-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương, bài tập lớn môn tài chính tiền tệ | Học viện Ngân Hàng
Đề cương, bài tập lớn môn tài chính tiền tệ | Học viện Ngân Hàng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Tài chính tiền tệ (TCTT01) 89 tài liệu
Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Đề cương, bài tập lớn môn tài chính tiền tệ | Học viện Ngân Hàng
Đề cương, bài tập lớn môn tài chính tiền tệ | Học viện Ngân Hàng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài chính tiền tệ (TCTT01) 89 tài liệu
Trường: Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngân hàng
Preview text:
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng trung ương (NHTW) là một trong những cơ quan quan trọng
nhất trong hệ thống tài chính của một quốc gia. Nó có vai trò quyết định trong
việc điều hành chính sách tiền tệ, duy trì ổn định kinh tế và bảo vệ lợi ích của
người dân. Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang liên tục phát triển với trình ngày
càng tiên tiến hơn, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Các doanh
nghiệp trên thế giới ngày càng hoạt động sôi nổi, đa dạng và phong phú, kéo
theo đó luật pháp và các biện pháp kinh tế của các nhà nước cũng phải thay
đổi,cập nhật nhanh chóng để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Việc ngân hàng
trung ương có thể triển khai và phát huy được tối đa sức mạnh của các công cụ
tài chính nhằm kiểm soát tình hình tài chính hiệu quả hay không phụ thuộc rất
nhiều vào mô hình và vị trí pháp lý của nó. Nhận thấy tầm quan trọng của ngân
hàng trung ương, việc nghiên cứu mô hình và vị trí pháp lý của ngân hàng trung
ương các nước trên thế giới là việc làm vô cùng cần thiết và hữu ích để từ đó có
thế định hướng mô hình ngân hàng trung ương hiện đại phù hợp với Việt Nam,
nhóm chúng em đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu về vị trí pháp lý và
mô hình tổ chức của NHTW hiện đại tại Singapore” LỜI CAM ĐOAN
Bài tập lớn với đề tài“Tìm hiểu về vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của
NHTW hiện đại tại Singapore” là kết quả nghiên cứu của nhóm chúng em dưới
sự hướng dẫn của giảng viên Lê Thanh Bình. Nhóm em xin cam đoan:
1. Các nội dung được trình bày trong bài nghiên cứu đều là kết quả nghiên
cứu của từng cá nhân hoặc được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu.
2. Tất cả các tài liệu tham khảo đều được trích dẫn nguồn đầy đủ trong danh
mục tài liệu tham khảo và được lấy từ những nguồn chính thống, có tính
chính xác và đủ sự tin cậy.
Chúng em xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật và xin chịu mọi
trách nhiệm đối với bài làm của mình. MỤC LỤC I.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................................1
1. Cơ sở lý thuyết.............................................................................................1
1.1. Khái niệm NHTW..................................................................................1
1.2.Vị trí pháp lý của NHTW........................................................................1
1.3. Mô hình tổ chức của NHTW..................................................................1
1.4. Chức năng của NHTW...........................................................................3
1.5.Nhiệm vụ của NHTW..............................................................................5
2. Tính độc lập của NHTW.............................................................................6
2.1.NHTW độc lập........................................................................................6
2.2.Mối quan hệ giữa tính độc lập của NHTW với các biến số KTVM.........7 II.
THỰC TRẠNG QUỐC GIA...................................................................9 1.
Giới thiệu về NHTW của Singapore:.....................................................9 2.
Trình bày thực trạng:............................................................................10
2.1. Thực trạng vị trí pháp lý của NHTW ở Singapore................................10
2.2. Thực trạng mô hình tổ chức của NHTW ở Singapore:.........................10
2.3.Thực trạng chức năng, nhiệm vụ của NHTW ở Singapore:...................13 3.
Đánh giá thực trạng:..............................................................................14 III.
ĐỀ XUẤT CÁC ĐÁNH GIÁ, KHUYẾN NGHỊ VỚI NHNN VN......17 1.
Đề xuất các đánh giá, khuyến nghị:......................................................17
1.1. Đánh giá về thực trạng NHNN tại Việt Nam........................................17
1.2. Khuyến nghị và giải pháp cho NHNN Việt Nam.................................19 2.
Vận dụng kiến thức đưa ra 1 số áp dụng thực tế:...............................20
Tài chính tiền tệ | Nhóm 2 4
Tài chính tiền tệ | Nhóm 2
I. ĐỀ XUẤT CÁC ĐÁNH GIÁ, KHUYẾN NGHỊ
VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1. Đề xuất các đánh giá, khuyến nghị:
1.1. Đánh giá về thực trạng NHNN tại Việt Nam
a) Vị trí pháp lý
Từ khi thành lập cho đến nay, Ngân hàng nhà nước Việt Nam luôn là một
cơ quan thuộc Chính phủ, là một đơn vị ngang Bộ. Thống đốc Ngân hàng nhà
nước là thành viên của Chính phủ, có hàm tương đương với Bộ trưởng, được
Chính phủ bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Quốc hội.
