Đề Bài: Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Ê-Đê Và Vấn Đề Đại Đoàn Kết Dân Tộc Ở Việt Nam | CNXHKH

Đề Bài: Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Ê-Đê Và Vấn Đề Đại Đoàn Kết Dân Tộc Ở Việt Nam | CNXHKH với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

ĐỀ BÀI: BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC Ê-ĐÊ
VẤN ĐỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở VIỆT NAM.
PHẦN MỞ ĐẦU
Văn hóa Việt Nam là một tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng
các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước. 54 dân tộc anh
em - trải dài trên khắp mảnh đất hình chữ S, đã và đang giữ gìn, phát huy những truyền
thống văn hóa in đậm bản sắc của quê hương. Mặc dù phải trải qua nhiều thời kỳ đô hộ,
thế nhưng, nhờ nền tảng sức mạnh văn hóa to lớn và sự đoàn kết đồng lòng, kề vai sát
cánh của các dân tộc, chúng ta không những không bị đồng hóa, mà còn quật cường đứng
lên đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho đất nước.
Trong khoảng thời gian gần đây, sinh viên Chất lượng cao K24 chúng tôi may mắn
có cơ hội được tham quan và trải nghiệm Làng Văn hóa Du lịch các Dân tộc Việt Nam
(Cổ Đông, Ba Vì, Hà Nội). Chuyến tham quan lần này đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về
văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc anh em, đặc biệt là bản sắc văn hóa dân
tộc Ê-đê. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề đại
đoàn kết dân tộc ở Việt Nam. Vì vậy, để khám phá rõ hơn những nét đẹp trong truyền
thống văn hóa của người Ê-đê cũng như những ý nghĩa to lớn, vai trò đặc biệt của khối
đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay, nhóm 5 chúng tôi sẽ thể hiện và trình bày qua bài
thu hoạch dưới đây.
PHẦN NỘI DUNG:
I. MỘT SỐ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÂN TỘC Ê-ĐÊ.
1. Lịch sử, nguồn gốc và tên gọi Anak Đêga (Ê-đê).
Người Ê Đê cho rằng vị thần cao nhất của họ là A.Ê - D.I.Ê nghĩa là theo truyềnThượng Đế
thuyết của người Ê Đê được lưu truyền đến ngày nay. Do vậy người Êđê tự gọi mình là Anak
A.Ê - D.I.Ê tức là những đứa con của Thượng Đế, sau này đọc trệch đi là Anak Ê Đê. Bia ký
Chăm Pa cổ nhất tại Tháp Bà Pô Naga cũng đã ghi chép về tộc danh Rang Đê vùng sông Nha
Trang, Sông Dinh, Sông Hinh vào khoảng thế kỷ VIII, có lẽ Rang Đê biến âm sau này thành
Rađê, Rađêy hay Êđê. Cuối thế kỷ XIII trước sự tấn công ồ ạt của đế quốc Mông Cổ, sau này
là Nam Tiến của người Việt xuống đất Chăm Pa đã đẩy bộ phận người Chăm Pa lên vùng
bình nguyên Cheo Reo và hòa hợp với người Ê Đê cổ tạo ra nhóm tộc người mới tự gọi là
Anak Jarai, đây là nhánh lớn của tộc người Orang Đê cổ. Trước năm 1975, tại miền nam Việt
Nam, trong văn bản hành chính của Việt Nam Cộng Hoà, người Ê Đê được gọi là Rađê.
Ngoài ra, người Êđê họ còn gọi toàn bộ cộng đồng họ bằng từ có nguồn gốc từ tiếng Phạn Ấn
Độ Đêgar,Êđê Êga Cao Nguyên Anak Đêgar, Đêga nghĩa là . cũng được hiểu là những
người sống trên Cao Nguyên.
2. Dân số và địa bàn cư trú. -
Dân tộc bao gồm khoảng gần một nửa triệu (~490.000 người) đang sinh sống ởÊ Đê
các nước trên thế giới như Campuchia, Việt Nam Hoa Kỳ, Thái Lan, , Canada Pháp, ,
Phần Lan Thụy Điển, ... Trong đó miền trung cao nguyên của Việt Nam là quê hương
bản địa lâu đời của người Ê Đê. Đây là nhóm dân tộc có nguồn gốc từ nhóm tộc
người nói tiếng Mã Lai Thái Bình Dươngtừ các hải đảo đã có mặt lâu đời ở Đông
Dương; truyền thống dân tộc vẫn mang đậm nét mẫu hệ thể hiện dấu vết hải đảo của
nhóm tộc người nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo. Các nhóm địa phương bao gồm: Kpă
(chính dòng), Adham, Mdhur, Bih, Krung...
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ê Đê ở Việt Nam có dân số
331.194 người, cư trú tại 59 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Ê Đê cư trú tập
trung tại tỉnh:
Đắc Lắc (298.534 người, chiếm 17,2% dân số toàn tỉnh 90,1% tổng số người Ê Đê
tại Việt Nam),
Phú Yên (20.905 người),
Đắc Nông (5.271 người),
Khánh Hòa (3.396 người).
3. Đặc điểm kinh tế.
Trước đây, người Ê-đê nổi tiếng với truyền thống làm nương rẫy theo hình thức luân
canh. Việc canh tác này được cho là để các phần đất, phần ruộng không bị khai thác hết
tất cả nguồn dinh dưỡng và có thời gian để có thể cải thiện và bổ sung dưỡng chất. Như
vậy, các mùa vụ sau mới có thể khai thác và mang lại kết quả trồng trọt hiệu quả nhất.
Còn ngày nay, người dân đã biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển các mô hình
kinh tế. Các hộ dân mạnh dạn chuyển đổi các diện tích hoa màu, đất trồng lúa không hiệu
quả sang trồng các loại cây công nghiệp theo hướng hàng hoá. Họ chú trọng vào việc
khai thác và trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu hay ca cao -
những loại cây công nghiệp nổi tiếng và phù hợp với khí hậu Tây Nguyên. Bên cạnh đó,
người Ê-đê còn tham gia chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải để phát
triển kinh tế.
