Đề cương các loại hình nghệ thuật - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh

Đề cương các loại hình nghệ thuật - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

ĐỀ CƯƠNG CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT VIỆT NAM
Câu 1: Anh/chị hãy trình bày khái niệm, nguồn gốc sự ra đời của nghệ
thuật? Phân tích một loại hình nghệ thuật ở Việt Nam để minh họa?
Trả lời:
Khái niệm: Nghệ thuật sự cách điệu hóa hiện thực, là việc đề xướng một sự
tồn tại, sự sáng tạo các hình thức, nhằm mục đích truyền tải cảm xúc, thông
điệp của con người
Nguồn gốc:
Thuyết “Bắt chước” (Aristote) cho rằng bản chất con người là hay “bắt chước”
Thuyết “Du hý” cho rằng bản chất con người là thích vui chơi
Thuyết “Ma thuật” cho rằng những lực lượng siêu nhiên chi phối con người
con người hay cầu mong sự trợ giúp của các thế lực siêu nhiên
Thuyết “Biểu hiện” cho rằng nguồn gốc của nghệ thuật do nhu cầu muốn “bộc
bạch nỗi niềm chủ quan” của người nghệ sĩ
Thuyết “Tổng sinh lực sinh lực thừa” cho rằng mỗi con người đều một
tổng sinh lực để duy trì cuộc sống sinh học, khi con người sử dụng hết tổng sinh
lực sẽ để lại sinh lực thừa, và nó chính là động lực để họ tạo ra nghệ thuật
Theo mỹ học Mác-xít, nghệ thuật ra đời từ thực tiễn đời sống, từ lao động
sáng tạo, từ sự đòi hỏi được thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người
hội.
VD: Rất khó để biết nghệ thuật múa VN ra đời từ khi nào. Tuy nhiên, căn cứ vào
những hình người được chạm khắc trên trống đồng và những tư liệu khảo cổ học, ở
thời đại Hùng Vương múa được định hình rất sớm, người Việt đã sáng tạo ra những
điệu múa để phục vụ cho cuộc sống. Trống đồng Đông Sơn đã ghi lại rất sống động
những điệu múa, động tác, điệu bộ, hình dáng của những người nhảy múa như
đoàn người cầm khiên, mộc, rìu, lao, cung tên… nhảy múa; cảnh múa giã gạo,
múa cầu mùa, cầu mưa, đánh trống đồng… những hình ảnh mang dấu ấn nền vh
sông nước. thể nói rằng Trống đồng Đông Sơn “văn tự ghi hình” sống động
về nghệ thuật múa của dân tộc VN.
Câu 2: Anh chị hãy trình bày khái niệm, bản chất đặc trưng của nghệ
thuật? Phân tích một loại hình nghệ thuật cụ thể để chứng minh?
Trả lời:
Khái niệm: Nghệ thuật sự cách điệu hóa hiện thực, là việc đề xướng một sự
tồn tại, sự sáng tạo các hình thức, nhằm mục đích truyền tải cảm xúc, thông
điệp của con người.
Bản chất:
- Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt
- sự biểu hiện tập trung, đầy đủ sâu sắc nhất quan hệ thẩm mỹ của con
người với hiện thực.
Đặc trưng:
Thứ nhất, nghệ thuật bao giờ cũng tồn tại, biểu hiện qua một hình thức nhất
định.
Thứ hai, nghệ thuật sự sáng tạo gắn với cảm xúc, là sản phẩm từ sự thôi thúc
của cảm xúc con người.
Thứ ba, nghệ thuật luôn mang tính tư tưởng.
VD: Múa chuyển động trong âm thanh, tiết tấu trên các đội hình khác nhau.
Động tác múa được cách điệu, nd được khái quát, sự vật được tượng trưng, chúng
được liên kết với nhau và tổng hòa lại.
o Cách điệu đặc trưng quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ múa, những động
tác hằng ngày trong sinh hoạt, trong tự nhiên, sau khi đã được chọn lọc thì phải
qua sự cách điệu mới trở thành những động tác nghệ thuật hấp dẫn trong
múa, sự cách điệu khiến cho các động tác hằng ngày ấy trở nên đẹp hơn.
o Tượng trưng: những vận động của thế giới tự nhiên như mặt trời, sông nước,
cây cỏ, hoa lá… đều được tả trong nghệ thuật múa bằng tính tượng trưng,
nhờ vậy con người đã đưa được những hiện tượng của thế giới tự nhiên vào
nghệ thuật một cách hấp dẫn sinh động.
o Khái quát một thuộc tính gắn với ngêệ thuật múa. Sự khái quát giúp múa
có thể miêu tả những sự kiện, hành động một cách chi tiết, mâu thuẫn, xung đột
có tính điển hình; những điển hình ấy thông qua sự diễn ta đem lại sự tiếp nhận
dễ hiểu cho người thưởng thức.
o Tạo hình: nghệ thuật múa mang trong sự tạo hình, khắc họa chuyển động
liên tục theo quy luật vận động riêng. Tạo hình là yêu cầu không thể thiếu trong
nghệ thuật múa để tạo ra tính thẩm mỹ của múa.
Câu 3: Anh chị hãy nêu các cách phân loại nghệ thuật trên thế giớiở Việt
Nam? Theo đó, Điện ảnh được phân loại như thế nào?
Trả lời:
Các cách phân loại nghệ thuật trên TG
1. Căn cứ vào giác quan:
Nghệ thuật thị giác (kiến trúc, hội họa, điêu khắc)
Nghệ thuật thính giác (âm nhạc và văn chương)
Nghệ thuật xúc giác (thể thao, múa)
Nghệ thuật tổng hợp thị giác, thính giác (sân khấu, điện ảnh)
2. Căn cứ vào trạng thái
Nghệ thuật không gian (kiến trúc, hội họa, điêu khắc)
Nghệ thuật thời gian (âm nhạc, múa, sân khấu)
3. Căn cứ vào phương thức biểu hiện
Nghệ thuật biểu diễn (âm nhạc, múa, sân khấu)
Nghệ thuật tạo hình (hội họa, điêu khắc, kiến trúc)
Các cách phân loại nghệ thuật Việt Nam theo môn học
1. Căn cứ vào không gian tồn tại và chủ thể sáng tạo
Nghệ thuật cung đình: nghệ thuật phục vụ trong các triều đình phong kiến
VN.
Nghệ thuật bác học: nghệ thuật được sáng tạo bởi những người có trình độ lý
luận và học thuật cao, nhóm nghệ thuật này thường được tổ chức chặt chẽ hơn.
Nghệ thuật dân gian: là nghệ thuật do nhân dân sáng tạo, tồn tại phổ biến và gắn
bó với đời sống nhân dân.
2. Căn cứ vào giai đoạn lịch sử
Nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật cổ truyền: thường được hiểu đồng nghĩa
với nhau. Là nghệ thuật đã hình thành và phát triển từ xa xưa, gắn bó và mang
bản sắc văn hóa dân tộc sở hữu, được lưu truyền đến ngày nay.
Nghệ thuật hiện đại, nghệ thuật đương đại: là nghệ thuật tồn tại trong xã hội hiệ
đại. nguồn gốc từ sự kế thừa tiếp biến văn hóa, nhưng phản ánh các đặc
điểm, tính chất của xh hiện đại.
o Nghệ thuật hiện đại: là thành tố gắn với xh hiện đại
o Nghệ thuật đương đại: một bộ phận của nghệ thuật hiện đại, diện
mạo của nền nghệ thuật đang tồn tại trong bối cảnh xh hiện nay
3. Ngoài ra còn có thể phân nhóm các loại hình nghệ thuật VN
Nhóm nghệ thuật biểu diễn: gồm Âm nhạc, Múa, Sân khấu
Nhóm nghệ thuật tạo hình: gồm Đồ họa, Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc
Nghệ thuật điện ảnh: là nghệ thuật mang tính tổng hợp, mới hình thành phát
triển từ cuối tk XIX đến nay.
Theo đó, điện ảnh nằmnhóm nghệ thuật riêng không thuộc về nghệ thuật
tạo hình cũng như nghệ thuật biểu diễn. một nghệ thuật mang tính
tổng hợp của hai nhóm nhệ thuật trên.
Câu 4: Anh chị hãy nêu các cách phân loại nghệ thuật trên thế giớiở Việt
Nam và theo môn học? Theo đó, văn học được phân loại như thế nào?
Trả lời:
Các cách phân loại nghệ thuật trên TG
1. Căn cứ vào giác quan:
Nghệ thuật thị giác (kiến trúc, hội họa, điêu khắc)
Nghệ thuật thính giác (âm nhạc và văn chương)
Nghệ thuật xúc giác (thể thao, múa)
Nghệ thuật tổng hợp thị giác, thính giác (sân khấu, điện ảnh)
2. Căn cứ vào trạng thái
Nghệ thuật không gian (kiến trúc, hội họa, điêu khắc)
Nghệ thuật thời gian (âm nhạc, múa, sân khấu)
3. Căn cứ vào phương thức biểu hiện
Nghệ thuật biểu diễn (âm nhạc, múa, sân khấu)
Nghệ thuật tạo hình (hội họa, điêu khắc, kiến trúc)
Các cách phân loại nghệ thuật Việt Nam theo môn học
1. Căn cứ vào không gian tồn tại và chủ thể sáng tạo
Nghệ thuật cung đình: nghệ thuật phục vụ trong các triều đình phong kiến
VN.
Nghệ thuật bác học: nghệ thuật được sáng tạo bởi những người có trình độ lý
luận và học thuật cao, nhóm nghệ thuật này thường được tổ chức chặt chẽ hơn.
Nghệ thuật dân gian: là nghệ thuật do nhân dân sáng tạo, tồn tại phổ biến và gắn
bó với đời sống nhân dân.
2. Căn cứ vào giai đoạn lịch sử
Nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật cổ truyền: thường được hiểu đồng nghĩa
với nhau. Là nghệ thuật đã hình thành và phát triển từ xa xưa, gắn bó và mang
bản sắc văn hóa dân tộc sở hữu, được lưu truyền đến ngày nay.
Nghệ thuật hiện đại, nghệ thuật đương đại: là nghệ thuật tồn tại trong xã hội hiệ
đại. nguồn gốc từ sự kế thừa và tiếp biến văn hóa, nhưng phản ánh các đặc
điểm, tính chất của xh hiện đại.
o Nghệ thuật hiện đại: là thành tố gắn với xh hiện đại
o Nghệ thuật đương đại: một bộ phận của nghệ thuật hiện đại, diện
mạo của nền nghệ thuật đang tồn tại trong bối cảnh xh hiện nay
3. Ngoài ra còn có thể phân nhóm các loại hình nghệ thuật VN
Nhóm nghệ thuật biểu diễn: gồm Âm nhạc, Múa, Sân khấu
Nhóm nghệ thuật tạo hình: gồm Đồ họa, Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc
Nghệ thuật điện ảnh: là nghệ thuật mang tính tổng hợp, mới hình thành phát
triển từ cuối tk XIX đến nay.
Theo đó, văn học nằm ở một nhóm nghệ thuật riêng bởi văn học là một nghệ
thuật khó định nghĩa nhất, vai trò rất lớn trong xh nên được các nhà nghệ
thuật tách thành một lĩnh vực riêng
Câu 5: Anh chị hãy trình bày và phân tích khái niệm Âm nhạc? Âm nhạc Việt
Nam có những đặc trưng gì?
Trả lời:
Khái niệm: Âm nhạc đó sự lựa chọn, tái tạo sắp đặt âm thanh theo
những hình thức nhất đinh do con người sang tạo ra.
Âm nhạc nguồn gốc từ những âm thanh mà con người thể nghe được,
bởi con người nhận biết được bằng thính giác, nhưng âm nhạc không tự sinh ra
phải được biến đổi qua bàn tay của con người, từ đó thể tạm hiểu rằng
âm nhạc trước hết là các âm thanh do con người tạo ra. Những âm thanh được con
người lựa chọn, tái tạosắp xếp theo một hình thức/ trật tự/ một sự quy ước nhất
định, việc sắp xếp theo một hình thức/ trật tự/ một sự quy ước nhất định chính là sự
cách điệu hóa hiện thực bằng một sự sang tạo hình thức dành cho âm thanh, qua đó
chúng trở thành âm nhạc.
Đặc trưng của âm nhạc VN:
- Âm nhạc VN là sản phẩm của nền văn hóa bản địa trên đất nước ta
+ Một nền âm nhạc ra đời sớm
+ Nền âm nhạc đa sắc tộc
+ Nền âm nhạc gắn liền với đặc sản địa phương cuộc sống lao động, đời
sống tâm linh các các cư dân trên đất nước ta.
- Âm nhạc VN có cơ sở là một nền âm nhạc bản địa mang truyền thống ĐNÁ
- Âm nhạc VN có sự tiếp biến âm nhạc từ các nền văn hóa khác
- Âm nhạc VN phát triển về thanh nhạc hơn khí nhạc
Câu 6: Anh chị hãy khái quát quá trình hình thành và phát triển của âm nhạc
Việt Nam? Qua đó chỉ ra các yếu tố được tiếp biến từ những nền âm nhạc
khác trong âm nhạc Việt Nam?
Trả lời:
Khái quát quá trình hình thành và phát triển của âm nhạc VN
Lịch sử hình thành là phát triển âm nhạc Vn có thể chia thành 3 thời kỳ:
1. Âm nhạc thời kỳ bắt đầu dựng nước và giữ nước (TNK II TCN – TK X
SCN)
Thời kì này chia làm 2 giai đoạn
+ Giai đoạn 1: Âm nhạc thời đại Hùng Vương (TNK II TCN – TK II TCN). Giai
đoạn đặt nền móng cho truyền thống văn hóa, định vị bản sắc vh nói chung và âm
nhạc dân tộc nói riêng.
+ Giai đoạn 2: Âm nhạc trong thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc (TK II TCN –
TK X SCN). Giai đoạn bắc cầu, chuẩn bị tiền đề cho những biến đổi trong các thời
kỳ tiếp theo.
2. Âm nhạc thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến độc lập tự chủ và bảo vệ
đất nước chống những cuộc xâm lăng của phong kiến phương Bắc (TK X
– TK XIX)
Nổi bật là sự tiếp thu, đồng hóa những yếu tố vh nghệ thuật và âm nhạc từ Ấn
Độ, Trung Hoa. Là thời kỳ hòa quyện các yếu tố âm nhạc truyền thống bản địa với
các yếu tố bên ngoài để tạo nên bước phát triển mới. Chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Âm nhạc trong giai đoạn bắt đầu xây dựng và củng cố quốc gia
phỏng kiến độc lập tự chủ (TK X – TK XV). Sự phân nhánh dần của hai bộ phân âm
nhạc là âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình trong điều kiện những mối quan
hệ nguồn gốc khăng khít giữa 2 bộ phận âm nhạc vẫn được giữ gìn.
+ Giai đoạn 2: Âm nhạc trong giai đoạn cực thịnh chuyển sang suy thoái và suy
sụp của chế độ phong kiến tại VN (TK XV – Giữa TK XIX).
3. Âm nhạc VN trong cuộc đụng độ với những cuộc xâm lăng của phương
Tây và đấu tranh giành độc lập thống nhất, xây dựng chủ nghĩa xã hội
( Giữa TK XIX – nay)
Đụng độ với âm nhạc phương Tây, tiếp thu và đồng hóa âm nhạc phương Tây.
Sự nảy sinh và phát triển của bộ phận âm nhạc mới VN (cải lương). Gồm 2 gđ:
Giai đoạn 1: Âm nhạc VN từ khi thực dân Pháp xâm lược đến trước Cách mạng
Tháng 8 (1858-1945). Giai đoạn bão táp của âm nhạc VN
Giai đoạn 2: Âm nhạc VN từ Cách mạng Tháng 8 tới nay.
1945 1975: âm nhạc trong 2 cuộc khánh chiến độc lập tự do thống
nhất đất nước, xây dựng đất nước ở miền bắc
1975 tới nay: âm nhạc trong thời kỳ xd đất nước, hội nhập, bảo vệ bản sắc…
Các yếu tố tiếp biến từ nền âm nhạc khác trong âm nhạc VN
+ Yếu tố âm nhạc Trung Hoa, ngay từ thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu
biến đổi âm nhạc Trung Hoa, từ khí nhạc, thanh giai điệu như chũm chọe của
người Hán, đàn cầm, đàn nguyệt, tỳ bà, ảnh hưởng từ ngôn ngữ Hán khiến cho
ngôn ngữ Việt trở nên đơn âm tiết và nhiều thanh điệu hơn. Thậm chí, sự kiện lịch
sử ở thời Lê Sơ (1447) khi Lương Đăng được giao nhiệm vụ biên tập và kê cứu âm
hạc đã bắt chước nguyên xi quy chế âm nhạc của nhà Minh (TQ) để xây dựng quy
củ cho âm nhạc cung đình VN.
