Đại cương về quản lý giáo dục - Giáo dục học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Có nhiều nhận định và khái niệm xoay quanh thuật ngữ quản lý, thuật ngữ này có thể được tiếp cận theo nhiều cách. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Phân biệt khái niệm: Quản lý, lãnh đạo, quản trị
A. Các khái niệm
1. Quản lý
1.1 Khái niệm
Có nhiều nhận định và khái niệm xoay quanh thuật ngữ quản lý, thuật ngữ này
có thể được tiếp cận theo nhiều cách.
- Theo các tác giả nghiên cứu về khoa học quản lý nổi tiếng ở phương Tây như:
F.W.Taylor (Mỹ) cho rằng: “quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác
làm sau đó biết rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt và rẻ nhất” ;
(1)
H.Fayol (Pháp) cho rằng: “quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối
hợp và kiểm tra” ...
(2)
- Theo giáo trình Khoa học quản lý của Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra” .
(3)
- Theo giáo trình Quản lý giáo dục và khoa học của Học viện Báo chí và tuyên
truyền: “Quản lý là nghệ thuật sử dụng quyền lực của chủ thể quản lý tác động
có tổ chức, có hướng địch tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra” .
(4)
Tóm lại, qua những nhận định của các tác giả, chúng tôi có thể đúc rút ra một
khái niệm chung như sau: quản lý là sự tác động qua lại có tổ chức của chủ thể
đến một hoặc một số đối tượng nhất định thông qua việc thực hiện những mục
đích chung và những yếu tố khách quan bên ngoài nhằm đạt được mục tiêu đã
đề ra.
(1)
NXB Chính trị Quốc gia, H.2002, tr.34.Giáo trình khoa học quản lý,
(2)
Viện Nghiên cứu và đào tạo về quản lý: Tinh hoa quản lý, Nxb Lao động – Xã hội, H.2003,
tr.59.
(3)
Giáo trình khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, H.2002, tr.12.
(4)
Giáo trình Quản lý giáo dục và khoa học, NXB Chính trị - Hành chính, H.2011, tr.8.
1.2 Các thành tố cơ bản trong quản lý và bản chất của quản lý
* Có 4 thành tố cơ bản trong quản lý: Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, Mục
tiêu, khách thể quản lý.
* Bản chất của quản lý chính là sự tác động qua lại để giải quyết các mối quan
hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục đích, mục
tiêu đã được đề ra thông qua khách thể quản lý.
Từ bản chất quản lý ta có thể vẽ ra được sơ đồ mối quan hệ giữa các thành tố
trong quản lý như sau:
1.3 Vai trò của quản lý
Nhà quản lí đóng vai trò quan trọng, góp phần chủ yếu quyết định hiệu quả và
sự phát triển bền vững của tập thể. Với chức trách của mình, người quản lí đảm
đương nhiều vai trò khác nhau.
- Có thể tổng hợp các vai trò cơ bản chung nhất mà tất cả những người làm quản
lí đều phải thực hiện: Vai trò giao tiếp, quan hệ; Vai trò thông tin; Vai trò quyết
định.
- Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cấp trên giao cho, một nhà quản lý
cần thực hiện các vai trò cụ thể sau: Tạo điều kiện thuận lợi cho công việc
chung, Khơi gợi và thiết lập tinh thần tập thể, Đảm bảo sự an toàn, yên ổn của
các cộng sự, Truyền đạt sự hiểu biết, kinh nghiệm.
1.4 Chức năng của quản lý
Quản lý có 4 chức năng cơ bản, 4 chức năng này tác động qua lại lẫn nhau, bổ
sung cho nhau, cụ thể là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá.
Khách thể quản lý
Mục đích, mục tiêu
Đối tượng quản
Chủ thể quản lý
Khâu chuẩn bị
Kế hoạch
+ Kế hoạch là việc
xác lập mục tiêu và phương thức đạt tới
mục tiêu. Xác lập mục tiêu không những giúp cho
mỗi người trong tổ chức biết rõ điểm đến mà còn để phân bổ nguồn lực một
cách hợp lý trên toàn bộ tiến trình. Mỗi cấp độ đều có mục tiêu gọi là Hệ thống
mục tiêu của tổ chức.
