Đề cương chi tiết mối quan hệ giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa những giải pháp cơ bản để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Về vấn đề nền dân chủ, đặc biệt là vấn đề nền dân chủ ở các nước xã hội chủ nghĩa luôn là vấn đề đáng được bàn luận. Bởi vì dân chủ, ngoài vai trò là tiếng nói cho nhân quyền, còn thể hiện khả năng quản lý thể chế chính trị và sự cống hiến cho người dân của một nhà nước xã hội chủ nghĩa - một nhà nước về bản chất gắn liền với việc đại diện cho ý chí và lợi ích của nhân dân lao động. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLCT120405)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Về vấn đề nền dân chủ, đặc biệt là vấn đề nền dân chủ ở các nước xã hội
chủ nghĩa luôn là vấn đề đáng được bàn luận. Bởi vì dân chủ, ngoài vai trò là
tiếng nói cho nhân quyền, còn thể hiện khả năng quản lý thể chế chính trị và sự
cống hiến cho người dân của một nhà nước xã hội chủ nghĩa - một nhà nước về
bản chất gắn liền với việc đại diện cho ý chí và lợi ích của nhân dân lao động.
Các nước xã hội chủ nghĩa và nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa có mối
quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau, có tác động lớn đến đời sống chính trị -
xã hội của đất nước. Mối quan hệ này cần được hiểu một cách chính xác và rõ ràng hơn.
Ngoài ra, nền dân chủ ở nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn đang không
ngừng được xây dựng, hoàn thiện và phát triển. Điều này có nghĩa là nó vẫn
chưa kết thúc. Ở một số thể chế, một số vùng, dân chủ xã hội chủ nghĩa vẫn còn
chưa phát triển mạnh. Thậm chí bị phớt lờ và vi phạm các quyền dân chủ chính đáng của người dân.
Vì lý do đó, nhóm em chọn đề tài này để nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa
nhà nước xã hội chủ nghĩa với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và những phương
pháp cơ bản xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Đề tài này được nghiên cứu với hai mục tiêu chính sau:
- Nắm vững cơ bản bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã
hội chủ nghĩa nói chung, ở Việt Nam nói riêng
- Khẳng định sự tiến bộ của dân chủ xã hội chủ nghĩa và các nước xã hội chủ
nghĩa. Đứng lên phê phán những quan điểm sai lầm phủ nhận sự tiến bộ của dân
chủ xã hội chủ nghĩa. Và biết nhận biết những gì sai, chưa tốt đang xảy ra trong
dân chủ để từ đó đưa ra giải pháp.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tiểu luận tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu rõ về bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa, từ đó nắm vững mối quan hệ giữa nhà nước và nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa, về quyền của con người ở trong đó
- Xác định những quan điểm đang có về nền dân chủ của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa, về thực trạng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Từ đó đề ra giải pháp khả thi
với mong muốn xây dựng, nâng cao, tôn trọng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về Mối quan hệ giữa Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa và những giải pháp cơ bản để xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay.
3.2Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu tập trung chủ yếu vào:
- Mối quan hệ giữa Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ XHCN trong
suốt tiến trình lịch sử của nó
- Việt Nam, giai đoạn hiện nay và tương lai.
4. Phương pháp thực hiện đề tài
Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với một số phương pháp cụ thể
như phương pháp nghiên cứu tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin,
phương pháp logic – lịch sử, phân tích- tổng hợp, phương pháp xử lý tài liệu…. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NỀN DÂN CHỦ XHCN VÀ NHÀ NƯỚC XHCN,
MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC XHCN VÀ NỀN DÂN CHỦ XHCN
1.1. Khái niệm và bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 1.1.1.
Khái niệm về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 1.1.2.
Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
1.1.2.1 Bản chất chính trị 1.1.2.2 Bản chất kinh tế
1.1.2.3 Bản chất tư tưởng – văn hóa – xã hội
1.2. Khái niệm và bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
1.2.1 Khái niệm về nhà nước xã hội chủ nghĩa
1.2.2 Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa 1.2.2.1 Về chính trị 1.2.2.2 Về kinh tế 1.2.2.3 Về văn hóa, xã hội
1.3. Mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa
1.3.1. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt
động của nhà nước xã hội chủ nghĩa
1.3.2. Nhà nước xã hội chủ nghĩa trở thành công cụ quan trọng cho việc thực
thi quyền làm chủ của người dân
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀNHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ XÂY
DỰNG NỀN DÂN CHỦ XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1
Thực trạng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
2.1.1 Những thành tựu đạt được trong việc xây dựng nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 2.1.1.1
Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất, năng lực, uy tín,
đáp ứng yêu cầu phát huy dân chủ 2.1.1.2
Các quyền dân chủ của nhân dân được bảo đảm và phát huy 2.1.1.3
Cơ chế thực hiện dân chủ được hoàn thiện
2.1.2 Những hạn chế còn tồn tại trong việc xây dựng nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 2.1.2.1
Hệ thống pháp luật về dân chủ còn chưa đồng bộ, thiếu quy định
cụ thể về một số nội dung quan trọng của dân chủ
Hệ thống pháp luật về dân chủ ở Việt Nam hiện nay được quy định tại nhiều văn
bản quy phạm pháp luật khác nhau, bao gồm: Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội,
Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân, Luật Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng,
chống tham nhũng, v.v. Tuy nhiên, giữa các văn bản này vẫn còn một số quy định
chưa thống nhất, dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng. Ví dụ, về vấn đề tham gia
quản lý nhà nước, Luật Tổ chức Quốc hội quy định đại biểu Quốc hội có quyền
tham gia giám sát hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ban
của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,
các cơ quan nhà nước khác. Luật Tổ chức Chính phủ quy định Thủ tướng Chính
phủ có quyền tham gia giám sát hoạt động của các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính
phủ. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định cử tri
có quyền tham gia giám sát hoạt động của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng
nhân dân. Tuy nhiên, giữa các quy định này vẫn còn một số điểm chưa thống nhất,
chẳng hạn như về phạm vi, nội dung, phương thức tham gia giám sát.
Một số nội dung quan trọng của dân chủ, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận,
quyền tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền
khiếu nại, tố cáo, v.v., được quy định trong Hiến pháp và một số văn bản quy phạm
pháp luật khác. Tuy nhiên, các quy định này còn chung chung, chưa cụ thể, dẫn đến
khó khăn trong việc thực hiện. Ví dụ, về quyền tự do ngôn luận, Hiến pháp quy
định: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, tiếp cận
thông tin, bày tỏ chính kiến, tham gia quản lý nhà nước và xã hội, góp ý xây dựng
Đảng, Nhà nước". Tuy nhiên, các quy định cụ thể về cách thức thực hiện các quyền
này vẫn chưa được quy định rõ ràng.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, đã xuất hiện một số
nội dung mới liên quan đến dân chủ, chẳng hạn như quyền tự do kinh doanh, quyền
tự do kết hôn, quyền tự do di cư, quyền được bảo vệ dữ liệu cá nhân, v.v. Tuy
nhiên, các nội dung này chưa được quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật về dân
chủ. Ví dụ, về quyền tự do kinh doanh, Hiến pháp quy định: "Công dân có quyền tự
do kinh doanh theo quy định của pháp luật". Tuy nhiên, các quy định cụ thể về
cách thức thực hiện quyền này vẫn chưa được quy định rõ ràng.
Những hạn chế nêu trên đã ảnh hưởng đến việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam,
chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Để khắc phục những hạn chế này, cần
tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về dân chủ, đảm bảo tính đồng bộ, thống
nhất, cụ thể, phù hợp với thực tiễn. 2.1.1.1
Nhận thức về dân chủ và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
còn hạn chế, chưa đầy đủ và hệ thống
Nhận thức về dân chủ và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vẫn chưa lý giải
và làm sáng tỏ kịp thời nhiều vấn đề do thực tiễn đặt ra, chưa giải quyết tốt mối
quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật, kỷ cương; chưa coi trọng đúng mức phát triển các
hình thức dân chủ trực tiếp. Hiện nay, vẫn có một bộ phận cán bộ, đảng viên và
nhân dân nhận thức về dân chủ còn phiến diện, nhất là thực hành dân chủ trong
Đảng. Có người cho rằng dân chủ trong Đảng thì đảng viên được tự do phát ngôn
và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng quan điểm riêng của
mình. Cá biệt, có người còn muốn tổ chức đảng chỉ như “câu lạc bộ”, được tranh
luận, bàn cãi bất kỳ vấn đề gì, không tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ.
