-
Thông tin
-
Quiz
Đáp Án Bài Kiểm Tra Chương 2 | Thị Trường Chứng Khoán
Đáp Án Bài Kiểm Tra Chương 2 | Thị Trường Chứng Khoán với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Thị trường chứng khoán (FIN13A) 68 tài liệu
Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Đáp Án Bài Kiểm Tra Chương 2 | Thị Trường Chứng Khoán
Đáp Án Bài Kiểm Tra Chương 2 | Thị Trường Chứng Khoán với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Thị trường chứng khoán (FIN13A) 68 tài liệu
Trường: Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngân hàng
Preview text:
BÀI KIỂM TRA CHƯƠNG 2
1. Trình bày sơ lược quy trình phát hành. Lời giải:
1. Lập và thông qua phương án phát hành:
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)
Hội đồng quản trị (HĐQT) hoặc (tùy
theo loại hình công ty) lập phương án phát hành, bao gồm: o Lý do phát hành o
Loại cổ phiếu phát hành o
Số lượng cổ phiếu phát hành o Giá phát hành o Phương thức phát hành o
Danh sách cổ đông nhận cổ phiếu thưởng (nếu có)
ĐHĐCĐ thông qua phương án phát hành.
2. Đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN):
Công ty nộp hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu cho UBCKNN.
UBCKNN xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát hành cổ phiếu.
3. Công bố thông tin:
Công ty công bố thông tin về đợt phát hành cổ phiếu trên trang thông tin
điện tử của công ty, Sở Giao dịch Chứng khoán và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
4. Thu tiền từ đợt phát hành:
Công ty thực hiện thu tiền từ đợt phát hành theo phương thức đã được
thông qua trong phương án phát hành.
5. Nộp hồ sơ báo cáo kết quả đợt phát hành:
Công ty nộp hồ sơ báo cáo kết quả đợt phát hành cho UBCKNN.
6. Cập nhật thông tin:
Công ty cập nhật thông tin về vốn điều lệ và số lượng cổ phiếu đang lưu
hành sau khi hoàn tất đợt phát hành.
2. Loại hình doanh nghiệp nào được phép tự phát hành tại Việt Nam? Để tự
phát hành thành công, TCPH cần có đặc điểm gì? Lời giải:
Công ty cổ phần:SĐây là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất được phép tự phát hành.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:SLoại hình này
cũng được phép tự phát hành, nhưng cần đáp ứng một số điều kiện nhất định, ví dụ như:
a. Vốn điều lệ tối thiểu 20 tỷ đồng.
b. Có ít nhất 3 thành viên sáng lập.
c. Các thành viên sáng lập phải góp đủ vốn theo cam kết.
3. Bảo lãnh phát hành là gì? Nêu các hình thức bảo lãnh phát hành? Lời giải:
Bảo lãnh phát hành là một hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán,
trong đó tổ chức bảo lãnh (thường là ngân hàng hoặc công ty chứng khoán)
cam kết với tổ chức phát hành (doanh nghiệp) sẽ mua một phần hoặc toàn bộ
chứng khoán mà doanh nghiệp phát hành nếu không được phân phối hết cho nhà đầu tư.
Mục đích của bảo lãnh phát hành:
Giúp doanh nghiệp huy động vốn thành công.
Giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp trong quá trình phát hành chứng khoán.
Tăng tính thanh khoản cho chứng khoán được phát hành.
Bảo lãnh với cam kết chắc chắn:
Tổ chức bảo lãnh cam kết mua toàn bộ số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết.
Doanh nghiệp không chịu rủi ro về việc không bán được chứng khoán.
Tổ chức bảo lãnh chịu rủi ro về việc không bán được chứng khoán cho nhà đầu tư.
2. Bảo lãnh với cố gắng cao nhất:
Tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ cố gắng bán hết số chứng khoán được phát hành.
Nếu không bán hết, tổ chức bảo lãnh sẽ mua lại số chứng khoán còn lại.
Doanh nghiệp chịu rủi ro một phần nếu không bán được hết số chứng khoán.
3. Bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc không:
Tổ chức bảo lãnh chỉ cam kết mua toàn bộ số chứng khoán được phát
hành nếu toàn bộ số lượng được chào bán được phân phối hết.