+ Tổ chức thực hiện là chức năng thứ hai của Người quản lý. Với một công ty
đã rõ ràng về cơ cấu tổ chức, mô tả công việc mỗi vị trí thì nhiệm vụ chính của
người quản lý đó là: Giao việc, hỗ trợ, kiểm soát và điều chỉnh.
+ Chỉ đạo là việc nhà quản lý tác động lên các bộ phận, cá nhân trong tổ chức,
hướng họ đến việc thực hiện và hoàn thành mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
+ Kiểm tra đánh giá là việc nhà quản lý đo lường thực tế công việc mà các cá
nhân, bộ phận đã thực hiện, từ đó phát hiện những vấn đề đồng thời đưa ra
phương hướng giải quyết kịp thời nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra.
2. Lãnh đạo
2.1 Khái niệm
Lãnh đạo là một khái niệm tương đối gần so với khái niệm quản lý, đôi khi
được đồng nhất với quản lý tuy nhiên lãnh đạo được hiểu theo nghĩa rộng hơn,
lãnh đạo chính là hình thức quản lý cao nhất.
- Theo Từ điển tiếng Việt do NXB Đà Nẵng xuất bản năm 2008 thì “lãnh đạo”
là: “đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức thực hiện theo chủ trương, đường lối
đề ra đó” .
(1)
- Theo Giáo trình Đại cương về khoa học quản lý và quản lý giáo dục của NXB
Đại học sư phạm Hà Nội: “Lãnh đạo được xem như "bộ não" của quản lí, đó là
hệ thần kinh trung ương của quản lí. Đặc điểm chủ yếu của lãnh đạo là ở chỗ
xác định đường lối cơ bản, là định hướng mang tính chiến lược, là gây ảnh
hưởng, là lôi cuốn quần chúng nỗ lực, tự giác, hăng hái thực hiện có kết quả
đường lối, mục tiêu đã vạch ra” .
(2)
- Theo Giáo trình Kỹ năng lãnh đạo, quản lý: “Lãnh đạo là quá trình chỉ dẫn và
khai mở tiềm năng cho mọi người nhằm đem lại phúc lợi chung thông qua sự
khích lệ và chia sẻ của chủ thể lãnh đạo” .
(3)
Khâu thực hiện
Tổ chức
Chỉ đạo
Kiểm
tra đánh
- Từ những khái niệm theo nhận định của các tác giả, chúng tôi đúc rút ra được
khái niệm chung như sau: lãnh đạo là sự xác định mục đích mà một tổ chức cần
hướng tới đồng thời mở ra con đường để đi đến mục đích đó. Trong quá trình đi
đến mục tiêu, lãnh đạo là sự truyền cảm hứng, chia sẻ kinh nghiệm đến mọi
thành viên đang tham gia vào việc hoàn thành mục tiêu đồng thời chỉ ra đường
lối đúng đắn cho mọi người. Lãnh đạo có tính linh hoạt, sáng tạo và năng động
nhằm phát huy tính tích cực trong công việc cũng như cổ vũ tinh thần cho đối
tượng bị lãnh đạo.
(1)
Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, H.2008, tr.673.
(2)
Giáo trình đại cương khoa học quản lý và quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm Hà
Nội, H.2015, tr.35.
(3)
Giáo trình Kỹ năng lãnh đạo, quản lý, NXB Lý luận chính trị, H.2018, tr.9.
2.2 Yếu tố cơ bản trong lãnh đạo
Hoạt động lãnh đạo có 4 yếu tố cơ bản cấu thành: Chủ thể lãnh đạo, khách thể
lãnh đạo, đối tượng khách quan và thủ pháp lãnh đạo.
- Chủ thể lãnh đạo: là người lãnh đạo, đó là người tổ chức, người chỉ huy trong
khoa học lãnh đạo, có tác dụng và chiếm vị trí chi phối chủ đạo trong hoạt động
lãnh đạo.
