Đạo giáo Việt Nam - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Đạo giáo Việt Nam - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177)
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Sự hình thành: 1.1. Lão Tử:
- Lão Tử cho rằng trước khi sinh ra trời đất thì đã tồn tại một chất
sinh huyền diệu, là Đạo-bản thể. Vạn vật được sinh ra từ Đạo, tác
động với nhau, rồi lại tan biến để trở về cội nguồn là Đạo
- Lý vô vi: để mọi việc thuận theo tự nhiên, không làm điều gì trái
với tự nhiên, áp dụng vào đường lối trị nước tu than - 1.2. Trang Tử:
- Tuyệt đối hóa sự vận động
- Xóa nhòa mọi ranh giới giữa con người với thiên nhiên, phải và
trái, tồn tại và hư vô.
- Căm ghét kẻ thống trị
- Yếm thế thoát tục, trở về xã hội nguyên thủy
1.3. Quá trình tôn giáo hóa đạo gia:
- Thực sự ra đời từ khoảng giữa thế kỉ II .
- Các cuộc khởi nghĩa nông dân mang màu sắc tôn giáo, tiêu biểu là
Ngũ Đấu Mễ Đạo của Trương Lăng năm 141 (Tam trương Đạo
giáo) và Thái Bình Đạo của Trương Giác (184)
- Thần hóa Lão Tử lên làm giáo chủ và tôn thần của Đạo giáo
- Nhiều vị thần trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc được Đạo
giáo hấp thu, biến thành tôn thần Đạo giáo: Thiên Đế biến thành
Ngọc Hoàng Đại Đế; 3 vị thần thiên, địa, thủy biến thành Tam
Quan; Bắc phương thất tinh tú thần biến thành Huyền Vũ (Chân
Vũ); các vị thần khác như Đông Nhạc đại đế, Tứ Hải Long Vương,
Thành Hoàng, Thổ Địa, Môn thần, Táo thần ban đầu đều là những
thần linh trong tín ngưỡng dân gian, cuối cùng chuyển biến thành
hình tượng mà cả Đạo giáo lẫn tín ngưỡng dân gian đều thờ.
- Từ Y học và tri thức vệ sinh thể dục cổ đại, đề ra phương pháp
dưỡng sinh để sống lâu
- Đạo giáo phù thủy: dùng các phép thuật trừ tà trị bệnh chủ yếu giúp dân thường mạnh khỏe
- Đạo giáo thần tiên: dạy tu luyện, luyện đan dành cho quí tộc cầu trường sinh bất lão
Ngoại dưỡng: dùng thuốc trường sinh luyện trong lò
Nội tu: rèn luyện thân thể, dùng các phép tịch cốc (không ăn
ngũ cốc), dưỡng sinh, khí công,…
- Chính thức có vị trí trong xã hội Trung Quốc vào thời Đông Hán (25 – 220)
- Hưng thịnh vào thời Đường Tống 2. Đạo giáo Việt Nam: 2.1. Quá trình du nhập: - Từ cuối TK II
- Đạo giáo thần tiên được truyền bá một cách rất hạn hẹp trong tầng
lớp trên của xã hội, chủ yếu là quan lại Trung Quốc đô hộ:
Đổng Phụng: Năm 226 chữa cho Sĩ Nhiếp sống lại
Cát Hồng: nghe nói ở huyện Câu Lậu thuộc Gao Chỉ có đan sa,
bèn xin làm huyện lệnh Câu Lậu. Nhưng khi đến Quảng Châu
thì thứ sử Đặng Nhạc can ngăn và khuyên ông vào La Phù Sơn luyện đan
- Đạo giáo dân gian truyền bá một cách mạnh mẽ, hội nhập một cách
tự nhiên với đời sống văn hóa của người Việt
- Được chính những đạo sĩ với tư tưởng phản kháng các nhà cầm
quyền, đi tránh rối loạn, tìm nơi yên ổn tu đạo mang vào những
cuộc khởi nghĩa mang màu sắc Đạo giáo 2.2. Đạo giáo phù thủy:
- Thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế
- Thái Thượng Lão quân (Lão Tử) - Huyền Thiên Trấn Vũ
- Đế Thích: vị thần Bà La Môn giáo đã được Phật giáo biến thành
thần hộ pháp của Phật và cũng được Đạo giáo hấp thụ. Đặc biệt ở
nước ta, ngày mùng 9 tháng Giêng là ngày sinh Đế Thích, cũng là
ngày sinh Ngọc Hoàng Đế T
hích chính là Ngọc Hoàng.
