Đạo đức báo chí và vấn đề xâm hại quyền con người trên BC VN hiện nay | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khái niệm. Khái quát về quyền con người. Xâm phạm bí mật đời tư, quyền riêng tư. Tự do báo chí. Đối với các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí. Đối với cơ quan báo chí. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN....................................................4
1.1. Khái niệm...........................................................................................................4
1.2. Khái quát về quyền con người............................................................................4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC XÂM HẠI QUYỀN CON NGƯỜI
TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM HIỆN NAY............................................................6
2.1. Xâm phạm bí mật đời tư, quyền riêng tư...........................................................6
2.2. Tự do báo chí....................................................................................................11
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ
NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO TRÁNH XÂM HẠI QUYỀN CON NGƯỜI TRÊN
BÁO CHÍ................................................................................................................17
3.1. Đối với các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí.................................................17
3.2. Đối với cơ quan báo chí...................................................................................18
3.3. Đối với nhà báo................................................................................................19
KẾT LUẬN ...........................................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mỗi nhà báo trong quá trình tác nghiệp luôn phải đề cao trách nhiệm xã hội của
mình. Có thể nói, trách nhiệm xã hội là một trong những yêu cầu về đạo đức nghề
nghiệp của nhà báo. Trách nhiệm xã hội của nhà báo được hiểu là trách nhiệm đối
với nội dung thông tin được nhà báo truyền tải trong tác phẩm. Khi tác phẩm báo
chí đến với công chúng nó sẽ tạo ra hiệu ứng xã hội. Để thực hiện tốt vai trò, trách
nhiệm xã hội của mình đối với công chúng báo chí và đời sống xã hội, bản thân nhà
báo cần tự giác tuân thủ các quy tắc tác nghiệp, các quy chuẩn đạo đức mà nền báo
chí nước nhà quy định. Nhà nước đã xây dựng hệ thống các điều luật về báo chí,
đồng thời ra các văn bản quy phạm pháp quy nhằm điều tiết các hoạt động báo chí
sao cho đạt hiệu quả truyền thông cao nhất. Tuy nhiên, trong quá trình tác nghiệp,
nhiều nhà báo vẫn vi phạm luật báo chí và quy chuẩn đạo đức nhà báo. Nhiều tác
phẩm đăng tải trên báo chí đã tạo ra hiệu ứng nghịch gây xôn xao dư luận.
Nghề làm báo đòi hỏi người cầm bút rất nhiều, từ năng lực chuyên môn đến các
tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Chúng ta cũng đã nói rất nhiều đến cái tâm, cái
tầm của nhà báo. Những đòi hỏi của nghề nghiệp đối với các nhà báo được rút gọn
trong ba cụm từ: mắt sáng, lòng trong, bút sắc. Nhà báo khẳng định được mình,
sống được trong lòng độc giả không có cách nào khác là phải thực hiện được những
chuẩn mực đó, nếu không sẽ bị nghề đào thải, bạn đọc xa lánh. Thế nhưng nhìn từ
thực tế đáng phải suy nghĩ là, trong một nền báo chí phát triển như hiện nay, bên
cạnh những thành tựu to lớn, vẫn còn những bất cập, những lỗi không đáng có,
thậm chí những sai phạm không thể chấp nhận, làm phiền lòng công chúng, làm
phức tạp dư luận xã hội. Chúng ta thực sự ngỡ ngàng trước thực trạng người làm
báo xâm hại đến quyền con người trong các tác phẩm báo chí. 1
Quyền con người là sự kết tinh những giá trị cao đẹp nhất trong nền văn hóa
của nhân loại, được hình thành với tất cả sự đóng góp của tất cả các quốc gia, dân
tộc, tầng lớp và cá nhân con người trên trái đất. Quyền con người là quyền cơ bản
nhất để bảo vệ chính quyền hạn của mình trong xã hội. Có rất nhiều điều luật được
ban hành để bảo vệ quyền lợi cho con người. Trong báo chí cũng vậy, cũng có
những điều luật ban hành để bảo về quyền con người, tránh xâm hại quyền con
người trong các tác phẩm báo chí. Thế nhưng vẫn có rất nhiều những hạn chế, những sai phạm xảy ra.
Cũng như các nền báo chí khác trên thế giới, Việt Nam cũng xây dựng hệ thống
luật báo chí, quy chuẩn đạo đức nghề báo, hệ thống cơ sở lý luận của báo chí làm
nền tảng lý luận giúp nhà báo thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình. Song,
thực tiễn cho thấy không ít nhà báo chưa thực sự thấm nhuần những văn bản, điều
luật pháp quy về báo chí trong quá trình tác nghiệp. Bởi vậy, sai phạm về báo chí
còn khá nhiều, trách nhiệm xã hội của nhà báo còn nhạt nhòa.