- Khách thể lãnh đạo: là người bị lãnh đạo, là đối tượng lãnh đạo của chủ thể
lãnh đạo, trong một số điều kiện nhất định nó lại có vị trí chủ thể hoặc vừa là
khách thể vừa là chủ thể.
- Đối tượng khách quan: Mục tiêu tổ chức chỉ là nhận thức, cải tạo thế giới, cái
gọi là đối tượng khách quan chính là đối tượng chủ thể và khách thể lãnh đạo
công tác dụng. Đối tượng với nghĩa rộng chính là hoàn cảnh.
- Thủ pháp lãnh đạo: Là khâu trung gian liên kết giữa chủ thể, khách thể của
lãnh đạo như cơ cấu tổ chức, quy định điều lệ, phương pháp, phương thức lãnh
đạo.
2.3 Vai trò
Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người, để họ cố gắng một cách tự
nguyện vì các mục tiêu chung của tổ chức hay doanh nghiệp. Vai trò của người
lãnh đạo không phải đứng đằng sau để thúc giục nhân viên mà chính là động
viên, khích lệ, định hướng và hỗ trợ nhân viên đạt được mục tiêu đã đề ra.
Những người quản lý chỉ là những người hoàn thành đúng công việc được giao
thì một nhà lãnh đạo lại là người lựa chọn thực hiện những điều đúng đắn.
2.4 Chức năng
- Tạo động lực làm việc
- Lãnh đạo nhóm
- Truyền thông
- Giải quyết xung đột
- Tư vấn nội bộ
3. Quản trị
3.1 Khái niệm
Quản trị là tiến trình thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công
việc qua những nỗ lực của người khác. Quản trị là phối hợp hiệu quả các hoạt
động của người cùng chung trong tổ chức. Đây là quá trình nhằm đạt được mục
tiêu đã đề ra bằng việc phối hợp nguồn lực của tổ chức. Quản trị còn là quá
trình các nhà quản trị hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.
3.2 Bản chất
- Quản trị giúp tìm ra phương thức phù hợp để công việc hiệu quả cao nhất, chi
phí ít nhất. Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về quản trị là gì nhưng bản chất
của quản trị chỉ có một. Quản trị cần ba yếu tố điều kiện cơ bản sau. Phải có chủ
thể quản trị.
Đó là các nhân tố tạo ra các tác động quản trị, đối tượng quản trị tiếp. Đối tượng
bị quản trị phải chịu tiếp nhận sự tác động đó. Tác động có thể diễn ra một hoặc
nhiều lần liên tục.
- Phải có mục tiêu đặt ra cho chủ thể quản trị và đối tượng. Đây là căn cứ để
chủ thể tạo ra các nhân tố tác động. Chủ thể quản trị gồm một hoặc nhiều người.
Đối tượng là một tổ chức, một tập thể hoặc thiết bị, máy móc. Phải có một
nguồn lực. Nguồn lực giúp chủ thể quản trị khai thác trong quá trình quản trị.
