Đề cương Báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Bản chất của truyền thông. Các lý thuyết truyền thông trực tiếp. Các dạng thức truyền thông. Truyền thông đại chúng. Đặc điểm của thông tin báo chí hiện đại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Phần I: Cơ sở lý luận nghành
Câu 1: Bản chất của truyền thông
Thứ nhất :truyền thông là hoạt động thông tin giao tiếp xã hội
Thông tin truyền thông:
+ Cung cấp sự kiện, vấn đề
+ Kỹ năng, kinh nghiệm mà chủ thể, khách thể quan tâm hoặc liên quan đến mục đích truyền
thông.
Là cơ sở thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi cho công chúng và chủ thể truyền thông.
Giao tiếp xã hội: Cần có diễn đàn, môi trường tương tác, thể hiện ở các cấp độ khác nhau,
trước tiên là giao tiếp liên cá nhssn, giao tiếp nhóm, giao tiếp đại chúng.
- Đk cần: Năng lực, trình độ và phương tiện giao tiếp
Phụ thuộc trình độ phát triển xã hội về con người, văn hóa, kinh tế, công nghệ, truyền
thông.
- ĐK đủ: là môi trường chính trị, văn hóa, xh, giao tiếp
- Nếu nền chính trị dân chủ, công khai, minh bạch sẽ kích thích giao tiếp thông tin,
truyền thông, cá nhân chia sẻ thông tin, tư tưởng.
Nếu nền c. Trị độc đoán, bưng bít thông tin nhằm chuộc lợi nhóm, sẽ hạn chế, cấm
đoán giao tiếp thông tin truyền thông.
Xã hội nào có chế độ chính trị ưu việt, đề cao con người, sức sáng tạo cá nhân, tạo
được môi trường truyền thông, phát huy được nguồn lực con người (tài nguyên mềm) và tài
nguyên cứng, xh đó sẽ phát triển bền vững nhanh chóng, ngược lại ptr chậm chạp và tiềm ẩn
nhiều nguy cơ.
Thứ hai: Truyền thông là phương tiện, phương thức liên kết xh
- Thông qua thông tin,G. tiếp xh ,Tr. Thông là phương tiện, phương thức liên kết xh hiệu
quả nhất, tùy vào dạng thức,cấp độ, loại hình tr. Thông mức l.kết xh khác nhau
- Tr. Thông nội cá nhân cũng biểu hiện liên kết truyền thông, phụ thuộc vào đk giao
tiếp, trình độ, tư chất và năng lực tư duy do môi trường xh, GD, tạo ra -> tư chất liên kết ở
truyền thông cá nhân, nhóm và đại chúng thể hiện rõ hơn.
- L. kết xh là phương thức khơi nguồn khai thác, phát huy nguồn lực, sức mạnh mềm
của quần chúng, quốc gia, khu vực.
- DLXH, niềm tin công chúng, nhân dân là sức mạnh mềm nhận thức năng lực sáng tạo,
thái độ cảm xúc của mỗi người & nhân dân là sức mạnh mềm QG, nếu biết khai thác và phát
huy sẽ p.huy theo cấp số nhân.
Thứ 3: truyền thông là phương tiện và phương thức can thiệp xh
- Mọi vđ xh là do con người tạo ra, đc giải quyết thông qua phương tiện truyền thông và
dạng thức truyền thông. Thông điệp truyền thông tác động vào nhận thức, thái độ và hành vi
xh của đông đảo công chúng, gips họ có thêm ttin và nhận thức giải quyết vấn đề.
1
- Bc – Tr thông có khả năng dự báo và cảnh báo rủi ro, khủng hoảng, giúp hoạch định
chính sách, tìm phương cách giải quyết vđ đảm bảo p triển bền vững.
- T thông đại chúng là p tiện giám sát, phản biện xh, p/á tâm tư, nguyện vọng thể hiện s
mạnh cộng đồng, tạo nên áp lực xh, tìm kiếm giải pháp tối ưu cho các vđ xh bằng dư luận xh.
VD: Mùa xuân Ả rập (2011) lan từ Bắc Phi sang Trung đông từ vụ việc 1 thanh niên bán
hàng rong bị cảnh sát ức hiếp , đánh đập thô bạo phẫn uất mà tự thiêu, thổi bùng lên cơn
phẫn nọi từ Tunisian Repulic đến Ai cập. Ở Ai cập người dân đã hạ bệ H-Mu_Ba-Rắc nhà
lãnh đạo kỳ cựu nhất Ai cập.
- trên đây liên quan đến v.trò đặc biệt to > của truyền thông với tư cách là phương
tiện, phương thức liên kết xh trong chuỗi mđ chính trị.
Câu 2: Cá lý thuyết truyền thông trực tiếp.
- TT.trực tiếp là hoạt động truyền thông có sự tiếp xúc trực tiếp giữa những người tham
gia truyền thông.
- Tt trực tiếp có thể là tr.thông 1 -1 (hai người truyền thông trong bối cảnh gặp gỡ trực
tiếp)
- Tr thông trong nhóm: thảo luận nhóm nhỏ trong hội thảo
- Truyền thông diễn thuyết trước đám đông cũng thuộc nhóm tr thông trực tiếp.
- Ưu điểm: khả năng tạo ra sự tương tác, bày tỏ cảm xúc, thái độ thu hút công chúng
bằng sự trực quan sinh động… Năng lực, uy tín, kỹ năng tr thông, tương tác, tâm lý hòa
nhập, chia sẻ của chủ thể tr thông có vai trò quan trọng trong quá trình tạo hiệu quả, hiệu ứng
tr thông.
Câu 3: các dạng thức truyền thông
- Căn cứ vào kênh chuyển tải thông điệp có truyền thông trực tiếp, truyền thông gián
tiếp và các dạng thức truyền thông khác nhau
- Tr thông trực tiếp: “Như trên”
- Tr thông gián tiếp: Là loại hình tr thông trong đó những chủ thể truyền thông không
tiếp xúc đối mặt với đối tượng tiếp nhận mà thông qua các yếu tố trung gian để truyền dẫn
thông điệp.
- Kỹ thuật và công nghệ tr thông càng hiện đại, p tiện truyền dẫn và quảng bá thông điệp
càng phong phú, đa dạng
- VD: Qua bưu điện : Gửi thư, gọi điện, qua internet: chat, email, forum..
- Tr thông qu các p tiện tr thông đại chúng như: báo, tạp chí, pthanh, tr hình…
Căn cứ vào mức độ phạm vi tác động có thể chia thanh: Truyền thông nội cá nhân, tr
thông liên cá nhân, tr thông nhóm và tr thông đại chúng.
2
- Truyền thông nội cá nhân:Là quá trình tr thông với chính mình diễn ra trong mỗi cá
nhân, do tác động của m trường bên ngoài- những tác nhân ảnh hưởng khác cùng q trình tiếp
nhận và chế biến tt trong mỗi cá nhân.
- Tr thông nội cá nhân tích cực, chủ động bao nhiêu, qua trình tích lũy kiến thức, kỹ
năng và kinh nghiệm càng cao bấy nhiêu. Vd: Cùng nghe buổi nói chuyện, đọc chung 1
quyển sách nhưng ai chịu khó tư duy, khái quát… sẽ thu đc nhiều hơn về mình.
- VD trên là biểu hiện cụ thể của năng lực tư duy, thường xuyên, liên tục ở mỗi cá nhân.
- Hiệu quả của dạng thức này phụ thuộc vào năng lực, tư chất cá nhân và m trường giao
tiếp.
- Tr thông nội cá nhân vừa là yếu tố kích thích phát triển vừa là tiêu chí đánh giá năng
lực tư duy cá nhân.
- Theo thuyết “ đa thông minh” của Howard Gardner cho rằng đánh giá sự thông mình
qua kiểm tra IQ chưa phản ánh đầy đủ khả năng tri thức đa dạng của con người, có khi một
hs dễ dàng làm bài toán trong chốc lát, có người loay hoay mãi ko xong nhưng người không
làm đc lại có khả năng thông minh dạng khác.
- Thomas Amstrong xuất bản cuốn “ 7 loại hình thông minh giúp độc giả khám phá bản
thân có thiên hướng về trí thông minh nào và cách luyện tập để phát triển trí thông minh
đó…
- Cũng có ý kiến không có truyền thông nội cá nhân nhưng dạng thức tr thông này là
nhằm đề cao tư duy theo hướng chủ động, tích cực của cá nhân – yếu tố quan trọng trong qua
trình tạo lập “ vốn con người” trong quá trình hình thành kinh tế tri thức, toàn cầu hóa, thế
giới phẳng…
Truyền thông liên cá nhân:
- Là dạng thức truyền thông trong đó các cá nhân tham gia tổ chức, thực hiện trao đổi
thông tin, suy nghĩ, tình cảm… tạo ra sự hiểu biết, sự ảnh hưởng lẫn nhau về nhận thức, thái
độ, hành vi, đó là quá trình thông tin – G tiếp và liên kết cá nhân, chịu ảnh hưởng, tác động
lẫn nhau và chi phối môi trường g.tiếp của xh.
- C,lượng tr thông nội cá nhân và liên cá nhân là tiền đề, đk nâng cao c.lượng tr.thông.
Truyền thông nhóm
- Là dạng truyền thông đc thực hiện và tạo ảnh hưởng phạm vi từng nhóm hoặc giữa các
nhóm xh cụ thể, khác với truyền thông liên cá nhân, truyền thông nhóm và truyền thông 1- 1
nhóm, tr thông nhóm đòi hỏi kỹ năng giao tiếp ở cấp độ cao hơn, khả năng liên kết và tương
tác cao hơn.
- Muốn đạt hiệu quả các thành viên trong nhóm phải tuân thủ nguyên tắc phát huy tính
chủ động tham gia bày tỏ, chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến… và phải tôn trọng ý kiến của nhau
trên nguyên tắc tìm kiếm những tương đồng và bảo lưu sự khác biệt.
- Tr thông nhóm phát triển tích cực là cơ sở tiền đề cho xh phát triển bền vững.
3
- Cá nhân nào có tư duy vượt trội sẽ làm nhóm trưởng, cá nhân này sẽ có vai trò kéo xh
phát triển theo hình chóp, cơ chế lựa chọn qua thi cử…
Truyền thông đại chúng:
- Là dạng thức truyền thông - giao tiếp công chúng rộng rãi và đc thực hiện thông qua
các p. tiện kỹ thuật và công nghệ truyền thông với phạm vi ảnh hưởng rộng lớn tới công
chúng- nhóm lớn xh.
- Loại hình truyền thông tiêu biểu như: Sách, báo in, ấn phẩm in, điện ảnh, pthanh, tr
hình… Trong các loại hình tr thông này báo in, tạp chí, p thanh, tr hình, báo mạng có vị trí
trung tâm, chi phối sức mạnh, nản chất, khuynh hướng vận động của truyền thông đại chúng.
- Tr thông đại chúng phát triển, phát huy tác dụng cùng qtrinh đô thị hóa, sự quan tâm
đến giáo dục con người cũng như mức độ dân chủ hóa đ/s xh.
- Quá trình toàn cầu hóa với K.Thuật- C.nghệ hiện đại, mạng xh và dạng thức truyền
thông internet càng đa dạng, việc phân biệt tính đại chúng & tr thông đại chúng với các mạng
xh ngày càng phức tạp.
- Tr thông đại chúng báo chí và tr thông xh tuy có điểm giống nhau nhưng cũng có
những điểm khác biệt căn bản.
Căn cứ vào mục đích, phương thức tổ chức hoạt động truyền thông sẽ có các loại hình tr
thông: Thông tin – giáo dục- truyền thông, tuyên truyền, truyền thông thay đổi hành vi, tr
thông vận động xh.
- Thông tin GD – Truyền thông
- Là loại hình truyền thông có chủ đích sử dụng phối hợp ba dạng truyền thông ứng với
3 mục tiêu cuj thể: Thông tin: cung cấp tt cơ bản, kiến thức nền…phù hợp với nhóm đối
tượng tr thông. Nhóm đối tượng chuyên biệt: Giáo dục : ko chỉ hướng vào Các đối tượng
đang cần những tt này mà còn cho những người cần đến trong tương lai.nhằm tạo sự thông
hiểu, định hướng cụ thể giá trị nhật thức. Tr. Thông: C,sẻ trao đổi tt, kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm,nhằm thay đổi nhận thức, hành vi.
- Quá trình tt-GD-Tr thông đòi hỏi kết hợp hài hòa, chặt chẽ 3 phương thức này trong 1
chiến dịch cụ thể.
- Tr thông vận động xh:
- Là loại hình tr thông với các nhóm đối tượng xđịnh nhằm tạo sự đồng thuận ủng hộ
mục tiêu chiến dịch tr thông.
- Tập chung chủ yếu là các nhân vật trong bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp và các
nhà hoạt động Vh-xh, các nhà tr thông nhằm tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhân vật
q.trọng cũng như dư luận xh cho chiến dịch tr thông.
- Nhằm tham gia giải quyết các v.đề lớn liên quan giải quyết các v.đề lớn l.quan đến
cộng đồng và dư luận xã hội, nhưng tâp chung chủ yếu vẫn là những đối tượng như các nhà
lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhà hđ văn hóa….
4
- Truyền thông thay đổi hành vi:
- hoạt động tr thông lấy việc thay đổi hành vi làm mục đích trực tiếp, có kế hoạch tác
động vào tình cảm, lý trí nhóm đối tượng, nâng cao nhận thức,kỹ năng, thái độ tích cực làm
đối tượng chấp nhận và duy trì có lợi cho các vấn đề tr thông…
- Tuyên truyền:
- Là loại hình truyền thông đặc thù, dựa trên mô hình truyền thông 1 chiều, áp đặt cơ sở
lý thuyết và phương châm hoạt động.
- Được sử dụng trong hoạt động chính trị- tuyên truyền chính trị, nhưng nếu trong thời
đại toàn cầu hóa như hiện nay nếu áp dụng p.pháp này trong tg dài, tuyệt đối hóa nó sẽ tạo
những ngờ vực, có thể dẫn tới bất ổn…
- Truyền thông phát triển
- Còn gọi là tr.thông phát triển bền vững, là làm thế nào để truyền thông phục vụ cho
mục tiêu phát triển bền vững cho mỗi quốc gia, cộng đồng, đặc biệt là những nước đàn có
tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Trong bối cảnh có thể tiềm ẩm nguy cơ và rủi ro các nước phải đề cao vai trò, trách
nhiệm của mình đối với sự phát triển bền vững của cộng đồng và đất nước.
Câu 4: Truyền thông đại chúng
- KN: Có thể hiểu TTĐC là hệ thống or mạng lưới các p.tiện tr.thông hướng tác động
vào đông đảo công chúng xã hội ( nhân dân các vùng miền, cả nc, khu vực or cộng đồng
Q.tế) để thông tin, chia sẻ nhằm lôi kéo và tập hợp, giáo dục, thuyết phục và tổ chức đông
đảo q,chúng xh và nhân dân nói chung tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế- v.hóa- xh.