Không thể phủ nhận những giá trị to lớn về thông tin, giải trí mà công chúng
được thụ hưởng từ báo chí. Song, bên cạnh đó, có những sai phạm mang tính chất
con sâu bỏ rầu nồi canh khiến cho người làm báo chuyên nghiệp phải trăn trở; đồng
thời, những sai phạm đó khiến cho dư luận xã hội phần nào hoang mang, bức xúc.
Mỗi con chữ, mỗi hình ảnh chứa sức nặng to lớn đối với đời sống xã hội. Trong
giới hạn của một tiểu luận, người viết chỉ xin thảo luận về một khía cạnh nhỏ của
đạo đức nghề báo đó là vấn đề xâm hại quyền con người – quyền cơ bản nhất của
mỗi người trên báo chí Việt Nam hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài sẽ phân tích một số sự kiện báo chí tiêu biểu và đưa ra những nhận định
khái quát về phẩm chất đạo đức của người làm báo trong giai đoạn hiện nay. 2
Đề tài phân tích những mặt tích cực và những hạn chế về phẩm chất đạo đức của các
nhà báo, phóng viên trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí. Làm rõ nguyên nhân
khách quan, chủ quan của những sai phạm còn tồn tại.
3. Phạm vi nghiên cứu
Người viết lựa chọn các sự kiện tiêu biểu được đăng tải trên báo mạng internet
về xâm phạm quyền con người trên báo chí để nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử
dụng để hệ thống hóa các vấn đề lý luận thành khung lý thuyết làm cơ sở để thể hiện đề tài.
- Phương pháp phân tích nội dung: đây là phương pháp được sử dụng nhằm tìm
hiểu ý nghĩa nội dung truyền thông được chủ thể/nguồn tin thực hiện trong giao tiếp.
5. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia làm 3 chương:
- Chương 1: Một số khái niệm cơ bản
- Chương 2: Thực trạng việc xâm hại quyền con người trên báo chí Việt Nam hiện nay
- Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo
tránh xâm hại quyền con người trên báo chí 3
Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. Khái niệm -
Đạo đức nghề nghiệp: là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức
trong một lĩnh vực cụ thể trong đạo đức chung của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp
bao gồm những yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc và chuẩn mực trong lĩnh vực
nghề nghiệp nhất định, nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong nghề
nghiệp đó sao cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của xã hội. -
Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo: là những quy tắc, chuẩn mực quy định
thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp.
1.2. Khái quát về quyền con người
- Khái niệm “Quyền con người”: là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal
legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những
hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm,
những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người.
Bên cạnh đó, nhân quyền còn được định nghĩa như một cách khái quát là những
quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ
không thể sống như một con người.
(United Nations, Human Rights: Questions and Answers, New York and Geneva, 2006, tr4)
Ở Việt Nam, một số định nghĩa về quyền con người do một số chuyên gia, cơ
quan nghiên cứu từng nêu ra cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung,
quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và
khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các
thỏa thuận pháp lý quốc tế. 4
Như vậy, cốt lõi của khái niệm quyền con người là khát vọng bảo vệ nhân phẩm
của tất cả con người hay “điều cốt yếu là các quyền con người phải được bảo vệ bằng pháp luật”. 5
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC XÂM HẠI QUYỀN CON NGƯỜI
TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Xâm phạm bí mật đời tư, quyền riêng tư
Bí mật đời tư (BMĐT) được coi là một quyền cơ bản của con người. Việc bảo
vệ thông tin cá nhân là đòi hỏi tất yếu đối với một đất nước văn minh, vì quyền con
người. Nhưng vấn đề này hiện nay ở nước ta chưa được quan tâm thích đáng.
Có khá nhiều những vụ việc xâm phạm bí mật đời tư được đưa lên các trang
mạng xã hội. Ta thấy rõ được sức phát tán kinh khủng của loại hình công nghệ mới
này. Ví dụ như: Clip nữ sinh đánh bài cởi áo, “cảnh nóng” của hai học sinh lớp 10 ở
Lạng Sơn, nữ sinh Hà Nội, Nghệ An, Quảng Ninh đánh nhau, nữ sinh Cần Thơ
nhảy lầu tự tử... liên tục gây xôn xao dư luận. Thậm chí trong nhiều đoạn clip còn
rõ mồn một tiếng những người xung quanh như: Trời ơi nó có “nghé” à, zoom lại
gần đi (nữ sinh nhảy lầu tự tử) hay đánh mạnh vào, cởi áo ra, quay đi kệ chúng nó
(nữ sinh đánh nhau)... Vài phút sau, những “khổ chủ” này lập tức trở thành nhân
vật nổi tiếng trên thế giới mạng. Và công cụ rất đơn giản, chỉ cần chiếc điện thoại
di động cùng cú click chuột...
