Đề cương Cơ sở Văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội

với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống

Đềề c ng c s văn hóa Vi t Namươ ơ
ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Câu 1: Phân tích một định nghĩa/quan niệm về văn hóa mà em cho là tiêu biểu nhất. Phân biệt văn hóa-văn
minh. Cho những ví dụ cụ thể về văn hóa Việt Nam.
Trả lời:
Phân tích định nghĩa văn hóa :
Trong ngôn ngữ của nhân loại, khái niệm văn hóa có rất nhiều cách định nghĩa và quan niệm, hiện có từ
vài trăm đến vài ngàn định nghĩa về văn hóa trên thế giới. Mỗi định nghĩa đều có những cách nhìn văn hóa
từ nhiều phương diện và thành tố khác nhau.
Với ánh sáng văn hóa của chủ nghĩa Mác-Lênin và sự kết tinh tinh hoa văn hóa ngàn năm của nhân dân
Việt Nam, sự chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại kết hợp với những hoạt động thực tiễn phong phú, Chủ tịch
HCM đã sớm đưa ra một định nghĩa văn hóa tiêu biểu trong mục Đọc sách ở cuối tập “Nhật kí trong tù”
(1942-1943): “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hang ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những phát minh đó tức là văn hóa.
Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh
ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.” (HCM toàn tập, NXB CTQG,
H.2000, T3, tr431).
Định nghĩa văn hóa của HCM vừa mang tính khoa học vừa mang tính sáng tạo bởi định nghĩa của Người
dựa trên các quan điểm:
- : Văn hóa là một hệ thống những phát minh do con người sáng tạo ra trong quá Quan điểm hệ thống
trình lao động. Văn hóa được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành 4 nhân tố chủ yếu của
đời sống xã hội. Thậm chí văn hóa có tác động chi phối đến các mặt của xã hội. Nếu nền văn hóa của một
quốc gia, một dân tộc có sự biến đổi thì các mặt kinh tế, chính trị, và đặc biệt là xã hội cũng sẽ bị ảnh hưởng
không nhỏ.
- Nó mang vì nội hàm văn hóa mà Người đưa ra không quá hẹp, không quá rộng, nó phù tính khoa học
hợp với mọi điều kiện đời sống xã hội trong quá trình phát triển của con người. Bản chất văn hóa trong quan
niệm của HCM là hướng đến chủ nghĩa nhân văn cao cả. Văn hóa được hiểu đồng nghĩa với những giá trị
Chân – Thiện – Mỹ. Đây cũng chính là những nét tương đồng mà UNESCO mãi đến 1982 mới thống nhất
được. Đó chính là vì con người, vì sự phát triển toàn diện của con người.
- : văn hóa là tổng hòa các phương thức sinh hoạt vật chất và tinh thần của con Quan điểm phát triển
người, cùng với quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, con người ngày càng hoàn thiện hơn. Văn hóa
theo HCM là nét riêng biệt chỉ có ở loài người, được hình thành từ “lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống”. Trong quá trình lao động sản xuất vật chất và tinh thần, văn hóa thể hiện trình độ Người trong mỗi
một con người. Do đó, phát triển văn hóa cũng chính là phát triển con người.
- : theo HCM, văn hóa là một kiến trúc thượng tầng mà trong đó bao gồm cả ngôn Quan điểm toàn diện
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, tôn giáo…(văn hóa phi vật thể) và các công trình kiến trúc được tạo ra do
hoạt động thực tiễn của con người (văn hóa vật thể). Điểm đặc biệt trong định nghĩa văn hóa của HCM đó
chính là đã đưa tôn giáo trở thành một thành tố cấu thành nên văn hóa. Đây là một điểm sáng tạo của người
so với các định nghĩa trước đó về văn hóa, kể cả với quan điểm của CN M-L. CN Mác cho rằng: “Tôn giáo
là thuốc phiện của nhân dân, ru ngủ nhân dân”. Bác thì khẳng định: “Tôn giáo có ảnh hưởng đến đời sống và
tinh thần của nhân dân, đoàn kết tôn giáo cũng chính là đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn phục vụ
cho cách mạng. Bản thân Người cũng chính là sự hòa hợp của nhiều giá trị tôn giáo, của tinh thần khoan
dung tôn giáo. Tự do tín ngưỡng tôn giáo cũng là một trong những quyền cơ bản của con người mà
UNESCO đã nói đến trong thập kỉ 80.
Trong định nghĩa văn hóa của HCM, , văn hoá gắn chặt với con người, thể hiện con người là trung tâm
qua khía cạnh: Văn hóa do con người sáng tạo ra, con người là chủ nhân trung tâm của những giá trị do
chính họ phát hiện, sáng tạo, chiếm hữu…; văn hóa phục vụ cho mục đích sống của con người, cho sự sinh
tồn của con người; văn hóa nâng cao giá trị của con người.
1
Đềề c ng c s văn hóa Vi t Namươ ơ
Tóm lại, theo ĐN trên, văn hóa vừa là nền tảng vật chất, tinh thần, vừa là động lực phát triển của xã hội.
ĐN văn hóa của HCM đã khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của các định nghĩa và quan niệm trước đó,
xứng đáng là một trong những định nghĩa tiêu biểu bậc nhất về văn hóa.
Phân biệt văn hóa với văn minh
Từ văn hóa và văn minh hay bị dùng nhầm lẫn với nhau, thật ra, văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn. Còn
hóa về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại, hoặc cả nhân loại.
Như vậy, văn minh khác với văn hóa ở 4 điểm cơ bản:
- T1, trong khi văn hóa có bề dày của quá khứ thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại
- T2, trong khi văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất lẫn tinh thần thì văn minh chỉ thiên về khía cạnh vật
chất, kĩ thuật.
- T3, trong khi văn hóa mang tính dân tộc rõ rệt thì văn minh thường mang tính siêu dân tộc – quốc tế,
nó đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại, bởi lẽ cái vật chất thì dễ phổ biến và lây lan.
- T4, về nguồn gốc. Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp, còn văn minh gắn bó
nhiều hơn với phương Tây đô thị. Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, tại cựu LĐ Âu-Á
(Eurasia) đã hình thành 2 vùng văn hóa lớn là “p.Đ” và “p.T”: p. T là khu vực tây-bắc gồm toàn bộ châu Âu
(đến dãy Uran), p.Đ là khu vực đông-nam gồm châu Á và châu Phi. Các nền văn hóa cổ đại lớn mà nhân
loại biết đến đều xuất phát từ phương Đông: Trung Hoa, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập. Nền văn hóa phương
Tây sớm nhất là Hy-La (Hi Lạp và La Mã) cũng có nguồn gốc từ phương Đông, nó được hình thành trên cơ
sở tiếp thu những thành tựu của các nền văn hóa Ai Cập và Lưỡng Hà. Các nền văn hóa phương Đông đều
hình thành ở lưu vực các con sông lớn là những nơi có địa hình và khí hậu rất thuận tiện cho SXNN. Ở các
ngôn ngữ p.T, từ “vh” bắt nguồn từ cultus tiếng Latinh có nghĩa là “trồng trọt”, còn từ “vm” thì bắt nguồn từ
chữ civitas có nghĩa là “thành phố”.
Tuy nhiên, vì vh và vm đều chỉ những thành tựu hoạt động sáng tạo của con người, nên vẫn có xu hướng
lẫn lộn hai khái niệm đó với nhau. Hơn nữa, tuy khác nhau nhưng văn hóa và vm lại có mqh với nhau, vì:
- Sự tiến bộ kĩ thuật nói riêng, sự chuyển đổi từ nền vm này sang nền vm khác là một nhân tố quan trọng
hàng đầu làm biến đổi nền văn hóa của cộng đồng.
- Sự biến đổi văn hóa ấy có thể diễn ra theo 2 hướng: hoặc tạo nên những giá trị văn hóa mới trên cơ sở
phát huy những giá trị của truyền thống văn hóa cũ, hoặc phá hủy những giá trị truyền thống văn hóa cũ, gây
nên sự mất ổn định trong đời sống văn hóa-XH của cộng đồng, thậm chí có thể gây nên những nguy cơ diệt
vong của cộng đồng.
- Do đó, văn hóa (các giá trị văn hóa) có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ không thể đảo ngược của
vm; văn hóa không chỉ có vai trò quy định cách thức và mục đích sử dụng những tiến bộ kĩ thuật, mà còn có
vai trò quy định cả phương hướng của sự tiến bộ kĩ thuật (cách ứng xử với TN, MT).
Ví dụ :
- Văn hóa: văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình, Đại Việt…
- Văn minh: văn minh VL-AL, văn minh trống đồng Đông Sơn…
2
Đềề c ng c s văn hóa Vi t Namươ ơ
Câu 2: Chỉ ra các đặc trưng và chức năng cơ bản của văn hóa. Phân tích một đặc trưng và một chức
năng mà ac cho là quan trọng nhất.
Trả lời:
Các đặc trưng :
- Tính nhân sinh
+ Là đặc trưng quan trọng nhất của văn hóa. Nói đến văn hóa là nói đến con người. Văn hóa là sản phẩm của
trình độ phát triển bản chất người, là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách con người. Con người vừa là chủ
thể, vừa là sản phẩm và còn là đại biểu mang các giá trị văn hóa.
+ Văn hóa được tạo thành bởi các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Thuộc tính này cho
phép phân biệt văn hóa như 1 hiện tượng xã hội với những sản vật tự nhiên chưa qua bàn tay sáng tạo của
con người. Theo đó,1 đất nước có thể giàu khoáng sản, dầu mỏ, các nguồn lợi thiên nhiên nhưng chưa hẳn là
giàu có về văn hóa. Văn hóa là thành quả lao động sáng tạo của nhân loại. Những thành quả ấy phải phục vụ
sự phát triển toàn diện của con người, phục vụ cuộc sống hạnh phúc trong an toàn của toàn thể xã hội.
Tính nhân sinh là cơ sở làm nên giá trị nhân văn của văn hóa. Giá trị nhân văn là thực chất của văn hóa,
là cái tạo nên nội dung, bản chất của 1 nền văn hóa.
- : Là 1 tổ hợp hữu cơ, bao gồm nhiều thành tố có quan hệ khăng khít với nhau, tương Tính hệ thống
tác, tương thành, chi phối và chế ước lẫn nhau. Văn hóa bao trùm mọi lĩnh vực hoạt động của con người và
xã hội, là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội. Văn hóa là sản phẩm mang tính xã hội cao do mọi người
cùng chung sức tạo ra.
- : là thuộc tính được xác định bởi bề dày và chiều sâu của văn hóa. Một nền văn hóa baoTính lịch sử
giờ cũng cũng được hình thành qua nhiều thế hệ trên chiều dài lịch sử. Văn hóa là 1 quá trình vận động liên
tục, không gián đoạn. Là sản phẩm của 1 xã hội, 1 thời đại nhất định, là di sản của xã hội, văn hóa đồng thời
là 1 quá trình không ngừng tích lũy và đổi mới. Tính lịch sử của văn hóa được duy trì bằng truyền thống văn
hóa. Đặc trưng của truyền thống lại biểu hiện ở tính di tồn và tính cộng đồng.
- : là đặc trưng quan trọng của văn hóa. Giá trị là những chuẩn mực được cộng đồng chấp Tính giá trị
nhận và theo đuổi. Giá trị văn hóa là “thành quả mà dân tộc hay 1 con người đạt được trong quan hệ với
thiên nhiên,với xã hội và trong sự phát triển của bản thân mình”. Nói tới giá trị vh là nói tới thái độ, trách
nhiệm và những quy tắc ứng xử của mọi người trong những quan hệ giữa bản thân mình với gia đình, xã hội
và thiên nhiên. Văn hóa chỉ bao gồm các giá trị, các vẻ đẹp.
- :Tính dân tộc
+ Là đặc trưng cho ta thấy cách thức tồn tại và biểu hiện của mọi cộng đồng, mọi nền văn hóa. Một nền văn
hóa cụ thể luôn chịu sự chi phối, chế ước của hoàn cảnh tự nhiên và rất nhiều điều kiện sinh hoạt vật chất
của con người. Ví như: Có cây chè thì mới có văn hóa uống trà, có văn phòng tiếp khách và thời gian nhàn
rỗi mới có cái gọi là “văn hóa salong” của giới quý tộc châu Âu.
+ Mỗi dân tộc sẽ có 1 ngôn ngữ chung, tuân thủ phong tục tập quán chung, cùng chia sẻ những điều kiện
sinh hoạt vật chất và tinh thần, nuôi dưỡng thành tố chất tâm lí và tính cách chung. Đó là biểu hiện tính dân
tộc của văn hóa.
Đặc trưng cơ bản của văn hóa có thể giúp chúng ta nhận thức 1 cách đầy đủ, toàn diện hơn về bản chất
của văn hóa.
Các chức năng cơ bản của văn hóa
- : Tính hệ thống là thuộc tính hàng đầu của văn hóa. Khi nói đến đặc trưngChức năng tổ chức xã hội
của văn hóa ta đã nêu lên tính chất này để lưu ý rằng đây là một thuộc tính bản chất, thể hiện mối liên hệ
khăng khít hữu cơ, sự xâm nhập, tương tác, chi phối và chế ước lẫn nhau giữa các thành tố văn hóa cùng tạo
nên diện mạo, sức sống và bản chất sâu xa của 1 nền văn hóa. Văn hóa với tư cách là 1 hiện tượng xã hội,
thẩm thấu, hiện diện và bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhờ tính hệ thống mà thực hiện được
chức năng tổ chức xã hội. Đây là một chức năng quan trọng, nó duy trì kết cấu xã hội, thực hiện sự liên kết
và tổ chức đời sống cộng đồng thông qua các thiết chế xã hội-văn hóa. Thiết chế xã hội là 1 chức năng hoạt
động xã hội được đặt ra để duy trì và phát triển các chức năng của xã hội, còn được xem như là đại diện của
3
Đềề c ng c s văn hóa Vi t Namươ ơ
hệ thống chuẩn mực xã hội, vận hành trong mọi sinh hoạt kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo, văn hóa-xã
hội…
- : Đặc trưng quan trọng thứ 2 của văn hóa là tính giá trị. Hiểu một cách Chức năng điều tiết xã hội
ngắn gọn thì giá trị là những chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận và theo đuổi. Giá trị là nhân tố quan
trọng của hành vi cá nhân. Nó điều chỉnh các nguyện vọng và hành động của 1 con người, là cơ sở để đánh
giá hành vi và định đoạt lợi ích xã hội của các thành viên trong cộng đồng. Do đó giá trị xác định các tiêu
chuẩn của thang bậc xã hội, làm nền tảng cho cuộc sống chung.
Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi cá nhân hay nhóm xã hội có nhiều nhu cầu và họ phải thường xuyên
lựa chọn các phương thức ứng xử thích hợp nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình. Sự lựa chọn đó giống
như 1 hành động giá trị có liên quan mật thiết với tiêu chuẩn của khung giá trị chung của cộng đồng. Với
mức ổn định lớn, khung giá trị này là cơ sở để các thành viên trong cộng đồng lựa chọn các phương thức
hoạt động, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu và chuẩn mực của xã hội. Nền văn hóa nào
cũng có 1 bảng giá trị được coi như bộ chỉnh của xã hội. Bảng giá trị xã hội làm nhiệm vụ định hướng cho
mục tiêu phấn đấu của mỗi các nhân và cộng đồng…Căn cứ vào đó mà xã hội thường xuyên chấp nhận,
sàng lọc điều chỉnh để duy trì sự ổn định và không ngừng tự hoàn thiện, từ đó văn hóa thực hiện được chức
năng quan trọng thứ 2 là điều tiết xã hội.
- : Đặc trưng quan trọng thứ 3 của văn hóa đó chính là tính lịch sử. Văn hóa là Chức năng giáo dục
sản phẩm của hoạt động con người, chứa đựng vốn kinh nghiệm xã hội. Tính lịch sử của văn hóa thể hiện ở
chỗ nó bao giờ cũng hình thành trong 1 quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ. Tính lịch sử tạo cho văn
hóa một bề dày, 1 chiều sâu. Nó tạo nên các trầm tích và truyền thống văn hóa. Nhờ đó, văn hóa thực hiện
được chức năng giáo dục. Nhân cách con người được tạo dựng và hun đúc, trước hết bởi các giá trị văn hóa
truyền thống của cộng đồng. Một đứa trẻ mới sinh chưa thực sự là con người bởi nó chưa tiếp nhận được 1
phẩm chất xã hội nào của loài người truyền cho cả. Đúng như nhà xã hội học người Mĩ R.E Pacco đã nói:
“Người không đẻ ra người”. Đứa trẻ chỉ nên người trong quá trình giáo dục. Truyền thống văn hóa luôn thực
hiện chức năng giáo dục của mình đối với con người. Bằng con đường giáo dục hữu thức và vô thức từ khi
chào đời cho đến khi trưởng thành, con người nhận được sự dạy bảo của truyền thống văn hóa.
Trong các chức năng của văn hóa thì chức năng giáo dục là chức năng bao trùm nhất. Nó đóng vai
trò định hướng giá trị, chuẩn mực xã hội cho con người, quyết định việc hình thành và phát triển nhân cách
con người. Từ chức năng này mà văn hóa phát sinh thêm chức năng là đảm bảo tính kế tục lịch sử. Các chức
năng khác như nhận thức, thẩm mĩ, dự báo, giải trí có thể coi như là những tiểu chức năng hỗ trợ cho việc
thực hiện chức năng giáo dục của văn hóa.
- : Đặc trưng thứ 3 của văn hóa là tính nhân bản (nhân sinh). Đây là thuộc tính Chức năng giao tiếp
cốt lõi của văn hóa. Nó cho phép phân biệt văn hóa như 1 hiện tượng xã hội với các giá trị tự nhiên. Văn hóa
là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính chất
như khai khoáng, đẽo gỗ hoặc tinh thần như đặt tên, tạo truyền thống cho các cảnh quan thiên nhiên.