- Quan Thánh Đế (Quan Công)
Nhà buôn thờ như thần tài
Triều đình thờ với tư cach Vũ thần.
- Tam tôn (Tam Thanh) là 3 vị thần linh tối cao của Đạo giáo: Ngọc
Thanh Nguyên Thủy thiên tôn, Thượng Thanh Linh Bảo thiên tôn,
Thái Thanh Đao Đức thiên tôn.
- thờ thần Lôi Công. Trong tín ngưỡng dân gian là thần Sét đánh
người có tội. Trong Đạo giáo là một vị thần chuyên sử dụng Lôi
pháp, dùng nội đan, bùa chú chữa bệnh, cầu mưa, cầu tạnh coi việc
họa phúc nhân gian, quyền sinh quyền sát, trừng phạt kẻ ác. Lôi
pháp mang ý nghĩa mưa và thâm nhập vào Phật giáo thành tứ Pháp
cùng nhau phụ trách mưa cho nông dân. Hiện tượng Pháp Vân,
pháp vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, Pháp Phong là một sự dung hợp của
tín ngưỡng phồn thực, Phât và Đạo giáo.
- các thần Ngũ Hổ bằng bức tranh con hổ hay Quan Lớn Tuần Tranh
là hai con rắn Thanh Xà và Bạch Xà quấn trên xà nhà trước bàn thờ.
- Có sự kết hợp với tín ngưỡng dân gian, Đạo giáo còn thờ nhiều vị
thần thánh khác của người Việt như: Đức Thánh Trần:
+ Toàn Thư từng đề cập đên việc Trần Hưng Đạo trừ tà chữa bệnh
+ Trong thần thoại dân gian lưu truyền Trần Hưng Đạo đánh
quân Nguyên bắt được tên Phạm Nhan là người Việt có pháp thuật chỉ đường cho
quân Nguyên. Phạm Nhan bị giết và hồn hắn đi đâu gặp sản phụ thì lập tức hớp hồn
họ ngay. Những người đàn bà đó sẽ bị ốmliên miên, không thuốc gì chữa khỏi,
khiến họ rất sợ hãi. Những người bệnh này thường được dẫn đến đền thờ Trần
Hưng Đạo, lấy chiếu cũ trong đền, bắt thần bắt người bệnh nằm lên, rồi đem chân
nhang đốt ra tro, quậy nước cho uống thì chắc chắn sẽ khỏi. Có người mới chỉ
mang chiếu từ đền Vương về nhà thì bệnh cũng đã khỏi.
Thánh mẫu Liễu Hạnh:
+ Truyền thuyết: Tại làng Vân Cát, huyện Thiên Bản, có một
người đàn ông chính trực tên Lê Thái Công, có được một người
con trai và một người con gái. Khi sinh con gái, đạo sĩ đưa hồn
Lê Thái Công lên thiên đình chứng kiến Đệ nhị tiên chủ Quỳnh
nương vì lỡ tay đánh rơi chén ngọc nên bị đày xuống trần. Khi
tỉnh lại, vợ ông đã sinh ra được một đứa con gái, đặt tên là
“Giáng Tiên” (nàng Tiên hạ xuống trần). Nàng con gái lớn lên
rất xinh đẹp, giỏi văn chương ca nhạc hay làm thơ đánh đàn.