Việc xâm phạm BMĐT để lại những hậu quả đáng buồn: sau khi những hình
ảnh nhạy cảm riêng tư với bạn trai bị người cùng xóm trọ bí mật quay trộm và phát
tán trên mạng, L (sinh viên một trường trung cấp Y tại SL) đã tự tử. Kịp thời được
phát hiện và cứu sống nhưng hiện tại L phải xin bảo lưu kết quả học tập. Khi những
búa rìu dư luận chưa lắng xuống, cô không đủ can đảm quay lại giảng đường. Vài
tuần sau, một video tương tự của đôi sinh viên trong trường cũng bị truyền đi khắp
nơi. Nữ sinh trong video này trần tình: “Chúng tôi đã đăng ký kết hôn và ai cũng
có những thứ chỉ thuộc về thế giới riêng. Khi những điều riêng tư như thế bị phơi
bày trước công luận, mọi phán xét lại dồn hết lên chúng tôi... như thể những tội 6
đồ”. Bản thân cô sinh viên này cũng không hiểu một cách rõ ràng về quyền bí mật đời tư.
Xâm phạm bí mật đời tư trong vụ án xét xử cụ thể:
Việc phóng viên H và báo CL xâm phạm bí mật đời tư của bà Anh.
Tại Bản án số 104/2007/DSPT ngày 14/5/2007 của tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
Nội dung bài báo “Chân dung và những trò lừa bịp” của phóng viên H đã đăng
tải trên báo CL số 02 ra ngày 9 đến ngày 16/1/2002 có rất nhiều thông tin liên quan
đến đời tư của Bà Anh trú tại (…) tỉnh Tuyên Quang. Song bà Anh chỉ khởi kiện
yêu cầu báo CL và phóng viên H phải cải chính và bồi thường thiệt hại ở 6 nội
dung bà cho là báo đã đưa tin không đúng dự thật làm ảnh hưởng đến danh dự,
nhân phẩm và uy tín của bà. Tòa xử:
1.Chấp nhận một phần yêu cầu đăng tin cải chính của bà Anh đối với ông H- phóng
viên báo CL do ông C- tổng biên tập đại diện theo pháp luật.
2. Buộc phóng viên H và báo CL phải đăng tin cải chính… Thời gian cải chính thực
hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 51/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày
26/4/2002, là 10 ngày kể từ ngày phóng viên H và báo CL nhận được bản án có hiệu lực pháp luật.
3. Chấp nhận một phần yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do danh sự, nhân phẩm, uy
tín xâm phạm của bà Anh đối với phóng viên H và báo CL.
Buộc phóng viên H và báo CL do ông C - tổng biên tập làm đại diện theo pháp luật
liên đới bồi thường cho bà anh số tiền thiệt hại là 11.050.000đ, gồm các khoản sau:
Bồi thường tổn thất về tinh thần, bồi thường những chi phí hợp lý (tiền thuê luật sư, 7
tiền thuê xe đi lại, tiền thuê đánh máy đơn, phô tô tài liệu, chi phí tem, thư), tiền thuê nhà trọ…
Có rất nhiều kiểu xâm phạm quyền riêng tư trên báo chí.
Ví dụ như “Vụ việc nữ sinh H.T.L. học sinh lớp 11C12, trường THPT Nguyễn
Đức Mậu, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) tự tử tại ao nước trước nhà” được cho là
xuất phát tự nguyên nhân bị phát tán clip L. và bạn trai hôn nhau tại lớp học lên
mạng xã hội. Vụ việc có thể có dấu hiệu hình sự với tội danh xúi giục người khác
tự sát hoặc tội làm nhục người khác”, luật sư Quách Thành Lực nhận định. Nhìn
nhận sự việc dưới góc độ pháp lý, Luật sư Quách Thành Lực Giám đốc Công ty
Luật TNHH Hà Nội Tinh Hoa cho rằng vụ việc có thể có dấu hiệu hình sự với tội
danh xúi giục người khác tự sát theo điều 131 hoặc Điều 155. Tội làm nhục người
khác Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Công dân Việt Nam có
quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân theo ghi nhận tại Điều 21 Hiến pháp
năm 2013 “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.”
