Đề cuối kỳ Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kinh tế – Luật
Nội dung nào sau đây không phù hợp với hình thức cấu trúc của nhà nước. Chế độ liên bang là. Chế độ chính trị dân chủ không tồn tại trong. Dân chủ trong một nhà nước là. Điều nào sau đây không đúng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45650915
ĐỀ CUỐI KỲ SỐ 1
1. Nội dung nào sau đây không phù hợp với hình thức cấu trúc của nhà nước: A.
Trong một quốc gia có những nhà nước nhỏ có chủ quyền hạn chế.
B. Các đơn vị hành chính, không có chủ quyền trong một quốc gia thống nhất.
C. Các quốc gia có chủ quyền liên kết rất chặt chẽ với nhau về kinh tế.
D. Đơn vị hành chính tự chủ nhưng không có chủ quyền.
D. Hình thức cấu trúc lãnh thổ là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo các đơn vị
hành chính – lãnh thổ; xác lập các mối quan hệ giữa các cấp chính quyền nhà nước với
nhau, vẫn chịu sự quản lý của nhà nước.
2. Chế độ liên bang là :
A. Sự thể hiện nguyên tắc phân quyền.
B. Thể hiện nguyên tắc tập quyền.
C. Thể hiện nguyên tắc tập trung quyền lực.
D. Thể hiện sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan nhà nước.
A. Nhà nước liên bang là nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp lại. Nhà
nước liên bang có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý, một hệ thống chung cho toàn
liên bang và một hệ thống trong mỗi nước thành viên; có chủ quyền quốc gia chung của
nhà nước liên bang và đồng thời mỗi nước thành viên cũng có chủ quyền riêng.
3. Chế độ chính trị dân chủ không tồn tại trong : A. Nhà nước quân chủ.
B. Nhà nước theo hình thức cộng hòa tổng thống.
C. Nhà nước theo mô hình cộng hoà đại nghị. D. Nhà nước độc tài
D. Chế độ độc tài là một thể chế nhà nước chuyên quyền mà ở đó một cá nhân hoặc một
nhóm với quyền lực không giới hạn cai trị, và họ có thể dùng những biện pháp trù dập
những người đối lập để duy trì quyền lực.
4. Dân chủ trong một nhà nước là:
A. Nhân dân tham gia vào việc tổ chức bộ máy nhà nước.
B. Nhân dân tham gia vào quá trình vận hành bộ máy nhà nước. lOMoAR cPSD| 45650915
C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do dân và vì dân.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
D. Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận
nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người.
5. Điều nào sau đây không đúng:
A. Kiểu nhà nước sau tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước.
B. Sự thay thế các kiểu nhà nước là mang tính khách quan.
C. Sự thay thế các kiểu nhà nước diễn ra bằng một cuộc cách mạng.
D. Các nhà nước tất yếu phải trải qua bốn kiểu nhà nước.
D. Nhà nước Việt Nam chưa từng trải qua kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ và tư bản chủ nghĩa.
6. Bản chất giai cấp của các nhà nước nào sau đây không giống với các nhà nước còn lại:
A. Nhà nước Chiếm hữu nô lệ.
B. Nhà nước Xã hội chủ nghĩa. C. Nhà nước phong kiến. D. Nhà nước tư sản.
B. Nhà nước Xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp vô sản.
7. Những đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của nhà nước: A.
Thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt.
B. Chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính.
C. Ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật.
D. Tiến hành các hoạt động xã hội giúp đỡ người nghèo.
D. Tiến hành các hoạt động xã hội giúp đỡ người nghèo có thể do nhiều đối tượng thực
hiện, không phải là đặc trưng riêng có của nhà nước.
8. Xã hội từ trước đến nay đã trải qua bao nhiêu kiểu Nhà nước: A. 2 kiểu Nhà nước. B. 3 kiểu Nhà nước. lOMoAR cPSD| 45650915 C. 4 kiểu Nhà nước. D. 5 kiểu Nhà nước.
C. Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước vô sản. Hình thái
Cộng sản nguyên thủy ra đời đầu tiên và không có kiểu nhà nước tương ứng.
9. Chủ tịch UBND cấp xã:
A. Nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân
B. Là người đứng đầu cơ quan quyền lực nhà nước ở cấp xã
C. Được trao quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật D. Là cán bộ cấp xã
D. Chủ tịch UBND xã là cán bộ chuyên trách lãnh đạo UBND cấp xã, tổ chức quản lý,
điều hành hoạt động của trưởng, phó thôn, tổ dân phố …
10. Nhận định không đúng về cơ quan Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật Việt Nam:
A. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố.