Ông cho nàng làm con nuôi Trần Thái công. Giáng Tiên két hôn
với Đào lang, đứa bé người ta nhạt được dưới gốc cây đào.
Giáng Tiên sinh được một trai một gái. Giáng Tiên đột nhiên
mất đi ở tuổi hai mươi mốt, mà không có triệu chứng bịnh tật gì
cả vào ngày mùng 3 tháng 3. Giáng Tiên về trời, được Thượng
Đế phong Liễu hạnh công chúa. Luyến tiếc trần gian nên Liễu
Hạnh lại xin xuống trần. Được cho phép, nàng quay về làng cũ
thăm mẹ, rồi ra kinh đô thăm chồng con. Sau khi trải qua một
phần trong đêm với chồng, nàng biến mất. Liễu Hạnh bắt đầu
chu du khắp nơi. Sau, cha mẹ nàng và chồng nàng qua đời và
các con nàng đã trưởng thành. Liễu Hạnh lên Lạng Sơn ở trong
chùa. Gặp Phùng Khắc Khoan, cùng nhau xướng họa. Phùng
Khắc Khoan nghe thấy tiếng ngâm họa mà không thấy người,
chỉ thấy trên thân cây gỗ ngã ngang bên đường viết bốn chữ
“Mão khẩu công chúa”) và kế bên tấm biển cũng có bốn chữ:
“Băng mã dĩ tẩu”. Các chữ trên bài vị thứ nhất có nghĩa “bà
Chúa Liễu Hạnh”; các chữ trong bài vị thứ nhì có nghĩa là một
người nào đó trong gia đình họ Phùng sẽ sửa sang lại ngôi đền.
Phùng Khắc Khoan bèn xuất tiền trùng tu ngôi chùa. Liễu Hạnh
đến kinh kỳ và lại gặp Phùng Khắc Khoan xướng họa ở Hồ Tây
trước một quán rượu mà chủ nhân lại chính là bà Chúa Liễu
Hạnh. Về phần bà Chúa, sau khi rời Hồ Tây, bà xuất hiện tại
tỉnh Nghệ An, nơi bà đã gặp một thư sinh mồ côi, còn trẻ và
nghèo tên Sinh, người là hóa thân của người chồng quá cố Đào
Lang của bà, kết nghĩa vợ chồng, sinh hạ được một con trai;
người chồng đã thi đỗ và được bổ nhiệm làm việc tại Quốc Tử
Giám. Liễu Hạnh lại trở về cung vì đã mãn hạn bị đày. Liễu
Hạnh về tiên, mãn hạn 5 năm lại xin xuống trần. Thượng đế cho
đem theo hai nàng tiên tháp tùng, tên Quế và Thị, đến làng Phố
Cát, tỉnh Thanh Hóa. Bà Chúa có quyền năng đáng nể: người
tốt được giáng phúc, kẻ ác bị trừng phạt bởi tai ương. Dân
chúng trong vùng lo sợ và lập một ngôi đền để cầu khẩn nàng.
Thời trị vì niên hiệu Cảnh Trị (1661-71), triều đình cho là yêu
quái đã ra lệnh một đội quân cùng đi với các thầy pháp đến trấn
áp nàng. Ngôi đền bị phá thành tro bụi. Không bao lâu cả vùng
bị ảnh hưởng bởi một nạn dịch giết hại hết các loài muông thú
bèn cầu đảo. Liễu Hạnh hiển linh đòi khôi phục đền thờ sẽ ban
phúc trừ họa. Vua phong nàng tước Mã Hoàng Công Chúa (Vị
Công Chúa Vàng được dâng cúng như vị Thần Chiến Tranh), và
ra lệnh một ngôi đền mới được xây dựng trên núi Phố Cát. Hơn
nữa, khi quân đội nhà vua [có lần] đi đánh dẹp địch quân, Bà
Chúa đã trợ lực trong cuộc chiến đấu. Triều đình đã phong cho
nàng tước Chế Thắng Hòa Diệu Đại Vương (Vị Vua Vĩ Đại đã
mang lại sự chiến thắng và hòa bình) và đã ghi tên nàng vào sử
sách. Kể từ đó mọi vị vua đều có dựng tượng nàng và cho xây
thêm nhiều đền để thờ cúng bà Chúa.