Do gắn liền với con người và hoạt động của con người trong xã hội, văn hóa trở thành 1 công cụ giao
tiếp quan trọng. Thông qua ngôn ngữ, chữ viết, con người tiếp xúc với nhau, trao đổi với vói nhau, thông
báo cho nhau, yêu cầu hoặc tiếp nhận ở nhau các thông tin cần thiết về hoạt động của cộng đồng. Cùng với
ngôn ngữ và vượt lên trên tính trực tiếp của ngôn ngữ, văn hóa bằng hệ thống các giá trị chi phối cách ứng
xử và giao tiếp của cá nhân với bản thân, gia đình và cộng đồng. Mọi nền văn hóa đều hướng đến con người,
vì cuộc sống của con người và cộng đồng. Nhờ đặc điểm chung này, văn hóa còn đóng vai trò là chiếc cầu
nối giữa các thế hệ, các dân tộc, quốc gia, tạo nên sự tiếp xúc, giao lưu giữa các nền văn hóa. Bằng tính vị
nhân sinh, văn hóa thực hiện được chức năng thứ 4 của mình đó là chức năng giao tiếp. Nếu ngôn ngữ là
hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó. Văn hóa được coi là sợi dây nối liền nhân dân các
nước và các dân tộc…Sự hiểu biết lẫn nhau, sự học tập và tôn trọng lẫn nhau xưa nay đều thể hiện sâu sắc
qua văn hóa, nơi tập trung những biểu hiện rực rỡ nhất của tâm huyết và sức sáng tạo của con người.
4
Đềề c ng c s văn hóa Vi t Namươ ơ
Câu 3: Phân tích những đặc trưng cơ bản của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp Việt Nam
Trả lời:
Văn hóa gốc nông nghiệp hình thành trên lưu vực những con sông lớn, nơi có khí hậu nóng lắm, mưa
nhiều. Do đặc điểm khí hậu và địa hình làm cho loại hình văn hóa này có những đặc trưng cơ bản:
- Trong cách ứng xử với MTTN: nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn
lên, ra hoa kết trái và thu hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên người dân nông nghiệp có ý
thức tôn trọng và ước vọng sống hòa bình với thiên nhiên. : VD Người VN mở miệng là nói “lạy trời”, “ơn
trời”… “Ơn trời mưa nắng phải thì – Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu”
- : Nghề nông, nhất là nông nghiệp lúa nước sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều, Kiểu tư duy
không phải chỉ phụ thuộc vào một hai hiện tượng riêng lẻ nào, mà là cùng một lúc phụ thuộc vào tất cả: trời,
đất, nắng, mưa… Nắng, mưa nhiều quá hoặc không nắng, không mưa đều nguy hiểm cả. Cho nên người Việt
nói: “Trông cho chân cứng đá mềm – Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng.”
Đó là đầu mối của lối tư duy tổng hợp. Tổng hợp kéo theo biện chứng. Cái mà người làm nông
nghiệp quan tâm không phải tập hợp của các yếu tố riêng rẽ mà là mqh qua lại giữa chúng. Tổng hợp có
nghĩa là bao quát được mọi yếu tố, còn bc là chú trọng mqh giữa chúng. Đó chính là đặc trưng tư duy của
văn hóa gốc nông nghiệp mà nông nghiệp lúa nước là điển hình. Người Việt tích lũy được một kho kinh
nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ này, mà chứng tích là các câu tục ngữ : “Quạ tắm thì ráo, sáo
tắm thì mưa”, “Được mùa lúa, úa mùa cau”, “Được mùa cau, đau mùa lúa”
Người xưa không chỉ tìm ra mqh giữa các hiện tượng tự nhiên mà còn tổng hợp được cả mqh giữa
chúng với các HT trong đời sống thường ngày và trong XH: “Nắng t3, chó gà lè lưỡi”, “thâm đông thì mưa,
thâm dưa thì khú, thâm vú thì chửa”…
- : con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình. HàngVề nguyên tắc tổ chức cộng đồng
xóm cố định sống lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu:
một bồ cái lí không bằng một tí cái tình”. Lối sống trọng tình cảm dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn,
trọng phụ nữ.
Trong truyền thống VN, tinh thần coi trọng ngôi nhà coi trọng cái bếp coi trọng người phụ nữ
là hoàn toàn nhất quán và rõ nét: Pn VN là người quản lí kinh tế - tài chính trong gia đình – người nắm “tay
hòm chìa khóa”. Chính bởi vậy mà người VN coi “ ”…; Nhất vợ nhì trời”, “Lệnh ông không bằng còng bà
còn theo kinh nghiệm dân giân thì “ ”. Pn VN cũng chính là Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng
người có vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái: “ ”… Vì tầm Phúc đức tại mẫu”, “Con dại cái mang
quan trọng của người mẹ nên trong tiếng Việt, từ cái với nghĩa là “mẹ” đã mang thêm nghĩa “chính, quan
trọng”: sông cái, ngón cái, trống cái, cột cái
Tư tưởng coi thường pn là từ Trung Hoa truyền vào.
Cho đến tận bây giờ, ở các dân tộc ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như Chàm hoặc hoàn
toàn không chịu ảnh hưởng như người dân tộc Tây Nguyên, vai trò của người pn vẫn rất lớn: pn chủ động
trong hôn nhân, chồng về ở đằng nhà vợ, con cái theo họ mẹ…Người Khơ-me vẫn gọi người đứng đầu
phum, sóc của họ là mê phum, mê sóc (mê=mẹ) bất kể là đàn ông hay đàn bà.
- : từ lối tư duy tổng hợp và bc, luôn đắn đo cân nhắc của người làm Về cách thức tổ chức cộng đồng
nông nghiệp cộng với nguyên tắc trọng tình dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với từng
hoàn cảnh cụ thể hình thành nên triết lí sống: “ ”… Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
Sống theo tình cảm, con người còn phải biết tôn trọng và cư xử bình đẳng , dân chủ với nhau. Đó là
nền dân chủ làng mạc, nó có trước nền quân chủ phong kiến p.Đ và nền DCTS p.T. Lối sống trọng tình và
cách cư xử DC dẫn đến tâm lí coi trọng cộng đồng tập thể. Người nông nghiệp làm gì cũng phải tính đến tập
thể. Luôn có tập thể đứng sau.
- Trong lối ứng xử với MTXH: tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt quy định thái độ dung hợp
trong tiếp nhận; ở VN không những không có CT tôn giáo mà ngược lại mọi tôn giáo đều được tiếp nhận.
Đối với các cuộc CTxl, người VN luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa. Ngày xưa, trong kháng chiến chống
ngoại xâm, mỗi khi thế thắng đã thuộc về ta một cách rõ rang, cha ông ta thường chủ động cầu hòa, mở
đường cho chúng rút lui trong danh dự.
5
Đềề c ng c s văn hóa Vi t Namươ ơ
Ưu và nhược điểm của loại hình văn hóa gốc NN :
- Tôn trọng TN gìn giữ được MT sống tự nhiên, tôn sung TN. Tuy nhiên điều này lại khiến con
người trở nên rụt rè, e ngại làm cho p.Đ không có nhiều thành tựu trong chinh phục thiên nhiên.
- Lối tư duy tổng hợp và bc: cơ sở cho đạo học – hệ thống những tri thức thu được bằng kinh
nghiệm, chủ quan, cảm tính, tuy sức thuyết phục thấp vì không được biện luận, CM nhưng diễn đạt ngắn
gọn súc tính và thâm thúy. Tuy vậy, khoa học p.Đ không phát triển cũng vì lí do trên.
- Tổ chức cộng đồng: trọng tình, trọng văn, trọng đức, trọng pn XH hòa thuận, êm ấm, không có
tư tưởng trọng nam khinh nữ. Tuy vậy lại thiếu tính tổ chức.
- Cách thức tổ chức cộng đồng: trọng cộng đồng, tập thể tinh thần tập thể cao, đoàn kết tạo thành
sm. Tuy nhiên lại dẫn đến hiệu suất công việc nhiều lúc hông cao “cha chung không ai khóc”. Tính linh
hoạtdễ thích ứng hiếu hòa. Mặt khác, thói tùy tiện cũng dẫn đến tật xấu: giờ cao su, thiếu tôn trọng pháp
luật. Lối sống trọng tình càng làm nó trở nên trầm trọng: “một bồ cái lí không bằng một tí cái tình”, tệ “đi
cửa sau”… tính tổ chức chưa cao.
- Trong lối ứng xử với MTXH: dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo hiếu hòa trong đối phó không
có CT tôn giáo, đường lối ngoại giao được đánh giá cao. Trái lại có những mặt chưa tốt: hiện tượng “lai
căng” văn hóa, tư tưởng nhún nhường quá mức hay bị ức hiếp.
6
Đềề c ng c s văn hóa Vi t Namươ ơ
Câu 4: Phân tích để thấy được vai trò của văn hóa trong phát triển: văn hóa là nền tảng, là động lực, là
mục tiêu của sự phát triển.
Trả lời:
Văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền với nhau. Nghị quyết HNTWĐ lần thứ 5 khóa VIII cũng
nhấn mạnh: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển
kinh tế - xã hội.” Đối với một quốc gia, để đạt được mục tiêu phát triển, đáp ứng các nhu cầu vật chất của xã
hội nhất thiết phải có sự tăng trưởng về kinh tế, về cơ sở vật chất, kĩ thuật và công nghệ, xây dựng tiềm lực
và sức mạnh cho quốc gia. Đó là một đòi hỏi đồng thời là một quy luật khách quan. Đánh giá cao tầm quan
trọng của tăng trưởng kinh tế là cần thiết và đúng đắn, song quan niệm chỉ tập trung tăng trưởng kinh tế đơn
thuần, không giải quyết đúng mqh giữa tăng trưởng và phát triển, coi kinh tế là nhân tố quyết định toàn bộ
sự phát triển là hoàn toàn sai lầm. Đất nước ta đặt ra mục tiêu hướng tới xây dựng ĐN XHCN, CNH-HĐH
ĐN. Muốn như vậy trước hết phải có sự phát triển đồng đều, toàn diện mà trước hết là cần xây dựng một
nền văn hóa đậm đà bản sắc, đồng thời xây dựng đội ngũ nhân lực trình độ văn hóa lẫn năng lực đều có chất
lượng cao.
- : cải tạo chất lượng con người, nâng cao nguồn lực con người Văn hóa là nền tảng của phát triển
nhằm đáp ứng những nhu cầu phát triển mới của thời đại. Mọi sự phát triển chỉ có thể thực hiện được trên
một nền tảng văn hóa vững chắc về mọi mặt. Yêu cầu sự phát triển bền vững phải gắn phát triển chiều rộng
với chiều sâu, các nhân tố trực tiếp tạo nên sự phát triển chiều sâu chính là nâng cao năng suất lao động, ứng
dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Các nhân tố
trên đều thuộc về văn hóa, do văn hóa xây đắp nên. Bên cạnh đó, khi phát triển văn hóa cần phát triển cả đạo
đức lẫn lối sống, kết hợp cả truyền thống lẫn hiện đại, đặc biệt là sự kế thừa truyền thống.
- , những nhu cầu của văn hóa tạo ra động lực cho sự phát triển. Văn hóa là động lực của phát triển
Chính văn hóa cũng thúc đẩy sự phát triển. Khi xác định văn hóa là động lực của phát triển thì tất yếu phải
làm rõ sức mạnh nội sinh mang tính bản chất cốt lõi của văn hóa trong các chủ thể này trong quá trình vận
động và phát triển.
+Nói đến văn hóa là nói đến con người, vì con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, vừa là đối tượng
hưởng thụ văn hóa. Vh khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, phát huy năng lực bản
chất con người. Mục tiêu cuối cùng của văn hóa, kinh tế, chính trị đều là vì con người. Để có đs tinh thần
phong phú thì cần phải có dds vc cao.
+ Gần đây, thực tiễn đã đưa đến một nhận thức mới khi thừa nhận vai trò của văn hóa trong phát
triển, tìm mọi phương thức có thể cho sự phù hợp giữa sản xuất và sáng tạo, để kinh tế phải “bắt rễ” trong
văn hóa. Trong nền kinh tế thị trường, vh hướng dẫn con đường đi đúng đắn cho nền kinh tế, hướng nền
kinh tế phát triển, hạn chế một vài hiện tượng tiêu cực. Không phấn đấu vì tăng trưởng kinh tế một cách đơn
thuần, mù quáng, tuyệt đối không hi sinh văn hóa để đổi lấy tăng trưởng kinh tế.
+ Nền văn hóa với những giá trị mới, sẽ là một tiền đề quan trọng đưa nước ta hội nhập ngày càng
sâu hơn, toàn diện hơn vào nền KTTG, đb là nền vh p.Đ cổ vũ và hướng dẫn cho con người một lối sống
chừng mực, hài hòa, với sức tài sản của hành tinh chúng ta. Nó đưa ra mô hình ứng xử thân thiện giữa con
người với thiên nhiên, vì sự phát triển bền vững cho thế hệ hôm nay và cho các thế hệ mai sau.
- , mọi sự phát triển đều hướng tới xây dựng một môi trường Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển
văn hóa ngày một phục vụ con người hiệu quả, hữu ích hơn. Mục tiêu của sản xuất vật chất là tạo ra ngày
càng nhiều của cải vật chất bảo đảm cho nhu cầu phát triển thể chất, đời sống vật chất của con người. Song
phát triển kinh tế không có mục đích tự thân, mà cái đích cần đạt tới là vì sự phát triển hạnh phúc, tự do,
toàn diện của con người. Và đó chính là văn hóa. Mục tiêu cuối cùng, cao nhất của sản xuất tinh thần không
phải chỉ là các sản phẩm tinh thần mà qua đó cần đạt tới cái đích nuôi dưỡng và xây đắp con người, để con
người trở thành “người” nhất như C.Mác khẳng định. Như vậy, cả hai lĩnh vực sản xuất đều gặp nhau ở cái
đích cuối cùng là vì con người, cho con người với ý nghĩa cao đẹp và nhân đạo nhất của nó.
VD: - Hàng năm, nước ta tổ chức các lễ hội giao lưu văn hóa với các quốc gia trên thế giới: HQ, NB…để
củng cố mqh, góp phần thúc đẩy sự lk hợp tác cùng phát triển KT, vh, XH…
- Nước ta lấy GD làm trọng tâm, củng cố nền GD bởi QG nào đạt thành tựu GD cao tức có vốn trí
tuệ…
7
Đềề c ng c s văn hóa Vi t Namươ ơ
Câu 1: Trình bày vai trò của Phật giáo trong đời sống văn hóa Việt Nam.
Trả lời:
Phật giáo là một tôn giáo lớn được truyền bá vào VN ngay từ đầu Công nguyên bằng cả 2 con
đường: đường thủy thông qua con đường buôn bán với thương gia Ấn Độ, đường bộ thông qua giao lưu vh
với TQ. Phật giáo VN mang cả 2 sắc thái: đại thừa và tiểu thừa của TQ và Ấn Độ. Phật giáo sớm hòa nhập
vào vh bản địa VN, góp phần KĐ sự gắn bó của vh VN với cơ tầng vh Đông Nam Á tiền sử. Phật giáo có vai
trò rất lớn trong đs vh VN.
- Đối với dân tộc, Phật giáo đã từng là cơ sở của khối đại đoàn kết DT, luôn gắn bó với qtr đtr dựng
và giữ nước của DTVN.
+ Trong bc gần ngàn năm Bắc thuộc, Phật giáo VN đã hòa mình, gắn bó với DT thông qua việc vận
động tín đồ, Phật tử và nhân dân đoàn kết để phò vua, cứu nước, đánh đuổi ngoại xâm, giành lại đl DT.
LSDT CMR Phật giáo đã có nhiều đóng góp vào sn dựng và giữ nước. Tín đồ Phật giáo cũng hiểu rằng ĐN
có đl thì Phật giáo mới ổn định, phát triển và hưng thịnh.
+ Phật giáo được xem là quốc giáo vào hai thời Lý (1010-1225) và Trần (1225-1400). Các vị vua
thời này đã tạo nên một triều đại lấy đức từ bi làm căn bản cho chính trị và luôn sống vì dân nên đã cố kết
lòng dân để vua tôi, dân chúng đoàn kết chung lòng chống ngoại xâm, XD ĐN.
- Phật giáo còn thể hiện rõ tinh thần nhập thế, góp phần vào nhiệm vụ phát triển chung của ĐN trong
nhiều thế kỉ.
+ Phật giáo VN kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời. Vốn là một tôn giáo xuất thế, nhưng nào VN,
Phật giáo trở nên rất nhập thế.
+ Các cao tăng được nhà nước mời tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng. 971, vua Đinh
Tiên Hoàng phong cho đại sư Khuông Việt làm tăng thống; ông cùng pháp sư Đỗ Thuận từng được giao tiếp
sứ thần nhà Tống. Trước khi xuất quân đánh Tống, vua Lê Đại Hành đã hỏi ý kiến Sư Vạn Hạnh. Thời Lí,
thiền sư Vạn Hạnh trở thành cố vấn về mọi mặt cho vua Lí Thái Tổ. Thời Trần, các sử Đa Bảo, Viên
Thông…đều tham gia chính sự.
+ Sự gắn bó đạo – đời còn thể hiện ở việc nhiều vua quan quý tộc đi tu. Trong 6 thế hệ đệ tử của phái
Thảo Đường thì có tới 9ng là vua quan đương nhiệm, vua Trần sau khi lên làm Thái Thượng hoàng thì xuất
gia sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm....; ở sân chùa Phổ Minh, quê hương nhà Trần có chiếc vạc đồng lớn (1
trong 4 “An Nam tứ đại khí”) tượng trưng cho quyền lực.
+ Vẫn truyền thống đó, đầu TK XX, Phật tử VN hang hái tham gia vào các hoạt động XH (cuộc vđ
đòi ân xá PBC và đám tang PCT). Thời Diệm-Thiệu, Phật tử Miền Nam đã tham gia tích cực vào pt đtr đòi
hb và ddlDT, nổi bật là sự kiện Phật tử xuống đường đtr phản đối nền độc tài của GĐ họ Ngô, đỉnh cao là sk
hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào mùa hè 1963.
- Phật giáo đóng góp cho vh VN nhiều công trình kiến trúc quan trọng, đặc sắc.