- Có thể nhấn mạnh 1 số điểm sau:
- Chỉ hệ thống mạng lưới các kênh tr.thông khác nhau
- Chuyển tải khối lượng các thông điệp
- Hướng thông điệp tác động vào đông đảo công chúng xh
- Mục đích là chia sẻ thông tin, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nhằm lôi kéo, thuyết
phục, tập hợp lực lượng xh.
- Hiệu ứng cuối cùng của tr.thông đại chúng là hành vi.
Các yếu tố cấu thành tr.thông ĐC.
tờ rơi
-
5
Đặc điểm – tính chất c
- Thứ nhất: Đối tượng tác động của truyền thôngđại chúng là đông đảo công chúng xh –
những quần thể cư dân ko phân biệt trình độ, tôn giáo, dân tộc, đảng phái… Khi nói
chuyện với nhóm đối tượng trong ko gian nhất định có thể biết ai đang nghe, nhưng
phát biểu trên p.tiên tr.thông đại chúng rất khó xđ ai đang theo dõi.
- Thứ 2: Các sự kiện vấn đề đăng tải trên truyền thông đại chúng luôn hướng tới việc
ưu tiên thỏa mãn, phục vụ nhu cần, mong đợi của công chúng xã hội, nhân dân. Giải
đáp những vấn đề của dân, lấy lợi ích nhân dân làm trọng, or giúp họ mở tầm mắt, nối
tầm tay trong việc nhận thức các vấn đề nảy sinh liên quan đến cs.
- Thứ 3: Tính mục đích rõ rệt Vì truyền thông luôn tiếp xúc với công chúng, nhằm thay:
đổi nhận thức, hành vi theo 1 chiều hướng nào đó nên mục đích đầu tiên là mục đích
chính trị, thông qua các khẩu hiệu chính trị, tuy nhiên ko nên tuyệt đối hóa mục đích
chính trị của TTĐC vì nó còn thỏa mãn nhiều nhu cầu khác.
- Thứ 4: Tính phong phú, đa dạng nhiều chiều.
Một: Đối tượng phản ánh gồm các sự kiện, vấn đề mọi lĩnh vực khác nhau của đ/s,
Hai: Đáp ứng nhu cầu P.triển của con người và xh từ tâm lý, tình cảm, nhận thức, hiểu biết
đến hành vi.
- Ba: hệ thống kỹ hiệu các phương thức, phương tiện sx,chuyển tải đa dạng thu hút công
chúng.
- Hình thức , thể loại thể hiện linh hoạt và phong phú: các bức tranh đc tái hiện chân
thực c/s…
- Ttin p.phú đa dạng đã khó tt nhiều chiều càng khó hơn, nên đòi hỏi tư duy chính trị,
môi trường pháp lý và văn hóa giao tiếp của cộng đồng.
- Thứ 5: Tính dễ nhớ, dễ hiểu và dễ làm theo
6
VVVVV…….
Sách
Qu ng cáo
T r i, ơ
T gấấp
Pa nô
Áp phích
Báo chí
-Báo in và ấấn ph m in ấấn
- Phát thanh, truyềền hình
- báo m ng, thông tấn
Đi n nh
Các d ng th c tr.thông
trền m ng internet
- Thứ 6: tính gián tiếp
- Thứ 7: Một trong những nguyên lý tr.thông là trong q.trình tr.thông, tần suất tương tác
giữa chủ thể và khách thể càng nhiều, càng bình đẳng, càng nhiều người tham gia, năng lực
và hiệu quả tr.thông càng cao.
Câu 5, 6,7,14
Câu 5:
Đặc điểm của thông tin báo chí hiện đại
Trả lời:
Hiểu khái quát: thông tin là lượng tri thức mà người này hoặc đối tượng này muốn
chuyển cho người khác hoặc đối tượng khác, là cái mà A nghĩ là B chưa biết và cần biết, B
muốn biết và A muốn chuyển.
Với báo chí: thông tin chính là phần tri thức, tư tưởng (do nhà báo sáng tạo, tái tạo từ
hiện thực) được chuyển dịch từ nhà báo đến công chúng để cung cấp kiến thức, thay đổi nhận
thức và cảm biến hành vi của họ.
Trong thế kỷ 21, cùng sự phát triển của khoa học công nghệ, trong đó đặc biệt là sự
bùng nổ của công nghệ thông tin, đặc điểm của thông tin báo chí hiện đại cũng đã có nhiều
thay đổi. Cụ thể:
- Tính Đảng: đây là đặc điểm, nguyên tắc hàng đầu của thông tin báo chí Việt
Nam.
- Tính tư tưởng: Đây là nguyên tắc nhầm nâng cao chất lượng thông tin.
- Tính thời sự: Trong lý luận báo chí, thông tin thời sự được hiểu là những sự
kiện, vấn đề mới xảy ra, đang xảy ra và sắp xảy ra liên quan đến nhiều người và có ý nghĩa
thời cuộc. Như vậy, sự kiện báo chí liên quan đến hai khái niệm: cái mới và cái lạ.
- Tính công khai:
+ được hình thành do thông tin báo chí tác động đến mọi tầng lớp cư dân trong xã hội,
mọi vùng miền trong cả nước, thậm chí là các chấu lục khác trên hành tinh.
+ là báo chí thông tin sự kiện, xã hội hóa sự kiện, vấn đề và làm cho nó từ một góc
phố, làng quê hay trong góc nhà nào đó trở thành một sự kiện, vấn đề xã hội, thậm chí là toàn
cầu, được mọi người quan tâm.
+ Phụ thuộc vào mức độ dân chủ của nền chính trị, tính minh bạch của nền kinh tế và
trình độ dân trí.
- Tính mục đích: Những thông điệp giao tiếp trên báo chí không chỉ nhằm thỏa
mãn mục đích giao tiếp cá nhân và nhóm nhỏ, mà quan trọng hơn và chủ yếu là nhằm thỏa
7
mãn nhua cầu, lợi ích công chúng, cộng đồng, xã hội. Thông tin báo chí có hai mục đích
quan trọng: mục đích chính trị và nhân văn; tập hợp lực lượng chính trị.
- Tính định kỳ, đều đặn: tức là cứ sau một khoảng thời gian, sản phẩm báo chí
được xuất bản, được truyền phát đi. Mỗi loại hình báo chí thể hiện tính định kỳ theo đặc
trưng riêng.
- Tính phong phú, đa dạng:
+ đối tượng phản ánh: các sự kiện, vấn đề đã và đang diễn ra trên tất cả mọi lĩnh vực
đời sống xã hội; trên bình diện chung cũng như đời sống riêng tư của mỗi người…
+ đối tượng tác động: là công chúng xã hội nói chung; là các nhóm công chúng
chuyên biệt (tuổi, giới tính, địa bàn sống…); …
+ kênh truyền tải phong phú: báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, báo
bảng điện tử…; các sản phẩm hết sức đa dạng và thường xuyên thay đổi…
+ phương tiện và phương thức thông tin nhiều dạng vẻ khác nhau
+ phương thức thông tin của báo chí cũng rất phong phú, linh hoạt từ đưa sự kiện, giải
thích, phân tích đến các dạng thức tiểu phẩm, bút ký, tranh ảnh…
+ Tính chất nhiều chiều trong thông tin báo chí.
- Tính dễ nhớ, dễ hiểu và dễ làm theo: Vì đối tượng tác động của báo chí là đông
đảo công chúng; đồng thời sự kiện và vấn đề báo chí thông tin hướng vào phục vụ số đông
nên thông tin báo chí cần bảo đảm cho hàng triệu người cùng phải hiểu ngay lập tức và hiểu
như nhau.
- Tính tương tác:
+ trong truyền thông nói chung, trong báo chí nói riêng, tương tác là sự tác động, giao
tiếp hai chiều giữa chủ thể với khách thể truyền thông, giữa nhà truyền thông với công chúng
trong điều kiện nào đó.
+ tương tác xã hội là đặc điểm của thông tin báo chí hiện đại, nhờ sự trợ giúp của công
nghệ thông tin truyền thông, cùng với sự phát triển của xã hội trên các bình diện trình độ cư
dân, thiết chế dân chủ xã hội…
+ để đảm báo tính tương tác của thông tin báo chí đòi hỏi người làm báo không những
cần có kiến thức, trình độ am hiểu vấn đề mà còn cần có phong cách làm báo chuyên nghiệp,
có kỹ năng tác nghiệp.
- Tính đa phương tiện:
+ Đa phương tiện cho phép kết hợp các loại hình truyền thông trong việc truyền tải
thông điệp. . Đây là đặc trưng và là thế mạnh nổi trội của báo mạng điện tử.
+ Tính tương tác và tính đa phương tiện là hai đặc điểm tiêu biểu của thông tin báo chí
hiện đại. Đặc điểm đa phương tiện có được nhờ sự phát triển của công nghệ truyển thông, sự
thay đổi tư duy, phương cách làm báo cùng với sự phát triển của nhu cầu giao tiếp trong điều
kiện và tình hình mới.
8
Câu 6:
Bản chất và cơ chế tác động của báo chí
Trả lời:
1. Bản chất của báo chí
Bản chất là đặc trưng cốt lõi, khó có thể thay đổi. Với báo chí, gồm:
- Báo chí là hoạt động truyền thông đại chúng: thông tin cho số đông công chúng,
thông qua truyền thông đại chúng: sách, điện ảnh, báo in, báo nói, báo hình… Bản chất này
cũng quy định tính chất của sản phẩm báo chí và phương thức hoạt động của người làm báo.
Vì báo chí là một loại hình cơ bản và quan trọng trong hoạt động truyền thông đại chúng, do
đó, báo chí mang đầy đủ các tính chất của truyền thông đại chúng, như.:
+ đối tượng tác động của thông tin là xã hội rộng rãi bao gồm các tầng lớp, các nhóm
xã hội khác nhau
+ nhu cầu thông tin của nhân dân được ưu tiên bảo đảm và là thước đo năng lực hoạt
động thông tin báo chí
+ mục đích của thông tin là nhằm hình thành đời sống tinh thần lành mạnh của xã hội,
qua đó tác động vào việc giải quyết các nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước
+ thông tin được truyền đi một cách nhanh chóng, chính xác, công khai, đều đặn, có
tính định kỳ
+ bảo đảm sự phổ biến rộng rãi, dễ hiểu, giúp cho đại đa số các thành viên xã hội có
khả năng tiếp cận và thu nhận thông tin
- Báo chí là hoạt động chính trị - xã hội.
+ Chính trị có thể hiểu là những chủ trương, chính sách của Đảng cầm quyền
+ Hoạt động chính trị:
9
. chính sách đối nội: xem xét các vấn đề trong nước: an sinh xã hội,
. chính sách đối ngoại: quan hệ giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới, gồm: điều
kiện các nguồn lực, khai thác nội lực.
+ Hoạt động xã hội: từ thiện, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Hiện nay, các báo
tham gia hoạt động xã hội ngày càng nhiều
- Báo chí là hoạt động kinh tế - dịch vụ
+ sản phẩm báo chí là sản phẩm hàng hóa đặc biệt
+ sản phẩm báo chí được tiêu thụ, sẽ mang lại:
. thu được lợi nhuận nhờ bán sản phẩm trực tuyến, quảng cáo, các loại hình dịch vụ
khác…
. gây ảnh hưởng cho người khác
+ báo chí là sản phẩm hàng hóa đặc biệt vì tác động đến tư tưởng, tình cảm và có khả
năng hình thành lối sống.
+ là sản phẩm của tổ chức chính trị nên báo chí cũng là sản phẩm chính trị và mang
mục đích chính trị
+ càng nhiều người dùng thì giá trị sử dụng càng cao
+ báo chí có giá trị tức thời nhưng kết quả, hoặc hậu quả để lại mang tính lâu dài
+ đặt ra yêu cầu cho người viết phải tư duy cẩn trọng, suy xét kỹ càng trong việc lựa
chọn, khai thác đề tài cũng như việc chọn cách viết
+ dịch vụ báo chí là một cách để giao tiếp cuộc sống, là một cách để báo chí tham gia
giải quyết các vấn đề xã hội.
2. Cơ chế tác động của báo chí
Cơ chế có thể được hiểu là một quá trình và cách thức diễn ra hay thực hiện của một
hiện tượng xã hội; quá trình và cách thức ấy bao gồm các công đoạn và mối quan hệ giữa
chúng theo một trạt tự logic nhằm hướng tới một mục tiêu nào đó.
Xuất phát từ thực tiễn kinh tế - xã hội, báo chí tác động vào ý thức quần chúng nhằm
tập hợp, thuyết phục, động viên và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề
kinh tế - xã hội thông qua việc góp phần thay đổi nhận thức, thái độ và điều chỉnh hành vi
của con người và các nhóm công chúng xã hội phù hợp với nhu cầu phát triển.
- Năng lực nhận thức và phản ánh thực tiễn. Muốn nhận thức được thực tiễn và
dùng thực tiễn tác động vào công chúng, nhà báo cần phải nhận thức được bản chất tình hình,
xu hướng và tiến trình vận động của cuộc sống.
- Nhận thức đó của nhà báo có thể căn cứ vào hai hệ quy chiếu: các văn bản quy
phạm pháp luật và hệ thống các quan điểm giá trị đạo đức , đạo lý của dân tộc, cộng đồng.
Mặt khác, nhà báo cũng cần phải thông hiểu tình hình khu vực và thế giới, nhất là các mối
quan hệ chính trị - kinh tế.
- Nói phản ánh, chúng ta thường chú ý tới ba đặc tính quan trọng:
10
+ phản ánh hiện thực khách quan: k đc bịa đặt, thêm thắt, vo tròn bóp méo vì bất cứ
mục đích gì.
+ phản ánh có chọn lọc: chọn lựa phải có căn cứ, có tiêu chí khoa học – thực tiễn
nhất quán, rõ ràng, đồng thời gắn với lợi ích.
+ phản ánh của con người luôn luôn thể hiện tính tự giác: xác định mục đích thông
tin – vì lợi ích cộng đồng, vì sự phát triển của xã hội.
- Do đó, nhà báo vừa phải phát hiện sự việc, sự kiện, vừa phải phát hiện, phán
đoán và cân nhắc giá trị thông tin của nó tác động tới quan hệ trong tình hình và bối cảnh cụ
thể đặt ra.
Nhận thức thực tiễn của nhà báo có được qua hoạt động thu thập, xử lý và chuyển tải
thông tin cho công chúng.
- tác phẩm báo chí chính là phương tiện giúp nhà báo nói chuyện với công chúng.
- để có được thông điệp – tác phẩm báo chí hay, hấp dẫn công chúng, đòi hỏi ở
người viết quá trình lao động sáng tạo, công phu, nghiêm túc; có tâm và nhiệt huyết; k chỉ
đòi hỏi trình độ, năng lực mà còn là năng khiếu nghề nghiệp; k chỉ trình độ văn hóa, vốn
sống mà quan trọng là năng lực nhận thức, sức bật tư duy, khả năng phản ứng nhanh nhạy…
Tác phẩm báo chí sau khi được hoàn tất sẽ được mã hóa và chuyển tải bằng các kênh
truyền thông tác động đến công chúng xã hội, tức là tác động vào ý thức quần chúng mà
trước hết là tác động vào dư luận xã hội. Và khi đó, ở đây xuất hiện khái niệm . hiệu lực
- Hiệu lực là hiệu ứng xã hội – tác động thực tế do ấn phẩm báo chí tạo ra, là khả
năng thu hút sự chú ý của công chúng và DLXH, có thể phù hợp hay k phù hơp với yêu cầu
của chủ thế. Bởi, ấn phẩm truyền thông mỗi khi đã được xã hội hóa thì khó có thể kiểm soát
được những chấn động xã hội do nó tạo ra, thậm chí càng cố gắng kiểm soát thì năng lực
chấn động càng lớn.