+ Các nhạc khí giai điệu du nhập từ Ấn Độ cũng xuất hiện trong các giai đoạn
lịch sử của âm nhạc VN, đặc biệt là với cư dân từ Nam Trung Bộ trở vào phía Nam
VN như trống tầm bông, đàn hồ
+ Âm nhạc VN sau quá trình giao lưu, tiếp biến với âm nhạc phương Tây đãsự
biến đổi rệt, với sự ra đời của âm nhạc cải cách, sự du nhập các nhạc khí
thuật sử dụng…
Câu 7: Hãy nêu các cách phân loại bản trong âm nhạc? Theo cách phân
loại đó người ta phân chia chi tiết cho mỗi thể loại như thế nào?
Trả lời:
Các cách phân loại âm nhạc
Thanh nhạc: âm nhạc được tạo ra bằng giọng hát của con người, thanh nhạc
thường đi cùng với lời ca
Khí nhạc: là âm nhạc được tạo ra bằng các nhạc khí, nhạc khí là âm nhạc do các
nhạc khí tạo ra nên không có lời
Các phân chia chi tiết cho mỗi thể loại
Thanh nhạc: ca khúc (ca hát), hợp xướng, beatbox, Opera, rap…
Khí nhạc: độc tấu, song tấu, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu, hòa tấu,…
Câu 8: Anh chị hãy trình bày khái niệm nghệ thuật múa? khái quát các thể
loại của nghệ thuật múa cổ truyền Việt Nam?
Trả lời:
Khái niệm: Múa là sự cách điệu hóa hiện thực cuộc sống bằng ngôn ngữ cơ thể
của con người
Các thể loại của nghệ thuật múa cổ truyền VN:
- Múa dân gian: loại múa phổ biến nhất trong các loại hình thái múa, do
nhân dân sáng tạo, vun đắp và xây dựng, là ngọn nguồn của các thể loại múa
khác.
Múa sinh hoạt: gắn bó mật thiết với đời sống hàng ngày của nhân dân,
có động tác đơn giản, dễ múa, có tính cách riêng độc đáo của từng dân
tộc. VD: múa của người Thái, múa của TQ.Xòe vòng Ương ca
Múa biểu diễn dân gian: múa sinh hoạt trình độ cao độc đáo
hơn, những người biểu diễn được lựa chọn từ cộng đồng, sản phẩm
giá trị nhất của kho tàng nghệ thuật múa dân tộc. VD: múa nón, múa
xúc tép…
- Múa tín ngưỡng tôn giáo: Khi các hình thái tin ngưỡng ra đời, các phù thủy,
thầy cúng cũng ra đời, họ sáng tạo ra những động tác, điệu bộ khác thường
để gây sự chú ý và mê hoặc mọi người, múa tín ngưỡng cũng phổ biến tại tát
cả các quốc gia, dân tộc trên TG
- Múa cung đình: múa dân gian được đưa vào cung đình để phục vụ cho
các vua quan trong xh phong kiến. Những người múa dân gian giỏi được
tuyển chọn, luyện tập thành chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp, do vậy
múa dân gia là cơ sở cho múa cung đình.
Câu 9: Anh chị hãy trình bày khái niệm nghệ thuật Múa? Khái quát các thể
loại phong cách của nghệ thuật múa Việt Nam trong xã hội đương đại?
Trả lời:
Khái niệm: Múa là sự cách điệu hóa hiện thực cuộc sống bằng ngôn ngữ cơ thể
của con người
Các thể loại phong cách nghệ thuật múa Việt Nam trong xã hội đương đại:
thể tạm phân loại là: , múa dân gian múa tin ngưỡng tôn giáo múa
biểu diễn chuyên nghiệp
Múa dân gian Múa tín ngưỡng tôn giáo vẫn tiếp tục mạch tồn tại trong đời
sống nhân dân. Sau năm 1945, các chính sách của nhà nước luôn khuyến khích
nhân dân bảo tồn phát huy các vốn văn hóa nghệ thuật cổ truyền. Đối với
múa tôn giáo tín ngưỡng, các chất liệu giá trị nghệ thuật trong múa tôn giáo
tín ngưỡng đã được sâu khấu hóa, được dàn dựng để trở thành những tiết mục
múa đầy bản sắc.
Múa biểu diễn chuyên nghiệp
Múa mới: xuất hiện từ sau Cách mạng tháng Tám
Múa hiện đại: được du nhập vào VN khoảng những năm 80 của thế kỉ trước,
khá phát triển và được ưu chuộng
Múa tham gia trong các loại hình nghệ thuật khác: nghệ thuật múa tham gia
vào rất nhiều loại hình nghệ khác, vd như trong xiếc, ảo thuật (đu day, nhào
lộn, uốn dẻo…)
Câu 10 Trình bày khái niệm nghệ thuật sân khấu? Giới thiệu khái quát các:
thể loại tiêu biểu của nghệ thuật sân khấu Việt Nam? Phân tích các đặc trưng
của nghệ thuật sân khấu Việt Nam?
Trả lời:
Khái niệm: Sân khấu loại hình nghệ thuật kể chuyện qua các vai diễn theo
kịch bản
Các thể loại tiêu biểu của nghệ thuật sân khấu VN:
Các thể loại nghệ thuật sân khấu được phân loại theo phương thức đặc thù, như:
+ Kịch hát: sử dụng các làn điệu hát riêng của từng thể loại để truyền tải ngôn t
(chèo, tuồng, cải lương)
+ Kịch nói: sử dụng ngôn ngữ nói là chủ đạo.
+ Kịch câm: sử dụng hành động, điệu bộ, thái độ, không dụng ngôn ngữ.
Các đặc trưng của nghệ thuật sân khấu VN:
+ : nghệ thuật sân khấu VN (trừ kịch nói) thuộc dòng sân khấu tựĐặc trung tự sự
sự Phương Đông mang theo tư duy và bản sắc vh của Phương Đông.
+ :Đặc trung mô hình
Mô hình nhân vật: 5 mô hình chủ yếu Sinh, Đào, Lão, Mụ, Hề, Cụ
Mô hình làn điệu: mỗi thể loại sân khấu VN đều có một hệ thống làn điệu riêng.
hình múa: Mỗi loại hình sân khấu VN, khi đã hình về nhân vật, làn
điệu thì cũng phải có mô hình múa tương ứng
Múa trang trí: múa để làm duyên, góp phần sinh động cho vai diễn, bộc lộ
tính cách nv
Múa minh họa: phụ họa cho lời hát, cho khan giả ấn tượng sâu them về nd
lời hát
Múa tính cách: bộc lộ nội tâm của nv theo từng mô hình NV khác nhau
+ : Một câu chuyện sk diễn biến phúc tạp đến đâu thìĐặc trưng kết hậu
cũng phải hướng đến một cái kếthậu, thiện thắng ác, ở hiền gặp lành… bởi
sp ước vọng của vh nông nghiệp lúa nước VN, mang bản sắc truyền thống
đân tộc.
Câu 11: Hãy nêu khái niệm nghệ thuật sân khấu? Trình bày hiểu biết của
anh/chị và các thể loại tiêu biểu trong nghệ thuật Sân khấu Việt Nam?
Trả lời:
Khái niệm: Sân khấu loại hình nghệ thuật kể chuyện qua các vai diễn theo
kịch bản
Các thể loại tiêu biểu của nghệ thuật sân khấu VN:
Các thể loại nghệ thuật sân khấu được phân loại theo phương thức đặc thù, như:
+ Kịch hát: sử dụng các làn điệu hát riêng của từng thể loại để truyền tải ngôn t
(chèo, tuồng, cải lương)
+ Kịch nói: sử dụng ngôn ngữ nói là chủ đạo.
+ Kịch câm: sử dụng hành động, điệu bộ, thái độ, không dụng ngôn ngữ.
Câu 12: Hãy nêu khái niệm nghệ thuật Sân khấu? Trình bày hiểu biết của anh
chị về lịch sử hình thành, không gian biểu diễn ngôn ngữ nghệ thuật của
Múa rối nước Việt Nam?
Trả lời:
Khái niệm: Sân khấu loại hình nghệ thuật kể chuyện qua các vai diễn theo
kịch bản
Nghệ thuật Múa rối nước VN
- Lịch sử hình thành:
Cho đến nay chưa công trình nghiên cứu nào đưa ra được lời giải thích
thuyết phục về lịch sử hình thành múa rối nước ở VN. Người ta chỉ căn cứ trên tấm
bia Sùng điện thiên linh do quan Thượng thu bộ hình của vua Nhân Tông
Nguyễn Công Bật viết dâng vua vào năm 1121. Căn cứ vào đó thể ước lượng
rằng múa rối nước xuất hiện VN vào khoảng tk XI hoặc XII, tuy nhiên cũng có ý
kiến cho rằng múa rối nước được người Việt sang tạo ra từ TK II – III TCN. Trong
lịch sử, TQ NB 2 quốc gia từng múa rối ớc nhưng đã bị thất truyền.
Cho đến nay, trên thế giới chỉ có duy nhất VN còn tồn tại múa rối nước.
- Không gian biểu diễn: Kiến trúc Thủy Đình.
Nghệ thuật múa rối nước dùng mặt nước làm sân khấu (gọi nhà rối hay
thuỷ đình) thường được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc cân đối tượng trưng cho
mái đình của vùng nông thôn Việt Nam. Phía sau phông che để tạo sân khấu
biểu diễn múa rối nước (được gọi là tấm y môn), xung quanh trang trí cờ, quạt, voi,
lọng, cổng hàng mã,…
- Ngôn ngữ nghệ thuật: Con rối nước.
Lấy những động tác của con rối làm ngôn ngữ diễn đạt, rối nước gắn với
âm nhạc, âm nhạc giữ nhịp, dẫn dắt động tác nội dung vở diễn, nhạc rối nước
thường là các làn điệu chèo hoặc dân ca đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 13: Trình bày khái niệm nghệ thuật đồ họa? Khái quát lịch sử hình thành
phát triển của nghệ thuật đồ họa Việt Nam? Nêu những đặc điểm để phân
biệt từng dòng tranh dân gian Việt Nam?
Trả lời:
Khái niệm: Đồ họamột nhánh của hội họa, là nghệ thuật thể hiện hình vẽ
bầng bề mặt phẳng 2 chiều bằng kỹ thuật in ấn.
Lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật đồ họa VN
+ Có từ triều Lý
+ Triều Trần vẫn tiếp tục việc in, khắc kinh Phật. Cuối triều Trần, Hồ Quý Ly t
chứ in tiền giấy có vẽ tứ linh, sông nước.Thông Bản hội sao
+ Khi nhà Minh xâm lược đã vét tinh hoa văn hóa VN về TQ, còn lại thủ tiêu,
đốt hết => nghề in bị gián đoạn
+ Đến thờiSơ, tiến Lương Học Nhữ đi sứ TQ học lỏm được nghề in, khi về
nước ông đã truyền lại cho nhân dân làng Hồng Lục và Liễu Chàng
+ Thời Trung Hưng, nước ta vẫn chưa làm được giấy, phải mua từ TQ. Chúa
Trịnh Căn đã chọn 1 số thanh niên trẻ, thông minh nhanh nhẹn cho trà trộn vào sứ
đoàn bộ sang Tàu để học nghề làm giấy.
+ 4 dòng tranh đồ họa dân gian VN: Tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim
Hoàng, tranh làng Sình.
Những đặc điểm để phân biệt từng dòng tranh dân gian VN:
- Đề tài
+ Tranh Đông Hồ: đề tài phỏng phú, đáp ứng được nhu cầu khác nhau của đời
sống người dân như tín ngưỡng, tâm linh, giáo dục, lịch sử, phong tục,…
+ Tranh Hàng Trống: một số đề tài tiêu biểu như tranh thờ cúng (tam hòa, tứ phủ,
…), sinh hoạt (múa rồng, duyệt binh,...), phong cảnh (tùng cúc trúc mai…)
+ Tranh Kim Hoàng: chủ đề quen thuộc với người dân nông thôn như tranh gà,
tranh lợn, ông Công ông Táo, cuộc sống đồng quê, trên góc
+ Tranh làng Sình: chủ đề xoay quanh việc thờ cúng như hình nhân thế mạng, tiền
vàng, vũ khí, 12 con giáp…
- Kỹ thuật chế tác
+ Tranh Đông Hồ: tranh in mộc bảnin từ bản khắc gỗ, còn gọi , được làm thủ
công, tranh bao nhiêu màu thì bấy nhiêu bản khắc, bản khắc nét quan trọng
nhất và được in cuối.
+ Tranh Hàng Trống: gỗ lồng gỗ kỹ thuật nửa in nửa vẽ, ván khác làm bằng hoặc
thị, ghép các bản khắc với nhau để in những bức tranh có kích thước lớn.
+ Tranh Kim Hoàng: dụng ván in in đường nét rồi dụng bút màu để tô điểm, chấm
phá theo cảm hứng riêng.
+ Tranh làng Sình: tranh chỉ in nét xong, một số tranh được màu nhưng
không cầu kỳ
- Giấy in
+ Tranh Đông Hồ: làm từ giấy dó phủ điệp (giấy điệp)
+ Tranh Hàng Trống: giấy dó, giấy xuyến chỉ, giấy báo
+ Tranh Kim Hoàng: in trên giấy điều (màu đỏ hoặc màu cam)
+ Tranh làng Sình: giấy dó
- Màu sắc
+ Tranh Đông Hồ: được làm từ nguyên liệu tự nhiên, tạo cho tranh độ mềm, xốp,
không bị phai.
+ Tranh Hàng Trống: các màu sử dụng trong tranh không hoàn toàn tự nhiên
có them phẩm màu, hai màu đặc trưng là xanh da trời và hồng điều.
+ Tranh Kim Hoàng: chủ yếu mực tàu các loại màu sắc nguồn gốc tự
nhiên
+ Tranh làng Sình: màu tự nhiên, chủ yếu là màu đen
Câu 14: Trình bày khái niệm nghệ thuật hội họa? Hội họa Việt Namnhững
dấu mốc hình thành và phát triển như thế nào?
Trả lời:
Khái niệm: Hội họa nghệ thuật dụng màu sắc, đường nét để phản ánh thế
giới trên bề mặt phẳng 2 chiều, bằng các chất liệu khác nhau.
Những dấu mốc hình thành và phát triển:
Hội họa triều : được thể hiện nhiều trong đồ gốm thời Lý, thấm đậm tinh
thần Phật giáo
Hội họa triều Trần: hội họa phát triển nhiều nội dung như tranh chân dung,
tranh phỏng cảnh, tranh vẽ bình phỏng, tranh thờ… tất cả đều được thể hiện
bằng thể loại tranh thủy mặc.
Hội họa triều Lê Sơ: Hội họa trang trí đã đóng vai trò chuẩn mực trong thiết chế
phẩm thuộc triều đình, được thể hiện trên đồ gốm sứ nổi tiếng. Đồ sứ thời Mạc
cũng có nhiều thành công, đặc biệt là đồ thờ cúng.
Hội họa triều Trung Hưng tới triều Nguyễn: Ghi nhận nhiều tác phẩm hội
họa được vẽ trên đồ gốm ở cung vua, phủ chúa. Các dấu tích của nghệ thuật tạo
hình hầu như chỉ tồn tại trong điêu khắc, kiến trúc và các dòng tranh dân gian.
Hội họa VN từ 1925 1986: trước năm 1925 hội họa VN biểu hiện tranh
truyền thần, thủ mặc, hình trang trí trên gốm sứ hoặc tranh đồ họa dân gian.
nNawm 1925, Pháp thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương dấu
mốc đặc biệt của nghệ thuật tạo hình VN. Từ đây hội họa Vn hình thành và phát
triển, những lớp họa chuyên nghiệp đầu tiên được gọi lớp họa Đông
Dương.
Câu 15: Trình bày khái niệm nghệ thuật hội họa? Dấu mốc năm 1925 ý
nghĩa gì đối với hội họa Việt Nam?
Trả lời:
Khái niệm: Hội họa nghệ thuật dụng màu sắc, đường nét để phản ánh thế
giới trên bề mặt phẳng 2 chiều, bằng các chất liệu khác nhau.
