VTV Digital quyết định tạo ra
“ZLIFE” - bản tin dành cho giới trẻ.
- Bối cảnh và thể loại
Trong thời đại bùng nổ về công nghệ số, chuyện nghe đài, đọc báo đã dần trở thành
lỗi thời với giới trẻ Gen Z hiện nay, thay thế cho báo giấy, radio và bản tin thời sự của thế 14
hệ Y là những bản tin đổi mới sáng tạo mang tính hiện đại của genZ. Mỗi GenZ lại có bản
tin cho riêng mình bằng chất liệu là tất cả những tin tức họ nhìn thấy trong khi lướt mạng
xã hội. Để thích nghi với xu hướng tiêu thụ nội dung của thế hệ mới bản tin ZLife - một
chương trình do GenZ làm, hướng tới GenZ của VTV đã chính thức ra mắt, đánh dấu bước
chuyển mình lớn trong cách nhà đài “chạm” tới thế hệ này.
Bản tin Zlife là một sản phẩm mới của Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung
số (VTV Digital), được phát trên các nền tảng số của Trung tâm như VTVGO, Youtube,
Facebook... Cuộc “đổ bộ” của GenZ tới đài truyền hình quốc gia VTV đem đến nhiều nội
dung thú vị cho thế hệ Z qua chương trình bản tin ZLife, là một bước đi táo bạo nhưng
thông minh và “hợp thời” hơn so với hình thức bản tin truyền thống. Bản tin giới thiệu và
mang đến những chủ đề hài hước, sáng tạo, đề cập đến một loạt từ khóa đang được bạn trẻ
quan tâm như: Lập nghiệp trên tiktok, phá cách hay phá phách... ZLife cho thấy hàng đầu
ưu tiên của sản xuất là đáp ứng nhu cầu thông tin mà khán giả genZ quan tâm. - Hình thức
Nổi bật tiểu mục Hot Search đã lên sóng trên nhiều chủ đề và lĩnh vực khác nhau: + Phần intro
Đầu tiên là phần mở màn của mỗi tập có thời lượng ngắn khoảng hơn 1 phút là một
tiểu cảnh hay một tình huống hài hước, vui nhộn để dẫn dắt vào chủ đề chính. Phần này
được xây dựng và lên ý tưởng rồi ghi hình bởi 1 trong 3 BTV - MC "cầm trịch" bản tin
cùng những người bạn đồng hành là các bạn trẻ thực tập sinh thuộc ekip của chương trình.
Đồng thời họ cũng sẽ là những người dẫn, người ngồi xuống để bàn luận, trao đổi và đánh
giá về chủ đề được lựa chọn trong những phút phát sóng tiếp theo.
Phần intro này nói lên thông điệp mà chương trình muốn truyền tải tới khán giả, với
từng mục từ khóa được đưa ra để bật mí cho khán giả ngay từ những giây đầu tiên. Điểm
nhấn là cách gương mặt của 3 được sáng tạo một cách nhí nhảnh xung quanh là các chủ đề,
từng hạng mục được quan tâm, kết hợp với đoạn nhạc nền mang phong cách trẻ trung và
sôi động khiến khán giả trẻ dễ dàng cảm thấy thích mắt vui tai từ những giây phút đầu khi theo dõi.
+ Bối cảnh trường quay 15
Trường quay được dựng như một bàn trò chuyện với 2 ghế ngồi tương đương với
dẫn chính và người kể chuyện, dễ dàng chia sẻ bàn luận. Cách kết nối của họ với giới trẻ
về chuỗi những vấn đề khác nhau không bị gượng ép hay giả trân. Chất lượng về âm thanh
tốt, không bị nhiễu, âm nhạc không át đi tiếng khi trò chuyện. Góc quay chân thực, hiệu
ứng bắt mắt và ánh sáng được đầu tư khiến cho nhân vật khi lên hình được rõ nét, hình ảnh
sắc nét tạo cảm giác gần gũi không gây nhàm chán cho người xem. + Hoạt cảnh
Để tăng thêm phần thuyết phục, chương trình luôn cố gắng đưa ra những dữ liệu,
con số cụ thể hay là các đoạn video, phóng sự ngắn đã và đang xảy ra được đông đảo giới
trẻ quan tâm và tăng thêm tính cấp thiết cho đề tài. + Phần outro
Cũng giống như những chương trình khác với phần outro là phần chứa các thông
điệp mang tính kêu gọi người xem hành động như: kêu gọi người xem like, share, đăng ký
kênh Youtube hay kêu gọi các hành động khác. Điểm đặc biệt ở đây là kêu gọi sự phản hồi
và đánh giá của khán giả cũng như tương tác với chính người đang sản xuất nội dung trong
group “Vê Ơi! Zì đó” là cầu nối giúp những người làm nội dung của VTV Digital nắm bắt
được nhu cầu tìm hiểu tin tức, thông tin và kiến thức của thế hệ Z, từ đó phát triển các bản
tin, chương trình phù hợp với khẩu vị của nhóm khán giả này.
