-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Dẫn luận ft. Đối chiếu | Dẫn luận ngôn ngữ | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Dẫn luận kết hợp với Đối chiếu trong môn học Dẫn luận ngôn ngữ tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM là một phương pháp phổ biến trong việc phân tích và đánh giá ngôn ngữ. Sinh viên được khuyến khích so sánh và đối chiếu giữa các yếu tố ngôn ngữ khác nhau, như ngữ pháp, từ vựng, cấu trúc câu, hoặc ngữ cảnh sử dụng, để hiểu rõ hơn về sự đa dạng và cách thức hoạt động của ngôn ngữ. Phương pháp này giúp sinh viên phát triển kỹ năng phân tích và suy luận một cách logic và tỉ mỉ.
Dẫn luận ngôn ngữ (DAI013) 23 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Dẫn luận ft. Đối chiếu | Dẫn luận ngôn ngữ | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Dẫn luận kết hợp với Đối chiếu trong môn học Dẫn luận ngôn ngữ tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM là một phương pháp phổ biến trong việc phân tích và đánh giá ngôn ngữ. Sinh viên được khuyến khích so sánh và đối chiếu giữa các yếu tố ngôn ngữ khác nhau, như ngữ pháp, từ vựng, cấu trúc câu, hoặc ngữ cảnh sử dụng, để hiểu rõ hơn về sự đa dạng và cách thức hoạt động của ngôn ngữ. Phương pháp này giúp sinh viên phát triển kỹ năng phân tích và suy luận một cách logic và tỉ mỉ.
Môn: Dẫn luận ngôn ngữ (DAI013) 23 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40749825
Dẫn luận ft. Đối chiếu
Dẫn Luận Ngôn Ngữ (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40749825 Phần 1: Dẫn luận Chú trọng vào các câu
I. Ngôn ngữ (lời nói)
1. Ký hiệu ngôn ngữ học là gì? Trình bày các thuộc tính của nó (4) (Trình bày
ngắn gọn ba đặc trưng chính của ký hiệu ngôn ngữ)
- Ký hiệu là một thực thể tâm lý/vật chất (có thể tri giác, cảm giác được), dùng thay
thế một đối tượng khác trong hoạt động giao tiếp và nhận thức
- Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu, ký hiệu ngôn ngữ học không kết nối sự vật với
một từ mà là kết nối một khái niệm với một hình ảnh âm học
- Các đặc trưng cơ bản của ký hiệu ngôn ngữ: + Tính võ đoán:
● Giữa cái biểu đạt của ngôn ngữ và cái được biểu đạt không có mối
liên hệ tự nhiên nào.
● Cùng 1 khái niệm, nhưng mỗi ngôn ngữ dùng cách biểu đạt khác nhau
● Quan hệ giữa hình ảnh âm học và khái niệm là quan hệ quy ước
+ Đặc trưng tuyến tính của cái biểu đạt
● Cái biểu đạt hay hình ảnh âm thanh diễn ra trong thời gian (trật tự từ, ngữ điệu,...)
● Các yếu tố của cái biểu đạt bắt buộc phải thực hiện theo 1 trật tự
tuyến tính, tạo ra một chuỗi âm thanh + Tính quy ước:
● Ký hiệu ngôn ngữ hình thành dưới sự quy ước của các thành viên
trong cộng đồng ngôn ngữ
2. Ngôn ngữ là gì? Phân biệt ngôn ngữ và lời nói (4)
Ngôn ngữ: là một hiện tượng xã hội (đặc biệt), là phương tiện giao tiếp trọng yếu
nhất của con người và là phương tiện của tư duy. Ngôn ngữ là tổng hợp tất cả
những vật liệu, quy tắc được quy định bởi một cộng đồng mà nhờ đó các thành
viên trong cộng đồng có thể sản sinh và hiểu được những ngôn phẩm của nhau.
Ngôn ngữ hiểu theo nghĩa hẹp là từng hệ thống giao tiếp bằng lời của từng dân tộc.
Lời nói: là tất cả những gì cụ thể mà con người nói ra và nghe được trong giao tiếp.
→ Lời nói có những biểu đạt và giá trị biểu đạt riêng với từng người nói, tuy nhiên
cũng có những biểu đạt và giá trị biểu đạt chung mà ai cũng thực hiện như nhau khi
cùng nói một lời. Hệ thống của tất cả những cái chung đó được gọi là ngôn ngữ.
Nói cách khác, ngôn ngữ là phần còn lại trong lời nói sau khi đã gạt bỏ tất cả những
yếu tố có tính chất cá nhân của người tạo ra lời nói.