+ Hiệu lực tác động của báo chí phụ thuộc:
+ Tính chất quy mô, năng lực, mối quan hệ tác động của sự kiện thông tin
+ Nguồn tin
+ Thời điểm thông tin
Tiếp theo, sau khi tác động và DLXH, tạo ra được hiệu lực, vấn đề cần quan tâm là các
ấn phẩm báo chí có đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội hay k và mối quan hệ giữa hiệu lực –
hiệu quả diễn ra như thế nào ?
- Về mặt ngữ nghĩa, có thể hiểu, hiệu quả là kết quả như yêu cầu của việc mang
lại.
- hiệu quả hoạt động báo chí được thể hiện qua nhận thức, thái độ, hành vi của
công chúng xã hội, của nhân dân nói chung về những vấn đề cơ bản, bức xúc, thiết thực của
tiến trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như việc hình thành nhân cách và diện mạo văn hóa
của mỗi cá nhân. Cụ thể:
11
+ thay đổi nhận thức của nhân dân từ chưa đúng đắn đến đúng đắn hơn, từ nông đến
sau, từ khác biệt đến tương đồng…
+ thống nhất nhận thức để hình thành niềm tin, ý chí làm cơ sở cho hành động của
đông đảo quần chúng giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển.
Như vậy, muốn tạo được hiệu quả, trước hết phải tạo được hiệu lực. Và theo chiều
thuận, hiệu lực càng mạnh thì hiệu quả đạt được sẽ càng cao.
- Hiệu lực và hiệu quả phát triển theo tỷ lệ thuận trong trường hợp hiệu lực tác
động phù hợp, cùng chiều với mục đích của chủ thể báo chí.
- Nếu hiệu lực tác động nằm ngoài mục đích yêu cầu của chủ thể hoạt động báo
chí thì sẽ có quan hệ tỷ lệ nghịch.
Tóm lại, do việc nghiên cứu cơ chế tác động của báo chí luôn đặt trong môi trường
kinh tế - xã hội cụ thể, trong môi trường pháp lý và văn hóa của cộng đồng nên hiệu quả tác
động của báo chí cũng chịu sự chi phối, phụ thuộc của nhiều yếu tố từ kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội; từ chủ quan đến khách quan…
Từ đây, các loại hình báo chí nói chung, báo in nói riêng cần chú ý khai thác những
điểm mạnh cũng như hạn chế những điểm yếu, đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ để có
thể tạo nên làn sóng thông tin, truyền dẫn DLXH.
Câu 14:
Phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo
Trả lời:
1. Một số quan niệm về nhà báo
- Là người dễ mến, giao du rộng, biết nhiều người và được nhiều người biết đến, biết
lôi kéo và thu phục người khác, hay có lời khuyên đúng lúc đúng nơi.
- Là một con quái vật, chân luôn muốn chạy, tay luôn muốn viết, tai lúc nào cũng dỏng
ngược lên để nghe ngóng, mũi luôn muốn dí vào chuyện của người khác, mắt thường có cái
nhìn xoi mói và mỗi sợi tóc là một cần ăng ten.
- Hồ Chí Minh: nhà báo là những người trí thức mẫn cảm nhất của xã hội Việt Nam.
Đó là những người có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, giản dị và trình
độ tinh thông nghề nghiệp, gần gũi, cảm thông sâu sắc với nhân dân.
2. Chín phẩm chất nghề nghiệp mỗi nhà báo cần có:
12
- Năng khiếu: Năng khiếu như “chất” bôi trơn, giúp người ta giải quyết công việc
nhẹ nhõm, thanh thoát nhưng có hiệu quả hơn. Với nhà báo, năng khiếu là cơ chế khởi động,
là tín hiệu khả năng đến với nghề nghiệp.
- Năng lực hành nghề:
+ Năng lực được hiểu là những đặc trưng của cá nhân, biểu hiện ở mức độ hoàn thành
nhiệm vụ được giao trong những điều kiện và phạm vi nhất định.
+ Với nhà báo, đó là mức độ nhanh nhạy, sâu sắc và chắc chắn của việc nắm bắt thành
thạo các biểu hiện trong quá trình thu thập, xử lý thông tin trên cơ sở dày dặn và phong phú
hệ kiến thức, biết tư duy, có phương pháp và giàu kinh nghiệm thực tiễn.
Lập trường xã hội, thế giới quan: Đây là yếu tố mang tính quyết định cho sự phát triển
của năng khiếu báo chí. Lập trường xã hội là yếu tố nền tảng quyết định khuynh hướng hoạt
động của nhà báo, là yếu tố chi phối ng làm báo từ cách xác định khuynh hướng tư tưởng,
lựa chọn sự kiện, nắm bắt tình hình đến việc phân tích, luận giải các sự kiện thời sự và vấn
đề xã hội. Việc xác định rõ ràng quan điểm chính trị - xã hội của bản thân trong cuộc sống,
xã hội và trong nghề nghiệp… giúp người làm báo k bị “ nhầm lẫn” khi lựa chọn, phân tích
đánh giá các sự kiện và vấn đề một cách sáng rõ, thuyết phục, có hiệu quả tác động cao.
- Hệ thống các tư chất cá nhân: bảo đảm cho nhà báo hoạt động có hiệu quả trong
môi trường giao tiếp, tác nghiệp rộng rãi, mạnh mẽ và luôn biến động. Tư chất cá nhân là
màng thẩm thấu chắt lọc, lựa chọn các thông tin, kiến thức, thông tin từ bên ngoài và biến
những cái đó thành của riêng mình; đồng thời nó còn như một bộ lọc để biểu thị thái độ, ửng
xử của cá nhân đối với các mối quan hệ xung quanh.
- Hệ thống kiến thức phong phú, đa dạng: gồm nhóm cơ bản:
+ Hệ kiến thức rộng rãi, có định hướng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
+ Nhóm lĩnh vực kiến thức nghề nghiệp báo chí, từ lịch sử, lý luận đến xã hội học báo
chí
+ Những lĩnh vực kiến thức chuyên ngành mà nhà báo quan tâm, nghiên cứu như một
lĩnh vực đề tài
- Kỹ năng, kinh nghiệm, vốn sống:
+ Kỹ năng là những cách thức thao tác nghề nghiệp của nhà báo trong quá trình nắm
bắt tiếp cận, thu thập thông tin
+ Vì hoạt động báo chí là một hoạt động chính trị - xã hội nên nhà báo cần có một vốn
sống phong phú, cần có sự trải nghiệm và biết học hỏi ở đồng nghiệp để đúc kết, chắt lọc
thành những kinh nghiệm nghề nghiệp.
- Trách nhiệm xã hội: Đây là phạm vi bắt buộc hình thành nghề nghiệp; là yếu tố
giúp nhà báo phát hiện ra vấn đề, ý tưởng cho các tác phẩm báo chí. Đối với các nhà báo
chân chính đó được coi là trách nhiệm chính trị.
13
- Tính trung thực: Trong điều kiện mới của cuộc đấu tranh tư tưởng ngày càng
phức tạp, đồng thời trong cơ chế nền kinh tế thị trường, tính trung thực ngày càng được quan
tâm và nhấn mạnh. Nhà báo Nguyễn Hữu Thọ từng nói: “nhà báo không được để cho ma lực
của đồng tiền uốn cong ngòi bút của mình”.
- Lòng yêu nghề: Yêu nghề tức là yêu cái nghề mà đã dấn thân vào là phải chịu
vất vả, nhọc nhằn cho đến khi… vĩnh biệt cõi đời. Nhưng chính vất vả và cực nhọc ấy đem
lại cho ta hạnh phúc, niềm vui và vinh quang từ công chúng, lịch sử.
Câu 8: Chức năng thông tin giao tiếp của báo chí.
Chức năng là vai trò, bổn phận nghĩa vụ của yếu tố đối với hệ thống. hay nói cách khác, theo
quan điểm của CN Mác – Lê nin, chức năng của một sản phẩm hang hóa nào đó phụ thuộc
vào trình độ phát triển của xh, trình độ phát triển càng cao, chức năng hay giá trị của hang
hóa càng phong phú. Do vậy, BC là một loại hang hóa đặc biệt, giá trị của nó phụ thuộc vào
trình độ phát triển của xh, trình độ phát triển càng cao - giá trị sử dụng của hang hóa càng
phong phú.
Do đó:
Nghiên cứu chức năng xh của Bc là nghiên cứu sự tồn tại của BC đối với xh
Theo luận điểm của Mác: Xh phát triển càng cao, con người càng văn minh, chức năng của
BC càng đa dạng vì giá trị sử dụng hang hóa phụ thuộc vào sự văn minh của con người.
Vai trò vị trí của chức năng thông tin giao tiếp:
Thông tin là chức năng khởi nguồn, chức năng cơ bản nhất của truyền thông đại chúng.
Truyền thông đại chúng ra đời và phát triển trước hết là nhằm thỏa mãn ngày càng cao nhu
cầu thông tin của con người xã hôi. Thông tin là nhu cầu phát triển của con người, đồng thời
là động lực kích thích sự phát triển. xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin càng cao.
Thông tin và tuyên truyền là hai mặt của 1 vđ bởi mục đích của thông tin chính là tuyên
truyền.
Thông tin trên các kênh truyền thông đại chúng đã không chỉ trở thành sức mạnh chính trị
trong cuộc đấu tranh chính trị, tư tưởng, sức mạnh đột phá của sự phát triển kt, khoa học mà
còn góp phần hình thành diện mạo văn hóa quốc gia cũng như nhân cách mỗi con người.
Từ thực tiễn xh Việt Nam, nền kt thị trường phát triển thì khối lượng và chất lượng thông tin
càng cao.
Về thông tin, báo chí phải đạt được yêu cầu:
+ Thông tin nhanh chóng, hợp thời, phù hợp với lợi ích của công chúng. Nếu khái niệm
nhanh chóng được hiểu là khoảng thời gian từ khi sự kiện, vđ nảy sinh đến khi đông đảo
công chúng biết được qua các phương tiện truyền thông, thì hợp thời là việc công bố, việc xã
hội hóa sự kiện, vđ ấy vào thời điểm nào có lợi nhất cho chủ thể truyền thông cũng như cho
công chúng xh. Một yếu tố nữa là tính gần gửi, tin tức gần gữi về kgian địa lý, gần gũi về lợi
ích.
14
+ Thông tin phải trung thực, đúng bản chất của sự kiện, đảm bảo lợi ích chính trị, dân tộc và
quan trọng với bản than mình. Tính trung thực có thể biểu hiện ở các cấp độ sau:
Sự kiện phải được thông báo xác thực, đúng bản chất, quy mô của nó, không sai lệch, không
“có bé xé ra to”, không thêm thắt các chi tiết làm cho sự kiện bị sai lệch.
Sự kiện thông tin được đặt trong tình hình, bối cảnh và tác động tích cực tới các mối quan hệ
hiện tại.
Những sự kiện và vđ thông tin trên truyền thông có ảnh hưởng tích cực đến lợi ích của nhóm
công chúng nào, có mang lại lợi ích cho đông đảo nhân dân, hay chỉ 1 vài ca nhân, nhóm
nhỏ. Mọi thông tin, thông điệp luôn luôn vì sự phồn thịnh của đất nước, sự chấn hưng dt.
+ Thông tin phong phú đa dạng, tránh một chiểu. Nhu cầu thông tin cũng như đời sống tinh
thần của con người, không chấp nhận sự đơn điệu, nghèo nàn. Một thông điệp dù hấp dẫn
đến mấy cũng có lúc trở nên nhàm chán. Một ấn phẩm truyền thông cần phải thường xuyên
được cải tiến, thường xuyên phải “làm mới” để kích thích nhu cầu tiếp nhận của công chúng.
+ Thông tin phải định hướng, hướng dẫn dư luận. Đây cũng chính là nhiệm vụ hang đầu của
truyền thông đại chúng nhằm phục vụ tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Bởi nó có khả
năng nhằm phục vụ tiến trình phát triển kt- xh. Bởi nó có khả năng vận động nhân dân tham
gia thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; kêu gọi tập hợp
nhân dân giải quyết các vđ lien quan đến lợi ích của cộng đồng, đất nước. Từ đó đảm bảo sự
phát triển bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống.
+Thông tin BC phải phù hợp với văn hóa và phát triển, đảm bảo tính nhân văn. Yêu cầu này
càng trở nên cấp thiết trong đk toàn cầu hóa, khu vực hóa đã và đang diễn ra nhanh chóng
trên mọi lĩnh vực.
Trước những yêu cầu về thông tin đề cập trên, nhà báo – người cung cấp thông tin cần phải
đảm bảo các yêu cầu ( 5 yêu cầu):
+ phong cách chuyên nghiệp
+ có nền tảng kiến thức
+ có đạo đức nghề nghiệp
+ thiết lập được mối quan hệ và mạng lưới săn tin
+ có khả năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật công nghệ hiện đại.
Câu 9: Chức năng văn hóa – giải trí của báo chí
Vị trí vai trò của chức năng văn hóa giải trí:
-Các sản phẩm truyền thông góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí và phát huy các giá trị
văn hóa của dân tộc cũng như giao lưu, tiếp thu các tinh hoa văn hóa của các dt trên thế giới,
phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, chấn hưng dt
- Quá trình phát triển văn hóa VN: VN có nền văn minh phát triển từ rất sớm, khoảng 10.000
năm văn minh , nó có nhiều mặt tích cực và hạn chế.
Phương thức báo chí tham gia phát triển vh:
15
+ Đại chúng hóa các giá trị văn hóa
+ kích thích năng lực sáng tạo, giá trị mới của cộng đồng
+Tiếp thu và biến đổi
+ báo chí thạm gia, giới thiệu, tổng kết kinh nghiệm
+ nhà báo cố gắng là nhà văn hóa, có phông vh.
-Giải trí đối với bc: giúp công chúng tạo điều kiện cho công chúng sử dụng thời gian rỗi, cân
bằng tâm sinh lý:
+ Thông tin mới, hay ( các tác phẩm văn nghệ)
+Truyền hình là kênh giải trí
Câu 10: chức năng tư tưởng của bc
Đây là chức năng xuyên suốt của báo chí
Báo chí đi đầu trong việc giáo dục tư tưởng, lý tưởng xh và con người
Đặc thù chức năng tư tưởng của bc là tác động đối với mỗi con người
BC là tư tưởng thông qua thông tin sự kiện. Nó không chỉ thông tin sự kiện mà nó còn bình
luận sự kiện đang diễn ra( Hay cụ thể qua việc cung cấp thông tin, việc bình luận đánh giá)
Báo chí tuyên truyền lý luận Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng ( Tư tưởng tốt
làm tiền đề cho đường lối chính sách tốt)
Nhờ đó mà kịp thời đấu tranh chống lại mọi thế lực thù địch, tư tưởng bảo thủ, lạc hậu. Nó
cũng chú trọng kích thích tích cực, đấu tranh hành động tiêu cực.