3.3 Chức năng
- Hoạch định
- Tổ chức
- Lãnh đạo
- Kiểm soát
B. Phân biệt
1. Quản lý và lãnh đạo
Chỉ ra tính khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý là tương đối, có ý nghĩa nhận thức
luận, làm cơ sở cho nghiên cứu khoa học và chỉ đạo thực tiễn công tác lãnh đạo,
quản lý tổ chức. Lãnh đạo và quản lý đều giữ vai trò quan trọng, giữa chúng có
mối quan hệ không thể tách rời nhau. Lãnh đạo, quản lý là quá trình huy động
triệt để mọi nguồn lực trong việc phát triển và điều hành các chiến lược nhằm
thực hiện mục tiêu đặt ra, trong đó - lãnh đạo là sự định hướng và chia sẻ tầm
nhìn thông qua mối quan hệ động và linh hoạt còn quản lý là sự cụ thể hóa, hiện
thực hóa tầm nhìn đó. Quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý là mối quan hệ thống
nhất, hỗ trợ, chuyển hóa cho nhau trên cơ sở xác lập và thể hiện chức năng cùng
phương thức hoạt động giữa chúng trong quá trình tạo thành một chỉnh thể, một
hệ thống tổ chức. Quản lý thiếu vai trò của lãnh đạo dễ dẫn đến mất phương
hướng. Lãnh đạo không có sự quản lý dễ dẫn đến chung chung, thiếu tính thiết
thực. Quan hệ của lãnh đạo và quản lý trong duy trì, phát triển tổ chức, thực
chất là sự kết hợp biện chứng giữa quyền lực “cứng” với quyền lực “mềm”;
giữa tính kế hoạch thực hiện các mục tiêu ngắn hạn với việc hình thành chiến
lược, xây dựng tầm nhìn hướng đến mục tiêu dài hạn và phát triển bền vững;
giữa duy trì quan hệ công việc bằng phương pháp hành chính với cải thiện quan
hệ con người bằng khích lệ nguồn cảm hứng và chia sẻ. Mối quan hệ hữu cơ
giữa lãnh đạo và quản lý được phản ánh trên hai phương diện thiết yếu:
- Về chức năng của lãnh đạo là xác định mục tiêu, kiến tạo tầm nhìn và dự báo,
gắn kết tầm nhìn với giá trị, hoạch định đường lối, hình thành chủ trương, ra các
quyết sách chính trị. Chức năng của quản lý là lập kế hoạch, huy động nguồn
lực, tổ chức điều hành và kiểm soát các hoạt động.
- Về phương thức, lãnh đạo lấy giáo dục, thuyết phục, truyền cảm hứng, khai
tâm, khai trí, động viên và nêu gương, còn quản lý chú trọng tổ chức hành
chính, cưỡng chế, duy trì tổ chức thực hiện các hoạt động cụ thể trên cơ sở các
nguyên tắc, quy định có tính chế tài và các điều luật hiện hành.
2. Quản lý và quản trị
Nhà quản lý cần có khả năng tổ chức, có phẩm chất kiên định, linh hoạt và làm
việc hiệu quả. Nhà quản trị lại cần có tầm nhìn, có khả năng động viên, thúc đẩy
và truyền cảm hứng cho nhân viên. Quản trị cần đặt ra các chiến lược. Quản lý
quan tâm đến chiến thuật và phương án nhiều hơn. Quản trị là xem thứ gì được
cho phép và thứ gì không còn quản lý là làm mọi thứ được cho phép một cách
tối ưu.
Quản lý Quản trị
Đối tượng quản lý công việc Quản trị con người
Bản chất Chức năng của quản lý
là thi hành. Quản lý là
hành động để thực hành
chính sách đã được
quyết định bởi quản trị.
Chức năng của quản trị
là đưa ra quyết định.
Quản trị thành lập ra
mục tiêu, chính sách cho
tổ chức.
Quá trình Quản lý quyết định ai,
như thế nào?
Quản trị quyết định trả
lời cho câu hỏi cái gì và
bao giờ?
Cấp bậc Cấp bậc trung Cấp cao nhất
Chức năng Quản lý có chức năng
thi hành. Người quản lý
hoàn thành công việc
của mình dưới sự giám
sát nhất định. Chức
năng quan trọng nhất
của quản lý là thúc đẩy
và kiểm soát nhân viên.
Quản trị có chức năng
tư duy.Các kế hoạch và
chính sách được quyết
định dựa theo các tư
duy. Chức năng quan
trọng nhất của quản trị
là lập kế hoạch.
Mức độ ảnh hưởng Các quyết định quản lý
đưa ra bị ảnh hưởng bởi
quyết định, quan điểm
của nhà quản lý
Quản trị đưa ra quyết
định bị ảnh hưởng bởi
cộng đồng, chính phủ,
phong tục…
Tổ chức Quản lý thường thấy ở
các doanh nghiệp
Quản trị thường thấy ở
các cơ quan chính phủ,
quân sự, tôn giáo, giáo
dục, doanh nghiệp
Các vấn đề xử lý Quản lý là một tập hợp
con của chính quyền.
Quản lý xử lý các vấn
đề về hoạt động, vận
hành của một tổ chức.