+ Một trong những đóng góp qtr của vh Phật giáo là ngôi chùa, rất đb mà cũng vô cùng gần gũi, gắn
bó với ng dân. Chùa đã hòa nhập vào làng xã mà biến thành Chùa làng. Chùa làng là chùa của làng, nhiều
nơi lấy tên làng để đặt tên cho chùa và thường không phải chùa của sư, tuy rằng vẫn có sư trụ trì. Vai trò của
chùa làng rất quan trọng trong đs tinh thần của nhân dân vì ngôi chùa góp phần hình thành tư tưởng đạo đức,
nhân cách cho dân làng, trong đó phải kể đến vai trò to lớn của nhà sư. “Chùa có sư như nhà có nóc”. Bởi
vậy, một trong những điều đặc biệt là ĐN bị xâm chiếm nhưng làng xã VN không mất, các sinh hoạt trong
cộng đồng làng xã, trong đó ngôi chùa vẫn cơ bản giữ được truyền thống, ít bị đồng hóa. Người dân từ nhiều
đời đã coi ngôi chùa là trung tâm vh, là trường học góp phần GD nền đạo đức, lòng từ bi nên khi vừa dời đô
về Thăng Long, Lý Thái Tổ đã cho XD nhiều chùa và tuyển chọn hàng nghìn người ở kinh thành Thăng
Long xuất gia đi tu. Vì thế, thời Lí-Trần, trung tâm sinh hoạt vh dân gian ở các làng xã quanh các ngôi chùa.
Sang thời Lê, khi khi những ngôi đình xh và phát triển thì chùa làng vẫn không giảm đi phần quan trọng.
Các ngôi chùa nổi tiếng còn tồn tại đến ngày nay: chùa Phật Tích, chùa Dạm, Phổ Minh, Yên Tử, Một Cột…
8
Đềề c ng c s văn hóa Vi t Namươ ơ
+ Sách vở Trung Hoa đời Minh truyền tụng nhiều về bốn công trình nghệ thuật lớn mà họ gọi là An
Nam tứ đại khí: Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Tháo Báo Thiên, Chuông Quy Điền, Vạc Phổ Minh. Đáng
tiếc là tuyệt đại bộ phận các thành tựu văn hóa đều đã bị quân Minh tàn phá dã man.
- Đv mỗi ng dân VN dù là Phật tử hay không thì Phật giáo cũng góp phần nuôi dưỡng, củng cố, phát
triển CN nhân đạo, đức tính hòa hợp, tinh thần vị tha, những phẩm chất quý báu của con ng VN. Người Việt
tiếp nhận Phật giáo, đồng thời tiếp nhận những tư tưởng bình đẳng, bác ái, vô ngã, vô thường…ở đạo Phật,
những tư tưởng này cùng với tư tưởng cộng đồng cổ truyền đã làm cản trở quá trình phân hóa g/c, làm dịu
những cung đột g/c trong XH.
Sự đoàn kết, hòa hợp của Phật giáo và phát huy truyền thống hòa quyện giữa Phật giáo với Dân tộc
trên con đường phát triển của mình chắc hẳn sẽ làm cho Phật giáo đã, đang phát triển và sẽ còn sống mãi
trong lòng DT và giữa nền văn hóa DG của VN. Hiện nay, những giá trị văn hóa truyền thống DT nói chung
và vh Phật giáo nói riêng đang có dấu hiệu bị phai nhạt. Nhiều người không hiểu giáo lí Phật giáo mặc dù đi
chùa thường xuyên, trong đó có giới trẻ. Trong khi đó, sự cám dỗ về vc ngày càng lớn, đạo đức XH xuống
cấp nghiêm trọng, tệ nạn XH tràn lan, gây bất ổn cho không ít GĐ và phức tạp cho XH, nhưng nhiều ng lại
không tu học, không hiểu nhiều, hiểu sâu. Đó là vđ cần được quan tâm để giữ gìn sự trong sáng của vh Phật
giáo ở VN.
9
Đềề c ng c s văn hóa Vi t Namươ ơ
Câu 2: Trình bày vai trò của Nho giáo trong đs vh VN.
Trả lời:
Nho giáo là hệ thống giáo lí của các nhà nho nhằm tổ chức XH có hiệu quả, được cho là do Khổng
Tử sáng lập. Sách kinh điển của Nho giáo gồm 2 bộ: Tứ thư và Ngũ kinh. Nho giáo được các quan lại Trung
Hoa như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp ra sức truyền bá một cách áp đặt vào nước ta từ đầu Công
nguyên. Trải qua hơn 2000 năm, Nho giáo đã tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt đs vh người Việt, đb là đs
tinh thần và tổ chức XH.
- Nho giáo vào VN là Nho giáo của gđ PK tập quyền chứ không phải Nho giáo nguyên thủy mang
màu sắc phân quyền thời Khổng Tử nên nó là ý thức hệ đặc trưng của tầng lớp cai trị PK. Sự thẩm thấu của
Nho giáo vào đs ND vì thế cũng hạn chế.
+ Người dân coi Nho giáo là học vấn của g/c thống trị nên chỉ giữ thái độ “kính nhi viễn chi”. Họ
học Nho giáo để đi thi, làm quan nhiều hơn là học về lối sống. Người dân tiếp thu nhân sinh quan của Nho
giáo trong một chừng mực nhất định, không xung đột với phong tục và không trái lệ làng.
+ Nhà Nho không tách thành một giai tầng đặc biệt, đỗ đạt thì ra làm quan, không đỗ/thôi quan thì
trở về làm người dân bình thường.
- Trong các hoạt động văn hóa, Nho giáo tác động chủ yếu vào các hoạt động văn hóa tinh thần:
+ Trong văn hóa tổ chức cộng đồng, ở cấp độ GĐ, Nho giáo phối hợp với văn hóa Hán làm hình
thành chế độ GĐ phụ hệ đi đôi với nam quyền cực đoan, tồn tại song hành với truyền thống trọng nam đi đôi
với trọng nữ của vh DG. Trong GĐ, gia tộc, quốc gia, Nho giáo trực tiếp làm hình thành chế độ tông pháp,
trao quyền thừa kế, thừa tự cho con trai trưởng chính dòng, song hành với tập quán trao quyền thừa kế, thùa
tự cho con trai út của DG. Trên bình diện QG, Nho giáo là cơ sở làm hình thành tổ chức nhà nước của Đại
Việt, bao gồm hệ thống hành chính, tổ chức quân sự, quan chế, lương bổng…mô phỏng Trung Hoa, tồn tại
song hành với tổ chức cộng đồng cấp làng quê ra đời từ thời VL-ÂL
+ , nhà nho VN coi Nho giáo như tôn giáo, gạt bỏ, bài xích các tôn giáo khác ngoại trừ Về tín ngưỡng
những nội dung được Nho giáo chấp nhận và khuyến khích, như lòng tin vào thiên mệnh, việc tế lễ, thờ
cúng tổ tiên… Vì vật, trong Nho giáo là tôn giáo của đàn ông người Việt, bên cạnh các tôn giáo dành cho
các bà các cô như đạo Phật, đạo Mẫu…
+ , sự tác động của Nho giáo và văn hóa Hán đã làm Hán hóa một phần các phong tục Về phong tục
vòng đời, đặc biệt là phong tục hôn nhân, phong tục tang ma. Trong thời trung đại, các phong tục này đều
lấy hình mẫu của Nho giáo và văn hóa Hán làm chuẩn mực. Chính vì vậy mà cho đến ngày nay, vẫn còn
nhiều người viết sách mô tả các phong tục và nghi thức ấy trong văn hóa Việt Nam hiện đại như thể chúng là
bản sao của phong tục Trung Hoa trung đại. Thật ra, bên cạnh các phong tục hôn nhân, phong tục tang ma
theo hình mẫu của Nho giáo và văn hóa Hán trước đây, người Việt ở các vùng miền khác nhau và các tôn
giáo ở Việt Nam đều có cách thức riêng để thực hiện các phong tục ấy.
+ Trong giáo dục, Nho giáo là cơ sở hình thành hệ thống giáo dục chính thống của Việt Nam trung
đại ở bốn cấp kinh đô - tỉnh/đạo - phủ - huyện/châu, và chế độ thi tuyển gồm bốn cấp khảo hạch - thi Hương
- thi Hội - thi Đình, để đào tạo ra quan lại nhà nước, quan viên làng xã. Hệ thống giáo dục chính thống này
tồn tại song hành với mạng lưới giáo dục dân gian trong gia đình, làng xóm, làng nghề, nhằm giáo dục cách
ứng xử với gia đình, cha mẹ, ông bà, tổ tiên, họ hàng, làng xóm, thần linh... Trong lịch sử 844 năm khoa cử
Hán học ở Việt Nam (1075 - 1919), nền giáo dục Nho giáo đã tạo ra hàng nghìn ông Nghè, ông Cử, ông Tú
mà trong số đó nhiều người đã nổi lên thành nhà văn hóa hay nhà khoa học, như nhà sử học Lê Văn Hưu,
danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, nhà sử học Ngô Sĩ Liên, Trạng Lường Lương Thế Vinh, Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà bác học Lê Quý Đôn, thi hào Nguyễn Du,
nhà bác học Phan Huy Chú…
+ , Nho giáo đã góp phần làm hình thành các thể văn khoa cử (kinh nghĩa, Về văn học và nghệ thuật
chiếu, biểu, luận, văn sách, thơ, phú...), các thể loại văn học mô phỏng Trung Hoa (thơ Đường luật, phú, từ,
đối...), các điển tích văn học, các sách giáo khoa truyền thụ Nho giáo, các tác phẩm văn học và nghệ thuật
10
Đềề c ng c s văn hóa Vi t Namươ ơ
chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Những sản phẩm ấy làm thành dòng văn học nghệ thuật quan phương chính
thống, tồn tại song hành với dòng văn học dân gian, nghệ thuật dân gian.
+ , quá trình tiếp biến văn hóa Hán nói chung, Nho giáo nói riêng đã để lại dấuVề ngôn ngữ và văn tự
ấn sâu đậm trong ngôn ngữ và chữ viết ở Việt Nam. Về ngữ âm, tiếng Việt, tiếng Mường đã biến đổi các phụ
âm cuối, hình thành thanh điệu và rơi rụng các âm tiết phụ của thời Môn - Khơme; riêng tiếng Việt hiện đại
còn rơi rụng các tổ hợp phụ âm đầu. Về ngữ pháp, tiếng Việt, tiếng Mường đã rơi rụng các phụ tố tạo từ của
thời Môn - Khơme; riêng tiếng Việt hiện đại còn hình thành các phụ tố tạo từ gốc Hán - Việt, và mượn nhiều
cách diễn đạt của tiếng Hán. Về từ vựng, trong tiếng Việt, tiếng Mường đều có nhiều yếu tố gốc Hán; riêng
tiếng Việt có đến 70% từ gốc Hán. Hiện nay, tiếng Việt đang sử dụng một bộ phận từ vựng gốc Hán có số
lượng và tần suất sử dụng rất lớn, bao gồm Hán - Việt cổ, Hán - Việt trung đại, Hán - Việt cận đại (khẩu ngữ
của người Hoa Nam bộ), từ ngữ có yếu tố Hán - Việt. Trong vốn từ tiếng Việt, đặc biệt là lớp từ vựng văn
hóa, số lượng các yếu tố gốc Hán chiếm một tỷ lệ áp đảo, cả ở ba cấp độ: từ, ngữ, phụ tố. Bộ phận từ vựng
gốc Hán này bao gồm hầu hết các bình diện văn hóa mà cư dân Việt chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán, trong
đó : cách thức tổ chức xã hội cổ truyền (con người,ảnh hưởng rõ rệt nhất là các hoạt động văn hóa tinh thần
họ tên, quan hệ thân tộc, tổ chức hành chính, tổ chức quân sự, bộ máy quan lại...); tín ngưỡng, phong tục, lễ
hội (tín ngưỡng, tôn giáo, giáo dục, khoa cử, phong tục vòng đời, lễ hội...); văn học, nghệ thuật (thuật ngữ,
các thể văn hành chính và khoa cử, các thể loại văn học bác học, một số loại hình sân khấu...); ngôn ngữ (đặt
địa danh, vay mượn và sao phỏng từ ngữ, cấu tạo từ mới từ các yếu tố gốc Hán...). Quá trình tiếp biến văn
hóa Hán và Nho giáo trong ngôn ngữ ấy tồn tại song hành với quá trình bảo tồn ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng
gốc Môn - Khơme, và tiếp biến các ngôn ngữ Tày, Chăm, Hoa, Khơme, Pháp trong tiếng Việt.
Về văn tự, chữ Hán là văn tự chính thức của Việt Nam trong suốt thời phong kiến tự chủ, và vì là
phương tiện chuyên dùng chuyển tải Nho giáo, nên chữ Hán thường được gọi là chữ Nho, chữ Thánh hiền.
Quá trình tiếp biến văn hóa Hán và Nho giáo trong chữ viết ấy tồn tại song hành với quá trình Việt hóa các
văn tự ngoại lai. Từ khi ra đời dưới thời Trần, chữ Nôm, loại văn tự phái sinh từ chữ Hán, vừa được dùng để
chuyển tải văn hóa dân gian, vừa được dùng để chuyển tải văn hóa quan phương chính thống theo Nho giáo.
Và đến đầu thế kỷ XX, với phong trào Duy Tân - Đông Du, chữ Quốc ngữ, hình thành từ thế kỷ XVII, đã
phát triển thành văn tự của toàn dân, giúp chuyển tải những tư tưởng, tri thức mới, thoát ly Nho giáo.
Như vậy, trong chặng đường hơn 2000 năm tiếp xúc văn hóa Hán của Việt Nam, Nho giáo đã thật sự
tác động mạnh vào xã hội Việt Nam trong hai giai đoạn: Hậu Lê (1428 - 1527) và nhà Nguyễn (1802 -
1883). Hai đối tượng chịu ảnh hưởng rõ nhất của Nho giáo và văn hóa Hán là chủ thể văn hóa và văn hóa
tinh thần. Trong chủ thể văn hóa, Nho giáo đã tác động chủ yếu đến các giai cấp, tầng lớp trên trong xã hội,
chứ không ăn sâu bén rễ vào các giai cấp, tầng lớp dưới. Đối với văn hóa tinh thần, Nho giáo đã góp phần
làm hình thành dòng văn hóa quan phương chính thống, chứ không thay thế được dòng văn hóa dân gian
vốn có một bề dày lịch sử gắn với ý thức tộc người, làm nên cốt lõi của văn hóa tộc người. Tức là, Nho giáo
đã làm tách đôi kiến trúc thượng tầng của xã hội Việt Nam, làm hình thành dòng văn hóa quan phương theo
Nho giáo, song hành và đối lập với dòng văn hóa dân gian bản địa. Hai dòng văn hóa này dung hợp lẫn
nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Nho giáo ở Việt Nam được Việt hóa một phần, khác với Nho giáo ở Trung Hoa.
Văn hóa dân gian Việt cũng bị Nho giáo hóa một phần, nhiều phong tục gốc Hán và gốc Việt tồn tại song
song. Cho nên sẽ rất sai lầm nếu quan niệm hoặc mô tả văn hóa Việt như một bản sao của văn hóa Hán.
Hơn nữa, ảnh hưởng của Nho giáo và văn hóa Hán đối với văn hóa Việt Nam cũng chỉ kéo dài đến
cuối thế kỷ XIX. Trong nền văn hóa Việt Nam đương đại, Nho giáo không còn là tôn giáo, ý thức hệ hay học
thuyết chính thống, chỉ là tàn dư trong một số phong tục và nghi lễ.
11
Đềề c ng c s văn hóa Vi t Namươ ơ
Câu 3: Trình bày hiểu biết của ac về vh làng trong đs vh người Việt.
Trả lời:
Làng là khối dân cư ở nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt và là đơn
vị hành chính thấp nhất thời PK.
- Đặc trưng cơ bản của vh làng xã VN là .tính cộng đồng và tính tự trị
+ Việc tổ chức nông thôn đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau tạo nên tính cộng đồng làng xã.
Tính cộng đồng là sự lk các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng tới những người khác
– nó là đặc trưng dương tính, hướng ngoại.
+ Sản phẩm của tính cộng đồng ấy là một tập thể làng xã mang tính tự trị: làng nào biết làng ấy, các
làng tồn tại khá biệt lập với nhau và phần nào độc lập với triều đình PK. Mỗi làng là một “vương quốc” nhỏ
khép kín với luật pháp riêng (hương ước) và “tiểu triều đình” riêng (nội đồng kì mục là cơ quan lập pháp, lí
lịch là cơ quan hành pháp; nhiều làng tôn xưng 4 vị tuổi cao nhất làng là “tứ trụ”). Sự biệt lập đó tạo nên
truyền thống “phép vua thua lệ làng”. Tình trạng này thể hiện quan hệ dân chủ đặc biệt giữa nhà nước PK
với làng xã ở VN.
Tính cộng đồng và tự trị chính là 2 đặc trưng bao trùm nhất, quan trọng nhất của làng xã; chúng
tồn tại // như 2 mặt của 1 vấn đề.
- Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là .sân đình – bến nước – cây đa
+ Làng nào cũng có một cái đình. Đó là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi phương diện.
Trước hết, nó là một trung tâm hành chính, nơi diễn ra mọi công việc quan trọng, nơi hội họp, thu sưu thuế,
giam giữ và xử tội phạm nhân… Thứ đến, đình là một trung tâm vh, nơi tổ chức các hội hè, ăn uống, nơi
biểu diễn chèo tuồng. Đình còn là một trung tâm về mặt tôn giáo. Thế đất, hướng đình được xem là quyết
định vận mệnh cả làng; đình cũng là nơi thờ thần Thành Hoàng bảo trợ cho dân làng. Cuối cùng, đình là một
trung tâm về mặt tình cảm. Nói đến làng là nghĩ đến cái đình với all những tình cảm gắn bó thân thương
nhất: “Qua đình ngả nón trông đình – Đình bn ngói thương mình bấy nhiêu.”
+ Do ảnh hưởng của Trung Hoa, đình từ chỗ là nơi tập trung của all mn dần chỉ còn là nơi chốn lui
tới của đàn ông. Bị đẩy ra khỏi đình, pn quần tụ lại nơi bến nước (những làng không có sông chảy qua thì có
giếng nước) – chỗ hàng ngày chị em gặp nhau cùng rửa rau, vo gạo, giặt giũ, chuyện trò.