Yêu cầu đối với nhà báo phải sâu sát, nhạy bén, phải có linh cảm nghề nghiệp và có long
nhiệt thành.
Câu 11: Chức năng giám sát, phản biện xh của BC
Với khả năng tổ chức, tập hợp lực lượng, báo chí tham gia quản lý để đảm bảo luồng thông
tin hai chiều. Từ Đảng và Nhà nước đến dân và từ dân đến Đảng Nhà nước. Nhờ đó, Nhà
nước có thể nắm bắt hiệu quả của những chính sách và từ đó chỉnh sửa, bổ sung và hiểu được
tâm tư của người dân.
Phản biện xã hội là một phương thức mới trong xã hội ta, thể hiện 1 tư duy mới. Phản biện
xã hội là nêu ra cái tiêu cực, không tốt để hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung. Phản biện xh là phản
biện chủ trương, chính sách, pháp luật, nêu ra cái tốt, chỉ ra sự bất cập. Việc giám sát là độc
lập bới nếu giám sát không độc lập thì sẽ biến thành đồng lõa.
Yêu cầu:
Điều kiện để tăng cường chức năng giám sát, phản biện xh của bc nói chung:
+ đặc thù phản biện, giám sát xh của báo chí: đây là giám sát phản biện của nhân dân, là tai
mắt hay chính là giám sát của nd.Do đó, tăng cường phản biện, giám sát là phát huy quyền
làm chủ của người dân. Muốn giám sát và phản biện tốt, phải nâng cao dân trí, bởi dân trí là
tiền đề của dân chủ.
16
+Bộ máy công quyền mạnh, thể chế nhà nước mạnh, hệ thống pháp luật phải minh bạch, rõ
rang. Phải có thể chế quyền lực minh bạch, dân chủ. Cán bộ công quyền trong bộ máy phải
có năng lực.
Yêu cầu đối với nhà báo:
+ Chất lượng đối với nhà báo: Phẩm chất và điều kiện làm việc
+Mọi thông tin phải bảo vệ đất nước
Hằng
Câu 14 : Phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo
Thứ nhất, phải có bản lĩnh chính trị vững vàng.
Chúng ta đều biết: Nền báo chí Việt Nam là nền báo chí cách mạng. Các cơ quan báo chí đều
nằm dưới sự quản lý của Đảng và Nhà nước ta. Chức năng, nhiệm vụ của báo chí nước ta là
“tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xó hội và là diễn đàn của nhân dân”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút,
trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”6. Suy rộng ra, nhà báo Việt Nam đồng thời là nhà chính
trị, người chiến sĩ hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng-văn hoá của Đảng. Chính vì thế, nếu
không bản lĩnh chính trị vững vàng, nhà báo khó có thể hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền,
bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh chống
lại những quan điểm thù địch, sai trái trong bối cảnh kẻ thù đang tiến hành “diễn biến hoà
bình” với nhiều phương cách, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp như hiện nay.
Để trau dồi bản lĩnh như vậy, nhà báo chúng ta cần nắm vững, tin tưởng và hành động theo
sự dẫn đường của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đặt ra mục tiêu phấn đấu là
độc lập, tự do của dân tộc; hoà bình, hạnh phúc của nhân dân; sự giàu mạnh, phồn vinh của
đất nước .
Thứ hai, nhận thức đầy đủ, sâu sắc và tuân thủ nghiêm túc các chuẩn mực về đạo đức
nói chung, đạo đức nghề báo nói riêng.
Nhà báo phải có đạo đức trong sáng, phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ
công dân của mình; tuân thủ pháp luật, trong đó có Luật Báo chí, tự giác làm theo các quy
định trong “Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo”. Nhà báo phải tuyên
truyền cổ vũ và bảo vệ cái tốt, cái đẹp; phản bác và diệt trừ cái xấu, cái ác. Cuộc sống cũng
như hoạt động nghề nghiệp của nhà báo phải góp phần làm cho quan hệ giữa người với
người trong xã hội ngày càng tốt đẹp, nhân văn.
Nói một cách khái quát, nhà báo phải luôn suy nghĩ và hành động trước hết vì lợi ích của
nhân dân và đất nước, phải đặt “cái ta cộng đồng” trên “cái tôi cá nhân”.
Thứ ba, có phông kiến thức văn hoá-xã hội sâu rộng và không ngừng được bổ sung, cập
nhật.
17
Thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ thông tin, thời đại của kinh tế tri thức. Trình độ của
công chúng không ngừng được nâng cao. Do đó, nhà báo cần phải liên tục trau dồi, tích luỹ
kiến thức văn hoá-xã hội để trở thành người có tầm hiểu biết rộng lớn. Có như vậy, các tác
phẩm của anh ta mới đủ độ sâu, mới đạt tới các giá trị văn hoá để chinh phục công chúng.
Bên cạnh đó, nhà báo là người của công chúng, làm ra tác phẩm cho đại chúng. Phải có kiến
thức văn hoá-xã hội đủ sâu rộng, anh ta mới có điều kiện giao tiếp thành công với nhiều loại
đối tượng công chúng khác nhau, với trình độ nhận thức khác nhau, hoạt động trong nhiều
lĩnh vực khác nhau; từ đó tạo ra những tác phẩm báo chí có chất lượng phục vụ lợi ích của
các nhóm công chúng khác nhau.
Dù được đào tạo chuyên sâu về bất cứ lĩnh vực nào thì nhà báo cũng phải có kiến thức về
nhiều ngành khoa học liên quan khác. Có lẽ đây là lý do nhiều nước trên thế giới ưu tiên đào
tạo nghề báo cho những người đã có một bằng đại học.
Trong số các kiến thức về văn hoá-xã hội, không thể không kể đến kiến thức về ngôn ngữ
học. Ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải thông tin đặc biệt quan trọng, trong nhiều trường
hợp thậm chí là duy nhất, của nhà báo. Vì thế nhà báo phải nắm vững các kỹ năng sử dụng
ngôn từ để bảo đảm tính hiệu quả cao của hoạt động truyền thông.
Thứ tư, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ thể hiện ở tất cả các khâu trong quá trình thực hiện
một tác phẩm báo chí: từ thu thập tư liệu, xử lý thông tin, giao tiếp với nguồn tin, sử dụng
các phương tiện kỹ thuật trợ giúp cho đến việc hoàn thiện tác phẩm báo chí, v.v. Nhà báo
được giao nhiệm vụ gì thì anh ta phải thành thạo tất cả các kỹ năng có liên quan để hoàn
thành nhiệm vụ đó: có thể là kỹ năng của phóng viên, có thể là của biên tập viên, có thể là
người quản lý toà soạn, v.v. Và khi sản phẩm báo chí đến với công chúng, họ có thể đánh giá
chính xác nhà báo có phải là người có tay nghề cao hay không, nói cách khác, có chuyên
nghiệp không.
Bên cạnh đó, như chúng ta đã biết, trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, khi việc
hình thành các tập đoàn truyền thông đã trở thành xu hướng không thể đảo ngược và sự xuất
hiện các cơ quan báo chí đa loại hình (mà trong đó không thể thiếu loại hình đa phương tiện
là tờ báo Internet) cũng trở thành tất yếu, thì nhà báo, về mặt chuyên môn nghiệp vụ phải là
người “đa chức năng”. Nếu như trước đây, anh ta có thể là nhà báo chỉ chuyên về chụp ảnh,
hoặc chỉ chuyên về viết tin, bài cho báo in, hoặc chỉ chuyên quay phim cho truyền hình hoặc
chỉ chuyên biên tập cho phát thanh, v.v. thì hiện nay mô hình chuyên biệt hoá như vậy không
còn thích ứng nữa. Việc đài truyền hình có báo in, báo Internet, đài phát thanh có báo in, báo
hình, báo Internet, báo in có thêm phiên bản điện tử trên Internet, v.v. cùng với sự tương tác
chặt chẽ giữa các cơ quan báo chí đã khiến cho diện mạo các nhà báo hiện đại làm việc ở đó
thay đổi căn bản. Anh ta có thể tham gia vào việc thực hiện các tác phẩm thuộc các loại hình
báo chí khác nhau: vừa quay phim, vừa chụp ảnh, vừa viết bài, vừa dàn dựng, lồng ghép âm
18
thanh, v.v. Mặt khác, do sự cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt mà nguồn nhân lực ngày
càng hạn chế, nhà báo hiện đại không thể chỉ hoàn tất một khâu trong quá trình thực hiện một
tác phẩm báo chí mà phải thực hiện trọn vẹn tất cả các công đoạn trong quá trình này, tức là
có tính độc lập rất cao khi tác nghiệp.
Ngoài ra, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn thể hiện ở chỗ nhà báo phải là chuyên gia trong
lĩnh vực mà mình theo dõi và phản ánh. Nhà báo kinh tế phải có chuyên môn sâu về kinh tế,
nhà báo môi trường phải là chuyên gia về môi trường, nhà báo thể thao phải có kiến thức sâu
sắc về thể thao, v.v.
Những yếu tố nói trên đòi hỏi nhà báo hiện đại phải được đào tạo hết sức bài bản, kỹ
lưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và liên tục được bồi dưỡng nâng cao để theo kịp yêu cầu của
thực tiễn.
Thứ năm, có khả năng giao tiếp tốt.
Nhà báo thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều người, thuộc nhiều tầng lớp, với nhiều
trình độ nhận thức, nhiều dạng lợi ích và nhu cầu thông tin; do vậy anh ta phải có kỹ năng
giao tiếp tốt để nhận được sự hợp tác, đồng thuận; trên cơ sở đó, hoàn thành nhiệm vụ của
mình. Trước hết, nhà báo cần giao tiếp tốt với công chúng-những người sẽ đón nhận và chịu
sự tác động từ tác phẩm của anh ta. Kế đó, anh ta phải giao tiếp tốt với nguồn tin, đồng
nghiệp, với cấp trên-những người góp phần làm nên thành công của tác phẩm báo chí.
Khả năng giao tiếp, ở mức độ nào đó, thể hiện tầm vóc văn hoá của nhà báo. Những
hành vi ứng xử dựa trên sự tôn trọng đối tác, tôn trọng người đối thoại, tôn trọng nghề nghiệp
và hình ảnh của bản thân mình luôn hàm chứa những giá trị văn hoá không nhỏ và góp phần
tạo dựng chân dung nhà báo như một nhà văn hoá. Thực tế cả trong nước và ngoài nước đều
cho thấy, các nhà báo lớn, có tên tuổi thường đồng thời là nhưng nhà văn hoá đích thực với ý
nghĩa trọn vẹn của từ này.
Thứ sáu, phải có khả năng ứng dụng tốt các thành quả của khoa học-công nghệ trong tác
nghiệp và giỏi ít nhất một ngoại ngữ thông dụng.
Hiện nay, hoạt động báo chí không thể tách rời các sản phẩm của khoa học-công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Do đó, nhà báo phải có kiến thức vững vàng về công
nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các thiết bị kỹ thuật phục vụ tác nghiệp. Bên cạnh đó, nhà
báo phải thành thạo một ngoại ngữ thông dụng, nhất là tiếng Anh (theo các chuyên gia, hiện
hơn 80% các giao dịch trên thế giới diễn ra bằng tiếng Anh và phần lớn các thông tin trên
Internet được chuyển tải qua tiếng Anh). Bác Hồ từng nói: “Trong nghề làm báo, ta có kinh
nghiệm của ta, nhưng ta cũng cần phải học thêm kinh nghiệm của các nước anh em. Muốn
thế, thì những người làm báo ít nhất cũng cần biết một thứ tiếng nước ngoài”.[7] Thực tế cho
thấy, ngoại ngữ là phương tiện quan trọng giúp nhà báo khai thác các nguồn thông tin bằng
tiếng nước ngoài, mở mang tri thức mọi mặt, học hỏi kinh nghiệm của báo chí thế giới, mở
19
rộng và nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp; qua đó, hội nhập hiệu quả và đạt tới
đẳng cấp quốc tế.
Thứ bảy, có kiến thức nhất định về kinh tế báo chí.
Trong nền kinh tế thị trường, báo chí cho dù có là sản phẩm văn hoá đặc biệt thì vẫn
là hàng hoá mang giá trị kinh tế và chịu sự cạnh tranh quyết liệt theo đúng các quy luật của
thị trường. Do vậy, kiến thức kinh tế sẽ giúp nhà báo đóng góp hiệu quả hơn vào việc phát
triển thị phần của sản phẩm báo chí mà mình tạo ra, từ đó, phát triển chính cơ quan báo chí.
Và chức vụ của nhà báo trong cơ quan báo chí càng cao thì kiến thức về kinh tế báo chí lại
càng quan trọng.
Trên đây là những phẩm chất cơ bản mà, theo chúng tôi, nhà báo Việt Nam hiện nay cần sở
hữu nếu muốn hoàn thành sứ mệnh gian khó nhưng cũng đầy vinh quang của mình. Và có
thể nói, những khuyết điểm, yếu kém của báo chí nước ta thời gian qua như: có lúc, có nơi
chưa thật sự bám sát tôn chỉ, mục đích, thậm chí vi phạm Luật Báo chí, mắc sai phạm về
quan điểm, đường lối, chạy theo xu hướng thương mại hoá, coi nhẹ chức năng chính trị, tư
tưởng của báo chí cách mạng, v.v. chủ yếu liên quan tới việc một số nhà báo, kể cả cán bộ
lãnh đạo quản lý báo chí, còn thiếu hoặc thể hiện chưa tốt một hay nhiều hơn trong số các
phẩm chất nói trên.
Câu 15 : Luật báo chí và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo
Những nguyên tắc nền móng xây dựng quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp nhà báo Việt Nam
1. Nguyên tắc về phẩm chất chính trị:
Đây là nguyên tắc hàng đầu, vì làm báo là làm chính trị.
2. Nguyên tắc về trình độ và năng lực chuyên môn:
Là nguyên tắc nhằm đảm bảo cho nhà báo hoàn thành tốt nhiệm vụ trong hoạt động nghề
nghiệp.
3. Nguyên tắc về đạo đức cá nhân
Đạo đức cá nhân là cơ sở để nhà báo xây dựng và phát huy đạo đức nghề nghiệp. Nhà báo
không thể có đạo đức nghề nghiệp nếu chưa có những phẩm chất tối thiểu của đạo đức làm
người.
4. Nguyên tắc về hiệu quả công việc
Kết quả công tác là thước đo phẩm chất đạo đức của nhà báo. Đặc biệt phải quan tâm đến
hiệu quả xã hội của hoạt động nghề nghiệp và hiệu quả từ các tác phẩm báo chí do nhà báo
sáng tạo ra.
