Đấu tranh giai cấp là gì - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng
Trong lịch sử triết học có rất nhiều quan niệm khác nhau về quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp. Có quan điểm cho rằng đấu tranh giai cấp là mang tính vĩnh cửuvà tuyệt đối, hoặc phủ nhận quá trình đấu tranh giai cấp trong lịch sử. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1 Đấu tranh giai cấp là gì?
Trong lịch sử triết học có rất nhiều quan niệm khác nhau về quan hệ giai cấp và
đấu tranh giai cấp. Có quan điểm cho rằng đấu tranh giai cấp là mang tính vĩnh cửu
và tuyệt đối, hoặc phủ nhận quá trình đấu tranh giai cấp trong lịch sử.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, cũng như sự xuất hiện giai cấp thì
đấu tranh giai cấp cũng là một hiện tượng có tính chất lịch sử, có nghĩa là nó chỉ
xuất hiện và tồn tại ở trong xã hội có giai cấp, trong những điều kiện lịch sử nhất
định. Đó là cuộc cuộc đấu tranh giữa những giai cấp mà có lợi ích của họ khác
nhau và đối lập nhau. Lê-nin đã từng khẳng định rằng: Thực chất của đấu tranh giai
cấp là đấu tranh giữa bộ phận nhân dân này chống một bộ phận khác, đấu tranh của
quần chúng cùng khổ, bị áp bức và lao động chống bọn có đặc quyền đặc lợi. bọn
áp bức và ăn bám, đấu tranh giữa những người công nhân làm thuê hay những
người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản. Điều đó có nghĩa
rằng đấu tranh giai cấp là một hiện tượng mang tính khách quan và quy luật chung
và phổ biến của xã hội có giai cấp. Như vậy:
1. Đấu tranh giai cấp không phải là cuộc “đấu tranh” giữa các cá nhân cụ thể,
mà là cuộc đấu tranh giữa những tập đoàn người to lớn khác nhau thông qua
sự lãnh đạo của các tổ chức chính trị (chính đảng) của các giai cấp nhất định
với các hệ thống chính trị xã hội trong các thời đại khác nhau v…
2. Đấu tranh giai cấp là một quy luật chung và phổ biến của xã hội có giai cấp.
Đó là phương thức giải quyết những mâu thuẫn của xã hội.
3. Bản chất của quá trình đấu tranh giai cấp, cơ bản là bằng bạo lực và bạo lực
là phương tiện cơ bản nhất của đấu tranh giai cấp trong đấu tranh xã hội.
4. Đấu tranh giai cấp luôn gắn liền với quá trình đấu tranh xã hội và trong xã
hội có giai cấp là một trong những động lực của sự phát triển xã hội.
2Tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp
Mỗi thời đại lịch sử có những giai cấp đứng ở vị trí trung tâm, đại diện cho khuynh
hướng phát triển của thời đại đó, có nhiệm vụ đấu tranh xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng
xã hội mới tiến bộ hơn..
Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản mang tính tất yếu khách quan và quy luật. Bởi
vì, nó phản ánh tính mâu thuẫn “giữa một bên là tư liệu sản xuất bị tập trung trong
tay tư sản, và một bên là người sản xuất đã bị đẩy đến chỗ không còn có gì ngoài
sức lao động của họ, thế là đã có sự cách biệt dứt khóat Mâu thuẫn giữa sự sản
xuất có tính xã hội và sự chiếm hữu có tính chất tư bản chủ nghĩa biểu hiện thành
sự đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản”.
Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản là một quá trình được thể hiện thông
qua nhiều giai đoạn khác nhau. Nhưng về cơ bản được thể hiện qua hai thời kỳ, đó là:
Giai đoạn trước khi xác lập được chính quyền nhà nước cho giai cấp vô sản. Giai
đoạn này xét về hình thức cơ bản cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản thể
hiện trong ba hình thức: Đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, đấu tranh tư tưởng.
Trong đó, đấu tranh chính trị là hình thức cao nhất.
Giai đoạn thứ hai là sau khi đã xây dựng được chính quyền nhà nước cho giai cấp
vô sản. Giai đoạn này cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp của giai cấp vô sản vẫn
tiếp tục vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Ở những nước giai cấp vô sản đã lên nắm chính quyền, cuộc đấu tranh của giai cấp
vô sản chống lại giai cấp bóc lột vẫn tiếp tục vì những lý do cơ bản sau:
– Sự chống đối của giai cấp bóc lột đã mất chính quyền trở nên đặc biệt gay gắt
hòng giành lại chính quyền và những lợi ích, của cải đã mất.
– Trong một thời gian dài sau khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, những
cơ sở vật chất để nảy sinh giai cấp bóc lột và sự phân chia giai cấp vẫn tồn tại. Do
vậy, giai cấp công nhân phải tổ chức xây dựng một hệ thống quan hệ xã hội mới
theo yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất hiện đại và định hướng các thành phần
kinh tế đi lên chủ nghĩa xã hội.
Ngoài ra, giai cấp vô sản cũng phải từng bước khắc phục những tư tưởng, tâm lý,
tập quán văn hóa… còn lạc hậu của xã hội cũ còn in sâu vào đời sống tinh thần của xã hội.