-https://vnbusiness.vn/business/dong-bao-e-de-o-dak-lak-phat-trien-kinh-te-ben-vung-bai
-1-buon-lang-doi-thay-tu-chuyen-doi-cay-trong-1078584.html
-http://mattrankhanhhoa.org.vn/chitiettin/id/283/Nguoi-E-De
II. NHỮNG BẢN SẮC VĂN HÓA RIÊNG CỦA DÂN TỘC Ê-ĐÊ.
1. Nhà cửa.
Nhà dài của người Ê đê là nhà sàn, làm bằng tre nứa và bằng gỗ, mặt sàn và vách tường
bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Nhà
càng dài thì chứng tỏ chủ nhân của ngôi nhà càng giàu có. Nhà có hai cửa: cửa trước
dành cho đàn ông và khách, cửa sau dành cho phụ nữ. Cầu thang lên nhà cũng được chia
làm cầu thang đực và cầu thang cái. Cầu thang cái có chạm khắc hình ảnh bầu sữa mẹ và
hình trăng khuyết. Theo người Ê-đê, khi lên thang cần nắm vào bầu sữa để thể hiện tình
yêu, sự tôn trọng và biết ơn đối với người mẹ. Bên trong nhà được chia làm hai gian
chính là Gah và Ôk. Gah là nơi dùng để tiếp khách, tổ chức các buổi sinh hoạt chung, chỗ
ngủ của con trai chưa lấy vợ, là nơi thờ cúng và đặt nhiều vật quý giá. Đây là nơi để ghế
Kpan - chiếc ghế dài thiêng liêng của người Ê-đê. Trên ghế có đặt trống H’gơr - cái trống
vô cùng đặc biệt với mặt to được bọc bằng da trâu cái còn mặt nhỏ bọc bằng da trâu đực.
Độ dài của ghế và độ to của trống đều thể hiện sự sung túc của gia chủ. Gian Ôk gồm
phòng ngủ của các cặp vợ chồng, con gái chưa lấy chồng và bếp gia đình và kho lúa.
Phòng của con gái chưa chồng thì đóng kín cửa, còn đã có chồng thì mở ra. Trong mỗi
ngôi nhà dài, người Ê-đê chạm khắc rất nhiều hình con vật như voi, cua, cá... Sự giàu có
của chủ nhà được thể hiện trên những hoa văn đó. Theo các chuyên gia, đây là hoa văn
nguyên thủy của người Ê-đê không trộn lẫn với các dân tộc khác.
http://daidoanket.vn/nha-dai-cua-nguoi-e-de-5666407.html
2. Trang phục.
Trang phục truyền thống của phụ nữ Ê đê đó là váy tấm, áo chui. Áo ngắn đến mông; cổ,
vai, tay gấu áo được thêu kĩ càng bằng các đường viên trang trí màu sắc có màu đỏ là chủ
yếu. Tay áo thường được may dài. Vấy là tấm vải lớn màu đen hoặc chàm sẫm quấn
quanh thân mình từ eo hông xuống phủ kín mắt cá chân, được trang trí phối màu đặc sắc.
Trang phục nam: Người đàn ông Ê Đê có tập quán mang khố màu đen, có nhiều đường
hoa văn chỉ màu chạy dọc theo hai bên mép vải và tua dài ở hai đầu, khố buông đầu dài
phía trước. Chiếc áo lễ phục của nam giới Ê đê thường có phần tay áo khá dài. Cùng với
đó là vạt sau dài hơn vạt trước. Vạt trước có thể che hết được phần bụng dưới còn vạt sau
thì che hết mông của người mặc.
https://maru.vn/trang-phuc-ede-1
https://www.daklak.city/doi-song/thoi-trang-lam-dep/trang-phuc-dan-toc-e-de
3. Tín ngưỡng, tôn giáo.
Dân tộc Ê đê có niềm tin vào vạn vật hữu linh. Mọi vật trên thế giới này đều được tạo ra
dưới bàn tay của các vị thần. Trong tín ngưỡng của người Ê đê, đất và nước đều là những
vật báu được các vị thần tạo nên và cai quản. thường sẽ có những người nắm giữ chức sắc
như Pô Lăn, Pô pin, được giao trọng trách đại diện cho thần linh, là sứ giả của các vị
thần, có nhiệm vụ quản lý đất và nước của bản làng theo thần linh. Và tương tự các vị
thần giá thần thiện thần ác cũng như vậy.
https://www.daklak.city/kham-pha/van-hoa-lich-su/tin-nguong-cua-nguoi-e-de
4. Hôn nhân và gia đình.
Trong gia đình người Ê Đê, chủ nhà là phụ nữ, theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ,
con trai không được hưởng thừa kế. Đàn ông cư trú trong nhà vợ. Nếu vợ chết và bên nhà
vợ không còn ai thay thế theo tục nối dây thì người chồng phải về với chị em gái mình.
Khi chết, được đưa về chôn cất bên người thân của gia đình mẹ đẻ.Chỉ con gái được thừa
kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng
cha mẹ già.
5. Phong tục tập quán.
Người Ê Đê ăn cơm tẻ bằng là chủ yếu. Muối ớt là thức ăn không thể thiếu. Đồng bào
thích uống rượu cần, hút thuốc lá cuốn, ăn trầu. Họ ở nhà sàn dài, kiến trúc mô phỏng
hình thuyền là nhà truyền truyền thống. Gia đình được tổ chức theo chế độ mẫu hệ. Các
gia đình quần tụ theo đơn vị buôn.Trong hôn nhân phụ nữ giữ vai trò chủ động và người
Ê-đê có tục ở rể và "nối dòng". Về vận chuyển, chủ yếu là gùi đan hoặc voi và thuyền độc
mộc. Họ có tục nối dây .Cùng với tục kết nghĩa thì tục nối dây cũng là một trong những
nét đặc sắc trong văn hóa của người Ê đê. Theo như quy định của phong tục này, sau khi
người chồng trong gia đình không may qua đời thì người vợ được phép cưới người anh,
người em hay người cháu trong gia đình, họ hàng của người chồng. Ngoài ra, nếu như
người vợ mất sớm thì người chồng cũng phải được cử hành hôn lễ với người vợ mới là
em gái, cháu gái của người vợ. Ngoài ra họ có tục kết nghĩa . Lễ kết nghĩa của người Ê đê
thường được xây dựng theo quan hệ cha mẹ - con cái hoặc anh – em, chị - em với nhau.
Đặc biệt, đối với nam giới, sau khi đã lấy vợ và theo về nhà vợ ở một bản khác, một làng
khác sẽ thường kết nghĩa với một chị em gái trong gia đình nào đó. Sau khi lễ kết nghĩa
được hoàn tất, người được nhận kết nghĩa sẽ chính thức trở thành thành viên trong gia
đình và dòng họ nhận kết nghĩa.
6. Lễ hội.
Lễ bỏ mả :Người Ê đê không tục thờ cúng tổ tiên. Trong nhà người Ê đê người mất
thì trong vòng một năm đến ba năm, người thân trong gia đình làm lễ bỏ mả, một trong
những lễ hội lớn mang tính tang lễ người sống tổ chức để từ biệt người chết, tiễn
người thân về nơi vĩnh viễn. Người Ê đê quan niệm khi con người chưa làm lễ bỏ mả thì
linh hồn của người đã mất vẫn quẩn quanh trong làng bản, gia đình. Cho nên, hàng ngày
người ta ra mộ, đưa cơm ra bón cho người chết. Mả một ống tre thông từ quan tài lên
phía trên. Người nhà mang cơm bón cho người mất thông qua ống tre đó nói chuyện
với người đó. Người ta quan niệm linh hồn người chết còn quẩn quanh bên cạnh gia đình.
Nhưng khi làm lễ bỏ mả thì coi đó sự chấm dứt vĩnh viễn mối quan hệ giữa người sống
và người chết để linh hồn người chết về với tổ tiên.”
Lễ hội đón năm mới .
Lễ ăn cơm mới. : Lễ hội ăn cơm mới của dân tộc Ê Đê được tổ chức sau mùa thu
hoạch vào dịp cuối năm âm lịch. Lễ hội này không diễn ra theo cả dân làng được tổ
chức theo tuần tự từng nhà đã được thỏa thuận trước.Đàn ông trong nhà sẽ lo chuẩn bị
rượu, thịt phụ nữ lo nấu nước. Con trai thì chặt củi, con gái sẽ lo giã gạo. Người già thì
lo chọn áo, váy khố đẹp nhất để mặc đúng vào ngày lễ.
Lễ cúng bến nước, để cầu mong mưa thuận, gió hòa, nguồn nước dồi dào, trong
lành, mọi người khỏe mạnh, nhà nhà nhiều lúa, bắp, trâu, bò, heo, gà.
Có các lễ khác:
Lễ hiến sinh (giết trâu) cúng thần linh và người quá cố.
Lễ kết nghĩa anh em, lễ cưới, lễ trưởng thành, lễ cúng sức khỏe cho mọi thành viên
trong cộng đồng.
Lễ cúng hòn đá bếp (vì thần đã giúp gia chủ một năm no đủ),
Lễ cúng hòn đá cổng buôn làng (vì thần đã gìn giữ buôn làng một năm yên ổn,
không ai đói nghèo, bệnh tật) cúng sức khỏe cho những con vật nuôi trong gia đình
(như voi, trâu, bò, heo, chó, mèo, dê, gà…) những con vật này người bạn của con
người, thiếu nó con người sẽ cảm thấy cô đơn, bé nhỏ trước thiên nhiên vũ trụ.
Lễ cúng cầu mưa, cúng thần gió, cầu một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt,
nhà nhà no ấm, hạnh phúc.
https://mydaklak.vn/vi/detailnews/?t=vai-net-ve-nguoi-e-de-o-tay-nguyen-&id=ncultural
_3&fbclid=IwAR2MxZ29mhNYsSdfkjPCcwYiOVLUenHYduwkyDm4Q2YFDv7mmFn
ou41oJiE
III. VẤN ĐỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở VIỆT NAM.
1. Định nghĩa, thực trạng về tình hình đại đoàn kết dân tộc hiện nay ở việt nam
Định nghĩa:
Theo tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đại đoàn kết tức trước hết phải đoàn kết đại
đa số nhân dân, đại đa số nhân dân công nhân, nông dân các tầng lớp nhân dân
lao động khác. Đó nền gốc của đại đoàn kết. cũng như cái nền của nhà, cái gốc của
cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”
Thực trạng:
Việt Nam một quốc gia thống nhất đa dân tộc. Các dân tộc Việt Nam truyền thống
yêu nước nồng nàn, sâu sắc, truyền thống đoàn kết chặt chẽ. Các dân tộc thiểu số
nước ta trú trên địa bàn tầm quan trọng chiến lược về chính trị, kinh tế, an ninh,
quốc phòng bảo vệ môi trường sinh thái. Các dân tộc nước ta trú phân tán xen
kẽ. Các dân tộc nước ta còn sự chênh lệch về trình độ phát triển. Sự tác động của
những đặc điểm của các dân tộc nước ta tới quá trình xây dựng khối đoàn kết tính
hai mặt. Bên cạnh những đặc điểm đem đến sự thuận lợi còn một số yếu tố đặt ra
thách thức, khó khăn nhất định đến quá trình phát huy sức mạnh đoàn kết giữa các dân
tộc nước ta. Điều đó cho thấy đặc điểm của các dân tộc một trong những căn cứ,
sở thực tiễn quan trọng để xây dựng chiến lược nhằm tăng cường, củng cố khối đoàn kết
các dân tộc.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Đại đoàn kết dân tộc một trong những hệ thống quan điểm, các nguyên tắc tổ chức
tập hợp lực lượng cách mạng nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp trong hội, phát huy
đến mức cao nhất sức mạnh của cả dân tộc.
Đây một chiến lược nhất quán xuyên suốt trong việc tập hợp lực lượng cách mạng,
nhân tố quyết định đến sự thành công của cách mạng nước ta. Truyền thống yêu nước,
nhân ái tinh thần gắn kết cộng đồng của dân tộc chính những sở quan trọng trong
việc hình thành tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc.
Khối đại đoàn kết dân tộc phải được xây dựng trên sở lập trường của giai cấp công
nhân phải lấy liên minh công nông trí làm nền tảng do Đảng lãnh đạo. Nguyên tắc này
xuất phát từ việc đại đoàn kết không phải tập hợp các lực lượng hội một cách ngẫu
nhiên cần phải tập hợp một cách bền vững của các lực lượng tổ chức, định
hướng và có lãnh đạo.
3. Liên hệ thực tế với SV
thể thấy việc sinh viên trách nhiệm trong việc củng cố góp phần khối đại đoàn
kết dân tộc việc ý nghĩa hết sức to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước . Đây cũng
được coi tưởng bản trong việc chiến đấu, chống giặc ngoại xâm, hình thành sức
mạnh vững chắc, là một vấn đề sống của cách mạng.
Để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, sinh viên phải ra sức học tập để lĩnh hội được
nhiều tri thức ích. Cần phấn đấu trở nên gương mẫu trong các hoạt động hội, vận
dụng sáng tạo để góp phần cho đất nước ngày càng một phát triển mạnh mẽ hơn. Luôn
giữ vững lập trường của mình, dám nói lên tiếng nói của mình. Giữ chuẩn mực đạo đức
của ông cha ta từ xưa đến nay.
Thêm vào đó với việc xây dựng Đảng, sinh viên cần luôn cảnh giác với những thế lực thù
địch chống phá Việt Nam, bạo loạn lật đổ của các chủ nghĩa đế quốc. Luôn trau dồi, học
hỏi, học tập rèn luyện theo tưởng của Hồ Chí Minh về cách mạng Đảng cũng như
về sự nghiệp của thanh niên Việt Nam. Luôn trung thành tuyệt đối với Đảng Nhà
nước. Kiên quyết đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, phản động mưu đồ xâm hại
nước ta.
Ngoài ra, trong xu thế toàn cầu hiện nay, bản thân một sinh viên thì phải trách
nhiệm sáng suốt trong việc chọn lọc thông tin. Không để bản thân sa lầy vào những hội
phản động, lôi kéo lối sống thực dụng. Sinh viên ngày nay phải tham gia vào các hoạt
động tình nguyện giúp đỡ, tuyên truyền ý thức tự giác, kỷ luật nhằm đẩy mạnh trong
công tác xây dựng Đảng. Tuyên truyền đường lối chính sách pháp luật của Đảng, của nhà
nước đến với mọi người. Tìm biện pháp để phòng chống suy thoái về phẩm chất đạo đức.
Quan trọng nhất trong việc xây dựng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc vẫn sinh
viên cần hiểu về 54 dân tộc anh em. hiểu nhau thì mới thể đoàn kết, mới thể
cùng chung tay góp sức bảo vệ Tổ quốc. Sống chan hoà, thân ái với mọi người, tuyệt đối
không nên xa lánh hay kì thị bất cứ dân tộc nào ở trên đất nước Việt Nam.
4. Vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của khối đại đoàn kết dân tộc
5. Biện pháp để bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc
Lợi dụng quá trình mở cửa, hội nhập nước ta, các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lược
“Diễn biến hòa bình”, kích động tưởng ly khai, chia rẽ dân tộc, phá hoại khối đại đoàn
kết toàn dân tộc nước ta; làm suy yếu sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn hội. Những vấn đề đó đang những thách
thức đối với “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” sự nghiệp bảo vệ an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ở nước ta hiện nay.
Trong bối cảnh tình hình trên, để tiếp tục tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cần
thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản như sau:
Trước hết, luôn quán triệt sâu sắc, quan điểm, chủ trương của Đảng, tưởng Hồ Chí
Minh
về đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hai là, tăng cường đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tưởng; kịp thời nắm tình hình
và định hướng dư luận, xây dựng đồng thuận xã hội.
Ba là, sống hòa đồng không phân biệt dân tộc, tôn giáo hay vùng miền.
Bốn là, triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất
các chủ trương, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi; đẩy
mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Năm là, kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, phá hoại, chia rẽ khối
đại đoàn kết toàn dân tộc.
https://hoatieu.vn/tai-lieu/lien-he-trach-nhiem-ban-than-trong-viec-xay-dung-khoi-d
ai-doan-ket-dan-toc-202052
http://tapchiqptd.vn/vi/nghien-cuu-trao-doi/may-giai-phap-tang-cuongkhoi-dai-doa
n-ket-toan-dan-toc-trong-tinh-hinh-moi/10578.html
III. PHẦN KẾT LUẬN.
Cho đến nay, cộng đồng người Ê-đê vẫn còn một hội tồn tại những nét đẹp
của truyền thống đậm nét mẫu hệ nước ta, đóng góp giá trị không nhỏ vào kho tàng văn
hóa dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng phát triển đổi mới đất nước,
Đảng Nhà nước ta đã những chính sách cụ thể phù hợp để phát huy tinh thần
đoàn kết, củng cố mối quan hệ keo sơn của đồng bào 54 dân tộc anh em. Đặc biệt, với sự
cấp bách cần thiết của khối đại đoàn kết toàn dân, nhân dân Việt Nam nói chung
sinh viên Học viện Ngân hàng nói riêng cần những nhận thức đúng đắn đầy đủ để
có thể tiếp nối và phát huy truyền thống đoàn kết đồng lòng của ông cha ta.
| 1/9

Preview text:

ĐỀ BÀI: BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC Ê-ĐÊ VÀ
VẤN ĐỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở VIỆT NAM. PHẦN MỞ ĐẦU
Văn hóa Việt Nam là một tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng
các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước. 54 dân tộc anh
em - trải dài trên khắp mảnh đất hình chữ S, đã và đang giữ gìn, phát huy những truyền
thống văn hóa in đậm bản sắc của quê hương. Mặc dù phải trải qua nhiều thời kỳ đô hộ,
thế nhưng, nhờ nền tảng sức mạnh văn hóa to lớn và sự đoàn kết đồng lòng, kề vai sát
cánh của các dân tộc, chúng ta không những không bị đồng hóa, mà còn quật cường đứng
lên đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho đất nước.
Trong khoảng thời gian gần đây, sinh viên Chất lượng cao K24 chúng tôi may mắn
có cơ hội được tham quan và trải nghiệm Làng Văn hóa Du lịch các Dân tộc Việt Nam
(Cổ Đông, Ba Vì, Hà Nội). Chuyến tham quan lần này đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về
văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc anh em, đặc biệt là bản sắc văn hóa dân
tộc Ê-đê. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề đại
đoàn kết dân tộc ở Việt Nam. Vì vậy, để khám phá rõ hơn những nét đẹp trong truyền
thống văn hóa của người Ê-đê cũng như những ý nghĩa to lớn, vai trò đặc biệt của khối
đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay, nhóm 5 chúng tôi sẽ thể hiện và trình bày qua bài thu hoạch dưới đây. PHẦN NỘI DUNG: I.
MỘT SỐ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÂN TỘC Ê-ĐÊ.
1. Lịch sử, nguồn gốc và tên gọi Anak Đêga (Ê-đê).
Người Ê Đê cho rằng vị thần cao nhất của họ là A.Ê - D.I.Ê nghĩa là Thượng Đế theo truyền
thuyết của người Ê Đê được lưu truyền đến ngày nay. Do vậy người Êđê tự gọi mình là Anak
A.Ê - D.I.Ê tức là những đứa con của Thượng Đế, sau này đọc trệch đi là Anak Ê Đê. Bia ký
Chăm Pa cổ nhất tại Tháp Bà Pô Naga cũng đã ghi chép về tộc danh Rang Đê vùng sông Nha
Trang, Sông Dinh, Sông Hinh vào khoảng thế kỷ VIII, có lẽ Rang Đê biến âm sau này thành
Rađê, Rađêy hay Êđê. Cuối thế kỷ XIII trước sự tấn công ồ ạt của đế quốc Mông Cổ, sau này
là Nam Tiến của người Việt xuống đất Chăm Pa đã đẩy bộ phận người Chăm Pa lên vùng
bình nguyên Cheo Reo và hòa hợp với người Ê Đê cổ tạo ra nhóm tộc người mới tự gọi là
Anak Jarai, đây là nhánh lớn của tộc người Orang Đê cổ. Trước năm 1975, tại miền nam Việt
Nam, trong văn bản hành chính của Việt Nam Cộng Hoà, người Ê Đê được gọi là Rađê.
Ngoài ra, người Êđê họ còn gọi toàn bộ cộng đồng họ bằng từ có nguồn gốc từ tiếng Phạn Ấn
Độ là Đêgar,Êđê Êga, Đêga nghĩa là Cao Nguyên. Anak Đêgar cũng được hiểu là những
người sống trên Cao Nguyên.
2. Dân số và địa bàn cư trú. -
Dân tộc Ê Đê bao gồm khoảng gần một nửa triệu (~490.000 người) đang sinh sống ở
các nước trên thế giới như Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Hoa Kỳ, Canada, Pháp,
Phần Lan, Thụy Điển... Trong đó miền trung cao nguyên của Việt Nam là quê hương
bản địa lâu đời của người Ê Đê. Đây là nhóm dân tộc có nguồn gốc từ nhóm tộc
người nói tiếng Mã Lai từ các hải đảo Thái Bình Dương đã có mặt lâu đời ở Đông
Dương; truyền thống dân tộc vẫn mang đậm nét mẫu hệ thể hiện dấu vết hải đảo của
nhóm tộc người nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo. Các nhóm địa phương bao gồm: Kpă
(chính dòng), Adham, Mdhur, Bih, Krung...
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ê Đê ở Việt Nam có dân số
331.194 người, cư trú tại 59 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Ê Đê cư trú tập trung tại tỉnh:
● Đắc Lắc (298.534 người, chiếm 17,2% dân số toàn tỉnh và 90,1% tổng số người Ê Đê tại Việt Nam),
● Phú Yên (20.905 người),
● Đắc Nông (5.271 người),
● Khánh Hòa (3.396 người). 3. Đặc điểm kinh tế.
Trước đây, người Ê-đê nổi tiếng với truyền thống làm nương rẫy theo hình thức luân
canh. Việc canh tác này được cho là để các phần đất, phần ruộng không bị khai thác hết
tất cả nguồn dinh dưỡng và có thời gian để có thể cải thiện và bổ sung dưỡng chất. Như
vậy, các mùa vụ sau mới có thể khai thác và mang lại kết quả trồng trọt hiệu quả nhất.
Còn ngày nay, người dân đã biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển các mô hình
kinh tế. Các hộ dân mạnh dạn chuyển đổi các diện tích hoa màu, đất trồng lúa không hiệu
quả sang trồng các loại cây công nghiệp theo hướng hàng hoá. Họ chú trọng vào việc
khai thác và trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu hay ca cao -
những loại cây công nghiệp nổi tiếng và phù hợp với khí hậu Tây Nguyên. Bên cạnh đó,
người Ê-đê còn tham gia chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải để phát triển kinh tế.
-https://vnbusiness.vn/business/dong-bao-e-de-o-dak-lak-phat-trien-kinh-te-ben-vung-bai
-1-buon-lang-doi-thay-tu-chuyen-doi-cay-trong-1078584.html
-http://mattrankhanhhoa.org.vn/chitiettin/id/283/Nguoi-E-De II.
NHỮNG BẢN SẮC VĂN HÓA RIÊNG CỦA DÂN TỘC Ê-ĐÊ. 1. Nhà cửa.
Nhà dài của người Ê đê là nhà sàn, làm bằng tre nứa và bằng gỗ, mặt sàn và vách tường
bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Nhà
càng dài thì chứng tỏ chủ nhân của ngôi nhà càng giàu có. Nhà có hai cửa: cửa trước
dành cho đàn ông và khách, cửa sau dành cho phụ nữ. Cầu thang lên nhà cũng được chia
làm cầu thang đực và cầu thang cái. Cầu thang cái có chạm khắc hình ảnh bầu sữa mẹ và
hình trăng khuyết. Theo người Ê-đê, khi lên thang cần nắm vào bầu sữa để thể hiện tình
yêu, sự tôn trọng và biết ơn đối với người mẹ. Bên trong nhà được chia làm hai gian
chính là Gah và Ôk. Gah là nơi dùng để tiếp khách, tổ chức các buổi sinh hoạt chung, chỗ
ngủ của con trai chưa lấy vợ, là nơi thờ cúng và đặt nhiều vật quý giá. Đây là nơi để ghế
Kpan - chiếc ghế dài thiêng liêng của người Ê-đê. Trên ghế có đặt trống H’gơr - cái trống
vô cùng đặc biệt với mặt to được bọc bằng da trâu cái còn mặt nhỏ bọc bằng da trâu đực.
Độ dài của ghế và độ to của trống đều thể hiện sự sung túc của gia chủ. Gian Ôk gồm
phòng ngủ của các cặp vợ chồng, con gái chưa lấy chồng và bếp gia đình và kho lúa.
Phòng của con gái chưa chồng thì đóng kín cửa, còn đã có chồng thì mở ra. Trong mỗi
ngôi nhà dài, người Ê-đê chạm khắc rất nhiều hình con vật như voi, cua, cá... Sự giàu có
của chủ nhà được thể hiện trên những hoa văn đó. Theo các chuyên gia, đây là hoa văn
nguyên thủy của người Ê-đê không trộn lẫn với các dân tộc khác.
http://daidoanket.vn/nha-dai-cua-nguoi-e-de-5666407.html 2. Trang phục.
Trang phục truyền thống của phụ nữ Ê đê đó là váy tấm, áo chui. Áo ngắn đến mông; cổ,
vai, tay gấu áo được thêu kĩ càng bằng các đường viên trang trí màu sắc có màu đỏ là chủ
yếu. Tay áo thường được may dài. Vấy là tấm vải lớn màu đen hoặc chàm sẫm quấn
quanh thân mình từ eo hông xuống phủ kín mắt cá chân, được trang trí phối màu đặc sắc.
Trang phục nam: Người đàn ông Ê Đê có tập quán mang khố màu đen, có nhiều đường
hoa văn chỉ màu chạy dọc theo hai bên mép vải và tua dài ở hai đầu, khố buông đầu dài
phía trước. Chiếc áo lễ phục của nam giới Ê đê thường có phần tay áo khá dài. Cùng với
đó là vạt sau dài hơn vạt trước. Vạt trước có thể che hết được phần bụng dưới còn vạt sau
thì che hết mông của người mặc.
https://maru.vn/trang-phuc-ede-1
https://www.daklak.city/doi-song/thoi-trang-lam-dep/trang-phuc-dan-toc-e-de 3. Tín ngưỡng, tôn giáo.
Dân tộc Ê đê có niềm tin vào vạn vật hữu linh. Mọi vật trên thế giới này đều được tạo ra
dưới bàn tay của các vị thần. Trong tín ngưỡng của người Ê đê, đất và nước đều là những
vật báu được các vị thần tạo nên và cai quản. thường sẽ có những người nắm giữ chức sắc
như Pô Lăn, Pô pin, được giao trọng trách đại diện cho thần linh, là sứ giả của các vị
thần, có nhiệm vụ quản lý đất và nước của bản làng theo thần linh. Và tương tự các vị
thần giá thần thiện thần ác cũng như vậy.
https://www.daklak.city/kham-pha/van-hoa-lich-su/tin-nguong-cua-nguoi-e-de 4. Hôn nhân và gia đình.
Trong gia đình người Ê Đê, chủ nhà là phụ nữ, theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ,
con trai không được hưởng thừa kế. Đàn ông cư trú trong nhà vợ. Nếu vợ chết và bên nhà
vợ không còn ai thay thế theo tục nối dây thì người chồng phải về với chị em gái mình.
Khi chết, được đưa về chôn cất bên người thân của gia đình mẹ đẻ.Chỉ con gái được thừa
kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già. 5. Phong tục tập quán.
Người Ê Đê ăn cơm tẻ bằng là chủ yếu. Muối ớt là thức ăn không thể thiếu. Đồng bào
thích uống rượu cần, hút thuốc lá cuốn, ăn trầu. Họ ở nhà sàn dài, kiến trúc mô phỏng
hình thuyền là nhà truyền truyền thống. Gia đình được tổ chức theo chế độ mẫu hệ. Các
gia đình quần tụ theo đơn vị buôn.Trong hôn nhân phụ nữ giữ vai trò chủ động và người
Ê-đê có tục ở rể và "nối dòng". Về vận chuyển, chủ yếu là gùi đan hoặc voi và thuyền độc
mộc. Họ có tục nối dây .Cùng với tục kết nghĩa thì tục nối dây cũng là một trong những
nét đặc sắc trong văn hóa của người Ê đê. Theo như quy định của phong tục này, sau khi
người chồng trong gia đình không may qua đời thì người vợ được phép cưới người anh,
người em hay người cháu trong gia đình, họ hàng của người chồng. Ngoài ra, nếu như
người vợ mất sớm thì người chồng cũng phải được cử hành hôn lễ với người vợ mới là
em gái, cháu gái của người vợ. Ngoài ra họ có tục kết nghĩa . Lễ kết nghĩa của người Ê đê
thường được xây dựng theo quan hệ cha mẹ - con cái hoặc anh – em, chị - em với nhau.
Đặc biệt, đối với nam giới, sau khi đã lấy vợ và theo về nhà vợ ở một bản khác, một làng
khác sẽ thường kết nghĩa với một chị em gái trong gia đình nào đó. Sau khi lễ kết nghĩa
được hoàn tất, người được nhận kết nghĩa sẽ chính thức trở thành thành viên trong gia
đình và dòng họ nhận kết nghĩa. 6. Lễ hội.
Lễ bỏ mả :Người Ê đê không có tục thờ cúng tổ tiên. Trong nhà người Ê đê có người mất
thì trong vòng một năm đến ba năm, người thân trong gia đình làm lễ bỏ mả, là một trong
những lễ hội lớn mang tính tang lễ mà người sống tổ chức để từ biệt người chết, tiễn
người thân về nơi vĩnh viễn. Người Ê đê quan niệm khi con người chưa làm lễ bỏ mả thì
linh hồn của người đã mất vẫn quẩn quanh trong làng bản, gia đình. Cho nên, hàng ngày
người ta ra mộ, đưa cơm ra bón cho người chết. Mả có một ống tre thông từ quan tài lên
phía trên. Người nhà mang cơm bón cho người mất thông qua ống tre đó và nói chuyện
với người đó. Người ta quan niệm linh hồn người chết còn quẩn quanh bên cạnh gia đình.
Nhưng khi làm lễ bỏ mả thì coi đó là sự chấm dứt vĩnh viễn mối quan hệ giữa người sống
và người chết để linh hồn người chết về với tổ tiên.” ● Lễ hội đón năm mới . ●
Lễ ăn cơm mới. : Lễ hội ăn cơm mới của dân tộc Ê Đê được tổ chức sau mùa thu
hoạch vào dịp cuối năm âm lịch. Lễ hội này không diễn ra theo cả dân làng mà được tổ
chức theo tuần tự từng nhà đã được thỏa thuận trước.Đàn ông trong nhà sẽ lo chuẩn bị
rượu, thịt và phụ nữ lo nấu nước. Con trai thì chặt củi, con gái sẽ lo giã gạo. Người già thì
lo chọn áo, váy khố đẹp nhất để mặc đúng vào ngày lễ. ●
Lễ cúng bến nước, để cầu mong mưa thuận, gió hòa, nguồn nước dồi dào, trong
lành, mọi người khỏe mạnh, nhà nhà nhiều lúa, bắp, trâu, bò, heo, gà. Có các lễ khác: ●
Lễ hiến sinh (giết trâu) cúng thần linh và người quá cố. ●
Lễ kết nghĩa anh em, lễ cưới, lễ trưởng thành, lễ cúng sức khỏe cho mọi thành viên trong cộng đồng. ●
Lễ cúng hòn đá bếp (vì thần đã giúp gia chủ một năm no đủ), ●
Lễ cúng hòn đá cổng buôn làng (vì thần đã gìn giữ buôn làng một năm yên ổn,
không có ai đói nghèo, bệnh tật) và cúng sức khỏe cho những con vật nuôi trong gia đình
(như voi, trâu, bò, heo, chó, mèo, dê, gà…) vì những con vật này là người bạn của con
người, thiếu nó con người sẽ cảm thấy cô đơn, bé nhỏ trước thiên nhiên vũ trụ. ●
Lễ cúng cầu mưa, cúng thần gió, cầu một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt,
nhà nhà no ấm, hạnh phúc.
https://mydaklak.vn/vi/detailnews/?t=vai-net-ve-nguoi-e-de-o-tay-nguyen-&id=ncultural
_3&fbclid=IwAR2MxZ29mhNYsSdfkjPCcwYiOVLUenHYduwkyDm4Q2YFDv7mmFn ou41oJiE III.
VẤN ĐỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở VIỆT NAM.
1. Định nghĩa, thực trạng về tình hình đại đoàn kết dân tộc hiện nay ở việt nam Định nghĩa:
Theo tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại
đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân
lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, cái gốc của
cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác” Thực trạng:
Việt Nam là một quốc gia thống nhất đa dân tộc. Các dân tộc Việt Nam có truyền thống
yêu nước nồng nàn, sâu sắc, có truyền thống đoàn kết chặt chẽ. Các dân tộc thiểu số ở
nước ta cư trú trên địa bàn có tầm quan trọng chiến lược về chính trị, kinh tế, an ninh,
quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Các dân tộc ở nước ta cư trú phân tán và xen
kẽ. Các dân tộc nước ta còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển. Sự tác động của
những đặc điểm của các dân tộc ở nước ta tới quá trình xây dựng khối đoàn kết có tính
hai mặt. Bên cạnh những đặc điểm đem đến sự thuận lợi còn có một số yếu tố đặt ra
thách thức, khó khăn nhất định đến quá trình phát huy sức mạnh đoàn kết giữa các dân
tộc ở nước ta. Điều đó cho thấy đặc điểm của các dân tộc là một trong những căn cứ, cơ
sở thực tiễn quan trọng để xây dựng chiến lược nhằm tăng cường, củng cố khối đoàn kết các dân tộc.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Đại đoàn kết dân tộc là một trong những hệ thống quan điểm, các nguyên tắc tổ chức và
tập hợp lực lượng cách mạng nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp trong xã hội, phát huy
đến mức cao nhất sức mạnh của cả dân tộc.
Đây là một chiến lược nhất quán và xuyên suốt trong việc tập hợp lực lượng cách mạng,
là nhân tố quyết định đến sự thành công của cách mạng nước ta. Truyền thống yêu nước,
nhân ái và tinh thần gắn kết cộng đồng của dân tộc chính là những cơ sở quan trọng trong
việc hình thành tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc.
Khối đại đoàn kết dân tộc phải được xây dựng trên cơ sở lập trường của giai cấp công
nhân phải lấy liên minh công nông trí làm nền tảng và do Đảng lãnh đạo. Nguyên tắc này
xuất phát từ việc đại đoàn kết không phải là tập hợp các lực lượng xã hội một cách ngẫu
nhiên mà cần phải tập hợp một cách bền vững của các lực lượng có tổ chức, có định hướng và có lãnh đạo.
3. Liên hệ thực tế với SV
Có thể thấy việc sinh viên có trách nhiệm trong việc củng cố và góp phần khối đại đoàn
kết dân tộc là việc ý nghĩa hết sức to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước . Đây cũng
được coi là tư tưởng cơ bản trong việc chiến đấu, chống giặc ngoại xâm, hình thành sức
mạnh vững chắc, là một vấn đề sống của cách mạng.
Để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, sinh viên phải ra sức học tập để lĩnh hội được
nhiều tri thức có ích. Cần phấn đấu và trở nên gương mẫu trong các hoạt động xã hội, vận
dụng sáng tạo để góp phần cho đất nước ngày càng một phát triển mạnh mẽ hơn. Luôn
giữ vững lập trường của mình, dám nói lên tiếng nói của mình. Giữ chuẩn mực đạo đức
của ông cha ta từ xưa đến nay.
Thêm vào đó với việc xây dựng Đảng, sinh viên cần luôn cảnh giác với những thế lực thù
địch chống phá Việt Nam, bạo loạn lật đổ của các chủ nghĩa đế quốc. Luôn trau dồi, học
hỏi, học tập và rèn luyện theo tư tưởng của Hồ Chí Minh về cách mạng Đảng cũng như
về sự nghiệp của thanh niên Việt Nam. Luôn trung thành tuyệt đối với Đảng và Nhà
nước. Kiên quyết đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, phản động có mưu đồ xâm hại nước ta.
Ngoài ra, trong xu thế toàn cầu hiện nay, bản thân là một sinh viên thì phải có trách
nhiệm sáng suốt trong việc chọn lọc thông tin. Không để bản thân sa lầy vào những hội
phản động, lôi kéo lối sống thực dụng. Sinh viên ngày nay phải tham gia vào các hoạt
động tình nguyện giúp đỡ, tuyên truyền ý thức tự giác, kỷ luật nhằm đẩy mạnh trong
công tác xây dựng Đảng. Tuyên truyền đường lối chính sách pháp luật của Đảng, của nhà
nước đến với mọi người. Tìm biện pháp để phòng chống suy thoái về phẩm chất đạo đức.
Quan trọng nhất trong việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc vẫn là sinh
viên cần hiểu rõ về 54 dân tộc anh em. Có hiểu nhau thì mới có thể đoàn kết, mới có thể
cùng chung tay góp sức bảo vệ Tổ quốc. Sống chan hoà, thân ái với mọi người, tuyệt đối
không nên xa lánh hay kì thị bất cứ dân tộc nào ở trên đất nước Việt Nam.
4. Vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của khối đại đoàn kết dân tộc
5. Biện pháp để bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc
Lợi dụng quá trình mở cửa, hội nhập ở nước ta, các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lược
“Diễn biến hòa bình”, kích động tư tưởng ly khai, chia rẽ dân tộc, phá hoại khối đại đoàn
kết toàn dân tộc ở nước ta; làm suy yếu sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Những vấn đề đó đang là những thách
thức đối với “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và sự nghiệp bảo vệ an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ở nước ta hiện nay.
Trong bối cảnh tình hình trên, để tiếp tục tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cần
thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản như sau:
Trước hết, luôn quán triệt sâu sắc, quan điểm, chủ trương của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh
về đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hai là, tăng cường đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; kịp thời nắm tình hình
và định hướng dư luận, xây dựng đồng thuận xã hội.
Ba là, sống hòa đồng không phân biệt dân tộc, tôn giáo hay vùng miền.
Bốn là, triển khai và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất
là các chủ trương, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đẩy
mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Năm là, kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, phá hoại, chia rẽ khối
đại đoàn kết toàn dân tộc.
https://hoatieu.vn/tai-lieu/lien-he-trach-nhiem-ban-than-trong-viec-xay-dung-khoi-d ai-doan-ket-dan-toc-202052
http://tapchiqptd.vn/vi/nghien-cuu-trao-doi/may-giai-phap-tang-cuongkhoi-dai-doa
n-ket-toan-dan-toc-trong-tinh-hinh-moi/10578.html III. PHẦN KẾT LUẬN.
Cho đến nay, cộng đồng người Ê-đê vẫn còn là một xã hội tồn tại những nét đẹp
của truyền thống đậm nét mẫu hệ ở nước ta, đóng góp giá trị không nhỏ vào kho tàng văn
hóa dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng phát triển và đổi mới đất nước,
Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách cụ thể và phù hợp để phát huy tinh thần
đoàn kết, củng cố mối quan hệ keo sơn của đồng bào 54 dân tộc anh em. Đặc biệt, với sự
cấp bách và cần thiết của khối đại đoàn kết toàn dân, nhân dân Việt Nam nói chung và
sinh viên Học viện Ngân hàng nói riêng cần có những nhận thức đúng đắn và đầy đủ để
có thể tiếp nối và phát huy truyền thống đoàn kết đồng lòng của ông cha ta.