Ý nghĩa dấu mốc năm 1925 đối với hội họa VN
Năm 1925, người Pháp thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương – đây
một dấu mốc đặc biệt của nghệ thuật tạo hình VN nói chung, hội họa VN nói
riêng. Người Pháp thành lập trường này với mục đích ban đầu để dạy nghề thủ
công mỹ nghệ cho nghệ nhân Việt. Tuy nhiên, người Việt không bằng lòng trở
thành nghệ nhân, họ đã tiếp thu khoa học tạo hình phương Tây trở thành họa
chuyên nghiệp. Họ học vẽ chất liệu mới là sơn dầu, phát triển chất liệu lụa, sơn mài
thành dòng tranh nghệ thuật. Họ học luật xa gần, tạo hình theo giải phẫu, tạo khối
trong ánh sang bằng tương quan đậm nhạt của màu. Từ đây, hội họa VN hình thành
và phát triển. Những lớp họa sĩ chuyên nghiệp đầu tiên được gọi là lớp họa sĩ Đông
Dương.
Câu 16: Trình bày khái niệm nghệ thuật điêu khắc? Điêu khắc Việt Nam
những đặc trưng cơ bản gì?
Trả lời:
Khái niệm: Điêu khắc một loại hình nghệ thuật sử dụng kỹ thuật tạc, đắp,
nặn, đúc, gò, chạm trổ để tạo ra các tác phẩm hình khối trong không gian 3
chiều, bằng các chất liệu khác nhau.
Đặc trưng:
+ Từng được tạo tác trên nhiều chất liệu, nhưng lưu truyền đến ngày nay chỉ còn
gỗ, đá và gốm là chủ yếu.
+ Phù điêu được dụng nhiều công trình kiến trúc để trang trí: cung điện, chùa,
đình làng…nd rất phỏng phú, phản ánh tưởng, thẩm mỹ qua từng lịch sử.
Điêu khắc rồng mỗi triều đại đều những phỏng cách riêng, dễ nhận biết
phân biệ, là những minh họa sống động cho hệ tư tưởng của mỗi triều đại đó.
+ Tượng tròn chủ yếu dụng trong tín ngưỡng, để thờ cúngchùa, để trang trí lăng
mộ. Không nhiều các tác phẩm tượng được tạo tác với mục đích khác.
Câu 17: Trình bày khái niệm chung về nghệ thuật Điêu khắc? Phân biệt các
đặc điểm tạo hình ý nghĩa của điêu khắc thông qua 3 triều đại phong kiến
Việt Nam: Lý,Trần,Lê?
Trả lời:
Khái niệm: Điêu khắc một loại hình nghệ thuật sử dụng kỹ thuật tạc, đắp,
nặn, đúc, gò, chạm trổ để tạo ra các tác phẩm hình khối trong không gian 3
chiều, bằng các chất liệu khác nhau.
Các đặc điểm tạo hình ý nghĩa của điêu khắc thông qua 3 triều đại
phong kiến Việt Nam: Lý,Trần,Lê
Triều Lý
+ Phù điêu được chạm khắc tinh xaoe, tip trang trí phản ánh văn hóa sự
giao thoa Ấn – Chăm – Việt
+ Điêu khắc rồng: rồng hình ảnh tượng trưng cho dân tộc (truyền thuyết Lạc
Long Quân – Âu Cơ), con rồng luôn là motip trang trí ở nơi linh thiêng cao quý
biểu thị cho quyền uy của nhà vua, biểu tượng rồng bay lên theo chiều nghiêng,
gồm nhiều khúc uốn hình thắt túi, nhỏ dần về phía đuôi. Đầu rồng có mào lửa,
bờm dài, thân dài và mảnh giống loài rắn, không vảy, trên lung bụngvây,
chân có 3 móng, khuỷu chân có dải mây bay đồng ffieeuj với bờm và thân mình
+Tượng tròn: Chùa Phật tích tượng A Di Đà cao 1m87, cả bệ cao 2m77, tượng
đầu người mình chim, một loạt linh thú to như tử, nghề, giác…minh chứng
cho sự giao thoa nghệ thuật Việt Chăm. Tượng thể hiện thế đức Phật đang
ngồi thuyết pháp với dáng ngồi thanh thoát, an nhiên
=>Điêu khắc thời được thể hiện trên nhiều chất liệu như gỗ, đá, gốm, đất
nung…phỏng cách mang nhiều ảnh hưởng của vh Ấn Độ (Phật giáo), Chăm. Hình
ảnh rồng có những đặc điểm riêng, phản ánh tư tưởng, thẩm mỹ của triều đại
Triều Trần
+ Phù điêu có nhiều nét ảnh hưởng từ Ấn Độ, đường nét trang trí phỏng khoáng tự
do hơn thời Lý
+ Điêu khắc rồng: Thể hiện sức mạnh của quyền lực nhà vua qua hình ảnh rồng.
Thân rồng mập, đậm thô, xuất hiện trang trí vảy rồng, tạo cảm giác quyền lực,
dữ dội hơn. Đầu rồng sừng lớn, 4 móng vuốt, rồng cuộn khúc dạng hình oval,
lưng to hình rang cưa đều. Trung tâm đầu rỗng giỡn ngọc, tai sừng được
chạm khắc thô theo kiểu tả thực.
+ Tượng tròn: chủ yếu là các tượng Phật để thờ và các tượng rồng đá ở hai bên bậc
thềm của các chùa
Triều Lê
+ Phù điêu: nảy nở các tác phẩm dân gian đình làng, nội dung phỏng phú, sinh
động
+ Điêu khắc rồng: phát triển trên cơ sở tiếp thu từ thời Trần, cơ bản vẫn giữ nguyên
hình dáng thân cứng cáp, to khỏe, mào, sừngđầu trông dữ hơn. Đầu rồng to,
hai nhánh sừng nhô cao, mắt lồi, bờm mượt cuộn ra sau, lung rồng nhô hình vây
nhọn theo uốn khúc, chân 5 móng sắc nhọn. Hình tượng rồng trang nghiêm, râu
bờm sừng nổi cao dụng mãnh uy quyền. Những chạm khắc rồng các motip
mây đao lửa, hoa văn với nét chạm sắc sảo, điêu luyện, bố cục chặt chẽ với đặc
trưng riêng
+ Tượng tròn: Nhiều tác phẩm không còn tới ngày nay chỉ được ghi chép lại
trong văn tự
Câu 18: Trình bày khái niệm nghệ thuật Kiến trúc ? Nghệ thuật kiến trúc Việt
Nam hình thành và phát triển như thế nào?
Trả lời:
Khái niệm: Kiến trúc một loại hình mỹ thuật kết hợp cái đẹp với cái thực
dụng để sáng tạo không gian sống của con người.
Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật kiến trúc VN
- Các công trình kiến trúc từ thời dựng nước đến triều Đinh Tiền
+ Thời tiền sử, tổ tiên chúng ta đã sử dụng hang động ở các núi đá vôi làm nơi sinh
sống
+ Giai đoạn sơ kỳ của thời kỳ đồ đá mới, con người có xu hướng rời bỏ hang động
+ Thời kỳ Vua Hùng dựng nước Văn Lang, nhà của thời kì này là nhà sàn mái conh
hình thuyền.
+ Thời An Dương Vương sang lập ra nhà nước Âu Lạc, kiến trúc nổi bật là ba vòng
thành đất Cổ Loa.
+ Đất nước rơi vào thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc hàng nghìn năm, văn
hóa phương Bắc xâm nhập, kiến trúc dinh thự, nhà cửa gần với các kiến trúc phía
nam TQ.
+ Thời Đinh, xd kinh đô ở Hoa Lư, Thành Hoa Lư
- Kiến trúc thời Lý:
+ Xd được 1 quốc gia độc lập tự chủ, sự phát triển kt-xh đã thúc đẩy phát triển về
kiến trúc cả về chất lượng lẫn số lượng.
+ Quy mô to lớn, bề thế
+ Địa hình tiện lợi, đẹp đẽ
+ Bố cục can xứng, hài hòa
+Có giao lưu, tiếp biến với kiến trúc Chăm
+ Nhiều công trình kiến trúc phục vụ tôn giáo – Phật giáo
+ Một số công trình tiêu biểu: Thành Thăng Long, Chùa Phật tích, Chùa Một cột…
- Kiến trúc thời Trần
+ Được thừa hưởng gia tài đồ sộ từ kiến trúc thời Lý
+ Giá trị nổi bật là dáng hình chắc, khỏe mạnh, tính chất thực dụng, thiết thực cao
+ Kiến trúc lăng mộ được đánh giá là quy mô và bề thế hơn thời kỳ trước
+ Một số công trình tiêu biểu: Phủ Thiên Trường, Thành Tây Đô…
- Kiến trúc thời Lê Sơ và nhà Mạc
+ Thời Lê Sơ: Kém đồ sộ và bề thế, hệ thống cung điện đucợ tu bổ sửa sang. Kiến
trúc cung đình được coi như loại hình nghệ thuật chính thống, chiếm ưu thế, trong
khi đó kiến trúc dân gian bị nhiều quy định rang buộc không được khuyến khích pt.
bố cục trang trí gợi không khí trang nghiêm, ảnh hưởng Nho giáo. Mang đậm
tính chất cung đình.
+ : Đây thời kỳ chấn hưng Phật giáo. Kiễn trúc Mạc sự chuyểnThời nhà Mạc
hóa từ cung đình về dân gian; đền, đình, chùa, miếu được xd nhiều nơi. Đình
làng phát triển đóng góp tích cực vào quá trình Việt hóa nền kiến trúc thời Mạc.
Chuyển sang bước ngoặt quan trọng làm trỗi dậy truyền thống vh lâu đời, trở về
với bản sắc. Là giai đoạn bùng nổ sau thời kì dồn nén Lê Sơ, sự đa dạng trong phát
triển và có sự kết hợp với các yếu tố Mã Lai, Hán, Miến, Tây Tạng…
- Kiến trúc thời Lê Trung Hưng
+ Kiến trúc chùa tháp được xd theo bố cục cổ điện rất chặt chẽ
+ Kiến trúc cung điện được xd nguy nga, tráng lệ
+ Kiến trúc đình làng rất phát triển, phỏng phú về ngôn ngữ trang trí, biến hóa sang
tạo.
- Kiến trúc thời Tây Sơn
Nổi bật kiến trúc thành lũy. Thành Hoàng Đế (Thành Bình Định) được
xây năm 1776, được xd và mở rộng trên cơ sở Thành Đồ Bàn, giữ vai trò là đại bản
doanh của bộ chỉ huy quân đội Tây Sơn. Thành Hoàng Đế gồm ba vòng thành
Thành ngoại, Thành nội Cấm Thành. Thành được đắp bằng đất, phía trong
ngoài được bó bằng đá ong, được xây hoàn toàn bằng đá ong.
- Kiến trúc thời Nguyễn
Một số kiến trúc nổi bật kiến trúc thành lũy, Kinh Thành Huế, Thành
Nội, Cung đình Huế, Kiến trúc lăng mộ ở Huế.
nhiều tiếp xúc, giao lưu tiếp biến với kiến trúc Pháp (kiến trúc
Vauban)
Vẫn giữ vững những quan điểm truyền thống như thuật phỏng thủy để chọn
đất, chọn hướng, vị trí, phương hướng…
- Kiến trúc VN thời thuộc địa ( 1873 – 1945)
+ Thời kỳ thứ nhất (1873-1900) kiến trúc thuộc địa tiền kỳ: sự du nhập của các kỹ
thuật xd và vật liệu xd của Châu Âu
+ Thời kỳ thứ hai (1900-1920) kiến trúc thuộc địa hình thành khẳng định:
phỏng cách kiến trúc tân cổ điển được phổ biến
+ Thời kỳ thứ ba (1920-1945) kiến trúc thuộc địa phát triển định hình bản sắc:
hoạt động về quy hoạch và xd nhà cửa được phát triển theo xu hướng mới.
Câu 19: Trình bày khái niệm nghệ thuật kiến trúc? Các đặc trưng của kiến
trúc Việt Nam? Kiến trúc Việt Nam đương đại biểu hiện theo những xu hướng
gì ?
Trả lời:
Khái niệm: Kiến trúc một loại hình mỹ thuật kết hợp cái đẹp với cái thực
dụng để sáng tạo không gian sống của con người.
Đặc trưng:
+ Khai thác hiệu quả các chất liệu từ môi trường tự nhiên: tre nứa, gỗ, đất, đá…
+ Có tính thực dụng cao để phù hợp với môi trường tự nhiên VN
+ Chịu ảnh hưởng từ triều đình phỏng kiến ở mỗi gđ lịch sử
+ Phản ánh quá trình giao lưu, tiếp biến vh từ Ấn Độ, Chăm, Trung Hoa
+ Kiến trúc VN kể từ thời Pháp thuộc nhiều biến đổi to lớn về phỏng cách, kỹ
thuật.
Kiến trúc Việt Nam đương đại biểu hiện theo những xu hướng:
- Xu hướng hiện đại mới
- Xu hướng High – Tech
- Xu hướng biểu hiện mới
- Xu hướng kiến trúc sinh thái
- Xu hướng khai thác kiến trúc truyền thống
- Xu hướng hậu hiện đại
- Xu hướng nhại cổ
Câu 20: Trình bày khái niệm nghệ thuật Điện ảnh? Khái quát lịch sử phát
triển vào hình thành của nghệ thuật điện ảnh Việt Nam ?
Trả lời:
Khái niệm: Điện ảnh là một nghệ thuật tổng hợp, nó vận dụng phương thức
cách điệu hóa của các nghệ thuật khác và kết hợp với khoa học kỹ thuật để
tạo ra những tác phẩm nghệ thuật dưới dạng hình ảnh chuyển động.
Lịch sử phát triển và hình thành của nghệ thuật điện ảnh Việt Nam
- Giai đoạn đầu
+ Điện ảnh du nhập vào VN sau 3 năm điện ảnh được khai sinh
+ Bộ phim truyện đầu tiênKim Vân Kiều thực hiện năm 1923 do Công ty Chiếu
bóng Đông Dương thực hiện. Năm 1925 IFEC tiếp tục thực hiện cuốn phim hài
ngắn Toufou. Năm 1927 phim Huyền thoại Đế phim do Paul Numier viết
kịch bản
+ Năm 1924, ông Nguyễn Lan Hương thực hiện bộ phim hài Đồng tiền kẽm tậu
được ngựa dài 6 phút
+ Những năm cuối thập niên 1930, Việt Nam làm phim, bắt đầu cho những phim
nói đầu tiên của Việt Nam. Cuối tháng 11 năm 1937 sản xuất bộ phim truyện dài
Cánh đồng ma do Đàm Quang Thiện viết. Cánh đồng ma quay vào ngày 30 tháng 1
năm 1938.
+Năm 1939, một hãng phim mới ra đời tại Sài Gòn hãng Việt Nam Phim. Từ
năm 1940, hãng phim Châu Á ngừng hoạt động cho đến thập niên 1960 mới hoạt
động trở lại. Sang năm 1940, quân Nhật tiến vào Đông Dương không còn ai đứng
ra làm phim.
- Giai đoạn 1945 – 1954
+ Việt Nam khi đó kiệt quệ và vừa trải qua nạn đói năm 1945. Ngày 2 tháng 9 năm
1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập
+ Một số nhà làm phim Cách mạng ở cả miền Nam và miền Bắc sau khi cuộc chiến
Việt Pháp bùng nổ thực hiện được những phim tài liệu như Trận Đông Khê
(1950), + Chiến Thắng Tây Bắc (1952), Trận Mộc Hóa (1948).
+ Phim Trận Mộc Hóa do Khu 8 miền Nam thực hiện phim đầu tiên của nền
Điện ảnh Cách mạng
+ Những hoạt động của các nhà làm phim điện ảnh thời kỳ này dừng lại ở thể loại
phim tài liệu ngắn.
- Giai đoạn 1954 – 1959
+ Hiệp định Genève năm 1954 chia Việt Nam thành Bắc Việt Nam Nam Việt
Nam. miền Nam, hình thành một thị trường điện ảnh với nhiều hãng phim
nhân điện ảnh đạt tới thời kỳ đỉnh cao ngay từ năm 1957 tham dự các liên hoan
phim ở Châu Á nhận được nhiều giải thưởng.
+ Miền Bắc sau năm 1954, các nhà làm phim vẫn tiếp tục với các phim tài liệu như
Hội nghị quân sự Trung Giã, các phim thời sự về sinh hoạt của binh Âu Phi,
trao trả tù binh ở Tuyên Quang… Từ năm 1956, phim thời sự ra đều hàng tuần.
+ Năm 1954 toàn miền Bắc có 26 rạp và 23 đội chiếu bóng lưu động. Năm 1964 số
lượng tăng lên tới 48 rạp. Hoa Kỳ bắt đầu mở rộng chiến tranh ra miền Bắc
+ Năm 1956, Cục Điện ảnh được thành lập. Năm 1957 báo Điện ảnh xuất hiện.
