Dàn ý Đông Nam Bộ - Vùng du lịch ĐNB môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Dàn ý Đông Nam Bộ - Vùng du lịch ĐNB môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177)
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Trong chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030,
Đông Nam Bộ được xác định là một trong bảy vùng phát triển du lịch có vai tro quan trọng đối với phát
triển du lịch cả nước. Để thực hiện mục tiêu phát triển ngành du lịch thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn
của Đông Nam Bộ, không thể không quan tâm đến các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên. Đây là một yếu
tố có tính quyết định đối với phát triển du lịch nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ bền vững nói chung.
Đông Nam Bộ là một trong 7 vùng du lịch phát triển du lịch có vai trò quan trọng đối với phát triển du
lịch cả nước và sản phẩm đặc trưng của vùng du lịch Đông Nam Bộ là: “Du lịch sinh thái rừng, sinh thái
biển - đảo; hệ sinh thái đất đỏ miền Đông với các giá trị văn hóa - lịch sử.Vùng Đông Nam bộ được thiên
nhiên ưu ái về khí, có nhiều hồ lớn và hệsinh thái rừng đa dạng thuận lợi cho phát triển du lịch
Đông Nam Bộ là một trong hai tiểu vùng của vùng văn hóa Nam Bộ với đặc tính chung về khí hậu là khu
vực nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như ít thay đổi trong năm, ít có thiên
tai, không quá lạnh, ít ảnh hưởng của bão. Địa bàn Đông Nam Bộ là khu vực chuyển tiếp giữa trung du và
đồng bằng với địa hình bán sơn nguyên, thế đất cao, gồm nhiều đồi, gò và có vùng đồng bằng phù sa,
phần lớn là những vùng thềm phù sa cổ (vùng đất xám) và sơn nguyên đất đỏ. Đây là vùng có sự đa dạng
về địa hình thiên nhiên, với đặc trưng rừng núi, xen lẫn với đồng bằng, gò, sông ngòi, hồ, biển cả, do đó,
là vùng đất đa dạng về thổ nhưỡng, môi trường sinh thái. Nơi đây còn giữ được nhiều rừng nguyên sinh,
rừng già, nhiều thú và cây gỗ quý, lại là vùng vừa thuận lợi để trồng cây công nghiệp, vừa có vùng đồng
bằng phù sa màu mỡ, lại vừa có vùng biển giàu tiềm năng về du lịch, khai thác thủy hải sản, dầu khí…
KL: Hiện nay, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, góp phần to lớn vào
phát triển kinh tế - xã hội của Đông Nam Bộ và cả nước. Để phát triển du lịch hiệu cần phải chú
trọng, khai thác nguồn lực văn hóa một cách phù hợp, cụ thể là đầu tư cho công tác phát huy giá
trị các di sản văn hóa tộc người; xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, hấp dẫn, phù
hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của từng địa phương trong vùng và phù hợp với nhu
cầu của từng đối tượng du khách. Phát huy nguồn lực văn hóa sẽ mang lại nguồn thu cho du lịch,
cho kinh tế quốc gia, đồng thời cũng có điều kiện để chăm sóc, phát triển con người ĐNB, con
người Việt Nam phát triển toàn diện
Vùng Đông Nam Bộ có vị trí địa lý linh tế rất thuận lợi cùng với những thành quả phát triển đã đạt được
tạo ra lợi thế so sánh ở mức hàng đầu của cả nước và cũng có thể đọ với nhiều nước trong khu vực Đông
Nam Á. Vùng Đông Nam Á có điều kiện thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn hơn các vùng khác; nằm trên
các trục giao thông quan trọng của quốc tế và khu vực, có nhiều cửa ngõ ra vào, có nhiều khả năng thu
hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để đạt nhịp độ tăng trưởng cao. Đông Nam Bộ là vùng đã đạt trình
độ phát triển kinh tế tương đối cao hơn và vượt trước nhiều mặt so với các vùng khác trong cả nước.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ
thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn của cả nước, có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề
khá, có cơ sowe đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đang đóng góp tích cực cho sự phát triển của
cả khu vực phía Nam. Đồng thời có hệ thống đô thị, các khu công nghiệp đang trong quá trình phát triển
mạnh. Vũng Tàu là thành phố cảng và dịch vụ nằm ở “Mặt tiền Duyên Hải” phía Nam, là cầu nối và là
“cửa ngõ” giao thương với thế giới. Thị xã Dầu Một và khu vực Nam Sông Bè có điều kiện rất thuận lợi
đẻ phát triển công nghiệp. Đông Nam Bộ lại có trục đường giao thông xuyên Á ra biển và tiếp giáp với
khu vực các nước Đông Nam Á đang phát triển năng động.
Địa bàn Đông Nam Bộ là khu vực chuyển tiếp giữa trung du và đồng bằng với địa hình bán sơn nguyên,
thế đất cao, gồm nhiều đồi, gò và có vùng đồng bằng phù sa, phần lớn là những vùng thềm phù sa cổ
(vùng đất xám) và sơn nguyên đất đỏ. Đây là vùng có sự đa dạng về địa hình thiên nhiên, với đặc trưng
rừng núi, xen lẫn với đồng bằng, gò, sông ngòi, hồ, biển cả, do đó, là vùng đất đa dạng về thổ nhưỡng,
môi trường sinh thái. Nơi đây còn giữ được nhiều rừng nguyên sinh, rừng già, nhiều thú và cây gỗ quý,
lại là vùng vừa thuận lợi để trồng cây công nghiệp, vừa có vùng đồng bằng phù sa màu mỡ, lại vừa có
vùng biển giàu tiềm năng về du lịch, khai thác thủy hải sản, dầu khí…