Cụ thể hóa quyền Hiến định này, Bộ luật dân sự năm 2015 tại điều 38. Quyền
về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình quy định: “ Đời sống riêng tư,
bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ;
Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng
tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công
khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng
ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.” Cá nhân thể hiện những hoạt động tình
cảm dù ở môi trường công cộng thì đó cũng là quyền về đời sống riêng tư của họ,
các cá nhân khác có nghĩa vụ tôn trọng. Việc thu thập, lưu trữ sử dụng hình ảnh
riêng tư không được sự đồng ý của họ là một việc làm vi phạm pháp luật. Trong vụ 8
việc nữ sinh tử tử do bị phát tán hình ảnh, clip hôn nhau trong lớp thì phải xem xét
trách nhiệm của người phát tán hình ảnh, clip, người bình luận...
Hoặc vụ ca sĩ Hồ Ngọc Hà kiện một số báo đã xâm phạm đời tư của cô. Một
vài báo đã “thêm mắm thêm muối” đưa thông tin sai sự thật, nhiều thông tin cá
nhân như chuyện đám cưới hụt, danh tính người thân gia đình, người yêu cũ... đã
được công bố. Những thông tin này hoàn toàn là riêng tư của cá nhân Hồ Ngọc Hà,
nếu không có lý do vì lợi ích công, báo chí chỉ được phép công bố khi được sự
đồng ý của chính bản thân ca sĩ này. Đối với ca sĩ, sự việc được làm sáng tỏ đến
cùng, còn đối với những người dân bình thường, thông tin về đời tư nhiều khi bị
xâm phạm, nhưng cũng vì “thấp cổ bé họng” hoặc không hiểu pháp luật hoặc
không biết, không để ý nên chính những người bị xâm phạm quyền riêng tư vẫn cho qua.
Vụ nhà báo Hoàng Hùng bị vợ tẩm xăng đốt dẫn đến tử vong. Rất nhiều báo đã
đưa đầy đủ hình ảnh, danh tính của con nhà báo, đây là thông tin đời tư “nhạy
cảm”, xét về luật pháp, những đứa trẻ và nhà báo Hoàng Hùng có quyền giữ bí mật
đời tư. Theo một số chuyên gia luật pháp và truyền thông, xét về mặt đạo đức, việc
này hoàn toàn sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập, hòa nhập cộng đồng của
những đứa trẻ bất hạnh có “mẹ giết cha”... Hậu quả này không hề nhỏ. Có lẽ, một
thực tế giải quyết các vụ xâm phạm đời tư trên báo chí, phần thiệt thòi luôn thuộc
về người bị xâm phạm nên đa phần chọn giải pháp im lặng. Chính vì vậy quyền
riêng tư trên báo chí vẫn cứ “tha hồ” mà vi phạm. Bởi ai cũng biết, thông tin cá
nhân đã bị xâm hại, càng “làm lớn” chuyện vấn đề lại lan rộng hơn, dù ngã ngũ vẫn
để trong tư duy người tiếp nhận thông tin một câu hỏi nghi vấn: “không có lửa làm sao có khói?”.
Câu chuyện hết sức đau lòng về cháu bé 13 tuổi bị cả bố đẻ và ông nội hãm
hiếp, nhưng không ít báo đưa chi tiết. Tuy hình ảnh em bé đã che mặt, nhưng tên 9
tuổi, địa chỉ thì rất cụ thể, rõ ràng, hình ảnh kẻ xâm hại là bố đẻ cũng được công
khai lên báo. Như vậy, những người dân ở địa phương đó sẽ nhận ra em và gia đình
em. Câu hỏi đặt ra là “Liệu em bé đó và gia đình em có thể sống yên ổn trước
những cái nhìn, những lời bàn tán của những người xung quanh?”.
Vụ Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử có đăng tải bài viết: “Chiêm
ngưỡng những căn biệt thự siêu đẹp ở Vườn Đào, Hồ Tây”. Trong bài viết phóng
viên có đăng một bức ảnh mô tả các căn biệt thự có kiến trúc đẹp, hiện đại mang
phong cách Châu Âu tại khu biệt thự Vườn Đào kèm chú thích: “… Chủ nhân của
căn biệt thự này hiện là Bộ trưởng Bộ Công Thương”. Ngay sau khi đăng tải, tòa
soạn đã nhận được công văn phản hồi từ Bộ Công Thương về sự việc, khẳng định,
việc tờ báo trên đăng hình ảnh căn biệt thự kèm theo chú thích như trên là hoàn
toàn bịa đặt, sai sự thật, nhằm bôi nhọ uy tín, danh dự của cá nhân Bộ trưởng, đồng
thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh của ngành Công Thương. Ban
Biên tập đã xác minh quá trình biên tập và xuất bản bài báo và yêu cầu phóng viên
viết bản giải trình về sự việc. Theo đó, trong quá trình biên tập và xuất bản bài báo
nêu trên, phóng viên đã có sơ suất trong nghiệp vụ. Cụ thể, trong quá trình tác
nghiệp, một số người dân xung quanh thuộc tổ dân phố 58, phường Phú Thượng
thông tin đó là nhà của Bộ trưởng Bộ Công Thương, nhưng vì không xác minh kỹ
nên không thu thập thêm tài liệu chứng minh căn nhà đó không phải là của Bộ
trưởng. Vì vậy, biên tập đã duyệt đăng tải chú thích ảnh là không chính xác, gây
ảnh hưởng tới uy tín Bộ trưởng Bộ Công Thương. Ban biên tập Tòa soạn Môi
trường và Đô thị Việt Nam xin phép được đính chính lại thông tin và chân thành
xin lỗi Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cùng bạn đọc.
