-
Thông tin
-
Hỏi đáp
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC - đề cương ôn tập | Dẫn luận ngôn ngữ | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Dẫn luận ngôn ngữ học - Đề cương ôn tập là một phần quan trọng của môn học Dẫn luận ngôn ngữ tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM. Trong đề cương này, sinh viên có thể được yêu cầu ôn tập và làm bài tập về các khái niệm, phương pháp và lý thuyết trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Điều này giúp họ củng cố kiến thức, chuẩn bị cho các bài kiểm tra và kỳ thi, và phát triển kỹ năng phân tích và suy luận trong việc nghiên cứu ngôn ngữ.
Dẫn luận ngôn ngữ (DAI013) 23 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC - đề cương ôn tập | Dẫn luận ngôn ngữ | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Dẫn luận ngôn ngữ học - Đề cương ôn tập là một phần quan trọng của môn học Dẫn luận ngôn ngữ tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM. Trong đề cương này, sinh viên có thể được yêu cầu ôn tập và làm bài tập về các khái niệm, phương pháp và lý thuyết trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Điều này giúp họ củng cố kiến thức, chuẩn bị cho các bài kiểm tra và kỳ thi, và phát triển kỹ năng phân tích và suy luận trong việc nghiên cứu ngôn ngữ.
Môn: Dẫn luận ngôn ngữ (DAI013) 23 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40749825
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC - đề cương ôn tập
Dẫn Luận Ngôn Ngữ (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40749825
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
1) Kí hiệu là gì? Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu?
Kí hiệu: là một sự liên tưởng giữa một ý niệm/ khái niệm và một hình thức.
Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu vì ngôn ngữ là một thể thống nhất bao gồm các yếu
tố có quan hệ với nhau. Mỗi yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ có thể coi là một đơn vị.
Các đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ được sắp xếp theo những quy tắc nhất định. Sự tồn
tại của đơn vị ngôn ngữ này quy định sự tồn tại của đơn vị ngôn ngữ kia. Mỗi đơn vị
ngôn ngữ là một kí hiệu mà mỗi kí hiệu nn có 2 mặt: hình thức âm thanh ( cái biểu đạt
) và khái niệm ( cái được biểu đạt ),
Hệ thống giao thông, hệ thống thông tin
Ví dụ từ “ xe “ trong tiếng Việt là một
kí hiệu nn: âm /ʂɛ/ là cái biểu đạt, khái niệm “xe” là cái được biểu đạt.
2) Nêu các đặc trưng cơ bản của ký hiệu ngôn ngữ. Tài liệu
3) Trình bày các quan hệ trong hệ thống ngôn ngữ.
Quan hệ kết hợp: Quan hệ giữa các đơn vị cùng loại cùng xuất hiện và tổ hợp với
nhau để tạo ra một đơn vị lớn hơn.
VD: Chúng tôi rất thích môn học ấy.
Chúng tôi + rất thích môn học ấy Rất + thích môn học + ấy
Quan hệ đối vị: Quan hệ giữa các đơn vị cùng loại có khả năng thay thế nhau ở một vị trí
nhất định. Các đơn vị có quan hệ đối vị với nhau lập thành một hệ đối vị.
VD: Trong câu ‘ Tôi học bơi.’ ta có thể thay thế từ ‘bơi’ thành các từ ‘vẽ, múa,
ca, hát...’ để tạo câu mới.
Quan hệ tôn ti: là mqh giữa các đơn vị ở các cấp độ thuộc các bậc chức năng khác
nhau. Tức là đơn vị thuộc cấp độ cao hơn bao giờ cũng bao hàm cấp độ thấp hơn và
ngược lại, đơn vị thuộc cấp độ thấp bao giờ cũng nằm trong đơn vị thuộc cấp độ cao
hơn và là thành tố cấu tạo đơn vị ở cấp độ cao hơn.
VD: Quan hệ giữa ‘quốc’ và ‘gia’ với ‘quốc gia’ trong TV; qh giữa ‘teach’ và ‘er’ với ‘teacher’ trong TA.
4) Phân biệt ngôn ngữ và lời nói. Ngôn ngữ Lời nói
Là phương tiện giao tiếp ở dạng khả năng
Là phương tiện giao tiếp ở dạng hiện thực
tiềm tàng, trừu tượng hóa khỏi bất kì vận
hóa, tức là ở dạng hoạt động, gắn liền với
dụng nào trong hoạt động ngôn ngữ.
những nội dung cụ thể. Có tính chất xã hội Có tính chất cá nhân Mang tính khái quát chung
Là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân.
5) Hình vị là gì? Phân loại hình vị và cho ví dụ.
Hình vị là đơn vị nn nhỏ nhất có nghĩa, có chức năng cấu tạo từ và biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
Phân loại hình vị: Trong các nn biến hình: Chính tố và phụ tố:
Chính tố là hv có ý nghĩa từ vựng tạo nên cơ sở của từ ( từ một hình vị ).
