-
Thông tin
-
Quiz
Dân tộc và tôn giáo phần trắc nghiệm - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa
Dân tộc và tôn giáo phần trắc nghiệm - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn hóa dân gian 43 tài liệu
Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Dân tộc và tôn giáo phần trắc nghiệm - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa
Dân tộc và tôn giáo phần trắc nghiệm - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Văn hóa dân gian 43 tài liệu
Trường: Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Khánh Hòa
Preview text:
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRỰC TUYẾN DÂN TỘC HỌC VÀ TÔN GIÁO HỌC I. Phần dân tộc học
Câu hỏi 1: Đối tượng nghiên cứu của Dân tộc học là?
- Là tất cả các dân tộc trên thế giới, cùng với quá trình vận động, biến đổi,
xu hướng phát triển của các tộc người và dân tộc.
Câu hỏi 2: Dân tộc học tập trung nghiên cứu vấn đề gì?
- Tập trung nghiên cứu về nguồn gốc lịch sử, quá trình cư trú và thiên di
cũng như đặc điểm phát triển của lịch sử tộc người, dân tộc.
Câu hỏi 3: Nhóm vấn đề nào dưới đây là đối tượng nghiên cứu của dân tộc học?
- Vấn đề thuộc về lịch sử tộc người, đặc điểm và đặc trưng của các tộc người
và các dân tộc trên thế giới
Câu hỏi 4: Dân tộc học nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của các dân
tộc trong mối liên quan chặt chẽ với?
- Liên quan chặt chẽ đến lịch sử kinh tế- xã hội, lịch sử văn hóa, ngôn
ngữ.....của họ.
Câu hỏi 5: Ý nghĩa khi nghiên cứu Dân tộc học?
- Góp phần củng cố lòng tự hào của các dân tộc nhưng mặt khác còn làm
sáng tỏ quan hệ đoàn kết, tương trợ lâu đời giữa các dân tộc.
Câu hỏi 6: - Chủng tộc là:
- Một quần thể hya là một tập hợp quần thể người được phân biệt bởi những
đặc điểm di truyền về hình thái- sinh lý mà nguồn gốc và quá trình hình
thành liên quan đến một vùng địa vực nhất định
Câu hỏi 7: - Chủng tộc là một phạm trù:
- Sinh vật học, không phải là phạm trù xã hội.
Câu hỏi 8: Khoa học đã chỉ ra quá trình tiến hoá liên tục của loài người qua mấy giai đoạn?
- 4 giai đoạn :
Câu hỏi 9: Học thuyết nào bảo hộ cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc khi nói về
sự hình thành các chủng tộc?
- Học thuyết đa trung tâm
Câu hỏi 10: Học thuyết nào cho rằng hình thành chủng tộc diễn ra từ trước giai đoạn Homosapiens?
- Thuyết đa trung tâm
Câu hỏi 11: Học thuyết nào cho rằng các chủng tộc chỉ được hình thành khi con
người đã phát triển thành người hiện đại (giai đoạn Homosapiens)?
- Thuyết 1 trung tâm
Câu hỏi 12: Người hiện đại, còn gọi là người khôn ngoan (Homosapiens), có
niên đại cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm?
- 4 -5 vạn năm
Câu hỏi 13: Vượn người (Homohabilis), là tiền thân của con người. Hóa thạch
vượn người đã được tìm thấy ở Tanzania, Etiophi, Kenia có niên đại cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm?
- 1,8- 4,5 triệu năm
Câu hỏi 14: Người tối cổ (Pitecantơrôp), hóa thạch đã được tìm thấy ở nhiều nơi
trên thế giới có niên đại cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm?
- 40-70 vạn năm
Câu hỏi 15: Người cổ (Neanderthal), hóa thạch được tìm thấy có niên đại cách
ngày nay khoảng bao nhiêu năm?
- 15-10 vạn năm
Câu hỏi 16: Học thuyết nào nói rằng: sự hình thành con người chỉ xuất hiện ở
một khu vực nhất định của địa cầu, nơi có khí hậu ấm áp, thuận lợi cho cuộc
sống hoang sơ; chỉ đến khi trở thành con người hiện đại Hômôsapiêng mới thiên
di đi các nơi của châu lục?
- Thuyết 1 trung tâm
Câu hỏi 17: Thuyết một trung tâm cho rằng, ban đầu con người hiện đại chỉ xuất
hiện trong một khu vực nhất định của địa cầu rồi từ đó bành trướng đi các nơi
khác, khu vực đó là khu vực nào?
- Khu vực Tiền Á, Nam Á, một phần Đông Bắc Châu Phi tức vùng giáp
ranh châu Á, Âu, Phi; Đông Nam Á, Bắc Đông Dương.
Câu hỏi 18: Thuyết hai trung tâm cho rằng, ngay từ thời đá cũ đã xuất hiện hai
trung tâm hình thành chủng tộc, sớm nhất hai trung tâm đó ở khu vực nào?
- Đông Bắc Phi và Tây Nam Á, ít nhiều muộn hơn Đông Nam Á
Câu hỏi 19: Thuyết hai trung tâm cho rằng “gốc Đông” hình thành nên các chủng tộc nào?
- Mongoloit và Otstraloit
Câu hỏi 20: Thuyết hai trung tâm cho rằng “gốc Tây” hình thành nên các chủng tộc nào?
- Oropoit và Nêgroit
Câu hỏi: 21 Thuyết đa trung tâm cho rằng, có mấy trung tâm tiến hoá của loài người?
- 3 trung tâm tiến hóa :
- Indonexia và Úc ( đại chủng Otstraloid)
- Nam Xi bia ( đại chủng Môngloid)
- Đông Âu và Trung cận Đông ( đại chủng Oropoid và Negroid)
Câu hỏi 22: Khu vực nào không phải trung tâm tiến hoá của loài người mà
thuyết đa trung tâm đề cập tới?
Câu hỏi 23: Thuyết đa trung tâm cho rằng, trung tâm Inđônêxia và Úc hình
thành nên đại chủng nào?
- đại chủng Otstraloid
Câu hỏi 24: Thuyết đa trung tâm cho rằng, trung tâm Nam Xi bia hình thành nên đại chủng nào?
- đại chủng Môngloid
Câu hỏi 25: Thuyết đa trung tâm cho rằng, trung tâm Đông Âu và Trung cận
Đông hình thành nên các đại chủng nào?
- đại chủng Oropoid và Negroid
Câu hỏi 26: Học thuyết nào cho rằng, sự hình thành các chủng tộc từ các loại
người tối cổ khác nhau ở các trung tâm độc lập khác nhau?