=> Hoạt động của Ngân hàng nhà nước chịu sự điều chỉnh rất lớn của Chính
phủ, điều đó được thể hiện thông qua ba phương diện tài chính, nhân sự, và chính sách.
Về chức năng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối, thực hiện chức năng
phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng tiền tệ cho Chính phủ.
b) Mô hình tổ chức
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được tổ chức thành hệ thống tập trung,
thống nhất gồm bộ máy điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, các
chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các văn phòng đại diện ở
trong nước, ở nước ngoài và các đơn vị trực thuộc. đứng đầu là Thống đốc và 6
Phó Thống đốc; 18 Vụ, cụ chức năng tại hội sở chính; 1 Văn phòng đại diện tại
thành phố Hồ Chí Minh; 63 NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và 9 đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Lãnh đạo và điều hành NHNN: Thống đốc NHNN, là thành viên chính
phủ, chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành NHNN. Thống đốc có những
nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 5
Tài chính tiền tệ | Nhóm 2
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước
quy định tại luật NHNN và các quy định của Luật Tổ chức Chính phủ.
- Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội và lĩnh vực mình phụ trách.
- Đại diện pháp nhân NHNN.
Các vụ, cục và các tổ chức sự nghiệp thực hiện các chức năng tương ứng với tên gọi:
Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị phụ thuộc
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ đại diện theo sự ủy
quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương: là các đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chịu
sự điều hành và lãnh đạo tập trung, thống nhất của Thống đốc NHNN Việt Nam,
có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt
động ngân hàng trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng Trung
ương theo ủy quyền của Thống đốc. 6
Tài chính tiền tệ | Nhóm 2
c) Đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống NHNN tại Việt Nam.
Ưu điểm: Theo mô hình này, chính phủ có thể dễ dàng phối hợp chính
sách tiền tệ của NHTW đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mộ khác nhằm
đảm bảo mức độ và liễu lượng tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách đối
với các mục tiêu vĩ mô trong từng thời kỳ. Mô hình này được xem là phù hợp
với yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai thác tiềm năng xây dựng kinh tế
trong thời kỳ tiền phát triển.
Nhược điểm: Điểm hạn chế chủ yếu của mô hình là NHTW sẽ mất đi sự
chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Sự phụ thuộc vào chính phủ có
thể làm cho NHTW xa rời mục tiêu dài hạn của mình là ổn định giá trị tiền tệ,
góp phần tăng trưởng kinh tế. Thẩm quyền của NHNN trong xây dựng và điều
hành Chính sách tiền tệ (CSTT) còn hạn chế, NHNN có mức độ độc lập thấp và
chịu sự can thiệp hành chính toàn diện của Chính phủ, làm giảm tính linh hoạt
trong việc điều hành thực hiện CSTT quốc gia, thậm chí đôi khi gây ra sự chậm
trễ trong chính sách phản ứng trước các diễn biến khó lường trên thị trường tài
chính tiền tệ ảnh hưởng đến sự ổn định của đồng tiền.
1.2. Khuyến nghị và giải pháp cho NHNN Việt Nam
Từ thực tế những năm gần đây cho thấy, Việt Nam có nhiều khả năng vẫn
là “điểm đến” của các hoạt động FDI chứ không phải là “trung tâm” như
Singapore. Tuy nhiên Việt Nam cần thực hiện một số cải cách cơ cấu cần thiết
về hiệu quả hành chính, quy tắc quản trị doanh nghiệp, quy trình pháp lý và cả
một đội ngũ lao động trình độ cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau trước khi có
thể sánh ngang với Singapore như là một trung tâm FDI.
Việt Nam đang trên đà phát triển, thu hút các khoản đầu tư từ cả trong và
ngoài nước nhưng công tác hậu cần, marketing,… còn yếu kém. Điều này đòi
hỏi phải rà soát lại hệ thống ở nhiều cấp độ.