Quyền bí mật đời tư đã được quy định tại điều 38, Bộ Luật Dân sự 2005 nhưng
những vi phạm này trên báo chí vẫn chưa hề dứt. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã
nhấn sâu hơn vào quyền riêng tư. Tại khoản 1 điều 23 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
đã ghi rõ: “Mọi công dân có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật 10
cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Không được
phép thu thập, lưu giữ, sử dụng và phổ biến thông tin về đời sống riêng tư, bí mật
cá nhân, bí mật gia đình của người khác nếu không được người đó đồng ý”.
Hiện nay trên báo chí mảng thông tin khai thác đời tư của công dân tương đối
phổ biến và chắc chắn có một số người không thích đưa đời tư của mình lên mặt
báo kể cả vì mục đích thân thiện. Trong thực tiễn, công dân chỉ có thể kiện tòa báo
khi có hành vi vi phạm những điều cấm. Luật báo chí năm 1989, sửa đổi bổ sung
năm 1999 quy định báo chí “không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống
nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân (khoản 4
điều 10), đồng thời quy định cá nhân có quyền khởi kiện ra tòa án khi cơ quan báo
chí có hành vi xâm phạm quyền riêng tư “mà không cải chính, xin lỗi hoặc cải
chính, xin lỗi không đúng các quy định của Luật này, không đăng, phát sóng lời
phát biểu của cá nhân..” (khoản 4 điều 9) 2.2. Tự do báo chí
“Tự do báo chí là một quyền cơ bản của con người, được pháp luật của mọi
nhà nước hiện đại thừa nhận và bảo vệ. Quyền này gắn liền với quyền tự do ngôn
luận và là một thành tố của quyền tự do ngôn luận, TS. Đặng Dũng Chí, Giám đốc
Viện nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh khẳng định tại Hội thảo “Báo chí, Truyền thông với quyền con người”. Báo
chí đóng vai trò hết sức cần thiết cho bất cứ xã hội nào và tạo thành nền tảng vững
chắc cho mọi xã hội dân chủ. Ngày nay báo chí còn có vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy nhân quyền, thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhân quyền,
cũng như phát hiện những vi phạm đối với quyền tự do cơ bản của công dân.
TS. Mila Rosenthal, chuyên gia về quyền con người, Trường nghiên cứu xã hội
mới, New York đã dẫn chứng những ví dụ sinh động cho việc các tin tức tốt của các
tờ báo về các vấn đề nhân quyền có tác động tích cực. 11
Báo Người New York (The New Yorker) năm 2003 có một bài báo về nô lệ
trong thời hiện đại điều tra sâu về các công nhân người Mexico thu hoạch cà chua
tại Florida đã bị giữ lại làm việc bất hợp pháp trên các đồn điền và bị ép làm việc
trong các điều kiện bị thống khổ, ngược đãi, làm việc từ sáng sớm tinh mơ đến tối
mịt nhưng lương rất thấp hầu như không có được bao nhiêu và phải trốn chui trốn
lủi các cơ quan pháp luật. Bài báo đã phanh phui và tạo tiếng vang. Kết quả người
lao động được tăng lương, thoát khỏi cảnh lao động như nô lệ.