Nếu không phân phối hết, tổ chức bảo lãnh không mua bất kỳ chứng khoán nào.
Doanh nghiệp chịu rủi ro cao vì có thể không huy động được vốn nếu
không phân phối hết số lượng chứng khoán được chào bán.
4. Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa:
Tổ chức bảo lãnh cam kết mua một số lượng chứng khoán tối thiểu và có
thể mua thêm một số lượng tối đa nếu có nhu cầu.
Doanh nghiệp chịu rủi ro một phần nếu không bán được hết số lượng chứng khoán tối thiểu.
5. Bảo lãnh theo phương thức dự phòng:
Tổ chức bảo lãnh chỉ cam kết mua số chứng khoán còn lại chưa được phân
phối hết sau khi đã thực hiện các biện pháp khác để phân phối chứng khoán.
Doanh nghiệp chịu rủi ro chính trong việc phân phối chứng khoán.
4. Nêu các nghiệp phát hành thêm cổ phiếu phải điều chỉnh giá tham chiếu
của cổ phiếu trong ngày GDKHQ Lời giải:
1. Phát hành cổ phiếu mới có thu tiền:
Phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu: o
Tỷ lệ phát hành thêm: 1:1, 2:1, 3:1,... o
Giá phát hành: Thường thấp hơn giá thị trường hiện tại.
Phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng: o Bán đấu giá o
Bán cho nhà đầu tư chiến lược
2. Phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu:
Chia cổ tức bằng cổ phiếu: o
Tỷ lệ chia cổ tức: 10%, 20%, 30%,...
3. Phát hành cổ phiếu để trả cổ tức:
Trường hợp nàySkhôn Scần điều chỉnh giá tham chiếu, vì tổng số lượng cổ g
phiếu đang lưu hànhSkhông thay đổi.
5. Ngày 2/6/2022, Sở GDCK Hồ Chí Minh đã có thông báo về ngày đăng ký
cuối cùng nhận cổ tức bằng tiền mặt và phát hành cổ phiếu để tăng vốn
của công ty cổ phần chứng khoán Sài gòn SSI như sau:
Ngày chốt danh sách cổ đông: 23/6/2022
Ngày dự kiến giao dịch: 20/7/2022
+ Trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt: tỷ lệ thực hiện 10%.
+ Phát hành cổ phiếu mới theo tỷ lệ 2:1, giá phát hành là 15000đ/cp.
Biết rằng thống kê giá cổ phiếu SSI như sau: Ngày giao Giá đóng cửa Giá mở cửa Giá cao nhât Giá thấp nhất dịch 21/6/2022 18300 18350 19900 18050 20/6/2022 19200 20650 21300 19200
Yêu cầu: Tính giá trần, giá sàn của cổ phiếu SSI trong ngày giao dịch
không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt và phát hành cổ phiếu để tăng vốn. Lời giải:
Ta có: theo chu kì T+2, ngày chốt danh sách cổ đông là ngày
23/6/2022 -> ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 22/6/2022
Giá tham chiếu của cổ phiếu SSI trong ngày giao dịch không
hưởng quyền là: P1= ( N x (Po – a) + n x Pph ) / (N+ n)
Po = P đóng cửa ngày liền trước ngày giao dịch không hưởng quyền = Pđc ngày 21/6/2022 = 18.300 đ/cp
Trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ thực hiện 10%: a = 10% x
10.000 = 1000 đ/cp Phát hành cổ phiếu mới theo tỷ lệ 2:1 -> n/N = ½ ; Pph = 15.000 đ/cp
P1 = ( (Po – a) + n/N x Pph ) / (1+ n/N ) = ( 18.300 – 1000 + ½ x 15.000 ) / (1 + ½ ) = 16.533 đ/cp
P trần = P1 x (1+ 7%) = 16.533 x (1+ 7%) = 17690,31 -> 17.650 đ/cp