Quản trị thường xử lý
các khía cạnh kinh
doanh, chẳng hạn như
tài chính. Nó là một hệ
thống các tổ chức có
hiệu quả để quản trị con
người và nguồn lực.
Quản trị giúp cho nhân
viên nỗ lực đạt được các
mục tiêu chung. Quản
trị phải kết hợp cả lãnh
đạo và tầm nhìn.
| 1/8

Preview text:

Phân biệt khái niệm: Quản lý, lãnh đạo, quản trị A. Các khái niệm 1. Quản lý 1.1 Khái niệm
Có nhiều nhận định và khái niệm xoay quanh thuật ngữ quản lý, thuật ngữ này
có thể được tiếp cận theo nhiều cách.
- Theo các tác giả nghiên cứu về khoa học quản lý nổi tiếng ở phương Tây như:
F.W.Taylor (Mỹ) cho rằng: “quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác
làm sau đó biết rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt và rẻ nhất”(1);
H.Fayol (Pháp) cho rằng: “quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”(2)...
- Theo giáo trình Khoa học quản lý của Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra”(3).
- Theo giáo trình Quản lý giáo dục và khoa học của Học viện Báo chí và tuyên
truyền: “Quản lý là nghệ thuật sử dụng quyền lực của chủ thể quản lý tác động
có tổ chức, có hướng địch tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra”(4).
 Tóm lại, qua những nhận định của các tác giả, chúng tôi có thể đúc rút ra một
khái niệm chung như sau: quản lý là sự tác động qua lại có tổ chức của chủ thể
đến một hoặc một số đối tượng nhất định thông qua việc thực hiện những mục
đích chung và những yếu tố khách quan bên ngoài nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
(1) Giáo trình khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, H.2002, tr.34.
(2) Viện Nghiên cứu và đào tạo về quản lý: Tinh hoa quản lý, Nxb Lao động – Xã hội, H.2003, tr.59.
(3) Giáo trình khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, H.2002, tr.12.
(4) Giáo trình Quản lý giáo dục và khoa học, NXB Chính trị - Hành chính, H.2011, tr.8.
1.2 Các thành tố cơ bản trong quản lý và bản chất của quản lý
* Có 4 thành tố cơ bản trong quản lý: Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, Mục
tiêu, khách thể quản lý.
* Bản chất của quản lý chính là sự tác động qua lại để giải quyết các mối quan
hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục đích, mục
tiêu đã được đề ra thông qua khách thể quản lý.
Từ bản chất quản lý ta có thể vẽ ra được sơ đồ mối quan hệ giữa các thành tố trong quản lý như sau: Chủ thể quản lý Mục đích, mục tiêu Đối tượng quản Khách thể quản lý 1.3 Vai trò của quản lý
Nhà quản lí đóng vai trò quan trọng, góp phần chủ yếu quyết định hiệu quả và
sự phát triển bền vững của tập thể. Với chức trách của mình, người quản lí đảm
đương nhiều vai trò khác nhau.
- Có thể tổng hợp các vai trò cơ bản chung nhất mà tất cả những người làm quản
lí đều phải thực hiện: Vai trò giao tiếp, quan hệ; Vai trò thông tin; Vai trò quyết định.
- Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cấp trên giao cho, một nhà quản lý
cần thực hiện các vai trò cụ thể sau: Tạo điều kiện thuận lợi cho công việc
chung, Khơi gợi và thiết lập tinh thần tập thể, Đảm bảo sự an toàn, yên ổn của
các cộng sự, Truyền đạt sự hiểu biết, kinh nghiệm.
1.4 Chức năng của quản lý
Quản lý có 4 chức năng cơ bản, 4 chức năng này tác động qua lại lẫn nhau, bổ
sung cho nhau, cụ thể là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá. Khâu chuẩn bị Kế hoạch Kiểm Tổ chức tra đánh + Kế hoạch là việc Khâu thực hiện xác Chỉ đạo
lập mục tiêu và phương thức đạt tới mục tiêu. Xác
lập mục tiêu không những giúp cho
mỗi người trong tổ chức biết rõ điểm đến mà còn để phân bổ nguồn lực một
cách hợp lý trên toàn bộ tiến trình. Mỗi cấp độ đều có mục tiêu gọi là Hệ thống mục tiêu của tổ chức.