Việc chuyển sang các hoạt động tạo ra giá trị nhiều hơn ở Việt Nam đòi
hỏi sự thay đổi trong tư duy của các doanh nhân và doanh nghiệp, cần củng cố
năng lực kinh doanh trong các hạng mục như R&D, xây dựng danh tiếng, kiến
thức hoặc kỹ năng thiết kế. 7
Tài chính tiền tệ | Nhóm 2
Như nêu trên thì để khắc phục nhược điểm của hệ thống NHNN tại Việt
Nam thì NHNN phải được quyền quyết định các định hướng, giải pháp trong
xây dựng và điều hành CSTT quốc gia như trong việc thực hiện các chức năng
khác của NHTW. Tất nhiên, song song với các thẩm quyền được trao, NHNN
phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về kết quả điều hành CSTT và thực hiện các chức năng của NHTW.
Cần tránh khuynh hướng nâng cao vai trò độc lập của NHTW, cần thiết
lập các quy định pháp lý về mối quan hệ giữa NHTW với Chính phủ nhằm đảm
bảo hoạt động của NHTW hỗ trợ tốt cho các chương trình kinh tế của Chính phủ.
NHTW tham gia vào việc soạn thảo các chương trình, chính sách kinh tế
của Chính phủ và đề đạt ý kiến của mình về các quyết định của Chính phủ; tư
vấn cho Chính phủ về những vấn đề quan trọng liên quan đến nhiệm vụ và thẩm quyền của NHTW.
Thủ tục cấp giấy phép chưa thực sự nhất quán và rõ ràng. Việc cấp các
loại giấy tờ ở Việt Nam còn rườm rà, tốn kém gây mất thời gian. Vì vậy, thủ tục
cấp giấy phép cần được thống nhất, cần ban hành hướng dẫn để các cơ quan cấp
phép không yêu cầu thêm các loại giấy tờ khác ngoài quy định. Tăng cường sự
minh bạch trong các thủ tục bồi thường, giải phóng.
2. Vận dụng kiến thức đưa ra 1 số áp dụng thực tế:
Singapore dẫn đầu việc thúc đẩy tiền kỹ thuật số 'có mục đích' do ngân
hàng trung ương phát hành và động thái của ngân hàng trung ương Việt Nam.
Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) cho biết tiền kỹ thuật số “có mục đích”
của ngân hàng trung ương (central bank digital currency – CBDC) được thiết kế
để chạy trên một giao thức chung hoạt động trên các hệ thống sổ cái blockchain
và phi blockchain. Tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành có đơn
vị tài khoản quốc gia và thể hiện nghĩa vụ nợ của NHTW.
Hiện nay, việc s~ dụng tiền mặt ngày càng giảm do khả năng thanh toán
dễ dàng bằng th• hoặc qua các ứng dụng di động. Mặc dù rất ít khả năng NHTW
sẽ loại bỏ tiền mặt ra khỏi hệ thống thanh toán, nhưng điều này hoàn toàn có thể
xảy ra do những hiệu ứng tiêu cực của tiền mặt. Bản chất của tiền mặt là khó 8
Tài chính tiền tệ | Nhóm 2
theo dõi nên nó thường được s~ dụng để trốn thuế, r~a tiền và phục vụ cho các
giao dịch bất hợp pháp. Tiền mặt cũng tạo ra rủi ro an ninh trong việc vận
chuyển tiền và thanh toán. Vì vậy, các chính phủ trong tương lai muốn loại bỏ
tiền mặt để giảm tội phạm và cải thiện việc thu thuế của mình. Do đó, tiền số
được tạo bởi các NHTW nhằm đảm bảo chúng vẫn đóng vai trò và chức năng
của tiền. Dựa trên nền tảng công nghệ, CBDC có thể cải thiện hiệu quả và an
toàn của cả hệ thống thanh toán bán l• và các hệ thống thanh toán bán buôn có
giá trị lớn bằng việc phát hành tiền kỹ thuật số.
Việc lưu hành tiền kỹ thuật số sẽ giúp các giao dịch được tiến hành trực
tiếp giữa các bên liên quan mà không cần phải có một ngân hàng trung gian như
hiện nay, do đó sẽ nhanh hơn, làm giảm chi phí, nâng cao tính minh bạch và
hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính.
Có thể nói, dự án chính là bước đi đầu tiên của Singapore nhằm tìm hiểu
khả năng s~ dụng loại tiền kỹ thuật số và thể hiện vai trò tiên phong của trung
tâm tài chính ở khu vực.
Cụ thể, 12/2020 sàn giao dịch số đầu tiên DBS Digital Exchange dành
cho các đồng tiền định danh do ngân hàng trung ương phát hành và tiền kỹ thuật
số vừa được khai trương tại Singapore. Sàn giao dịch được điều hành bởi DBS
cho phép các nhà buôn hay nhà môi giới dùng bốn loại tiền chính là đồng SGD,
HKD, USD cùng với đồng Yên, để giao dịch bốn đồng tiền số gồm Bitcoin,
Ethereum, Bitcoin Cash và XRP. Theo các nhà phân tích, sàn giao dịch số của
DBS là bước đi chiến lược để đón làn sóng đầu tư vào các đồng tiền kỹ thuật số.
