-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập | môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin | trường Đại học Huế
Vai trò của triết học Mác – Lenin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Quan điểm của chủ nghĩa Mác về vật chất. Quan điểm triết học Mác về nguồn gốc của ý thức. Nội dung nguyên lí về sự phát triển. Nội dung cặp phạm trù cái riêng và cái chung. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mác - Lênin (MLN) 9 tài liệu
Đại học Huế 272 tài liệu
Đề cương ôn tập | môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin | trường Đại học Huế
Vai trò của triết học Mác – Lenin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Quan điểm của chủ nghĩa Mác về vật chất. Quan điểm triết học Mác về nguồn gốc của ý thức. Nội dung nguyên lí về sự phát triển. Nội dung cặp phạm trù cái riêng và cái chung. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (MLN) 9 tài liệu
Trường: Đại học Huế 272 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lO M oARcPS D| 45467232 lO M oARcPS D| 45467232
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN PHẦN 1:
Câu 1: Vai trò của triết học Mác – Lenin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi
mới ở Việt Nam hiện nay
1. Sự ra đời của triết học Mác – Lenin:
Triết học Mác – Lenin ra đời dựa trên những điều kiện lịch sử cụ thể nhất định.
Điều kiện kinh tế - xã hội: -
Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất TBCN trong điều kiện của CMVN.
Cuộc CMCN Anh đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản, tạo ra sự phát triển
mạnh mẽ của lực lượng sản xuất ở các nước này. -
Đây là thời kì, phương thức sản xuất TBCN ở các nước Tây Âu đã phát triển mạnh mẽ.
Điều làm cho phương thức tư sản phát triển mạnh mẽ là sự phát triển: -
Cuộc CM ở nước Anh, cuối TK XVIII, đầu TK XIX. Sau đó lan sang các nước TâyÂu: Pháp, Đức.
+ Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của TK XIX. Đây là thời kì phương
thức sản xuất TBCN ở các nước Tây Âu đã phát triển mạnh mẽ nhờ cuộc cách mạng
công nghiệp ở nước Anh. Cuộc CMCN ở nước Anh:
Diễn ra cuối TK XVII đầu TK XIX, lúc đầu ở Anh sau đó lan rộng đến các nước Tây Âu. lO M oARcPS D| 45467232
Cuộc CMCN ở nước Anh đã làm thay đổi bộ mặt của các nước TB tạo ra sự phát
triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất ở các nước này. -
Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tư cách là 1 lực lượng chínhtrị độc lập.
+ Mâu thuẫn ngày càng gay gắt của lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa cao
của QHSX mang tính tư nhân TBCN về mặt XH thành biểu hiện ra bên ngoài mâu
thuẫn giữa giai cấp vô sản này và giai cấp tư sản.
+ Các cuộc đấu tranh trong lịch sử:
Cuộc đấu tranh của công nhân Lyon, Pháp (1831-1934).
Cuộc đấu tranh của công nhân dệt Siledi của Đức (1844).
Phong trào hiến chương ở Anh và kéo dài 10 năm (1836-1847). -
Các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đặt ra nhu cầu khách quan đó là phải có lí
luậncách mạng soi đường.
=> Vì vậy, đòi hỏi phải có 1 lý luận soi đường và triết học Mác xuất hiện.
Tiền đề về lý luận và khoa học tự nhiên:
* Tiền đề về mặt lý luận:
Triết học Mác xuất hiện dựa trên việc kế thừa toàn bộ tư tưởng, giá trị tư tưởng của
nhân loại, cụ thể đó là:
+ Triết học cổ điển Đức:
L.Phoiơbắc và Hêghen có sự ảnh hưởng sâu sắc đến sự ra đời của triết học Mác.
Đặc biệt là phép biện chứng duy tâm của Hêghen và chủ nghĩa duy vật vô thần
của L.Phoiơbắc được xem là tiền đề lí luận trực tiếp cho sự ra đời của triết học Mác.
+ Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh:
Với các đại biểu tiêu biểu như: W.Petty, A.Smith, D.Ricardo,… lO M oARcPS D| 45467232
Đặc biệt là lí luận giá trị lao động, nguồn gốc của giá trị, nguồn gốc của lợi
nhuận,… là những tiền đề lý luận quan trọng cho sự ra đời lý luận về kinh tế chính trị.