– Bọn đế quốc, các thế lực thù địch, phản động ở bên ngoài luôn câu kết với các
lực lượng chống đối ở trong nước hòng âm mưu lật đổ chính quyền của nhân dân,
can thiệp phá hoại những thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
3 Vai trò của đấu tranh giai cấp: Một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp
– Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến cách mạng xã hội để thay thế
phương thức sản xuất cũ bằng một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Phương
thức sản xuất mới ra đời mở ra địa bàn mới cho sự phát triển của sản xuất xã hội.
Đến lượt mình, sản xuất phát triển sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ đời sống xã hội.
Như C. Mác và Ph, Ăng-ghen đã khẳng định: Đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai
cấp là cách mạng xã hội. Cách mạng xã hội như là đòn bẩy thay đổi các hình thái
kinh tế – xã hội, vì vậy, “đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp của lịch sử các xã hội có giai cấp”.
– Đấu tranh giai cấp góp phần xóa bỏ các thế lực phản động, lạc hậu, đồng thời cải
tạo cả bản thân giai cấp cách mạng.
Ví dụ như giai cấp tư sản trong thời kỳ cuối của chế độ phong kiến, thời kỳ đầu của
chế độ tư bản là giai cấp cách mạng. Giai cấp vô sản khi vừa ra đời, giương cao
ngọn cờ chống áp bức, bóc lột là giai cấp cách mạng.
Giai cấp nào đại biểu cho phương thức sản xuất mới, giai cấp đó sẽ lãnh đạo cách
mạng. Thànhr tựu mà loài người đạt được trong tiến trình phát triển của lực lượng
sản xuất, cách mạng khoa học và công nghệ, cải cách về dân chủ và tiến bộ xã
hội… không tách rời cuộc đấu tranh của các giai cấp tiến bộ chống lại các thế lực thù địch, phản động.
– Đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng
trong lịch sử xã hội có giai cấp.
Đó là cuộc đấu tranh khác về chất so với các cuộc đấu tranh trước đó trong lịch sử.
Bởi vì mục tiêu của nó là thay đổi về căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội.
+ Trước khi giành được chính quyền, nội dung của đấu tranh giai cấp giữa giai cấp
vô sản và giai cấp tư sản là đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị.
+ Sau khi giành được chính quyền (ví dụ như tại Nga sau cách mạng tháng Mười,
tại Việt Nam sau cách mạng tháng Tám), thiết lập nền chuyên chính của giai cấp vô
sản, mục tiêu và hình thức đấu tranh giai cấp cũng thay đổi.
Mục tiêu của cuộc đấu tranh sau khi giành chính quyền là giữ vững thành quả cách
mạng, xây dựng và củng cố chính quyền của nhân dân; tổ chức quản lý sản xuất,
quản lý xã hội,, bảo đảm tạo ra một năng suất lao động xã hội cao hơn, trên cơ sở
đó thủ tiêu chế độ người bóc lột người, xây dựng một xã hội mới, công bằng, dân chủ và văn minh.
Đó vừa là mục tiêu, đồng thời vừa là nhân tố bảo đảm thắng lợi cho cuộc đấu tranh
của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản.
4. Liên hệ với thực tế ở Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam, đấu tranh giai cấp trong giai đoạn quá độ hiện nay cũng là một tất
yếu. Do bối cảnh lịch sử của quá trình hình thành giai cấp và điều kiện mới của xu
thế quốc tế hóa, cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam có những đặc điểm riêng.
Trong nhiều văn kiện, Đảng ta tiếp tục khẳng định rằng, hiện nay và cả trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại một cách khách quan các giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Nhưng đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay cần được nhận thức cho đúng: Nó
diễn ra trong điều kiện mới với những nội dung mới và bằng những hình thức mới.
Bởi vì, cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế – xã hội, dưới sự lãnh đạo của
Đảng và quản lý của Nhà nước, cơ cấu giai cấp, nội dung, tính chất, vị trí của các
giai cấp trong xã hội ta cũng đã thay đổi nhiều, khác với thời kỳ cách mạng dân tộc
dân chủ trong những năm đầu chúng ta giành được chính quyền. Mối quan hệ giữa
các giai cấp, sự phát triển của các giai cấp trong xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ
quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước không còn như trước đây.
Ngày nay, mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp chủ yếu là mối quan hệ hợp
tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân nhằm tăng cường đoàn kết trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích của giai cấp công
nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản
chủ nghĩa gắn liền với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chống áp bức bất
công, chống bóc lột, chống tụt hậu về kinh tế, chính trị.
Vì vậy, nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam là:
– Thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam ngày càng phồn vinh,
nhân dân ngày càng hạnh phúc trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0), đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng, có vị thế
xứng đáng ở khu vực và trên trường quốc tế;
– Thực hiện dân chủ, công bằng xã hội, chống bất công, đấu tranh chống tham
nhũng, ngăn chặn, khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái;
– Đấu tranh làm thất bại mọi dâm mưu và hành động chống phá Việt Nam của các
thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ đường nối đối nội và đối ngoại của Đảng, Nhà nước.
Đồng thời, Đảng ta cũng khẳng định: Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là
đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức
do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy
mọi tiềm năng và nguồn lực của các thàng phần kinh tế, của toàn xã hội.