Trường Điện ảnh Việt Nam Xưởng phim Thời sự, tài liệu Trung ương lần lượt ra
đời. Xưởng phim Việt Nam cũng đã làm thử một số tiểu phẩm đã dựng quay
tiểu phẩm về Võ Thị Sáu. Năm 1958, đạo diễn Mai Lộc làm bộ phim Biển động.
- Giai đoạn 1959 – 1965
+ Năm 1959 là điểm mốc với sự ra đời của bộ phim truyện điện ảnh. Từ năm 1958
một bộ phim truyện đã được triển khai. Năm 1960 cũng là năm đánh dấu của phim
hoạt hình bộ phim đầu tiên Đáng đời thằng cáo, Chiếc vòng bạc, Chú thỏ đi học
+ Từ năm 1959 đến 1964,18 bộ phim trong đó Vợ chồng A Phủ (1961), Chị Tư
Hậu (1963), Kim Đồng (1964)… Cô gái nông trường (1960), Khói trắng (1963).
- Giai đoạn 1965 – 1975
+ Từ cuối năm 1964, Chiến tranh Việt Nam bước vào thời kỳ khốc liệt nhất. Thời
kỳ này đội ngũ làm phim đã đa dạng trưởng thành hơn những người được đào
tạo tại trường Điện Ảnh Việt Nam khóa đầu tiên bắt đầu ra nghề và thực hiện một
số bộ phim.
+ Năm 1972, bộ phim truyện dài 2 tập đầu tiên của Việt Nam do đạo diễn Hải Ninh
thực hiện bộ phim tuyến 17 ngày đêm. tuyến 17 ngày đêm đã giành
được giải Liên hoan phim Quốc tế Moskva năm 1973.
+ Một số bộ phim của giai đoạn này đáng chú ý Tiền tuyến gọi (1969) cùa Phạm
Kỳ Nam, Đến hẹn lại lên (1974), giáo Hạnh (1967), Bức tranh để lại (1970),
Chị Nhung (1970)…
+ Trong gđ này điện ảnh miền Bắc đã sx 49 phim truyện
Câu 21: Trình bày khái niệm nghệ thuật điện ảnh? Nêu một số đặc trưng của
điện ảnh Việt Nam?
Trả lời:
Khái niệm: Điện ảnh một nghệ thuật tổng hợp, vận dụng phương thức
cách điệu hóa của các nghệ thuật khác kết hợp với khoa học kỹ thuật để tạo
ra những tác phẩm nghệ thuật dưới dạng hình ảnh chuyển động.
Đặc trưng:
Phản ánh chủ nghĩa hiện thực: ra đơi từ phim thời sự, phim tài liệu, bên cạnh
đó cách đặt tên phim rất cụ thể, nét. Dùng tên người để đặt tên phim: Vợ
chồng A Phủ, Kim Đồng… Hoặc gắn với địa danh, sự kiện lịch sử: Vĩ tuyến 17,
ngày và đêm; Em bé Hà Nội…
Chịu ảnh hưởng từ văn học: Nhiều phim được chuyển thể từ các tác phâm văn
học: Chị Dậu (Tắt đèn Ngô Tất Tố); Làng Đại ngày ấy (Chí Phèo, Lão
Hạc, Sống mòn – Nam Cao)
Chịu ảnh hưởng từ phim các nước XHCN, trước hết là Liên Xô
Luôn sát cánh với sự nghiệp cách mạng VN
Câu 22: Trình bày đặc điểm chung của các loại hình nghệ thuật Việt Nam?
Nêu căn cứ để chứng minh nghệ thuật Việt Nam là sản phẩm của nền văn hóa
bản địa?
Trả lời:
Đặc điểm chung của các loại hình nghệ thuật Việt Nam
- Nghệ thuật VN là sản phẩm của nền vh bản địa
+ Nền nghệ thuật có lịch sử lâu đời
+ Nền nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống của cư dân bản địa
+ Nền nghệ thuật đa màu sắc của các tộc người ở VN
+ Nền nghệ thuật sáng tạo từ các chất liệu của môi trường tự nhiên VN
- Nghệ thuật VN mang dấu ấn của quá trình giao lưu tiếp biến vh
+ Giao lưu, tiếp biến văn hóa Trung Hoa
+ Giao lưu, tiếp biến văn hóa Ấn Độ
+ Giao lưu, tiếp biến văn hóa Phương Tây
Nghệ thuật Việt Nam là sản phẩm của nền văn hóa bản địa
- Nền nghệ thuật có lịch sử lâu đời
+ VN sở hữu một báu vật tiêu biểu của lịch sử dân tộc trống đồng Đông Sơn,
bằng chứng quan trọng cho thấy VN đã có một nền vh lâu đời và rực rỡ
+ Các hiện vật khảo cổ giai đoạn sau cũng cung cấp dữ liệu về sang tạo nghệ
thuật của người Việt: các tấm bia đá, pho tượng,…
- Nền nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống của cư dân bản địa
+ Các làn điệu dân ca, điệu múa là sự cách điệu hóa các hoạt động từ đời sống lao
động sinh hoạt của nhân dân (vd: kéo chài, song Mã, máu dệt vải, múa
vớt bèo…). Trong nghệ thuật sk, Chèo sp điển hình cửa dân đồng bằng Bắc
bộ; múa rối nước loại hình nghệ thuật sk dụng mặt nước làm sk biểu diễn,
gắn với kiến trúc làng Việt
+ Cuộc sống mạch nguồn phỏng phú, sinh động để dân Việt sang tạo ra nghệ
thuật.
- Nền nghệ thuật đa màu sắc của các tộc người ở VN
Việt năm 54 dân tộc cùng chung sống, mỗi tộ người lại sở hữu một sắc
thái vh nghệ thuật riêng
- Nền nghệ thuật sang tạo từ các chất liệu của môi trường tự nhiên VN
Khai thác các chất liệu sẵn trong tự nhiên một điều tất yếu trong quá
trình sinh sống của con người. Những chất liệu có từ môi trường tự nhiên được ông
cha ta tận dụng, khai thác để phục vụ cho đs trong đónghệ thuật. Cho thấy tính
linh hoạt trong sang tạo của cha ông ta.
Câu 23: Trình bày đặc điểm chung của các loại hình nghệ thuật Việt Nam?
Nên các căn cứ, lập luận để làm dấu ấn của quá trình giao lưu, tiếp biến
văn hóa trong nghệ thuật Việt Nam?
Trả lời:
Đặc điểm chung của các loại hình nghệ thuật Việt Nam
- Nghệ thuật VN là sản phẩm của nền vh bản địa
+ Nền nghệ thuật có lịch sử lâu đời
+ Nền nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống của cư dân bản địa
+ Nền nghệ thuật đa màu sắc của các tộc người ở VN
+ Nền nghệ thuật sang tạo từ các chất liệu của môi trường tự nhiên VN
- Nghệ thuật VN mang dấu ấn của quá trình giao lưu tiếp biến vh
+ Giao lưu, tiếp biến văn hóa Trung Hoa
+ Giao lưu, tiếp biến văn hóa Ấn Độ
+ Giao lưu, tiếp biến văn hóa Phương Tây
Giao lưu, tiếp biến văn hóa trong nghệ thuật Việt Nam
- Giao lưu, tiếp biến văn hóa Trung Hoa
VN – TQ là 2 nước có mối quan hệ đặc biệt trong lịch sử
+ Giao lưu tiếp biến âm nhạc: các loại nhạc khí ( chũm chọe, đàn cầm, đàn nguyệt,
tỳ bà), các thuyết âm nhạc (hò, xự, y, sang…), hệ thống ngũ cung, quan niệm
dàn nhạc bát âm… luôn được tiếp biến chohợp với vh bản địa. Tuy nhiên, âm
nhạc cung đình thời Lê Sơ đã từng rập khuôn theo quy cách âm nhạc nhà Minh.
+ Về văn học: Tiếp thu chữ Hán rồi dần biến đổi thành chữ Nôm. Một số thể loại
văn học của TQ cũng được tiếp thu: văn học chức năng hành chính (chiếu, hịch,tất,
sớ, văn tế…), văn học nghệ thuật (thơ ca, truyện ngắn, ký)…
+ Về đồ họa: Thời Lê học lỏm được nghề in đến thời Lê Trung Hưng, người
Việt tiếp thu cách làm giấy từ người TQ
+ Về sân khấu: nhiều tài liệu cho rằng các tù binh TQ của triều Trần đã mang nghệ
thuật Tuồng sang VN. hay không, ngày nay Tuồng VN vẫn mang bản sắc
VN
- Giao lưu, tiếp biến văn hóa Ấn Độ
Phật Giáo và những yếu tố nghệ thuật phục vụ Phật Giáo
+ Về kiến trúc, điêu khắc: năm 1044 Lý Thánh Tông sau khi dành thắng lợi ở
Chiêm Thành, vua đã bắt về vô số tù binh người Chăm để sử cho việc xd chùa
tháp, cung đình, chặm khắc
+ Về âm nhạc: một số nhạc khí có nguồn gốc Ấn Độ, Chăm Pa như trống tầm
bông, đàn hồ
+ Múa: Múa Công của người Chăm
- Giao lưu, tiếp biến văn hóa Phương Tây
+ Âm nhạc: âm nhạc cải cách, sự hiện diện của các nhạc khí phương Tây ( Guitar,
Violin,…)
+ Múa: Sự du nhập của múa cổ điển Châu Âu (ballet)
+ Sân khấu: ssuwjdu nhập của kịch nói
+ Hội họa: có sự tiếp xúc, giao lưu, tiếp biến đã làm thay đổi nghệ thuật này rõ rệt,
mang hội họa Việt ra TG, khiến tranh VN khác hẳn tranh TQ
+ Kiến trúc: hình thành phỏng cách kiến trúc độc đáo – kiến trúc Đông Dương
+ Điện ảnh: 3 năm sau khi điện ảnh xuất hiện trên TG, VN đã có những buổi công
chiếu đầu tiên của Điện ảnh do người Pháp mang đến
Câu 24: Hãy nêu khái quát quan điểm, chính sách của đảng nhà nước đối
với các loại hình nghệ thuật Việt Nam ? Nhóm các nghệ thuật biểu diễn Việt
Nam đang tồn tại như thế nào trong xã hội Việt Nam đương đại?
Trả lời:
Quan điểm, chính sách của đảng nhà nước đối với các loại hình nghệ
thuật Việt Nam
o Đề cương văn hóa VN (1943)
o Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về “Xây dựng phát triển văn hóa VN
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (16/7/1998)
o Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng phát triển văn hóa
nghệ thuật trong thời kỳ mới” (16/06/2008)
o Nghị quyết số 33 NQ/TW, ngày 9/6/2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người VN
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vũng đất nước”.
o Quyết định số 808/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về P duyệt Đề án
“Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực Văn hóa
nghệ thuật, giai đoạn 2011-2020”.
o Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/05/2009 của Chính phủ về việc phê duyệt
chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020.
o Quyết định số 14/2015/QĐ-TTg ngày 20/05/2015 của thủ tướng Chính phủ về
chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc
trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
o Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14/12/2015 của Chính phủ quy định về
nhuận bút, thù lao đối với các tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân
khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
o Nghị định số 109/2015NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ về việc hỗ trợ
dối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu thu nhập thấp, hoàn cảnh khó
khăn.
Sự tồn tại của nhóm các nghệ thuật biểu diễn VN trong hội VN đương
đại
Âm Nhạc
+ Xh VN thịnh hành thanh nhạc hơn khí nhạc
+ Âm nhạc tham gia và giữ vai trò quan trọng trong các loại hình nghệ thuật khác
+ Một bộ phận nghệ biểu diễn, sang tác âm nhạc được đào tạo bài bản, chính
quy, dài hạn và công phu về âm nhạc cổ điển phương Tây
Múa
+ Múa dân gian múa tôn giáo tín ngưỡng vẫn tiếp tục mạch tồn tại trong đời
sống nhân dân, được nhà nước khuyến khích nhân dân bảo tồn và phát huy các vốn
vh nghệ thuật cổ truyền
+ Múa biểu diễn chuyên nghiệp: Múa mới xuất hiện từ sau CMT8; múa hiện đại du
nhập về VN gần đây, đang khá phát triển được ưa chuộng; Múa tham gia trong
các loại hình nghệ thuật khác hiện đây đang xu hướng chung, thể thấy múa
được sử dụng trong xiếc, ảo thuật…
Sân khấu
+ Trong xh VN đương đại, sự phát triển của mạng lưới internet truyền hình đã
đưa các sp nghệ thuật gần hơn với công chúng, vậy ít nhu cầu thưởng thức
tác phẩm sân khấu VN tại nhà hát
+ Kịch nói còn nhiều cơ hội phát triển
+ Hiện hơn 100 đơn vị nghệ thuật công lập chức năng biểu diễn nghệ thuật
và nghệ thuật sân khấu
Câu 25: Hãy nêu khái quát quan điểm, chính sách của Đảng nhà nước đối
với các loại hình nghệ thuật Việt Nam? Nhóm các nghệ thuật tạo hình Việt
Nam đang tồn tại như thế nào trong xã hội Việt Nam đương đại ?
Trả lời:
Quan điểm, chính sách của đảng nhà nước đối với các loại hình nghệ
thuật Việt Nam
o Đề cương văn hóa VN (1943)
o Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về “Xây dựng phát triển văn hóa VN
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (16/7/1998)
o Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng phát triển văn hóa
nghệ thuật trong thời kỳ mới” (16/06/2008)
o Nghị quyết số 33 NQ/TW, ngày 9/6/2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người VN
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vũng đất nước”.
o Quyết định số 808/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về P duyệt Đề án
“Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực Văn hóa
nghệ thuật, giai đoạn 2011-2020”.
o Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/05/2009 của Chính phủ về việc phê duyệt
chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020.
o Quyết định số 14/2015/QĐ-TTg ngày 20/05/2015 của thủ tướng Chính phủ về
chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc
trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
o Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14/12/2015 của Chính phủ quy định về
nhuận bút, thù lao đối với các tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân
khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
o Nghị định số 109/2015NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ về việc hỗ trợ
dối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu thu nhập thấp, hoàn cảnh khó
khăn.
Sự tồn tại của nhóm các nghệ thuật tạo hình VN trong hội VN đương
đại
Đồ họa và Hội họa
+ Các dòng tranh đồ học dân gian nguy bị mai một, thực tế tranh Hàng
Trống, Kim Hoàng đã trở nên hiếm hoi trên thị trường, tranh Đông Hồ, làng Sình
gần đây được khôi phục bỏi như cầu phục vụ dịch vụ…Tiếp thu kyx thuậttrình
độ sáng tác mới từ TG. Một thể loại đặc biệt của đồ họa VN là tranh cổ động.
+ Từ sau đổi mới, sự chuyên nghiệp của hội họa VN được khuyến khích bộ lộ, các
họa sĩ được tự do mở triển lãm, bán tác phẩm của mình. Nhiều trường phải hội họa
mới của TG nhanh chóng du nhập vào VN như Pop Art, Body Art…họa VN
hội giao lưu quốc tế, đưa hội họa Vn gia nhập với hội họa TG. Một số khuynh
hướng sang tác mới như Dân gian hiện đại, siêu thực, lập thể, trừu tượng….
Điêu khắc
+ 1925 Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ra đời, từ đây mỹ thuật Vn có cơ hội tiếp
xúc, học hỏi các thành tựu mỹ thuật phương Tây và TG
+ Tạo nên sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, đưa nghệ thuật điêu khắc VN
tiến xa hơn, góp phần và tiến trình phát triển chung của nền myc thuật VN
+ Đa dạng các chất liệu điêu khắc như đá, thủy tinh, đất sét, nhựa, polyme…
+ Điêu khắc VN đang hòa nhập với cuộc sống đương đại…góp phần tô điểm them
vẻ đẹp cuộc sống
Kiến trúc
+ Từ những năm 1945-1986, kiến trúc VN chịu ảnh hưởng của phỏng các hiện đại,
đặc ddiemr các mặt phẳng nhẵn nhụi, các hình khối vuông vức, đơn giản, các
đường thẳng góc.
+ Sau năm 1986, kiến trúc VN đã có những bước tiến nhảy vọt về nhiều mặt
+ Phát triển theo nhiều Xu hướng khác nhau như: Xu hướng hiện đại mới, Xu
hướng High-Tech, Xu hướng biểu hiện mới, Xu hướng kiến trúc sinh thái, Xu
hướng khai thác kiến trúc truyền thống, Xu hướng hậu hiện đại, Xu hướng nhại cổ
| 1/22

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT VIỆT NAM
Câu 1: Anh/chị hãy trình bày khái niệm, nguồn gốc và sự ra đời của nghệ
thuật? Phân tích một loại hình nghệ thuật ở Việt Nam để minh họa?