Từ “Quy ước” đến “Quy định Đạo đức nghề nghiệp của Người làm báo Việt Nam” đã có
những điểm mới. Về hình thức, được viết ngắn gọn, súc tích hơn nhằm giúp các nhà báo dễ
nhớ để thực hiện. Nội dung được nhấn mạnh vào sự gắn bó hết lòng hết sức phục vụ nhân
20
| 1/97

Preview text:

Phần I: Cơ sở lý luận nghành
Câu 1: Bản chất của truyền thông
Thứ nhất :truyền thông là hoạt động thông tin giao tiếp xã hội Thông tin truyền thông:
+ Cung cấp sự kiện, vấn đề
+ Kỹ năng, kinh nghiệm mà chủ thể, khách thể quan tâm hoặc liên quan đến mục đích truyền thông. 
Là cơ sở thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi cho công chúng và chủ thể truyền thông.
Giao tiếp xã hội: Cần có diễn đàn, môi trường tương tác, thể hiện ở các cấp độ khác nhau,
trước tiên là giao tiếp liên cá nhssn, giao tiếp nhóm, giao tiếp đại chúng. -
Đk cần: Năng lực, trình độ và phương tiện giao tiếp 
Phụ thuộc trình độ phát triển xã hội về con người, văn hóa, kinh tế, công nghệ, truyền thông. -
ĐK đủ: là môi trường chính trị, văn hóa, xh, giao tiếp -
Nếu nền chính trị dân chủ, công khai, minh bạch sẽ kích thích giao tiếp thông tin,
truyền thông, cá nhân chia sẻ thông tin, tư tưởng. 
Nếu nền c. Trị độc đoán, bưng bít thông tin nhằm chuộc lợi nhóm, sẽ hạn chế, cấm
đoán giao tiếp thông tin truyền thông. 
Xã hội nào có chế độ chính trị ưu việt, đề cao con người, sức sáng tạo cá nhân, tạo
được môi trường truyền thông, phát huy được nguồn lực con người (tài nguyên mềm) và tài
nguyên cứng, xh đó sẽ phát triển bền vững nhanh chóng, ngược lại ptr chậm chạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Thứ hai: Truyền thông là phương tiện, phương thức liên kết xh -
Thông qua thông tin,G. tiếp xh ,Tr. Thông là phương tiện, phương thức liên kết xh hiệu
quả nhất, tùy vào dạng thức,cấp độ, loại hình tr. Thông mức l.kết xh khác nhau -
Tr. Thông nội cá nhân cũng biểu hiện liên kết truyền thông, phụ thuộc vào đk giao
tiếp, trình độ, tư chất và năng lực tư duy do môi trường xh, GD, tạo ra -> tư chất liên kết ở
truyền thông cá nhân, nhóm và đại chúng thể hiện rõ hơn. -
L. kết xh là phương thức khơi nguồn khai thác, phát huy nguồn lực, sức mạnh mềm
của quần chúng, quốc gia, khu vực. -
DLXH, niềm tin công chúng, nhân dân là sức mạnh mềm nhận thức năng lực sáng tạo,
thái độ cảm xúc của mỗi người & nhân dân là sức mạnh mềm QG, nếu biết khai thác và phát
huy sẽ p.huy theo cấp số nhân.
Thứ 3: truyền thông là phương tiện và phương thức can thiệp xh -
Mọi vđ xh là do con người tạo ra, đc giải quyết thông qua phương tiện truyền thông và
dạng thức truyền thông. Thông điệp truyền thông tác động vào nhận thức, thái độ và hành vi
xh của đông đảo công chúng, gips họ có thêm ttin và nhận thức giải quyết vấn đề. 1 -
Bc – Tr thông có khả năng dự báo và cảnh báo rủi ro, khủng hoảng, giúp hoạch định
chính sách, tìm phương cách giải quyết vđ đảm bảo p triển bền vững. -
T thông đại chúng là p tiện giám sát, phản biện xh, p/á tâm tư, nguyện vọng thể hiện s
mạnh cộng đồng, tạo nên áp lực xh, tìm kiếm giải pháp tối ưu cho các vđ xh bằng dư luận xh.
VD: Mùa xuân Ả rập (2011) lan từ Bắc Phi sang Trung đông từ vụ việc 1 thanh niên bán
hàng rong bị cảnh sát ức hiếp , đánh đập thô bạo phẫn uất mà tự thiêu, thổi bùng lên cơn
phẫn nọi từ Tunisian Repulic đến Ai cập. Ở Ai cập người dân đã hạ bệ H-Mu_Ba-Rắc nhà
lãnh đạo kỳ cựu nhất Ai cập. -
trên đây liên quan đến v.trò đặc biệt to > của truyền thông với tư cách là phương
tiện, phương thức liên kết xh trong chuỗi mđ chính trị.
Câu 2: Cá lý thuyết truyền thông trực tiếp. -
TT.trực tiếp là hoạt động truyền thông có sự tiếp xúc trực tiếp giữa những người tham gia truyền thông. -
Tt trực tiếp có thể là tr.thông 1 -1 (hai người truyền thông trong bối cảnh gặp gỡ trực tiếp) -
Tr thông trong nhóm: thảo luận nhóm nhỏ trong hội thảo -
Truyền thông diễn thuyết trước đám đông cũng thuộc nhóm tr thông trực tiếp. -
Ưu điểm: khả năng tạo ra sự tương tác, bày tỏ cảm xúc, thái độ thu hút công chúng
bằng sự trực quan sinh động… Năng lực, uy tín, kỹ năng tr thông, tương tác, tâm lý hòa
nhập, chia sẻ của chủ thể tr thông có vai trò quan trọng trong quá trình tạo hiệu quả, hiệu ứng tr thông.
Câu 3: các dạng thức truyền thông -
Căn cứ vào kênh chuyển tải thông điệp có truyền thông trực tiếp, truyền thông gián
tiếp và các dạng thức truyền thông khác nhau -
Tr thông trực tiếp: “Như trên” -
Tr thông gián tiếp: Là loại hình tr thông trong đó những chủ thể truyền thông không
tiếp xúc đối mặt với đối tượng tiếp nhận mà thông qua các yếu tố trung gian để truyền dẫn thông điệp. -
Kỹ thuật và công nghệ tr thông càng hiện đại, p tiện truyền dẫn và quảng bá thông điệp càng phong phú, đa dạng -
VD: Qua bưu điện : Gửi thư, gọi điện, qua internet: chat, email, forum.. -
Tr thông qu các p tiện tr thông đại chúng như: báo, tạp chí, pthanh, tr hình… 
Căn cứ vào mức độ phạm vi tác động có thể chia thanh: Truyền thông nội cá nhân, tr
thông liên cá nhân, tr thông nhóm và tr thông đại chúng. 2 -
Truyền thông nội cá nhân:Là quá trình tr thông với chính mình diễn ra trong mỗi cá
nhân, do tác động của m trường bên ngoài- những tác nhân ảnh hưởng khác cùng q trình tiếp
nhận và chế biến tt trong mỗi cá nhân. -
Tr thông nội cá nhân tích cực, chủ động bao nhiêu, qua trình tích lũy kiến thức, kỹ
năng và kinh nghiệm càng cao bấy nhiêu. Vd: Cùng nghe buổi nói chuyện, đọc chung 1
quyển sách nhưng ai chịu khó tư duy, khái quát… sẽ thu đc nhiều hơn về mình. -
VD trên là biểu hiện cụ thể của năng lực tư duy, thường xuyên, liên tục ở mỗi cá nhân. -
Hiệu quả của dạng thức này phụ thuộc vào năng lực, tư chất cá nhân và m trường giao tiếp. -
Tr thông nội cá nhân vừa là yếu tố kích thích phát triển vừa là tiêu chí đánh giá năng lực tư duy cá nhân. -
Theo thuyết “ đa thông minh” của Howard Gardner cho rằng đánh giá sự thông mình
qua kiểm tra IQ chưa phản ánh đầy đủ khả năng tri thức đa dạng của con người, có khi một
hs dễ dàng làm bài toán trong chốc lát, có người loay hoay mãi ko xong nhưng người không
làm đc lại có khả năng thông minh dạng khác. -
Thomas Amstrong xuất bản cuốn “ 7 loại hình thông minh giúp độc giả khám phá bản
thân có thiên hướng về trí thông minh nào và cách luyện tập để phát triển trí thông minh đó… -
Cũng có ý kiến không có truyền thông nội cá nhân nhưng dạng thức tr thông này là
nhằm đề cao tư duy theo hướng chủ động, tích cực của cá nhân – yếu tố quan trọng trong qua
trình tạo lập “ vốn con người” trong quá trình hình thành kinh tế tri thức, toàn cầu hóa, thế giới phẳng…
Truyền thông liên cá nhân: -
Là dạng thức truyền thông trong đó các cá nhân tham gia tổ chức, thực hiện trao đổi
thông tin, suy nghĩ, tình cảm… tạo ra sự hiểu biết, sự ảnh hưởng lẫn nhau về nhận thức, thái
độ, hành vi, đó là quá trình thông tin – G tiếp và liên kết cá nhân, chịu ảnh hưởng, tác động
lẫn nhau và chi phối môi trường g.tiếp của xh. -
C,lượng tr thông nội cá nhân và liên cá nhân là tiền đề, đk nâng cao c.lượng tr.thông. Truyền thông nhóm -
Là dạng truyền thông đc thực hiện và tạo ảnh hưởng phạm vi từng nhóm hoặc giữa các
nhóm xh cụ thể, khác với truyền thông liên cá nhân, truyền thông nhóm và truyền thông 1- 1
nhóm, tr thông nhóm đòi hỏi kỹ năng giao tiếp ở cấp độ cao hơn, khả năng liên kết và tương tác cao hơn. -
Muốn đạt hiệu quả các thành viên trong nhóm phải tuân thủ nguyên tắc phát huy tính
chủ động tham gia bày tỏ, chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến… và phải tôn trọng ý kiến của nhau
trên nguyên tắc tìm kiếm những tương đồng và bảo lưu sự khác biệt. -
Tr thông nhóm phát triển tích cực là cơ sở tiền đề cho xh phát triển bền vững. 3 -
Cá nhân nào có tư duy vượt trội sẽ làm nhóm trưởng, cá nhân này sẽ có vai trò kéo xh
phát triển theo hình chóp, cơ chế lựa chọn qua thi cử…
Truyền thông đại chúng: -
Là dạng thức truyền thông - giao tiếp công chúng rộng rãi và đc thực hiện thông qua
các p. tiện kỹ thuật và công nghệ truyền thông với phạm vi ảnh hưởng rộng lớn tới công chúng- nhóm lớn xh. -
Loại hình truyền thông tiêu biểu như: Sách, báo in, ấn phẩm in, điện ảnh, pthanh, tr
hình… Trong các loại hình tr thông này báo in, tạp chí, p thanh, tr hình, báo mạng có vị trí
trung tâm, chi phối sức mạnh, nản chất, khuynh hướng vận động của truyền thông đại chúng. -
Tr thông đại chúng phát triển, phát huy tác dụng cùng qtrinh đô thị hóa, sự quan tâm
đến giáo dục con người cũng như mức độ dân chủ hóa đ/s xh. -
Quá trình toàn cầu hóa với K.Thuật- C.nghệ hiện đại, mạng xh và dạng thức truyền
thông internet càng đa dạng, việc phân biệt tính đại chúng & tr thông đại chúng với các mạng xh ngày càng phức tạp. -
Tr thông đại chúng báo chí và tr thông xh tuy có điểm giống nhau nhưng cũng có
những điểm khác biệt căn bản.
Căn cứ vào mục đích, phương thức tổ chức hoạt động truyền thông sẽ có các loại hình tr
thông: Thông tin – giáo dục- truyền thông, tuyên truyền, truyền thông thay đổi hành vi, tr thông vận động xh. -

Thông tin GD – Truyền thông -
Là loại hình truyền thông có chủ đích sử dụng phối hợp ba dạng truyền thông ứng với
3 mục tiêu cuj thể: Thông tin: cung cấp tt cơ bản, kiến thức nền…phù hợp với nhóm đối
tượng tr thông. Nhóm đối tượng chuyên biệt: Giáo dục : ko chỉ hướng vào Các đối tượng
đang cần những tt này mà còn cho những người cần đến trong tương lai.nhằm tạo sự thông
hiểu, định hướng cụ thể giá trị nhật thức. Tr. Thông: C,sẻ trao đổi tt, kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm,nhằm thay đổi nhận thức, hành vi. -
Quá trình tt-GD-Tr thông đòi hỏi kết hợp hài hòa, chặt chẽ 3 phương thức này trong 1 chiến dịch cụ thể. -
Tr thông vận động xh: -
Là loại hình tr thông với các nhóm đối tượng xđịnh nhằm tạo sự đồng thuận ủng hộ
mục tiêu chiến dịch tr thông. -
Tập chung chủ yếu là các nhân vật trong bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp và các
nhà hoạt động Vh-xh, các nhà tr thông nhằm tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhân vật
q.trọng cũng như dư luận xh cho chiến dịch tr thông. -
Nhằm tham gia giải quyết các v.đề lớn liên quan giải quyết các v.đề lớn l.quan đến
cộng đồng và dư luận xã hội, nhưng tâp chung chủ yếu vẫn là những đối tượng như các nhà
lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhà hđ văn hóa…. 4 -
Truyền thông thay đổi hành vi: -
hoạt động tr thông lấy việc thay đổi hành vi làm mục đích trực tiếp, có kế hoạch tác
động vào tình cảm, lý trí nhóm đối tượng, nâng cao nhận thức,kỹ năng, thái độ tích cực làm
đối tượng chấp nhận và duy trì có lợi cho các vấn đề tr thông… - Tuyên truyền: -
Là loại hình truyền thông đặc thù, dựa trên mô hình truyền thông 1 chiều, áp đặt cơ sở
lý thuyết và phương châm hoạt động. -
Được sử dụng trong hoạt động chính trị- tuyên truyền chính trị, nhưng nếu trong thời
đại toàn cầu hóa như hiện nay nếu áp dụng p.pháp này trong tg dài, tuyệt đối hóa nó sẽ tạo
những ngờ vực, có thể dẫn tới bất ổn… -
Truyền thông phát triển -
Còn gọi là tr.thông phát triển bền vững, là làm thế nào để truyền thông phục vụ cho
mục tiêu phát triển bền vững cho mỗi quốc gia, cộng đồng, đặc biệt là những nước đàn có tiềm ẩn nhiều rủi ro. -
Trong bối cảnh có thể tiềm ẩm nguy cơ và rủi ro các nước phải đề cao vai trò, trách
nhiệm của mình đối với sự phát triển bền vững của cộng đồng và đất nước.
Câu 4: Truyền thông đại chúng -
KN: Có thể hiểu TTĐC là hệ thống or mạng lưới các p.tiện tr.thông hướng tác động
vào đông đảo công chúng xã hội ( nhân dân các vùng miền, cả nc, khu vực or cộng đồng
Q.tế) để thông tin, chia sẻ nhằm lôi kéo và tập hợp, giáo dục, thuyết phục và tổ chức đông
đảo q,chúng xh và nhân dân nói chung tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế- v.hóa- xh. -
Có thể nhấn mạnh 1 số điểm sau: -
Chỉ hệ thống mạng lưới các kênh tr.thông khác nhau -
Chuyển tải khối lượng các thông điệp -
Hướng thông điệp tác động vào đông đảo công chúng xh -
Mục đích là chia sẻ thông tin, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nhằm lôi kéo, thuyết
phục, tập hợp lực lượng xh. -
Hiệu ứng cuối cùng của tr.thông đại chúng là hành vi.