Phụ tố là hv đi kèm theo chính tố để biểu hiện ý nghĩa từ vựng phát sinh hay
ý nghĩa ngữ pháp của từ.
VD: ‘leader’: ‘lead’ là chính tố; ‘er’ là phụ
tố. Dựa vào vị trí của phụ tố với chính tố:
+tiền tố: phụ tố đứng trước chính tố lOMoAR cPSD| 40749825
+ trung tố: trung tố -n của tiêngs Khmer ‘kout’-thắt buộc và ‘khnout’-cái nút
‘Back’-chia và ‘phnack’-phần, bộ phận
Dựa vào chức năng của phụ tố:
+ phụ tố biến hình từ: s, es, ing, ed
+ phụ tố phái sinh từ: er, illegal entertainment
Hình vị tự do và hình vị ràng buộc:
Hình vị tự do là hv có thể tự mình làm thành một từ đơn. VD: nhà, cửa, sông, núi...
Hình vị ràng buộc là hv chỉ có thể làm bộ phận của từ. VD: quốc, gia, giang, hải...
Hình vị từ vựng và hình vị ngữ pháp:
Hình vị từ vựng là hv tự thân có nghĩa. VD: boy, buy, big...
Hình vị ngữ pháp: hv xuất hiện trong một kết cấu, biểu thị mqh giữa các
hv khác hay giữa các từ. VD: but, the, of, -ed, -s, -ing..
6) Phương thức phụ tố là gì? Công dụng? Các phạm thù ngữ pháp nào có sử dụng
phương thức phụ tố? Cho ví dụ.
Phương thức phụ tố là pt ngữ pháp dùng phụ tố để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp. Phổ
biến trong các ngôn ngữ biến hình: Anh, Nga, Pháp, Đức... Bao gồm: tiền tố, hậu tố, trung tố. Công dụng:
Thêm phụ tố làm thay đổi hình thức của từ để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp như hậu
tố biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp:
+ Số phức: books “sách + chỉ tố số phức”, days “ngày + chỉ tố số phức”
+ Giống của danh từ và tính từ: knig-a “sách + chỉ tố giống cái”
+ Cấp so sánh của tính từ: colder “ lạnh + chỉ tố so sánh (hơn)
+ Ngôi, số, thì của động từ: works “ làm việc + chỉ tố ngôi thứ ba, số đơn, thì hiện tại”
+ Sở hữu: kniga sestry “cuốn sách của chị” (tiếng Nga) Tiền tố có chức năng:
+ Cấu tạo từ phái sinh: happy “hạnh phúc” - unhappy “bất hạnh” (tiếng Anh)
+ Biểu hiện ý nghĩa thể hoàn thành của một số động từ: pisat “ viết + chỉ tố zero, thể
chưa hoàn thành” - napisat “ viết + chỉ tố na, thể hoàn thành” (tiếng Nga).
Các phạm trù ngữ pháp nào có sử dụng phương thức phụ tố:
+ Số: thêm -s để chỉ số đơn, số phức: book- books, box-boxes
+ Cách: trong TA thêm ‘s vào sau danh từ để mang ý nghĩa sở hữu cách ( the doctor’s car)
+ Ngôi: động từ go thêm -es thành goes để thể hiện ngôi thứ ba số ít.
+ Thể: các hình thái thể của cùng một động từ trong tiếng Nga phân biệt nhau
bởi tiền tố hay hậu tố: chitat “ đọc, thể chưa hoàn thành” - prochitat “ đọc, thể hoàn
thành”; resat “ giải quyết, thể chưa hoàn thành” - resit “ giải quyết, thể hoàn thành”.
+ Thái: tiếng Nga cấu tạo thái bị động bằng phụ tố sja ở cuối động từ ngoại động. lOMoAR cPSD| 40749825
+ Thức: động từ trong tiếng Nga có phụ tố chuyên biệt cho thức cầu khiến. VD:
Prixodi! “Hãy lại đây” ; Ujtii! “Hãy đi đi”
7) Các phương thức cấu tạo từ, phương thức nào phổ biến trong tiếng Việt?
Ghép: là cách kết hợp các hình vị chính tố để tạo thành một từ. Đây là phương thức
tạo từ mới phổ biến trong tiếng Việt. Là phương thức phổ biến nhất VD: class + room = classroom Book + store = bookstore
Quần áo, giày dép, sách vở, xinh đẹp...
Láy: là phương thức lặp lại hoàn toàn hay một phần âm thanh của một hình vị để tạo
thành từ mới. Phương thức cấu tạo từ láy đặc biệt phổ biến trong những ngôn ngữ
đơn lập như tiếng Việt.