+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Pháp:
Với các đại biểu: Xanh Ximông, Sáclơ Phuriê
Mác đã thừa kế tinh thần nhân đạo sâu sắc, kế thừa sự phê phán CNTB, tiếp cận
quan điểm đúng đắn về quá trình phát triển của lịch sử và các đặc trưng cơ bản của xã hội tương lai. *Tiền đề KHTN:
- Triết học Mác xuất hiện dựa trên những tiền đề về KHTN.
+ Trong những năm đầu của TK XIX, KHTN phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu quan trọng.
+ Những phát minh lớn của KHTN đã làm bộc lộ rõ hạn chế và sự bất lực của
phương pháp siêu hình trong việc nhận thức thế giới.
+ Có 3 phát minh lớn tác động đến sự ra đời của triết học Mác:
Học thuyết tế bào của Scheleiden: Cơ thể thực vật và động vật đều do tế bào tạo thành.
Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Mayer: Năng lượng sẽ không
mất đi mà chỉ có sự chuyển biến từ dạng này sang dạng khác.
Học thuyết tiến hóa của Đacuyn: Thế giới thực vật và động vật là kết quả tất yếu
của một quá trình tiến hóa lâu dài, trong đó các sinh vật phức tạp bậc cao đã hình thành
từ các sinh vật đơn giản, bậc thấp.
*Nhân tố chủ quan trong sự hình thành triết học Mác:
- Triết học Mác được xuất hiện thông qua vai trò chủ quan. lO M oARcPS D| 45467232
- Thiên tài và hoạt động thực tiễn của Mác-Angghen lập trường giai cấp côngnhân,
tình cảm của 2 ông với nhân dân lao động đã kết tinh thành nhân tố chủ quan cho sự ra
đời của triết học Mác.
- Sở dĩ 2 ông làm nên bước ngoặt cách mạng trong lí luận và xây dựng được
khoahọc triết học mới bởi 2 ông là thiên tài kiệt xuất có sự kết hợp nhuần nhuyễn và sauu
sắc phẩm chất tinh túy, uyên bác bậc nhất của nhà bác học và nhà cách mạng. 2. Vai trò:
- Triết học Mác – Lenin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cáchmạng
của con người trong nhận thức và thực tiễn.
- Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học vàcách
mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ.
- Triết học Mác - Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng
CNXHtrên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN ở Việt Nam.
Câu 2: Quan điểm của chủ nghĩa Mác về vật chất.
Quan điểm trước Mác về vật chất: - Chủ nghĩa duy tâm:
+ Bản chất của thế giới, cơ sở đầu tiên của mọi tồn tại là bản nguyên tinh thần, vật
chất là sản phẩm của tinh thần.
+ Thừa nhận sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thế giới.
+ Phủ nhận đặc trưng “tự thân tồn tại” của sự vật hiện tượng. - Chủ nghĩa duy vật:
+ Bản chất của thế giới là vật chất, tồn tại vĩnh viễn tạo nên mọi sự vật hiện tượng.
+ Thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, lấy bản thân thế giới tự
nhiên để giải thích cho thế giới tự nhiên. lO M oARcPS D| 45467232
+ Vật chất là một hay một số chất tự có, đầu tiên sản sinh ra toàn bộ thế giới như:
nước, lửa, nguyên tử,…
→ Chủ nghĩa duy vật trước Mác đã đúng khi xuất phát từ thế giới vật chất để giải
thích về thế giới vật chất là tiền đề cho chủ nghĩa duy vật biện chứng sau này kế thừa và phát triển.
Tuy nhiên, CNDV trước Mác có hạn chế là đồng nhất vật chất với vật thể, quan sát
thế giới bằng trực quan cảm tính, không hiểu bản chất của ý thức, chưa hiểu mối quan hệ
biện chứng giữa vật chất và ý thức, chưa giải thích được biểu hiện của vật chất trong đời
sống xã hội, trượt sang quan điểm duy tâm.
Hoàn cảnh xuất hiện chủ nghĩa Mác: CN Mác ra đời vào những năm 40 TK
XIX, khi mà CN tư bản ở châu Âu đang trên đà phát triển mạnh mẽ để tạo ra những điều
kiện kinh tế - chính trị - xã hội thuận lợi cho sự ra đời của CN Mác. Đặc biệt, sự xuất
hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử và cuộc đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp này.