- Thuyết đa trung tâm
Câu hỏi 27: Học thuyết nào cho rằng, ngay từ thời đồ đá cũ đã hình thành hai
trung tâm Đông - Bắc Phi và Tây Nam Á, gọi là gốc Đông và gốc Tây
- Thuyết 2 trung tâm
Câu hỏi 28: Học thuyết nào cho rằng các chủng tộc hình thành ở các thời điểm khác nhau?
- Thuyết đa trung tâm
Câu hỏi 29: Thuyết đa trung tâm cho rằng, đại chủng Otstraloid hình thành vào giai đoạn nào? - 60 vạn năm
Câu hỏi 30: Thuyết đa trung tâm cho rằng, đại chủng Mongoloid hình thành vào giai đoạn nào? - 10 vạn năm
Câu hỏi 31: Thuyết đa trung tâm cho rằng, đại chủng Oropoid hình thành vào giai đoạn nào? - 2 vạn năm
Câu hỏi 32 : Thuyết đa trung tâm cho rằng, đại chủng Negroid hình thành vào giai đoạn nào? -2 vạn năm
Câu hỏi 33: Theo các nhà khoa học thì có mấy nguyên nhân hình thành chủng tộc? - 3
Câu hỏi 34: Nguyên nhân nào nói lên sự tác động to lớn của ngoại cảnh để hình
thành nên các đặc điểm của chủng tộc?
- Do sự thích nghi với môi trường sống và điều kiện tự nhiên
Câu hỏi 35: Vì sao hiện nay con người không tự thích nghi với điều kiện tự nhiên nữa?
- Kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển
Câu hỏi 36: Tại sao chủng tộc xích đạo lại có màu da đen, tóc xoăn?
- Quanh năm ánh sáng chói chang, có nhiều melanin, thích ứng với môi trường sống
Câu hỏi 37: Hoàn cảnh tự nhiên có tác động đối với quá trình hình thành chủng
tộc trong những giai đoạn nào của lịch sử?
- Trong những giai đoạn sớm của chế độ công xã nguyên thủy
Câu hỏi 38: Nguyên nhân nào nói về sự trao đổi nội hôn dẫn đến hình thành nên
các loại hình nhân chủng mới?
- Do sự di cư hay do phiêu dạt
Câu hỏi 39: Tại sao di cư tự do và phiêu dạt lại dẫn đến sự hình thành các loại hình nhân chủng mới?
- Do sống biệt lập về địa lí và xã hội dẫn đến trao đổi nội hôn liên tục trong một khoảng thời gian
Câu hỏi 40: Người da đỏ (Anh điêng) vốn là tiểu chủng của đại chủng nào? - Mongoloid
Câu hỏi 41: Nguyên nhân nào nói về sự lai giống giữa các quần thể dẫn đến sự
ra đời các loại hình nhân chủng mới?
- Do sự hỗn huyết lai giống
Câu hỏi 42: Hỗn chủng, hỗn huyết là:
- Là quá trình trao đổi hôn nhân pha trộn dòng máu giữa các nhóm, các tập đoàn người
Câu hỏi 43: Khi nói đến kết quả hỗn chủng giữa người da trắng với thổ dân da
đỏ và người da đen người ta thường nhắc đến người dân châu lục nào? - Mỹ la tinh
Câu hỏi 44: Loại hình nhân chủng nào hình thành do di cư tự do hay phiêu dạt?
- Người da đỏ châu Mỹ
Câu hỏi 45: Có mấy phương pháp phân loại chủng tộc - 4
Câu hỏi 46: Phương pháp phân loại chủng tộc nào chỉ dựa vào hình thái sinh lý
để phân biệt chủng tộc?
- Căn cứ theo quan điểm quần thể sinh học
Câu hỏi 47: Phương pháp phân loại chủng tộc chỉ dựa vào đặc điểm hình dáng bề ngoài cơ thể là:
- Căn cứ vào đặc điểm hình dáng bề ngoài cơ thể
Câu hỏi 48: Theo phương pháp phân loại chủng tộc căn cứ vào trình độ phát
triển văn hóa, kinh tế, xã hội thì thổ dân Úc, người da đỏ châu Mỹ thuộc loại hình nào?
- Nguyên hình: Thấp kém về mức độ tiến hóa và trình độ văn hóa xã hội
Câu hỏi 49: Theo phương pháp phân loại chủng tộc căn cứ vào trình độ phát
triển văn hóa, kinh tế, xã hội thì người da trắng thuộc loại hình nào?
- Ưu hình : Tiến hóa hoàn chỉnh về văn hóa và hình thể
Câu hỏi 50: Theo phương pháp phân loại chủng tộc căn cứ vào trình độ phát
triển văn hóa, kinh tế, xã hội thì người da vàng châu Á thuộc loại hình nào?
- Biến hình: loại hình trung gian của hai đại chủng ưu hình và biến hình
Câu hỏi 51: Phương pháp phân loại chủng tộc căn cứ vào nguyên tắc loại hình
và địa lý chia loài người thành mấy đại chủng, tiểu chủng, loại hình nhân chủng?
- 3 (Xích đạo, Âu, Á)
Câu hỏi 52: Theo phương pháp phân loại chủng tộc căn cứ vào nguyên tắc loại
hình và địa lý thì các đại chủng Xích đạo là? - Úc, Phi
Câu hỏi 53: Theo phương pháp phân loại chủng tộc căn cứ vào nguyên tắc loại
hình và địa lý thì đại chủng Á gắn với khu vực địa lý nào?
- Đông Bắc Á, Đông Nam Á, thổ dân châu Mỹ
Câu hỏi 54: Đặc điểm hình dáng răng, răng có núm phụ có nhiều ở các chủng tộc nào?
- Người Oropoid, Negroid
Câu hỏi 55: Đặc điểm hình dáng răng, răng cửa hình lưỡi xẻng có nhiều ở các chủng tộc nào?
- Monggoloid, Otstraloid
Câu hỏi 56: Dạng vân tay, vân tay dạng xoáy thường có nhiều ở các chủng tộc nào?
- Monggoloid, Otstraloid
Câu hỏi 57: Dạng vân tay, vân tay móc và cung thường có nhiều ở các chủng tộc nào? - Oropoid, Negroid
Câu hỏi 58: Phương pháp phân loại nào cổ suý chủ nghĩa phân biệt chủng tộc?
- Căn cứ vào trình độ phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội
Câu hỏi 59: Hiện nay phương pháp phân loại nào được giới khoa học thừa nhận và sử dụng rộng rãi?