Trả lời:
Khái niệm: Nghệ thuật là sự cách điệu hóa hiện thực, là việc đề xướng một sự
tồn tại, là sự sáng tạo các hình thức, nhằm mục đích truyền tải cảm xúc, thông điệp của con người  Nguồn gốc:
 Thuyết “Bắt chước” (Aristote) cho rằng bản chất con người là hay “bắt chước”
 Thuyết “Du hý” cho rằng bản chất con người là thích vui chơi
 Thuyết “Ma thuật” cho rằng những lực lượng siêu nhiên chi phối con người và
con người hay cầu mong sự trợ giúp của các thế lực siêu nhiên
 Thuyết “Biểu hiện” cho rằng nguồn gốc của nghệ thuật do nhu cầu muốn “bộc
bạch nỗi niềm chủ quan” của người nghệ sĩ
 Thuyết “Tổng sinh lực và sinh lực thừa” cho rằng mỗi con người đều có một
tổng sinh lực để duy trì cuộc sống sinh học, khi con người sử dụng hết tổng sinh
lực sẽ để lại sinh lực thừa, và nó chính là động lực để họ tạo ra nghệ thuật
 Theo mỹ học Mác-xít, nghệ thuật ra đời từ thực tiễn đời sống, từ lao động
sáng tạo, từ sự đòi hỏi được thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người xã hội.
VD: Rất khó để biết nghệ thuật múa VN ra đời từ khi nào. Tuy nhiên, căn cứ vào
những hình người được chạm khắc trên trống đồng và những tư liệu khảo cổ học, ở
thời đại Hùng Vương múa được định hình rất sớm, người Việt đã sáng tạo ra những
điệu múa để phục vụ cho cuộc sống. Trống đồng Đông Sơn đã ghi lại rất sống động
những điệu múa, động tác, điệu bộ, hình dáng của những người nhảy múa như
đoàn người cầm khiên, mộc, rìu, lao, cung tên… nhảy múa; có cảnh múa giã gạo,
múa cầu mùa, cầu mưa, đánh trống đồng… những hình ảnh mang dấu ấn nền vh
sông nước. Có thể nói rằng Trống đồng Đông Sơn là “văn tự ghi hình” sống động
về nghệ thuật múa của dân tộc VN.
Câu 2: Anh chị hãy trình bày khái niệm, bản chất và đặc trưng của nghệ
thuật? Phân tích một loại hình nghệ thuật cụ thể để chứng minh?
Trả lời:
Khái niệm: Nghệ thuật là sự cách điệu hóa hiện thực, là việc đề xướng một sự
tồn tại, là sự sáng tạo các hình thức, nhằm mục đích truyền tải cảm xúc, thông điệp của con người.  Bản chất:
- Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt
- Là sự biểu hiện tập trung, đầy đủ và sâu sắc nhất quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực.  Đặc trưng:
 Thứ nhất, nghệ thuật bao giờ cũng tồn tại, biểu hiện qua một hình thức nhất định.
 Thứ hai, nghệ thuật là sự sáng tạo gắn với cảm xúc, là sản phẩm từ sự thôi thúc của cảm xúc con người.
 Thứ ba, nghệ thuật luôn mang tính tư tưởng.
VD: Múa chuyển động trong âm thanh, tiết tấu và trên các đội hình khác nhau.
Động tác múa được cách điệu, nd được khái quát, sự vật được tượng trưng, chúng
được liên kết với nhau và tổng hòa lại. o
Cách điệu là đặc trưng quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ múa, những động
tác hằng ngày trong sinh hoạt, trong tự nhiên, sau khi đã được chọn lọc thì phải
qua sự cách điệu mới trở thành những động tác nghệ thuật và hấp dẫn trong
múa, sự cách điệu khiến cho các động tác hằng ngày ấy trở nên đẹp hơn. o
Tượng trưng: những vận động của thế giới tự nhiên như mặt trời, sông nước,
cây cỏ, hoa lá… đều được mô tả trong nghệ thuật múa bằng tính tượng trưng,
nhờ vậy con người đã đưa được những hiện tượng của thế giới tự nhiên vào
nghệ thuật một cách hấp dẫn sinh động. o
Khái quát là một thuộc tính gắn bó với ngêệ thuật múa. Sự khái quát giúp múa
có thể miêu tả những sự kiện, hành động một cách chi tiết, mâu thuẫn, xung đột
có tính điển hình; những điển hình ấy thông qua sự diễn ta đem lại sự tiếp nhận
dễ hiểu cho người thưởng thức. o
Tạo hình: nghệ thuật múa mang trong nó sự tạo hình, khắc họa chuyển động
liên tục theo quy luật vận động riêng. Tạo hình là yêu cầu không thể thiếu trong
nghệ thuật múa để tạo ra tính thẩm mỹ của múa.
Câu 3: Anh chị hãy nêu các cách phân loại nghệ thuật trên thế giới và ở Việt
Nam? Theo đó, Điện ảnh được phân loại như thế nào?
Trả lời:
Các cách phân loại nghệ thuật trên TG
1. Căn cứ vào giác quan:
 Nghệ thuật thị giác (kiến trúc, hội họa, điêu khắc)
 Nghệ thuật thính giác (âm nhạc và văn chương)
 Nghệ thuật xúc giác (thể thao, múa)
 Nghệ thuật tổng hợp thị giác, thính giác (sân khấu, điện ảnh)
2. Căn cứ vào trạng thái
 Nghệ thuật không gian (kiến trúc, hội họa, điêu khắc)
 Nghệ thuật thời gian (âm nhạc, múa, sân khấu)
3. Căn cứ vào phương thức biểu hiện
 Nghệ thuật biểu diễn (âm nhạc, múa, sân khấu)
 Nghệ thuật tạo hình (hội họa, điêu khắc, kiến trúc)
Các cách phân loại nghệ thuật Việt Nam theo môn học
1. Căn cứ vào không gian tồn tại và chủ thể sáng tạo
 Nghệ thuật cung đình: là nghệ thuật phục vụ trong các triều đình phong kiến VN.
 Nghệ thuật bác học: là nghệ thuật được sáng tạo bởi những người có trình độ lý
luận và học thuật cao, nhóm nghệ thuật này thường được tổ chức chặt chẽ hơn.
 Nghệ thuật dân gian: là nghệ thuật do nhân dân sáng tạo, tồn tại phổ biến và gắn
bó với đời sống nhân dân.
2. Căn cứ vào giai đoạn lịch sử
 Nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật cổ truyền: thường được hiểu đồng nghĩa
với nhau. Là nghệ thuật đã hình thành và phát triển từ xa xưa, gắn bó và mang
bản sắc văn hóa dân tộc sở hữu, được lưu truyền đến ngày nay.
 Nghệ thuật hiện đại, nghệ thuật đương đại: là nghệ thuật tồn tại trong xã hội hiệ
đại. Có nguồn gốc từ sự kế thừa và tiếp biến văn hóa, nhưng phản ánh các đặc
điểm, tính chất của xh hiện đại. o
Nghệ thuật hiện đại: là thành tố gắn với xh hiện đại o
Nghệ thuật đương đại: là một bộ phận của nghệ thuật hiện đại, là diện
mạo của nền nghệ thuật đang tồn tại trong bối cảnh xh hiện nay
3. Ngoài ra còn có thể phân nhóm các loại hình nghệ thuật VN
 Nhóm nghệ thuật biểu diễn: gồm Âm nhạc, Múa, Sân khấu
 Nhóm nghệ thuật tạo hình: gồm Đồ họa, Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc
 Nghệ thuật điện ảnh: là nghệ thuật mang tính tổng hợp, mới hình thành và phát
triển từ cuối tk XIX đến nay.
 Theo đó, điện ảnh nằm ở nhóm nghệ thuật riêng không thuộc về nghệ thuật
tạo hình cũng như nghệ thuật biểu diễn. Mà là một nghệ thuật mang tính
tổng hợp của hai nhóm nhệ thuật trên.
Câu 4: Anh chị hãy nêu các cách phân loại nghệ thuật trên thế giới và ở Việt
Nam và theo môn học? Theo đó, văn học được phân loại như thế nào?
Trả lời:
Các cách phân loại nghệ thuật trên TG
1. Căn cứ vào giác quan:
 Nghệ thuật thị giác (kiến trúc, hội họa, điêu khắc)
 Nghệ thuật thính giác (âm nhạc và văn chương)
 Nghệ thuật xúc giác (thể thao, múa)
 Nghệ thuật tổng hợp thị giác, thính giác (sân khấu, điện ảnh)
2. Căn cứ vào trạng thái
 Nghệ thuật không gian (kiến trúc, hội họa, điêu khắc)
 Nghệ thuật thời gian (âm nhạc, múa, sân khấu)
3. Căn cứ vào phương thức biểu hiện
 Nghệ thuật biểu diễn (âm nhạc, múa, sân khấu)
 Nghệ thuật tạo hình (hội họa, điêu khắc, kiến trúc)
Các cách phân loại nghệ thuật Việt Nam theo môn học
1. Căn cứ vào không gian tồn tại và chủ thể sáng tạo
 Nghệ thuật cung đình: là nghệ thuật phục vụ trong các triều đình phong kiến VN.
 Nghệ thuật bác học: là nghệ thuật được sáng tạo bởi những người có trình độ lý
luận và học thuật cao, nhóm nghệ thuật này thường được tổ chức chặt chẽ hơn.
 Nghệ thuật dân gian: là nghệ thuật do nhân dân sáng tạo, tồn tại phổ biến và gắn
bó với đời sống nhân dân.
2. Căn cứ vào giai đoạn lịch sử
 Nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật cổ truyền: thường được hiểu đồng nghĩa
với nhau. Là nghệ thuật đã hình thành và phát triển từ xa xưa, gắn bó và mang
bản sắc văn hóa dân tộc sở hữu, được lưu truyền đến ngày nay.
 Nghệ thuật hiện đại, nghệ thuật đương đại: là nghệ thuật tồn tại trong xã hội hiệ
đại. có nguồn gốc từ sự kế thừa và tiếp biến văn hóa, nhưng phản ánh các đặc
điểm, tính chất của xh hiện đại. o
Nghệ thuật hiện đại: là thành tố gắn với xh hiện đại o
Nghệ thuật đương đại: là một bộ phận của nghệ thuật hiện đại, là diện
mạo của nền nghệ thuật đang tồn tại trong bối cảnh xh hiện nay
3. Ngoài ra còn có thể phân nhóm các loại hình nghệ thuật VN
 Nhóm nghệ thuật biểu diễn: gồm Âm nhạc, Múa, Sân khấu
 Nhóm nghệ thuật tạo hình: gồm Đồ họa, Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc
 Nghệ thuật điện ảnh: là nghệ thuật mang tính tổng hợp, mới hình thành và phát
triển từ cuối tk XIX đến nay.
 Theo đó, văn học nằm ở một nhóm nghệ thuật riêng bởi văn học là một nghệ
thuật khó định nghĩa nhất, có vai trò rất lớn trong xh nên được các nhà nghệ
thuật tách thành một lĩnh vực riêng
Câu 5: Anh chị hãy trình bày và phân tích khái niệm Âm nhạc? Âm nhạc Việt
Nam có những đặc trưng gì?
Trả lời:
Khái niệm: Âm nhạc – đó là sự lựa chọn, tái tạo và sắp đặt âm thanh theo
những hình thức nhất đinh do con người sang tạo ra.
Âm nhạc có nguồn gốc từ những âm thanh mà con người có thể nghe được,
bởi con người nhận biết được nó bằng thính giác, nhưng âm nhạc không tự sinh ra
mà nó phải được biến đổi qua bàn tay của con người, từ đó có thể tạm hiểu rằng
âm nhạc trước hết là các âm thanh do con người tạo ra
. Những âm thanh được con
người lựa chọn, tái tạo và sắp xếp theo một hình thức/ trật tự/ một sự quy ước nhất
định, việc sắp xếp theo một hình thức/ trật tự/ một sự quy ước nhất định chính là sự
cách điệu hóa hiện thực bằng một sự sang tạo hình thức dành cho âm thanh, qua đó
chúng trở thành âm nhạc.
Đặc trưng của âm nhạc VN:
- Âm nhạc VN là sản phẩm của nền văn hóa bản địa trên đất nước ta
+ Một nền âm nhạc ra đời sớm
+ Nền âm nhạc đa sắc tộc
+ Nền âm nhạc gắn liền với đặc sản địa phương và cuộc sống lao động, đời
sống tâm linh các các cư dân trên đất nước ta.
- Âm nhạc VN có cơ sở là một nền âm nhạc bản địa mang truyền thống ĐNÁ
- Âm nhạc VN có sự tiếp biến âm nhạc từ các nền văn hóa khác
- Âm nhạc VN phát triển về thanh nhạc hơn khí nhạc
Câu 6: Anh chị hãy khái quát quá trình hình thành và phát triển của âm nhạc
Việt Nam? Qua đó chỉ ra các yếu tố được tiếp biến từ những nền âm nhạc
khác trong âm nhạc Việt Nam?
Trả lời:
Khái quát quá trình hình thành và phát triển của âm nhạc VN
Lịch sử hình thành là phát triển âm nhạc Vn có thể chia thành 3 thời kỳ:
1. Âm nhạc thời kỳ bắt đầu dựng nước và giữ nước (TNK II TCN – TK X SCN)
Thời kì này chia làm 2 giai đoạn
+ Giai đoạn 1: Âm nhạc thời đại Hùng Vương (TNK II TCN – TK II TCN). Giai
đoạn đặt nền móng cho truyền thống văn hóa, định vị bản sắc vh nói chung và âm nhạc dân tộc nói riêng.
+ Giai đoạn 2: Âm nhạc trong thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc (TK II TCN –
TK X SCN).
Giai đoạn bắc cầu, chuẩn bị tiền đề cho những biến đổi trong các thời kỳ tiếp theo.
2. Âm nhạc thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến độc lập tự chủ và bảo vệ
đất nước chống những cuộc xâm lăng của phong kiến phương Bắc (TK X – TK XIX)
Nổi bật là sự tiếp thu, đồng hóa những yếu tố vh nghệ thuật và âm nhạc từ Ấn
Độ, Trung Hoa. Là thời kỳ hòa quyện các yếu tố âm nhạc truyền thống bản địa với
các yếu tố bên ngoài để tạo nên bước phát triển mới. Chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Âm nhạc trong giai đoạn bắt đầu xây dựng và củng cố quốc gia
phỏng kiến độc lập tự chủ (TK X – TK XV).
Sự phân nhánh dần của hai bộ phân âm
nhạc là âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình trong điều kiện những mối quan
hệ nguồn gốc khăng khít giữa 2 bộ phận âm nhạc vẫn được giữ gìn.
+ Giai đoạn 2: Âm nhạc trong giai đoạn cực thịnh chuyển sang suy thoái và suy
sụp của chế độ phong kiến tại VN (TK XV – Giữa TK XIX).

3. Âm nhạc VN trong cuộc đụng độ với những cuộc xâm lăng của phương
Tây và đấu tranh giành độc lập thống nhất, xây dựng chủ nghĩa xã hội
( Giữa TK XIX – nay)

Đụng độ với âm nhạc phương Tây, tiếp thu và đồng hóa âm nhạc phương Tây.
Sự nảy sinh và phát triển của bộ phận âm nhạc mới VN (cải lương). Gồm 2 gđ:
Giai đoạn 1: Âm nhạc VN từ khi thực dân Pháp xâm lược đến trước Cách mạng
Tháng 8 (1858-1945). Giai đoạn bão táp của âm nhạc VN
 Giai đoạn 2: Âm nhạc VN từ Cách mạng Tháng 8 tới nay.
 1945 – 1975: âm nhạc trong 2 cuộc khánh chiến vì độc lập tự do và thống
nhất đất nước, xây dựng đất nước ở miền bắc
 1975 tới nay: âm nhạc trong thời kỳ xd đất nước, hội nhập, bảo vệ bản sắc…
Các yếu tố tiếp biến từ nền âm nhạc khác trong âm nhạc VN
+ Yếu tố âm nhạc Trung Hoa, ngay từ thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu và
biến đổi âm nhạc Trung Hoa, từ khí nhạc, thanh giai điệu như chũm chọe của
người Hán, đàn cầm, đàn nguyệt, tỳ bà, ảnh hưởng từ ngôn ngữ Hán khiến cho
ngôn ngữ Việt trở nên đơn âm tiết và nhiều thanh điệu hơn. Thậm chí, sự kiện lịch
sử ở thời Lê Sơ (1447) khi Lương Đăng được giao nhiệm vụ biên tập và kê cứu âm
hạc đã bắt chước nguyên xi quy chế âm nhạc của nhà Minh (TQ) để xây dựng quy
củ cho âm nhạc cung đình VN.