Định nghĩa: Vật chất là 1 phạm trù của triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, phản
ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
- Thứ nhất, cần phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với những
dạngbiểu hiện cụ thể của vật chất:
+ Vật chất với tư cách là phạm trù triết học, là kết quả của sự khái quát hóa, trừu
tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng nên nó
phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi.
+ Còn tất cả những sự vật hiện tượng chỉ là những dạng biểu hiện cụ thể của vật
chất nên nó có quá trình phát sinh, phát triển và chuyển hóa.
- Thứ hai, thuộc tính cơ bản, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất là tồn tại
kháchquan với ý thức, tức là tồn tại độc lập với ý thức, không phụ thuộc vào ý thức con lO M oARcPS D| 45467232
người dù con người có nhận thức được nó hay không (giải quyết mặt thứ nhất trong nội
dung vấn đề cơ bản của triết học).
- Thứ ba, vật chất dưới những dạng tồn tại cụ thể của nó là cái có thể gây nên
cảmgiác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người.
Hay nói cách khác, nhờ có thuộc tính phản ánh mà thông qua các giác quan con người
có thể nhận thức được thế giới vật chất (giải quyết mặt thứ 2 trong nội dung vấn đề cơ bản của triết học). Ý nghĩa:
- Khắc phục được những hạn chế trong quan niệm về vật chất của triết học duyvật
trước Mác để đưa ra quan niệm đúng đắn, khoa học về vật chất (tránh đồng nhất vật chất
với các dạng tồn tại cụ thể của nó)
- Chỉ ra những thuộc tính cơ bản của vật chất: Tồn tại khách quan và tính phảnánh,
đồng thời giải quyết được cả hai mặt trong nội dung vấn đề cơ bản của triết học trên lập
trường duy vật biện chứng.
- Đưa ra chủ nghĩa duy vật và vật lí học thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng về thếgiới
quan những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, cho phép khắc phục những cuộc khủng
hoảng tương tự có thể xảy ra trong tương lai, cổ vũ cho các nhà khoa học tiếp tục đi sâu
nghiên cứu để khám phá ra những cấu trúc mới của vật chất.
- Đặt cơ sở nền tảng thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho sự pháttriển
của các khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, trong đó có quan điểm duy vật về lịch sử.
Câu 3: Quan điểm triết học Mác về nguồn gốc của ý thức.
Các quan điểm trước Mác về nguồn gốc của ý thức:
- Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm: Các nhà duy tâm thì cho rằng ý thức lànguyển
thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành chi phối sự tồn tại, biến đổi của
toàn bộ thế giới vật chất. lO M oARcPS D| 45467232
- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình: Các nhà duy vật phủ nhận tính
chấtsiêu tự nhiên của ý thức, họ xuất phát từ thế giới hiện thực để lý giải nguồn gốc của
ý thức. Tuy nhiên do trình độ khoa học và sự chi phối của quan điểm siêu hình vẫn có những sai lầm.
- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: Ý thức ra đời là kết quả của quátrình
tiến hóa lâu dài về mặt tự nhiên và xã hội.
Nguồn gốc tự nhiên: Bộ óc + Thế giới khách quan
- Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc conngười.
+ Bộ óc người là một tổ chức có cấu tạo tinh vi và phức tạp.
+ Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức. Hoạt động ý thức của con người chỉ
diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc. Nếu bộ óc bị thương thì hoạt
động của ý thức sẽ không bình thường.
+ Ý thức phụ thuộc vào hoạt động bộ óc người. Do đó khi bộ óc bị tổn thương thì
hoạt động của ý thức sẽ không bình thường hoặc bị rối loạn.
- Thế giới khách quan: Sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ óc phản ánh lạitác
động đó thông qua quá trình sinh lí thần kinh (mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan).
+ Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của hệ thống vật chất này ở hệ thống vật
chất khác trong quá trình tương tác giữa chúng.
+ Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất và được thể hiện dưới nhiều
hình thức, những hình thức tương ứng với quá trình tiến hóa của vật chất.
Phản ánh lí hóa: Thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô sinh, được thể hiện qua
những biến đổi cơ, lý, hóa, là hình thức phản ánh mang tính thụ động.