Liễu Hạnh cùng hai nàng tiên tháp tùng trở thành Tam vị thánh
mẫu phủ Sòng. Đã diễn ra một quá trình hội nhập từ bộ ba Đền
Sòng với Thượng Ngàn – thần rừng rồi hội nhập với Tam Tòa
Thánh Mẫu hoặc Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải hoặc là cả
Mẫu Thượng Ngàn hình thành một thần điện đông đảo.
Tứ Phủ thường gắn liền với đồng cốt (đồng bóng). Người thờ
Đức Thánh Trần gọi là Thanh đồng (ông đồng) còn các Bà đồng
thì thờ Tam phủ, Tứ phủ gọi là thờ Chư vị. Lên đồng còn gọi là
hầu bóng, mỗi lần người người ngồi đồng được thần thánh nhập
vào phán bảo hoặc chữa tự gọi là một giá đồng. Những phụ nữ
số phận long đong lận đận sẽ được khuyên là có số thờ, phải đến
đội bát hương ở đền hay phủ, xin làm con, đệ tử của thánh thần.
Từ đó, Đạo giáo nương nhờ cửa Phật, xuất hiện điện Mẫu trong
chùa, tín đồ lên chùa lại cầu xin nhiều ở điện Mẫu, trong điện có bói toán, đồng bóng
- Dưới thời vua Lê Thần Tông, thế kỉ 17 xuất hiện một trường
phái Đạo giáo Việt Nam có quy mô rất lớn gọi là Nội đạo.
Tương truyền vua Lý Thần Tông bị bệnh mọc lông cọp được
Trần Hoàn là một vị quan triều Lê dùng bùa phép và thần chú
chữa khỏi. Phái Đạo này phát triển vào Nghệ An và ra Bắc, đến
tận thế kỷ 20 vẫn còn tồn tại nhiều trung tâm của đạo này ở
Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội
2.3. Phái Đạo giáo thần tiên: - Chủ yếu là nội tu
- tương truyền từng lên núi tu luyện, được ban gậy thần và sách ước,
sau thành Tiên bay lên trời, được thờ làm ông tổ của Đạo giáo Việt
Nam gọi là Chử Đạo Tố
- và nhiều Tiên thánh khác như Tản Viên (Sơn Tinh).
- Theo truyền thuyết, Từ Thức quê ở ở Hòa Châu (tức Thanh Hóa
bây giờ) trong thời đại nhà Trần, niên hiệu Quang Thái (1388-
1398) dưới triều vua Trần Thuận Tông. Ông xuất thân từ con quan
nên được bổ nhiệm làm một chức quan nhỏ ở một địa hạt thuộc
xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Tiên Du, Bắc Ninh). Ông có sở
thích hay đi ngao du, xem phong cảnh đẹp và làm thơ, còn việc
quan thì ông thường bỏ mặc, nên hay bị quan trên quở trách, sau đó
Từ Thức xin từ quan. Tháng 2 năm Bính Tỵ (1396), một hôm khi
Từ Thức đến thăm chùa có nhìn thấy một thiếu nữ tuổi chừng mười
sáu, mười bảy, nhan sắc xinh đẹp, đến xem hoa, nhỡ tay vịn gãy
một cành hoa mẫu đơn, không có gì để đền, nên bị các chú tiểu nhà
chùa bắt giữ lại để phạt vạ[1]. Từ Thức trông thấy cảnh đó và với
tấm lòng nhân hậu, hiệp nghĩa, ông liền cởi áo mặc ngoài, chuộc
cho thiếu nữ. Về sau ông vào động núi gặp Tiên đón lên Bồng Lai