B. Viện kiểm sát nhân dân có quyền kiểm sát hoạt động tư pháp.
C. Viện kiểm sát nhân dân có quyền tổ chức thi hành các bản án của Tòa án.
D. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp
C. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và
pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo
đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
11. Nội dung không phải là đặc điểm của cơ quan nhà nước: A.
Là bộ phận hợp thành bộ máy nhà nước.
B. Việc thành lập, hoạt động hay giải thể đều phải tuân theo quy định của pháp luật.
C. Hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.
D. Được quyền thực hiện những gì pháp luật không cấm.
D. Được quyền thực hiện những gì pháp luật không cấm là đặc điểm chung của công dân. lOMoAR cPSD| 45650915
12. Cơ quan có quyền thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề
quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước: A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Chính phủ. C. Quốc hội. D. Chủ tịch nước.
C. Theo Hiến pháp, trong bộ máy nhà nước Việt Nam, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao
nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn
đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
13. Theo Hiến pháp hiện hành, Quốc hội không có quyền thực hiện hoạt động: A.
Làm Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.
B. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
C. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước.
D. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước.
D. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước là quyền
hạn thuộc về Chủ tịch nước (Khoản 4 Điều 88 Hiến pháp 2013).
14. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước là: A. Hội đồng dân tộc B. Bộ Chính trị C. Bộ Tư pháp
D. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
C. Cơ quan quản lý hành chính tư pháp ở Việt Nam có Chính phủ và Bộ Tư pháp. Trong
đó, Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thi
hành án dân sự, luật sư, giám định tư pháp, công chứng,...
15. Theo pháp luật hiện hành, học tập là: A. Quyền của công dân
B. Nghĩa vụ của công dân
C. Quyền và nghĩa vụ của công dân lOMoAR cPSD| 45650915
D. Trách nhiệm của công dân C.
“Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình,
địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học
hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những
người có năng khiếu phát triển tài năng…” (Điều 10 Luật giáo dục năm 2005).
16. Hình thức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính:
A. Là hình thức xử phạt chính
B. Là hình thức xử phạt bổ sung
C. Có thể là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung
D. Không áp dụng với người chưa thành niên vi phạm hành chính
A. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính vẫn bao gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời
hạn; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và trục xuất.
17. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện
A. Được tổ chức tương ứng với Sở, cơ quan tương đương Sở
B. Hoạt động theo chế độ thủ trưởng
C. Nhất thiết tổ chức với số lượng, tên gọi như nhau ở tất cả các đơn vị hành chính cấphuyện
D. Có thể được trao quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
B. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện làm việc theo chế độ thủ
trưởng và theo Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp huyện; bảo đảm nguyên tắc tập
trung dân chủ; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của các cơ quan chuyên môn theo quy định.
18. Cơ quan thuộc Chính phủ là: A. Uỷ ban dân tộc B. Hội đồng dân tộc
C. Đài truyền hình Việt Nam lOMoAR cPSD| 45650915 D. Thanh tra Chính phủ
C. Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài truyền hình quốc gia
thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần
của nhân dân bằng các chương trình truyền hình và các loại ... 19. Bộ trưởng:
A. Là thành viên Chính phủ
B. Do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định bổ nhiệm
C. Không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
D. Luôn là người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ
A. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, lãnh đạo công tác của bộ
và chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành
và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
20. Thủ tướng Chính phủ
A. Không nhất thiết là đại biểu Quốc hội
B. Có thể do Quốc hội bầu ra trong bất cứ kỳ họp nào của Quốc hội
C. Có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
D. Có quyền ra quyết định bổ nhiệm Phó Thủ tướng
C. Thủ tướng có thẩm quyền ban hành các văn bản và các quyết định chỉ đạo thực hiện
công tác của mình. Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản pháp luật theo thẩm quyền để
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý
các văn bản trái Hiến pháp và pháp luật.
21. A và B là vợ chồng hợp pháp, C, D là con đã thành niên của A và B. A và B có tài sản
chung là 120 triệu đồng. A chết không để lại di chúc. A không còn cha, mẹ. Di sản trên của
A được chia như sau: A. B, C, D đều được 20 triệu.