3. Nội dung các quan hệ trong hệ thống ngôn ngữ? Ví dụ?
Quan hệ kết hợp (ngữ đoạn): là quan hệ giữa các đơn vị cùng xuất hiện và tổ
hợp với nhau để tạo thành một đơn vị lớn hơn. Quan hệ kết hợp bao giờ cũng là
quan hệ giữa các đơn vị cùng loại (cùng chức năng). Vd: chiếc xe này rất đẹp. lOMoAR cPSD| 40749825
Quan hệ đối vị (liên tưởng): là quan hệ giữa các đơn vị có thể thay thế cho nhau ở
một vị trí nhất định. Các đơn vị có quan hệ đối vị với nhau tạo thành hệ đối vị.
Chúng không bao giờ xuất hiện kế tiếp nhau trong một câu. Cũng giống như quan
hệ kết hợp, quan hệ đối bao giờ cũng là quan hệ giữa các đơn vị cùng loại (cùng
chức năng). Vd: my/your; this/that.
Quan hệ tôn ti (thứ bậc): là quan hệ giữa đơn vị có cấp bậc cao và đơn vị có cấp
bậc thấp mà nó là yếu tố cấu thành. Vd: quan hệ giữa “work” và “er” trong từ worker.
4. Các đơn vị thuộc hệ thống ngôn ngữ? (âm vị, hình vị, từ)
Âm vị: là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phân ra được trong chuỗi
lời nói, có chức năng khu biệt nghĩa. Ví dụ: Các âm /b/, /t/, /v/… hoàn toàn không
thể chia nhỏ chúng ra hơn nữa.
Hình vị: là một hoặc chuỗi kết hợp một vài âm vị, biểu thị một khái niệm. Nó là
đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa. Chức năng của hình vị là chức năng ngữ nghĩa. Ví dụ,
kết hợp “quốc gia” trong tiếng Việt gồm hai hình vị: “quốc” là nước, “gia” là nhà,
“паровоз” của tiếng Nga gồm ba hình vị “пар” là hơi nước, “воз” là sự chuyên chở,
còn “-о” là hình vị nối, “combat” là sự kết hợp giữa “com” ⇒ companion (cùng
nhau) và “bat” ⇒ battle (chiến đấu)
Từ: : là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng hoạt động độc lập, tức có khả năng
đảm nhận chức năng cú pháp trong câu hoặc có quan hệ kết hợp với các đơn vị
khác có khả năng đó. Ví dụ: Các từ “tủ”, “ghế”, “đi”, “cười”…
5. Hình vị là gì? Cho ví dụ (xem câu 4 pls)
II. Ngữ âm học [âm tố (nguyên âm, phụ âm), âm vị, âm tiết*]
6. Âm tố là gì? Âm vị là gì? Phân biệt âm tố & âm vị (3)
- Âm vị: là đơn vị âm cơ bản và nhỏ nhất trong hệ thống ngôn ngữ. Âm vị không có
nghĩa, mà chỉ có chức năng tạo vỏ ngữ âm, nghĩa là nó có chức năng khu biệt
nghĩa ngôn ngữ. Vd: từ cat /kæt/ có 3 âm vị
- Âm tố: là đơn vị cấu âm – thính giác nhỏ nhất của ngôn ngữ. Gồm hai tập hợp
lớn là nguyên âm và phụ âm - So sánh: Âm vị Âm tố Khái niệm
Là tổng thể những nét khu
Là đơn vị nhỏ nhất của âm
biệt được thể hiện đồng thời
thanh, lời nói dùng để cấu tạo lOMoAR cPSD| 40749825
của cùng một loại âm tố, có
nên mọi đơn vị ngôn ngữ khác
chức năng phân biệt các loại nhau ngôn ngữ Tính chất
Là cái trừu tượng, khái quát
Là cái cụ thể, cảm nhận bằng
phải được khu biệt, tri giác
thính giác dựa vào 3 đặc mới nhận ra được
trưng: sinh lý, vật lý và sinh lý cấu âm
Do các nhà nghiên cứu quy Là cái có thực định Có tính xã hội Có tính cá nhân Số lượng và