+ Tổ chức thực hiện là chức năng thứ hai của Người quản lý. Với một công ty
đã rõ ràng về cơ cấu tổ chức, mô tả công việc mỗi vị trí thì nhiệm vụ chính của
người quản lý đó là: Giao việc, hỗ trợ, kiểm soát và điều chỉnh.
+ Chỉ đạo là việc nhà quản lý tác động lên các bộ phận, cá nhân trong tổ chức,
hướng họ đến việc thực hiện và hoàn thành mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
+ Kiểm tra đánh giá là việc nhà quản lý đo lường thực tế công việc mà các cá
nhân, bộ phận đã thực hiện, từ đó phát hiện những vấn đề đồng thời đưa ra
phương hướng giải quyết kịp thời nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra. 2. Lãnh đạo 2.1 Khái niệm
Lãnh đạo là một khái niệm tương đối gần so với khái niệm quản lý, đôi khi
được đồng nhất với quản lý tuy nhiên lãnh đạo được hiểu theo nghĩa rộng hơn,
lãnh đạo chính là hình thức quản lý cao nhất.
- Theo Từ điển tiếng Việt do NXB Đà Nẵng xuất bản năm 2008 thì “lãnh đạo”
là: “đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức thực hiện theo chủ trương, đường lối đề ra đó”(1).
- Theo Giáo trình Đại cương về khoa học quản lý và quản lý giáo dục của NXB
Đại học sư phạm Hà Nội: “Lãnh đạo được xem như "bộ não" của quản lí, đó là
hệ thần kinh trung ương của quản lí. Đặc điểm chủ yếu của lãnh đạo là ở chỗ
xác định đường lối cơ bản, là định hướng mang tính chiến lược, là gây ảnh
hưởng, là lôi cuốn quần chúng nỗ lực, tự giác, hăng hái thực hiện có kết quả
đường lối, mục tiêu đã vạch ra”(2).
- Theo Giáo trình Kỹ năng lãnh đạo, quản lý: “Lãnh đạo là quá trình chỉ dẫn và
khai mở tiềm năng cho mọi người nhằm đem lại phúc lợi chung thông qua sự
khích lệ và chia sẻ của chủ thể lãnh đạo”(3).
- Từ những khái niệm theo nhận định của các tác giả, chúng tôi đúc rút ra được
khái niệm chung như sau: lãnh đạo là sự xác định mục đích mà một tổ chức cần
hướng tới đồng thời mở ra con đường để đi đến mục đích đó. Trong quá trình đi
đến mục tiêu, lãnh đạo là sự truyền cảm hứng, chia sẻ kinh nghiệm đến mọi
thành viên đang tham gia vào việc hoàn thành mục tiêu đồng thời chỉ ra đường
lối đúng đắn cho mọi người. Lãnh đạo có tính linh hoạt, sáng tạo và năng động
nhằm phát huy tính tích cực trong công việc cũng như cổ vũ tinh thần cho đối tượng bị lãnh đạo.
(1) Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, H.2008, tr.673.
(2) Giáo trình đại cương khoa học quản lý và quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, H.2015, tr.35.
(3) Giáo trình Kỹ năng lãnh đạo, quản lý, NXB Lý luận chính trị, H.2018, tr.9.
2.2 Yếu tố cơ bản trong lãnh đạo
Hoạt động lãnh đạo có 4 yếu tố cơ bản cấu thành: Chủ thể lãnh đạo, khách thể
lãnh đạo, đối tượng khách quan và thủ pháp lãnh đạo.
- Chủ thể lãnh đạo: là người lãnh đạo, đó là người tổ chức, người chỉ huy trong
khoa học lãnh đạo, có tác dụng và chiếm vị trí chi phối chủ đạo trong hoạt động lãnh đạo.
- Khách thể lãnh đạo: là người bị lãnh đạo, là đối tượng lãnh đạo của chủ thể
lãnh đạo, trong một số điều kiện nhất định nó lại có vị trí chủ thể hoặc vừa là
khách thể vừa là chủ thể.