- Thời lượng và lịch phát sóng
ZLife được phát trên các nền tảng số như VTVgo, Facebook Trung tâm tin tức
VTV24, Youtube VTV24 vào lúc 21h00 từ thứ 2 đến thứ 6. Thời lượng ngắn, mỗi tập chỉ
giao động từ 8 - 21 phút nhưng đem cái nhìn đa chiều thỏa mãn nhu cầu được tiếp cận thông
tin theo nhiều góc độ của thế hệ Z. Đồng hành cùng các MC sẽ là các đại diện của GenZ,
họ sẽ đưa ra quan điểm, góc nhìn thú vị của GenZ với các tin tức đang nóng và được thế hệ
này quan tâm nhất. Với 1 bản tin như vậy, hằng ngày thính giả có thể dễ dàng bắt trend,
cập nhật tin tức, cùng với lịch phát sóng linh hoạt cũng là một điểm cộng lớn của Zlife.
Thay vì phải ngồi đợi đến giờ chiếu trên TV thì giờ ở bất cứ đâu, miễn là có thiết bị điện tử
kết nối internet bạn có thể xem được Zlife một cách dễ dàng.
- Đối tượng khán giả, người trò chuyện 16
Cũng như tên gọi của chương trình, những người thực hiện mong muốn nhắm đến
đối tượng mục tiêu là những người trẻ thuộc thế hệ gen Z. Đồng thời với cách tiếp cận dưới
dạng trò chuyện, bản tin đã nhẹ nhàng len lỏi vào sâu bên trong tâm hồn của khán - thính
giả, dần thay đổi cách nhìn của công chúng với Gen Z, của Gen Z với Gen Z hay với các
thế hệ khác. Từng tập phát sóng của bản tin Zlife đã từng bước tiến vào thế giới của người
trẻ với ý nghĩa đó. Nó như những lời tâm tình, bầu bạn cùng họ, cũng như truyền cho họ
những năng lượng tích cực và giúp tìm ra cách giải quyết những vấn đề băn khoăn bấy lâu nay.
* Sức hút đến từ nội dung
- Độ chính xác của thông tin
Sự bùng nổ của Internet trong thời đại 4.0 khiến mọi người nói chung và các bạn trẻ
nói riêng có thể tiếp cận được một lượng thông tin khổng lồ. Nhưng cũng chính vì thế mà
việc xác thực tính chính xác của thông tin lại trở nên khó khăn.
Với mục đích “làm sao đưa được những thông tin chính thống, định hướng đúng đắn
nhất đối với giới trẻ” (nhà báo Trần Việt- Quyền giám đốc Trung tâm sản xuất và phát triển
nội dung số), các thông tin được ban sản xuất Zlife cung cấp luôn được đảm bảo tính xác
thực. Hầu hết các số phát sóng của Zlife đưa ra các đánh giá dựa trên những nghiên cứu
khoa học uy tín, đã được kiểm chứng.
Những ví dụ điển hình như trong tập #18 Bệnh “viêm màng túi” tiểu mục Hot Search,
Biên tập viên đã đưa ra thống kê của công ty kiểm toán hàng đầu thế giới Deloitte để chứng
minh rằng số liệu tính từ đầu năm 2022 đến nay chỉ ra 50% gen Z đau đầu vì tiền và nỗi lo
tài chính của genZ nhiều nhất là ở chi phí sinh hoạt (29,5%). Hay trong tập #1 Cổ vật quý
giá bậc nhất ở Kinh thành Thăng Long thuộc tiểu mục Du hành kí ức được phát sóng mới
đây, dựa trên kết luận của các nhà nghiên cứu, MC đã đưa ra 5 tiêu chí để 1 sản phẩm được coi là 1 đồ sứ:
- Được làm từ cao lanh và có phủ men
- Được nung đốt ở nhiệt độ cao (từ 1200 độ C trở lên)
- Thủy tinh hóa toàn bộ độ dày
- Gõ có tiếng như chuông - Bán thấu quang 17
Vì thế, thay vì phải hoài nghi bởi những luồng thông tin chưa được kiểm chứng một
cách đúng đắn trên các nền tảng mạng xã hội, các bạn trẻ tìm đến Zlife để có thể tiếp cận
với thông tin đáng tin cậy từ một chương trình do nhà đài VTV sản xuất.
- Đội ngũ sáng tạo nội dung
Dẫn chính các số Hot Search là các MC- Biên tập viên nổi tiếng được các khán giả
Gen Z yêu thích: BTV Việt Hoàng “da nâu”, BTV Sơn Lâm “uy tín”, và biên tập viên
Quỳnh Nga “Alpaca” (là những đại diện cho thế hệ gen Y). Khác với hình ảnh các Biên
tập viên ăn mặc chỉnh chu, nghiêm túc thường thấy trên các chương trình tin tức của VTV,
BTV trong Zlife đã không ngại thay đổi “giao diện”, không ngại “xấu”, không ngại “trẻ
hóa” để hóa thân thành nhân vật hoạt hình, thậm chí là thành các loài động vật trong hoạt
cảnh của mình. Các BTV luôn nỗ lực vận dụng một cách triệt để khả năng tạo trend và bắt
trend khiến cho mỗi bản tin được lên sóng của Zlife luôn tạo được sự thu hút đối với các
bạn trẻ trên các nền tảng phát sóng. Điểm gây ấn tượng đến từ phía các BTV, MC nhà đài
khi sản xuất Zlife chính là cố gắng của họ trong tìm cách thấu hiểu những tâm tư, tình cảm
của genZ, những vấn đề mà họ gặp phải. Bởi thế, thế hệ genZ có thể cảm nhận được sự gần
gũi, dễ tiếp nhận trong lời nói, cử chỉ, hành động của các BTV đầy chuyên nghiệp.