Hữu hạn và đặc trưng cho hệ
Vô hạn, những đặc trưng phạm vi
thống âm vị của từng ngôn ngữ không có tính khu biệt, phổ
biến cho mọi loại ngôn ngữ Ví dụ: có 1 âm vị /t/
Ví dụ: Qua cách phát âm của
mỗi người có thể phát ra những âm tố [t] khác nhau Mối quan hệ
Âm vị được thể hiện bằng âm
Âm tố chứa âm vị
tố, là đại diện cho các âm tố
7. Các đặc trưng của nguyên âm? Cho ví dụ?
a. Độ mở của miệng: gồm nguyên âm mở (a), mở vừa (e,o), khép vừa (ê,ô), khép (i,ư)
b. Vị trí của lưỡi: nguyên âm dòng trước (i,ê,e), dòng giữa (nguyên âm i trong
từ bird), dòng sau (o,ô,ư,u,ơ)
c. Hình dáng môi: nguyên âm tròn môi (o,ô), nguyên âm dẹt môi (i,ư,)
d. Độ dài nguyên âm: nguyên âm dài (i:) và nguyên âm ngắn (i)
e. Nguyên âm cố định âm sắc (nguyên âm đơn) & Nguyên nhân biến đổi âm
sắc (nguyên âm đôi hoặc ba)
- Về bản chất âm học: Nguyên âm do thanh cấu tạo (vd: o,a,u)
- Về bản chất cấu âm: để cấu tạo ra nguyên âm, luồng hơi ra tự do (vd: âm h)
- Luồng hơi cần cho sự phát âm của các nguyên âm yếu (vd: h)
- Khi cấu âm các nguyên âm, bộ máy phát âm căng thẳng toàn thể để tạo ra âm sắc nhất định
8. Các đặc trưng của phụ âm? Cho ví dụ?
a. Phương thức cấu âm:
● Phụ âm tắc: [t],[d]
● Phụ âm xát: [s],[z]
● Phụ âm tắc-xát: [ts]; [dz]
● Phụ âm rung: [r]
● Vị trí cấu âm: lOMoAR cPSD| 40749825
- Phụ âm môi: gồm phụ âm hai môi [b], [p], [m] và phụ âm môi-răng [f], [v]
- Phụ âm đầu lưỡi – răng trên: [t], [n]
- Phụ âm đầu lưỡi – răng dưới: [s], [z]
- Phụ âm đầu lưỡi – lợi: [l], [d] (trong tiếng việt)
- Phụ âm đầu lưỡi – ngạc cứng: [s2], [z2]
- Phụ âm gốc lưỡi – ngạc mềm: [k], [g]
- Phụ âm mặt lưỡi – ngạc: [c] - Phụ âm họng: [h], [x] - Tính thanh: + Hữu thanh: [m], [n], [b] + Vô thanh: [p], [k], [t]
- Về bản chất âm học: phụ âm do tiếng động tạo nên
- Về mặt cấu âm: phụ âm được tạo nên do sự cản trở không khí (vốn cần thiết để
gây nên tiếng động) (vd: m,l,n)
- Luồng hơi cần cho sự phát âm các phụ âm bao giờ cũng mạnh (dù chỉ là tương đối)
- Khi cấu âm phụ âm, bộ máy phát âm chỉ căng thẳng cục bộ, tức là chỉ gây trở
ngại cho luồng không khí đi ra hoặc đi vào
9. So sánh sự khác nhau giữa phụ âm và nguyên âm Nguyên âm Phụ âm Chặn/trở ngại Không
Bị chặn bởi các cơ quan như
môi, răng, ngạc, họng, đầu lưỡi Dòng khí Lưu thông tự do Bị cản trở Đặc trưng
Độ mở của miệng, độ tròn
Vị trí cấu âm, phương thức
môi, độ dài của nguyên âm, cấu âm, tính thanh vị trí của lưỡi Bản chất âm học Do thanh cấu tạo Do tiếng động tạo nên
III. Từ vựng (các nhóm từ trái nghĩa*, đa nghĩa, đồng âm)
10. Phân biệt hiện tượng đa nghĩa và hiện tượng đồng âm? Cho ví dụ minh họa
(3) Từ đồng âm: là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
Vd: ca (đồ đựng nước) và ca (hát); hour /aʊə/ và our /aʊə/
Từ nhiều nghĩa (đa nghĩa): là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển,
các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối quan hệ với nhau. Vd: mặt người và mặt biển lOMoAR cPSD| 40749825
IV. Ngữ pháp học (ngữ pháp, phạm trù*, phương thức*, phụ tố,
quan hệ cú pháp, câu, lời nói? -> ngữ đoạn)
11. *Phương thức ngữ pháp nào phổ biến nhất trong tiếng Việt? Cho ví dụ (3)
a. Phương thức trật tự từ: giải thích ở dưới. Ví dụ các ý nghĩa quan
hệ của từ như chủ ngữ, bổ ngữ, chủ thể của hoạt động, đối tượng của
hoạt động,... Ví dụ “Ngạn mến Hà Lan” thì Ngạn là chủ ngữ, biểu thị
chủ thể của hoạt động “mến”; còn “Hà Lan” là bổ ngữ, biểu thị đối
tượng của hoạt động nói trên.
b. Phương thức hư từ (từ không biểu thị ý nghĩa từ vựng mà biểu thị ý
nghĩa ngữ pháp): dùng cặp hư từ có…không để hỏi và phát âm nhấn
mạnh vào điểm cần hỏi.
vd: Anh có đi không? ⇒ dùng đại từ nghi vấn để hỏi và
phát âm nhấn mạnh vào từ “đi”
Hay các hư từ như đã, đang, sẽ để thể hiện ý nghĩa thời.