tiên cảnh tái hợp với cô gái mình đã cứu. Hóa ra đó là nàng Giáng
Hương, tiên trên trời du ngoạn trần gian mắc nạn. Tây Vương Mẫu
cho đón từ thức lên tiên cùng Giáng Hương sum họp, sống trong
cảnh Bồng Lai. Từ Thức ở được chừng một năm, có ý nhớ nhà, xin
Giáng Hương cho về thăm quê rồi sẽ trở lên tiên. Giáng Hương
ngăn không được bèn đưa chàng về trần gian. Về làng tuy còn nhân
được cảnh cũ nhưng người làng không ai nhận được ông vì đã mấy
trăm năm đã qua. Về sau, người ta thấy Từ Thức đội cái nón nhỏ
vào động Thần Phù, núi Hoàng Sơn (thuộc huyện Nông Cống,
Thanh Hóa) tìm đường lên tiên, không thấy trở về nữa. - Lê Thánh Tông: Tiên đồng giáng sinh
Gặp tiên ở chùa Ngọc Hồ
Tổ chức chiêu hồn cho Lê Nhân Tông
- Lê Hiển Tông: đi cầu tự ở am từ Công núi Phật Tích, thượng đế
ban cho sao Thiên Lộc làm con của Trường Lạc, khi sinh có điềm
rồng. Không còn dùng đạo sĩ cầu tự mà vào chùa, không phải Phật
ban con mà Ngọc Hoàng ban con Đạo thích núp bóng Nho giáo
- Tiên Phạm Viên đời Lê Thần Tông: Không phải đạo sĩ Tinh thông Nho giáo
Gặp Tiên ban cho Tiên dược, thành tiên bất tử
Không học đạo kinh, không tu luyện trong cung quán hang động
Đi lang thang nay đây mai đó làm việc thiện bằng phép thuật
- Tú Uyên – Giáng Kiều: Người học trò Tú Uyên gặp tiên nữ, kết
duyên vợ chồng, tiên nữ trao cho bí quyết tu tiên, sau đắc đạo thành
tiên, vợ chồng đều bay lên trời
- Truyền thuyết Tien xuống trần tắm khá phổ biến trong truyện dân gian
- Những chuyện tiên và địa danh có chữ “tiên” hay tương truyền có
tiên có rất nhiều trong dân gian và sử sách nhưng hầu hết không có
niên đại và tên người cụ thể
- Tiên nữ thích đến chùa gặp người trần. Các tiên nữ ham muốn trần
tục, khao khát tình yêu không kém người trần. Tiên với Tục không hoàn toàn đối lập
- Đặc biệt, Đạo giáo đã đem sang Việt Nam phương pháp cầu Tiên.
Giới sĩ phu xưa thường cùng nhau tổ chức cầu Tiên để hỏi về vận
nước, chuyện kết hung đại sự. Một số đàn cầu Tiên nổi danh như
đền Ngọc Sơn (Hà Nội), đền Tản Viên (Sơn Tây), đền Đáo Xá
(Hưng Yên)… Đầu thế kỉ 20, các đàn cầu Tiên mọc lên khắp nơi. 2.4. Đặc điểm:
- Kết hợp với Phật giáo, là mật giáo tồn tại dưới các hình thức : cầu
mưa (nhiều nhất) cầu đảo bùa chu bắt quyết và các phép linh dị khác
- Mức độ chi phối về mặt tư tưởng khá hạn chế, chủ yếu ảnh hưởng
đến tín ngưỡng và mê tín
- Lan tỏa, hòa nhập với tín ngưỡng dân gian đến mức khó có thể phân biệt
- Dưới các triều Đinh, Lê, Lý, Trần đều chọn các đạo sĩ làm cố vấn
bên cạnh các nhà sư nên có chức đạo quan và tăng quan.