- Căn cứ theo quan điểm quần thể sinh học ( Tổng hợp các đặc điểm hình thái sinh lí)
Câu hỏi 60: Theo cách phân loại được giới khoa học thừa nhận và được sử dụng
rộng rãi thì trên thế giới có mấy đại chủng? - 4
Câu hỏi 61: Đại chủng nào có đặc điểm: màu da vàng, sáng đến tối sậm; lông
trên mình ít phát triển; tóc đen thẳng hơi cứng; mặt to bẹt; mũi trung bình, sống
mũi vừa phải; mắt có mí lót, mí trên rõ hơn; đầu tròn hoặc ngắn; răng cửa hình
xẻng, chiều cao trung bình?
Đại chủng tộc Mongoloid (Đại chủng Á).
Câu hỏi 62: Đại chủng nào có đặc điểm: Lông trên mình rậm rạp; râu phát triển
mạnh; tóc đen uốn thành làn sóng; da đen hoặc nâu sậm; mặt ngắn, lỗ mũi rộng
cánh to, sống mũi gãy, mũi bẹt; tầm vóc trung bình thiên về thấp; đầu dài đến rất
dài; răng cửa hình xẻng; môi dày; hàm trên hơi vâu?
Đại chủng tộc Australoid (Đại chủng Úc).
Câu hỏi 63: Đại chủng nào có đặc điểm: lớp lông lần thứ 3 rất phát triển; tóc
màu sáng đến nâu đen, thường uốn làn sóng và mềm; màu da sáng; mặt hẹp và
dài; sống mũi cao hẹp; đầu tròn; răng có núm phụ nhiều; tầm vóc cao hoặc trung
bình; vân tay ít có vân tay hình tròn?
Đại chủng Oropoid (Đại chủng Âu).
Câu hỏi 64: Đại chủng nào có đặc điểm: lông trên người rất ít, tóc xoăn tít; da
đen sẫm; cánh mũi rộng bề ngang; môi rộng to và dày; mặt ngắn; đầu dài; thân
dài; răng có núm phụ; vân tay xoáy ít?
Đại chủng Negroid (Đại chủng Phi).
Câu hỏi 65: Ở Việt Nam có mấy loại hình nhân chủng?
Hai nhóm loại hình nhân chủng là Nam Á và Indonesiens.
Câu hỏi 66: Trong các dân tộc sau ở Việt Nam, dân tộc nào thuộc loại hình Indonesiens?
Các dân tộc thuộc nhóm loại hình Indonesiens như: các tộc Thượng ở Tây
Nguyên, người Bru – Vân Kiều, Xu Đăng, Ba Na,…
Câu hỏi 67: Trong các dân tộc sau ở Việt Nam, dân tộc nào thuộc loại hình Nam Á?
Các tộc người Việt, Mường, Tày, Thái, Mông, Dao, Khmer, Chăm,…
Câu hỏi 68: Loại hình Indonesiens ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam là sự
hỗn chủng, hỗn huyết giữa các chủng tộc nào?
Nam Mongoloid với Australoid.
Câu hỏi 69: Loại hình Nam Á ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam là sự hỗn
chủng, hỗn huyết giữa các chủng tộc nào?
Indonesiens với Mongoloid.
Câu hỏi 70: Căn cứ nào là cơ sở đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc?
Thứ nhất, thuyết một trung tâm, thuyết hai trung tâm chỉ ra rằng: các
chủng tộc trên thế giới đều có chung một nguồn gốc là Homo sapiens.
Thứ hai, các chủng tộc đều có trình độ phát triển về sinh học như nhau, cấu
tạo cơ thể tương tự nhau.
Thứ ba, thực tiễn lịch sử loài người đã chứng minh rằng các chủng tộc đều
có khả năng phát triển kinh tế - xã hội như nhau.
Câu hỏi 71: Theo phương pháp phân loại căn cứ theo quan điểm quần thể sinh
học (tổng hợp các đặc điểm hình thái - sinh lý), thì đại chủng nào có nguồn gốc từ khu vực châu Phi? Negroid.
Câu hỏi 72: Theo phương pháp phân loại căn cứ theo quan điểm quần thể sinh
học (tổng hợp các đặc điểm hình thái - sinh lý), thì đại chủng nào có nguồn gốc từ khu vực châu Âu? Oropoid.
Câu hỏi 73: Theo phương pháp phân loại căn cứ theo quan điểm quần thể sinh
học (tổng hợp các đặc điểm hình thái - sinh lý), thì đại chủng nào có nguồn gốc từ khu vực châu Úc? Australoid.
Câu hỏi 74: Theo phương pháp phân loại căn cứ theo quan điểm quần thể sinh
học (tổng hợp các đặc điểm hình thái - sinh lý), thì đại chủng nào có nguồn gốc từ khu vực châu Á? Mongoloid.
Câu hỏi 75: Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc phát triển mạnh mẽ nhất trong xã hội nào? Xã hội tư bản.
Câu hỏi 76: Tư tưởng chủ đạo của học thuyết phân biệt chủng tộc thì yếu tố nào
quyết định sự phát triển của xã hội? Loại hình nhân chủng.
Câu hỏi 77: Cộng đồng tộc người là một phạm trù? Lịch sử.
Câu hỏi 78: Yếu tố nào khiến cộng đồng tộc người chưa hình thành được trong
thời kỳ cộng đồng sơ khai tiền nhân loại?
Quan hệ giữa các thành viên không chặt chẽ và thường bị chia tách thành
các nhóm và có khi lại nhập vào nhóm khác.
Câu hỏi 79: Đặc điểm nổi bật nhất của cộng đồng sơ khai tiền nhân loại là gì?
Về tổ chức xã hội, còn rất sơ khai (bầy người).
Về kinh tế, hoàn toàn là kinh tế tự nhiên (hái lượm, săn bắt).
Về tín ngưỡng – tôn giáo, chưa hình thành rõ nét.
Về quan hệ hôn nhân, tạp hôn tạp hôn có phân biệt ngoại hôn.
Câu hỏi 80: Cộng đồng thị tộc được gắn kết bởi các yếu tố?
Lao động chung và quan hệ huyết thống.
Câu hỏi 81: Nguyên nhân chính nào dẫn đến việc quan hệ huyết thống và nơi cư
trú của con được xác định theo dòng mẹ ở giai đoạn thị tộc mẫu quyền?
TL: +) điều kiện về kinh tế ( sự phát triển về lực lượng sản xuất) :
Ngừoi phụ nữ hái lượm sản phẩm đây là nguồn sản phẩm
thường xuyên, đảm bảo nguồn sống
+)điều kiện xã hội (chế độ ngoại hôn)
Con cái do mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng
Câu hỏi 82: Chế độ hôn nhân ở giai đoạn thị tộc mẫu quyền?