+ Cây đa cổ thụ mọc um tùm ở đầu làng, gốc cây có miếu thờ lúc nào cũng khói hương nghi ngút –
đó là nơi hội tụ của thánh thần: “ ”. Cây đa, Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề”; “Sợ thần sợ cả cây đa
gốc cây có quán nước, còn là nơi nghỉ chân gặp gỡ của những người đi làm đồng, những khách qua đường…
Nhờ khách qua đường, gốc cây đa trở thành cánh cửa sổ liên thông làng với TG bên ngoài.
- Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là lũy tre. Rặng tre bao kín quanh làng, trở thành một thứ
thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm: đốt không cháy, trèo không được, đào đường hầm thì vướng rễ không
qua. Lũy tre là một đặc điểm quan trọng làm cho làng xóm phương Nam khác hẳn ấp lí Trung Hoa có thành
quách đắp bằng đất bao bọc.
- Tính cộng đồng nhấn mạnh vào . Do vậy nên người VN luôn sẵn sàng đoàn kết giúp sự đồng nhất
đỡ lẫn nhau, coi mn trong cộng đồng như anh chị em trong nhà: “tay đứt ruột xót”, “chị ngã em nâng”, “lá
lành…” Do đồng nhất cho nên người VN luôn có tính tập thể rất cao, hòa đồng vào cuộc sống chung. Sự
đồng nhất cũng chính là ngọn nguồn của nếp sống dân chủ - bình đẳng bộc lộ trong các nguyên tắc tổ chức
nông thôn theo địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp, theo giáp.
- Mặt khác, lại cũng chính do đồng nhất mà ở người VN, : ý thức về con người cá nhân bị thủ tiêu
Người VN luôn hòa tan vào các mqh XH, gq các xung đột theo lối hòa cả làng. Điều này khác hẳn với
truyền thống p. T, nơi con người được rèn luyện ý thức cá nhân từ nhỏ.
- Sự đồng nhất còn dẫn đến chỗ người VN hay : “dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể Nước trôi thì bèo trôi”,
“Nước nổi thì thuyền nổi”. Tệ hại hơn nữa là tình trạng “Cha chung không ai khóc”; “Lắm sãi không ai
đóng cửa chùa”… Cùng với thói dựa dẫm, ỷ lại là tư tưởng cầu an (an phận thủ thường) và cả nể, làm gì
cũng sợ rút dây động rừng nên có việc gì thường chủ trương đóng cửa bảo nhau…
- Một nhược điểm trầm trọng t3 là thói (để all đều cào bằng, đố kị, không muốn cho ai hơn mình
giống nhau): “Xấu đều hơn tốt lơi”, “Khôn độc không bằng ngốc đàn”…
12
Đềề c ng c s văn hóa Vi t Namươ ơ
Những thói xấu có nguồn gốc từ tính cộng đồng này khiến cho ở VN, khái niệm “giá trị” trở nên hết sức
tương đối (KĐ đặc điểm tính chủ quan của lối tư duy nông nghiệp): Cái tốt, nhưng là tốt riêng rẽ thì trở
thành xấu; ngược lại, cái xấu nhưng là xấu tập thể thì trở nên bình thường.
- Tính tự trị chú trọng nhấn mạnh vào . Khởi đầu là sự khác biệt của cộng đồng (làng, sự khác biệt
họ) này so với cộng đồng (làng, họ) khác. Sự khác biệt – cơ sở của tính tự trị - tạo nên tinh thần tự lập cộng
đồng: mỗi làng, mỗi tập thể phải tự lo liệu lấy mọi việc. Vì phải tự lo liệu nên người VN có truyền thống cần
cù, đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Nó cũng tạo nên nếp sống tự cấp tự túc: mỗi làng tự
đáp ứng mọi nhu cầu cho c/s của làng mình; mỗi nhà có vườn rau, chuồng gà, ao cá – tự đảm bảo nhu cầu về
ăn; có bụi tre, rặng xoan, gốc mít – tự đảm bảo nhu cầu về ở.
- Mặt khác, cũng chính do nhấn mạnh vào sự khác biệt – cơ sở của tính tự trị - mà người VN có thói
xấu là : “óc tư hữu ích kỉ Bè ai người nấy chống”, “Ruộng ai người ấy đắp bờ”; “Ai có thân người ấy lo, ai
có bò người ấy giữ”… Óc tư hữu ích kỉ nảy sinh ra từ tính tự trị của làng xã VN và đã luôn bị chính người
Việt phê phán : “Của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bò nó ăn”…
- Thói xấu t2 có nguồn gốc từ tính tự trị là , làng nào chỉ biết làng ấy, óc bè phái, địa phương cục bộ
chỉ lo vun vén cho địa phương mình: “Trống làng nào làng nấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”; “Ta về
ta tắm ao ta…”…
- Một biểu hiện của sự khác biệt nữa là . Tính tôn ti, sp của nguyên tắc tổ óc gia trưởng – tôn ti
chức nông thôn theo huyết thống, tự thân nó k phải xấu, nhưng khi nó gắn liền với óc gia trưởng, tạo nên
tâm lí quyền huynh thế phụ, áp đặt ý muốn của mình cho người khác, tạo nên tư tưởng thứ bậc vô lí: “Sống
lâu lên lão làng”; “Áo mặc không qua khỏi đầu” thì nó trở thành một lực cản đáng sợ cho sự phát triển xã
hội, nhất là khi mà thói GĐ CN vẫn đang là một căn bệnh lan tràn.
- Đặc điểm môi trường sống quy định đặc tính tư duy. Cả hai quy định tính cách của dân tộc. Cuộc
sống NN lúa nước và lối tư duy BC dẫn đến sự hình thành nguyên lí âm dương và lối ứng xử nước đôi. Cho
nên chính là 1 đặc điểm tính cách của DT Việt. Người Việt vừa có tính đoàn kết tương tính chất nước đôi
trợ lại vừa có óc tư hữu, ích kỉ và thói cào bằng, vừa có tính tập thể hòa đồng lại vừa có óc bè phái, địa
phương; vừa có nếp sống DC bình đẳng vừa có óc gia trưởng tôn ti; vừa có tinh thần tự lập vừa xem nhẹ vai
trò cá nhân; vừa có tính cần cù và nếp sống tự cấp tự túc lại vừa có thói dựa dẫm ỷ lại. All cái tốt và xấu ấy
cứ đi thành từng cặp và đều tồn tại ở người VN; bởi lẽ all đều bắt nguồn từ 2 đặc trưng gốc trái ngược nhau
là tính cộng đồng và tính tự trị. Tùy lúc tùy nơi mà mặt tốt hoặc xấu sẽ được phát huy: khi đứng trước những
khó khăn lớn, những nguy cơ đe dọa sự sống còn của cả cộng đồng thì cái nổi lên sẽ là tinh thần đoàn kết và
tính tập thể, nhưng khi nguy cơ ấy qua đi rồi thì thói tư hữu và óc bè phái địa phương lại nổi lên.
Đến thời Nguyễn, việc khai phá DDBNB đã mang lại thêm một khuôn mặt mới cho làng xã VN. Nét
đặc trưng của làng xã NB là : Làng NB không có lũy tre dày đặc bao quanh với cổng làng sớm mở tính mở
tối đóng như làng BB. Ở vùng đất cao, bờ tre chỉ còn là một biểu tượng đánh dấu ranh giới các ấp thôn; ở
vùng sông nước, thôn ấp trải dài dọc theo các kênh rạch. Thành phần dân cư của làng NB thường hay biến
động, người dân không bị gắn chặt với quê hương như ở làng BB. Tính cách người nông dân NB cho vậy
cũng trở nên phóng khoáng hơn: làm bn ăn bấy nhiêu, được đến đâu hay đến đó.
Mọi sự đổi thay có lí do của nó. TP cư dân nơi đây biến động vì nơi đây còn nhiều miền đất chưa
được khai phá, người dân có thể rời làng để tìm đến nơi dễ làm ăn hơn. Việc tổ chức thôn ấp theo các dòng
kênh các trục giao thông thuận tiện là sp của thời đại, khi KT hàng hóa đã bắt đầu phát triển. Tính cách
phóng khoáng là do thiên nhiên NB ưu đãi, khí hậu ổn định, hầu như ít gặp thiên tai thất thường. Vì làng NB
có cấu trúc mở, tính cách người NB phóng khoáng, nên vùng này dễ tiếp cận hơn những ảnh hưởng từ bên
ngoài của vh p.T (kể cả những a.h tiêu cực thời Pháp, Mĩ).
Tuy nhiên, dù hay biến động, người NB vẫn sống thành làng với thấp thoáng bóng tre, mỗi làng vẫn
có một ngôi đình với tín ngưỡng thờ thần Thành Hoàng (dù chỉ là Thành Hoàng chung chung), hàng năm cư
dân vẫn tụ họp nhau ở các lễ hội. Dù làm ăn dễ dãi, người NB vẫn giữ nếp cần cù. Dù kinh tế hàng hóa có
phát triển, họ vẫn coi trọng tính cộng đồng, yếu tố hàng xóm vẫn đứng t2 trong thang bậc ưu tiên khi chọn
nơi cư trú: Nhất cận thị, nhì cận lân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền. Bức tranh đó của làng NB đã
góp phần làm nên tính thống nhất của DTVN, vh VN.
13
Đềề c ng c s văn hóa Vi t Namươ ơ
Câu 4: Giới thiệu/đánh giá về một lễ hội truyền thống/tín ngưỡng trong văn hóa VN.
Trả lời:
Tín ngưỡng phồn thực :
Những trí tuệ sắc sảo thì tìm các quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ xây dựng nên triết lý
âm dương, còn những trí tuệ bình dân thì nhìn thấy ở thực tiễn đó một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà họ
sùng bái nó như thần thánh và xây dựng nên tín ngưỡng phồn thực (phồn: nhiều, thực: nảy nở). Tín ngưỡng
phồn thực từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử, được thể hiện ở hai dạng: của cả nam lẫn thờ cơ quan sinh dục
nữ và .thờ hành vi giao phối
- Các cơ quan sinh sản được đặc tả để nói về ước vọng phồn sinh. Người xưa, qua trực giác, tin rằng
năng lượng thiêng ở thiên nhiên hay ở con người có khả năng truyền sang vật nuôi và cây trồng. Do vậy tín
ngưỡng phồn thực, với nhiều nghi thức thờ cúng, phát sinh và phát triển đa dạng.
+ Hình nam nữ với bộ phận sinh dục phóng đại được tìm thấy trên tượng đá với niên đại hàng nghìn
năm tr.CN ở Văn Điển (Hà Nội), ở những hình khắc trên đá trong thùng lũng Sa-pa, ở nhà mồ Tây
Nguyên…
+ Ở Hà Tĩnh và nhiều địa phương có tục thờ cúng nõ nường (nõ: cái nêm, tượng trưng cho sinh thực
khí nam; nường: nang, mo nang, tượng trưng cho sinh thực khí nữ). Hội làng Đồng Kị (Hà Bắc) có tục rước
sinh thực khí (làm bằng gỗ) vào ngày 6 tháng giêng; tan hội hai sinh thực khí được đốt đi và tro đem chia
cho mọi người mang ra rắc ngoài ruộng – hành động này có tác dụng như một ma thuật truyền sinh cho mùa
màng. Theo các cụ thì năm nào bỏ qua tục này, trong làng sẽ có nhiều chuyện không lành xảy ra.
+ Việc thờ sinh thực khí còn thể hiện ở việc thờ các loại cột (cột đá tự nhiên hoặc cột đá được tạc ra,
có thể có khắc chữ dựng trước cổng đền miếu, đình chùa) và các loại hốc (hốc cây, hốc đá trong các hang
động, các kẽ nứt trên đá).
- Bên cạnh việc thờ sinh thực khí giống như nhiều dân tộc nông nghiệp khác, cư dân nông nghiệp lúa
nước với lối tư duy chú trọng tới quan hệ còn có tục thờ hành vi giao phối, tạo nên một dạng tín ngưỡng
phồn thực độc đáo, đặc biệt phổ biến ở khu vực Đông Nam á.
+ Trên nắp thạp đồng tìm được ở Đào Thịnh (Yên Bái, niên đại 500 năm tr.CN), xung quanh hình
mặt trời với các tia sáng là tượng 4 đôi nam nữ đang giao hợp. Thân thạp khắc chìm hình những con thuyền,
chiếc sau nối đuôi chiếc trước khiến cho hai con cá sấu – rồng được gắn ở mũi và lái của hai chiếc thuyền
chạm vào nhau trong tư thế giao hoan. Hình chim, thú, cóc,… giao phối tìm thấy ở khắp nơi.
+ Ở Hòn Đỏ (Khánh Hòa) khi nhiều ngày liên tục không đánh được cá, người ta phải tới cầu xin, lạy
3 lạy và cầm vật tượng trưng cho sinh thực khí nam đâm vào Lỗ Lường 3 lần (lại con số 3, số lẻ là số ưa
thích của người phương Nam!).
+ Từ thời xa xưa, chày và cối – bộ công cụ thiết thân của người nông nghiệp Đông Nam á – đã là
những vật tượng trưng cho sinh thực khí nam và nữ, còn việc giã gạo là tượng trưng cho hành động giao
phối. Không phải ngẫu nhiên mà trong vô vàn cách khác nhau được tách vỏ trấu khỏi hạt gạo, người Đông
Nam á đã chọn cách này; trên các trống đồng khắc rất nhiều những hình nam nữ giã gạo từng đôi.
+ Không gắn việc giã gạo với tín ngưỡng phồn thực, sẽ không thể nào hiểu được trò cướp cầu – một
trò chơi Việt Nam rất độc đáo đặc biệt phổ biến ở vùng đất tổ Phong Châu (Vĩnh Phú) và các khu vực xung
quanh: Hai phe tranh nhau một quả cầu màu đỏ (dương), ai cướp được thì mang về thả vào hố (âm) của bên
mình. Với cùng ước mong phồn thực, cầu may, cầu hạnh phúc là hàng loạt trò chơi như tung còn, ném cầu,
đánh phết. đánh đáo….
14
Đềề c ng c s văn hóa Vi t Namươ ơ
+ Vai trò của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống của người Việt cổ lớn tới mức chiếc trống đồng –
biểu tượng sức mạnh, quyền lực cũng đồng thời biểu tượng toàn diện cho tín ngưỡng phồn thực. Cách đánh
trống đồng theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt trống được khắc trên chính các trống đồng và còn được
bảo lưu ở người Mường hiện nay là mô phỏng động tác giã gạo – động tác giao phối. Trên tâm mặt trống là
hình mặt trời với những tia sáng biểu trưng cho sinh thực khí nam, và giữa các tia sáng là một hình lá với
khe ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ. Xung quanh mặt trống thường gắn các tượng cóc – con cóc
trong ý thức của người Việt là “cậu ông trời”, mang theo mưa, khiến cho mùa màng tốt tươi, cũng là một
dạng biểu trưng của tín ngưỡng phồn thực.
Ngay cả những hiện tượng tưởng chừng rất xa xôi như chùa Một Cột (dương) trong cái hồ vuông
(âm), tháp Bút (dương) và đài Nghiên (âm) ở cổng đền Ngọc Sơn (Hà Nội), cửa sổ tròn (dương) trên gác
Khuê Văn (tượng trưng cho sao Khuê) soi mình xuống hồ vuông (âm) Thiên Quang Tỉnh trong Văn Miếu
vv…, cũng đều liên quan tới tín ngưỡng phồn thực. Cũng không phải ngẫu nhiên mà ở các nơi thờ cúng
thường gặp thờ ở bên trái là cái mõ và bên phải là cái chuông: Sự việc đơn giản này là biểu hiện của cả lí
luận “Ngũ hành” lẫn tín ngưỡng phồn thực – cái mõ làm bằng gỗ (hành Mộc) đặt ở bên trái (phương Đông)
là dương, cái chuông làm bằng đồng (hành Kim) đặt ở bên phải (phương Tây) là âm. Tiếng mõ trầm phải
hòa với tiếng chuông thanh: nếu không có nam nữ, âm dương hòa hợp sẽ không có cuộc sống vĩnh hằng.
Tín ngưỡng phồn thực qua trò diễn hội làng Châu thổ Bắc Bộ
Khi sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh còn hạn chế thì họ tin và thờ phụng, cầu mong
nhiều thứ. Hệ thống tín ngưỡng lúc bấy giờ thật đa dạng, hỗn tạp, mà một trong những biểu hiện là tín
ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng cầu mong sự sinh sôi nảy nở về con người, cầu phồn thịnh trong sản xuất,
thịnh vượng của mùa màng. Các cơ quan sinh sản được đặc tả để nói về ước vọng phồn sinh. Người cổ sơ,
qua trực giác, tin rằng năng lượng thiêng ở thiên nhiên hay ở con người có khả năng truyền sang vật nuôi và
cây trồng. Do vậy tín ngưỡng phồn thực, với nhiều nghi thức thờ cúng, phát sinh và phát triển đa dạng.
Ở Việt Nam, mảnh đất gió mùa nhiệt đới tuy được lợi về ánh sáng và độ ẩm, nhưng lại nhiều dịch
bệnh, thiên tai, nên cư dân nông nghiệp lúa nước nơi đây thường xuyên phải vật lộn với thiên nhiên không
mấy ưu đãi để đảm bảo cuộc sống. Tâm thức đó là nền móng vững chắc của tín ngưỡng phồn thực. Nhưng,
người Việt một mặt chịu sự chi phối của nguyên lý kết hợp hài hòa âm dương, nguồn cội của sinh sôi nảy
nở, mặt khác lại ảnh hưởng khá sâu sắc tư tưởng của một số tôn giáo ngoại lai (Phật giáo, Đạo giáo, Nho
giáo) sau khoảng thời gian dài diễn ra quá trình đan xen văn hóa. Để giải quyết cái nghịch lý ấy, tín ngưỡng
phồn thực phải hóa thân để tồn tại, nó ẩn chứa vào các nghi lễ và trò diễn trong các lễ hội của làng xã cổ
truyền.
Tín ngưỡng phồn thực được biểu đạt bởi rất nhiều hình thức khác nhau, tùy theo phong tục của từng
vùng mà có những cách làm và thờ những hình “giống” khác nhau. Nhưng bên cạnh những tiểu dị ấy vẫn có
những cái đại đồng của văn minh nông nghiệp lúa nước. Cơ quan sinh sản của nam và nữ được “hình tượng
hóa” thành hai vật thiêng linga và yoni, được Việt hóa với cái tên nõ và nường. Nõ: khúc gỗ ngắn tượng
trưng cho sinh thực khí nam, nói lên sức mạnh dương khí, sinh sản. Nường: mảnh gỗ hình tam giác có đục
lỗ, tượng trưng cho sinh thực khí nữ, biểu thị sức chứa đựng.