VD: thăm thẳm, lao xao, rì rào, xa xôi...
Phái sinh: là phương thức thêm phụ tố vào chính tố để tạo từ mới.
+ Thêm tiền tố: happy-unhappy, legal-illegal
+ Thêm hậu tố: home-homeless, kind-kindness
+ Thêm cả hai phụ tố: break-unbreakable, easy-uneasily
Phương thức này rất phổ biến trong ngôn ngữ biến hình nhưng không có trong
những ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt.
Chuyển loại: trong quá trình sử dụng, một từ có thể có sự biến đổi về chức năng, chẳng
hạn như một danh từ được dùng như một động từ, một động từ được dùng như một danh từ.
Hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt rất phổ biến. Trong tiếng Việt phổ biến quá trình
chuyển từ một thực từ thành một hư từ (giới từ). Tuy nhiên sự chuyển loại này
chỉ diễn ra khi từ xuất hiện trong câu hay ngữ đoạn cụ thể.
VD: trong tiếng Việt chuyển từ một thực từ như của(cải), để, cho, đến, ra,...
thành một hư từ (giới từ). Butter, paper, bottle... (N)
To butter, to paper, to bottle...(V)
Tạo từ tắt:là phương thức tạo từ bằng cách ghép các chữ cái ở đầu các từ trong một tổ
hợp định danh. Không có trong tiếng Việt VD: UN-United Nations NATO, WTO, WHO
Vay mượn từ: vay mượn từ của ngôn ngữ khác để biểu thị những khái niệm mới,
làm tăng vốn từ của mình. Là hiện tượng phổ quát đối với các ngôn ngữ trên thế giới,
trong đó có tiếng Việt.
VD: giáo viên, hiệu trưởng, nhân đạo, dũng cảm, tâm (tiếng Hán); internet,
shopping, livestream, drama (tiếng Anh)
Trộn từ: là phương thức trộn các từ với nhau để tạo thành từ
mới. VD: smog ‘sương khói’ = smoke ‘khói’ + fog ‘sương
mù’ Văn nghệ= văn hóa + nghệ thuật
Điều nghiên= điều tra + nghiên cứu
Khoa giáo= khoa học+ giáo dục
Cắt từ: phương thức tạo từ mới bằng cách lược bỏ một phần của từ đã có.
VD: exam(examination) ‘kỳ thi’, pro(professor) ‘giáo sư’
8) Tiếng Việt có phạm trù Thì không? Chứng minh bằng ví dụ.
Phamj trù ngữ pháp là gì? Phạm trù thì là gì?
Tiếng Việt không có phạm trù về thì. Khi cần biểu thị sự tình xảy ra trong QK, HT hay TL ,
tiếng Việt chỉ dùng phương tiện từ vựng. Trong tiếng Việt có nhiều từ liên quan đến ý nghĩa
thời gian như “đã, đang, sẽ, vừa, sắp, từng...” nhưng không thể coi tiếng Việt có sự phân
biệt ba ý nghĩa ngữ pháp QK, HT, TL.
VD: “Tôi đã ăn rồi”: trong câu từ ‘đã’ giúp ta biết hành động ‘ăn’ xảy ra trong QK. Nhưng
không phải lúc nào từ ‘đã’ cũng mang ý nghĩa quá khứ: “ Ngày mai đã về rồi à?” 9)
Phụ âm là gì? Cho ví dụ. - Là một loại âm tố.
- Được hình thành khi luồng không khí bị cản trở.