TL: Chế độ ngoại hôn, cư trú bên vợ,
Câu hỏi 83: Chế độ hôn nhân ở giai đoạn thị tộc phụ quyền?
TL: chế độ ngoại hôn, cư trú bên chồng, một vợ một chồng
Câu hỏi 84: Thành viên thị tộc bao gồm?
TL: những người có quan hệ với nhau bằng lao động chung và củng
cố bằng quan hệ huyết thống
Câu hỏi 85: Đặc điểm nổi bật của thị tộc mẫu quyền?
TL: gồm nhiều gia đình mẫu hệ, con cái tính theo dòng mẹ, hôn nhân
cư trú bên vợ. Đứng đầu thị tộc là người phụ nữ có uy tín, có kinh nghiệm
trong sản xuất, am hiểu phong tục tập quán, nghi lễ tôn giáo.
Thị tộc mẫu hệ là một tập thể bình đẳng, thân ái , người phụ nữ được
tôn trọng, có địa vị cao trong gia đình và xã hội
( 10 đặc điểm thị tộc do Ăng gen khái quát: trang 51-52)
Câu hỏi 86: Nguyên nhân hình thành bộ lạc?
TL: Do sự phát triển về số lượng thành viên, từ một thị tộc gốc (thị
tộc mẹ) đã chia tách thành các thị tộc con gọi là bào tộc. Các thị tộc, bào tộc
liên kết lại với nhau thành bộ lạc
Câu hỏi 87: So với thị tộc thì bộ lạc là?
TL: sự tăng lên về số lượng thành viên trong thị tộc gốc
Câu hỏi 88: Yếu tố gắn kết thành viên cộng đồng bộ lạc là?
TL: có chung nguồn gốc, huyết thống, cùng cư trú trên một lãnh thổ
Câu hỏi 89: Bộ tộc ra đời trong điều kiện kinh tế xã hội?
TL: LLSX phát triển, của cải làm ra dư thừa, tư hữu nảy sinh, phân
hóa xã hội phát triển ngày càng sâu sắc, chế độ công xã nguyên thủy tan rã.
Thay thế vào đó bằng chế độ chiếm hữu nô lệ - xã hội có giai cấp (nhà nước)
đầu tiên trong lịch sử.
Câu hỏi 90: Bộ tộc ra đời do nguyên nhân chủ yếu nào? TL: LLSX phát triển
Câu hỏi 91: Bộ tộc là khối cộng đồng người dựa trên quan hệ?
TL: huyết thống (có cùng nguồn gốc), gần gũi kinh tế- xã hội, chấp
nhận một thiết chế xã hội nhất định
Câu hỏi 92: Bộ tộc trong thời kỳ phong kiến có thành viên cộng đồng là?
TL: những người có chung nguồn gốc, cư trú trong một khu vực , gần
gũi nhau về trình độ phát triển KT-XH và chấp nhận một thiết chế xã hội nhất định
(Kết cấu bộ tộc chiếm nô: chủ nô, nông dân tự do, nô lệ)
(Kết cấu bộ tộc phong kiến: quý tộc, nông dân tự do, gia nô)
Câu hỏi 93: So với thị tộc, bộ lạc thì bộ tộc là?
TL: sự phát triển mới về chất trong đó có sự chấp nhận một thiết chế xã hội nhận định
Câu hỏi 94: Dân tộc ở phương Đông ra đời sớm, từ trong hình thái kinh tế xã hội nào? TL: Phong kiến
Câu hỏi 95: Mệnh đề nào sau đây là đúng? TL:
Câu hỏi 96: Tại sao sau chế độ công xã nguyên thuỷ ở Việt Nam không trải qua
chế độ chiếm hữu nô lệ?
TL: Công xã nguyên thủy -> công xã nông thôn(làng, xã)
Có quá trình phong kiến hóa trên cơ sở “phương thức sản xuất của châu á”
Đặc điểm: (ruộng đất là TLSX chủ yếu, )
Chế độ tư hữu ra đời muộn, xuất hiện tầng lớp địa chủ và tiểu nông
(Không có giai đoạn phát triển của kinh tế lãnh địa lãnh chúa-nông nô,
không có tình trạng cát cứ “hầu quốc” như phương tây)
Câu hỏi 97: 54 dân tộc ở Việt Nam thuộc bốn nhóm ngôn ngữ nào? TL: nhóm ngôn ngữ - Việt Mường - Môn khmer - Tạng Mianma - Hán
Câu hỏi 98: Tại sao dân tộc ở Việt Nam ra đời sớm hơn ở Phương Tây?
TL: - Chế độ phong kiến (không trải qua chế độ chiếm hữu nô lệ)
- yêu cầu cuộc chinh phục thiên nhiên
- yêu cầu chống ngoại xâm
- kết cấu tộc người ở Việt Nam
Câu hỏi 99: Đâu là một trong những điều kiện hình thành dân tộc Việt Nam? TL:
- Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội tiền tư bản chủ nghĩa
mang đặc điểm của xã hội phương đông
- Yêu cầu của cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên phát triển nông nghiệp lúa nước
- Yêu cầu chống ngoại xâm
- Kết cấu thành phần tộc người ở Việt Nam
Câu hỏi 100: Đâu là một trong những điều kiện hình thành dân tộc Việt Nam?
TL: Tương tự câu 99
Câu hỏi 101 - 102: Đâu là một trong những điều kiện hình thành dân tộc Việt Nam? Đáp án: (SGK trang 83-88)
Ta chọn 1 trong 4 điều kiện hình thành dân tộc Việt Nam:
1 là, sự tiến triển của các hình thái kinh tế- xã hội tiền tư bản
chủ nghĩa mang đặc điểm của xã hội phương Đông.
2 là, yêu cầu của cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên phát
triển nông nghiệp trồng lúa nước.
3 là, yêu cầu chống ngoại xâm
4 là, kết cấu thành phần tộc người ở Việt Nam
Câu hỏi 103: Có mấy đặc điểm dân tộc học của dân tộc Việt Nam? Đáp án: (SGK trang 88-94) Có 4 đặc điểm
Câu hỏi 104 - 107: Đâu là một trong những đặc điểm dân tộc học của Dân tộc Việt Nam? Đáp án: (SGK trang 88-94)
Có 4 đặc điểm, ta chọn 1 trong 4 đặc điểm sau:
1 là, Việt Nam là quốc gia đa tộc người, thống nhất; các dân tộc
Việt Nam có tinh thần đoàn kết gán bó với nhau trong quá trình dựng nước và giữ nước.