Chất liệu nếu không là đá, gỗ, mo cau thì cũng là tre, lá dứa, mà cách điệu nữa là lúa, bột, gạo làm
nên những biểu tượng khác nhau mang hàm nghĩa cho dương vật (cột đá dựng đứng, cột trụ tròn, cây bông,
cây gậy, lưỡi cày, sừng trâu, quả cầu tròn, chiếc bánh chưng dài…) và âm vật (khe đá, bánh dày, lỗ tròn hoặc
vuông…), biểu hiện cho sức mạnh về sinh sản hoặc mang yếu tố phồn thực được sùng bái trong Hindu giáo
và tín ngưỡng dân gian.
15
Đềề c ng c s văn hóa Vi t Namươ ơ
Người dân Sơn Đồng (Quốc Oai, Hà Tây) cũng có cách tổ chức lễ hội rất độc đáo. Vào hai ngày
mùng 6 tháng 2 âm lịch, dân làng có tục thi bánh dày và trò cướp bông. Để làm bánh dày trắng và thơm,
làng phải cử ra những bà nội trợ có tài ngâm gạo đồ xôi, sao cho xôi dẻo mà không nát. Người dân Sơn
Đồng giã xôi bằng mẹt được xoa mỡ với lòng đỏ trứng gà để khỏi dính. Chày giã dài nửa sải tay, đầu chày
được bọc bằng mo cau, nhưng không nguyên chiếc, mà phải tước ra thành từng nan rồi đan thành phên kín
sau mới bó vào đầu chày, thít chặt bằng lạt giang. Với cách bọc này chày giã lâu mà không bị rách. Mo cau
bọc lấy đầu chày, là một hình thức liên tưởng đến tín ngưỡng phồn thực xưa. Không chỉ có vậy, khi nặn
bánh, người ta chia một nửa nặn thành những chiếc bánh dày tròn (không có nhân) cỡ bằng quả cà bát, cứ
hai bánh kẹp vào làm một, còn nửa kia nặn thành những chiếc bánh dày cuốn cỡ như chuôi liềm ngoài bọc lá
chuối giữa có nhân đậu xanh rang nghiền nhỏ trộn mật. Một bộ bánh gồm một cặp bánh dày tròn và một
bánh dày cuốn. Dân gian gọi tắt là bánh dày bánh cuốn. Việc xếp bánh lên mâm bồng cũng theo một trật tự
riêng có ẩn ý. Trước tiên người ta úp lên giữa mâm một chiếc rá mới để làm cốt. Tiếp đó, bánh cuốn được
xếp dựng đứng quanh thân rá, theo vòng tròn cho đến hết, sau đó từng cặp bánh dày được xếp kín mặt mâm
cao dần và thu vòng nhỏ dần cho đến khi phủ kín bánh cuốn tạo thành một mâm bánh hấp dẫn, đầy đặn.
Cách xếp này phải chăng cũng thể hiện sự giao hòa âm dương? Sau cuộc rước bánh là diễn trò cướp bông.
Mỗi thôn sẽ làm một cây bông, một cây tre đực tươi, đủ ngọn, đủ lá, thân thẳng, dài khoảng 5m. Từ giữa hai
ống tre người ta tước ập vào bọc lấy xung quanh mấu thành một đám bông tướp tre xù tròn lên, rồi nhuộm
phẩm ngũ sắc.
Các ống tre được dán khoanh bằng những băng giấy nhiều màu. Người được giao nhiệm vụ tung cây
bông là các cô đào nương của gánh hát ca trù. Trước đó các cô tung những viên xôi xin từ bàn thờ thánh ra
tứ phía, sau đó nâng cây bông lên nói dăm câu tục lệ, múa vài đường và tung cây bông lên trời. Cuộc cướp
bông bắt đầu và kéo dài từ chiều mùng 6 đến chạng vạng sáng hôm sau. Trò cướp bông đã thể hiện sự hòa
quyện âm dương một cách nhuần nhị. Tục xưa truyền rằng năm nào cướp bông càng vui thì năm đó càng
được mùa và đàn ông cướp bông để có con trai, đàn bà cướp bông để lấy khước cho con mình (1).
Như vậy, qua một số trò diễn trong hội làng nêu trên, có trò còn mang giá trị nghệ thuật đã phản ánh
được nội dung một hình thức tín ngưỡng dân gian. Những trò diễn đó là nhằm biểu đạt lòng tin vào thế giới
hư ảo, bên ngoài do trình độ nhận thức nhiều mặt của người xưa còn thấp. Tuy nhiên giá trị thực tiễn của
lòng tin là: con người rất mực chân thành đối với điều mình ngưỡng mộ và phải có lòng tin đó thì con người
và cộng đồng đó mới tiến hành một cuộc sống bình thường được. Con người thời xưa tự hình thành các tín
ngưỡng dân gian và lấy những điều tự đặt chân thành đó làm đòn bẩy tinh thần cho cộng đồng của mình.
Mặt khác, trò diễn còn giúp chúng ta hiểu rằng tín ngưỡng phồn thực thuở nguyên sơ vốn là một
quan niệm gắn bó rất chặt chẽ với quan niệm tín ngưỡng nông nghiệp, là tín ngưỡng cơ bản nhất của cư dân
trồng trọt, nó rất phong phú và đã ảnh hưởng sâu đậm tới sinh hoạt xã hội ở nông thôn. Nó không phải là
hiện tượng dâm tục mà là ước vọng cơm no áo ấm ngàn đời của cư dân luôn phải “trông trời, trông nước,
trông mây” để làm nông nghiệp.
16
| 1/16

Preview text:

Đềề c ng c ươ s ơ văn hóa Vi ở t Nam ệ
ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Câu 1: Phân tích một định nghĩa/quan niệm về văn hóa mà em cho là tiêu biểu nhất. Phân biệt văn hóa-văn
minh. Cho những ví dụ cụ thể về văn hóa Việt Nam.
Trả lời:
Phân tích định nghĩa văn hóa :
Trong ngôn ngữ của nhân loại, khái niệm văn hóa có rất nhiều cách định nghĩa và quan niệm, hiện có từ
vài trăm đến vài ngàn định nghĩa về văn hóa trên thế giới. Mỗi định nghĩa đều có những cách nhìn văn hóa
từ nhiều phương diện và thành tố khác nhau.
Với ánh sáng văn hóa của chủ nghĩa Mác-Lênin và sự kết tinh tinh hoa văn hóa ngàn năm của nhân dân
Việt Nam, sự chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại kết hợp với những hoạt động thực tiễn phong phú, Chủ tịch
HCM đã sớm đưa ra một định nghĩa văn hóa tiêu biểu trong mục Đọc sách ở cuối tập “Nhật kí trong tù”
(1942-1943): “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hang ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những phát minh đó tức là văn hóa.
Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh

ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.” (HCM toàn tập, NXB CTQG, H.2000, T3, tr431).
Định nghĩa văn hóa của HCM vừa mang tính khoa học vừa mang tính sáng tạo bởi định nghĩa của Người dựa trên các quan điểm: - : Văn hóa l
Quan điểm hệ thống
à một hệ thống những phát minh do con người sáng tạo ra trong quá
trình lao động. Văn hóa được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành 4 nhân tố chủ yếu của
đời sống xã hội. Thậm chí văn hóa có tác động chi phối đến các mặt của xã hội. Nếu nền văn hóa của một
quốc gia, một dân tộc có sự biến đổi thì các mặt kinh tế, chính trị, và đặc biệt là xã hội cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. - Nó mang
vì nội hàm văn hóa mà Người đưa ra không quá hẹp, không quá rộng, nó phù tính khoa học
hợp với mọi điều kiện đời sống xã hội trong quá trình phát triển của con người. Bản chất văn hóa trong quan
niệm của HCM là hướng đến chủ nghĩa nhân văn cao cả. Văn hóa được hiểu đồng nghĩa với những giá trị
Chân – Thiện – Mỹ. Đây cũng chính là những nét tương đồng mà UNESCO mãi đến 1982 mới thống nhất
được. Đó chính là vì con người, vì sự phát triển toàn diện của con người.
- Quan điểm phát triển: văn hóa là tổng hòa các phương thức sinh hoạt vật chất và tinh thần của con
người, cùng với quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, con người ngày càng hoàn thiện hơn. Văn hóa
theo HCM là nét riêng biệt chỉ có ở loài người, được hình thành từ “lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống”. Trong quá trình lao động sản xuất vật chất và tinh thần, văn hóa thể hiện trình độ Người trong mỗi
một con người. Do đó, phát triển văn hóa cũng chính là phát triển con người.
- Quan điểm toàn diện: theo HCM, văn hóa là một kiến trúc thượng tầng mà trong đó bao gồm cả ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, tôn giáo…(văn hóa phi vật thể) và các công trình kiến trúc được tạo ra do
hoạt động thực tiễn của con người (văn hóa vật thể). Điểm đặc biệt trong định nghĩa văn hóa của HCM đó
chính là đã đưa tôn giáo trở thành một thành tố cấu thành nên văn hóa. Đây là một điểm sáng tạo của người
so với các định nghĩa trước đó về văn hóa, kể cả với quan điểm của CN M-L. CN Mác cho rằng: “Tôn giáo
là thuốc phiện của nhân dân, ru ngủ nhân dân”. Bác thì khẳng định: “Tôn giáo có ảnh hưởng đến đời sống và
tinh thần của nhân dân, đoàn kết tôn giáo cũng chính là đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn phục vụ
cho cách mạng. Bản thân Người cũng chính là sự hòa hợp của nhiều giá trị tôn giáo, của tinh thần khoan
dung tôn giáo. Tự do tín ngưỡng tôn giáo cũng là một trong những quyền cơ bản của con người mà
UNESCO đã nói đến trong thập kỉ 80.
Trong định nghĩa văn hóa của HCM, , văn
con người là trung tâm
hoá gắn chặt với con người, thể hiện
qua khía cạnh: Văn hóa do con người sáng tạo ra, con người là chủ nhân trung tâm của những giá trị do
chính họ phát hiện, sáng tạo, chiếm hữu…; văn hóa phục vụ cho mục đích sống của con người, cho sự sinh
tồn của con người; văn hóa nâng cao giá trị của con người. 1 Đềề c ng c ươ s ơ văn hóa Vi ở t Nam ệ
Tóm lại, theo ĐN trên, văn hóa vừa là nền tảng vật chất, tinh thần, vừa là động lực phát triển của xã hội.
ĐN văn hóa của HCM đã khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của các định nghĩa và quan niệm trước đó,
xứng đáng là một trong những định nghĩa tiêu biểu bậc nhất về văn hóa.
Phân biệt văn hóa với văn minh
Từ văn hóa và văn minh hay bị dùng nhầm lẫn với nhau, thật ra, văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội
. Còn văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn
hóa về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại, hoặc cả nhân loại.

Như vậy, văn minh khác với văn hóa ở 4 điểm cơ bản:
- T1, trong khi văn hóa có bề dày của quá khứ thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại
- T2, trong khi văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất lẫn tinh thần thì văn minh chỉ thiên về khía cạnh vật chất, kĩ thuật.
- T3, trong khi văn hóa mang tính dân tộc rõ rệt thì văn minh thường mang tính siêu dân tộc – quốc tế,
nó đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại, bởi lẽ cái vật chất thì dễ phổ biến và lây lan.
- T4, về nguồn gốc. Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp, còn văn minh gắn bó
nhiều hơn với phương Tây đô thị. Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, tại cựu LĐ Âu-Á
(Eurasia) đã hình thành 2 vùng văn hóa lớn là “p.Đ” và “p.T”: p. T là khu vực tây-bắc gồm toàn bộ châu Âu
(đến dãy Uran), p.Đ là khu vực đông-nam gồm châu Á và châu Phi. Các nền văn hóa cổ đại lớn mà nhân
loại biết đến đều xuất phát từ phương Đông: Trung Hoa, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập. Nền văn hóa phương
Tây sớm nhất là Hy-La (Hi Lạp và La Mã) cũng có nguồn gốc từ phương Đông, nó được hình thành trên cơ
sở tiếp thu những thành tựu của các nền văn hóa Ai Cập và Lưỡng Hà. Các nền văn hóa phương Đông đều
hình thành ở lưu vực các con sông lớn là những nơi có địa hình và khí hậu rất thuận tiện cho SXNN. Ở các
ngôn ngữ p.T, từ “vh” bắt nguồn từ cultus tiếng Latinh có nghĩa là “trồng trọt”, còn từ “vm” thì bắt nguồn từ
chữ civitas có nghĩa là “thành phố”.
Tuy nhiên, vì vh và vm đều chỉ những thành tựu hoạt động sáng tạo của con người, nên vẫn có xu hướng
lẫn lộn hai khái niệm đó với nhau. Hơn nữa, tuy khác nhau nhưng văn hóa và vm lại có mqh với nhau, vì:
- Sự tiến bộ kĩ thuật nói riêng, sự chuyển đổi từ nền vm này sang nền vm khác là một nhân tố quan trọng
hàng đầu làm biến đổi nền văn hóa của cộng đồng.
- Sự biến đổi văn hóa ấy có thể diễn ra theo 2 hướng: hoặc tạo nên những giá trị văn hóa mới trên cơ sở
phát huy những giá trị của truyền thống văn hóa cũ, hoặc phá hủy những giá trị truyền thống văn hóa cũ, gây
nên sự mất ổn định trong đời sống văn hóa-XH của cộng đồng, thậm chí có thể gây nên những nguy cơ diệt vong của cộng đồng.
- Do đó, văn hóa (các giá trị văn hóa) có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ không thể đảo ngược của
vm; văn hóa không chỉ có vai trò quy định cách thức và mục đích sử dụng những tiến bộ kĩ thuật, mà còn có
vai trò quy định cả phương hướng của sự tiến bộ kĩ thuật (cách ứng xử với TN, MT).  Ví dụ :
- Văn hóa: văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình, Đại Việt…
- Văn minh: văn minh VL-AL, văn minh trống đồng Đông Sơn… 2 Đềề c ng c ươ s ơ văn hóa Vi ở t Nam ệ
Câu 2: Chỉ ra các đặc trưng và chức năng cơ bản của văn hóa. Phân tích một đặc trưng và một chức
năng mà ac cho là quan trọng nhất. Trả lời:  Các đặc trưng : - Tính nhân sinh
+ Là đặc trưng quan trọng nhất của văn hóa. Nói đến văn hóa là nói đến con người. Văn hóa là sản phẩm của
trình độ phát triển bản chất người, là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách con người. Con người vừa là chủ
thể, vừa là sản phẩm và còn là đại biểu mang các giá trị văn hóa.
+ Văn hóa được tạo thành bởi các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Thuộc tính này cho
phép phân biệt văn hóa như 1 hiện tượng xã hội với những sản vật tự nhiên chưa qua bàn tay sáng tạo của
con người. Theo đó,1 đất nước có thể giàu khoáng sản, dầu mỏ, các nguồn lợi thiên nhiên nhưng chưa hẳn là
giàu có về văn hóa. Văn hóa là thành quả lao động sáng tạo của nhân loại. Những thành quả ấy phải phục vụ
sự phát triển toàn diện của con người, phục vụ cuộc sống hạnh phúc trong an toàn của toàn thể xã hội.
 Tính nhân sinh là cơ sở làm nên giá trị nhân văn của văn hóa. Giá trị nhân văn là thực chất của văn hóa,
là cái tạo nên nội dung, bản chất của 1 nền văn hóa.
- Tính hệ thống: Là 1 tổ hợp hữu cơ, bao gồm nhiều thành tố có quan hệ khăng khít với nhau, tương
tác, tương thành, chi phối và chế ước lẫn nhau. Văn hóa bao trùm mọi lĩnh vực hoạt động của con người và
xã hội, là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội. Văn hóa là sản phẩm mang tính xã hội cao do mọi người cùng chung sức tạo ra.
- Tính lịch sử: là thuộc tính được xác định bởi bề dày và chiều sâu của văn hóa. Một nền văn hóa bao
giờ cũng cũng được hình thành qua nhiều thế hệ trên chiều dài lịch sử. Văn hóa là 1 quá trình vận động liên
tục, không gián đoạn. Là sản phẩm của 1 xã hội, 1 thời đại nhất định, là di sản của xã hội, văn hóa đồng thời
là 1 quá trình không ngừng tích lũy và đổi mới. Tính lịch sử của văn hóa được duy trì bằng truyền thống văn
hóa. Đặc trưng của truyền thống lại biểu hiện ở tính di tồn và tính cộng đồng.
- Tính giá trị: là đặc trưng quan trọng của văn hóa. Giá trị là những chuẩn mực được cộng đồng chấp
nhận và theo đuổi. Giá trị văn hóa là “thành quả mà dân tộc hay 1 con người đạt được trong quan hệ với
thiên nhiên,với xã hội và trong sự phát triển của bản thân mình”. Nói tới giá trị vh là nói tới thái độ, trách
nhiệm và những quy tắc ứng xử của mọi người trong những quan hệ giữa bản thân mình với gia đình, xã hội
và thiên nhiên. Văn hóa chỉ bao gồm các giá trị, các vẻ đẹp. - Tính dân tộc:
+ Là đặc trưng cho ta thấy cách thức tồn tại và biểu hiện của mọi cộng đồng, mọi nền văn hóa. Một nền văn
hóa cụ thể luôn chịu sự chi phối, chế ước của hoàn cảnh tự nhiên và rất nhiều điều kiện sinh hoạt vật chất
của con người. Ví như: Có cây chè thì mới có văn hóa uống trà, có văn phòng tiếp khách và thời gian nhàn
rỗi mới có cái gọi là “văn hóa salong” của giới quý tộc châu Âu.
+ Mỗi dân tộc sẽ có 1 ngôn ngữ chung, tuân thủ phong tục tập quán chung, cùng chia sẻ những điều kiện
sinh hoạt vật chất và tinh thần, nuôi dưỡng thành tố chất tâm lí và tính cách chung. Đó là biểu hiện tính dân tộc của văn hóa.