+ Các nhạc khí và giai điệu du nhập từ Ấn Độ cũng xuất hiện trong các giai đoạn
lịch sử của âm nhạc VN, đặc biệt là với cư dân từ Nam Trung Bộ trở vào phía Nam
VN như trống tầm bông, đàn hồ
+ Âm nhạc VN sau quá trình giao lưu, tiếp biến với âm nhạc phương Tây đã có sự
biến đổi rõ rệt, với sự ra đời của âm nhạc cải cách, sự du nhập các nhạc khí và kĩ thuật sử dụng…
Câu 7: Hãy nêu các cách phân loại cơ bản trong âm nhạc? Theo cách phân
loại đó người ta phân chia chi tiết cho mỗi thể loại như thế nào?
Trả lời:
Các cách phân loại âm nhạc
Thanh nhạc: là âm nhạc được tạo ra bằng giọng hát của con người, thanh nhạc
thường đi cùng với lời ca
Khí nhạc: là âm nhạc được tạo ra bằng các nhạc khí, nhạc khí là âm nhạc do các
nhạc khí tạo ra nên không có lời
Các phân chia chi tiết cho mỗi thể loại
Thanh nhạc: ca khúc (ca hát), hợp xướng, beatbox, Opera, rap…
Khí nhạc: độc tấu, song tấu, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu, hòa tấu,…
Câu 8: Anh chị hãy trình bày khái niệm nghệ thuật múa? khái quát các thể
loại của nghệ thuật múa cổ truyền Việt Nam?
Trả lời:
Khái niệm: Múa là sự cách điệu hóa hiện thực cuộc sống bằng ngôn ngữ cơ thể của con người
Các thể loại của nghệ thuật múa cổ truyền VN:
- Múa dân gian: là loại múa phổ biến nhất trong các loại hình thái múa, do
nhân dân sáng tạo, vun đắp và xây dựng, là ngọn nguồn của các thể loại múa khác.
Múa sinh hoạt: gắn bó mật thiết với đời sống hàng ngày của nhân dân,
có động tác đơn giản, dễ múa, có tính cách riêng độc đáo của từng dân
tộc. VD: múa Xòe vòng của người Thái, múa Ương ca của TQ.
Múa biểu diễn dân gian: là múa sinh hoạt ở trình độ cao và độc đáo
hơn, những người biểu diễn được lựa chọn từ cộng đồng, là sản phẩm
giá trị nhất của kho tàng nghệ thuật múa dân tộc. VD: múa nón, múa xúc tép…
- Múa tín ngưỡng tôn giáo: Khi các hình thái tin ngưỡng ra đời, các phù thủy,
thầy cúng cũng ra đời, họ sáng tạo ra những động tác, điệu bộ khác thường
để gây sự chú ý và mê hoặc mọi người, múa tín ngưỡng cũng phổ biến tại tát
cả các quốc gia, dân tộc trên TG
- Múa cung đình: là múa dân gian được đưa vào cung đình để phục vụ cho
các vua quan trong xh phong kiến. Những người múa dân gian giỏi được
tuyển chọn, luyện tập thành chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp, do vậy
múa dân gia là cơ sở cho múa cung đình.
Câu 9: Anh chị hãy trình bày khái niệm nghệ thuật Múa? Khái quát các thể
loại phong cách của nghệ thuật múa Việt Nam trong xã hội đương đại?
Trả lời:
Khái niệm: Múa là sự cách điệu hóa hiện thực cuộc sống bằng ngôn ngữ cơ thể của con người
Các thể loại phong cách nghệ thuật múa Việt Nam trong xã hội đương đại:
Có thể tạm phân loại là: múa dân gian, múa tin ngưỡng tôn giáomúa
biểu diễn chuyên nghiệp
Múa dân gianMúa
tín ngưỡng tôn giáo vẫn tiếp tục mạch tồn tại trong đời
sống nhân dân. Sau năm 1945, các chính sách của nhà nước luôn khuyến khích
nhân dân bảo tồn và phát huy các vốn văn hóa nghệ thuật cổ truyền. Đối với
múa tôn giáo tín ngưỡng, các chất liệu có giá trị nghệ thuật trong múa tôn giáo
tín ngưỡng đã được sâu khấu hóa, được dàn dựng để trở thành những tiết mục múa đầy bản sắc.
Múa biểu diễn chuyên nghiệp
Múa mới: xuất hiện từ sau Cách mạng tháng Tám
Múa hiện đại: được du nhập vào VN khoảng những năm 80 của thế kỉ trước,
khá phát triển và được ưu chuộng
Múa tham gia trong các loại hình nghệ thuật khác: nghệ thuật múa tham gia
vào rất nhiều loại hình nghệ khác, vd như trong xiếc, ảo thuật (đu day, nhào lộn, uốn dẻo…) Câu 10: T
rình bày khái niệm nghệ thuật sân khấu? Giới thiệu khái quát các
thể loại tiêu biểu của nghệ thuật sân khấu Việt Nam? Phân tích các đặc trưng
của nghệ thuật sân khấu Việt Nam?
Trả lời:
Khái niệm: Sân khấu là loại hình nghệ thuật kể chuyện qua các vai diễn theo kịch bản
Các thể loại tiêu biểu của nghệ thuật sân khấu VN:
Các thể loại nghệ thuật sân khấu được phân loại theo phương thức đặc thù, như:
+ Kịch hát: sử dụng các làn điệu hát riêng của từng thể loại để truyền tải ngôn từ
(chèo, tuồng, cải lương)
+ Kịch nói: sử dụng ngôn ngữ nói là chủ đạo.
+ Kịch câm: sử dụng hành động, điệu bộ, thái độ, không dụng ngôn ngữ.
Các đặc trưng của nghệ thuật sân khấu VN:
+ Đặc trung tự sự: nghệ thuật sân khấu VN (trừ kịch nói) thuộc dòng sân khấu tự
sự Phương Đông mang theo tư duy và bản sắc vh của Phương Đông.
+ Đặc trung mô hình:
 Mô hình nhân vật: 5 mô hình chủ yếu Sinh, Đào, Lão, Mụ, Hề, Cụ
 Mô hình làn điệu: mỗi thể loại sân khấu VN đều có một hệ thống làn điệu riêng.
 Mô hình múa: Mỗi loại hình sân khấu VN, khi đã có mô hình về nhân vật, làn
điệu thì cũng phải có mô hình múa tương ứng
 Múa trang trí: múa để làm duyên, góp phần sinh động cho vai diễn, bộc lộ tính cách nv
 Múa minh họa: phụ họa cho lời hát, cho khan giả ấn tượng sâu them về nd lời hát
 Múa tính cách: bộc lộ nội tâm của nv theo từng mô hình NV khác nhau
+ Đặc trưng kết có :
hậu Một câu chuyện sk dù có diễn biến phúc tạp đến đâu thì
cũng phải hướng đến một cái kết có hậu, thiện thắng ác, ở hiền gặp lành… bởi nó
là sp và ước vọng của vh nông nghiệp lúa nước VN, mang bản sắc truyền thống đân tộc.
Câu 11: Hãy nêu khái niệm nghệ thuật sân khấu? Trình bày hiểu biết của
anh/chị và các thể loại tiêu biểu trong nghệ thuật Sân khấu Việt Nam?
Trả lời:
Khái niệm: Sân khấu là loại hình nghệ thuật kể chuyện qua các vai diễn theo kịch bản
Các thể loại tiêu biểu của nghệ thuật sân khấu VN:
Các thể loại nghệ thuật sân khấu được phân loại theo phương thức đặc thù, như:
+ Kịch hát: sử dụng các làn điệu hát riêng của từng thể loại để truyền tải ngôn từ
(chèo, tuồng, cải lương)
+ Kịch nói: sử dụng ngôn ngữ nói là chủ đạo.
+ Kịch câm: sử dụng hành động, điệu bộ, thái độ, không dụng ngôn ngữ.
Câu 12: Hãy nêu khái niệm nghệ thuật Sân khấu? Trình bày hiểu biết của anh
chị về lịch sử hình thành, không gian biểu diễn và ngôn ngữ nghệ thuật của
Múa rối nước Việt Nam?
Trả lời:
Khái niệm: Sân khấu là loại hình nghệ thuật kể chuyện qua các vai diễn theo kịch bản
Nghệ thuật Múa rối nước VN
- Lịch sử hình thành:
Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra được lời giải thích
thuyết phục về lịch sử hình thành múa rối nước ở VN. Người ta chỉ căn cứ trên tấm
bia Sùng điện thiên linh do quan Thượng thu bộ hình của vua Lý Nhân Tông là
Nguyễn Công Bật viết dâng vua vào năm 1121. Căn cứ vào đó có thể ước lượng
rằng múa rối nước xuất hiện ở VN vào khoảng tk XI hoặc XII, tuy nhiên cũng có ý
kiến cho rằng múa rối nước được người Việt sang tạo ra từ TK II – III TCN. Trong
lịch sử, TQ và NB là 2 quốc gia từng có múa rối nước nhưng đã bị thất truyền.
Cho đến nay, trên thế giới chỉ có duy nhất VN còn tồn tại múa rối nước.
- Không gian biểu diễn: Kiến trúc Thủy Đình.
Nghệ thuật múa rối nước dùng mặt nước làm sân khấu (gọi là nhà rối hay
thuỷ đình) thường được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc cân đối tượng trưng cho
mái đình của vùng nông thôn Việt Nam. Phía sau có phông che để tạo sân khấu
biểu diễn múa rối nước (được gọi là tấm y môn), xung quanh trang trí cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã,…
- Ngôn ngữ nghệ thuật: Con rối nước.
Lấy những động tác của con rối làm ngôn ngữ diễn đạt, rối nước gắn bó với
âm nhạc, âm nhạc giữ nhịp, dẫn dắt động tác và nội dung vở diễn, nhạc rối nước
thường là các làn điệu chèo hoặc dân ca đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 13: Trình bày khái niệm nghệ thuật đồ họa? Khái quát lịch sử hình thành
và phát triển của nghệ thuật đồ họa Việt Nam? Nêu những đặc điểm để phân
biệt từng dòng tranh dân gian Việt Nam?
Trả lời:
Khái niệm: Đồ họa – một nhánh của hội họa, là nghệ thuật thể hiện hình vẽ
bầng bề mặt phẳng 2 chiều bằng kỹ thuật in ấn.
Lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật đồ họa VN + Có từ triều Lý
+ Triều Trần vẫn tiếp tục việc in, khắc kinh Phật. Cuối triều Trần, Hồ Quý Ly tổ chứ in tiền giấy có vẽ tứ linh, sông nư Thông Bản hội sao ớc.
+ Khi nhà Minh xâm lược đã vơ vét tinh hoa văn hóa VN về TQ, còn lại thủ tiêu,
đốt hết => nghề in bị gián đoạn
+ Đến thời Lê Sơ, tiến sĩ Lương Học Nhữ đi sứ TQ học lỏm được nghề in, khi về
nước ông đã truyền lại cho nhân dân làng Hồng Lục và Liễu Chàng
+ Thời Lê Trung Hưng, nước ta vẫn chưa làm được giấy, phải mua từ TQ. Chúa
Trịnh Căn đã chọn 1 số thanh niên trẻ, thông minh nhanh nhẹn cho trà trộn vào sứ
đoàn bộ sang Tàu để học nghề làm giấy.
+ 4 dòng tranh đồ họa dân gian VN: Tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng, tranh làng Sình.
Những đặc điểm để phân biệt từng dòng tranh dân gian VN: - Đề tài
+ Tranh Đông Hồ: đề tài phỏng phú, đáp ứng được nhu cầu khác nhau của đời
sống người dân như tín ngưỡng, tâm linh, giáo dục, lịch sử, phong tục,…
+ Tranh Hàng Trống: một số đề tài tiêu biểu như tranh thờ cúng (tam hòa, tứ phủ,
…), sinh hoạt (múa rồng, duyệt binh,...), phong cảnh (tùng cúc trúc mai…)
+ Tranh Kim Hoàng: chủ đề quen thuộc với người dân nông thôn như tranh gà,
tranh lợn, ông Công ông Táo, cuộc sống đồng quê, trên góc
+ Tranh làng Sình: chủ đề xoay quanh việc thờ cúng như hình nhân thế mạng, tiền
vàng, vũ khí, 12 con giáp…
- Kỹ thuật chế tác
+ Tranh Đông Hồ: in từ bản khắc gỗ, còn gọi là tranh in mộc bản, được làm thủ
công, tranh có bao nhiêu màu thì có bấy nhiêu bản khắc, bản khắc nét quan trọng nhất và được in cuối.
+ Tranh Hàng Trống: kỹ thuật nửa in nửa vẽ, ván khác làm bằng gỗ lồng hoặc gỗ
thị, ghép các bản khắc với nhau để in những bức tranh có kích thước lớn.
+ Tranh Kim Hoàng: dụng ván in in đường nét rồi dụng bút màu để tô điểm, chấm phá theo cảm hứng riêng.
+ Tranh làng Sình: tranh chỉ in nét là xong, một số tranh được tô màu nhưng không cầu kỳ - Giấy in
+ Tranh Đông Hồ: làm từ giấy dó phủ điệp (giấy điệp)
+ Tranh Hàng Trống: giấy dó, giấy xuyến chỉ, giấy báo
+ Tranh Kim Hoàng: in trên giấy điều (màu đỏ hoặc màu cam)
+ Tranh làng Sình: giấy dó - Màu sắc
+ Tranh Đông Hồ: được làm từ nguyên liệu tự nhiên, tạo cho tranh độ mềm, xốp, không bị phai.
+ Tranh Hàng Trống: các màu sử dụng trong tranh không hoàn toàn tự nhiên mà
có them phẩm màu, hai màu đặc trưng là xanh da trời và hồng điều.
+ Tranh Kim Hoàng: chủ yếu là mực tàu và các loại màu sắc có nguồn gốc tự nhiên
+ Tranh làng Sình: màu tự nhiên, chủ yếu là màu đen
Câu 14: Trình bày khái niệm nghệ thuật hội họa? Hội họa Việt Nam có những
dấu mốc hình thành và phát triển như thế nào?
Trả lời:
Khái niệm: Hội họa là nghệ thuật dụng màu sắc, đường nét để phản ánh thế
giới trên bề mặt phẳng 2 chiều, bằng các chất liệu khác nhau.
Những dấu mốc hình thành và phát triển:
Hội họa triều Lý: được thể hiện nhiều trong đồ gốm thời Lý, thấm đậm tinh thần Phật giáo
Hội họa triều Trần: hội họa phát triển nhiều nội dung như tranh chân dung,
tranh phỏng cảnh, tranh vẽ bình phỏng, tranh thờ… tất cả đều được thể hiện
bằng thể loại tranh thủy mặc.
Hội họa triều Lê Sơ: Hội họa trang trí đã đóng vai trò chuẩn mực trong thiết chế
phẩm thuộc triều đình, được thể hiện trên đồ gốm sứ nổi tiếng. Đồ sứ thời Mạc
cũng có nhiều thành công, đặc biệt là đồ thờ cúng.
Hội họa triều Lê Trung Hưng tới triều Nguyễn: Ghi nhận nhiều tác phẩm hội
họa được vẽ trên đồ gốm ở cung vua, phủ chúa. Các dấu tích của nghệ thuật tạo
hình hầu như chỉ tồn tại trong điêu khắc, kiến trúc và các dòng tranh dân gian.
Hội họa VN từ 1925 – 1986: trước năm 1925 hội họa VN biểu hiện ở tranh
truyền thần, thủ mặc, hình trang trí trên gốm sứ hoặc tranh đồ họa dân gian.
nNawm 1925, Pháp thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương – dấu
mốc đặc biệt của nghệ thuật tạo hình VN. Từ đây hội họa Vn hình thành và phát
triển, những lớp họa sĩ chuyên nghiệp đầu tiên được gọi là lớp họa sĩ Đông Dương.
Câu 15: Trình bày khái niệm nghệ thuật hội họa? Dấu mốc năm 1925 có ý
nghĩa gì đối với hội họa Việt Nam?
Trả lời:
Khái niệm: Hội họa là nghệ thuật dụng màu sắc, đường nét để phản ánh thế
giới trên bề mặt phẳng 2 chiều, bằng các chất liệu khác nhau.