Câu hỏi này có thể trả lời khá khó khăn và không thể chắc chắn được bởi vì
phương thức ngữ pháp phổ biến nhất trong tiếng Việt có thể khác nhau tùy vào
ngữ cảnh và mục đích sử dụng của câu hoặc của từ. Tuy nhiên, theo quan sát
của tôi, phương thức trật tự từ và phương thức hư từ là hai phương thức ngữ
pháp được sử dụng rất phổ biến trong tiếng Việt. lOMoAR cPSD| 40749825
Phương thức trật tự từ là cách sắp xếp các từ trong câu theo một quy tắc
nhất định để biểu thị ý nghĩa cụ thể. Trật tự từ thường được sử dụng để đưa
ra thông tin chủ đề của câu trước khi đưa ra thông tin chi tiết hơn. Ví dụ:
"Tôi đi học thường xuyên vào sáng thứ hai và thứ tư" (I go to school regularly
on Monday and Wednesday mornings). Trong câu này, chủ đề "tôi" được đưa
ra trước khi đưa ra các chi tiết hơn về thời gian tôi đi học.
Phương thức phụ tố là cách thêm các âm tố vào một từ để thể hiện ý nghĩa
ngữ pháp . Phương thức này được sử dụng rất phổ biến trong tiếng Anh. Ví
dụ: work -> works, want -> wanted (biểu thị ý nghĩa thời)
Phương thức ngữ điệu là cách mà ngôn ngữ được phát âm, bao gồm cách
nói, trọng âm và tốc độ nói. Nó có thể ảnh hưởng đến ý nghĩa của một câu
hoặc một từ trong ngôn ngữ. Ví dụ: một câu nói như “Bạn thật là tuyệt vời!”
Cách mà người nói phát âm câu này, bao gồm trọng âm và cách nói, có thể
thể hiện ý nghĩa khác nhau. Nếu người nói nhấn mạnh từ “tuyệt vời”, nó có
thể mang ý nghĩa ca ngợi và khen ngợi. Tuy nhiên, nếu người nói nhấn mạnh
từ “thật”, thì nó có thể mang ý nghĩa bất ngờ và ngạc nhiên. Ngoài ra, cách
nói và phát âm cũng có có thể thể hiện cảm xúc, tình trạng cảm thấy, hoặc thái
độ của người nói. Ví dụ, nếu người nói nói chậm rãi và nhẹ nhàng, nó có thể
thể hiện sự bình tĩnh hoặc sự thư thái. Ngược lại, nếu người nói nói nhanh và
vội vàng, nó có thể thể hiện sự căng thẳng hoặc sự hối hả.
Tuy nhiên, cũng có thể rằng các phương thức ngữ pháp khác như phương
thức biến dạng chính tố, phương thức thay chính tố, phương thức lặp,
phương thức trọng âm, và phương thức hư từ cũng được sử dụng phổ biến
trong tiếng Việt. Tùy vào ngữ cảnh và mục đích sử dụng mà một phương thức
ngữ pháp có thể được sử dụng nhiều hơn so với các phương thức khác.
12. Phạm trù ngữ pháp là gì? Cho ví dụ minh họa.
Phạm trù ngữ pháp là một tổng hợp những ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau được thể hiện
bằng những hình thái ngữ pháp đối lập tương ứng.
FYI: Ta có phạm trù số (table>phạm trù cách, phạm trù thì, phạm trù thức, ngôi, thể
VD: Phạm trù số (danh từ car-cars or biến đổi động từ và đại từ they play - he plays; this man
- these men); phạm trù giống (actor-actress; waiter-waitress)
13. Trình bày mối liên hệ giữa Phương thức ngữ pháp, Ý nghĩa ngữ pháp, Phương tiện ngữ pháp.
Mối liên hệ giữa phương thức ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp và phương tiện ngữ pháp là rất
chặt chẽ và không thể tách rời.
Phương thức ngữ pháp là những biện pháp hình thức chung nhất để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. lOMoAR cPSD| 40749825
Ý nghĩa ngữ pháp là loại ý nghĩa chung cho hàng loạt đơn vị ngôn ngữ và được thể hiện
bằng những phương tiện ngữ pháp nhất định
Phương tiện ngữ pháp bao gồm các từ loại (danh từ, động từ, tính từ…), thời gian, cấu trúc
câu, trật tự từ, phụ âm, nguyên âm…
=> Chúng đều giúp người sử dụng biết cách sử dụng các thành phần ngữ pháp để
tạo thành câu hoàn chỉnh, rõ ràng và đầy đủ nghĩa.