 Đặc trưng cơ bản của văn hóa có thể giúp chúng ta nhận thức 1 cách đầy đủ, toàn diện hơn về bản chất của văn hóa.
Các chức năng cơ bản của văn hóa - : Tí
Chức năng tổ chức xã hội
nh hệ thống là thuộc tính hàng đầu của văn hóa. Khi nói đến đặc trưng
của văn hóa ta đã nêu lên tính chất này để lưu ý rằng đây là một thuộc tính bản chất, thể hiện mối liên hệ
khăng khít hữu cơ, sự xâm nhập, tương tác, chi phối và chế ước lẫn nhau giữa các thành tố văn hóa cùng tạo
nên diện mạo, sức sống và bản chất sâu xa của 1 nền văn hóa. Văn hóa với tư cách là 1 hiện tượng xã hội,
thẩm thấu, hiện diện và bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhờ tính hệ thống mà thực hiện được
chức năng tổ chức xã hội. Đây là một chức năng quan trọng, nó duy trì kết cấu xã hội, thực hiện sự liên kết
và tổ chức đời sống cộng đồng thông qua các thiết chế xã hội-văn hóa. Thiết chế xã hội là 1 chức năng hoạt
động xã hội được đặt ra để duy trì và phát triển các chức năng của xã hội, còn được xem như là đại diện của 3 Đềề c ng c ươ s ơ văn hóa Vi ở t Nam ệ
hệ thống chuẩn mực xã hội, vận hành trong mọi sinh hoạt kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo, văn hóa-xã hội…
- Chức năng điều tiết xã hội: Đặc trưng quan trọng thứ 2 của văn hóa là tính giá trị. Hiểu một cách
ngắn gọn thì giá trị là những chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận và theo đuổi. Giá trị là nhân tố quan
trọng của hành vi cá nhân. Nó điều chỉnh các nguyện vọng và hành động của 1 con người, là cơ sở để đánh
giá hành vi và định đoạt lợi ích xã hội của các thành viên trong cộng đồng. Do đó giá trị xác định các tiêu
chuẩn của thang bậc xã hội, làm nền tảng cho cuộc sống chung.
Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi cá nhân hay nhóm xã hội có nhiều nhu cầu và họ phải thường xuyên
lựa chọn các phương thức ứng xử thích hợp nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình. Sự lựa chọn đó giống
như 1 hành động giá trị có liên quan mật thiết với tiêu chuẩn của khung giá trị chung của cộng đồng. Với
mức ổn định lớn, khung giá trị này là cơ sở để các thành viên trong cộng đồng lựa chọn các phương thức
hoạt động, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu và chuẩn mực của xã hội. Nền văn hóa nào
cũng có 1 bảng giá trị được coi như bộ chỉnh của xã hội. Bảng giá trị xã hội làm nhiệm vụ định hướng cho
mục tiêu phấn đấu của mỗi các nhân và cộng đồng…Căn cứ vào đó mà xã hội thường xuyên chấp nhận,
sàng lọc điều chỉnh để duy trì sự ổn định và không ngừng tự hoàn thiện, từ đó văn hóa thực hiện được chức
năng quan trọng thứ 2 là điều tiết xã hội. -
: Đặc trưng quan trọng thứ 3 của văn hóa đó chính là tính lịch sử.
Chức năng giáo dục Văn hóa là
sản phẩm của hoạt động con người, chứa đựng vốn kinh nghiệm xã hội. Tính lịch sử của văn hóa thể hiện ở
chỗ nó bao giờ cũng hình thành trong 1 quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ. Tính lịch sử tạo cho văn
hóa một bề dày, 1 chiều sâu. Nó tạo nên các trầm tích và truyền thống văn hóa. Nhờ đó, văn hóa thực hiện
được chức năng giáo dục. Nhân cách con người được tạo dựng và hun đúc, trước hết bởi các giá trị văn hóa
truyền thống của cộng đồng. Một đứa trẻ mới sinh chưa thực sự là con người bởi nó chưa tiếp nhận được 1
phẩm chất xã hội nào của loài người truyền cho cả. Đúng như nhà xã hội học người Mĩ R.E Pacco đã nói:
“Người không đẻ ra người”. Đứa trẻ chỉ nên người trong quá trình giáo dục. Truyền thống văn hóa luôn thực
hiện chức năng giáo dục của mình đối với con người. Bằng con đường giáo dục hữu thức và vô thức từ khi
chào đời cho đến khi trưởng thành, con người nhận được sự dạy bảo của truyền thống văn hóa.
Trong các chức năng của văn hóa thì chức năng giáo dục là chức năng bao trùm nhất. Nó đóng vai
trò định hướng giá trị, chuẩn mực xã hội cho con người, quyết định việc hình thành và phát triển nhân cách
con người. Từ chức năng này mà văn hóa phát sinh thêm chức năng là đảm bảo tính kế tục lịch sử. Các chức
năng khác như nhận thức, thẩm mĩ, dự báo, giải trí có thể coi như là những tiểu chức năng hỗ trợ cho việc
thực hiện chức năng giáo dục của văn hóa.
- Chức năng giao tiếp: Đặc trưng thứ 3 của văn hóa là tính nhân bản (nhân sinh). Đây là thuộc tính
cốt lõi của văn hóa. Nó cho phép phân biệt văn hóa như 1 hiện tượng xã hội với các giá trị tự nhiên. Văn hóa
là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính chất
như khai khoáng, đẽo gỗ hoặc tinh thần như đặt tên, tạo truyền thống cho các cảnh quan thiên nhiên.
Do gắn liền với con người và hoạt động của con người trong xã hội, văn hóa trở thành 1 công cụ giao
tiếp quan trọng. Thông qua ngôn ngữ, chữ viết, con người tiếp xúc với nhau, trao đổi với vói nhau, thông
báo cho nhau, yêu cầu hoặc tiếp nhận ở nhau các thông tin cần thiết về hoạt động của cộng đồng. Cùng với
ngôn ngữ và vượt lên trên tính trực tiếp của ngôn ngữ, văn hóa bằng hệ thống các giá trị chi phối cách ứng
xử và giao tiếp của cá nhân với bản thân, gia đình và cộng đồng. Mọi nền văn hóa đều hướng đến con người,
vì cuộc sống của con người và cộng đồng. Nhờ đặc điểm chung này, văn hóa còn đóng vai trò là chiếc cầu
nối giữa các thế hệ, các dân tộc, quốc gia, tạo nên sự tiếp xúc, giao lưu giữa các nền văn hóa. Bằng tính vị
nhân sinh, văn hóa thực hiện được chức năng thứ 4 của mình đó là chức năng giao tiếp. Nếu ngôn ngữ là
hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó. Văn hóa được coi là sợi dây nối liền nhân dân các
nước và các dân tộc…Sự hiểu biết lẫn nhau, sự học tập và tôn trọng lẫn nhau xưa nay đều thể hiện sâu sắc
qua văn hóa, nơi tập trung những biểu hiện rực rỡ nhất của tâm huyết và sức sáng tạo của con người. 4 Đềề c ng c ươ s ơ văn hóa Vi ở t Nam ệ
Câu 3: Phân tích những đặc trưng cơ bản của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp Việt Nam Trả lời:
Văn hóa gốc nông nghiệp hình thành trên lưu vực những con sông lớn, nơi có khí hậu nóng lắm, mưa
nhiều. Do đặc điểm khí hậu và địa hình làm cho loại hình văn hóa này có những đặc trưng cơ bản:
- Trong cách ứng xử với MTTN: nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn
lên, ra hoa kết trái và thu hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên người dân nông nghiệp có ý
thức tôn trọng và ước vọng sống hòa bình với thiên nhiên. :
VD Người VN mở miệng là nói “lạy trời”, “ơn
trời”… “Ơn trời mưa nắng phải thì – Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu” -
: Nghề nông, nhất là nông nghiệp lúa nước sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều, Kiểu tư duy
không phải chỉ phụ thuộc vào một hai hiện tượng riêng lẻ nào, mà là cùng một lúc phụ thuộc vào tất cả: trời,
đất, nắng, mưa… Nắng, mưa nhiều quá hoặc không nắng, không mưa đều nguy hiểm cả. Cho nên người Việt
nói: “Trông cho chân cứng đá mềm – Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng.”
Đó là đầu mối của lối tư duy tổng hợp. Tổng hợp kéo theo biện chứng. Cái mà người làm nông
nghiệp quan tâm không phải tập hợp của các yếu tố riêng rẽ mà là mqh qua lại giữa chúng. Tổng hợp có
nghĩa là bao quát được mọi yếu tố, còn bc là chú trọng mqh giữa chúng. Đó chính là đặc trưng tư duy của
văn hóa gốc nông nghiệp mà nông nghiệp lúa nước là điển hình. Người Việt tích lũy được một kho kinh
nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ này, mà chứng tích là các câu tục ngữ : “Quạ tắm thì ráo, sáo
tắm thì mưa”, “Được mùa lúa, úa mùa cau”, “Được mùa cau, đau mùa lúa”

Người xưa không chỉ tìm ra mqh giữa các hiện tượng tự nhiên mà còn tổng hợp được cả mqh giữa
chúng với các HT trong đời sống thường ngày và trong XH: “Nắng t3, chó gà lè lưỡi”, “thâm đông thì mưa,
thâm dưa thì khú, thâm vú thì chửa”…
- Về nguyên tắc tổ chức cộng đồng: con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình. Hàng
xóm cố định sống lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu:
một bồ cái lí không bằng một tí cái tình”. Lối sống trọng tình cảm dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ.
Trong truyền thống VN, tinh thần coi trọng ngôi nhà coi trọng cái bếp 
coi trọng người phụ nữ 
là hoàn toàn nhất quán và rõ nét: Pn VN là người quản lí kinh tế - tài chính trong gia đình – người nắm “tay
hòm chìa khóa”. Chính bởi vậy mà người VN coi “Nhất vợ nhì trời”, “Lệnh ông không bằng còng bà”…;
còn theo kinh nghiệm dân giân thì “Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng”. Pn VN cũng chính là
người có vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái: “Phúc đức tại mẫu”, “Con dại cái mang”… Vì tầm
quan trọng của người mẹ nên trong tiếng Việt, từ cái với nghĩa là “mẹ” đã mang thêm nghĩa “chính, quan
trọng”: sông cái, ngón cái, trống cái, cột cái
Tư tưởng coi thường pn là từ Trung Hoa truyền vào.
Cho đến tận bây giờ, ở các dân tộc ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như Chàm hoặc hoàn
toàn không chịu ảnh hưởng như người dân tộc Tây Nguyên, vai trò của người pn vẫn rất lớn: pn chủ động
trong hôn nhân, chồng về ở đằng nhà vợ, con cái theo họ mẹ…Người Khơ-me vẫn gọi người đứng đầu
phum, sóc của họ là mê phum, mê sóc (mê=mẹ) bất kể là đàn ông hay đàn bà. -
: từ lối tư duy tổng hợp và bc, luôn đắn đo cân nhắc của người làm
Về cách thức tổ chức cộng đồng
nông nghiệp cộng với nguyên tắc trọng tình dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với từng
hoàn cảnh cụ thể hình thành nên triết lí sống: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”…
Sống theo tình cảm, con người còn phải biết tôn trọng và cư xử bình đẳng , dân chủ với nhau. Đó là
nền dân chủ làng mạc, nó có trước nền quân chủ phong kiến p.Đ và nền DCTS p.T. Lối sống trọng tình và
cách cư xử DC dẫn đến tâm lí coi trọng cộng đồng tập thể. Người nông nghiệp làm gì cũng phải tính đến tập
thể. Luôn có tập thể đứng sau.
- Trong lối ứng xử với MTXH: tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt quy định thái độ dung hợp
trong tiếp nhận; ở VN không những không có CT tôn giáo mà ngược lại mọi tôn giáo đều được tiếp nhận.
Đối với các cuộc CTxl, người VN luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa. Ngày xưa, trong kháng chiến chống
ngoại xâm, mỗi khi thế thắng đã thuộc về ta một cách rõ rang, cha ông ta thường chủ động cầu hòa, mở
đường cho chúng rút lui trong danh dự. 5 Đềề c ng c ươ s ơ văn hóa Vi ở t Nam ệ
Ưu và nhược điểm của loại hình văn hóa gốc NN :
- Tôn trọng TN  gìn giữ được MT sống tự nhiên, tôn sung TN. Tuy nhiên điều này lại khiến con
người trở nên rụt rè, e ngại làm cho p.Đ không có nhiều thành tựu trong chinh phục thiên nhiên.
- Lối tư duy tổng hợp và bc: cơ sở cho đạo học – hệ thống những tri thức thu được bằng kinh
nghiệm, chủ quan, cảm tính, tuy sức thuyết phục thấp vì không được biện luận, CM nhưng diễn đạt ngắn
gọn súc tính và thâm thúy. Tuy vậy, khoa học p.Đ không phát triển cũng vì lí do trên.
- Tổ chức cộng đồng: trọng tình, trọng văn, trọng đức, trọng pn XH hòa thuận, êm ấm, không có 
tư tưởng trọng nam khinh nữ. Tuy vậy lại thiếu tính tổ chức.
- Cách thức tổ chức cộng đồng: trọng cộng đồng, tập thể tinh thần tập thể cao, đoàn kết tạo thành 
sm. Tuy nhiên lại dẫn đến hiệu suất công việc nhiều lúc hông cao “cha chung không ai khóc”. Tính linh
hoạtdễ thích ứng hiếu hòa. Mặt khác, thói tùy tiện cũng dẫn đến tật xấu: giờ cao su, thiếu t  ôn trọng pháp
luật. Lối sống trọng tình càng làm nó trở nên trầm trọng: “một bồ cái lí không bằng một tí cái tình”, tệ “đi
cửa sau”… tính tổ chức chưa cao. 
- Trong lối ứng xử với MTXH: dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo hiếu hòa trong đối phó không 
có CT tôn giáo, đường lối ngoại giao được đánh giá cao. Trái lại có những mặt chưa tốt: hiện tượng “lai
căng” văn hóa, tư tưởng nhún nhường quá mức hay bị ức hiếp.  6 Đềề c ng c ươ s ơ văn hóa Vi ở t Nam ệ
Câu 4: Phân tích để thấy được vai trò của văn hóa trong phát triển: văn hóa là nền tảng, là động lực, là
mục tiêu của sự phát triển.
Trả lời:
Văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền với nhau. Nghị quyết HNTWĐ lần thứ 5 khóa VIII cũng
nhấn mạnh: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển
kinh tế - xã hội.” Đối với một quốc gia, để đạt được mục tiêu phát triển, đáp ứng các nhu cầu vật chất của xã
hội nhất thiết phải có sự tăng trưởng về kinh tế, về cơ sở vật chất, kĩ thuật và công nghệ, xây dựng tiềm lực
và sức mạnh cho quốc gia. Đó là một đòi hỏi đồng thời là một quy luật khách quan. Đánh giá cao tầm quan
trọng của tăng trưởng kinh tế là cần thiết và đúng đắn, song quan niệm chỉ tập trung tăng trưởng kinh tế đơn
thuần, không giải quyết đúng mqh giữa tăng trưởng và phát triển, coi kinh tế là nhân tố quyết định toàn bộ
sự phát triển là hoàn toàn sai lầm. Đất nước ta đặt ra mục tiêu hướng tới xây dựng ĐN XHCN, CNH-HĐH
ĐN. Muốn như vậy trước hết phải có sự phát triển đồng đều, toàn diện mà trước hết là cần xây dựng một
nền văn hóa đậm đà bản sắc, đồng thời xây dựng đội ngũ nhân lực trình độ văn hóa lẫn năng lực đều có chất lượng cao.
- Văn hóa là nền tảng của phát triển: cải tạo chất lượng con người, nâng cao nguồn lực con người
nhằm đáp ứng những nhu cầu phát triển mới của thời đại. Mọi sự phát triển chỉ có thể thực hiện được trên
một nền tảng văn hóa vững chắc về mọi mặt. Yêu cầu sự phát triển bền vững phải gắn phát triển chiều rộng
với chiều sâu, các nhân tố trực tiếp tạo nên sự phát triển chiều sâu chính là nâng cao năng suất lao động, ứng
dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Các nhân tố
trên đều thuộc về văn hóa, do văn hóa xây đắp nên. Bên cạnh đó, khi phát triển văn hóa cần phát triển cả đạo
đức lẫn lối sống, kết hợp cả truyền thống lẫn hiện đại, đặc biệt là sự kế thừa truyền thống.
- Văn hóa là động lực của phát triển, những nhu cầu của văn hóa tạo ra động lực cho sự phát triển.
Chính văn hóa cũng thúc đẩy sự phát triển. Khi xác định văn hóa là động lực của phát triển thì tất yếu phải
làm rõ sức mạnh nội sinh mang tính bản chất cốt lõi của văn hóa trong các chủ thể này trong quá trình vận động và phát triển.
+Nói đến văn hóa là nói đến con người, vì con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, vừa là đối tượng
hưởng thụ văn hóa. Vh khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, phát huy năng lực bản
chất con người. Mục tiêu cuối cùng của văn hóa, kinh tế, chính trị đều là vì con người. Để có đs tinh thần
phong phú thì cần phải có dds vc cao.
+ Gần đây, thực tiễn đã đưa đến một nhận thức mới khi thừa nhận vai trò của văn hóa trong phát
triển, tìm mọi phương thức có thể cho sự phù hợp giữa sản xuất và sáng tạo, để kinh tế phải “bắt rễ” trong
văn hóa. Trong nền kinh tế thị trường, vh hướng dẫn con đường đi đúng đắn cho nền kinh tế, hướng nền
kinh tế phát triển, hạn chế một vài hiện tượng tiêu cực. Không phấn đấu vì tăng trưởng kinh tế một cách đơn
thuần, mù quáng, tuyệt đối không hi sinh văn hóa để đổi lấy tăng trưởng kinh tế.
+ Nền văn hóa với những giá trị mới, sẽ là một tiền đề quan trọng đưa nước ta hội nhập ngày càng
sâu hơn, toàn diện hơn vào nền KTTG, đb là nền vh p.Đ cổ vũ và hướng dẫn cho con người một lối sống
chừng mực, hài hòa, với sức tài sản của hành tinh chúng ta. Nó đưa ra mô hình ứng xử thân thiện giữa con
người với thiên nhiên, vì sự phát triển bền vững cho thế hệ hôm nay và cho các thế hệ mai sau.
- Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển, mọi sự phát triển đều hướng tới xây dựng một môi trường
văn hóa ngày một phục vụ con người hiệu quả, hữu ích hơn. Mục tiêu của sản xuất vật chất là tạo ra ngày
càng nhiều của cải vật chất bảo đảm cho nhu cầu phát triển thể chất, đời sống vật chất của con người. Song
phát triển kinh tế không có mục đích tự thân, mà cái đích cần đạt tới là vì sự phát triển hạnh phúc, tự do,
toàn diện của con người. Và đó chính là văn hóa. Mục tiêu cuối cùng, cao nhất của sản xuất tinh thần không
phải chỉ là các sản phẩm tinh thần mà qua đó cần đạt tới cái đích nuôi dưỡng và xây đắp con người, để con
người trở thành “người” nhất như C.Mác khẳng định. Như vậy, cả hai lĩnh vực sản xuất đều gặp nhau ở cái
đích cuối cùng là vì con người, cho con người với ý nghĩa cao đẹp và nhân đạo nhất của nó.
VD: - Hàng năm, nước ta tổ chức các lễ hội giao lưu văn hóa với các quốc gia trên thế giới: HQ, NB…để
củng cố mqh, góp phần thúc đẩy sự lk hợp tác cùng phát triển KT, vh, XH…
- Nước ta lấy GD làm trọng tâm, củng cố nền GD bởi QG nào đạt thành tựu GD cao tức có vốn trí tuệ… 7 Đềề c ng c ươ s ơ văn hóa Vi ở t Nam ệ
Câu 1: Trình bày vai trò của Phật giáo trong đời sống văn hóa Việt Nam. Trả lời:
Phật giáo là một tôn giáo lớn được truyền bá vào VN ngay từ đầu Công nguyên bằng cả 2 con
đường: đường thủy thông qua con đường buôn bán với thương gia Ấn Độ, đường bộ thông qua giao lưu vh
với TQ. Phật giáo VN mang cả 2 sắc thái: đại thừa và tiểu thừa của TQ và Ấn Độ. Phật giáo sớm hòa nhập
vào vh bản địa VN, góp phần KĐ sự gắn bó của vh VN với cơ tầng vh Đông Nam Á tiền sử. Phật giáo có vai
trò rất lớn trong đs vh VN.
- Đối với dân tộc, Phật giáo đã từng là cơ sở của khối đại đoàn kết DT, luôn gắn bó với qtr đtr dựng và giữ nước của DTVN.
+ Trong bc gần ngàn năm Bắc thuộc, Phật giáo VN đã hòa mình, gắn bó với DT thông qua việc vận
động tín đồ, Phật tử và nhân dân đoàn kết để phò vua, cứu nước, đánh đuổi ngoại xâm, giành lại đl DT.
LSDT CMR Phật giáo đã có nhiều đóng góp vào sn dựng và giữ nước. Tín đồ Phật giáo cũng hiểu rằng ĐN
có đl thì Phật giáo mới ổn định, phát triển và hưng thịnh.
+ Phật giáo được xem là quốc giáo vào hai thời Lý (1010-1225) và Trần (1225-1400). Các vị vua
thời này đã tạo nên một triều đại lấy đức từ bi làm căn bản cho chính trị và luôn sống vì dân nên đã cố kết
lòng dân để vua tôi, dân chúng đoàn kết chung lòng chống ngoại xâm, XD ĐN.
- Phật giáo còn thể hiện rõ tinh thần nhập thế, góp phần vào nhiệm vụ phát triển chung của ĐN trong nhiều thế kỉ.
+ Phật giáo VN kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời. Vốn là một tôn giáo xuất thế, nhưng nào VN,
Phật giáo trở nên rất nhập thế.
+ Các cao tăng được nhà nước mời tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng. 971, vua Đinh
Tiên Hoàng phong cho đại sư Khuông Việt làm tăng thống; ông cùng pháp sư Đỗ Thuận từng được giao tiếp
sứ thần nhà Tống. Trước khi xuất quân đánh Tống, vua Lê Đại Hành đã hỏi ý kiến Sư Vạn Hạnh. Thời Lí,
thiền sư Vạn Hạnh trở thành cố vấn về mọi mặt cho vua Lí Thái Tổ. Thời Trần, các sử Đa Bảo, Viên
Thông…đều tham gia chính sự.
+ Sự gắn bó đạo – đời còn thể hiện ở việc nhiều vua quan quý tộc đi tu. Trong 6 thế hệ đệ tử của phái
Thảo Đường thì có tới 9ng là vua quan đương nhiệm, vua Trần sau khi lên làm Thái Thượng hoàng thì xuất
gia sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm....; ở sân chùa Phổ Minh, quê hương nhà Trần có chiếc vạc đồng lớn (1
trong 4 “An Nam tứ đại khí”) tượng trưng cho quyền lực.
+ Vẫn truyền thống đó, đầu TK XX, Phật tử VN hang hái tham gia vào các hoạt động XH (cuộc vđ
đòi ân xá PBC và đám tang PCT). Thời Diệm-Thiệu, Phật tử Miền Nam đã tham gia tích cực vào pt đtr đòi
hb và ddlDT, nổi bật là sự kiện Phật tử xuống đường đtr phản đối nền độc tài của GĐ họ Ngô, đỉnh cao là sk
hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào mùa hè 1963.
- Phật giáo đóng góp cho vh VN nhiều công trình kiến trúc quan trọng, đặc sắc.
+ Một trong những đóng góp qtr của vh Phật giáo là ngôi chùa, rất đb mà cũng vô cùng gần gũi, gắn
bó với ng dân. Chùa đã hòa nhập vào làng xã mà biến thành Chùa làng. Chùa làng là chùa của làng, nhiều
nơi lấy tên làng để đặt tên cho chùa và thường không phải chùa của sư, tuy rằng vẫn có sư trụ trì. Vai trò của
chùa làng rất quan trọng trong đs tinh thần của nhân dân vì ngôi chùa góp phần hình thành tư tưởng đạo đức,
nhân cách cho dân làng, trong đó phải kể đến vai trò to lớn của nhà sư. “Chùa có sư như nhà có nóc”. Bởi
vậy, một trong những điều đặc biệt là ĐN bị xâm chiếm nhưng làng xã VN không mất, các sinh hoạt trong
cộng đồng làng xã, trong đó ngôi chùa vẫn cơ bản giữ được truyền thống, ít bị đồng hóa. Người dân từ nhiều
đời đã coi ngôi chùa là trung tâm vh, là trường học góp phần GD nền đạo đức, lòng từ bi nên khi vừa dời đô
về Thăng Long, Lý Thái Tổ đã cho XD nhiều chùa và tuyển chọn hàng nghìn người ở kinh thành Thăng
Long xuất gia đi tu. Vì thế, thời Lí-Trần, trung tâm sinh hoạt vh dân gian ở các làng xã quanh các ngôi chùa.
Sang thời Lê, khi khi những ngôi đình xh và phát triển thì chùa làng vẫn không giảm đi phần quan trọng.
Các ngôi chùa nổi tiếng còn tồn tại đến ngày nay: chùa Phật Tích, chùa Dạm, Phổ Minh, Yên Tử, Một Cột… 8 Đềề c ng c ươ s ơ văn hóa Vi ở t Nam ệ
+ Sách vở Trung Hoa đời Minh truyền tụng nhiều về bốn công trình nghệ thuật lớn mà họ gọi là An
Nam tứ đại khí: Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Tháo Báo Thiên, Chuông Quy Điền, Vạc Phổ Minh. Đáng
tiếc là tuyệt đại bộ phận các thành tựu văn hóa đều đã bị quân Minh tàn phá dã man.
- Đv mỗi ng dân VN dù là Phật tử hay không thì Phật giáo cũng góp phần nuôi dưỡng, củng cố, phát
triển CN nhân đạo, đức tính hòa hợp, tinh thần vị tha, những phẩm chất quý báu của con ng VN. Người Việt
tiếp nhận Phật giáo, đồng thời tiếp nhận những tư tưởng bình đẳng, bác ái, vô ngã, vô thường…ở đạo Phật,
những tư tưởng này cùng với tư tưởng cộng đồng cổ truyền đã làm cản trở quá trình phân hóa g/c, làm dịu
những cung đột g/c trong XH.
Sự đoàn kết, hòa hợp của Phật giáo và phát huy truyền thống hòa quyện giữa Phật giáo với Dân tộc
trên con đường phát triển của mình chắc hẳn sẽ làm cho Phật giáo đã, đang phát triển và sẽ còn sống mãi
trong lòng DT và giữa nền văn hóa DG của VN. Hiện nay, những giá trị văn hóa truyền thống DT nói chung
và vh Phật giáo nói riêng đang có dấu hiệu bị phai nhạt. Nhiều người không hiểu giáo lí Phật giáo mặc dù đi
chùa thường xuyên, trong đó có giới trẻ. Trong khi đó, sự cám dỗ về vc ngày càng lớn, đạo đức XH xuống
cấp nghiêm trọng, tệ nạn XH tràn lan, gây bất ổn cho không ít GĐ và phức tạp cho XH, nhưng nhiều ng lại
không tu học, không hiểu nhiều, hiểu sâu. Đó là vđ cần được quan tâm để giữ gìn sự trong sáng của vh Phật giáo ở VN. 9 Đềề c ng c ươ s ơ văn hóa Vi ở t Nam ệ
Câu 2: Trình bày vai trò của Nho giáo trong đs vh VN. Trả lời:
Nho giáo là hệ thống giáo lí của các nhà nho nhằm tổ chức XH có hiệu quả, được cho là do Khổng
Tử sáng lập. Sách kinh điển của Nho giáo gồm 2 bộ: Tứ thư và Ngũ kinh. Nho giáo được các quan lại Trung
Hoa như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp ra sức truyền bá một cách áp đặt vào nước ta từ đầu Công
nguyên. Trải qua hơn 2000 năm, Nho giáo đã tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt đs vh người Việt, đb là đs
tinh thần và tổ chức XH.
- Nho giáo vào VN là Nho giáo của gđ PK tập quyền chứ không phải Nho giáo nguyên thủy mang
màu sắc phân quyền thời Khổng Tử nên nó là ý thức hệ đặc trưng của tầng lớp cai trị PK. Sự thẩm thấu của
Nho giáo vào đs ND vì thế cũng hạn chế.
+ Người dân coi Nho giáo là học vấn của g/c thống trị nên chỉ giữ thái độ “kính nhi viễn chi”. Họ
học Nho giáo để đi thi, làm quan nhiều hơn là học về lối sống. Người dân tiếp thu nhân sinh quan của Nho
giáo trong một chừng mực nhất định, không xung đột với phong tục và không trái lệ làng.
+ Nhà Nho không tách thành một giai tầng đặc biệt, đỗ đạt thì ra làm quan, không đỗ/thôi quan thì
trở về làm người dân bình thường.
- Trong các hoạt động văn hóa, Nho giáo tác động chủ yếu vào các hoạt động văn hóa tinh thần:
+ Trong văn hóa tổ chức cộng đồng, ở cấp độ GĐ, Nho giáo phối hợp với văn hóa Hán làm hình
thành chế độ GĐ phụ hệ đi đôi với nam quyền cực đoan, tồn tại song hành với truyền thống trọng nam đi đôi
với trọng nữ của vh DG. Trong GĐ, gia tộc, quốc gia, Nho giáo trực tiếp làm hình thành chế độ tông pháp,
trao quyền thừa kế, thừa tự cho con trai trưởng chính dòng, song hành với tập quán trao quyền thừa kế, thùa
tự cho con trai út của DG. Trên bình diện QG, Nho giáo là cơ sở làm hình thành tổ chức nhà nước của Đại
Việt, bao gồm hệ thống hành chính, tổ chức quân sự, quan chế, lương bổng…mô phỏng Trung Hoa, tồn tại
song hành với tổ chức cộng đồng cấp làng quê ra đời từ thời VL-ÂL
+ Về tín ngưỡng, nhà nho VN coi Nho giáo như tôn giáo, gạt bỏ, bài xích các tôn giáo khác ngoại trừ
những nội dung được Nho giáo chấp nhận và khuyến khích, như lòng tin vào thiên mệnh, việc tế lễ, thờ
cúng tổ tiên… Vì vật, trong Nho giáo là tôn giáo của đàn ông người Việt, bên cạnh các tôn giáo dành cho
các bà các cô như đạo Phật, đạo Mẫu… +
, sự tác động của Nho giáo và văn hóa Hán đã làm Hán hóa một phần các phong tục Về phong tục
vòng đời, đặc biệt là phong tục hôn nhân, phong tục tang ma. Trong thời trung đại, các phong tục này đều
lấy hình mẫu của Nho giáo và văn hóa Hán làm chuẩn mực. Chính vì vậy mà cho đến ngày nay, vẫn còn
nhiều người viết sách mô tả các phong tục và nghi thức ấy trong văn hóa Việt Nam hiện đại như thể chúng là
bản sao của phong tục Trung Hoa trung đại. Thật ra, bên cạnh các phong tục hôn nhân, phong tục tang ma
theo hình mẫu của Nho giáo và văn hóa Hán trước đây, người Việt ở các vùng miền khác nhau và các tôn
giáo ở Việt Nam đều có cách thức riêng để thực hiện các phong tục ấy.
+ Trong giáo dục, Nho giáo là cơ sở hình thành hệ thống giáo dục chính thống của Việt Nam trung
đại ở bốn cấp kinh đô - tỉnh/đạo - phủ - huyện/châu, và chế độ thi tuyển gồm bốn cấp khảo hạch - thi Hương
- thi Hội - thi Đình, để đào tạo ra quan lại nhà nước, quan viên làng xã. Hệ thống giáo dục chính thống này
tồn tại song hành với mạng lưới giáo dục dân gian trong gia đình, làng xóm, làng nghề, nhằm giáo dục cách
ứng xử với gia đình, cha mẹ, ông bà, tổ tiên, họ hàng, làng xóm, thần linh... Trong lịch sử 844 năm khoa cử
Hán học ở Việt Nam (1075 - 1919), nền giáo dục Nho giáo đã tạo ra hàng nghìn ông Nghè, ông Cử, ông Tú
mà trong số đó nhiều người đã nổi lên thành nhà văn hóa hay nhà khoa học, như nhà sử học Lê Văn Hưu,
danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, nhà sử học Ngô Sĩ Liên, Trạng Lường Lương Thế Vinh, Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà bác học Lê Quý Đôn, thi hào Nguyễn Du,
nhà bác học Phan Huy Chú… +
, Nho giáo đã góp phần làm hình thành các thể văn khoa cử (kinh nghĩa,
Về văn học và nghệ thuật
chiếu, biểu, luận, văn sách, thơ, phú...), các thể loại văn học mô phỏng Trung Hoa (thơ Đường luật, phú, từ,
đối...), các điển tích văn học, các sách giáo khoa truyền thụ Nho giáo, các tác phẩm văn học và nghệ thuật 10 Đềề c ng c ươ s ơ văn hóa Vi ở t Nam ệ
chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Những sản phẩm ấy làm thành dòng văn học nghệ thuật quan phương chính
thống, tồn tại song hành với dòng văn học dân gian, nghệ thuật dân gian.
+ Về ngôn ngữ và văn tự, quá trình tiếp biến văn hóa Hán nói chung, Nho giáo nói riêng đã để lại dấu
ấn sâu đậm trong ngôn ngữ và chữ viết ở Việt Nam. Về ngữ âm, tiếng Việt, tiếng Mường đã biến đổi các phụ
âm cuối, hình thành thanh điệu và rơi rụng các âm tiết phụ của thời Môn - Khơme; riêng tiếng Việt hiện đại
còn rơi rụng các tổ hợp phụ âm đầu. Về ngữ pháp, tiếng Việt, tiếng Mường đã rơi rụng các phụ tố tạo từ của
thời Môn - Khơme; riêng tiếng Việt hiện đại còn hình thành các phụ tố tạo từ gốc Hán - Việt, và mượn nhiều
cách diễn đạt của tiếng Hán. Về từ vựng, trong tiếng Việt, tiếng Mường đều có nhiều yếu tố gốc Hán; riêng
tiếng Việt có đến 70% từ gốc Hán. Hiện nay, tiếng Việt đang sử dụng một bộ phận từ vựng gốc Hán có số
lượng và tần suất sử dụng rất lớn, bao gồm Hán - Việt cổ, Hán - Việt trung đại, Hán - Việt cận đại (khẩu ngữ
của người Hoa Nam bộ), từ ngữ có yếu tố Hán - Việt. Trong vốn từ tiếng Việt, đặc biệt là lớp từ vựng văn
hóa, số lượng các yếu tố gốc Hán chiếm một tỷ lệ áp đảo, cả ở ba cấp độ: từ, ngữ, phụ tố. Bộ phận từ vựng
gốc Hán này bao gồm hầu hết các bình diện văn hóa mà cư dân Việt chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán, trong
đó ảnh hưởng rõ rệt nhất là các hoạt động văn hóa tinh thần: cách thức tổ chức xã hội cổ truyền (con người,
họ tên, quan hệ thân tộc, tổ chức hành chính, tổ chức quân sự, bộ máy quan lại...); tín ngưỡng, phong tục, lễ
hội (tín ngưỡng, tôn giáo, giáo dục, khoa cử, phong tục vòng đời, lễ hội...); văn học, nghệ thuật (thuật ngữ,
các thể văn hành chính và khoa cử, các thể loại văn học bác học, một số loại hình sân khấu...); ngôn ngữ (đặt
địa danh, vay mượn và sao phỏng từ ngữ, cấu tạo từ mới từ các yếu tố gốc Hán...). Quá trình tiếp biến văn
hóa Hán và Nho giáo trong ngôn ngữ ấy tồn tại song hành với quá trình bảo tồn ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng
gốc Môn - Khơme, và tiếp biến các ngôn ngữ Tày, Chăm, Hoa, Khơme, Pháp trong tiếng Việt.
Về văn tự, chữ Hán là văn tự chính thức của Việt Nam trong suốt thời phong kiến tự chủ, và vì là
phương tiện chuyên dùng chuyển tải Nho giáo, nên chữ Hán thường được gọi là chữ Nho, chữ Thánh hiền.