2 là, Các dân tộc Việt Nam cư trú đan xen, số lượng và sự phân
bố dân cư không đều
3 là, Các dân tộc có ngôn ngữ và bản sắc văn hóa riêng cùng tạo
dựng một nền văn hóa Việt Nam đa dạng nhưng thống nhất
4 là, Các dân tộc Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều
Câu hỏi 108: Mục tiêu giải quyết vấn đề dân tộc của đảng ta được Nghị quyết
Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy khoá IX được đề ra như thế nào?
a. Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc
b. Phát huy tinh thần cách mạng và năng lực sáng tạo của các tộc người
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
c. Tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc Việt Nam.
d. Cả a, b, c đều đúng Đáp án: d
Câu hỏi 109: Tư tưởng chỉ đạo cơ bản, xuyên suốt trong quan điểm, chính sách
dân tộc ở nước ta hiện nay được Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá IX, tại Hội nghị lần thứ 7 về công tác dân tộc được đề cập đến như thế nào?
a. Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc
b. Phát huy tinh thần cách mạng và năng lực sáng tạo của các tộc người
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
c. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển
d. Tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc Việt Nam Đáp án: c
Câu hỏi 110: Quan điểm chính sách dân tộc của Đảng được Nghị quyết số 24-
NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, tại Hội nghị lần thứ 7
về “Công tác dân tộc” có mấy quan điểm? a. Một quan điểm b. Hai quan điểm c. Ba quan điểm d. Năm quan điểm Đáp án: d
Câu hỏi 111: Đâu là một trong những quan điểm trong chính sách dân tộc của
Đảng được Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá IX, tại Hội nghị lần thứ 7 về “Công tác dân tộc” đề cập đến?
a. Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc
b. Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu
dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam
c. Phát huy tinh thần cách mạng và năng lực sáng tạo của các tộc người
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
d. Tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc Việt Nam Đáp án: b
Câu hỏi 112: Nội dung một trong những quan điểm của Đảng về công tác dân
tộc Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, tại
Hội nghị lần thứ 7 về “Công tác dân tộc” đề cập đến?
a. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế- xã hội các vùng dân tộc và miền núi
b. Khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng đi đôi với
bảo vệ môi trường sinh thái
c. Phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc,
đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự tương
trợ, giúp đỡ của các địa phương trong cả nước. d. Cả a, b, c đều đúng Đáp án: d
Câu hỏi 113: Nội dung một trong những quan điểm của Đảng về công tác dân
tộc Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, tại
Hội nghị lần thứ 7 về “Công tác dân tộc” đề cập đến?
a. Gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết vấn đề xã hội, thực hiện chính sách dân tộc
b. Quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực
c. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số d. Cả a, b, c đều đúng Đáp án: d
Câu hỏi 114: Có bao nhiêu nhóm giải pháp chủ yếu trong giải quyết chính sách dân tộc của Đảng ta? a. Bốn nhóm giải pháp b. Năm nhóm giải pháp c. Sáu nhóm giải pháp d. Bảy nhóm giải pháp Đáp án: d
Câu hỏi 115: Đâu là một trong những giải pháp chủ yếu thực hiện chính sách dân tộc của Đảng?
a. Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc
b. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị, các cấp, các
ngành và toàn thể xã hội về vị trí, nhiệm vụ của công tác dân tộc trong tình hình mới
c. Phát huy tinh thần cách mạng và năng lực sáng tạo của các tộc người
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
d. Tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc Việt Nam Đáp án: b
Câu hỏi 116: Đâu là một trong những giải pháp chủ yếu thực hiện chính sách dân tộc của Đảng?
a. Gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết vấn đề xã hội, thực hiện chính sách dân tộc
b. Quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực
c. Cấp uỷ, chính quyền các cấp xác định rõ trách nhiệm trong việc thực
hiện chủ trương, chính sách dân tộc
d. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số Đáp án: c
Câu hỏi 117: Đâu là một trong những giải pháp chủ yếu thực hiện chính sách dân tộc của Đảng?
a. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế- xã hội các vùng dân tộc và miền núi
b. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ
là người dân tộc thiểu số cho từng vùng, từng dân tộc
c. Khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng đi đôi với
bảo vệ môi trường sinh thái
d. Phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc,
đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự tương
trợ, giúp đỡ của các địa phương trong cả nước Đáp án: b
Câu hỏi 118: Đâu là một trong những giải pháp chủ yếu thực hiện chính sách dân tộc của Đảng?
a. Gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết vấn đề xã hội, thực hiện chính sách dân tộc
b. Quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực
c. Đổi mới nội dung và phương pháp công tác dân vận ở vùng đồng bào
dân tộc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
d. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số Đáp án: c
Câu hỏi 119: Vì sao Quân đội nhân dân Việt Nam phải thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng và Nhà nước ta? Đáp án: (SGK trang 107-108) tự đọc sách
Câu hỏi 120 - 121: Nội dung Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước? Đáp án: (SGK trang 108-109)
Có 5 nội dung trong sách PHẦN TÔN GIÁO
Câu hỏi 122: Tôn giáo là khoa học nghiên cứu vấn đề gì? Đáp án: (SGK trang 110)
Tôn giáo học là khoa học nghiên cứu nguồn gốc, bản chất tôn giáo,
vai trò xã hội của tôn giáo; chỉ rõ các mặt lý luận tính chất sai lầm của các…
Tôn giáo học nghiên cứu hệ thống giáo lý, giáo luật của một số tôn
giáo lơn trên thế giới, chỉ ra xu hướng phát…
Tôn giáo học nghiên cứ sự ra đời, tồn tại và phát triển, tình hình hoạt
động của một số tôn giáo ở Việt Nam, nêu lên luận chứng khoa học…
Câu hỏi 123 - 224: Chủ nghĩa Mác-Lênin coi tôn giáo là: Đáp án: (SGK trang 112)
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, bao gồm ý thức
tôn giáo, hoạt động tôn giáo và tổ chức tôn giáo, mà sự tồn tại phát triển của
nó là do sự phản ánh hư ảo hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người.
Như vậy, tôn giáo là sản phẩm của xã hội, của những mối quan hệ
giữa người với người…
Tôn giáo là hiện tượng xã hội, mang tính lịch sử…
Câu hỏi 125: Là một tôn giáo bao gồm mấy yếu tố? Đáp án: (SGK trang 112)
Gồm 3 yếu tố: Ý thức tôn giáo, hoạt động tôn giáo và tổ chức tôn giáo
Câu hỏi 126: Ý thức tôn giáo là?