B. B, C, D đều được 40 triệu
C. C, D đều được 60 triệu D. B được 120 triệu lOMoAR cPSD| 45650915
A. Do A không để lại di chúc nên ta chia theo pháp luật. DI sản của A là 120 triệu chia 2
được 60 triệu. B, C, D cùng hàng thừa kế thứ nhất nên 60 triệu sẽ được chia 3, mỗi người 20 triệu.
22. A là cha ruột của B, B là cha ruột của C. B bị tai nạn chết để lại tài sản riêng 100 triệu
đồng và không có tài sản chung. Sau đó, A cũng chết và để lại tài sản riêng 200 triệu. A và
B không còn vợ và cũng không có di chúc để lại. A có hai người con là B và D. Đến thời
điểm mở thừa kế di sản của A, D vẫn còn sống . C là con duy nhất của B. Vậy: A. C được
thừa kế 50 triệu từ B và 125 triệu từ A.
B. D được thừa kế từ 125 triệu từ A.
C. Trước khi A chết A được thừa kế 50 triệu từ B.
D. Trước khi A chết A được thừa kế 50 triệu từ B; C được thừa kế 50 triệu từ B và 125triệu
từ A; D được thừa kế từ 125 triệu từ A.
D. Trước khi A chết A được thừa kế 50 triệu từ B (B không để lại di chúc nên sẽ chia di
sản 100 triệu của B theo pháp luật, nên A và C sẽ được 50 triệu mỗi người) ; C được thừa
kế 50 triệu từ B và 125 triệu từ A (C nhận 50 triệu từ B như đã nói; A không để lại di chúc
nên di sản 250 triệu của A sẽ được chia theo pháp luật, chia cho D và C mỗi người 125
triệu) ; D được thừa kế từ 125 triệu từ A.
23. Các trường hợp quyền định đoạt của chủ sở hữu bị hạn chế:
A. Bán cổ vật thuộc sở hữu của chủ sở hữu
B. Bán vật thuộc sở hữu của mình đang cầm cố ở chủ thể khác
C. Bán nhà đang ở thuộc sở hữu của chủ sở hữu
D. Bán cổ vật thuộc sở hữu của chủ sở hữu và Bán vật thuộc sở hữu của mình đang cầmcố ở chủ thể khác.
D. Theo điều 196 quy định về hạn chế quyền định đoạt:
1. Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.
2. Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật
disản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.
Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy
định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.
24. Quyền khai thác công dụng của vật là: A. Quyền chiếm hữu lOMoAR cPSD| 45650915 B. Quyền sử dụng C. Quyền định đoạt
D. Quyền chiếm hữu và Quyền định đoạt
B. Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng và khai thác những lợi ích vật chất của
tài sản trong phạm vi pháp luật cho phép. Nguyên tắc chung là việc khai thác những giá trị
sử dụng của tài sản nhằm để thỏa mãn những nhu cầu về sinh hoạt vật chất hoặc tinh thần cho bản thân mình
25. Di chúc miệng sẽ bị mặc nhiên bị huỷ bỏ nếu: A.
Sau sáu tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn,sáng suốt B.
Sau chín tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn,sáng suốt C.
Sau mười hai tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minhmẫn, sáng suốt D.
Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn,sáng suốt
D. Theo điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc
miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ".
26. Để Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ có hiệu lực
pháp lý thì phải được:
A. 2 người làm chứng thành lập và ký tên
B. Người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực
C. Người để lại di sản điểm chỉ mà không cần người làm chứng
D. Quay thành Clip và niêm phong vật chứa clip
B. Theo điều 630 quy định về Di chúc hợp pháp thì di chúc của người bị hạn chế về thể
chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có
công chứng hoặc chứng thực thì mới có hiệu lực.
27. Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của ngành luật dân sự là:
A. Phương pháp mệnh lệnh
B. Phương pháp tôn trọng sự bình đẳng và tự do thỏa thuận của các chủ thể lOMoAR cPSD| 45650915
C. Phương pháp tuyên truyền giáo dục, thuyết phục.
D. Tất cả các đáp án đều sai.
B. Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân của cá nhân, pháp
nhân được hình thành trên cơ sở bình đăng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
28. Cơ quan thuộc Chính phủ là: A. Uỷ ban dân tộc B. Hội đồng dân tộc
C. Bảo hiểm xã hội Việt Nam
D. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
C. Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện
các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm
thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm.