14. Hệ thống ngữ pháp gồm các đơn vị nào? Phạm trù lời nói(?) gồm các đơn vị nào (2)
Hệ thống ngữ pháp gồm đơn vị khác nhau, bao gồm: ngữ âm học (phonetics), hình vị từ
(morphology), ngữ pháp câu (syntax), ngữ nghĩa (semantics), ngữ dịch (translation), ngôn
ngữ học so sánh (comparative linguistics), ngôn ngữ học lịch sử (historical linguistics). Hệ
thống ngữ pháp (actually) gồm các đơn vị:
- Cú đoạn (phrase): là một yếu tố đơn lẻ của câu, bao gồm hơn một từ
- Cú (clause): là một nhóm từ gồm chủ ngữ và vị ngữ của mình, nằm trong một câu rộng lớn
Đơn vị của lời nói gồm ngữ đoạn và câu (xem lại các câu khái niệm ngữ đoạn và câu)
Khuyên nên nhớ tên tiếng Anh chứ dịch sang tiếng Việt hình như trong đây dịch hơi la
15. Phân biệt phụ tố biến hình từ và phụ tố phái sinh từ, cho ví
dụ(4) Giống nhau: đều là phụ tố Khác nhau:
Phụ tố biến hình từ
Phụ tố phái sinh từ
Không làm thay đổi thay đổi nghĩa hoặc từ
Làm thay đổi nghĩa và từ loại của từ loại của từ Ràng buộc cú pháp không ràng buộc cú pháp có tính sản sinh cao
không có tính sản sinh cao thường là hậu tố
có thể là tiền tố hoặc hậu tố
xuất hiện sau hình vị phát sinh từ
xuất hiện trước biến tố
Ví dụ: phụ tố biến hình từ: long ⇒ longer, short ⇒ shorter ⇒ không làm thay đổi nghĩa
gốc hoặc từ loại (adj)
Phụ tố phái sinh từ: happy + un- ⇒ unhappy ⇒ thay đổi nghĩa của từ; sad ⇒ sadness
⇒ thay đổi từ loại (adj ⇒ n)
16. Phương thức phụ tố (phụ tố phái sinh từ)? Công dụng? Ví dụ (2) lOMoAR cPSD| 40749825
Phương thức phụ tố (affixation) trong ngữ pháp là phương thức tạo ra các từ mới bằng
cách thêm các phụ tố vào vị trí đầu hoặc cuối của một từ gốc (base word). Phụ tố là một
phần của từ vựng và có thể thay đổi ý nghĩa hoặc loại từ (đánh dấu ý nghĩa ngữ pháp).
Có hai loại phụ tố chính là tiền tố (prefix) và hậu tố (suffix). Tiền tố được thêm vào phía
trước của từ gốc và hậu tố được thêm vào phía sau của từ gốc.
Ví dụ, tiền tố "un-" có nghĩa là "không" hoặc "ngược lại" và thường được sử dụng để thay
đổi ý nghĩa của từ. Ví dụ:
Happy (vui vẻ) -> unhappy (không vui vẻ)
Lock (khóa) -> unlock (mở khóa)
Hậu tố "-ness" có nghĩa là "tính chất của" và thường được sử dụng để tạo ra các danh từ từ các tính từ. Ví dụ:
Happy (vui vẻ) -> happiness (tính chất của vui vẻ)
Dark (tối) -> darkness (tính chất của tối)
17. Các quan hệ cú pháp? Ví dụ?
a. Quan hệ đẳng lập: Bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp (vai trò như nhau
trong ngữ pháp của toàn tổ hợp & quan hệ như nhau với các yếu tố bên
ngoài tổ hợp đó) ⇒ Vd: sách vở, Tôi và Nam
b. Quan hệ chính phụ: hai thành tố (trung tâm - phụ) không bình đẳng với
nhau về mặt ngữ pháp. Thành tố trung tâm quyết định ngữ pháp của toàn ngữ
đoạn với những yếu tố bên ngoài ngữ pháp đó ⇒ Vd: sách Địa (chính-phụ)
c. Quan hệ chủ vị: quan hệ cú pháp giữa hai trung tâm (chủ ngữ - vị ngữ) phụ
thuộc vào nhau và chức năng cú pháp của chúng được xác định ngay trong
kết cấu do chúng tạo nên mà không cần đặt vào trong một kết cấu nào lớn
hơn. Vd: Tôi và Nam//đi học (chủ - vị).
18. Câu là gì? Câu được cấu tạo bằng những thành tố nào? Phân loại? Ví dụ? (2)
Câu là đơn vị của ngôn ngữ, có chức năng thông báo, diễn đạt tương đối trọn vẹn
một ý, có cấu tạo ngữ pháp nhất định và có ngữ điệu kết thúc. Là tập hợp các
từ được sắp xếp theo trật tự và kết cấu nhất định nhằm diễn đạt một lời nói, câu
hỏi hoặc mệnh lệnh.
Những thành tố tạo nên một câu:
Thành tố chủ ngữ (subject)
Thành tố vị ngữ (predicate)
Thành tố tân ngữ (object)
Thành tố bổ ngữ (complement)
Thành tố trạng ngữ (adverbial) lOMoAR cPSD| 40749825
Thành tố liên từ (conjunction)
Căn cứ vào các phương diện khác nhau người ta phân loại câu thành:
a) Dựa vào đặc điểm cấu trúc: câu đơn, câu ghép, câu phức
b) Dựa vào chức năng: câu tường thuật, nghi vấn, biểu cảm
19. Ngữ đoạn là gì? Ngữ đoạn có phải là cụm từ không? Giải thích và cho ví dụ minh họa.
- Ngữ (ngữ đoạn) là đơn vị đảm nhiệm một chức năng cú pháp nhất định
trong câu. Xét về cấu tạo, ngữ đoạn có thể gồm 1 hoặc nhiều từ.