Ý thức tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội thực hiện chức năng chủ yếu
của mình là chức năng đền bù - hư ảo trong một xã hội cần đến sự đền bù - hư ảo.
Câu hỏi 127: Tổ chức tôn giáo là?
Tổ chức tôn giáo là một tập hợp người có thứ bậc nội bộ, theo chức năng, ít
hay nhiều dựa vào quyền uy, định ra một tập hợp quy chế và chuẩn mực
nội bộ được hợp thức hoá nhằm duy trì, phát triển và truyền bá giáo lý, tổ
chức nghi lễ đảm bảo sự sống còn của bản thân tôn giáo.
Câu hỏi 128: Hoạt động tôn giáo là?
Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và
quản lý tổ chức của tôn giáo. 12. Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức
sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu
nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.
Câu hỏi 129: Giáo lý, giáo luật, lễ nghi của tôn giáo cấu thành nên yếu tố nào của tôn giáo? Hình thức tôn giáo
Câu hỏi 130: Tín ngưỡng ra đời?
niềm tin về những điều linh thiêng, những sức mạnh huyền bí, vĩ đại mà
con người chỉ cảm nhận được mà khó có thể nhận thức được. Tín ngưỡng
thường phát sinh khi một lãnh tụ tinh thần khẳng định một số hiểu biết đặc
biệt về chân lý thần thánh và tổ chức tín đồ của mình
Câu hỏi 131: Các nhà khoa học đã xác định, những hình thái tín ngưỡng đầu tiên xuất hiện cách đây?
Câu hỏi 132: Các nhà khoa học đã xác định, những tôn giáo đầu tiên xuất hiện cách đây khoảng?
Ấn Độ giáo: được coi là một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới,
bắt nguồn từ Ấn Độ khoảng 1500 năm trước Công nguyên.
Câu hỏi 133: Các hình thái tín ngưỡng đầu tiên xuất hiện trong hình thái kinh tế- xã hội nào? Nguyên thủy
Câu hỏi 134: Các tôn giáo đầu tiên xuất hiện trong hình thái kinh tế-xã hội nào? Nguyên thủy
Câu hỏi 135: Tín ngưỡng có yếu tố nào? Tính dân tộc
Câu hỏi 136: Thuật ngữ “tôn giáo” có nguồn gốc từ? Phương tây
Câu hỏi 137: Thuật ngữ “Tông giáo” truyền vào Trung Quốc vốn dùng để chỉ đạo nào? Phật giáo
Câu hỏi 138: Tôn giáo xuất hiện khi nào?
Cách đây vài chục ngàn năm
Câu hỏi 139: Tô tem giáo là?
Tô-tem giáo hay vật tổ giáo là niềm tin rằng mỗi con người hay mỗi nhóm
người (như thị tộc, bộ lạc) có một mối liên hệ hoặc kết nối tâm linh với vật
thể khác như cây cối hoặc động vật, thường được gọi là "vật thể tinh thần"
hay "tô-tem"(totem). Tô-tem hay vật tổ được cho là có tương tác với cá
nhân, tập thể đó và đóng vai trò là biểu tượng hay biểu trưng của họ. Thờ vật tổ
Câu hỏi 140: Ma thuật giáo là?
Ma thuật theo tiếng Hy Lạp cổ là phép phù thủy. Đây là biểu hiện của việc
người nguyên thủy tin vào khả năng tác động đến tự nhiên bằng những
hành động tượng trưng (cầu khấn, phù phép, thần chú…) nghĩa là bằng
con đường siêu nhiên. Nhờ các biện pháp ma thuật, người nguyên thủy cố
gắng tác động đến những sự kiện và làm cho nó diễn ra theo ý mình mong
muốn. Về sau, ma thuật trở thành một thành tố quan trọng không thể thiếu
được của các tôn giáo phát triển. Việc thờ cúng của bất kỳ tôn giáo nào
cũng phải có ma thuật (cầu nguyện, làm phép…). Tàn dư của ma thuật là
các hiện tượng bói toán, tướng số ngày nay. Phép phù thuỷ
Câu hỏi 141: Bái vật giáo là?
Bái vật giáo là niềm tin vào năng lực siêu nhiên của vật thể nào đó, đặc biệt
là những vật do con người làm ra. Về cơ bản, bái vật giáo là việc nội bộ
cộng đồng gán các quyền lực và giá trị cố hữu cho một vật thể. Bùa hộ mệnh
Câu hỏi 142: Sa man giáo là gì?
Shaman giáo là một hình thức tôn giáo cổ xưa thông qua những người môi
giới để giao tiếp với thần linh, qua đó nhờ thần linh giúp đỡ những điều
mình mong muốn. Shaman nghĩa là ông đồng, bắt nguồn từ chữ Smàn (tế
tư) tiếng Tungus. Trong tiếng Phạn là chữ Zramaịa (trong tiếng Pàli là
Samaịa, nghĩa là là siêng năng không ngừng), từ chữ gốc là Sam nghĩa là
nhảy múa, quay cuồng trong trạng thái hưng phấn[1]. Shaman giáo có
nhiều yếu tố giống ma thuật nhưng khác ma thuật ở chỗ nếu ma thuật quan
niệm tự bản thân người làm ma thuật có một sức mạnh siêu linh thì shaman
cho mình là người môi giới, là hình bóng của siêu linh.
Câu hỏi 143: Các tôn giáo sau đây, tôn giáo nào không phải tôn giáo thế giới?
Phật giáo Công giáo Hồi giáo là tôn giáo thế giớ
Câu hỏi 144: Các tôn giáo sau đây, tôn giáo nào là tôn giáo dân tộc?
Do thái giáo và đạo cao đài
Câu hỏi 145: Với tư cách là những hình thái ý thức xã hội, tôn giáo và khoa học khác nhau về điểm nào? Cách thức phản ánh
Câu hỏi 146: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống : "Tôn giáo là một hình thái ý thức
– xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo ............... khách quan. Qua sự
phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí." Hiện thực
Câu hỏi 147: Điểm chung giữa tôn giáo và triết học là gì?
Tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm giống nhau về nội dung, khác nhau về hình
thức biểu hiện. Đặt ra và giải quyết những vấn đề có tính chất thế giới
quan. Đặt ra và giải quyết những vấn đề có tính chất nhân sinh quan Cả
tôn giáo và triết học đều có mối liên hệ với cơ sở kinh tế
Câu hỏi 148: Luận điểm “Sự sợ hãi sinh ra thần thánh” đề cập đến nguồn gốc nào của tôn giáo? Nguồn gốc tâm lý
Câu hỏi 149: Luận điểm của V.I. Lênin: “...Thượng đế siêu hình không phải là
cái gì khác mà là sự tập hợp, là toàn bộ những đặc tính chung nhất rút ra từ giới
tự nhiên, song con người nhờ vào sức tưởng tượng, tức là chính bằng phương
pháp tách rời như thế khỏi bản chất cảm tính, khỏi vật chất của giới tự nhiên, lại
đem giới tự nhiên biến thành một chủ thể hay là một thực thể độc lập.” đề cập
đến nguồn gốc nào của tôn giáo? Nguồn gốc nhận thức
Câu hỏi 150: Niềm tin tôn giáo là niềm tin?