Ý nghĩa dấu mốc năm 1925 đối với hội họa VN
Năm 1925, người Pháp thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương – đây
là một dấu mốc đặc biệt của nghệ thuật tạo hình VN nói chung, hội họa VN nói
riêng. Người Pháp thành lập trường này với mục đích ban đầu để dạy nghề thủ
công mỹ nghệ cho nghệ nhân Việt. Tuy nhiên, người Việt không bằng lòng trở
thành nghệ nhân, họ đã tiếp thu khoa học tạo hình phương Tây và trở thành họa sĩ
chuyên nghiệp. Họ học vẽ chất liệu mới là sơn dầu, phát triển chất liệu lụa, sơn mài
thành dòng tranh nghệ thuật. Họ học luật xa gần, tạo hình theo giải phẫu, tạo khối
trong ánh sang bằng tương quan đậm nhạt của màu. Từ đây, hội họa VN hình thành
và phát triển. Những lớp họa sĩ chuyên nghiệp đầu tiên được gọi là lớp họa sĩ Đông Dương.
Câu 16: Trình bày khái niệm nghệ thuật điêu khắc? Điêu khắc Việt Nam có
những đặc trưng cơ bản gì?
Trả lời:
Khái niệm: Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật sử dụng kỹ thuật tạc, đắp,
nặn, đúc, gò, chạm trổ để tạo ra các tác phẩm có hình khối trong không gian 3
chiều, bằng các chất liệu khác nhau.  Đặc trưng:
+ Từng được tạo tác trên nhiều chất liệu, nhưng lưu truyền đến ngày nay chỉ còn
gỗ, đá và gốm là chủ yếu.
+ Phù điêu được dụng nhiều ở công trình kiến trúc để trang trí: cung điện, chùa,
đình làng…nd rất phỏng phú, phản ánh tư tưởng, thẩm mỹ qua từng gđ lịch sử.
Điêu khắc rồng ở mỗi triều đại đều có những phỏng cách riêng, dễ nhận biết và
phân biệ, là những minh họa sống động cho hệ tư tưởng của mỗi triều đại đó.
+ Tượng tròn chủ yếu dụng trong tín ngưỡng, để thờ cúng ở chùa, để trang trí lăng
mộ. Không nhiều các tác phẩm tượng được tạo tác với mục đích khác.
Câu 17: Trình bày khái niệm chung về nghệ thuật Điêu khắc? Phân biệt các
đặc điểm tạo hình và ý nghĩa của điêu khắc thông qua 3 triều đại phong kiến
Việt Nam: Lý,Trần,Lê?
Trả lời:
Khái niệm: Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật sử dụng kỹ thuật tạc, đắp,
nặn, đúc, gò, chạm trổ để tạo ra các tác phẩm có hình khối trong không gian 3
chiều, bằng các chất liệu khác nhau.
Các đặc điểm tạo hình và ý nghĩa của điêu khắc thông qua 3 triều đại
phong kiến Việt Nam: Lý,Trần,Lê
Triều Lý
+ Phù điêu được chạm khắc tinh xaoe, mô tip trang trí phản ánh văn hóa có sự
giao thoa Ấn – Chăm – Việt
+ Điêu khắc rồng: rồng là hình ảnh tượng trưng cho dân tộc (truyền thuyết Lạc
Long Quân – Âu Cơ), con rồng luôn là motip trang trí ở nơi linh thiêng cao quý và
biểu thị cho quyền uy của nhà vua, biểu tượng rồng bay lên theo chiều nghiêng,
gồm nhiều khúc uốn hình thắt túi, nhỏ dần về phía đuôi. Đầu rồng có mào lửa, có
bờm dài, thân dài và mảnh giống loài rắn, không có vảy, trên lung và bụng có vây,
chân có 3 móng, khuỷu chân có dải mây bay đồng ffieeuj với bờm và thân mình
+Tượng tròn: Chùa Phật tích có tượng A Di Đà cao 1m87, cả bệ cao 2m77, tượng
đầu người mình chim, một loạt linh thú to như sư tử, nghề, tê giác…minh chứng
cho sự giao thoa nghệ thuật Việt – Chăm. Tượng thể hiện tư thế đức Phật đang
ngồi thuyết pháp với dáng ngồi thanh thoát, an nhiên
=>Điêu khắc thời Lý được thể hiện trên nhiều chất liệu như gỗ, đá, gốm, đất
nung…phỏng cách mang nhiều ảnh hưởng của vh Ấn Độ (Phật giáo), Chăm. Hình
ảnh rồng có những đặc điểm riêng, phản ánh tư tưởng, thẩm mỹ của triều đại
Triều Trần
+ Phù điêu có nhiều nét ảnh hưởng từ Ấn Độ, đường nét trang trí phỏng khoáng tự do hơn thời Lý
+ Điêu khắc rồng: Thể hiện sức mạnh của quyền lực nhà vua qua hình ảnh rồng.
Thân rồng mập, đậm và thô, xuất hiện trang trí vảy rồng, tạo cảm giác quyền lực,
dữ dội hơn. Đầu rồng có sừng lớn, 4 móng vuốt, rồng cuộn khúc dạng hình oval,
lưng to có hình rang cưa đều. Trung tâm đầu rỗng giỡn ngọc, tai và sừng được
chạm khắc thô theo kiểu tả thực.
+ Tượng tròn: chủ yếu là các tượng Phật để thờ và các tượng rồng đá ở hai bên bậc thềm của các chùa  Triều Lê
+ Phù điêu: nảy nở các tác phẩm dân gian ở đình làng, nội dung phỏng phú, sinh động
+ Điêu khắc rồng: phát triển trên cơ sở tiếp thu từ thời Trần, cơ bản vẫn giữ nguyên
hình dáng thân cứng cáp, to khỏe, mào, sừng ở đầu trông dữ hơn. Đầu rồng to, có
hai nhánh sừng nhô cao, mắt lồi, bờm mượt cuộn ra sau, lung rồng nhô hình vây
nhọn theo uốn khúc, chân 5 móng sắc nhọn. Hình tượng rồng trang nghiêm, râu
bờm và sừng nổi cao dụng mãnh uy quyền. Những chạm khắc rồng và các motip
mây đao lửa, hoa văn với nét chạm sắc sảo, điêu luyện, bố cục chặt chẽ với đặc trưng riêng
+ Tượng tròn: Nhiều tác phẩm không còn tới ngày nay mà chỉ được ghi chép lại trong văn tự
Câu 18: Trình bày khái niệm nghệ thuật Kiến trúc ? Nghệ thuật kiến trúc Việt
Nam hình thành và phát triển như thế nào?
Trả lời:
Khái niệm: Kiến trúc là một loại hình mỹ thuật kết hợp cái đẹp với cái thực
dụng để sáng tạo không gian sống của con người.
Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật kiến trúc VN
- Các công trình kiến trúc từ thời dựng nước đến triều Đinh – Tiền
+ Thời tiền sử, tổ tiên chúng ta đã sử dụng hang động ở các núi đá vôi làm nơi sinh sống
+ Giai đoạn sơ kỳ của thời kỳ đồ đá mới, con người có xu hướng rời bỏ hang động
+ Thời kỳ Vua Hùng dựng nước Văn Lang, nhà của thời kì này là nhà sàn mái conh hình thuyền.
+ Thời An Dương Vương sang lập ra nhà nước Âu Lạc, kiến trúc nổi bật là ba vòng thành đất Cổ Loa.
+ Đất nước rơi vào thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc hàng nghìn năm, văn
hóa phương Bắc xâm nhập, kiến trúc dinh thự, nhà cửa gần với các kiến trúc phía nam TQ.
+ Thời Đinh, xd kinh đô ở Hoa Lư, Thành Hoa Lư
- Kiến trúc thời Lý:
+ Xd được 1 quốc gia độc lập tự chủ, sự phát triển kt-xh đã thúc đẩy phát triển về
kiến trúc cả về chất lượng lẫn số lượng. + Quy mô to lớn, bề thế
+ Địa hình tiện lợi, đẹp đẽ
+ Bố cục can xứng, hài hòa
+Có giao lưu, tiếp biến với kiến trúc Chăm
+ Nhiều công trình kiến trúc phục vụ tôn giáo – Phật giáo
+ Một số công trình tiêu biểu: Thành Thăng Long, Chùa Phật tích, Chùa Một cột…
- Kiến trúc thời Trần
+ Được thừa hưởng gia tài đồ sộ từ kiến trúc thời Lý
+ Giá trị nổi bật là dáng hình chắc, khỏe mạnh, tính chất thực dụng, thiết thực cao
+ Kiến trúc lăng mộ được đánh giá là quy mô và bề thế hơn thời kỳ trước
+ Một số công trình tiêu biểu: Phủ Thiên Trường, Thành Tây Đô…
- Kiến trúc thời Lê Sơ và nhà Mạc
+ Thời Lê Sơ: Kém đồ sộ và bề thế, hệ thống cung điện đucợ tu bổ sửa sang. Kiến
trúc cung đình được coi như loại hình nghệ thuật chính thống, chiếm ưu thế, trong
khi đó kiến trúc dân gian bị nhiều quy định rang buộc không được khuyến khích pt.
Có bố cục trang trí gợi không khí trang nghiêm, ảnh hưởng Nho giáo. Mang đậm tính chất cung đình.
+ Thời nhà Mạc: Đây là thời kỳ chấn hưng Phật giáo. Kiễn trúc Mạc có sự chuyển
hóa từ cung đình về dân gian; đền, đình, chùa, miếu được xd ở nhiều nơi. Đình
làng phát triển đóng góp tích cực vào quá trình Việt hóa nền kiến trúc thời Mạc.
Chuyển sang bước ngoặt quan trọng làm trỗi dậy truyền thống vh lâu đời, trở về
với bản sắc. Là giai đoạn bùng nổ sau thời kì dồn nén Lê Sơ, sự đa dạng trong phát
triển và có sự kết hợp với các yếu tố Mã Lai, Hán, Miến, Tây Tạng…
- Kiến trúc thời Lê Trung Hưng
+ Kiến trúc chùa tháp được xd theo bố cục cổ điện rất chặt chẽ
+ Kiến trúc cung điện được xd nguy nga, tráng lệ
+ Kiến trúc đình làng rất phát triển, phỏng phú về ngôn ngữ trang trí, biến hóa sang tạo.
- Kiến trúc thời Tây Sơn
Nổi bật là kiến trúc thành lũy. Thành Hoàng Đế (Thành Bình Định) được
xây năm 1776, được xd và mở rộng trên cơ sở Thành Đồ Bàn, giữ vai trò là đại bản
doanh của bộ chỉ huy quân đội Tây Sơn. Thành Hoàng Đế gồm ba vòng thành
Thành ngoại, Thành nội và Cấm Thành. Thành được đắp bằng đất, phía trong và
ngoài được bó bằng đá ong, được xây hoàn toàn bằng đá ong.
- Kiến trúc thời Nguyễn
Một số kiến trúc nổi bật là kiến trúc thành lũy, Kinh Thành Huế, Thành Hà
Nội, Cung đình Huế, Kiến trúc lăng mộ ở Huế.
Có nhiều tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến với kiến trúc Pháp (kiến trúc Vauban)
Vẫn giữ vững những quan điểm truyền thống như thuật phỏng thủy để chọn
đất, chọn hướng, vị trí, phương hướng…
- Kiến trúc VN thời thuộc địa ( 1873 – 1945)
+ Thời kỳ thứ nhất (1873-1900) kiến trúc thuộc địa tiền kỳ: sự du nhập của các kỹ
thuật xd và vật liệu xd của Châu Âu
+ Thời kỳ thứ hai (1900-1920) kiến trúc thuộc địa hình thành và khẳng định:
phỏng cách kiến trúc tân cổ điển được phổ biến
+ Thời kỳ thứ ba (1920-1945) kiến trúc thuộc địa phát triển và định hình bản sắc:
hoạt động về quy hoạch và xd nhà cửa được phát triển theo xu hướng mới.
Câu 19: Trình bày khái niệm nghệ thuật kiến trúc? Các đặc trưng của kiến
trúc Việt Nam? Kiến trúc Việt Nam đương đại biểu hiện theo những xu hướng gì ?
Trả lời:
Khái niệm: Kiến trúc là một loại hình mỹ thuật kết hợp cái đẹp với cái thực
dụng để sáng tạo không gian sống của con người.  Đặc trưng:
+ Khai thác hiệu quả các chất liệu từ môi trường tự nhiên: tre nứa, gỗ, đất, đá…
+ Có tính thực dụng cao để phù hợp với môi trường tự nhiên VN
+ Chịu ảnh hưởng từ triều đình phỏng kiến ở mỗi gđ lịch sử
+ Phản ánh quá trình giao lưu, tiếp biến vh từ Ấn Độ, Chăm, Trung Hoa
+ Kiến trúc VN kể từ thời Pháp thuộc có nhiều biến đổi to lớn về phỏng cách, kỹ thuật.
Kiến trúc Việt Nam đương đại biểu hiện theo những xu hướng:
- Xu hướng hiện đại mới
- Xu hướng High – Tech
- Xu hướng biểu hiện mới
- Xu hướng kiến trúc sinh thái
- Xu hướng khai thác kiến trúc truyền thống
- Xu hướng hậu hiện đại
- Xu hướng nhại cổ
Câu 20: Trình bày khái niệm nghệ thuật Điện ảnh? Khái quát lịch sử phát
triển vào hình thành của nghệ thuật điện ảnh Việt Nam ?
Trả lời:
Khái niệm: Điện ảnh là một nghệ thuật tổng hợp, nó vận dụng phương thức
cách điệu hóa của các nghệ thuật khác và kết hợp với khoa học kỹ thuật để
tạo ra những tác phẩm nghệ thuật dưới dạng hình ảnh chuyển động.
Lịch sử phát triển và hình thành của nghệ thuật điện ảnh Việt Nam - Giai đoạn đầu
+ Điện ảnh du nhập vào VN sau 3 năm điện ảnh được khai sinh
+ Bộ phim truyện đầu tiên là Kim Vân Kiều thực hiện năm 1923 do Công ty Chiếu
bóng Đông Dương thực hiện. Năm 1925 IFEC tiếp tục thực hiện cuốn phim hài
ngắn là Toufou. Năm 1927 là phim Huyền thoại bà Đế phim do Paul Numier viết kịch bản
+ Năm 1924, ông Nguyễn Lan Hương thực hiện bộ phim hài Đồng tiền kẽm tậu được ngựa dài 6 phút
+ Những năm cuối thập niên 1930, Việt Nam làm phim, bắt đầu cho những phim
nói đầu tiên của Việt Nam. Cuối tháng 11 năm 1937 sản xuất bộ phim truyện dài
Cánh đồng ma do Đàm Quang Thiện viết. Cánh đồng ma quay vào ngày 30 tháng 1 năm 1938.
+Năm 1939, một hãng phim mới ra đời tại Sài Gòn là hãng Việt Nam Phim. Từ
năm 1940, hãng phim Châu Á ngừng hoạt động cho đến thập niên 1960 mới hoạt
động trở lại. Sang năm 1940, quân Nhật tiến vào Đông Dương không còn ai đứng ra làm phim.
- Giai đoạn 1945 – 1954
+ Việt Nam khi đó kiệt quệ và vừa trải qua nạn đói năm 1945. Ngày 2 tháng 9 năm
1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập
+ Một số nhà làm phim Cách mạng ở cả miền Nam và miền Bắc sau khi cuộc chiến
Việt – Pháp bùng nổ thực hiện được những phim tài liệu như Trận Đông Khê
(1950), + Chiến Thắng Tây Bắc (1952), Trận Mộc Hóa (1948).
+ Phim Trận Mộc Hóa do Khu 8 ở miền Nam thực hiện là phim đầu tiên của nền Điện ảnh Cách mạng
+ Những hoạt động của các nhà làm phim điện ảnh thời kỳ này dừng lại ở thể loại phim tài liệu ngắn.
- Giai đoạn 1954 – 1959
+ Hiệp định Genève năm 1954 chia Việt Nam thành Bắc Việt Nam và Nam Việt
Nam. Ở miền Nam, hình thành một thị trường điện ảnh với nhiều hãng phim tư
nhân điện ảnh đạt tới thời kỳ đỉnh cao ngay từ năm 1957 tham dự các liên hoan
phim ở Châu Á nhận được nhiều giải thưởng.
+ Miền Bắc sau năm 1954, các nhà làm phim vẫn tiếp tục với các phim tài liệu như
Hội nghị quân sự Trung Giã, các phim thời sự về sinh hoạt của tù binh Âu – Phi,
trao trả tù binh ở Tuyên Quang… Từ năm 1956, phim thời sự ra đều hàng tuần.