Các yếu tố cấu thành tr.thông ĐC. tờ rơi - 5 Sách Qu ng cáo ả T r ờ i, ơ T g ờ ấấp Báo chí Điện nh ả
-Báo in và ấấn ph m in ấấn ẩ Pa nô
- Phát thanh, truyềền hình - báo m ng, thông tấn ạ Áp phích Các dạng th c tr ứ .thông VVVVV……. trền mạng internet
Đặc điểm – tính chất c
- Thứ nhất: Đối tượng tác động của truyền thôngđại chúng là đông đảo công chúng xh –
những quần thể cư dân ko phân biệt trình độ, tôn giáo, dân tộc, đảng phái… Khi nói
chuyện với nhóm đối tượng trong ko gian nhất định có thể biết ai đang nghe, nhưng
phát biểu trên p.tiên tr.thông đại chúng rất khó xđ ai đang theo dõi.
- Thứ 2: Các sự kiện vấn đề đăng tải trên truyền thông đại chúng luôn hướng tới việc
ưu tiên thỏa mãn, phục vụ nhu cần, mong đợi của công chúng xã hội, nhân dân. Giải
đáp những vấn đề của dân, lấy lợi ích nhân dân làm trọng, or giúp họ mở tầm mắt, nối
tầm tay trong việc nhận thức các vấn đề nảy sinh liên quan đến cs.
- Thứ 3: Tính mục đích rõ rệt: Vì truyền thông luôn tiếp xúc với công chúng, nhằm thay
đổi nhận thức, hành vi theo 1 chiều hướng nào đó nên mục đích đầu tiên là mục đích
chính trị, thông qua các khẩu hiệu chính trị, tuy nhiên ko nên tuyệt đối hóa mục đích
chính trị của TTĐC vì nó còn thỏa mãn nhiều nhu cầu khác.
- Thứ 4: Tính phong phú, đa dạng nhiều chiều.
Một: Đối tượng phản ánh gồm các sự kiện, vấn đề mọi lĩnh vực khác nhau của đ/s,
Hai: Đáp ứng nhu cầu P.triển của con người và xh từ tâm lý, tình cảm, nhận thức, hiểu biết đến hành vi. -
Ba: hệ thống kỹ hiệu các phương thức, phương tiện sx,chuyển tải đa dạng thu hút công chúng. -
Hình thức , thể loại thể hiện linh hoạt và phong phú: các bức tranh đc tái hiện chân thực c/s… -
Ttin p.phú đa dạng đã khó tt nhiều chiều càng khó hơn, nên đòi hỏi tư duy chính trị,
môi trường pháp lý và văn hóa giao tiếp của cộng đồng. -
Thứ 5: Tính dễ nhớ, dễ hiểu và dễ làm theo 6 -
Thứ 6: tính gián tiếp -
Thứ 7: Một trong những nguyên lý tr.thông là trong q.trình tr.thông, tần suất tương tác
giữa chủ thể và khách thể càng nhiều, càng bình đẳng, càng nhiều người tham gia, năng lực
và hiệu quả tr.thông càng cao. Câu 5, 6,7,14 Câu 5:
Đặc điểm của thông tin báo chí hiện đại
Trả lời:
Hiểu khái quát: thông tin là lượng tri thức mà người này hoặc đối tượng này muốn
chuyển cho người khác hoặc đối tượng khác, là cái mà A nghĩ là B chưa biết và cần biết, B
muốn biết và A muốn chuyển
.
Với báo chí: thông tin chính là phần tri thức, tư tưởng (do nhà báo sáng tạo, tái tạo từ
hiện thực) được chuyển dịch từ nhà báo đến công chúng để cung cấp kiến thức, thay đổi nhận
thức và cảm biến hành vi của họ.
Trong thế kỷ 21, cùng sự phát triển của khoa học công nghệ, trong đó đặc biệt là sự
bùng nổ của công nghệ thông tin, đặc điểm của thông tin báo chí hiện đại cũng đã có nhiều thay đổi. Cụ thể: -
Tính Đảng: đây là đặc điểm, nguyên tắc hàng đầu của thông tin báo chí Việt Nam. -
Tính tư tưởng: Đây là nguyên tắc nhầm nâng cao chất lượng thông tin. -
Tính thời sự: Trong lý luận báo chí, thông tin thời sự được hiểu là những sự
kiện, vấn đề mới xảy ra, đang xảy ra và sắp xảy ra liên quan đến nhiều người và có ý nghĩa
thời cuộc. Như vậy, sự kiện báo chí liên quan đến hai khái niệm: cái mới và cái lạ. - Tính công khai:
+ được hình thành do thông tin báo chí tác động đến mọi tầng lớp cư dân trong xã hội,
mọi vùng miền trong cả nước, thậm chí là các chấu lục khác trên hành tinh.
+ là báo chí thông tin sự kiện, xã hội hóa sự kiện, vấn đề và làm cho nó từ một góc
phố, làng quê hay trong góc nhà nào đó trở thành một sự kiện, vấn đề xã hội, thậm chí là toàn
cầu, được mọi người quan tâm.
+ Phụ thuộc vào mức độ dân chủ của nền chính trị, tính minh bạch của nền kinh tế và trình độ dân trí. -
Tính mục đích: Những thông điệp giao tiếp trên báo chí không chỉ nhằm thỏa
mãn mục đích giao tiếp cá nhân và nhóm nhỏ, mà quan trọng hơn và chủ yếu là nhằm thỏa 7
mãn nhua cầu, lợi ích công chúng, cộng đồng, xã hội. Thông tin báo chí có hai mục đích
quan trọng: mục đích chính trị và nhân văn; tập hợp lực lượng chính trị. -
Tính định kỳ, đều đặn: tức là cứ sau một khoảng thời gian, sản phẩm báo chí
được xuất bản, được truyền phát đi. Mỗi loại hình báo chí thể hiện tính định kỳ theo đặc trưng riêng. -
Tính phong phú, đa dạng:
+ đối tượng phản ánh: các sự kiện, vấn đề đã và đang diễn ra trên tất cả mọi lĩnh vực
đời sống xã hội; trên bình diện chung cũng như đời sống riêng tư của mỗi người…
+ đối tượng tác động: là công chúng xã hội nói chung; là các nhóm công chúng
chuyên biệt (tuổi, giới tính, địa bàn sống…); …
+ kênh truyền tải phong phú: báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, báo
bảng điện tử…; các sản phẩm hết sức đa dạng và thường xuyên thay đổi…
+ phương tiện và phương thức thông tin nhiều dạng vẻ khác nhau
+ phương thức thông tin của báo chí cũng rất phong phú, linh hoạt từ đưa sự kiện, giải
thích, phân tích đến các dạng thức tiểu phẩm, bút ký, tranh ảnh…
+ Tính chất nhiều chiều trong thông tin báo chí. -
Tính dễ nhớ, dễ hiểu và dễ làm theo: Vì đối tượng tác động của báo chí là đông
đảo công chúng; đồng thời sự kiện và vấn đề báo chí thông tin hướng vào phục vụ số đông
nên thông tin báo chí cần bảo đảm cho hàng triệu người cùng phải hiểu ngay lập tức và hiểu như nhau. - Tính tương tác:
+ trong truyền thông nói chung, trong báo chí nói riêng, tương tác là sự tác động, giao
tiếp hai chiều giữa chủ thể với khách thể truyền thông, giữa nhà truyền thông với công chúng
trong điều kiện nào đó.
+ tương tác xã hội là đặc điểm của thông tin báo chí hiện đại, nhờ sự trợ giúp của công
nghệ thông tin truyền thông, cùng với sự phát triển của xã hội trên các bình diện trình độ cư
dân, thiết chế dân chủ xã hội…
+ để đảm báo tính tương tác của thông tin báo chí đòi hỏi người làm báo không những
cần có kiến thức, trình độ am hiểu vấn đề mà còn cần có phong cách làm báo chuyên nghiệp, có kỹ năng tác nghiệp.
- Tính đa phương tiện:
+ Đa phương tiện cho phép kết hợp các loại hình truyền thông trong việc truyền tải
thông điệp. . Đây là đặc trưng và là thế mạnh nổi trội của báo mạng điện tử.
+ Tính tương tác và tính đa phương tiện là hai đặc điểm tiêu biểu của thông tin báo chí
hiện đại. Đặc điểm đa phương tiện có được nhờ sự phát triển của công nghệ truyển thông, sự
thay đổi tư duy, phương cách làm báo cùng với sự phát triển của nhu cầu giao tiếp trong điều kiện và tình hình mới. 8 Câu 6:
Bản chất và cơ chế tác động của báo chí
Trả lời:
1. Bản chất của báo chí
Bản chất là đặc trưng cốt lõi, khó có thể thay đổi. Với báo chí, gồm:
- Báo chí là hoạt động truyền thông đại chúng: thông tin cho số đông công chúng,
thông qua truyền thông đại chúng: sách, điện ảnh, báo in, báo nói, báo hình… Bản chất này
cũng quy định tính chất của sản phẩm báo chí và phương thức hoạt động của người làm báo.
Vì báo chí là một loại hình cơ bản và quan trọng trong hoạt động truyền thông đại chúng, do
đó, báo chí mang đầy đủ các tính chất của truyền thông đại chúng, như.:
+ đối tượng tác động của thông tin là xã hội rộng rãi bao gồm các tầng lớp, các nhóm xã hội khác nhau
+ nhu cầu thông tin của nhân dân được ưu tiên bảo đảm và là thước đo năng lực hoạt động thông tin báo chí
+ mục đích của thông tin là nhằm hình thành đời sống tinh thần lành mạnh của xã hội,
qua đó tác động vào việc giải quyết các nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước
+ thông tin được truyền đi một cách nhanh chóng, chính xác, công khai, đều đặn, có tính định kỳ
+ bảo đảm sự phổ biến rộng rãi, dễ hiểu, giúp cho đại đa số các thành viên xã hội có
khả năng tiếp cận và thu nhận thông tin
- Báo chí là hoạt động chính trị - xã hội.
+ Chính trị có thể hiểu là những chủ trương, chính sách của Đảng cầm quyền + Hoạt động chính trị: 9
. chính sách đối nội: xem xét các vấn đề trong nước: an sinh xã hội,
. chính sách đối ngoại: quan hệ giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới, gồm: điều
kiện các nguồn lực, khai thác nội lực.
+ Hoạt động xã hội: từ thiện, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Hiện nay, các báo
tham gia hoạt động xã hội ngày càng nhiều
- Báo chí là hoạt động kinh tế - dịch vụ
+ sản phẩm báo chí là sản phẩm hàng hóa đặc biệt
+ sản phẩm báo chí được tiêu thụ, sẽ mang lại:
. thu được lợi nhuận nhờ bán sản phẩm trực tuyến, quảng cáo, các loại hình dịch vụ khác…
. gây ảnh hưởng cho người khác
+ báo chí là sản phẩm hàng hóa đặc biệt vì tác động đến tư tưởng, tình cảm và có khả
năng hình thành lối sống.
+ là sản phẩm của tổ chức chính trị nên báo chí cũng là sản phẩm chính trị và mang mục đích chính trị
+ càng nhiều người dùng thì giá trị sử dụng càng cao
+ báo chí có giá trị tức thời nhưng kết quả, hoặc hậu quả để lại mang tính lâu dài
+ đặt ra yêu cầu cho người viết phải tư duy cẩn trọng, suy xét kỹ càng trong việc lựa
chọn, khai thác đề tài cũng như việc chọn cách viết
+ dịch vụ báo chí là một cách để giao tiếp cuộc sống, là một cách để báo chí tham gia
giải quyết các vấn đề xã hội.
2. Cơ chế tác động của báo chí
Cơ chế có thể được hiểu là một quá trình và cách thức diễn ra hay thực hiện của một
hiện tượng xã hội; quá trình và cách thức ấy bao gồm các công đoạn và mối quan hệ giữa
chúng theo một trạt tự logic nhằm hướng tới một mục tiêu nào đó.
Xuất phát từ thực tiễn kinh tế - xã hội, báo chí tác động vào ý thức quần chúng nhằm
tập hợp, thuyết phục, động viên và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề
kinh tế - xã hội thông qua việc góp phần thay đổi nhận thức, thái độ và điều chỉnh hành vi
của con người và các nhóm công chúng xã hội phù hợp với nhu cầu phát triển. -
Năng lực nhận thức và phản ánh thực tiễn. Muốn nhận thức được thực tiễn và
dùng thực tiễn tác động vào công chúng, nhà báo cần phải nhận thức được bản chất tình hình,
xu hướng và tiến trình vận động của cuộc sống. -
Nhận thức đó của nhà báo có thể căn cứ vào hai hệ quy chiếu: các văn bản quy
phạm pháp luật và hệ thống các quan điểm giá trị đạo đức , đạo lý của dân tộc, cộng đồng.
Mặt khác, nhà báo cũng cần phải thông hiểu tình hình khu vực và thế giới, nhất là các mối
quan hệ chính trị - kinh tế.
- Nói phản ánh, chúng ta thường chú ý tới ba đặc tính quan trọng: 10
+ phản ánh hiện thực khách quan: k đc bịa đặt, thêm thắt, vo tròn bóp méo vì bất cứ mục đích gì.
+ phản ánh có chọn lọc: chọn lựa phải có căn cứ, có tiêu chí khoa học – thực tiễn
nhất quán, rõ ràng, đồng thời gắn với lợi ích.
+ phản ánh của con người luôn luôn thể hiện tính tự giác: xác định mục đích thông
tin – vì lợi ích cộng đồng, vì sự phát triển của xã hội.
- Do đó, nhà báo vừa phải phát hiện sự việc, sự kiện, vừa phải phát hiện, phán
đoán và cân nhắc giá trị thông tin của nó tác động tới quan hệ trong tình hình và bối cảnh cụ thể đặt ra.
Nhận thức thực tiễn của nhà báo có được qua hoạt động thu thập, xử lý và chuyển tải thông tin cho công chúng. -
tác phẩm báo chí chính là phương tiện giúp nhà báo nói chuyện với công chúng. -
để có được thông điệp – tác phẩm báo chí hay, hấp dẫn công chúng, đòi hỏi ở
người viết quá trình lao động sáng tạo, công phu, nghiêm túc; có tâm và nhiệt huyết; k chỉ
đòi hỏi trình độ, năng lực mà còn là năng khiếu nghề nghiệp; k chỉ trình độ văn hóa, vốn
sống mà quan trọng là năng lực nhận thức, sức bật tư duy, khả năng phản ứng nhanh nhạy…
Tác phẩm báo chí sau khi được hoàn tất sẽ được mã hóa và chuyển tải bằng các kênh
truyền thông tác động đến công chúng xã hội, tức là tác động vào ý thức quần chúng mà
trước hết là tác động vào dư luận xã hội. Và khi đó, ở đây xuất hiện khái niệm hiệu lực. -
Hiệu lực là hiệu ứng xã hội – tác động thực tế do ấn phẩm báo chí tạo ra, là khả
năng thu hút sự chú ý của công chúng và DLXH, có thể phù hợp hay k phù hơp với yêu cầu
của chủ thế. Bởi, ấn phẩm truyền thông mỗi khi đã được xã hội hóa thì khó có thể kiểm soát
được những chấn động xã hội do nó tạo ra, thậm chí càng cố gắng kiểm soát thì năng lực chấn động càng lớn.
+ Hiệu lực tác động của báo chí phụ thuộc:
+ Tính chất quy mô, năng lực, mối quan hệ tác động của sự kiện thông tin + Nguồn tin + Thời điểm thông tin
Tiếp theo, sau khi tác động và DLXH, tạo ra được hiệu lực, vấn đề cần quan tâm là các
ấn phẩm báo chí có đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội hay k và mối quan hệ giữa hiệu lực –
hiệu quả diễn ra như thế nào ? -
Về mặt ngữ nghĩa, có thể hiểu, hiệu quả là kết quả như yêu cầu của việc mang lại. -
hiệu quả hoạt động báo chí được thể hiện qua nhận thức, thái độ, hành vi của
công chúng xã hội, của nhân dân nói chung về những vấn đề cơ bản, bức xúc, thiết thực của
tiến trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như việc hình thành nhân cách và diện mạo văn hóa
của mỗi cá nhân. Cụ thể: 11
+ thay đổi nhận thức của nhân dân từ chưa đúng đắn đến đúng đắn hơn, từ nông đến
sau, từ khác biệt đến tương đồng…
+ thống nhất nhận thức để hình thành niềm tin, ý chí làm cơ sở cho hành động của
đông đảo quần chúng giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển.
Như vậy, muốn tạo được hiệu quả, trước hết phải tạo được hiệu lực. Và theo chiều
thuận, hiệu lực càng mạnh thì hiệu quả đạt được sẽ càng cao. -
Hiệu lực và hiệu quả phát triển theo tỷ lệ thuận trong trường hợp hiệu lực tác
động phù hợp, cùng chiều với mục đích của chủ thể báo chí. -
Nếu hiệu lực tác động nằm ngoài mục đích yêu cầu của chủ thể hoạt động báo
chí thì sẽ có quan hệ tỷ lệ nghịch.
Tóm lại, do việc nghiên cứu cơ chế tác động của báo chí luôn đặt trong môi trường
kinh tế - xã hội cụ thể, trong môi trường pháp lý và văn hóa của cộng đồng nên hiệu quả tác
động của báo chí cũng chịu sự chi phối, phụ thuộc của nhiều yếu tố từ kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội; từ chủ quan đến khách quan…
Từ đây, các loại hình báo chí nói chung, báo in nói riêng cần chú ý khai thác những
điểm mạnh cũng như hạn chế những điểm yếu, đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ để có
thể tạo nên làn sóng thông tin, truyền dẫn DLXH. Câu 14:
Phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo
Trả lời:
1. Một số quan niệm về nhà báo
- Là người dễ mến, giao du rộng, biết nhiều người và được nhiều người biết đến, biết
lôi kéo và thu phục người khác, hay có lời khuyên đúng lúc đúng nơi.
- Là một con quái vật, chân luôn muốn chạy, tay luôn muốn viết, tai lúc nào cũng dỏng
ngược lên để nghe ngóng, mũi luôn muốn dí vào chuyện của người khác, mắt thường có cái
nhìn xoi mói và mỗi sợi tóc là một cần ăng ten.
- Hồ Chí Minh: nhà báo là những người trí thức mẫn cảm nhất của xã hội Việt Nam.
Đó là những người có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, giản dị và trình
độ tinh thông nghề nghiệp, gần gũi, cảm thông sâu sắc với nhân dân.
2. Chín phẩm chất nghề nghiệp mỗi nhà báo cần có: 12 -
Năng khiếu: Năng khiếu như “chất” bôi trơn, giúp người ta giải quyết công việc
nhẹ nhõm, thanh thoát nhưng có hiệu quả hơn. Với nhà báo, năng khiếu là cơ chế khởi động,
là tín hiệu khả năng đến với nghề nghiệp. -
Năng lực hành nghề:
+ Năng lực được hiểu là những đặc trưng của cá nhân, biểu hiện ở mức độ hoàn thành
nhiệm vụ được giao trong những điều kiện và phạm vi nhất định.
+ Với nhà báo, đó là mức độ nhanh nhạy, sâu sắc và chắc chắn của việc nắm bắt thành
thạo các biểu hiện trong quá trình thu thập, xử lý thông tin trên cơ sở dày dặn và phong phú
hệ kiến thức, biết tư duy, có phương pháp và giàu kinh nghiệm thực tiễn.
Lập trường xã hội, thế giới quan: Đây là yếu tố mang tính quyết định cho sự phát triển
của năng khiếu báo chí. Lập trường xã hội là yếu tố nền tảng quyết định khuynh hướng hoạt
động của nhà báo, là yếu tố chi phối ng làm báo từ cách xác định khuynh hướng tư tưởng,
lựa chọn sự kiện, nắm bắt tình hình đến việc phân tích, luận giải các sự kiện thời sự và vấn
đề xã hội. Việc xác định rõ ràng quan điểm chính trị - xã hội của bản thân trong cuộc sống,
xã hội và trong nghề nghiệp… giúp người làm báo k bị “ nhầm lẫn” khi lựa chọn, phân tích
đánh giá các sự kiện và vấn đề một cách sáng rõ, thuyết phục, có hiệu quả tác động cao. -
Hệ thống các tư chất cá nhân: bảo đảm cho nhà báo hoạt động có hiệu quả trong
môi trường giao tiếp, tác nghiệp rộng rãi, mạnh mẽ và luôn biến động. Tư chất cá nhân là
màng thẩm thấu chắt lọc, lựa chọn các thông tin, kiến thức, thông tin từ bên ngoài và biến
những cái đó thành của riêng mình; đồng thời nó còn như một bộ lọc để biểu thị thái độ, ửng
xử của cá nhân đối với các mối quan hệ xung quanh. -
Hệ thống kiến thức phong phú, đa dạng: gồm nhóm cơ bản:
+ Hệ kiến thức rộng rãi, có định hướng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
+ Nhóm lĩnh vực kiến thức nghề nghiệp báo chí, từ lịch sử, lý luận đến xã hội học báo chí
+ Những lĩnh vực kiến thức chuyên ngành mà nhà báo quan tâm, nghiên cứu như một lĩnh vực đề tài
- Kỹ năng, kinh nghiệm, vốn sống:
+ Kỹ năng là những cách thức thao tác nghề nghiệp của nhà báo trong quá trình nắm
bắt tiếp cận, thu thập thông tin
+ Vì hoạt động báo chí là một hoạt động chính trị - xã hội nên nhà báo cần có một vốn
sống phong phú, cần có sự trải nghiệm và biết học hỏi ở đồng nghiệp để đúc kết, chắt lọc
thành những kinh nghiệm nghề nghiệp. -
Trách nhiệm xã hội: Đây là phạm vi bắt buộc hình thành nghề nghiệp; là yếu tố
giúp nhà báo phát hiện ra vấn đề, ý tưởng cho các tác phẩm báo chí. Đối với các nhà báo
chân chính đó được coi là trách nhiệm chính trị. 13 -
Tính trung thực: Trong điều kiện mới của cuộc đấu tranh tư tưởng ngày càng
phức tạp, đồng thời trong cơ chế nền kinh tế thị trường, tính trung thực ngày càng được quan
tâm và nhấn mạnh. Nhà báo Nguyễn Hữu Thọ từng nói: “nhà báo không được để cho ma lực
của đồng tiền uốn cong ngòi bút của mình”. -
Lòng yêu nghề: Yêu nghề tức là yêu cái nghề mà đã dấn thân vào là phải chịu
vất vả, nhọc nhằn cho đến khi… vĩnh biệt cõi đời. Nhưng chính vất vả và cực nhọc ấy đem
lại cho ta hạnh phúc, niềm vui và vinh quang từ công chúng, lịch sử.
Câu 8: Chức năng thông tin giao tiếp của báo chí.
Chức năng là vai trò, bổn phận nghĩa vụ của yếu tố đối với hệ thống. hay nói cách khác, theo
quan điểm của CN Mác – Lê nin, chức năng của một sản phẩm hang hóa nào đó phụ thuộc
vào trình độ phát triển của xh, trình độ phát triển càng cao, chức năng hay giá trị của hang
hóa càng phong phú. Do vậy, BC là một loại hang hóa đặc biệt, giá trị của nó phụ thuộc vào
trình độ phát triển của xh, trình độ phát triển càng cao - giá trị sử dụng của hang hóa càng phong phú. Do đó:
Nghiên cứu chức năng xh của Bc là nghiên cứu sự tồn tại của BC đối với xh
Theo luận điểm của Mác: Xh phát triển càng cao, con người càng văn minh, chức năng của
BC càng đa dạng vì giá trị sử dụng hang hóa phụ thuộc vào sự văn minh của con người.
Vai trò vị trí của chức năng thông tin giao tiếp:
Thông tin là chức năng khởi nguồn, chức năng cơ bản nhất của truyền thông đại chúng.
Truyền thông đại chúng ra đời và phát triển trước hết là nhằm thỏa mãn ngày càng cao nhu
cầu thông tin của con người xã hôi. Thông tin là nhu cầu phát triển của con người, đồng thời
là động lực kích thích sự phát triển. xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin càng cao.
Thông tin và tuyên truyền là hai mặt của 1 vđ bởi mục đích của thông tin chính là tuyên truyền.
Thông tin trên các kênh truyền thông đại chúng đã không chỉ trở thành sức mạnh chính trị
trong cuộc đấu tranh chính trị, tư tưởng, sức mạnh đột phá của sự phát triển kt, khoa học mà
còn góp phần hình thành diện mạo văn hóa quốc gia cũng như nhân cách mỗi con người.
Từ thực tiễn xh Việt Nam, nền kt thị trường phát triển thì khối lượng và chất lượng thông tin càng cao.
Về thông tin, báo chí phải đạt được yêu cầu:
+ Thông tin nhanh chóng, hợp thời, phù hợp với lợi ích của công chúng. Nếu khái niệm
nhanh chóng được hiểu là khoảng thời gian từ khi sự kiện, vđ nảy sinh đến khi đông đảo
công chúng biết được qua các phương tiện truyền thông, thì hợp thời là việc công bố, việc xã
hội hóa sự kiện, vđ ấy vào thời điểm nào có lợi nhất cho chủ thể truyền thông cũng như cho
công chúng xh. Một yếu tố nữa là tính gần gửi, tin tức gần gữi về kgian địa lý, gần gũi về lợi ích. 14
+ Thông tin phải trung thực, đúng bản chất của sự kiện, đảm bảo lợi ích chính trị, dân tộc và
quan trọng với bản than mình. Tính trung thực có thể biểu hiện ở các cấp độ sau:
Sự kiện phải được thông báo xác thực, đúng bản chất, quy mô của nó, không sai lệch, không
“có bé xé ra to”, không thêm thắt các chi tiết làm cho sự kiện bị sai lệch.
Sự kiện thông tin được đặt trong tình hình, bối cảnh và tác động tích cực tới các mối quan hệ hiện tại.
Những sự kiện và vđ thông tin trên truyền thông có ảnh hưởng tích cực đến lợi ích của nhóm
công chúng nào, có mang lại lợi ích cho đông đảo nhân dân, hay chỉ 1 vài ca nhân, nhóm
nhỏ. Mọi thông tin, thông điệp luôn luôn vì sự phồn thịnh của đất nước, sự chấn hưng dt.
+ Thông tin phong phú đa dạng, tránh một chiểu. Nhu cầu thông tin cũng như đời sống tinh
thần của con người, không chấp nhận sự đơn điệu, nghèo nàn. Một thông điệp dù hấp dẫn
đến mấy cũng có lúc trở nên nhàm chán. Một ấn phẩm truyền thông cần phải thường xuyên
được cải tiến, thường xuyên phải “làm mới” để kích thích nhu cầu tiếp nhận của công chúng.
+ Thông tin phải định hướng, hướng dẫn dư luận. Đây cũng chính là nhiệm vụ hang đầu của
truyền thông đại chúng nhằm phục vụ tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Bởi nó có khả
năng nhằm phục vụ tiến trình phát triển kt- xh. Bởi nó có khả năng vận động nhân dân tham
gia thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; kêu gọi tập hợp
nhân dân giải quyết các vđ lien quan đến lợi ích của cộng đồng, đất nước. Từ đó đảm bảo sự
phát triển bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống.
+Thông tin BC phải phù hợp với văn hóa và phát triển, đảm bảo tính nhân văn. Yêu cầu này
càng trở nên cấp thiết trong đk toàn cầu hóa, khu vực hóa đã và đang diễn ra nhanh chóng trên mọi lĩnh vực.
Trước những yêu cầu về thông tin đề cập trên, nhà báo – người cung cấp thông tin cần phải
đảm bảo các yêu cầu ( 5 yêu cầu): + phong cách chuyên nghiệp
+ có nền tảng kiến thức
+ có đạo đức nghề nghiệp
+ thiết lập được mối quan hệ và mạng lưới săn tin
+ có khả năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật công nghệ hiện đại.
Câu 9: Chức năng văn hóa – giải trí của báo chí
Vị trí vai trò của chức năng văn hóa giải trí:
-Các sản phẩm truyền thông góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí và phát huy các giá trị
văn hóa của dân tộc cũng như giao lưu, tiếp thu các tinh hoa văn hóa của các dt trên thế giới,
phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, chấn hưng dt
- Quá trình phát triển văn hóa VN: VN có nền văn minh phát triển từ rất sớm, khoảng 10.000
năm văn minh , nó có nhiều mặt tích cực và hạn chế.
Phương thức báo chí tham gia phát triển vh: 15
+ Đại chúng hóa các giá trị văn hóa
+ kích thích năng lực sáng tạo, giá trị mới của cộng đồng +Tiếp thu và biến đổi
+ báo chí thạm gia, giới thiệu, tổng kết kinh nghiệm
+ nhà báo cố gắng là nhà văn hóa, có phông vh.
-Giải trí đối với bc: giúp công chúng tạo điều kiện cho công chúng sử dụng thời gian rỗi, cân bằng tâm sinh lý:
+ Thông tin mới, hay ( các tác phẩm văn nghệ)
+Truyền hình là kênh giải trí
Câu 10: chức năng tư tưởng của bc
Đây là chức năng xuyên suốt của báo chí
Báo chí đi đầu trong việc giáo dục tư tưởng, lý tưởng xh và con người
Đặc thù chức năng tư tưởng của bc là tác động đối với mỗi con người
BC là tư tưởng thông qua thông tin sự kiện. Nó không chỉ thông tin sự kiện mà nó còn bình
luận sự kiện đang diễn ra( Hay cụ thể qua việc cung cấp thông tin, việc bình luận đánh giá)
Báo chí tuyên truyền lý luận Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng ( Tư tưởng tốt
làm tiền đề cho đường lối chính sách tốt)
Nhờ đó mà kịp thời đấu tranh chống lại mọi thế lực thù địch, tư tưởng bảo thủ, lạc hậu. Nó
cũng chú trọng kích thích tích cực, đấu tranh hành động tiêu cực.