Niềm tin tôn giáo là một dạng nhận thức đặc biệt, dựa trên trực giác, tạo
cho con người một niềm tin có tính thiêng liêng, giúp người ta có thể nhận
thức được những sự vật mà người thường không thấy được, cho ta một sức
mạnh đặc biệt mang tính “thăng hoa” để tác động đến cuộc sống trần tục.
Câu hỏi 151: Nội dung một tôn giáo gồm có những vấn đề gì?
Giáo lý giáo luật lễ nghi
Huyền thoại và triết lý Thế giới bên kia
Câu hỏi 152: Giáo lý cuả một tôn giáo gồm những yếu tố nào?
quan niệm về thế giới và con người.
Câu hỏi 153: Nghi lễ tôn giáo là gì?
Nghi lễ là mối quan hệ của các thực thể ở thế giới bên kia với cuộc sống
trần gian của của cộng đồng và cá nhân, nó làm cho nội dung giáo lý tôn
giáo trở nên sống động, phổ quát qua thực hành hành vi tôn giáo
Câu hỏi 154: Trong các lễ hội sau đây, lễ hội nào là lễ hội tôn giáo?
Câu hỏi 155: Trong các câu sau đây, câu nào sai?
a. Bất kỳ tôn giáo nào đang tồn tại cũng cần phải có hành vi thờ cúng
b. Không có hành vi thờ cúng, không có tôn giáo
c. Hành vi thờ cúng phải được thực hiện dưới hình thức cộng đồng
d. Giữa nghi lễ tôn giáo và thế tục có thể có ranh giới không rõ ràng
Câu hỏi 156: Phạm vi ảnh hưởng của giáo hội như thế nào? toàn bộ tín đồ
Câu hỏi 157: Điều kiện kinh tế-xã hội để một tôn giáo xuất hiện?
Câu hỏi 158: Đâu là nguồn gốc nhận thức của tôn giáo?
Con người ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn thế giới khách
quan, khái quát hoá thành các khái niệm, phạm trù, quy luật. Nhưng càng
khái quát hoá, trừu tượng hoá đến mức hư ảo thì sự vật, hiện tượng được
con người nhận thức càng có khả năng xa rời hiện thực và dễ phản ánh sai
lệch hiện thực. Sự nhận thức bị tuyệt đối hoá, cường điệu hoá của chủ thể
nhận thức sẽ dẫn đến thiếu khách quan, mất dần cơ sở hiện thực, dễ rơi vào
ảo tưởng, thần thánh hoá đối tượng.
Câu hỏi 159: Đâu là nguồn gốc kinh tế- xã hội của tôn giáo?
sự yếu kém về trình đô ‘ phát triển của lực lượng sản xuất, sự bần cùng về
kinh tế, áp bức, bóc lô ‘t về chính trị, bất lực trước những bất công của xã hô ‘i
Câu hỏi 160: Đâu là nguồn gốc tâm lý của tôn giáo?
Do sự sợ hãi, lo âu của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hô ‘i mà
dẫn đến viê ‘c hình thành ra tôn giáo
Ngay cả những tâm lý tích cực như lòng biết ơn, sự kính trọng cũng có khi
được thể hiê ‘n qua tôn giáo.
Câu hỏi 161: Tôn giáo có mấy chức năng chính? 3 chức năng Thế giới quan Đền bù hư ảo(chính) Điều chỉnh hành vi
Câu hỏi 162: Đâu là chức năng thế giới quan của tôn giáo?
Khi phản ánh một cách hư ảo hiện thực, tôn giáo có tham vọng tạo ra một
bức tranh của mình về thế giới nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của con
người dưới một hình thức phi hiện thực. Bức tranh tôn giáo ấy bao gồm hai
bộ phận: thế giới thần thánh và thế giới trần tục và trên cơ sở đó mà tôn
giáo giải thích các vấn đề của tự nhiên cũng như xã hội. Sự lý giải của tôn
giáo về thế giới nhằm hướng con người tới cái siêu nhiên , thần thánh, do đó
nó đã xem nhẹ đời sống hiện thực. Quan niệm này có thể tác động tiêu cực
đến ý thức giáo dân, đến thái độ của họ đối với xung quanh.
Câu hỏi 163: Đâu là chức năng đền bù hư ảo của tôn giáo?
Tạo ra sứ lôi cuốn hấp dẫn nhất đến quần chúng, hoàn trả hư ảo , toois đa
mọi mất mát của các tín đồ trong cuộc sống, bằng sức mạnh siêu nhiên .
Câu hỏi 164: Đâu là chức năng điều chỉnh hành vi của tôn giáo?
Khi phản ánh một cách hư ảo hiện thực, tôn giáo có tham vọng tạo ra một
bức tranh của mình về thế giới nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của con
người dưới một hình thức phi hiện thực. Bức tranh tôn giáo ấy bao gồm hai
bộ phận: thế giới thần thánh và thế giới trần tục và trên cơ sở đó mà tôn
giáo giải thích các vấn đề của tự nhiên cũng như xã hội. Sự lý giải của tôn
giáo về thế giới nhằm hướng con người tới cái siêu nhiên , thần thánh, do đó
nó đã xem nhẹ đời sống hiện thực. Quan niệm này có thể tác động tiêu cực
đến ý thức giáo dân, đến thái độ của họ đối với xung quanh.
Câu hỏi 165: Mê tín dị đoan là?
Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với
lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép...) dẫn tới hậu quả
xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính
mạng.[2] Mê tín dị đoan bao gồm những hành vi ông đồng, bà cốt, tin xin
xăm bói quẻ, tin ngày lành tháng dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem
tướng, tin cúng sao, cúng hạn, cúng kem, tin thầy bùa thầy chú, tin cầu
cúng tai qua nạn khỏi.
Câu hỏi 166: Mê tín dị đoan được biểu hiện ra bằng ?
Cúng bái trước khi đi thi để được điểm cao Lên đồng, yểm bùa
Bói toán, xem tướng, xem sổ tử vi....
Câu hỏi 167: Tác hại của mê tín dị đoan ?
Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần
Ảnh hưởng đến người xung quanh xã hội
Câu hỏi 168: Theo truyền thuyết, tại sao thái tử Tất Đạt Đa rời bỏ hoàng cung đi
tìm chân lý để giải thoát nỗi khổ cho con người?
sau bốn lần ra bốn cửa thành và thấy cảnh người già, người bệnh, người
chết và một vị tu sĩ, thái tử Siddhartha phát tâm tu hành do thấy rằng ba
cảnh đầu tượng trưng cho cái Khổ trong thế gian và hình ảnh tu sĩ chính là cuộc đời của ông.
Câu hỏi 169: Buddha nghĩa là gì? Đức phật
Câu hỏi 170: Theo quan niệm của đạo Phật, lời Phật dạy được ghi lại vào đâu? Tam tạng kinh
Câu hỏi 171: Trong tam tạng kinh, sách nào ghi những giới luật do Phật chế định làm khuôn phép? Luật tạng
Câu hỏi 172: Từ khi ra đời, Phật giáo trải qua mấy lần tập kết kinh điển của mình? 4
Câu hỏi 173: Trong tam tạng kinh, sách nào ghi những luận giải của các đệ tử
Phật giáo về lời Phật dạy? Kinh tạng
Câu hỏi 174: Quan điểm nào sau đây không phải là của Phật giáo?
Câu hỏi 175: Quan điểm nào sau đây là đúng?
Câu hỏi 176: Điểm độc đáo trong thế giới quan Phật giáo là?
Quan niệm về vũ trụ :Giáo lý phật giáo khẳng định thế giới này là thế giới
vật chất do van Pháp tạo nên,mỗi sự vật là một pháp không do phép màu nào sinh ra
Câu hỏi 177: Theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, để được tấn
phong Thượng toạ cần có những điều kiện gì?
Điều 54: Đại hội đại biểu Phật giáo Việt Nam xem xét tấn phong giáo phẩm
Thượng tọa đối với Đại đức tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp
trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với Đạo pháp và Dân tộc, có đóng góp
cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 178:Theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, để được tấn
phong Hoà thượng cần có những điều kiện gì?
Điều 53: Đại hội đại biểu Phật giáo Việt Nam phê chuẩn danh sách tấn
phong hàng giáo phẩm Hòa thượng đối với Thượng tọa tuổi đời từ 60 tuổi
trở lên, tuổi đạo từ 40 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với Đạo
pháp và Dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đăng ký
với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 179: Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ mấy? Thứ 2 sau công nguyên
Câu hỏi 180: Trong các tôn giáo sau, tôn giáo nào có số tín đồ ở Việt Nam đông nhất? Phật giáo
Câu hỏi 181: Phật giáo xuất hiện vào khoảng thời gian nào? vào thế kỷ 6 TCN
Câu hỏi 182: Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập năm nào? 7 tháng 11 năm 1981
Câu hỏi 183: Tư tưởng “vô tạo giả” trong phật giáo nói về vấn đề gì?
Vô tạo giả: Đạo Phật cho rằng thể giới do các loại vật chất tạo thành. Mọi
sự vật trong vũ trị gọi là “vạn pháp” không do bất kỳ một thần linh nào tạo
ra bằng những phép màu mà là do những phần tử vật chất nhỏ bé nhất tạo
nên. Những vật chất nhỏ bé đó được gọi là “bản thể” hay ‘thực tướng”. Đây
được xem như là nội dung cơ bản nhất và khác tất cả các tôn giáo khác.
Câu hỏi 184: Tư tưởng “vô thường” trong phật giáo nói về vấn đề gì?
Vô thường: Đạo Phật cho rằng mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ bao la
không đứng yên, không bất biến mà nó luôn luôn trong trạng thái biến đổi
không ngừng là: thành – trụ – hoại – không đối với vạn vật trong vũ trụ,
và: sinh – trụ – dị – diệt đối với các sinh vật.
Câu hỏi 185: Tư tưởng “tứ diệu đế” trong phật giáo nói về vấn đề gì?
“tứ diệu đế” - tức là 4 chân lý huyền diệu cao siêu để giải thoát nỗi khổ của
chúng sinh gồm: Khổ Đế – Tập Đế – Diệt Đế - Đạo Đế. Đức Phật khẳng
định: “trước kia và ngày nay ta chỉ nêu ra và lý giải các chân lý về các
nỗi đau khổ và giải thoát các nỗi đau khổ. Cũng như nước của đại dương
chỉ có một vị mặn. Học thuyết của ta chỉ có một vị, đó là sự cứu vớt”
Câu hỏi 186: Tư tưởng “vô ngã” trong phật giáo nói về vấn đề gì?
Vô ngã là pháp ấn chỉ có trong Phật giáo, cho rằng, không có
một Ngã (sa. ātman, pi. attā), một cái gì trường tồn, bất biến, cốt tủy, vững
chắc, tồn tại nằm trong sự vật mà không phụ thuộc vào cái khác. Nghĩa là
sự vật có mặt là do duyên sinh (tùy thuộc điều kiện) khởi phát, chứ sự vật
không có quyền gì với sự sinh ra và sự hoại diệt của chính nó. Như thế, theo
đạo Phật, cái ngã, cái "tôi" là không có mà chỉ là một tập hợp của Ngũ
uẩn (sa. pañcaskandha), luôn luôn thay đổi, sinh diệt. Vô Ngã là một trong
3 pháp ấn. Hai pháp ấn còn lại là Khổ và Vô Thường. Cái gì có sinh thì phải
có diệt là vô thường; cái gì vô thường thì là khổ; cái gì khổ mà nó biến đổi
theo duyên sinh (không tùy thuộc vào ý muốn của nó) thì là vô ngã. Mọi
pháp hữu vi (pháp có sinh thì có diệt) thì là Khổ, Vô Thường, Vô Ngã. Pháp
Vô Vi (pháp không có sự tạo tác nên không có sự diệt) cũng là vô ngã. Pháp
Vô Vi không có tính chất Vô thường và Khổ như pháp hữu vi.
Câu hỏi 187: “Khổ đế” trong “tứ diệu đế” của Phật giáo là đề tài nói về vấn đề gì?
1- Khổ đế (Dukkha): là thực trạng đau khổ của con người.
2- Tập đế (Samudaya): là nguồn gốc hay nguyên nhân dẫn đến thực trạng đau khổ.
3- Diệt đế (Nirodha): là sự kết thúc hay sự chấm dứt khổ đau.
4- Đạo đế (Magga): là con đường hay phương pháp thực hành dẫn
đến chấm dứt khổ đau.