- Đối tượng khách quan: Mục tiêu tổ chức chỉ là nhận thức, cải tạo thế giới, cái
gọi là đối tượng khách quan chính là đối tượng chủ thể và khách thể lãnh đạo
công tác dụng. Đối tượng với nghĩa rộng chính là hoàn cảnh.
- Thủ pháp lãnh đạo: Là khâu trung gian liên kết giữa chủ thể, khách thể của
lãnh đạo như cơ cấu tổ chức, quy định điều lệ, phương pháp, phương thức lãnh đạo. 2.3 Vai trò
Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người, để họ cố gắng một cách tự
nguyện vì các mục tiêu chung của tổ chức hay doanh nghiệp. Vai trò của người
lãnh đạo không phải đứng đằng sau để thúc giục nhân viên mà chính là động
viên, khích lệ, định hướng và hỗ trợ nhân viên đạt được mục tiêu đã đề ra.
Những người quản lý chỉ là những người hoàn thành đúng công việc được giao
thì một nhà lãnh đạo lại là người lựa chọn thực hiện những điều đúng đắn. 2.4 Chức năng
- Tạo động lực làm việc - Lãnh đạo nhóm - Truyền thông - Giải quyết xung đột - Tư vấn nội bộ 3. Quản trị 3.1 Khái niệm
Quản trị là tiến trình thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công
việc qua những nỗ lực của người khác. Quản trị là phối hợp hiệu quả các hoạt
động của người cùng chung trong tổ chức. Đây là quá trình nhằm đạt được mục
tiêu đã đề ra bằng việc phối hợp nguồn lực của tổ chức. Quản trị còn là quá
trình các nhà quản trị hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. 3.2 Bản chất
- Quản trị giúp tìm ra phương thức phù hợp để công việc hiệu quả cao nhất, chi
phí ít nhất. Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về quản trị là gì nhưng bản chất
của quản trị chỉ có một. Quản trị cần ba yếu tố điều kiện cơ bản sau. Phải có chủ thể quản trị.
Đó là các nhân tố tạo ra các tác động quản trị, đối tượng quản trị tiếp. Đối tượng
bị quản trị phải chịu tiếp nhận sự tác động đó. Tác động có thể diễn ra một hoặc nhiều lần liên tục.
- Phải có mục tiêu đặt ra cho chủ thể quản trị và đối tượng. Đây là căn cứ để
chủ thể tạo ra các nhân tố tác động. Chủ thể quản trị gồm một hoặc nhiều người.
Đối tượng là một tổ chức, một tập thể hoặc thiết bị, máy móc. Phải có một
nguồn lực. Nguồn lực giúp chủ thể quản trị khai thác trong quá trình quản trị. 3.3 Chức năng - Hoạch định - Tổ chức - Lãnh đạo - Kiểm soát B. Phân biệt 1. Quản lý và lãnh đạo
Chỉ ra tính khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý là tương đối, có ý nghĩa nhận thức
luận, làm cơ sở cho nghiên cứu khoa học và chỉ đạo thực tiễn công tác lãnh đạo,
quản lý tổ chức. Lãnh đạo và quản lý đều giữ vai trò quan trọng, giữa chúng có
mối quan hệ không thể tách rời nhau. Lãnh đạo, quản lý là quá trình huy động
triệt để mọi nguồn lực trong việc phát triển và điều hành các chiến lược nhằm
thực hiện mục tiêu đặt ra, trong đó - lãnh đạo là sự định hướng và chia sẻ tầm
nhìn thông qua mối quan hệ động và linh hoạt còn quản lý là sự cụ thể hóa, hiện
thực hóa tầm nhìn đó. Quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý là mối quan hệ thống
nhất, hỗ trợ, chuyển hóa cho nhau trên cơ sở xác lập và thể hiện chức năng cùng
phương thức hoạt động giữa chúng trong quá trình tạo thành một chỉnh thể, một
hệ thống tổ chức. Quản lý thiếu vai trò của lãnh đạo dễ dẫn đến mất phương
hướng. Lãnh đạo không có sự quản lý dễ dẫn đến chung chung, thiếu tính thiết
thực. Quan hệ của lãnh đạo và quản lý trong duy trì, phát triển tổ chức, thực
chất là sự kết hợp biện chứng giữa quyền lực “cứng” với quyền lực “mềm”;
giữa tính kế hoạch thực hiện các mục tiêu ngắn hạn với việc hình thành chiến
lược, xây dựng tầm nhìn hướng đến mục tiêu dài hạn và phát triển bền vững;
giữa duy trì quan hệ công việc bằng phương pháp hành chính với cải thiện quan
hệ con người bằng khích lệ nguồn cảm hứng và chia sẻ. Mối quan hệ hữu cơ
giữa lãnh đạo và quản lý được phản ánh trên hai phương diện thiết yếu:
- Về chức năng của lãnh đạo là xác định mục tiêu, kiến tạo tầm nhìn và dự báo,
gắn kết tầm nhìn với giá trị, hoạch định đường lối, hình thành chủ trương, ra các
quyết sách chính trị. Chức năng của quản lý là lập kế hoạch, huy động nguồn
lực, tổ chức điều hành và kiểm soát các hoạt động.