Ngược lại, có một bộ phận đảng viên lại hiểu dân chủ trong Đảng một cách cứng
nhắc, coi dân chủ như là phương tiện để đạt đến sự tập trung, không muốn đảng
viên và tổ chức đảng cấp dưới độc lập suy nghĩ, tìm tòi khoa học, đồng nhất khoa
học với chính trị, đồng nhất ý kiến nghiên cứu, trao đổi với quan điểm, đường lối
của Đảng. Một số người đối lập dân chủ với tập trung, tách rời việc phát huy sáng
kiến, sáng tạo của đảng viên với việc thực hiện kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. 2.1.1.2
Trình độ dân trí và ý thức dân chủ của nhân dân còn hạn chế 2.1.1.3
Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ chưa được thực
hiện nghiêm túc, hiệu quả 2.2
Những giải pháp cơ bản để xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay
2.2.1 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của
nhân dân về quyền làm chủ của mình
Báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng giữ vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc phổ biến, truyên truyền sâu rộng các chủ trương, đường lối,
nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhân dân rất quan
tâm đến việc công khai các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến nhân dân,
như các chính sách an sinh xã hội (việc làm, lao động, tiền lương, trợ cấp, bảo
hiểm...). Chính quyền các cấp phải công khai rộng rãi cho nhân dân biết các đề
án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị, kết cấu hạ tầng, quy
hoạch sử dụng đất đai... Công khai để nhân dân biết, góp ý và giám sát việc tổ
chức thực hiện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các cấp ủy đảng, chính
quyền phát huy vai trò của báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng để
phát động nhân dân đấu tranh mạnh mẽ chống tham nhũng, tiêu cực. Trong điều
kiện Đảng cầm quyền, đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực của những cán
bộ, đảng viên có chức, có quyền mà không sử dụng vũ khí công luận, không
phát huy được vai trò làm chủ của quần chúng thì khó có kết quả, hiệu quả. Từ
đó, đấu tranh thực hiện dân chủ, kịp thời phê phán những biểu hiện cực đoan,
lợi dụng dân chủ để xuyên tạc, kích động, lôi kéo quần chúng phục vụ cho “lợi
ích nhóm”, lợi ích cá nhân vị kỷ...; đồng thời, phải khắc phục, chấm dứt những
việc làm mang tính dân chủ hình thức trên các lĩnh vực của đời sống xã hội./.
2.2.2 Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo thống nhất, đồng
bộ, minh bạch, ổn định, khả thi, tương thích với pháp luật quốc tế
Tiếp tục cải tiến quy trình lập pháp, lập quy theo hướng hiện đại, tách bạch quy
trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo, bảo đảm sự phù hợp với
đường lối, chủ trương của Đảng, tính công khai, minh bạch, phát huy sự tham
gia thực chất của xã hội, người dân. Tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng
công tác thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo gắn kết chặt
chẽ với công tác theo dõi, tổ chức thi hành pháp luật, kịp thời rà soát những
điểm chưa thống nhất, mâu thuẫn, không còn phù hợp với thực tiễn để đề xuất
sửa đổi, bổ sung, nhất là những lĩnh vực liên quan trực tiếp tới quyền, lợi ích
hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, xử lý những vấn đề đặt ra trong phòng,
chống, khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19, bảo đảm an sinh xã hội, bảo
vệ môi trường, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
2.2.2 Tiếp tục hoàn thiện thể chế dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân
2.2.3 Nâng cao trình độ dân trí và ý thức dân chủ của nhân dân
2.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học dành cho bậc
đại học hệ không chuyên lý luận chính trị, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021.
2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, tr.232, 2011.
Hồ Chí Minh Toàn tập - Tập 6 - Hồ Chí Minh (hochiminh.vn)
3. ThS Đỗ Thị Thạch, “Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN, vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng CNXH”, Báo điện tử Đảng
Cộng sản Việt Nam, 20/05/2021
https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/dan-chu-la-ban-chat-cua-che-do-
xhcn-vua-la-muc-tieu-vua-la-dong-luc-cua-cong-cuoc-xay-dung-cnxh- 580982.html .
4. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí cộng sản, 16/05/2021,
https://www.tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/
V8hhp4dK31Gf/content/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-chu-nghia-
xa-hoi-va-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam .
5. ThS Mai Hải Oanh, “Phát huy dân chủ xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, 21/08/2020,
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/817155/phat-
huy-dan-chu-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-hien-nay.aspx .
6. ThS Quách Thị Minh Phượng , “Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Cổng thông tin điện tử
Học viện Chính trị II, 07/02/2023,
https://hcma2.hcma.vn/nghiencuukhoahoc/Pages/con-duong-di-len-
cnxh.aspx?CateID=345&ItemID=12199 .
7. GS, TS Dương Xuân Ngọc và ThS Dương Ngọc Anh, “Giá trị đặc sắc, bền
vững trong tư tưởng của V.I. Lênin về dân chủ”, Tạp chí điện tử Lý Luận Chính Trị, 19/09/2016
Giá trị đặc sắc, bền vững trong tư tưởng của V.I. Lênin về dân chủ (lyluanchinhtri.vn)