Ví dụ: Khi để thanh sắt vào axit, thanh sắt sẽ dần bị oxi hóa, bị mòn dần (thay đổi
kết cấu, vị trí, tính chất lí – hóa qua quá trình kết hợp phân giải các chất). lO M oARcPS D| 45467232
Phản ánh sinh học: Cao hơn, đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh, được thể hiện
qua tính kích thích, cảm ứng, phản xạ,…
Tính kích thích: Là phản ứng của thực vật và động vật bậc thấp bằng cách thayđổi
chiều hướng sinh trưởng, phát triển, màu sắc, cấu trúc khi nhận sự tác động của môi trường.
Ví dụ: Cây xương rồng sống được ở những nơi có khí hậu khô hạn là nhờ những
thay đổi trong cấu trúc sinh trưởng và phát triển của cây, những chiếc lá dần thu nhỏ lại
thành những chiếc gai. Từ đó giúp cây chống mất nước và thích nghi với môi trường khắc nghiệt.
Tính cảm ứng: Là phản ứng của động vật có hệ thần kinh tạo ra năng lực cảmgiác,
được thực hiện trên cơ sở điều khiển của quá trình thần kinh qua cơ chế phản xạ không
điều kiện khi có sự tác động từ bên ngoài môi trường lên cơ thể sống.
Ví dụ: Con tắc kè sẽ thay đổi màu sắc để trùng màu với môi trường khi ở những môi trường khác nhau.
Phản ánh tâm lí: Đặc trưng cho động vật có hệ thần kinh trung ương được thực
hiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh trung ương thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện.
Phản ánh năng động, sáng tạo: Là hình thức phản ánh cao nhất, được thực hiện ở
dạng vật chất cao nhất là não người, là sự phản ánh có tính chủ động lựa chọn thông tin,
xử lý thông tin để tạo ra thông tin mới. Nguồn gốc xã hội: Lao động + Ngôn ngữ - Lao động:
+ Trên cơ sở những tri thức và kinh nghiệm thu được thông qua quá trình lao động
con người từng bước khái quát thành các hệ thống tri thức và lý luận KH.
+ Quá trình lao động giúp con người từng rèn luyện hoàn thiện các giác quan, khí
quan, các cơ quan nhận biết. Qua đó thúc đẩy sự hình thành và phát triển của ý thức ở con người. lO M oARcPS D| 45467232
+ Thông qua quá trình lao động, con người sử dụng công cụ tác động, chinh phục,
cải biến tự nhiên, buộc giới tự nhiên phải bộc lộ những đặc điểm, thuộc tính, quy luật
vận động,… của chúng để con người nhận thức.
+ Trên cơ sở những tri thức và kinh nghiệm thu được thông qua quá trình lao động,
con người từng bước khái quát thành các hệ thống tri thức và lý luận khoa học.
→ Lao động là nguồn gốc cơ bản, trực tiếp và quan trọng nhất ra đời của ý thức.
- Ngôn ngữ: Là phương tiện giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức và phân công
lao động, không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tại và phát triển.
+ Để lao động một cách có hiệu quả, con người phải giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm,
tổ chức và phân công lao động,… Do đó ngôn ngữ đã từng bước hình thành và được sử
dụng để đáp ứng nhu cầu đó.
+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức.
+ Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp, nó còn là “cái vỏ vật chất của tư
duy”, là sự biểu hiện của tư tưởng ra bên ngoài.
“Sau lao động và cùng với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu
của sự chuyển biến bộ não loài vật thành bộ não loài người, từ tâm lý động vật thành ý
thức.” – Ph.Ăngghen – Biện chứng của tự nhiên. Bản chất:
- Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo của thế giới khách quan vào bộ
óccon người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
- Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo, không phải sự sao chép đơn
giản,máy móc. Tính sáng tạo của ý thức nằm ở chỗ:
+ Ý thức có khả năng phản ánh bản chất, quy luật của sự vật hiện tượng. lO M oARcPS D| 45467232
+ Ý thức con người có khả năng biến đổi hình ảnh cảm tính và lí tính của sự vật
trong đầu óc của mình, tạo ra mô hình mới để từ đó biến đổi sự vật trong hoạt động thực tiễn.
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan:
+ Ý thức là hình ảnh của thế giới khách quan, do thế giới khách quan quy định về
cả nội dung và hình thức biểu hiện, nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách
quan mà đã được cải biến thông qua lăng kính chủ quan (tâm tư, tình cảm, nguyện vọng,
kinh nghiệm, tri thức, nhu cầu,…) của con người.
- Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội:
+ Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, không những chịu
tác động của các quy luật sinh học mà còn chủ yếu là các quy luật xã hội do nhu cầu giao
tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quyết định.
Câu 4: Nội dung nguyên lí về sự phát triển.
Định nghĩa:
- Quan điểm siêu hình: Phát triển chỉ là sự tăng giảm thuần túy về số lượng,không
có sự thay đổi về chất của sự vật hiện tượng, là 1 quá trình tiến lên liên tục, không có khó khăn phức tạp.
- Quan điểm biện chứng: Phát triển là quá trình vận động của sự vật hiện tượngtheo
khuynh hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, là sự biến
đổi về chất có sự kế thừa.
→ Như vậy, quan điểm biện chứng đối lập với quan điểm siêu hình về sự phát triển
ở chỗ nó coi sự phát triển là sự vận động đi lên, là quá trình tiến lên thông qua bước nhảy,
sự vật cũ mất đi, sự vật hiện tượng mới ra đời thay thế, nó chỉ ra nguồn gốc bên trong
của sự vận động, phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự vật hiện tượng. Nội dung: lO M oARcPS D| 45467232
- Theo quan điểm của phép BCDV sự phát triển không diễn ra giống như mộtđường
thẳng liên tục mà đó là một quá trình quanh co phức tạp, bao hàm cả những bước thụt lùi
đi xuống tạm thời do sự vận động chệch hướng của sự vật gây ra.
- Trong quá trình phát triển ở bất kì thời điểm nào cũng luôn bao hàm hai mặt
đixuống và đi lên, trong đó mặt đi xuống là tiền đề tất yếu trong sự phát triển đi lên. Ý nghĩa:
- Nghiên cứu Nguyên lí về sự phát triển, giúp cho chúng ta nắm bắt được
khuynhhướng phát triển của sự vật hiện tượng.
- Trong hoạt động thực tiễn, sự vật hiện tượng muốn phát triển phải tuân thủ cácnguyên tắc:
Nguyên tắc phát triển:
+ Cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng biến đổi của nó để không
chỉ nhận thức nó ở thời điểm hiện tại mà còn dự báo được xu hướng phát triển của nó trong tương lai.
+ Phát triển là một quá trình trải qua nhiều giai đoạn, một quá trình có đặc điểm,
tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức và phương tác động phù hợp để
thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
+ Phát hiện sớm và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát
triển, chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
+ Trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế thừa các
yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo trong điều kiện mới.
Nguyên tắc lịch sử cụ thể:
+ Chú ý tính chất đặc thù của SVHT.
+ Tùy hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể để nhận thức phù hợp tính đa dạng, cụ thể của nó. lO M oARcPS D| 45467232
+ Đánh giá đúng tiến trình, chất lượng của sự phát triển.
+ Tránh quan điểm chiết trung, ngụy biện.
Câu 5: Nội dung cặp phạm trù cái riêng và cái chung.
Định nghĩa:
- Cái riêng là một phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, mộtquá
trình riêng lẻ nhất định. Ví dụ: Hà Nội, sinh viên trường Đại học Kinh Tế,…
- Cái chung là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc
tínhkhông có một sự vật, một hiện tượng nào đó, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện
tượng (nhiều cái riêng) khác nữa. Ví dụ: Thủ đô, ĐH Huế,…
- Cái đơn nhất là phạm trù dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tínhchỉ
một sự vật hiện tượng nào đó, mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng kết cấu vật chất nào
khác. Ví dụ: Hoa hồng có gai, hoa hướng dương nở theo ánh sáng mặt trời.
Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất:
Quan điểm của phái duy danh và phái duy thực:
+ Phái duy danh: Chỉ có cái riêng mới tồn tại, còn cái chung không tồn tại.
+ Phái duy thực: Chỉ có cái chung mới tồn tại khách quan và sinh ra cái riêng.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
- Giữa cái riêng và cái chung có quan hệ biện chứng với nhau.
+ Thứ nhất: Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện
sự tồn tại của mình, không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng.
+ Thứ hai: Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung, không có cái riêng
nào tồn tại độc lập tách rời tuyệt đối cái chung.