Một vụ việc nữa gây tranh cãi là một phóng viên của tờ báo Thời báo New York
đã thực hiện một loạt bài về quyền con người ở Afganistan bị bạo hành, xâm hại
đến như thế nào. Đó là một phụ nữ trẻ mới 15 tuổi bị chồng nhốt và tra tấn ở nhà
bằng vật cứng… Tình trạng của cô tồi tệ và tại bệnh viện cô trả lời phỏng vấn. Tin
này được đưa lên Thời báo New York. Sau đó có một phản hồi rất quan tâm từ hội
nữ quyền của Mỹ đòi hỏi điều tra sâu về sự xâm phạm. Một nhóm nhân quyền thì
cho rằng 15 tuổi (thực chất cô 13 tuổi) thì chưa đủ tuổi để trả lời phỏng vấn báo
chí. Vậy tin này có nên đăng tải hay không? Tòa soạn báo Thời báo New York đã
điều tra nội bộ dưới sự dẫn dắt của một biên tập viên chính tương tự như thư ký tòa
soạn Việt Nam chuyên về đạo đức báo chí để xem xét bài báo có thích hợp để đăng
không. Điều tra nội bộ kết luận cần phải thận trọng hơn bảo vệ quyền tự do cá
nhân, xem xét sự cân bằng giữa tổn hại và đạo đức báo chí.
TS. Mila Rosenthal cho rằng đây là ví dụ điển hình về bảo vệ nhân quyền. Tờ
Thời báo New York nổi tiếng về điều tra cũng phải đau đầu xem đăng hay không đăng.
TS. Đặng Dũng Chí cho biết: thực tế cho thấy, báo chí có vai trò to lớn trong
bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, ông cho rằng: "ranh giới
của tự do báo chí thật mỏng manh. Đôi khi do mục tiêu khám phá sự thật, truy tìm
công lý, nhà báo đã vô tình bước vào “vùng cấm”. Chẳng hạn nhà báo khai thác 12
quá sâu và đưa những thông tin về đời tư của một cá nhân, hay trích dẫn phát
ngôn của những cá nhân có trách nhiệm trong một sự kiện, khi chưa được kiểm
chứng đầy đủ, có thể tạo bất lợi cho cá nhân đó trong một vụ án hoặc một sự kiện
“nhạy cảm”. Nhà báo cũng cần cẩn trọng khi đưa tin về những sự kiện được xem
là nhạy cảm, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo, bởi hệ lụy
rất khó hình dung được"…
Một số tờ báo khi đưa tin về nghi can trong vụ án, đã tỏ ra tự tin khi công khai
hình ảnh hoặc đưa ra bình luận về họ như là một sự lăng mạ... đã không biết rằng
việc này đã vi phạm nguyên tắc “suy đoán vô tội” đã được quy định trong luật nhân
quyền quốc tế cũng như pháp luật của hầu hết quốc gia. Tương tự, việc đưa hình
ảnh hoặc tên thật của trẻ em trong một sự kiện vi phạm quyền, nhất là ở những sự
kiện “nhạy cảm” cũng vi phạm nguyên tắc “dành những lợi ích tốt nhất cho trẻ”…
Một câu hỏi đặt ra là: Đạo đức người làm báo để đâu? Nghề báo là một nghề
cao quý, có sức ảnh hưởng lớn tới đông đảo công chúng nhất, là nghề đưa thông tin
đến công chúng một cách khách quan, trung thực nhất. Một sản phẩm báo chí
không phải chỉ thoả mãn nhu cầu thông tin của một người mà của nhiều người tuỳ
theo cấp độ thông tin và tính chất xã hội của nó. Sức lan toả của thông tin theo cả
chiều sâu và chiều rộng. Vậy mà một số nhà báo lại đưa sai thông tin, gán ghép
thông tin sai sự thật, xuyên tạc sự việc khiến nhân vật từ không thành có. Họ đã vi
phạm đạo đức nghề nghiệp về quyền con người – quyền cơ bản nhất mà một con
người có được. Bút sa gà chết, không phải họ không nắm rõ việc nếu mình đưa sai
sự thật sẽ là vi phạm đạo đức nghề nghiệp mà chính họ đã gạt bỏ đạo đức nghề
sang một bên. Chỉ để cho ra những bài viết giật gân, sốt dẻo, câu like họ đã chà đạp
lên quyền lợi tối thiểu của người khác. Ảnh hưởng xấu tới đời sống tinh thần của
người đó và kéo theo những hệ lụy, những hậu họa khôn lường khác. 13
Với sự phát triển nhanh chóng của báo mạng như ngày nay và “làn sóng blog”
cá nhân, facebook, mạng xã hội… có những trường hợp vi phạm quyền con người
trên báo mạng mà không biết đổ lỗi về ai. Do tốc độ và chất lượng phát triển của
công nghệ thông tin, báo mạng là mũi xung kích thời bùng nổ thông tin toàn cầu.
Nó đang dần trở thành một sức mạnh áp đảo. Thời đại này, không có báo nào
truyền tin nhanh bằng thông tin mạng. Một sự kiện xảy ra tại bất kỳ nơi đâu, chỉ
sau vài cú nhấp chuột là cả thế giới đều biết. Chính vì thế “khách hàng” của báo
mạng ngày càng tăng nhanh với cấp số cộng. Đầu tư cho phát triển cũng như quản
lý được báo mạng là tầm nhìn hiện đại.