- Về phương thức, lãnh đạo lấy giáo dục, thuyết phục, truyền cảm hứng, khai
tâm, khai trí, động viên và nêu gương, còn quản lý chú trọng tổ chức hành
chính, cưỡng chế, duy trì tổ chức thực hiện các hoạt động cụ thể trên cơ sở các
nguyên tắc, quy định có tính chế tài và các điều luật hiện hành. 2. Quản lý và quản trị
Nhà quản lý cần có khả năng tổ chức, có phẩm chất kiên định, linh hoạt và làm
việc hiệu quả. Nhà quản trị lại cần có tầm nhìn, có khả năng động viên, thúc đẩy
và truyền cảm hứng cho nhân viên. Quản trị cần đặt ra các chiến lược. Quản lý
quan tâm đến chiến thuật và phương án nhiều hơn. Quản trị là xem thứ gì được
cho phép và thứ gì không còn quản lý là làm mọi thứ được cho phép một cách tối ưu. Quản lý Quản trị Đối tượng quản lý công việc Quản trị con người Bản chất Chức năng của quản lý
Chức năng của quản trị là thi hành. Quản lý là là đưa ra quyết định.
hành động để thực hành Quản trị thành lập ra chính sách đã được mục tiêu, chính sách cho
quyết định bởi quản trị. tổ chức. Quá trình
Quản lý quyết định ai,
Quản trị quyết định trả như thế nào?
lời cho câu hỏi cái gì và bao giờ? Cấp bậc Cấp bậc trung Cấp cao nhất Chức năng Quản lý có chức năng Quản trị có chức năng
thi hành. Người quản lý tư duy.Các kế hoạch và hoàn thành công việc chính sách được quyết
của mình dưới sự giám định dựa theo các tư sát nhất định. Chức duy. Chức năng quan năng quan trọng nhất
trọng nhất của quản trị
của quản lý là thúc đẩy là lập kế hoạch. và kiểm soát nhân viên. Mức độ ảnh hưởng
Các quyết định quản lý Quản trị đưa ra quyết
đưa ra bị ảnh hưởng bởi định bị ảnh hưởng bởi quyết định, quan điểm cộng đồng, chính phủ, của nhà quản lý phong tục… Tổ chức
Quản lý thường thấy ở
Quản trị thường thấy ở các doanh nghiệp các cơ quan chính phủ, quân sự, tôn giáo, giáo dục, doanh nghiệp Các vấn đề xử lý
Quản lý là một tập hợp
Quản trị thường xử lý con của chính quyền. các khía cạnh kinh
Quản lý xử lý các vấn doanh, chẳng hạn như
đề về hoạt động, vận
tài chính. Nó là một hệ hành của một tổ chức. thống các tổ chức có
hiệu quả để quản trị con người và nguồn lực. Quản trị giúp cho nhân
viên nỗ lực đạt được các mục tiêu chung. Quản
trị phải kết hợp cả lãnh đạo và tầm nhìn.