- Đến thời Lê: hòa vào Phật giáo và Nho giáo
- Không chỉ đạo sĩ mà các nhà sư, nhất là thời Lí cũng am hiểu
“Ngôi nước như mây cuốn Trời Nam mở thái bình Vô vi trên điện các
Chốn chốn tắt đao binh”,
(Nhà sư Pháp Thuận đáp lại vua Lê Đại Hành, luạn về vân nước ngắn dài)
Và cả nhà Nho như Nguyễn Trãi:
“Phú quí dầu sương ngọn cỏ
Công danh gửi kiến cành hòe” 2.5. Tác động: 2.5.1. Chính trị:
- Cuối thời Trần, Hồ Quý Ly ngầm sai đạo sĩ Nguyễn Khánh vào
trong cung thuyết phục vua Thuận Tông đi tu tiên, nhường ngôi
cho Đông cung, tu hành ở cung Bảo Thanh, tự xung Thái thượng nguyên quân hoàng đế
- Được sử dụng như 1 yếu tố tinh thần chống ngoại xâm:
Nhân dân ta đã mượn Đạo giáo để đề cao và giáo dục lòng
yeu nước. Lúc đầu, thờ các vị thần Trung Quốc nhưng sau
này quá trình thay đổi thánh thần diễn ra một cách mạnh mẽ.
Hàng loạt những người có công đức với dân, với nước được
tôn làm thần thánh như Lạc Long Quân, Âu Cơ, Chử Đồng
Tử, Tiên Dung, Tản Viên, Thánh Gióng,…Sau này hầu như
tất cả các vị anh hùng dân tộc đều được các thế hệ nhân dân đồng lòng ton vinh
Lý Thái Tổ, cho dựng đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần
trấn giữ phương Bắc, một phương quan trọng đối với người Việt Nam T
rong tư tưởng của những người đứng đầu, sự
tồn tại của Đạo giáo có quan hệ mật thiết với sự tồn vong của đất nước
Bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” tương truyền là do 2 vị thần
Trương Hống Trương Hát vốn là 2 vị tướng của Triệu Việt Vương hiển linh hát
- Khái niệm vô vi được vận dụng vào công việc trị nước:
để dân thuận theo tự nhiên mà sống
Quốc sư Viên Thông khuyên nhà vua phải “hành xử đức hiếu
sinh cho hợp lòng dân” có tư tưởng thuận theo tự nhiên của Đạo giáo
- Được chính những đạo sĩ với tư tưởng phản kháng các nhà cầm
quyền, đi tránh rối loạn, tìm nơi yên ổn tu đạo mang vào những
cuộc khởi nghĩa mang màu sắc Đạo giáo 2.5.2. Xã hội:
- Đạo giáo khi vào Việt Nam hòa quyện với tín ngưỡng dân gian
hình thành một khuynh hướng của những người không thật sự là tín
đồ đạo Lão, nhưng có tư tưởng gần giống với phái Tiên đạo hay
Đạo giáo thần tiên, tức ưa thích đời sống thanh tịnh nhàn lạc. Hầu
hết các nhà Nho Việt Nam đều mang tư tưởng này. Sinh không gặp
thời, gặp chuyện bất bình trong chốn quan trường hay khi về già,
các cụ thường lui về ẩn dật tìm thú vui nơi thiên nhiên, bên chén
rượu như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ...
- Tình cảm tôn giáo người Việt Nm từ vua chúa trí thức đến kẻ bình
dân đều mang dấu ân Đạo giáo sâu đậm. Đó là tình cảm đối với
tiên cảnh Bồng Lai như ước vọng về một cuộc sống ấm no đầy đủ
sung sướng. Chính vì vậy, cảnh đẹp, kiến trúc đẹp, người đẹp là
Tiên. Giấc mơ Tiên luôn tiềm ẩn trong mọi người từ giàu đến
nghèo, từ sang đến hèn, tự cổ chí kim
984: Lê Đại Hành làm cung điện lấy tên mang tư tưởng Đạo
giáo như Bồng Lai, Phong Lưu, Trường Xuân và Cực Lạc.