Mới đây ngày 7/3/2016, Trung tâm Truyền thông Giáo dục cộng đồng (MEC)
đã gửi hai bản kiến nghị chính sách, góp ý cho dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) và
Luật tiếp cận Thông tin đã được gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền để
đề xuất cơ chế đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân theo
Hiến pháp 2013. Điểm chung và đáng chú ý nhất của hai bản kiến nghị này là đề
xuất thiết lập cơ chế xử lý các đối tượng xâm phạm về quyền tự do báo chí, tự do
ngôn luận nhằm đảm bảo “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin”
của công dân theo điều 25 Hiến pháp 2013.
Những ví dụ cụ thể nêu trên cho thấy tình trạng xâm hại về quyền con người
trên báo chí diễn ra khá nhiều. Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Qua khảo sát những
tờ báo in, báo mạng, đọc các bài viết liên quan đến các vấn đề nhạy cảm mà báo chí
có thể mắc lỗi về vi phạm quyền con người như cướp, giết, hiếp, những vấn đề về
người đồng tính, song tính, chuyển giới… thì đa phần các nhà báo cũng đều biết
cách tránh vi phạm đạo đức người làm báo và bảo vệ quyền lợi nhân vật trong bài
viết. Hiện nay, đã xuất hiện hiện tượng một số nhà báo vi phạm quyền con người
trong tác phẩm của mình nhưng không hẳn là tất cả các nhà báo đều như vậy.
Không phải ai khi viết bài đưa sản phẩm của mình đến với công chúng cũng đặt
quyền lợi của mình lên trên nhằm mục đích nâng cao số phát hành, lượng truy cập 14
đông đảo mà cho ra những bài viết sai sự thật, phản cảm và làm ảnh hưởng xấu đến
nhân vật trong bài viết.
Ví dụ: “Vụ nữ sinh tự tử sau clip hôn bạn trai bị phát tán”, có một số báo viết
tắt tên nhân vật, người nhà nhân vật nhưng có một số báo lại công khai tên nhân
vật, tên người nhà và địa chỉ cụ thể của nhân vật, ảnh hưởng đến đời sống gia đình nhân vật.
Hay vụ việc gần đây được đăng trên báo http://giadinh.net.vn về “Chân dung kẻ
hận tình giết bạn gái phân xác nhiều nơi vì ghen tuông mù quáng”, tên nạn nhân đã
được tay đổi, còn tên kẻ phạm tội và chân dung được phơi bày. Việc thay đổi tên
nạn nhân cho thấy nhà báo có trách nhiệm đối với bài viết của chính mình, tránh vi
phạm quyền con người. Họ làm báo đưa thông tin nhưng họ biết làm thế nào cho
đúng, làm thế nào để không đánh mất quyền lợi của nạn nhân bài viết, tránh hậu
quả và ảnh hưởng xấu đến nạn nhân. Đó là lương tâm người làm báo. Đã là sự thật
thì cần được phơi bày rõ trên mặt báo kẻ phạm tội cần được lộ diện chứ không phải nạn nhân.
Trong nhiều trường hợp thì nạn nhân nên lên mặt báo, nhà báo khai thác là
đúng, vì điều ác là điều đáng lên án, đáng phơi bày, dù nền văn hóa Á đông của
chúng ta có khá nhạy cảm với vấn đề tội phạm xã hội, tội phạm bạo hành tình
dục… Còn việc “khai thác bao nhiêu cho đủ” thì là ở lương tâm và trình độ của
mỗi người làm báo. Viết thế nào là đủ cho độc giả đọc và nhận ra cái ác, lên án nó
và cảm thông, đồng cảm với nạn nhân - đó là điều nhà báo nên làm: hướng thiện
độc giả. Chứ không phải là lột trần hoàn toàn sự thật, đặc tả những chi tiết ko cần
thiết, quá ghê rợn, thiếu nhân tính trong lúc kẻ ác gây án để nhằm “câu view”, “giật
title” thì là nhà báo sai. Hiện tượng lợi dụng quyền được tự do tác nghiệp của nhà
báo mà đi khai thác quá sâu, ảnh hưởng tới nhân vật của tác phẩm, đây là vấn đề về
trừu tượng thuộc về lương tâm của mỗi người viết, sẽ có người cho thế là đủ, có 15
người cho là chưa, có người cho là quá, có người cho là đúng lại có người cho là
chưa đúng, có người thì lại bảo là sai.