- Tiêu chí phân loại phụ âm: lOMoAR cPSD| 40749825 Phương thức cấu âm. Điểm cấu âm. Tính thanh. Phương thức cấu âm:
+ Phụ âm tắc: luồng hơi bị chặn lại hoàn toàn trong một thgian rất ngắn, sau đó được
giải phóng một cách đột ngột. VD:
[p] park (TA); pin (TV)
[b] bar (TA); bóng (TV)
[t] take (TA); tốt (TV)
[d] dark (TA); đen (TV)
[k] car, key (TA); con, kêu (TV) [g] give, go (TA)
+ Phụ âm xát: luồng hơi không bị chặn lại hoàn toàn mà thoát qua khe hẹp giữa 2 cơ
quan cấu âm khi 2 cơ quan cấu âm này áp sát vào nhau. Luồng hơi thoát ra tạo nên 1 sự “cọ
xát[s, z] see, zoo
[ʃ , ʒ] should, pleasure, [h] help, who
+ Phụ âm tắc xát: sự kết hợp giữa phương thức tắc và phương thức xát. Luồng hơi
ban đầu bị cản trở hoàn toàn như âm tắc, sau đó thoát ra qua khe hẹp do lưỡi hạ thấp xuống đôi chút. VD:
[ʧ] child, cheap
[ʤ] jeans, job, jeep
+ Phụ âm mũi: luồng hơi bị chặn hoàn toàn ở khoang mũi. VD: [m] meet, me [n] know, now, run [ŋ] sing [ɲ] nhà
+ Phụ âm bên: đầu lưỡi tiếp xúc với lợi làm cho luồng hơi thoát ra ngoài bằng hai bên lưỡi. VD:
[l] let, long, kill, milk…
+ Phụ âm tiếp cận: đầu lưỡi tiếp xúc với vòm miệng. VD:
[r] right, roll, brown
+ Phụ âm rung: luồng hơi bị cản bít hoàn toàn, rồi ngay sau đó lại thoát ra; quá
trình này lặp lại nhiều lần và diễn ra rất nhanh. VD:
[r] terra (tiếng Ý), perro (tiếng Tây Ban Nha)
[R] rendez-vous (tiếng Pháp); rot (tiếng Đức) Điểm cấu âm: + Phụ âm môi-môi VD:
[p] pat (TA), pin (TV)
[b] bat (TA), bạn (TV)
[m] mat (TA), mâm (TV) [w] world (TA)
+ Phụ âm răng-môi: sự tiếp xúc giữa răng trên và môi dưới. VD:
[f] fat, fight; safe (TA), phở (TV)
[v] vat, van; save (TA); việc (TV) lOMoAR cPSD| 40749825
Các phụ âm răng-môi [f] và [v] có thể được biểu thị bằng những con chữ khác nhau: [f] cough, laugh...
+ Phụ âm răng: sự tiếp xúc giữa đầu lưỡi với răng trên. VD:
[θ] thin, bath (TA)
[ð] the, this, there
+ Phụ âm lợi: sự tiếp xúc giữa đầu lưỡi với vành lợi. VD:
[t] top (TA); tôi (TV) [s]
sit, bus (TA); xe (TV)
[d] dip (TA); đẹp (TV)
[n] nut, now, know (TA); nên (TV)
[z] zoo, buzz (TA); giáo dục (TV)
[l] lap, lit (TA); lớp (TV)
[r] right, write (TA)
+ Phụ âm ngạc: sự tiếp xúc giữa lưỡi với ngạc. VD: [ʃ] shout [ʧ] child
[ʒ] treasure, pleasure, rouge
[ʤ] job, joke, gem… [j] you, yet
+ Phụ âm mạc: sự tiếp xúc giữa lưỡi với mạc( ngạc mềm ). VD:
[k] kick, kill, car, cold, back (TA)
[g] go, give, mug, bag (TA)
[ŋ] bang, sing, ringing
+ Phụ âm thanh hầu: không khí đi qua khe thanh hay thanh môn.
VD: [h] high, how, who Tính thanh:
+ Âm hữu thanh: khi các dây thanh đóng lại, luồng hơi từ phổi thoát lên liên tục đẩy
những dây thanh này tách ra, tạo nên sự rung động. Âm thanh tạo ra theo cách này gọi
là âm hữu thanh. VD: b, d, g, l, r, v, z, th trong then, j trong Jane
+ Âm vô thanh: khi các dây thanh mở, không khí từ phổi đi lên không bị cản trở. Âm thanh
được tạo ra theo cách này gọi là âm vô thanh. VD: f, p, t, sh, s, k, ch, th trong thing
10) Nguyên âm là gì? Cho ví dụ.
- Nguyên âm là âm tố được tạo ra do luồng hơi di chuyển khá tự do, là âm hữu thanh điển hình.
- Tiêu chí phân loại nguyên âm:
+ Độ nâng của lưỡi (cao / trung bình / thấp; khép / trung bình / mở)
+ Chiều hướng lưỡi (dòng trước, dòng giữa, dòng sau)
+ Hình dáng của môi (tròn môi, không tròn môi) VD:
[u] và [ɯ]: tù và từ
[u͜o] và [ɯ͜ɤ]: muốn và mướn
+ Độ dài (dài, ngắn): lOMoAR cPSD| 40749825 VD:
[i:] và [i]: leave và live; beach và bitch
[u:] và [u]: choose và book [ɛ] và [ɛ ̆]: em và anh [ɤ ] và [ɤ
̆]: mới và mấy
[a] và [ă]: an và ăn
+ Tính chất mũi (miệng, mũi)
VD: Tiếng Pháp có bốn nguyên âm mũi. Tiếng Anh và tiếng Việt không có nguyên âm mũi
+ Tính cố định của lưỡi (đơn, đôi)
Tính cố định của lưỡi => Nguyên âm đôi (diphthongs) được tạo ra khi cơ
quan cấu âm dịch chuyển từ vị trí nguyên âm này đến vị trí của nguyên âm khác. VD:
[ie]: khiên, khuyên, khịa, khuya [u͜o]: khuôn, khua [ɯ͜ɤ]: chương, chưa