Lê Đại Hành có hiểu biết Đạo giáo và mong muốn thành
tiên cõi Bồng Lai nên đã tạo dưng một Bồng Lai trên đất liền
tại Hoa Lư để thỏa mãn khát vọng phong lưu trường xuân
cực lạc. Rất nhiều quan lại quí tộc cũng có tư tưởng đó. Lúc
này tư tưởng Tiên đạo đang trở thành yếu tố trội trong tâm tư
tình cảm tầng lớp trên nhà Lê.
Lê Lợi lấy hiệu là Lam Sơn động chủ, Lê Thái Tông là Quế
Lâm động chủ, Lê Thánh Tông là “Thiên Nam động chủ”.
Động chủ là các động Đạo giáo nổi tiếng. Những danh hiệu
này chỉ thể hiện tư tưởng Đạo giáo nói chung, chỉ ý người
mang danh hiệu đó là thần tiên của Đạo giáo . Nhưng các vị
vua này không tôn sùng Đạo giáo, họ chỉ muốn đề cao thân
phận tiên đồng do thượng đế tức Ngọc hoàng cho xuống trần
giáo hóa muôn dân. Tư tưởng tiên xuống trần đó đã trở thành tâm thức phổ biến
Các kiến trúc tiêu khiển của vua Nguyễn được đặt tên Dao
Trì, Doanh Châu, Phương Trượng, Bồng Lai là những tiên
cảnham hiểu Đạo giáo vẫn có lòng mến mộ tiên
cảnhmộng tưởng Đạo giáo vẫn thấm sâu trong lòng 2.5.3. Văn học: 2.5.3.1. Sấm ký:
Sấm vĩ là những câu nhiều nghĩa và tối nghĩa có thể hiểu
nhiều cách khác nhau. Nghĩa đen từng chữ từng câu dùng để che dấu nghĩa ẩn dụ.
“Đỗ Thích thí Đinh Đinh, Lê gia xuất thánh minh.
Cạnh đầu đa hoành tử,
Đạo lộ tuyệt nhân hành.
Thập nhị xưng đại vương,
Thập ác vô nhất thiện.
Thập bát tử đăng tiên,
Kế đô nhị thập thiên.” Nghĩa đen:
“Ngông cuồng thích giết hết người này người nọ
Trong dân đen xuất hiện người tài giỏi …. 18 người lên tiên
20 ngày sau xảy ra tai họa” Giải ra:
“Đỗ Thích giết hai vua nhà Đinh,
Nhà Lê xuất hiện bậc thánh minh.
Trong cuộc cạnh tranh nhiều tôi tớ bị chết,
Đường sá vắng bặt người đi lại.
Mười hai phe phái xưng đại vương,
Bọn chúng mười phần ác không một phần thiện.
Vua nhà Lý băng hà (“thập bát tử” là chữ Lý),
Sao chổi xuất hiện hai chục ngày liền”
Có đề cập đến sao Kế Đô bói toán, Tiên đạo
Trên cây gạo bị sét đánh ở hương Diên Uẩn châu Cổ Pháp
trước khi Lý Công Uẩn lên ngôi: “Thụ căn diểu diểu Mộc biểu thanh thanh Hòa đao mộc lạc Thập bát tử thành Đông a nhập địa Mộc dị tái sinh Chấn cung kiến nhật Đoài cung ẩn tinh Lục thất niên gian Thiên hạ thái bình” Nghĩa: “Gốc rễ thăm thẳm Ngọn cây xanh xanh Dao chặt cây rụng Mười tám hạt thành Cành đâm xuống đất Cây khác lại sinh