Thực trạng thì số lượng nhiều, điều đó đang dần trở thành quen thuộc, nhan
nhản, từ ít thành nhiều còn hiện tượng thì luôn tồn tại, nó là số ít, là những cái cá
biệt. Đừng để việc xâm hại quyền con người trên các tác phẩm báo chí trở thành
một thực trạng khó xóa bỏ mà hãy chỉ để nó là một hiện tượng và cần được khắc phục triệt để. 16
Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC
NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO TRÁNH XÂM HẠI
QUYỀN CON NGƯỜI TRÊN BÁO CHÍ
3.1. Đối với các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí
Cần có những sửa đổi Luật Báo chí sao cho phù hợp với thực tiễn hội nhập
quốc tế và toàn cầu hóa truyền thông đại chúng hiện nay. Trong đó, cần quan tâm
xem xét, bổ sung các định chế để quản lý báo in, báo hình, báo nói và đặc biệt là
báo mạng điện tử; các quy định liên quan đến xử phạt các vi phạm trong hoạt động
báo chí truyền thông, đặc biệt là đối với những trường hợp vi phạm hoạt động báo
chí về quyền con người.
Bên cạnh đó cũng cần xem xét, sửa đổi Quy định về đạo đức nghề nghiệp của
người làm báo Việt Nam với những quy định cụ thể hơn, chẳng hạn như: không
xâm phạm bí mật đời tư; không tự ý bịa đặt, hư cấu chi tiết trong tác phẩm báo chí;
không cải chính, xin lỗi một cách qua loa…
Xử phạt nghiêm minh, đúng pháp luật những trường hợp cơ quan báo chí, nhà
báo cố tình vi phạm, vi phạm nhiều lần những quy định của pháp luật về báo chí
như: thông tin bịa đặt, sai sự thật, thông tin những vấn đề “nhạy cảm” làm ảnh
hưởng đến quyền lợi, cuộc sống của người khác mà không kiểm chứng; hiện tượng
thương mại hóa tờ báo bằng việc đưa tin bài, hình ảnh giật gân, kích động, kích
dục, thiếu văn hóa, thiếu tính thẩm mỹ; đăng tải những hình ảnh phản cảm, phản
giáo dục vi phạm quyền con người…
Các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí cần thường xuyên rà soát lại nhân sự,
chú trọng công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý báo chí cũng như cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan báo chí; gắn 17
công tác đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá cán bộ với bố trí, bổ nhiệm, đề bạt và sử
dụng cán bộ báo chí một cách hợp lý sau khi được đào tạo đúng đắn, hiệu quả.
Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo nâng cao dân trí để hạn chế tình trạng
người dân vì thiếu thông tin mà bị những nhà báo thiếu đạo đức huyễn hoặc, gây
bất an trong xã hội. Trình độ dân trí được nâng lên cũng có nghĩa tính giám sát,
chọn lọc, nhận định thông tin của công chúng, của dư luận xã hội được nâng lên,
nhờ đó giảm đi “đất sống” của cách làm báo giật gân, thông tin bịa đặt, câu khách
và người dân từ đó cũng nắm rõ được những quyền lợi cơ bản của mình để không
bị xâm hại một cách vô cớ, bất hợp pháp.
3.2. Đối với cơ quan báo chí
Tăng cường và thường xuyên tiến hành công tác bồi dưỡng về đạo đức nghề
nghiệp cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên. Bên cạnh những khóa bồi dưỡng
chính quy, lãnh đạo cơ quan báo chí cần tạo điều kiện cho các tổ chức Công đoàn,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chi hội Nhà báo… thường xuyên giáo
dục cho đoàn viên, hội viên của mình về đạo đức nghề báo và nâng cao vai trò
giám sát, kiểm tra của các tổ chức này về đạo đức nghề báo ngay trong cơ quan báo
chí; cần có những lớp bồi dưỡng để người làm báo hiểu rõ và tuân thủ luật pháp,
đạo đức nghề nghiệp tránh xâm hại đến quyền con người khi sáng tạo tác phẩm báo chí.
Người đứng đầu cơ quan báo chí phải là tấm gương tiêu biểu trong việc giữ gìn
đạo đức nghề nghiệp và thường xuyên tạo điều kiện cho cán bộ, phóng viên, biên
tập viên, nhân viên trong cơ quan vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn vừa bảo
đảm đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, phải xử lý nghiêm những trường hợp cán
bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên sai phạm về đạo đức nghề báo làm tổn hại
đến nhân phẩm, lợi ích của người khác để phòng ngừa, răn đe những trường hợp vi
phạm khác có thể xảy ra. 18