Đồng hành cùng các MC, Biên tập viên nổi tiếng sẽ là các đại diện của genZ được
tuyển chọn qua hai vòng casting call của nhà đài. Họ sẽ đưa ra các quan điểm, góc nhìn thú
vị của gen Z với các tin tức đang nóng và các vấn đề được thế hệ trẻ dành nhiều sự quan
tâm như: Nỗi ám ảnh mang tên Deadline, Cơn sốt IELTS, hay Bạo lực học đường...
Điều khiến cho bản tin Zlife khác biệt so với các chương trình cung cấp thông tin
khác chính là ở chỗ đội ngũ sáng tạo nội dung không phải chỉ là những biên tập viên dạn
dày kinh nghiệm của nhà đài mà còn có sự góp mặt, tham gia của các bạn genZ với vai trò
là “contributor”, người đồng sáng tạo nội dung, như: Diện Đàm, Trang Nhung, Hà Mã
Tấu... Việc những gương mặt trẻ xuất hiện trong các chương trình về giáo dục của đài không
phải là một điều xa lạ hay hiếm thấy nhưng trực tiếp sản xuất và xuất hiện trong bản tin của
VTV lại là một điều chưa từng có tiền lệ.
Sự kết hợp giữa hai thế hệ gen Y và gen Z khiến cho nội dung của các tập tin trở nên
đa chiều. Vấn đề được đặt ra trong các tập phát sóng được nhìn từ lăng kính của cả hai thế
hệ, do đó tính phản biện được tận dụng một cách tối đa, thỏa mãn được nhu cầu tìm hiểu, 18
tiếp cận thông tin theo nhiều góc độ khác nhau của thế hệ gen Z hiện tại. Bên cạnh đó, với
việc xây dựng mô típ là cuộc đối thoại giữa gen Z và gen Y, bản tin Zlife không chọn genZ
là trung tâm duy nhất của chương trình mà thay vào đó đặt họ trong mối quan hệ với thế hệ
khác, tạo ra một không gian để họ có cơ hội lắng nghe, thấu hiểu, tiếp thu những kiến thức,
kinh nghiệm quý giá, nhìn nhận vấn đề ở các góc độ khác nhau. - Ý tưởng
Việc sáng tạo nội dung, lên kịch bản như thế nào để người xem không thấy bị nhàm
chán hay bị trùng lặp bởi các thông tin đã có rồi hay các chương trình khác là điều không
dễ dàng, đây chính là mấu chốt thành công cho một chương trình liên quan đến sản xuất
nội dung nào đó. Và Bản tin Zlife đã làm được điều này, đã có thể thu hút người xem bởi
những ý tưởng thú vị qua mỗi tập, khi thì hóa thân thành Rùa và Thỏ ở hai bên đối lập Đồng
ý hay phản đối việc Gap Year (Hot Search tập 4), lúc thì thành anh Chí Phèo – KOL của
làng Vũ Đại (Hot Search tập 22) ...
Hiểu rằng sự nhàm chán và lặp lại chính là điểm chết, content mà chương trình xây
dựng luôn có tính mới, thông tin được đưa ra cũng mang tính “mới” nhất định. Do đó, thế
hệ genZ tìm đến Zlife không chỉ một lần mà luôn có sự đón chờ từng tập phát sóng của chương trình. - Tiểu mục
Zlife có 12 tiểu mục thú vị cho khán giả là 12 mối quan tâm của giới trẻ, được chia
phát theo mùa. Với mùa đầu tiên, bản tin có 7 tiểu mục: Hot Search, Vũ trụ VFC, Sinh ra
từ mạng, Du hành kí ức, Du lịch tự túc, Sinh tồn chốn công sở, Giải cứu Boss và Food phốt.
Thu hút được lượng người xem khá lớn là thành công của việc đánh trúng tâm lí,
sáng tạo nội dung từ những vấn đề mà genZ dành nhiều sự quan tâm.
Tính đến ngày 11/06/2022, Bản tin Zlife đã phát sóng được 22 tập thuộc tiểu mục
Hot Search, 2 tập thuộc tiểu mục Sinh ra từ mạng và 1 tập tiểu mục Du hành kí ức, 1 tập
thuộc tiểu mục Sinh tồn chốn công sở; và tính đến thời điểm này, các tiểu mục khác chưa
có số phát sóng nào. Cụ thể: 19