+ Thứ ba: Cái riêng là cái toàn bộ phong phú hơn cái chung vì ngoài những đặc
điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất. lO M oARcPS D| 45467232
+ Thứ tư: Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh thuộc tính, những
mối liên hệ ổn định tất nhiên lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại.
+ Thứ năm: Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau.
- Sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mớira đời thay thế cái cũ.
- Sự chuyển hóa của cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cũ,cái
lỗi thời bị phủ định.
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Muốn tìm cái chung, cái đơn nhất phải tìm trong cái riêng, thông qua cái riêng.
- Muốn tiếp cận bản chất của cái riêng thì phải bắt đầu từ xem xét cái chung.
- Muốn phân biệt cái riêng này với cái riêng khác phải dựa vào cái đơn nhất.
- Nếu tuyệt đối hóa cái riêng sẽ rơi vào cục bộ địa phương, bảo thủ.
- Nếu tuyệt đối hóa cái chung quá thì bạn sẽ rơi vào giáo điều, máy móc,
phải trảgiá. Do đó trong nhận thức và hành động cần cân nhắc vào đặc điểm, điều
kiện hoàn cảnh cụ thể của từng cái riêng để lựa chọn, vận dụng cái chung cho nó phù hợp.
- Cái đơn nhất và cái chung luôn chuyển hóa cho nhau trong quá trình phát triển.
Do đó chúng ta luôn quan tâm cho cái đơn nhất hình thành và phát triển.
Câu 6: Nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả.
Định nghĩa:
- Nguyên nhân: Là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt
trongmột sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó. lO M oARcPS D| 45467232
- Kết quả: Là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn
nhaugiữa các mặt trong một sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau gây ra.
Ví dụ: Bão (Nguyên nhân) dẫn đến thiệt hại mùa màng (Kết quả xấu).
Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
- Nguyên nhân sinh ra kết quả cho nên nguyên nhân bao giờ cũng có trước kếtquả,
kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều
kết quả, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra.
Ví dụ: Cuộc đấu tranh giai cấp vô sản, mâu thuẫn giai cấp tư sản (Là nguyên nhân
bao giờ cũng có trước để dẫn đến cuộc cách mạng vô sản với tính chất là kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau).
+ Tuy nhiên, không phải mối liên hệ nối tiếp nào cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả.
Ví dụ: Ngày không phải là nguyên nhân của đêm.
- Một kết quả thường không phải do một nguyên nhân và một nguyên nhân cũngcó
thể nảy sinh ra nhiều kết quả. Ví dụ:
Giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh (Một nguyên nhân) là nguyên nhân
dẫn đến nhiều kết quả học tập khác nhau đối với từng học sinh: Có những học sinh đạt
kết quả học tập giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.
Công cuộc cách mạng thắng lợi, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước → là
kết quả của nhiều nguyên nhân.
- “Trong sợi dây chuyền vô tận của sự vận động của vật chất, không có một
hiệntượng nào được coi là nguyên nhân đầu tiên và cũng không được xem như một kết
quả nào là kết quả cuối cùng.” – Ăngghen lO M oARcPS D| 45467232
Ví dụ: Con gà (Nguyên nhân) → Quả trứng (Kết quả - Nguyên nhân) → Con gà (Kết quả)
- Kết quả có thể tác động trở lại quy định nguyên nhân sinh ra nó: Kết quả donguyên
nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên
nhân, nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm tác dụng của nguyên nhân.
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Hiện tượng nào cũng có nguyên nhân sinh ra nó, do đó để nhận thức và tác độnglên
sự vật hiện tượng thì phải tìm ra nguyên nhân sinh ra nó.
- Một kết quả có thể sinh ra bởi nhiều nguyên nhân. Vì vậy kết quả xảy ra
hoặckhông xảy ra theo ý muốn có thể phối hợp để các nguyên nhân sinh ra nó tác động
cùng chiều hoặc ngược chiều nhau.
- Trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phân loại nguyên nhân
mộtcách chính xác để nhận thức và có các biện pháp tác động phù hợp hiệu quả.
- Kết quả có thể tác động trở lại quy định nguyên nhân sinh ra nó. Vì vậy tronghoạt
động thực tiễn cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc
đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng. VD: Lúa tốt (giống tốt, thời gian tốt,…) → Nguyên nhân.