- Cụm từ là ngữ đoạn chỉ khi nó đảm nhiệm một chức năng ngữ pháp trong
câu, nghĩa là khi cụm từ đứng một mình mà không đặt vào câu thì không
được gọi là ngữ đoạn.
- Ví dụ: “Em nhảy dây.”. Trong câu này, “Em” có thể là một ngữ đoạn gồm 1
từ với vai trò chủ ngữ, “nhảy dây” là cụm từ và cũng là ngữ đoạn với vai trò
vị ngữ. Thoát ra khỏi bối cảnh của câu thì cả “Em” và “nhảy dây” đều không là ngữ đoạn. *Câu hỏi khó:
1. Anh/chị hãy chứng minh bằng ví dụ cụ thể rằng tiếng Việt không có các phạm trù
ngữ pháp như THÌ (Tense) của động từ hay SỐ (Number) của danh từ, v.v.
như trong các thứ tiếng biến hình như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, v.v.
Tiếng Việt không có phạm trù ngữ pháp như Thì là bởi khi ta nói ta sinh năm 2003 thì trong
tiếng Việt ta nói ta sinh năm 2003 với động từ “sinh” không thay đổi. Trong khi đó ở hoàn
cảnh tương tự trong tiếng Anh, ta sẽ nói “I was born in 2003” với động từ Born lúc này
phải mượn trợ động từ “was” để biểu đạt ý nghĩa ngữ pháp trong quá khứ.
Tương tự, khi bước vào một căn phòng học có năm cái bàn, tiếng Việt chúng ta chỉ đơn giản
cần nói “Trong phòng có năm cái bàn” với danh từ “cái bàn” không cần phải thay đổi. Trong
khi đó với trường hợp tương tự ở tiếng Anh, ta phải nói “There are five tables in this room”
với danh từ “table” phải phụ tố “s” để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là số trong danh từ.
2. Anh/chị hãy cho biết sự khác biệt về tên gọi và chức năng của hai loại hình vị -
er qua các ví dụ tiếng Anh sau đây: a. Singer 1. Bigger b. Writer 2. Hotter c. Killer 3. Happier
Hai loại hình vị trên có gì giống nhau không? (Bản chất câu này là câu số 15 phía trên)
Ở cột (1), hình vị -er là phụ tố phái sinh từ, do nó đã làm thay đổi nghĩa và từ loại của
từ (Sing (v): hát → singer (n): ca sĩ, write(v): viết → writer (n): tác giả, kill (v): giết
→ killer (n): kẻ giết người) lOMoAR cPSD| 40749825
Ở cột (2), hình vị -er là phụ tố biến hình từ, biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp trong
trường hợp so sánh hơn, không làm biến đổi nghĩa hay từ loại
Giống nhau: đều là phụ tố Khác nhau:
Phụ tố biến hình từ
Phụ tố phái sinh từ
Không làm thay đổi thay đổi nghĩa hoặc từ
Làm thay đổi nghĩa và từ loại của từ loại của từ Ràng buộc cú pháp không ràng buộc cú pháp có tính sản sinh cao
không có tính sản sinh cao thường là hậu tố
có thể là tiền tố hoặc hậu tố
xuất hiện sau hình vị phái sinh từ
xuất hiện trước hình vị biến hình từ
3. Hai cặp từ trái nghĩa sau khác nhau như thế nào?
- trẻ vs già: cặp từ này trái nghĩa nhau khi đều nói về nghĩa tuổi tác khi một bên là
đang trong tuổi xuân còn sung sức và nhiều năng lượng trong khi bên còn lại là lúc đã
về tuổi xế chiều, ở bên kia sườn dốc của cuộc đời.
- chẵn vs lẻ: cặp từ này trái nghĩa nhau khi nói về đặc tính của số trong toán học. Một
bên nói về các con số chia hết cho hai còn một bên là các con số không thể chia hết cho hai.
4. a. Anh/chị cho biết mỗi từ sau đây, có bao nhiêu âm tiết: “apple” và
“responsibility” (tiếng Anh); “quả táo” và “trách nhiệm” (tiếng Việt)?
+ apple: 2, responsibility 6, quả táo 2, trách nhiệm 2
b. Qua phần a của câu hỏi, anh/chị cho biết âm tiết tiếng Việt và tiếng Anh khác nhau như thế nào?