29. Những thứ nào sau đây được coi là tài sản: A. Trái phiếu B. Nụ hôn C. Giọng ca D. Quyền bầu cử
A. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
30. Không được phạt vi phạm hợp đồng nếu:
A. Các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm
B. Nếu pháp luật không quy định
C. Các bên không có thỏa thuận bồi thường thiệt hại
D. Mức phạt đã thỏa thuận lớn hơn 8% giá trị hợp đồng.
A. Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ xã hội dựa trên nguyên tắc tự nguyện cho nên nếu
các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì không được phạt.
31. Người nào sau đây có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
A. Người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự lOMoAR cPSD| 45650915
B. Người từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi
C. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không có tài sản riêng. D. Người dưới 6 tuổi
A. Điều 586 Bộ luật dân sự
32. Nguyên tắc nào sau đây không phải nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
A. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa cáccơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
B. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc tổ chức
vàhoạt động của bộ máy nhà nước.
C. Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý của nhà nước.
D. Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước.
D. Hiến pháp năm 2013 quy định 06 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Nguyên tắc chủ quyền nhân dân; nguyên tắc
quyền lực thống nhất; nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa; nguyên tắc công nhận, tôn
trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; nguyên tắc Đảng Cộng sản lãnh
đạo, nguyên tắc tập trung dân chủ.
33. Trong quy phạm pháp luật, bộ phận nêu lên biện pháp tác động của nhà nước đối với
chủ thể có hành vi vi phạm phạm luật: A. Quy định. B. Quyết định. C. Chế tài. D. Giả định.
C. Chế tài là bộ phận QPPL quy định các biện pháp cưỡng chế mang tính chất trừng phạt
áp dụng cho các chủ thể vi phạm PL, không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ những mệnh lệnh.
34. Trong quy phạm pháp luật, bộ phận nêu lên hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong
cuộc sống mà con người gặp phải và cần phải xử sự theo quy định pháp luật, bộ phận đó là: A. Chế định. B. Giả định. lOMoAR cPSD| 45650915 C. Quy định. D. Chế tài.
B. Giả định là bộ phận nêu lên phạm vi tác động của quy phạm pháp luật đối với những
chủ thể (cá nhân, tổ chức) trong những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) nhất định.
35. Một nhóm các quy phạm pháp luật có đặc điểm chung giống nhau nhằm điều chỉnh
một nhóm quan hệ xã hội tương ứng được gọi là: A. Quy phạm pháp luật.
B. Chế định pháp luật. C. Ngành luật. D. Hệ thống pháp luật.
B. Ví dụ: Đối với ngành luật dân sự, có các chế định pháp luật như chế định về thừa kế,
quyền tác giả, hợp đồng hay quyền sở hữu, …
36. Một hệ thống các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ xã
hội cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội gọi là: A. Văn bản pháp luật.
B. Chế định pháp luật. C. Ngành luật. D. Hệ thống pháp luật.
B. Ví dụ: Đối với ngành luật dân sự, có các chế định pháp luật như chế định về thừa kế,
quyền tác giả, hợp đồng hay quyền sở hữu, …
37. Pháp lệnh được ban hành bởi: A.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội. B. Quốc hội. C. Chính phủ.
D. Các Bộ và cơ quan ngang Bộ.
A. Khoản 1 Điều 16 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
38. Những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được pháp luật gắn với
việc hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật gọi là gì: A. Quy phạm pháp luật. lOMoAR cPSD| 45650915 B. Quyền pháp lý. C. Nghĩa vụ pháp lý. D. Sự kiện pháp lý.
D. Sự kiện pháp lý là sự việc nảy sinh trong cuộc sống được thể hiện dưới dạng một hành
vi của con người hoặc một sự cố tự nhiên được pháp luật gắn với việc làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật nhất định
39. Hình thức xử phạt cảnh cáo trong Luật hành chính:
A. Có thể được áp dụng đối với cá nhân phạm tội hình sự
B. Chỉ được áp dụng đối với cá nhân vi phạm hành chính
C. Được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính không nghiêm trọng, cótình tiết giảm nhẹ
D. Người bị xử phạt là người mang án tích
C. Cảnh cáo là một hình thức xử phạt vi phạm khi một người nào đó khi bị vi phạm kỉ
luật, làm sai nguyên tắc, quy tắc hay yêu cầu ở mức có thể sửa sai.
40. Bộ phận nào của quy phạm pháp luật có tác dụng bảo vệ pháp luật: A. Quy định. B. Giả định. C. Chế tài.
D. Quy định – Giả định – Chế tài.
C. Chế tài chỉ có hiệu lực khi chủ thể ở phần giả định vi phạm nội dung của QPPL.