Trong năm 2022, đồng Bitcoin được dự báo sẽ tăng giá 130% so với mức đỉnh
hiện nay và tăng hơn 2,5 lần quy mô giá trị vốn hóa.
Hiện nay, Việt Nam cũng đang bắt tay vào việc phát triển Tiền kỹ thuật số
của Ngân hàng Trung ương nhưng mới đang dừng lại ở bước nghiên cứu, xem
xét, chưa tiến hành áp dụng và theo thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết: “Đối
với Việt Nam, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước thành lập một tổ chức để
nghiên cứu về đồng tiền kỹ thuật số. Chúng tôi đã tổ chức họp một số phiên và
bây giờ đang trong giai đoạn nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước
trên thế giới”. Ngoài ra, NHNN, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính cũng đang bắt tay
vào nghiên cứu cơ chế pháp lý cho quản lý tiền kỹ thuật số và tài sản kỹ thuật 9
Tài chính tiền tệ | Nhóm 2
số. Vào năm 2020, Bộ Tài chính cũng đã thành lập tổ nghiên cứu về vấn đề này.
Những tiến triển trên cho thấy Chính phủ Việt Nam đã có quan điểm cởi mở hơn
về các loại tiền kỹ thuật số. Mặc dù chương trình thí điểm tiền kỹ thuật số vẫn
chưa có thời gian cụ thể, động thái của các nhà hoạch định chính sách tại Việt
Nam sẽ là tâm điểm trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, dân số tr•, mức độ phủ sóng Internet cao, và sự phổ biến của
các thiết bị di động tại Việt Nam sẽ là những tiền đề vững chắc cho Việt Nam
thúc đẩy sự thành công của đồng tiền này trong thời gian tới, từ đó thúc đẩy hơn
nữa nền tài chính toàn diện và nền kinh tế số. 10 LỜI KẾT
Trong bối cảnh hiện đại ngày nay, Việt Nam nói chung và ngành ngân
hàng nói riêng đều có những chuyển mình rõ rệt. Mặc dù chúng ta đã gặt hái
được một số thành tựu nhất định nhưng để đuổi kịp với tốc độ phát triển của các
nước tư bản trên thế giới thì khoảng cách vẫn còn rất lớn. Chính vì vậy, Việt
Nam rất cần phát huy những thế mạnh trong mô hình NHTW của mình hiện nay
và tiếp thu có chọn lọc những điểm tiến bộ hơn trong mô hình NHTW của các
quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam ta cũng cần có những biện pháp
hỗ trợ tài chính dài hạn với lộ trình cụ thể và quá trình xuyên suốt với sự tham
dự của NHTW để điều tiết nền kinh tế, giúp đất nước ngày càng vươn tầm và phát triển hơn.
Trên cơ sở hiểu biết còn nhiều hạn hẹp, bài tiểu luận của nhóm chúng em
chắc chắn còn có rất nhiều điều thiếu sót cần góp ý từ phía thầy và các bạn .
Chúng em mong rằng sẽ nhận được những lời nhận xét của mọi người để đề tài
được hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] "Tu dien Oxford," [Online]. [2]
L. M. Trường. [Online]. Available:
https://luatminhkhue.vn/phan-tich-vi-tri--chuc-nang--nhiem-vu--
quyen-han-cua-ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam--.aspx. [3] [Online]. Available:
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207122. [4]
T. Hoa. [Online]. Available: https://vietnambiz.vn/ngan-hang-
trung-uong-central-bank-la-gi-chuc-nang-cua-ngan-hang-trung-uong- 20190812155205246.htm. [5]
TS. Cao Thị Ý Nhi, TS. Đặng Anh Tuấn, in Giáo trình Lý thuyết
Tài chính - Tiền tệ, 2016. [6]
[Online]. Available: https://timviec365.vn/blog/ngan-hang-trung-
uong-la-gi-new8787.html#tim-hieu-ve-chuc-nang-cua-ngan-hang- trung-uong-la-gi-hien-nay. [7]
"Group of Thirty," 2008, p. 163. [8] L. Zhang, 2008. [9]
"MAS's Approach to Financial Supervision," Temasek Foundation, 7 2014. [Online]. [10]
[Online]. Available: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mo-
hinh-giam-sat-he-thong-tai-chinh-hop-nhat-tai-singapore-va-goi-y- cho-viet-nam-27209.htm. 12