- Âm tiết tiếng Việt chính là một từ (hình vị) trong tiếng Việt
- Âm tiết tiếng Anh có thể là một từ (Ví dụ: and, may, can,...) hoặc cũng có thể là
một đơn vị để cấu tạo nên từ Tiếng Việt Tiếng Anh
Đơn âm tiết: Âm tiết thường trùng với từ
Đơn/Đa âm tiết: Một từ có thể có 1 hoặc hoặc nhỏ hơn từ
nhiều âm tiết và khó xác định ranh giới âm tiết Có thanh điệu Không có thanh điệu Vd: ca, cá, cà… Không có trọng âm Có trọng âm lOMoAR cPSD| 40749825 Vd: remember /ri’membər/ Có âm tiết nửa mở
Không có âm tiết nửa mở Vd: hậu
Không có nối âm giữa các âm tiết
Có nối âm giữa các âm tiết Vd: thank you /Ɵӕŋk_kju/
Không có âm tiết phụ âm Có âm tiết phụ âm VD: table /’teibl/
Phần 2: Đối chiếu
Chú trọng vào các câu sau (LƯU Ý: không có ví dụ thì mất 2,5 và phải paraphrase).
Câu 1: Tại sao phải miêu tả các đối tượng khi đối chiếu hai ngôn ngữ? Khi miêu tả,
cần tuân thủ những nguyên tắc gì? Cho ví dụ minh họa
Vì khi miêu tả đối tượng, ta cần phải lập ra ngữ liệu cho đối tượng cần đối chiếu đó. Từ ngữ
liệu đó, ta mới nhìn thấy được những đặc điểm giống và khác nhau của hai đối tượng cần so
sánh vốn là yếu tố quan trọng nhất để ra quyết định hai đối tượng này có đối chiếu được hay không:
Ví dụ: so sánh should trong tiếng Anh với từ tương đương trong tiếng Việt (ví dụ là nên). Để
làm được công việc này cần phải lập ra ngữ liệu về “should” và “nên” bằng cách tìm cách sử
dụng should và nên trong các tác phẩm văn học, sách báo, tạp chí, truyền hình. Từ đó tìm ra
cách sử dụng và bối cảnh sử dụng. Tìm ra điểm giống và khác nhau giữa “should” và “nên”
Khi miêu tả, ta cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Loại hình của hai đối tượng ngôn ngữ: vd: Tiếng Đức (ngôn ngữ biến
hình) và tiếng Anh (ngôn ngữ biến hình). Có cơ sở lý thuyết xác định quan hệ tương đương và TC.
- Nguyên tắc 2: Sử dụng nhất quán một khung lý thuyết. Đồng thời, các phương tiện
trong hai ngôn ngữ phải chính xác và đầy đủ bằng cách đặt vào trong bối cảnh.
Vd: Modal verb là một phụ động từ (helper verb) kết hợp với động từ chính để
truyền đạt cấu trúc ngữ pháp theo khía cạnh thời gian (time) hoặc thức (modality).
Vd: Trong hệ thống ngữ pháp ví dụ so sánh modal verb trong tiếng Anh
“can” và modal verb trong tiếng Đức “können”
Vd: Trong hoạt động giao tiếp: modal verb “can” “could” với “können” “dürfen”.
Câu 2: Trình bày các bước cần thực hiện khi đối chiếu hai ngôn ngữ? cho ví dụ
minh họa từng bước đối chiếu.
- Được thực hiện theo 3 bước và theo một trật tự nhất định
- Bước 1: Miêu tả
+ Sử dụng ngữ liệu để miêu tả đối tượng cần đối chiếu lOMoAR cPSD| 40749825
+ Ngữ liệu hợp lệ là những ngữ liệu có bản dịch gần giống nhất với bản gốc,
có thể là từ điển hay sách ngữ pháp được viết bởi các dịch giả uy tín
+ Nhà nghiên cứu cần phải lựa chọn và xác định chính xác cứ liệu ngôn ngữ
để xác định và chỉ ra đúng những điểm tương đồng và khác biệt để so sánh
Ví dụ: Dùng từ điển Oxford, ta biết được từ “must” ngoài dùng để nói rằng
một cá nhân phải làm điều gì đó theo luật lệ hoặc ý định, còn dùng để khuyên
người khác nên làm một việc gì đó vì đó là ý tưởng tốt
- Bước 2: Xác định những yếu tố có thể đối chiếu
+ Phụ thuộc vào năng lực song ngữ của người thực hiện vì nó liên quan đến
ngữ cảm của người đó, tuy nhiên năng lực song ngữ có thể sinh ra sự chủ
quan, do đó, cần phải sử dụng những ngữ liệu có sự uy tín để tránh hiện
tượng đối chiếu chủ quan
+ Năng lực song ngữ sẽ giúp người nghiên cứu nhận biết được sự tương
đương hay khác biệt của đối tượng cần được đối chiếu ở ngôn ngữ A và ngôn ngữ B
+ Các ngữ liệu dịch có uy tín sẽ giúp xác định các yếu tố tương đương và khác
biệt, làm cơ sở cho bước đối chiếu
VD: Từ “must” trong tiếng Anh sẽ tương đương với từ “phải” trong Tiếng
Việt, điểm tương đồng đều chỉ sự ràng buộc, bắt buộc, nhưng từ “must” là
một modal verb trong tiếng Anh, và “phải” chỉ là một động từ thường trong tiếng Việt
- Bước 3: Đối chiếu (quan trọng nhất)
+ Chỉ được thực hiện khi làm đủ 2 bước trên
+ Phải chỉ ra được những điểm tương đồng và khác biệt giữa 2 đối tượng so sánh
Ví dụ: “must” tương đương với “phải” trong tiếng Việt, nhưng không phải
lúc nào “must” cũng mang nghĩa là “phải” và ngược lại. Trong câu “He must
be outside now” thì “must” mang nghĩa là “ắt hẳn”, còn trong câu “Đi về phía
phải sẽ thấy nhà của bà ta” thì “phải” lại mang nghĩa là “right”
- Các kết quả có thể xảy ra khi đối chiếu:
+ TH1: Xl1 = Xl2 ⇒ X trong L1 có thể đồng nhất về một số phương diện
với yếu tố tương đương trong L2.