Yêu cầu đối với nhà báo phải sâu sát, nhạy bén, phải có linh cảm nghề nghiệp và có long nhiệt thành.
Câu 11: Chức năng giám sát, phản biện xh của BC
Với khả năng tổ chức, tập hợp lực lượng, báo chí tham gia quản lý để đảm bảo luồng thông
tin hai chiều. Từ Đảng và Nhà nước đến dân và từ dân đến Đảng Nhà nước. Nhờ đó, Nhà
nước có thể nắm bắt hiệu quả của những chính sách và từ đó chỉnh sửa, bổ sung và hiểu được tâm tư của người dân.
Phản biện xã hội là một phương thức mới trong xã hội ta, thể hiện 1 tư duy mới. Phản biện
xã hội là nêu ra cái tiêu cực, không tốt để hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung. Phản biện xh là phản
biện chủ trương, chính sách, pháp luật, nêu ra cái tốt, chỉ ra sự bất cập. Việc giám sát là độc
lập bới nếu giám sát không độc lập thì sẽ biến thành đồng lõa. Yêu cầu:
Điều kiện để tăng cường chức năng giám sát, phản biện xh của bc nói chung:
+ đặc thù phản biện, giám sát xh của báo chí: đây là giám sát phản biện của nhân dân, là tai
mắt hay chính là giám sát của nd.Do đó, tăng cường phản biện, giám sát là phát huy quyền
làm chủ của người dân. Muốn giám sát và phản biện tốt, phải nâng cao dân trí, bởi dân trí là tiền đề của dân chủ. 16
+Bộ máy công quyền mạnh, thể chế nhà nước mạnh, hệ thống pháp luật phải minh bạch, rõ
rang. Phải có thể chế quyền lực minh bạch, dân chủ. Cán bộ công quyền trong bộ máy phải có năng lực.
Yêu cầu đối với nhà báo:
+ Chất lượng đối với nhà báo: Phẩm chất và điều kiện làm việc
+Mọi thông tin phải bảo vệ đất nước Hằng
Câu 14 : Phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo
Thứ nhất, phải có bản lĩnh chính trị vững vàng.
Chúng ta đều biết: Nền báo chí Việt Nam là nền báo chí cách mạng. Các cơ quan báo chí đều
nằm dưới sự quản lý của Đảng và Nhà nước ta. Chức năng, nhiệm vụ của báo chí nước ta là
“tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xó hội và là diễn đàn của nhân dân”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút,
trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”6. Suy rộng ra, nhà báo Việt Nam đồng thời là nhà chính
trị, người chiến sĩ hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng-văn hoá của Đảng. Chính vì thế, nếu
không bản lĩnh chính trị vững vàng, nhà báo khó có thể hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền,
bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh chống
lại những quan điểm thù địch, sai trái trong bối cảnh kẻ thù đang tiến hành “diễn biến hoà
bình” với nhiều phương cách, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp như hiện nay.
Để trau dồi bản lĩnh như vậy, nhà báo chúng ta cần nắm vững, tin tưởng và hành động theo
sự dẫn đường của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đặt ra mục tiêu phấn đấu là
độc lập, tự do của dân tộc; hoà bình, hạnh phúc của nhân dân; sự giàu mạnh, phồn vinh của đất nước .
Thứ hai, nhận thức đầy đủ, sâu sắc và tuân thủ nghiêm túc các chuẩn mực về đạo đức
nói chung, đạo đức nghề báo nói riêng.
Nhà báo phải có đạo đức trong sáng, phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ
công dân của mình; tuân thủ pháp luật, trong đó có Luật Báo chí, tự giác làm theo các quy
định trong “Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo”. Nhà báo phải tuyên
truyền cổ vũ và bảo vệ cái tốt, cái đẹp; phản bác và diệt trừ cái xấu, cái ác. Cuộc sống cũng
như hoạt động nghề nghiệp của nhà báo phải góp phần làm cho quan hệ giữa người với
người trong xã hội ngày càng tốt đẹp, nhân văn.
Nói một cách khái quát, nhà báo phải luôn suy nghĩ và hành động trước hết vì lợi ích của
nhân dân và đất nước, phải đặt “cái ta cộng đồng” trên “cái tôi cá nhân”.
Thứ ba, có phông kiến thức văn hoá-xã hội sâu rộng và không ngừng được bổ sung, cập nhật. 17
Thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ thông tin, thời đại của kinh tế tri thức. Trình độ của
công chúng không ngừng được nâng cao. Do đó, nhà báo cần phải liên tục trau dồi, tích luỹ
kiến thức văn hoá-xã hội để trở thành người có tầm hiểu biết rộng lớn. Có như vậy, các tác
phẩm của anh ta mới đủ độ sâu, mới đạt tới các giá trị văn hoá để chinh phục công chúng.
Bên cạnh đó, nhà báo là người của công chúng, làm ra tác phẩm cho đại chúng. Phải có kiến
thức văn hoá-xã hội đủ sâu rộng, anh ta mới có điều kiện giao tiếp thành công với nhiều loại
đối tượng công chúng khác nhau, với trình độ nhận thức khác nhau, hoạt động trong nhiều
lĩnh vực khác nhau; từ đó tạo ra những tác phẩm báo chí có chất lượng phục vụ lợi ích của
các nhóm công chúng khác nhau.
Dù được đào tạo chuyên sâu về bất cứ lĩnh vực nào thì nhà báo cũng phải có kiến thức về
nhiều ngành khoa học liên quan khác. Có lẽ đây là lý do nhiều nước trên thế giới ưu tiên đào
tạo nghề báo cho những người đã có một bằng đại học.
Trong số các kiến thức về văn hoá-xã hội, không thể không kể đến kiến thức về ngôn ngữ
học. Ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải thông tin đặc biệt quan trọng, trong nhiều trường
hợp thậm chí là duy nhất, của nhà báo. Vì thế nhà báo phải nắm vững các kỹ năng sử dụng
ngôn từ để bảo đảm tính hiệu quả cao của hoạt động truyền thông.
Thứ tư, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ thể hiện ở tất cả các khâu trong quá trình thực hiện
một tác phẩm báo chí: từ thu thập tư liệu, xử lý thông tin, giao tiếp với nguồn tin, sử dụng
các phương tiện kỹ thuật trợ giúp cho đến việc hoàn thiện tác phẩm báo chí, v.v. Nhà báo
được giao nhiệm vụ gì thì anh ta phải thành thạo tất cả các kỹ năng có liên quan để hoàn
thành nhiệm vụ đó: có thể là kỹ năng của phóng viên, có thể là của biên tập viên, có thể là
người quản lý toà soạn, v.v. Và khi sản phẩm báo chí đến với công chúng, họ có thể đánh giá
chính xác nhà báo có phải là người có tay nghề cao hay không, nói cách khác, có chuyên nghiệp không.
Bên cạnh đó, như chúng ta đã biết, trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, khi việc
hình thành các tập đoàn truyền thông đã trở thành xu hướng không thể đảo ngược và sự xuất
hiện các cơ quan báo chí đa loại hình (mà trong đó không thể thiếu loại hình đa phương tiện
là tờ báo Internet) cũng trở thành tất yếu, thì nhà báo, về mặt chuyên môn nghiệp vụ phải là
người “đa chức năng”. Nếu như trước đây, anh ta có thể là nhà báo chỉ chuyên về chụp ảnh,
hoặc chỉ chuyên về viết tin, bài cho báo in, hoặc chỉ chuyên quay phim cho truyền hình hoặc
chỉ chuyên biên tập cho phát thanh, v.v. thì hiện nay mô hình chuyên biệt hoá như vậy không
còn thích ứng nữa. Việc đài truyền hình có báo in, báo Internet, đài phát thanh có báo in, báo
hình, báo Internet, báo in có thêm phiên bản điện tử trên Internet, v.v. cùng với sự tương tác
chặt chẽ giữa các cơ quan báo chí đã khiến cho diện mạo các nhà báo hiện đại làm việc ở đó
thay đổi căn bản. Anh ta có thể tham gia vào việc thực hiện các tác phẩm thuộc các loại hình
báo chí khác nhau: vừa quay phim, vừa chụp ảnh, vừa viết bài, vừa dàn dựng, lồng ghép âm 18
thanh, v.v. Mặt khác, do sự cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt mà nguồn nhân lực ngày
càng hạn chế, nhà báo hiện đại không thể chỉ hoàn tất một khâu trong quá trình thực hiện một
tác phẩm báo chí mà phải thực hiện trọn vẹn tất cả các công đoạn trong quá trình này, tức là
có tính độc lập rất cao khi tác nghiệp.
Ngoài ra, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn thể hiện ở chỗ nhà báo phải là chuyên gia trong
lĩnh vực mà mình theo dõi và phản ánh. Nhà báo kinh tế phải có chuyên môn sâu về kinh tế,
nhà báo môi trường phải là chuyên gia về môi trường, nhà báo thể thao phải có kiến thức sâu sắc về thể thao, v.v.
Những yếu tố nói trên đòi hỏi nhà báo hiện đại phải được đào tạo hết sức bài bản, kỹ
lưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và liên tục được bồi dưỡng nâng cao để theo kịp yêu cầu của thực tiễn.
Thứ năm, có khả năng giao tiếp tốt.
Nhà báo thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều người, thuộc nhiều tầng lớp, với nhiều
trình độ nhận thức, nhiều dạng lợi ích và nhu cầu thông tin; do vậy anh ta phải có kỹ năng
giao tiếp tốt để nhận được sự hợp tác, đồng thuận; trên cơ sở đó, hoàn thành nhiệm vụ của
mình. Trước hết, nhà báo cần giao tiếp tốt với công chúng-những người sẽ đón nhận và chịu
sự tác động từ tác phẩm của anh ta. Kế đó, anh ta phải giao tiếp tốt với nguồn tin, đồng
nghiệp, với cấp trên-những người góp phần làm nên thành công của tác phẩm báo chí.
Khả năng giao tiếp, ở mức độ nào đó, thể hiện tầm vóc văn hoá của nhà báo. Những
hành vi ứng xử dựa trên sự tôn trọng đối tác, tôn trọng người đối thoại, tôn trọng nghề nghiệp
và hình ảnh của bản thân mình luôn hàm chứa những giá trị văn hoá không nhỏ và góp phần
tạo dựng chân dung nhà báo như một nhà văn hoá. Thực tế cả trong nước và ngoài nước đều
cho thấy, các nhà báo lớn, có tên tuổi thường đồng thời là nhưng nhà văn hoá đích thực với ý
nghĩa trọn vẹn của từ này.
Thứ sáu, phải có khả năng ứng dụng tốt các thành quả của khoa học-công nghệ trong tác
nghiệp và giỏi ít nhất một ngoại ngữ thông dụng
.
Hiện nay, hoạt động báo chí không thể tách rời các sản phẩm của khoa học-công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Do đó, nhà báo phải có kiến thức vững vàng về công
nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các thiết bị kỹ thuật phục vụ tác nghiệp. Bên cạnh đó, nhà
báo phải thành thạo một ngoại ngữ thông dụng, nhất là tiếng Anh (theo các chuyên gia, hiện
hơn 80% các giao dịch trên thế giới diễn ra bằng tiếng Anh và phần lớn các thông tin trên
Internet được chuyển tải qua tiếng Anh). Bác Hồ từng nói: “Trong nghề làm báo, ta có kinh
nghiệm của ta, nhưng ta cũng cần phải học thêm kinh nghiệm của các nước anh em. Muốn
thế, thì những người làm báo ít nhất cũng cần biết một thứ tiếng nước ngoài”.[7] Thực tế cho
thấy, ngoại ngữ là phương tiện quan trọng giúp nhà báo khai thác các nguồn thông tin bằng
tiếng nước ngoài, mở mang tri thức mọi mặt, học hỏi kinh nghiệm của báo chí thế giới, mở 19
rộng và nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp; qua đó, hội nhập hiệu quả và đạt tới đẳng cấp quốc tế.
Thứ bảy, có kiến thức nhất định về kinh tế báo chí.
Trong nền kinh tế thị trường, báo chí cho dù có là sản phẩm văn hoá đặc biệt thì vẫn
là hàng hoá mang giá trị kinh tế và chịu sự cạnh tranh quyết liệt theo đúng các quy luật của
thị trường. Do vậy, kiến thức kinh tế sẽ giúp nhà báo đóng góp hiệu quả hơn vào việc phát
triển thị phần của sản phẩm báo chí mà mình tạo ra, từ đó, phát triển chính cơ quan báo chí.
Và chức vụ của nhà báo trong cơ quan báo chí càng cao thì kiến thức về kinh tế báo chí lại càng quan trọng.
Trên đây là những phẩm chất cơ bản mà, theo chúng tôi, nhà báo Việt Nam hiện nay cần sở
hữu nếu muốn hoàn thành sứ mệnh gian khó nhưng cũng đầy vinh quang của mình. Và có
thể nói, những khuyết điểm, yếu kém của báo chí nước ta thời gian qua như: có lúc, có nơi
chưa thật sự bám sát tôn chỉ, mục đích, thậm chí vi phạm Luật Báo chí, mắc sai phạm về
quan điểm, đường lối, chạy theo xu hướng thương mại hoá, coi nhẹ chức năng chính trị, tư
tưởng của báo chí cách mạng, v.v. chủ yếu liên quan tới việc một số nhà báo, kể cả cán bộ
lãnh đạo quản lý báo chí, còn thiếu hoặc thể hiện chưa tốt một hay nhiều hơn trong số các phẩm chất nói trên. Câu 15 :
Luật báo chí và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo
Những nguyên tắc nền móng xây dựng quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp nhà báo Việt Nam
1. Nguyên tắc về phẩm chất chính trị:
Đây là nguyên tắc hàng đầu, vì làm báo là làm chính trị.
2. Nguyên tắc về trình độ và năng lực chuyên môn:
Là nguyên tắc nhằm đảm bảo cho nhà báo hoàn thành tốt nhiệm vụ trong hoạt động nghề nghiệp.
3. Nguyên tắc về đạo đức cá nhân
Đạo đức cá nhân là cơ sở để nhà báo xây dựng và phát huy đạo đức nghề nghiệp. Nhà báo
không thể có đạo đức nghề nghiệp nếu chưa có những phẩm chất tối thiểu của đạo đức làm người.
4. Nguyên tắc về hiệu quả công việc
Kết quả công tác là thước đo phẩm chất đạo đức của nhà báo. Đặc biệt phải quan tâm đến
hiệu quả xã hội của hoạt động nghề nghiệp và hiệu quả từ các tác phẩm báo chí do nhà báo sáng tạo ra.
Từ “Quy ước” đến “Quy định Đạo đức nghề nghiệp của Người làm báo Việt Nam” đã có
những điểm mới. Về hình thức, được viết ngắn gọn, súc tích hơn nhằm giúp các nhà báo dễ
nhớ để thực hiện. Nội dung được nhấn mạnh vào sự gắn bó hết lòng hết sức phục vụ nhân 20