+ Năm 1954 toàn miền Bắc có 26 rạp và 23 đội chiếu bóng lưu động. Năm 1964 số
lượng tăng lên tới 48 rạp. Hoa Kỳ bắt đầu mở rộng chiến tranh ra miền Bắc
+ Năm 1956, Cục Điện ảnh được thành lập. Năm 1957 báo Điện ảnh xuất hiện.
Trường Điện ảnh Việt Nam Xưởng phim Thời sự, tài liệu Trung ương lần lượt ra
đời. Xưởng phim Việt Nam cũng đã làm thử một số tiểu phẩm đã dựng và quay
tiểu phẩm về Võ Thị Sáu. Năm 1958, đạo diễn Mai Lộc làm bộ phim Biển động.
- Giai đoạn 1959 – 1965
+ Năm 1959 là điểm mốc với sự ra đời của bộ phim truyện điện ảnh. Từ năm 1958
một bộ phim truyện đã được triển khai. Năm 1960 cũng là năm đánh dấu của phim
hoạt hình bộ phim đầu tiên Đáng đời thằng cáo, Chiếc vòng bạc, Chú thỏ đi học
+ Từ năm 1959 đến 1964, có 18 bộ phim trong đó Vợ chồng A Phủ (1961), Chị Tư
Hậu (1963), Kim Đồng (1964)… Cô gái nông trường (1960), Khói trắng (1963).
- Giai đoạn 1965 – 1975
+ Từ cuối năm 1964, Chiến tranh Việt Nam bước vào thời kỳ khốc liệt nhất. Thời
kỳ này đội ngũ làm phim đã đa dạng và trưởng thành hơn những người được đào
tạo tại trường Điện Ảnh Việt Nam khóa đầu tiên bắt đầu ra nghề và thực hiện một số bộ phim.
+ Năm 1972, bộ phim truyện dài 2 tập đầu tiên của Việt Nam do đạo diễn Hải Ninh
thực hiện bộ phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm. Vĩ tuyến 17 ngày và đêm đã giành
được giải Liên hoan phim Quốc tế Moskva năm 1973.
+ Một số bộ phim của giai đoạn này đáng chú ý Tiền tuyến gọi (1969) cùa Phạm
Kỳ Nam, Đến hẹn lại lên (1974), Cô giáo Hạnh (1967), Bức tranh để lại (1970), Chị Nhung (1970)…
+ Trong gđ này điện ảnh miền Bắc đã sx 49 phim truyện
Câu 21: Trình bày khái niệm nghệ thuật điện ảnh? Nêu một số đặc trưng của điện ảnh Việt Nam?Trả lời:
Khái niệm: Điện ảnh là một nghệ thuật tổng hợp, nó vận dụng phương thức
cách điệu hóa của các nghệ thuật khác và kết hợp với khoa học kỹ thuật để tạo
ra những tác phẩm nghệ thuật dưới dạng hình ảnh chuyển động.  Đặc trưng:
Phản ánh chủ nghĩa hiện thực: ra đơi từ phim thời sự, phim tài liệu, bên cạnh
đó cách đặt tên phim rất cụ thể, rõ nét. Dùng tên người để đặt tên phim: Vợ
chồng A Phủ, Kim Đồng… Hoặc gắn với địa danh, sự kiện lịch sử: Vĩ tuyến 17,
ngày và đêm; Em bé Hà Nội…
Chịu ảnh hưởng từ văn học: Nhiều phim được chuyển thể từ các tác phâm văn
học: Chị Dậu (Tắt đèn – Ngô Tất Tố); Làng Vũ Đại ngày ấy (Chí Phèo, Lão
Hạc, Sống mòn – Nam Cao)
Chịu ảnh hưởng từ phim các nước XHCN, trước hết là Liên Xô
Luôn sát cánh với sự nghiệp cách mạng VN
Câu 22: Trình bày đặc điểm chung của các loại hình nghệ thuật Việt Nam?
Nêu căn cứ để chứng minh nghệ thuật Việt Nam là sản phẩm của nền văn hóa bản địa?
Trả lời:
Đặc điểm chung của các loại hình nghệ thuật Việt Nam
- Nghệ thuật VN là sản phẩm của nền vh bản địa
+ Nền nghệ thuật có lịch sử lâu đời
+ Nền nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống của cư dân bản địa
+ Nền nghệ thuật đa màu sắc của các tộc người ở VN
+ Nền nghệ thuật sáng tạo từ các chất liệu của môi trường tự nhiên VN
- Nghệ thuật VN mang dấu ấn của quá trình giao lưu tiếp biến vh
+ Giao lưu, tiếp biến văn hóa Trung Hoa
+ Giao lưu, tiếp biến văn hóa Ấn Độ
+ Giao lưu, tiếp biến văn hóa Phương Tây
Nghệ thuật Việt Nam là sản phẩm của nền văn hóa bản địa
- Nền nghệ thuật có lịch sử lâu đời
+ VN sở hữu một báu vật tiêu biểu của lịch sử dân tộc – trống đồng Đông Sơn, là
bằng chứng quan trọng cho thấy VN đã có một nền vh lâu đời và rực rỡ
+ Các hiện vật khảo cổ ở giai đoạn sau cũng cung cấp dữ liệu về sang tạo nghệ
thuật của người Việt: các tấm bia đá, pho tượng,…
- Nền nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống của cư dân bản địa
+ Các làn điệu dân ca, điệu múa là sự cách điệu hóa các hoạt động từ đời sống lao
động và sinh hoạt của nhân dân (vd: Lý kéo chài, hò song Mã, máu dệt vải, múa
vớt bèo…). Trong nghệ thuật sk, Chèo là sp điển hình cửa cư dân đồng bằng Bắc
bộ; múa rối nước là loại hình nghệ thuật sk dụng mặt nước làm sk biểu diễn, nó
gắn với kiến trúc làng Việt
+ Cuộc sống là mạch nguồn phỏng phú, sinh động để cư dân Việt sang tạo ra nghệ thuật.
- Nền nghệ thuật đa màu sắc của các tộc người ở VN
Việt năm có 54 dân tộc cùng chung sống, mỗi tộ người lại sở hữu một sắc thái vh nghệ thuật riêng
- Nền nghệ thuật sang tạo từ các chất liệu của môi trường tự nhiên VN
Khai thác các chất liệu có sẵn trong tự nhiên là một điều tất yếu trong quá
trình sinh sống của con người. Những chất liệu có từ môi trường tự nhiên được ông
cha ta tận dụng, khai thác để phục vụ cho đs trong đó có nghệ thuật. Cho thấy tính
linh hoạt trong sang tạo của cha ông ta.
Câu 23: Trình bày đặc điểm chung của các loại hình nghệ thuật Việt Nam?
Nên các căn cứ, lập luận để làm rõ dấu ấn của quá trình giao lưu, tiếp biến
văn hóa trong nghệ thuật Việt Nam?
Trả lời:
Đặc điểm chung của các loại hình nghệ thuật Việt Nam
- Nghệ thuật VN là sản phẩm của nền vh bản địa
+ Nền nghệ thuật có lịch sử lâu đời
+ Nền nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống của cư dân bản địa
+ Nền nghệ thuật đa màu sắc của các tộc người ở VN
+ Nền nghệ thuật sang tạo từ các chất liệu của môi trường tự nhiên VN
- Nghệ thuật VN mang dấu ấn của quá trình giao lưu tiếp biến vh
+ Giao lưu, tiếp biến văn hóa Trung Hoa
+ Giao lưu, tiếp biến văn hóa Ấn Độ
+ Giao lưu, tiếp biến văn hóa Phương Tây
Giao lưu, tiếp biến văn hóa trong nghệ thuật Việt Nam
- Giao lưu, tiếp biến văn hóa Trung Hoa
VN – TQ là 2 nước có mối quan hệ đặc biệt trong lịch sử
+ Giao lưu tiếp biến âm nhạc: các loại nhạc khí ( chũm chọe, đàn cầm, đàn nguyệt,
tỳ bà), các lý thuyết âm nhạc (hò, xự, y, sang…), hệ thống ngũ cung, quan niệm
dàn nhạc bát âm… luôn được tiếp biến cho pù hợp với vh bản địa. Tuy nhiên, âm
nhạc cung đình thời Lê Sơ đã từng rập khuôn theo quy cách âm nhạc nhà Minh.
+ Về văn học: Tiếp thu chữ Hán rồi dần biến đổi thành chữ Nôm. Một số thể loại
văn học của TQ cũng được tiếp thu: văn học chức năng hành chính (chiếu, hịch,tất,
sớ, văn tế…), văn học nghệ thuật (thơ ca, truyện ngắn, ký)…
+ Về đồ họa: Thời Lê Sơ học lỏm được nghề in và đến thời Lê Trung Hưng, người
Việt tiếp thu cách làm giấy từ người TQ
+ Về sân khấu: nhiều tài liệu cho rằng các tù binh TQ của triều Trần đã mang nghệ
thuật Tuồng sang VN. Dù có hay không, ngày nay Tuồng VN vẫn mang bản sắc VN
- Giao lưu, tiếp biến văn hóa Ấn Độ
Phật Giáo và những yếu tố nghệ thuật phục vụ Phật Giáo
+ Về kiến trúc, điêu khắc: năm 1044 Lý Thánh Tông sau khi dành thắng lợi ở
Chiêm Thành, vua đã bắt về vô số tù binh người Chăm để sử cho việc xd chùa
tháp, cung đình, chặm khắc
+ Về âm nhạc: một số nhạc khí có nguồn gốc Ấn Độ, Chăm Pa như trống tầm bông, đàn hồ
+ Múa: Múa Công của người Chăm
- Giao lưu, tiếp biến văn hóa Phương Tây
+ Âm nhạc: âm nhạc cải cách, sự hiện diện của các nhạc khí phương Tây ( Guitar, Violin,…)
+ Múa: Sự du nhập của múa cổ điển Châu Âu (ballet)
+ Sân khấu: ssuwjdu nhập của kịch nói
+ Hội họa: có sự tiếp xúc, giao lưu, tiếp biến đã làm thay đổi nghệ thuật này rõ rệt,
mang hội họa Việt ra TG, khiến tranh VN khác hẳn tranh TQ
+ Kiến trúc: hình thành phỏng cách kiến trúc độc đáo – kiến trúc Đông Dương
+ Điện ảnh: 3 năm sau khi điện ảnh xuất hiện trên TG, VN đã có những buổi công
chiếu đầu tiên của Điện ảnh do người Pháp mang đến
Câu 24: Hãy nêu khái quát quan điểm, chính sách của đảng và nhà nước đối
với các loại hình nghệ thuật Việt Nam ? Nhóm các nghệ thuật biểu diễn Việt
Nam đang tồn tại như thế nào trong xã hội Việt Nam đương đại?
Trả lời:
Quan điểm, chính sách của đảng và nhà nước đối với các loại hình nghệ thuật Việt Nam
o Đề cương văn hóa VN (1943)
o Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về “Xây dựng và phát triển văn hóa VN
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (16/7/1998)
o Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa
nghệ thuật trong thời kỳ mới” (16/06/2008)
o Nghị quyết số 33 – NQ/TW, ngày 9/6/2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người VN
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vũng đất nước”.

o Quyết định số 808/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án
“Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực Văn hóa
nghệ thuật, giai đoạn 2011-2020”.

o Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/05/2009 của Chính phủ về việc phê duyệt
chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020.
o Quyết định số 14/2015/QĐ-TTg ngày 20/05/2015 của thủ tướng Chính phủ về
chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc
trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

o Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14/12/2015 của Chính phủ quy định về
nhuận bút, thù lao đối với các tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân
khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

o Nghị định số 109/2015NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ về việc hỗ trợ
dối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.
Sự tồn tại của nhóm các nghệ thuật biểu diễn VN trong xã hội VN đương đại
Âm Nhạc
+ Xh VN thịnh hành thanh nhạc hơn khí nhạc
+ Âm nhạc tham gia và giữ vai trò quan trọng trong các loại hình nghệ thuật khác
+ Một bộ phận nghệ sĩ biểu diễn, sang tác âm nhạc được đào tạo bài bản, chính
quy, dài hạn và công phu về âm nhạc cổ điển phương Tây  Múa
+ Múa dân gian và múa tôn giáo tín ngưỡng vẫn tiếp tục mạch tồn tại trong đời
sống nhân dân, được nhà nước khuyến khích nhân dân bảo tồn và phát huy các vốn
vh nghệ thuật cổ truyền
+ Múa biểu diễn chuyên nghiệp: Múa mới xuất hiện từ sau CMT8; múa hiện đại du
nhập về VN gần đây, đang khá phát triển và được ưa chuộng; Múa tham gia trong
các loại hình nghệ thuật khác hiện đây đang là xu hướng chung, có thể thấy múa
được sử dụng trong xiếc, ảo thuật…  Sân khấu
+ Trong xh VN đương đại, sự phát triển của mạng lưới internet và truyền hình đã
đưa các sp nghệ thuật gần hơn với công chúng, vì vậy có ít nhu cầu thưởng thức
tác phẩm sân khấu VN tại nhà hát
+ Kịch nói còn nhiều cơ hội phát triển
+ Hiện có hơn 100 đơn vị nghệ thuật công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật và nghệ thuật sân khấu
Câu 25: Hãy nêu khái quát quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước đối
với các loại hình nghệ thuật Việt Nam? Nhóm các nghệ thuật tạo hình Việt
Nam đang tồn tại như thế nào trong xã hội Việt Nam đương đại ?
Trả lời:
Quan điểm, chính sách của đảng và nhà nước đối với các loại hình nghệ thuật Việt Nam
o Đề cương văn hóa VN (1943)
o Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về “Xây dựng và phát triển văn hóa VN
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (16/7/1998)
o Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa
nghệ thuật trong thời kỳ mới” (16/06/2008)
o Nghị quyết số 33 – NQ/TW, ngày 9/6/2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người VN
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vũng đất nước”.

o Quyết định số 808/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án
“Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực Văn hóa
nghệ thuật, giai đoạn 2011-2020”.

o Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/05/2009 của Chính phủ về việc phê duyệt
chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020.
o Quyết định số 14/2015/QĐ-TTg ngày 20/05/2015 của thủ tướng Chính phủ về
chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc
trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

o Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14/12/2015 của Chính phủ quy định về
nhuận bút, thù lao đối với các tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân
khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

o Nghị định số 109/2015NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ về việc hỗ trợ
dối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.
Sự tồn tại của nhóm các nghệ thuật tạo hình VN trong xã hội VN đương đại
Đồ họa và Hội họa
+ Các dòng tranh đồ học dân gian có nguy cơ bị mai một, thực tế tranh Hàng
Trống, Kim Hoàng đã trở nên hiếm hoi trên thị trường, tranh Đông Hồ, làng Sình
gần đây được khôi phục bỏi như cầu phục vụ dịch vụ…Tiếp thu kyx thuật và trình
độ sáng tác mới từ TG. Một thể loại đặc biệt của đồ họa VN là tranh cổ động.
+ Từ sau đổi mới, sự chuyên nghiệp của hội họa VN được khuyến khích bộ lộ, các
họa sĩ được tự do mở triển lãm, bán tác phẩm của mình. Nhiều trường phải hội họa
mới của TG nhanh chóng du nhập vào VN như Pop Art, Body Art…họa sĩ VN có
cơ hội giao lưu quốc tế, đưa hội họa Vn gia nhập với hội họa TG. Một số khuynh
hướng sang tác mới như Dân gian hiện đại, siêu thực, lập thể, trừu tượng….
Điêu khắc
+ 1925 Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ra đời, từ đây mỹ thuật Vn có cơ hội tiếp
xúc, học hỏi các thành tựu mỹ thuật phương Tây và TG
+ Tạo nên sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, đưa nghệ thuật điêu khắc VN
tiến xa hơn, góp phần và tiến trình phát triển chung của nền myc thuật VN
+ Đa dạng các chất liệu điêu khắc như đá, thủy tinh, đất sét, nhựa, polyme…
+ Điêu khắc VN đang hòa nhập với cuộc sống đương đại…góp phần tô điểm them vẻ đẹp cuộc sống  Kiến trúc
+ Từ những năm 1945-1986, kiến trúc VN chịu ảnh hưởng của phỏng các hiện đại,
có đặc ddiemr các mặt phẳng nhẵn nhụi, các hình khối vuông vức, đơn giản, các đường thẳng góc.
+ Sau năm 1986, kiến trúc VN đã có những bước tiến nhảy vọt về nhiều mặt
+ Phát triển theo nhiều Xu hướng khác nhau như: Xu hướng hiện đại mới, Xu
hướng High-Tech, Xu hướng biểu hiện mới, Xu hướng kiến trúc sinh thái, Xu
hướng khai thác kiến trúc truyền thống, Xu hướng hậu hiện đại, Xu hướng nhại cổ