+ TH2: Xl1 ≠ Xl2 ⇒ X trong L1 có thể khác biệt về một số phương diện
với yếu tố tương đương trong L2.
+ TH3: Xl1 = ⊘l2 ⇒ X trong L1 không có cái tương đương trong L2.
Ví dụ khi trường hợp 3 xảy ra: “So sánh thì quá khứ hoàn thành với những phương thức biểu đạt
tương đương trong tiếng việt”, hay “So sánh modal verbs của tiếng Anh và tiếng Việt”
Câu 3: Trình bày nội dung khái niệm “tương đương” trong đối chiếu. Trình bày một
số kiểu tương đương trong ngôn ngữ học đối chiếu
Khái niệm “tương đương” (EQUIVALENCE): lOMoAR cPSD| 40749825
- Là khái niệm quan trọng nhất để xác lập tiêu chí so sánh, bắt nguồn từ mối
quan hệ “tương đương” trong dịch thuật.
- Trong ngôn ngữ học đối chiếu, “tương đương” bao gồm 1 mối đặc trưng phổ
quát và được dùng để làm hệ quy chiếu.
Một số kiểu tương đương trong NNHĐC:
- Tương đương chức năng:
Có thể hiểu là tương đương về chức năng của hai phát ngôn trong hai ngôn ngữ khi
được sử dụng trong cùng một tình huống giao tiếp.
Các phát ngôn trong hai NN được xem là tương đương ngữ dụng nếu và chỉ
nếu những phát ngôn này có những hàm ngôn giống nhau tối đa.
- Tương đương hệ thống (system equivalence):
Quan hệ giữa các hệ đối vị có thể so sánh thông qua các nhãn ngữ pháp chung
như đại từ, mạo từ, thì, thể, thức… → Có thể so sánh hệ thống đại từ hay mạo
từ trong các NN khác nhau.
Tương đương hệ thống thường được hiểu là tương đương về cấu trúc bề
mặt (surface structure).
Khi cấu trúc có các thành tố cấu thành và phân bố giống nhau, các nhà ngữ học ĐC
mới dùng cùng một “nhãn” (label) cho hai đối tượng trong hai NN liên quan. lOMoAR cPSD| 40749825
Tuy nhiên, toàn hệ thống trong mỗi ngôn ngữ lại hành chức khác nhau, vì vậy,
nhãn ngữ pháp lại khiến người nghiên cứu nhầm lẫn → Không nên đánh đồng hai
phạm trù ngữ pháp chỉ vì chúng được dán cùng nhãn. Hai phạm trù có thể có
những giá trị khác nhau trong hai NN.
- Tương đương dịch:
Quan hệ tương đương giữa văn bản nguồn (ST) và văn bản đích (TT) là vấn đề cốt lõi
của dịch thuật. (Translation is the transference of meaning from one set of patterned
symbols (SL) into another set of patterned symbols (TL).)
Nghĩa (meaning) giữ vai trò quan trọng trong dịch thuật. Do đó, một bản dịch phải
có cùng nghĩa với bản gốc.
Dịch = Quá trình thay thế một văn bản trong ngôn ngữ này bằng một văn bản trong
ngôn ngữ khác → Meaning cannot be transferred; source language and target
language texts cannot have the same meaning → Meaning is not assumed
to be simply transferred from a source text to its translation; rather, it can
only be replaced, so that it can function in a comparable way in its new context. (Catford, 1965).
Ex: Friday the 13th: ở các nền văn hóa nói tiếng Anh
Tuesday the 13th: ở các nền văn hóa nói tiếng TBN và Hy Lạp
Friday the 17th: ở Italia lOMoARcPSD|407 498 25
Ví dụ: tương đương dịch: