-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề bài “Quan điểm biện chứng duy vật về động lực của phát triển (về mâu thuẫn biện chứng) và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên”
Đề bài “Quan điểm biện chứng duy vật về động lực của phát triển (về mâu thuẫn biện chứng) và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên” của Trường Đại học Huế. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Kinh tế chính trị Mác - Lênin (MLN) 9 tài liệu
Đại học Huế 272 tài liệu
Đề bài “Quan điểm biện chứng duy vật về động lực của phát triển (về mâu thuẫn biện chứng) và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên”
Đề bài “Quan điểm biện chứng duy vật về động lực của phát triển (về mâu thuẫn biện chứng) và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên” của Trường Đại học Huế. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (MLN) 9 tài liệu
Trường: Đại học Huế 272 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHẦN MỞ ĐẦU
Phép biện chứng duy vật với tư cách một khoa học thực sự, do C.Mác Ph.Ăngghen xây dựng và được Lênin tiếp tục phát triển. Kể từ khi ra đời, phép biện chứng duy vật trở thành công cụ nhận thức khoa học, sắc bén của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, của nhân loại tiến bộ trong công cuộc nhận thức, cải tạo tự nhiên và xã hội; là chìa khóa giúp con người mở cánh cửa rộng lớn để hiểu đúng về thế giới, trên cơ sở đó cải biến thế giới vì sự phát triển của xã hội loài người.
Trong đó, hạt nhân của phép biện chứng duy vật chính là quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập thể hiện bản chất, bởi nó đề cập tới vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật – vấn đề nguyên nhân, động lực của sự phát triển, vận động của sự vật hiện tượng. Từ thời cổ đại đã có những phỏng đoán về sự tác động qua lại của các mặt đối lập và xem xét sự tác động qua lại đó là cơ sở vận động của thế giới. Nhiều đại biểu triết học cổ đại phương đông đã xem những phỏng đoán về sự tác động qua lại của các mặt đối lập và xem xét sự tác động qua lại đó là cơ sở vận động của thế giới. Kế thừa một cách có phê phán tất cả những thành tựu tư tưởng về mâu thuẫn , bằng việc tổng kết từ thực tế lịch sử loài người, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác cho rằng chúng ta phải tìm xung lực vận động và phát triển của sự vật trong chính sự vật đó, trong những mâu thuẫn của bản thân sự vật. Quan điểm đó được thể hiện trong “Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập” (Quy luật mâu thuẫn). Theo V.I. Lenin, “có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng…”
Thông qua việc tìm hiểu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, ta cũng nắm rõ nguyên lý về sự phát triển, động lực của phát triển, hay còn gọi là mâu thuẫn biện chứng, theo quan điểm của phép biện chứng duy vật. Nhận thức về tầm quan trọng của việc hiểu rõ động lực của sự phát triển theo quan điểm của phép biện chứng duy vật, em chọn đề bài “Quan điểm biện chứng duy vật về động lực của phát triển (về mâu thuẫn biện chứng) và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên” cho bài tập lớn môn Triết học Mác – Lenin. Trong quá trình nghiên cứu, vì những lí do khách quan và chủ quan nên không tránh khỏi có những sai sót. Em mong cô thông cảm và bỏ qua ạ!
NỘI DUNG
I. QUAN ĐIỂM BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ ĐỘNG LỰC CỦA PHÁT TRIỂN (MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG):
1. Các khái niệm, phạm trù liên quan:
Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Vận động theo khuynh hướng đi lên mới được gọi phát triển.
Khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập trong mỗi sự vật hoặc giữa các sự vật trong quá trình vận động, phát triển của chúng. Trong phép biện chứng duy vật, mâu thuẫn biện chứng là mối liên hệ thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Với nghĩa như vậy, mâu thuẫn là cái tồn tại khách quan, vốn có của bất cứ một sự vật, hiện tượng, quá trình nào trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Nhân tố tạo nên mâu thuẫn là các mặt đối lập. Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính
, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi | ||
trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong thế giới. Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau theo hướng trái ngược nhau, xung đột lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng.
2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển:
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là 2 xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy, mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả "sự thống nhất" lẫn "đấu tranh" của các mặt đối lập. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, trong quá trình vận động, phát triển của sự vật.
Giữa các mặt đối lâp có sự thống nhất: Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa các mặt đối lập. Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề. Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau, gọi là sự "đồng nhất" của các mặt đối lập. Với ý nghĩa đó," sự thống nhất của các mặt đối lập" còn bao hàm cả sự " đồng nhất" của các mặt đó.
Thứ hai, các mặt đối lập không chỉ thống nhất, mà còn luôn "đấu tranh" với nhau. Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất, vào mối liên hệ qua lại giữa các mặt đối lập và tuỳ điều kiện cụ thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng.
Mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thể hiện ở chỗ trong một mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau. Không có sự thống nhất sẽ không có đấu tranh, thống nhất là tiền đề của đấu tranh, còn đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển.
Thứ ba, quá trình thống nhất và mâu thuẫn giữa các mặt đối lập sẽ tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng. Do sự đa dạng của thế giới nên hình thức chuyển hóa cũng rất đa dạng: có thể hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau, cũng có thể cả hai chuyển thành những chất mới. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập phải có những điều kiện nhất định.
Tóm lại, trong sự vật mới lại có mâu thuẫn mới, các mặt đối lập trong mâu thuẫn mới lại đấu tranh với nhau, làm cho sự vật ấy lại chuyển hoá thành sự vật khác tiến bộ hơn, cứ như vậy mà các sự vật hiện tượng thường xuyên biến đổi và phát triển không ngừng, vì vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của mọi quá trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng.
Tuy nhiên, mâu thuẫn mới chỉ là nguồn gốc và động lực cơ bản của sự phát triển của sự vật, hiện tượng, còn động lực trực tiếp đó là quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn.
Điều này có nghĩa là mâu thuẫn tự nó không phải động lực của sự phát triển, việc con người can thiệp vào mâu thuẫn, tìm cách giải quyết nó mới là cái có ý nghĩa thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển. Mâu thuẫn nói chung chỉ là nguồn gốc của sự phát triển, vì nó giải thích nguyên nhân tận gốc của sự vận động. Còn động lực của sự phát triển chỉ có thể là việc giải quyết mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn vận động đến một giai đoạn nhất định, xung lực của các mặt đối lập đạt đến trình độ “chín muồi”, lúc đó mâu thuẫn mới có đủ điều kiện để được giải quyết.
Giải quyết mâu thuẫn, thậm chí giải quyết mâu thuẫn theo đúng tinh thần của quy luật, nghĩa là được giải quyết kịp thời, triệt để, không khoan nhượng, mặt tích cực, đại diện cho sự tiến bộ thắng thế... khi đó mâu thuẫn mới đóng vai trò là nguồn gốc của sự phát triển.
Nếu không được giải quyết kịp thời, hay giải quyết mâu thuẫn để cho mặt tiêu cực thắng thế, sẽ gây thêm những hậu quả và hệ lụy cho sự vận động và phát triển của sự vật.
Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời; sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. Việc hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn là một quá trình đấu tranh rất phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng của nó:
- Giai đoạn hình thành mâu thuẫn, biểu hiện: đồng nhất nhưng bao hàm sự khác nhau; khác nhau bề ngoài, khác nhau bản chất, mâu thuẫn được hình thành.
- Giai đoạn phát triển của mâu thuẫn, biểu hiện: các mặt đối lập xung đột với nhau; các mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau.
- Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn, biểu hiện: sự chuyển hóa của các mặt đối lập, mâu thuẫn được giải quyết.
Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển.
Lúc đầu mâu thuẫn mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau - càng ngày càng phát triển đi đến đối lập - hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện - chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế.
Tóm lại, với tư cách là hai trạng thái đối lập trong mối quan hệ qua lại giữa hai mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thống nhất có tính tương đối, tạm thời. Tạm thời, nghĩa là nó tồn tại trong trạng thái đứng yên tương đối của các sự vật hiện tượng. Còn sự đấu tranh của mối quan hệ có tính tuyệt đối, nó phá vỡ sự ổn định dẫn đến sự chuyển hoá về chất của các mặt đối lập gắn liền với sự tự thân vận động, tự thân phát triển diễn ra không ngừng của các sự vật và hiện tượng trong thế giới vật chất.
Do vậy, chính sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn đến sự chuyển hóa của các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn) là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển. Nếu mâu thuẫn không được giải quyết (các mặt đối lập không chuyển hóa) thì không có sự phát triển. Theo Hồ Chí Minh thì: “ Khi việc gì có mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải quyết tức là có vấn đề. Khi đã có vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái gốc của mâu thuẫn là vấn đề gì. Phải điều tra, phải nghiên cứu các mâu thuẫn đó. Phải phân tách rõ ràng và có hệ thống, phải biết rõ cái nào là mâu thuẫn chính, cái nào là mâu thuẫn phụ. Phải đề ra cách giải quyết ”
Giải quyết mâu thuẫn là để phát triển, nhưng phải quyết mâu thuẫn khi có đủ điều kiện chín muồi, không nên giải quyết mâu thuẫn một cách vội vàng khi chưa có điều kiện, cũng không để cho việc giải quyết mâu thuẫn xảy ra tự phát, phải cố gắng thúc đẩy tạo ra điều kiện chín muồi của mâu thuẫn và điều kiện giải quyết. Phải có biện pháp thích hợp với từng mâu thuẫn.
Để nắm được bản chất của đối tượng cần xem xét sự hình thành, tồn tại và phát triển của nó vừa trong điều kiện, môi trường, hoàn cảnh vừa trong quá trình lịch sử, vừa ở từng giai đoạn cụ thể của quá trình đó, tức là xem xét mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây: một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xét xem hiện nay nó đã trở thành như thế nào, và trong tương lai nó sẽ trở thành như thế nào?
Mâu thuẫn được giải quyết bằng con đường đấu tranh dưới những hình thức cụ thể khác nhau. Đối với các mâu thuẫn khác nhau thì phải có những phương pháp giải quyết khác nhau, tùy thuộc vào bản chất của mâu thuẫn và điều kiện cụ thể. Phải tôn trọng mâu thuẫn, có biện pháp giải quyết thích hợp với từng mâu thuẫn., không né tránh mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vận động và phát triển. Không thỏa hiệp với mâu thuẫn, nếu tiêu cực thắng thì chỉ là tạm thời, cuối cùng là tích cực phải thắng để vươn tới sự phát triển.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả mâu thuẫn đều tạo nên sự phát triển, tất cả mâu thuẫn biện chứng khi giải quyết đều thúc đẩy cho sự tiến lên, còn mâu thuẫn siêu hình thì không. Mâu thuẫn biện chứng là khách quan và vốn có: cung cầu, tư sản vô sản: xuất hiện trong nền kinh tế xã hội, không phải ai thích tạo ra, có mâu thuẫn đối kháng, mang lại lợi ích: địa chủ phong kiến và nông dân đấu tranh sau đó thành tư sản và vô sản, nhưng vẫn còn địa chủ phong kiến nông dân còn rơi rớt và đến một mức độ nhất định thì biến mất. Từ đó, ta cũng nhân ra mặt hạn chế của mâu thuẫn siêu hình không khách quan, nảy ra trong xã hội do sai lầm của nhân tố chủ quan, các mặt đối lập có mối quan hệ không chặt chẽ với nhau, bỏ một mặt thì mặt kia vãn còn tồn tại: cãi vã giữa hai người: có thể có có thể không trong xã hội: hai người khác biệt vùng miền tuy nhiên có hoặc không mâu thuẫn trong khác biệt văn hóa, thay đổi, thân ái. Giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh là triệt để nhất, do đó luôn luôn có cái tích cực giành chiến thắng dẫn đến một sự vận động, phát triển mới. Trong một số trường hợp, giải quyết mâu thuẫn thông qua thoả hiệp có thể cái tiêu cực sẽ thắng. Tuy nhiên, đó mang tính tạm thời, coi đó là bước lùi tạo tiền đề cho đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn triệt để, cuối cùng cái tích cực thắng đến đến phát triển sự vật, hiện tượng.
3. Ý nghĩa phương pháp luận:
Thứ nhất, quy luật mâu thuẫn giúp ta thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; từ đó giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan. Muốn phát hiện mâu thuẫn, cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập trong sự vật hiện tượng; từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động nhận thức thực tiễn.
Thứ hai, việc phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem xét trong quá trình phát sinh, phát triển của từng loại mâu thuẫn; xem xét vai trò vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa giữa chúng. Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể và đề ra được phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó.
Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải quyết mâu thuẫn còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa.
II. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN:
Như đã chứng minh ở trên, quy luật mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi sự phát triển. Hay nói cách khác, bản chất của sự phát triển chính là tìm ra và giải quyết các mâu thuẫn nội tại bên trong sự vật, hiện tượng. Trong thực tế, mâu thuẫn cũng là một hiện tượng khách quan mang tính phổ biến được hình thành từ những cấu trúc thuộc tính vốn có của sự vật hiện tượng.
Việc học của sinh viên cũng là một quá trình tăng trưởng, tích lũy về mặt tri thức và đồng thời, cách để áp dụng những tri thức đó vào lao động, đời sống thực tế. Vậy nên, quá trình học tập của sinh viên, như bao sự vật hiện tượng khác, chịu sự tác động của quy luật mâu thuẫn.
Chính vì vậy, ta cần phải biết áp dụng quy luật mâu thuẫn vào thực tiễn đời sống nói chung và vào sự học nói riêng để có thể phát triển bản thân của sinh viên.
Đầu tiên, mỗi sinh viên cần biết tôn trọng mâu thuẫn. Con người cần luôn luôn cố gắng nỗ lực tìm hiểu để phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập để nắm bắt bản chất và khuynh hướng phát triển. Với sinh viên, việc tôn trọng mâu thuẫn chính là tìm hiểu đầy đủ những môn học của nhà trường, chọn ra các môn phù hợp với định hướng, mục tiêu tương lai; vạch ra kế hoạch học tập, tham gia các hoạt động ngoại khóa và thực hiện kế hoạch đó để đạt được mục tiêu của bản thân. Một ví dụ cụ thể hơn là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, sinh viên chưa thể đến trường, phải học trực tuyến tại nhà. Điều này đã gây ra rất nhiều khó khan với học sinh, sinh viên, đặc biệt là những sinh viên năm nhất. Thái độ tôn trọng mâu thuẫn trong trường hợp này chính là việc các sinh viên chủ động tìm hiểu về trường, về ngành học và các môn học, quy định của nhà trường thông qua các kênh thông tin chính thống.
Thứ hai, ta cũng cần có thái độ không sợ mâu thuẫn, không tránh né mâu thuẫn mà cần phải tìm ra giải pháp khắc phục, như thế mới có thể phát triển bản thân, có thêm tự tin và kinh nghiệm để giải quyết mâu thuẫn phát sinh sau này. Một ví dụ cụ thể là khi sinh viên không hiểu một bài giảng hoặc không làm được một bài tập, cần phải tự tìm tòi, nghiên cứu từ các nguồn khách nhau như sách, mạng, các diễn đàn học vấn, học hỏi và tiếp thu từ các giảng viên, các đàn anh, đàn chị hoặc cả những bạn học sinh cùng khóa. Bên cạnh đó, sinh viên cũng không nên ngại việc học lại, học thêm, học bổ sung để củng cố và trau dồi thêm kiến thức của mình. Đồng thời, song song với quá trình trau dồi tri thức, sinh viên cũng cần phải biết chia sẻ kiến thức của mình cho những người cần chúng. Chia sẻ và học hỏi là cách tốt nhất để giải quyết các mâu thuẫn gặp phải đối với sự học của một sinh viên.
Thứ ba, việc biết vận dụng quy luật mâu thuẫn để liên tục tìm tòi, đổi mới và sáng tạo trong tri thức cũng là vô cùng quan trọng với mỗi sinh viên. Bởi vì mâu thuẫn luôn tồn tại, nên nó buộc người ta không bao giờ được nghĩ mình có đầy đủ tri thức, mà phải liên tục học thêm các tri thức mới để giải quyết các vấn đề mới. Đồng thời, quy luật mâu thuẫn cũng buộc chúng ta phải biết vượt qua mọi định kiến để bài trừ những cái cũ, không còn phù hợp và tiếp thu, chọn lọc cái mới còn chưa quen thuộc. Mỗi khi tiếp thu tri thức mới, người học cũng cần có ý thức tìm ra mâu thuẫn trong chính tri thức đó, để từ đó có thể mở rộng và phát triển, đào sâu hơn về lĩnh vực mình đang nghiên cứu. Có thể nói quy luật mâu thuẫn chính là nền tảng cho kho tàng tri thức vô cùng vô tận đang ngày càng trở nên phong phú hơn theo thời gian của nhân loại.
Quy luật này đòi hỏi mỗi sinh viên phải tìm tòi, học hỏi các kiến thức mới cứ không được ngủ quên trên một mức kiến thức nhất định nào đó, Điều đó giúp cho sinh viên thêm phần sáng taoh, là yếu tố rất có ích cho cả việc học lẫn sự nghiệp sau này. Cũng bởi vì thế mà qua mỗi năm, các trường đại học, các nhà xuất bản, học viện đào tạo phải tái bản một số cuốn sách để đổi mới kiến thức cho sinh viên.
Thứ tư, quy luật mâu thuẫn đòi hỏi sinh viên phải tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống. Bởi lẽ, kiến thức không đi riêng lẻ, mà ta cần phải nhìn được sự tương tác, tương hỗ giữa các kiến thức của các lĩnh vực khác nhau để bổ sung lẫn nhau và đồng thời loại bỏ những kiến thức thừa thãi. Tương tự, sinh viên cần tìm hiểu sự tương tác qua lại giữa các môn học, ngành học, qua đó đánh giá và chọn lọc được một chỉnh thể những môn học phù hợp với bản thân. Cần biết vận dụng khả năng tổng hợp, phân tích để tiếp thu và ghi nhớ những kiến thức cần thiết.
Với trường hợp của các sinh viên Việt Nam đang sinh sống, học tập tại nước ngoài, các bạn được trải nghiệm cuộc sống tự do, độc lập, và hơn thế nữa là không khí xã hội học tập hoàn toàn khác, hứa hẹn nhiều điều lý thú ở chân trời phía trước. Tuy nhiên, đi du học ở một môi trường hoàn toàn mới lạ, xa quê hương cũng đi kèm với những mâu thuẫn, đối nghịch nhất định giữa hai mặt cơ hội và thách thức. Đi du học đồng nghĩa với việc được tiếp xúc với một nền văn hóa mới với những nét độc đáo riêng sẽ giúp sinh viên mở mang nhiều kiến thức. Không chỉ học tập được những kiến thức chuyên môn mà sinh viên còn có cơ hội biết thêm nhiều điều về văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán của đất nước sở tại. Sự khác biệt về văn hóa sẽ mang lại cho sinh viên một cái nhìn mới mẻ, làm giàu thêm cách suy nghĩ cũng như vốn sống của bản thân, mang lại nhiều cơ hội trong công việc sau này. Tuy nhiên bên cạnh đó, đối nghịch với ưu điểm chính là nhược điểm việc xa gia đình, người thân để sống cùng những người xa lạ sẽ khiến một số sinh viên bị sốc nếu không được chuẩn bị và làm quen trước về tâm lý. Trong trường hơp này, việc vận dụng mâu thuẫn biện chứng sẽ giúp sinh viên biết tôn trọng mâu thuẫn và học cách chấp nhận những điều khác lạ trong môi trường sống và học tập. Khi ấy, sinh viên cũng sẽ có ý thức tự tìm tòi, nghiên cứu về các đặc điểm, điều kiện của nơi mình sắp du học, từ đó chuẩn bị tâm lý trước và thích nghi với hoàn cảnh.
Qua những điều đã nói ở trên, có thể thấy việc vận dụng nhuần nhuyễn quy luật mâu thuẫn vào thực tiễn đời sống nói chung và việc học tập nói riêng là vô cùng cần thiết với học sinh, sinh viên. Điều đó là nền tảng sự phát triển của bản thân mỗi sinh viên và cũng quyết định thành bại trong sự nghiệp và cuộc sống sau này. Là sinh viên, ta cần phải biết cách áp dụng những điểm có lợi của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập vào học tập và lao động để hoàn thành mục tiêu của mình.
PHẦN KẾT LUẬN
Phép biện chứng về động lực của phát triển đóng một vai trò to lớn trong hoạt động nhận thức cũng như thực tiễn. Mâu thuẫn luôn tồn tại trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn ấy có thể là mẫu thuẫn giữa các yếu tố nội tại trong bản thân sự vật hoặc mâu thuẫn giữa các sự vật với nhau. Triết học Mác – Lenin đã chỉ ra, mâu thuẫn là một tất yếu khách quan, mang tính phổ biến và có đa dạng các loại mâu thuẫn. Nắm được linh hồn của quy luật mâu thuẫn sẽ giúp ta hình thành thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, tư duy khoa học để khám phá bản chất của sự vật và giải quyết đúng đắn, tận gốc các mâu thuẫn nảy sinh trong sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng.
Ta cũng nhận thấy điều cốt yếu là cần tôn trọng mâu thuẫn, tìm hiểu, phân tích đầy đủ các mặt đối lập để nắm rõ được bản chất, nguồn gốc và đặc điểm của mâu thuẫn; đồng thời phân biệt được các hình thức mâu thuẫn, xác định cụ thể và chính xác phương pháp giải quyết mâu thuẫn. Bên cạnh đó, ta cũng cần nắm vững nguyên lý giải quyết mâu thuẫn: đó là: sự đấu tranh giữa các mặt đối lập diễn ra theo quy luật phá bỏ cái cũ để hình thành cái mưới tiến bộ hơn. Điều này là đặc biệt cần thiết đối với đối tượng học sinh, sinh viên bởi nếu họ nắm rõ quy luật này từ sớm, họ có thể vận dụng và xây dựng nền móng vững chắc cho sự phát triển cuộc sống và sự nghiệp sau này.
Từ nhận thức về phép biện chứng, mỗi sinh viên cần có ý thức trau dồi thêm tri thức, đặc biệt là tri thức Triết học, và áp dụng một cách đúng đắn, chính xác, khoa học và linh hoạt trong cuộc sống cũng như sự nghiệp cá nhân.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
NỘI DUNG..............................................................................................................2
- QUAN ĐIỂM BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ ĐỘNG LỰC CỦA PHÁT
TRIỂN (MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG) ……………………………………… 2
- Các khái niệm, phạm trù liên quan.............................................................2
- Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển …………………2
- Ý nghĩa phương pháp luận ………………………………………………...5
- Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN ………………………………………………............................ 3
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- – GS. TS. Phạm Văn Đức (chủ biên) - Giáo trình Triết học Mác – Lenin – NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2019
- – V.I. Lenin - Bút ký triết học, Toàn tập –– NXB Chính trị quốc gia
- - Lê Doãn Tá - Một số vấn đề Triết học Mác – Lênin: Lý luận và thực tiễn (tái bảncó bổ sung) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2003
- – Tạp chí Cộng sản điện tử - Nguyễn Tuấn Linh – bài báo “Học thuyết Mác - Lênin về mâu thuẫn và sự vận dụng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay” – đăng ngày 20-05-2016 – truy cập ngày 18-12-2021 https://tapchicongsan.org.vn/en_US/nghien-cu/-/2018/38926/hoc-thuyet-mac---lenin-ve-mau-thuan-va-su-van-dung-trong-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-oviet-nam-hien-nay.aspx
- – Tạp chí Tuyên giáo điện tử - PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà – bài báo “Tư tưởng của Ph. Ăngghen về mâu thuẫn” – đăng ngày 11-12-2010 – truy cập ngày 19-12-
2021 https://tuyengiao.vn/tuyen-truyen/tu-tuong-cua-ph-angghen-ve-mau-thuan-26800
- – Tạp chí Cộng sản điện tử - Hồ Thị Hà – Nguyễn Thúy Duy – bài báo “Vận dụngtriết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào đổi mới giáo dục đại học” – đăng này 06-06-2021 – truy cập ngày 22-12-2021 https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoc-tap-va-lam-theo-tu-tuong-ao-ucphong-cach-ho-chi-minh1/-/2018/823149/van-dung-triet-ly-giao-duc-cua-chu-tichho-chi-minh-vao-doi-moi-giao-duc-dai-hoc.aspx
- – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia – Nhiều tác giả - “Quy luật thống nhất và đấutranh giữa các mặt đối lập” – truy cập ngày 19-12-2021 https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy_lu%E1%BA%ADt_th%E1%BB%91ng_nh