Câu 7: Nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại.
Vị trí: Đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật,
chỉ ra cách thức của vận động, phát triển. Theo đó sự phát triển được tiến hành
theo cách thức thay đổi lượng trong mỗi sự vật dẫn đến chuyển hóa về chất của sự
vật và đưa sự vật sang một trạng thái phát triển tiếp theo. Khái niệm:
- Chất: Là phạm trù dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật
hiệntượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác. lO M oARcPS D| 45467232
- Lượng: Là phạm trù dùng để chỉ tính quy định vốn của của sự vật về số lượng,
quy mô, tốc độ, nhịp điệu của quá trình vận động, phát triển của sự vật.
- Lượng thường được biểu thị bằng các con số hoặc cái đại lượng cụ thể, cũng có
khi lượng được diễn đạt thông qua những hiện tượng. Ví dụ: Sinh viên năm 2:
+ Sinh viên là chất để phân biệt với công nhân, bộ đội
+ Năm 2 là lượng để phân biệt với cái năm khác.
Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
- Chất và lượng luôn tồn tại thống nhất trong mỗi sự vật hiện tượng. Bất kỳ sự vật
hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng, chúng tác động qua
lại, quy định lẫn nhau.
- Sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất trong những giới hạn nhất
định. Vượt qua giới hạn đó thì sự vật không còn là nó; chất cũ mất đi, chất mới ra đời.
- Giới hạn đó gọi là ĐỘ. ĐỘ là phạm trù dùng để chỉ khoảng thời gian mà trong đó
sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy.
- ĐIỂM NÚT là phạm trù dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng
đãđủ làm thay đổi về chất của sự vật.
- BƯỚC NHẢY là phạm trù dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự
thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên. Bước nhảy có: Nhanh, chậm; lớn, nhỏ;
cục bộ, toàn diện; tự giác, tự phát.
- Bước nhảy xuất hiện đánh dấu sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển,
đồng thời cũng là sự khởi đầu cho một quá trình vận động, phát triển mới tiếp theo.
- Sự thay đổi về chất tác động trở lại, quy định sự thay đổi về lượng.
+ Sự thay đổi về lượng sớm muộn sẽ dẫn dến những thay đổi về chất. Tuy nhiên,
khi chất (những thuộc tính) mới của sự vật xuất hiện thì nó cũng đòi hỏi lượng (quy lO M oARcPS D| 45467232
mô, số lượng, trình độ, nhịp điệu vận động) của sự vật phải có những thay đổi tương ứng cho phù hợp.
Ví dụ: Sinh viên tích lũy một lượng kiến thức đủ mới trở thành cử nhân. Trong đó:
lượng là lượng kiến thức phải đạt được, chất là sinh viên. Độ là từ năm 1 đến năm 4,
còn điểm nút chính là năm 1 và năm 4, bước nhảy chính là từ sinh viên lên cử nhân.
Lúc này, chất là cử nhân.
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Muốn có thay đổi về chất của sự vật phải tích lũy về lượng, không được nóng vội chủ quan.
- Tránh “tả khuynh” – nhấn mạnh bước nhảy khi chưa có sự tích lũy đủ về lượng
→ phiêu lưu, mạo hiểm.
- Tránh “hữu khuynh” – tuyệt đối hóa sự tích lũy về lượng không dám thực hiện
bước nhảy → Bảo thủ, trì trệ.
- Cần phát huy tính năng động chủ quan để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng
thành chất một cách có hiệu quả nhất.
- Là cơ sở giúp chúng ta nhận thức đúng đắn phương thức vận động, phát triển
nóichung của thế giới sự vật, hiện tượng.
- Do chất và lượng luôn thống nhất với nhau nên trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn luôn phải xem xét chất và lượng trong mối quan hệ biện chứng.
- Cần phân biệt các hình thức của bước nhảy để nhận thức và vận dụng linh hoạt
sao cho phù hợp và hiệu quả.
- Cần phân tích tình hình để kịp thời phát hiện, chớp thời cơ nhằm chuyển từ những
thay đổi dần dần về lượng (có tính chất tiến hóa) sang thay đổi về chất (có tính cách mạng).
Câu 8: Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. lO M oARcPS D| 45467232
Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính
lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Vai trò: Thực tiễn có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động nhận thức của con người.
