Dàn ý bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch Ngữ văn 10 Chân Trời Sáng Tạo
Xin gửi tới các bạn Dàn ý bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Chủ đề: Bài 8: Đất nước và con người (CTST)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG VÀ
NGHỆ THUẬT CỦA MỘT TÁC PHẨM TỰ SỰ HOẶC TÁC PHẨM KỊCH
I. Dàn ý bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự
sự hoặc tác phẩm kịch. A. MỞ BÀI
- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá. B. THÂN BÀI
1. Khái quát chung về thể loại
- Khái niệm (truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch,….) - Đặc trưng thể loại:
+ Truyện ngắn, tiểu thuyết, sử thi: tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả nhân vật, ngôi kể, điểm nhìn,…
+ Truyện kí, hồi kí, nhật kí, phóng sự,…: tính xác thực của sự kiện, chi tiết,… góc nhìn, thái độ,
quan điểm, cảm xúc và ngôn từ của tác giả.
+ Kịch (chèo, tuồng; bi kich, hài kịch, chính kịch): xung đột, mâu thuẫn, hành động,…
2. Phân tích, đánh giá
2.1. Phân tích, đánh giá nội dung của tác phẩm
- Xác định chủ đề của tác phẩm. (có thể tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm)
- Phân tích và đánh giá chủ đề của tác phẩm.
2.2. Phân tích, đánh giá nghệ thuật của tác phẩm
- Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. C. KẾT BÀI
- Khẳng định lại những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc tác phẩm.
II. Bài mẫu nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm
tự sự: ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM (ĐOÀN GIỎI)
Một trong những cái tên người ta nhắc đến đầu tiên khi nói về văn học Nam Bộ là
Đoàn Giỏi. Trong sự nghiệp sáng tác của ông tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” là nổi
tiếng nhất. Tác phẩm hội tụ độ chín của cả tư tưởng, cảm xúc và tài năng nghệ thuật của
Đoàn Giỏi, cũng là thành tựu đáng mơ ước trong sự nghiệp văn chương của nhà văn.
Đoạn trích “Đất rừng phương Nam” thuộc chương 9 trong cuốn tiểu thuyết, cũng đã thể
hiện rõ nét những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
Tiểu thuyết là thể loại tự sự có dung lượng lớn, thông qua hoàn cảnh, sự việc,
nhân vật để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và mang những đặc trưng riêng biệt. Tiểu
thuyết tái hiện con người và cuộc sống bằng cái nhìn giàu chất văn xuôi, tạo sự gần gũi,
chân thực và khách quan. Thể loại này cũng nhìn đời sống từ góc độ đời tư, phác họa
những bức tranh sống động về số phận con người trong đời sống. Nhân vật trong tiểu
thuyết cũng là con người nếm trải, thường gặp nhiều vấn đề, thăng trầm, biến đổi trong
cuộc sống,... Nam Bộ là một vùng đất non trẻ so với các vùng lãnh thổ khác của đất nước
nhưng tiểu thuyết viết về vùng đất này khá thịnh hành trong thời kì đầu của phong trào sáng tác
văn học Nam Bộ. Một trong số đó là “Đất rừng phương Nam” - một tác phẩm được đông
đảo độc giả biết đến và đón nhận, được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài và còn được
dựng thành phim. Cuốn tiểu thuyết đã mang đến cho người đọc rất nhiều trải nghiệm thú
vị, hấp dẫn về bối cảnh, con người, tập tục văn hóa của vùng đất Nam Bộ.
Trích đoạn “Đất rừng phương Nam” đã thuật lại hành trình An theo tía nuôi và
thằng Cò đi “ăn ong” - đi lấy mật. Không gian được miêu tả là rừng tràm U Minh, vào
một buổi sáng bình yên, trong vắt, mát lành. Buổi trưa ở đây tràn đầy ánh nắng, ngất
ngây hương thơm hoa tràm, tiếng chim hót líu lo và hàng ngàn con chim bay lên,... Đó là
vẻ đẹp đầy chất thơ, hoàng dã của rừng U Minh, đồng thời là sự sống đa dạng, phong phú
của các loài sinh vật, mang đến sức hấp dẫn cho độc giả.
Những nhân vật trong trích đoạn cũng hiện lên sinh động. Tía nuôi của An - một
người đàn ông với vẻ đẹp mạnh mẽ, vững chãi của một người lao động từng trải, chất
phác, can đảm. Từng lời nói và cách cư xử của ông đều thể hiện sự quan tâm và tình yêu
thương chân thực dành cho cậu con nuôi. Ông gác kèo cho ong rừng làm tổ rất giỏi, bảo
vệ, nâng niu đàn ong và hết mực trân trọng sự sống. Đó là nét đẹp của một người lao
động dày dạn kinh nghiệm, yêu thiên nhiên; một người cha mạnh mẽ, nhân hậu và yêu
thương con người. Cò - cậu bé hiện thân của núi rừng. Cuộc sống ở nơi rừng núi từ nhỏ
giúp cậu có một cơ thể khỏe mạnh, tháo vát, dẻo dai, lại có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc
với thiên nhiên. Trích đoạn đã để lại ấn tượng sâu đậm về những con người nơi đất rừng
phương Nam vừa gần gũi, bình dị, vừa mạnh mẽ, phóng khoáng.
Về nghệ thuật, tác phẩm như những thước phim sống động về thiên nhiên đất rừng
phương Nam. Những từ ngữ, câu văn giàu hình ảnh, âm thanh, cảnh sắc như hiện ra sinh
động trước mắt độc giả: “Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất.
Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn
mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ
vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh...” Trong tác phẩm, “tôi” là người dẫn truyện, ngôn ngữ
dẫn truyện mang đậm chất Nam Bộ. Dù An là cậu bé xuất thân từ thành thị, nhưng hành
trình lưu lạc khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ đã dạy cho cậu nhiều điều hay, An đã thực
sự hòa nhập với vùng đất và con người miền sông nước với những ngôn ngữ và cả hành
động đậm chất Nam Bộ.
Cùng với việc miêu tả thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống, Đoàn Giỏi đã thể
hiện chân thực hình ảnh những con người Nam Bộ với những nét tính cách nổi bật: yêu
lao động, yêu thiên nhiên, nhân hậu, tình nghĩa,... Tác phẩm là bức tranh đẹp đẽ về thiên
nhiên và con người vùng sông nước, đồng thời cũng thể hiện rõ nét những đặc sắc nghệ
thuật, ngòi bút tài năng của nhà văn. Vì lẽ đó, cuốn tiểu thuyết được đánh giá là một
trong những cuốn sách viết về thiếu nhi hay nhất của nước ta, được đông đảo bạn đọc đón nhận, yêu thích.