P sàn = P1 x ( 1- 7%) = 16.533 x (1- 7%) = 15375,69 -> 15.400 đ/cp
6. Ngày 11/7/2018, Sở GDCK Hà Nội tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu chính
phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành với tổng khối lượng gọi thầu 500 tỷ
đồng trái phiếu thời hạn 5 năm, mệnh giá 1.000.000 VNĐ/TP, lãi suất trần
3.45%, trả lãi hàng năm, hình thức đấu thầu đa giá. Tới thời điểm mở thầu
có 6 thành viên dự thầu:
Thành viên tham gia Lãi suất đặt thầu (%) Khối lượng đặt thầu đặt thầu ( tỷ đồng) A 3.5 100 B 3.45 125 C 3.4 215 D 3.42 50 E 3.38 80 F 3.35 120 Yêu cầu:
a. Tính lãi suất trúng thầu của mỗi đơn vị trúng thầu
b. Tính số tiền nhà đầu tư B phải nộp thêm sau khi trúng thầu ( nếu trúng)
c. Tính tiền lãi định kỳ mà các nhà đầu tư nhận được hàng năm. Lời giải:
a. Lãi suất trúng thầu của mỗi đơn vị trúng thầu được thể hiện ở bảng dưới đây:
NĐT A đặt thầu lãi suất > lãi suất trần Không hợp lệ nên không xét thầu Thành Lãi suất Khối Lũy kế Lãi Khối đặt thầu suất viên tham (%) lượng đặt trúng lượng gia đặt thầu ( tỷ trúng thầu đồng) thầu (%) thầu ( tỷ đồng) F 3.35 120 120 3.35 120 E 3.38 80 200 3.38 80 C 3.4 215 415 3.4 215 D 3.42 50 465 3.42 50 B 3.45 125 590 3.45 35
b. Tiền cọc = 5% x giá trị đặt thầu = 5% x 125 tỷ đồng = 6.25 tỷ đồng
Số tiền B phải nộp thêm sau khi trúng thầu = GT trúng thầu – Tiền cọc = 35 – 6.25 = 28.75 tỷ đồng
c. Tiền lãi mà các nhà đầu tư nhận
được hàng năm là: NĐT F = 3.35% x 120 = 4.02 tỷ
NĐT E = 3.38% x 80 =2.704 tỷ
NĐT C = 3.4% x 215 = 7.31 tỷ
NĐT D = 3.42% x 50 = 1.71 tỷ
NĐT B = 3.45% x 35 = 1.2075 tỷ
7. Ngày 25/11/2017, công ty Lọc dầu Dung Quất BSR tổ chức phiên IPO tại
Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh theo hình thức đấu giá
cạnh tranh với tổng khối luợng cổ phiếu chào bán là 206,8 triệu cổ phần.
Giá khởi điểm 13.400 đồng /cp. Mệnh giá 10.000 đồng/cp. Tại thời điểm
đóng thầu có dữ liệu sau: Nhà đầu tư Giá đặt thầu (nghìn Khối lượng đặt thầu đồng) ( triệu cp) A 13.4 25 B 19.2 150 C 22 100 D 40 50 E 20 35 Yêu cầu:
a. Tính khối lượng trúng thầu của mỗi nhà đầu tư
b. Tính giá trúng thầu bình quân của đợt phát hành
c. Số tiền nhà đầu tư B phải nộp thêm ( nếu trúng thầu) Lời giải:
a. Khối lượng trúng thầu của mỗi nhà đầu tư được thể hiện ở bảng dưới đây: Nhà đầu tư Giá đặt Khối lượng Lũy kế Giá trúng Khối thầu đặt thầu (triệu cp) thầu (nghìn lượng (nghìn trúng đồng) (triệu đồng) thầu cp) (triệu cp) D 40 50 50 40 50 C 22 100 150 22 150 E 20 35 185 20 35 B 19.2 150 206,8 19.2 21,8 A 13.4 25 ------- -------- --------
b. Giá trúng thầu bình quân của đợt phát hành là:
= ( 40 x 50 + 22 x 150 + 20 x 35 + 19.2 x 21,8 ) / 206,8 = 31.04 (nghìn đồng)
c. Tiền B cọc = 10% x Giá khởi điểm x Khối lượng đặt thầu = 10% x 13.4 x 150 = 201 tỷ
Số tiền B phải nộp thêm = Giá trị trúng thầu – Tiền cọc = 19.2 x 21,8 – 201 = 217.56 tỷ Câu 1 0.5 Câu 2 0.5 Câu 3 0.5 Câu 4 0.5 Câu 5 2 Câu 6 3 Câu 7 3 Tổng 10