Thực tiễn là cơ sở nhận thức:
+ Thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức, nó đề ra nhu cầu, nhiệm vụ,
cách thức và khuynh hướng vận động, phát triển của nhận thức.
+ Thông qua hoạt động thực tiễn, con người sử dụng công cụ lao động tác động,
chinh phục và cải biến tự nhiên và xã hội, những thuộc tính, đặc điểm, mối liên hệ,…
giữa các sự vật, hiện tượng dần dần được bộc lộ.
+ Từ những tài liệu cảm tính ban đầu, thông qua quá trình nhận thức (so sánh, phân
tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa,…) con người từng bước nắm bắt được bản
chất, quy luật vận động, phát triển của thế giới để hình thành nên hệ thống tri thức và lí luận khoa học.
Thực tiễn là động lực của nhận thức:
+ Thực tiễn đặt ra nhiệm vụ cho nhận thức giải quyết, thông qua việc giải quyết
những nhiệm vụ cho nhận thức giải quyết, thông qua việc giải quyết những nhiệm vụ do
thực tiễn đặt ra mà nhận thức không ngừng phát triển.
+ Thực tiễn còn giúp con người hoàn thiện các giác quan, khí quan, cơ quan nhận
biết; cung cấp cho nhận thức giải quyết, thông qua việc giải quyết những nhiệm vụ do
thực tiễn đặt ra mà nhận thức không ngừng phát triển.
+ Thực tiễn còn cung cấp cho con người những phương tiện, công cụ thực nghiệm
để hỗ trợ cho quá trình nhận thức của con người.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức: lO M oARcPS D| 45467232
+ Xét đến cùng thì mục đích mà mọi quá trình nhận thức hướng tới chính là thực tiễn.
+ Nhận thức chính là để góp phần làm cho hoạt động thực tiễn của con người ngày
càng hiệu quả hơn, cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp hơn.
Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra và xác minh tính đúng đắn của chân lí:
+ Thực tiễn là thước đo giá trị của nhận thức.
+ Mọi biến đổi của nhận thức không thể vượt ra ngoài sự kiểm tra của thực tiễn.
+ Thực tiễn bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa và hoàn thiện nhận thức. Nguyên tắc:
- Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta trong nhận thức
vàhành động, phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn.
- Yêu cầu nhận thức xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn.
- Phải chú trọng công tác tổng kết thực tiễn. - Học đi đôi với hành
- Chống khuynh hướng xa rời thực tiễn: Bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máymóc và quan liêu.
- Chống khuynh hướng tuyệt đối hóa thực tiễn: Chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩakinh nghiệm.
Câu 9: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Khái niệm:
- Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vậtchất
ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người. PTSX = LLSX + QHSX lO M oARcPS D| 45467232
- Lực lượng sản xuất là tổng hợp năng lực sản xuất của một nền kinh tế. Biểu
hiệnmối quan hệ giữa con người với tự nhiên, phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên của con người.
- Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người, trong quá trình sản xuất,phân
phối, trao đổi và tiêu dùng của cải vật chất; là quan hệ cơ bản, quyết định nhất trong hệ thống quan hệ xã hội.
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan
hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và
quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất. - LLSX quyết định QHSX:
+ LLSX là nội dung của sản xuất, là yếu tố “động” và cách mạng nhất của sản xuất.
+ QHSX là hình thức xã hội của sản xuất, tương đối ổn định.
+ QHSX được hình thành, biến đổi, phát triển dưới ảnh hưởng quyết định của
LLSX. LLSX là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn QHSX là hình thức kinh
tế của quá trình đó. Do đó, khi LLSX biến đổi thì QHSX sớm muộn cũng phải biến đổi theo.
+ Trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định, tương ứng với trình độ phát triển nhất định
của LLSX, QHSX phải điều chỉnh trên cả 3 phương diện: Sở hữu tư liệu sản xuất, quản
lí sản xuất, phân phối sản xuất sao cho phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.
- QHSX có tính độc lập tương đối, tác động trở lại LLSX.
+ QHSX quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ người lao động.
+ QHSX ảnh hưởng đến tổ chức, PCLĐ; ứng dụng KHCN vào SX.
- QHSX tác động trở lại LLSX theo hai hướng:
+ QHSX phù hợp với LLSX tạo động lực cho LLSX phát triển.