Quá trình tiếp biến văn hóa Hán và Nho giáo trong chữ viết ấy tồn tại song hành với quá trình Việt hóa các
văn tự ngoại lai. Từ khi ra đời dưới thời Trần, chữ Nôm, loại văn tự phái sinh từ chữ Hán, vừa được dùng để
chuyển tải văn hóa dân gian, vừa được dùng để chuyển tải văn hóa quan phương chính thống theo Nho giáo.
Và đến đầu thế kỷ XX, với phong trào Duy Tân - Đông Du, chữ Quốc ngữ, hình thành từ thế kỷ XVII, đã
phát triển thành văn tự của toàn dân, giúp chuyển tải những tư tưởng, tri thức mới, thoát ly Nho giáo.
Như vậy, trong chặng đường hơn 2000 năm tiếp xúc văn hóa Hán của Việt Nam, Nho giáo đã thật sự
tác động mạnh vào xã hội Việt Nam trong hai giai đoạn: Hậu Lê (1428 - 1527) và nhà Nguyễn (1802 -
1883). Hai đối tượng chịu ảnh hưởng rõ nhất của Nho giáo và văn hóa Hán là chủ thể văn hóa và văn hóa
tinh thần. Trong chủ thể văn hóa, Nho giáo đã tác động chủ yếu đến các giai cấp, tầng lớp trên trong xã hội,
chứ không ăn sâu bén rễ vào các giai cấp, tầng lớp dưới. Đối với văn hóa tinh thần, Nho giáo đã góp phần
làm hình thành dòng văn hóa quan phương chính thống, chứ không thay thế được dòng văn hóa dân gian
vốn có một bề dày lịch sử gắn với ý thức tộc người, làm nên cốt lõi của văn hóa tộc người. Tức là, Nho giáo
đã làm tách đôi kiến trúc thượng tầng của xã hội Việt Nam, làm hình thành dòng văn hóa quan phương theo
Nho giáo, song hành và đối lập với dòng văn hóa dân gian bản địa. Hai dòng văn hóa này dung hợp lẫn
nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Nho giáo ở Việt Nam được Việt hóa một phần, khác với Nho giáo ở Trung Hoa.
Văn hóa dân gian Việt cũng bị Nho giáo hóa một phần, nhiều phong tục gốc Hán và gốc Việt tồn tại song
song. Cho nên sẽ rất sai lầm nếu quan niệm hoặc mô tả văn hóa Việt như một bản sao của văn hóa Hán.
Hơn nữa, ảnh hưởng của Nho giáo và văn hóa Hán đối với văn hóa Việt Nam cũng chỉ kéo dài đến
cuối thế kỷ XIX. Trong nền văn hóa Việt Nam đương đại, Nho giáo không còn là tôn giáo, ý thức hệ hay học
thuyết chính thống, chỉ là tàn dư trong một số phong tục và nghi lễ. 11 Đềề c ng c ươ s ơ văn hóa Vi ở t Nam ệ
Câu 3: Trình bày hiểu biết của ac về vh làng trong đs vh người Việt. Trả lời:
Làng là khối dân cư ở nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt và là đơn
vị hành chính thấp nhất thời PK.
- Đặc trưng cơ bản của vh làng xã VN là tính cộng đồng và tính tự trị.
+ Việc tổ chức nông thôn đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau tạo nên tính cộng đồng làng xã.
Tính cộng đồng là sự lk các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng tới những người khác
– nó là đặc trưng dương tính, hướng ngoại.
+ Sản phẩm của tính cộng đồng ấy là một tập thể làng xã mang tính tự trị: làng nào biết làng ấy, các
làng tồn tại khá biệt lập với nhau và phần nào độc lập với triều đình PK. Mỗi làng là một “vương quốc” nhỏ
khép kín với luật pháp riêng (hương ước) và “tiểu triều đình” riêng (nội đồng kì mục là cơ quan lập pháp, lí
lịch là cơ quan hành pháp; nhiều làng tôn xưng 4 vị tuổi cao nhất làng là “tứ trụ”). Sự biệt lập đó tạo nên
truyền thống “phép vua thua lệ làng”. Tình trạng này thể hiện quan hệ dân chủ đặc biệt giữa nhà nước PK với làng xã ở VN.
 Tính cộng đồng và tự trị chính là 2 đặc trưng bao trùm nhất, quan trọng nhất của làng xã; chúng
tồn tại // như 2 mặt của 1 vấn đề.
- Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình – bến nước – cây đa.
+ Làng nào cũng có một cái đình. Đó là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi phương diện.
Trước hết, nó là một trung tâm hành chính, nơi diễn ra mọi công việc quan trọng, nơi hội họp, thu sưu thuế,
giam giữ và xử tội phạm nhân… Thứ đến, đình là một trung tâm vh, nơi tổ chức các hội hè, ăn uống, nơi
biểu diễn chèo tuồng. Đình còn là một trung tâm về mặt tôn giáo. Thế đất, hướng đình được xem là quyết
định vận mệnh cả làng; đình cũng là nơi thờ thần Thành Hoàng bảo trợ cho dân làng. Cuối cùng, đình là một
trung tâm về mặt tình cảm. Nói đến làng là nghĩ đến cái đình với all những tình cảm gắn bó thân thương
nhất: “Qua đình ngả nón trông đình – Đình bn ngói thương mình bấy nhiêu.”
+ Do ảnh hưởng của Trung Hoa, đình từ chỗ là nơi tập trung của all mn dần chỉ còn là nơi chốn lui
tới của đàn ông. Bị đẩy ra khỏi đình, pn quần tụ lại nơi bến nước (những làng không có sông chảy qua thì có
giếng nước) – chỗ hàng ngày chị em gặp nhau cùng rửa rau, vo gạo, giặt giũ, chuyện trò.
+ Cây đa cổ thụ mọc um tùm ở đầu làng, gốc cây có miếu thờ lúc nào cũng khói hương nghi ngút –
đó là nơi hội tụ của thánh thần: “ ”. Cây đa,
Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề”; “Sợ thần sợ cả cây đa
gốc cây có quán nước, còn là nơi nghỉ chân gặp gỡ của những người đi làm đồng, những khách qua đường…
Nhờ khách qua đường, gốc cây đa trở thành cánh cửa sổ liên thông làng với TG bên ngoài.
- Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là lũy tre. Rặng tre bao kín quanh làng, trở thành một thứ
thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm: đốt không cháy, trèo không được, đào đường hầm thì vướng rễ không
qua. Lũy tre là một đặc điểm quan trọng làm cho làng xóm phương Nam khác hẳn ấp lí Trung Hoa có thành
quách đắp bằng đất bao bọc.
- Tính cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất. Do vậy nên người VN luôn sẵn sàng đoàn kết giúp
đỡ lẫn nhau, coi mn trong cộng đồng như anh chị em trong nhà: “tay đứt ruột xót”, “chị ngã em nâng”, “lá
lành…
” Do đồng nhất cho nên người VN luôn có tính tập thể rất cao, hòa đồng vào cuộc sống chung. Sự
đồng nhất cũng chính là ngọn nguồn của nếp sống dân chủ - bình đẳng bộc lộ trong các nguyên tắc tổ chức
nông thôn theo địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp, theo giáp.
- Mặt khác, lại cũng chính do đồng nhất mà ở người VN, ý thức về con người cá nhân bị thủ tiêu:
Người VN luôn hòa tan vào các mqh XH, gq các xung đột theo lối hòa cả làng. Điều này khác hẳn với
truyền thống p. T, nơi con người được rèn luyện ý thức cá nhân từ nhỏ.
- Sự đồng nhất còn dẫn đến chỗ người VN hay : “
dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể Nước trôi thì bèo trôi”,
“Nước nổi thì thuyền nổi”. Tệ hại hơn nữa là tình trạng “Cha chung không ai khóc”; “Lắm sãi không ai
đóng cửa chùa”… Cùng với thói dựa dẫm, ỷ lại là tư tưởng cầu an (an phận thủ thường) và cả nể, làm gì
cũng sợ rút dây động rừng nên có việc gì thường chủ trương đóng cửa bảo nhau…
- Một nhược điểm trầm trọng t3 là thói cào bằng, đố kị, không muốn cho ai hơn mình (để all đều
giống nhau): “Xấu đều hơn tốt lơi”, “Khôn độc không bằng ngốc đàn”… 12 Đềề c ng c ươ s ơ văn hóa Vi ở t Nam ệ
 Những thói xấu có nguồn gốc từ tính cộng đồng này khiến cho ở VN, khái niệm “giá trị” trở nên hết sức
tương đối (KĐ đặc điểm tính chủ quan của lối tư duy nông nghiệp): Cái tốt, nhưng là tốt riêng rẽ thì trở
thành xấu; ngược lại, cái xấu nhưng là xấu tập thể thì trở nên bình thường.
- Tính tự trị chú trọng nhấn mạnh vào
. Khởi đầu là sự khác biệt của cộng đồng (làng, sự khác biệt
họ) này so với cộng đồng (làng, họ) khác. Sự khác biệt – cơ sở của tính tự trị - tạo nên tinh thần tự lập cộng
đồng: mỗi làng, mỗi tập thể phải tự lo liệu lấy mọi việc. Vì phải tự lo liệu nên người VN có truyền thống cần
cù, đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Nó cũng tạo nên nếp sống tự cấp tự túc: mỗi làng tự
đáp ứng mọi nhu cầu cho c/s của làng mình; mỗi nhà có vườn rau, chuồng gà, ao cá – tự đảm bảo nhu cầu về
ăn; có bụi tre, rặng xoan, gốc mít – tự đảm bảo nhu cầu về ở.
- Mặt khác, cũng chính do nhấn mạnh vào sự khác biệt – cơ sở của tính tự trị - mà người VN có thói
xấu là óc tư hữu ích kỉ: “Bè ai người nấy chống”, “Ruộng ai người ấy đắp bờ”; “Ai có thân người ấy lo, ai
có bò người ấy giữ
”… Óc tư hữu ích kỉ nảy sinh ra từ tính tự trị của làng xã VN và đã luôn bị chính người
Việt phê phán : “Của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bò nó ăn”…
- Thói xấu t2 có nguồn gốc từ tính tự trị là óc bè phái, địa phương cục bộ, làng nào chỉ biết làng ấy,
chỉ lo vun vén cho địa phương mình: “Trống làng nào làng nấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”; “Ta về ta tắm ao ta…”…
- Một biểu hiện của sự khác biệt nữa là óc gia trưởng – tôn ti. Tính tôn ti, sp của nguyên tắc tổ
chức nông thôn theo huyết thống, tự thân nó k phải xấu, nhưng khi nó gắn liền với óc gia trưởng, tạo nên
tâm lí quyền huynh thế phụ, áp đặt ý muốn của mình cho người khác, tạo nên tư tưởng thứ bậc vô lí: “Sống
lâu lên lão làng”; “Áo mặc không qua khỏi đầu
” thì nó trở thành một lực cản đáng sợ cho sự phát triển xã
hội, nhất là khi mà thói GĐ CN vẫn đang là một căn bệnh lan tràn.
- Đặc điểm môi trường sống quy định đặc tính tư duy. Cả hai quy định tính cách của dân tộc. Cuộc
sống NN lúa nước và lối tư duy BC dẫn đến sự hình thành nguyên lí âm dương và lối ứng xử nước đôi. Cho
nên tính chất nước đôi chính là 1 đặc điểm tính cách của DT Việt. Người Việt vừa có tính đoàn kết tương
trợ lại vừa có óc tư hữu, ích kỉ và thói cào bằng, vừa có tính tập thể hòa đồng lại vừa có óc bè phái, địa
phương; vừa có nếp sống DC bình đẳng vừa có óc gia trưởng tôn ti; vừa có tinh thần tự lập vừa xem nhẹ vai
trò cá nhân; vừa có tính cần cù và nếp sống tự cấp tự túc lại vừa có thói dựa dẫm ỷ lại. All cái tốt và xấu ấy
cứ đi thành từng cặp và đều tồn tại ở người VN; bởi lẽ all đều bắt nguồn từ 2 đặc trưng gốc trái ngược nhau
là tính cộng đồng và tính tự trị. Tùy lúc tùy nơi mà mặt tốt hoặc xấu sẽ được phát huy: khi đứng trước những
khó khăn lớn, những nguy cơ đe dọa sự sống còn của cả cộng đồng thì cái nổi lên sẽ là tinh thần đoàn kết và
tính tập thể, nhưng khi nguy cơ ấy qua đi rồi thì thói tư hữu và óc bè phái địa phương lại nổi lên.
Đến thời Nguyễn, việc khai phá DDBNB đã mang lại thêm một khuôn mặt mới cho làng xã VN. Nét
đặc trưng của làng xã NB là tính mở: Làng NB không có lũy tre dày đặc bao quanh với cổng làng sớm mở
tối đóng như làng BB. Ở vùng đất cao, bờ tre chỉ còn là một biểu tượng đánh dấu ranh giới các ấp thôn; ở
vùng sông nước, thôn ấp trải dài dọc theo các kênh rạch. Thành phần dân cư của làng NB thường hay biến
động, người dân không bị gắn chặt với quê hương như ở làng BB. Tính cách người nông dân NB cho vậy
cũng trở nên phóng khoáng hơn: làm bn ăn bấy nhiêu, được đến đâu hay đến đó.
Mọi sự đổi thay có lí do của nó. TP cư dân nơi đây biến động vì nơi đây còn nhiều miền đất chưa
được khai phá, người dân có thể rời làng để tìm đến nơi dễ làm ăn hơn. Việc tổ chức thôn ấp theo các dòng
kênh các trục giao thông thuận tiện là sp của thời đại, khi KT hàng hóa đã bắt đầu phát triển. Tính cách
phóng khoáng là do thiên nhiên NB ưu đãi, khí hậu ổn định, hầu như ít gặp thiên tai thất thường. Vì làng NB
có cấu trúc mở, tính cách người NB phóng khoáng, nên vùng này dễ tiếp cận hơn những ảnh hưởng từ bên
ngoài của vh p.T (kể cả những a.h tiêu cực thời Pháp, Mĩ).
Tuy nhiên, dù hay biến động, người NB vẫn sống thành làng với thấp thoáng bóng tre, mỗi làng vẫn
có một ngôi đình với tín ngưỡng thờ thần Thành Hoàng (dù chỉ là Thành Hoàng chung chung), hàng năm cư
dân vẫn tụ họp nhau ở các lễ hội. Dù làm ăn dễ dãi, người NB vẫn giữ nếp cần cù. Dù kinh tế hàng hóa có
phát triển, họ vẫn coi trọng tính cộng đồng, yếu tố hàng xóm vẫn đứng t2 trong thang bậc ưu tiên khi chọn
nơi cư trú: Nhất cận thị, nhì cận lân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền. Bức tranh đó của làng NB đã
góp phần làm nên tính thống nhất của DTVN, vh VN. 13 Đềề c ng c ươ s ơ văn hóa Vi ở t Nam ệ
Câu 4: Giới thiệu/đánh giá về một lễ hội truyền thống/tín ngưỡng trong văn hóa VN. Trả lời:
Tín ngưỡng phồn thực :
Những trí tuệ sắc sảo thì tìm các quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ xây dựng nên triết lý
âm dương, còn những trí tuệ bình dân thì nhìn thấy ở thực tiễn đó một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà họ
sùng bái nó như thần thánh và xây dựng nên tín ngưỡng phồn thực (phồn: nhiều, thực: nảy nở). Tín ngưỡng
phồn thực từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử, được thể hiện ở hai dạng: thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ và .
thờ hành vi giao phối
- Các cơ quan sinh sản được đặc tả để nói về ước vọng phồn sinh. Người xưa, qua trực giác, tin rằng
năng lượng thiêng ở thiên nhiên hay ở con người có khả năng truyền sang vật nuôi và cây trồng. Do vậy tín
ngưỡng phồn thực, với nhiều nghi thức thờ cúng, phát sinh và phát triển đa dạng.
+ Hình nam nữ với bộ phận sinh dục phóng đại được tìm thấy trên tượng đá với niên đại hàng nghìn
năm tr.CN ở Văn Điển (Hà Nội), ở những hình khắc trên đá trong thùng lũng Sa-pa, ở nhà mồ Tây Nguyên…
+ Ở Hà Tĩnh và nhiều địa phương có tục thờ cúng nõ nường (nõ: cái nêm, tượng trưng cho sinh thực
khí nam; nường: nang, mo nang, tượng trưng cho sinh thực khí nữ). Hội làng Đồng Kị (Hà Bắc) có tục rước
sinh thực khí (làm bằng gỗ) vào ngày 6 tháng giêng; tan hội hai sinh thực khí được đốt đi và tro đem chia
cho mọi người mang ra rắc ngoài ruộng – hành động này có tác dụng như một ma thuật truyền sinh cho mùa
màng. Theo các cụ thì năm nào bỏ qua tục này, trong làng sẽ có nhiều chuyện không lành xảy ra.
+ Việc thờ sinh thực khí còn thể hiện ở việc thờ các loại cột (cột đá tự nhiên hoặc cột đá được tạc ra,
có thể có khắc chữ dựng trước cổng đền miếu, đình chùa) và các loại hốc (hốc cây, hốc đá trong các hang
động, các kẽ nứt trên đá).
- Bên cạnh việc thờ sinh thực khí giống như nhiều dân tộc nông nghiệp khác, cư dân nông nghiệp lúa
nước với lối tư duy chú trọng tới quan hệ còn có tục thờ hành vi giao phối, tạo nên một dạng tín ngưỡng
phồn thực độc đáo, đặc biệt phổ biến ở khu vực Đông Nam á.
+ Trên nắp thạp đồng tìm được ở Đào Thịnh (Yên Bái, niên đại 500 năm tr.CN), xung quanh hình
mặt trời với các tia sáng là tượng 4 đôi nam nữ đang giao hợp. Thân thạp khắc chìm hình những con thuyền,
chiếc sau nối đuôi chiếc trước khiến cho hai con cá sấu – rồng được gắn ở mũi và lái của hai chiếc thuyền
chạm vào nhau trong tư thế giao hoan. Hình chim, thú, cóc,… giao phối tìm thấy ở khắp nơi.
+ Ở Hòn Đỏ (Khánh Hòa) khi nhiều ngày liên tục không đánh được cá, người ta phải tới cầu xin, lạy
3 lạy và cầm vật tượng trưng cho sinh thực khí nam đâm vào Lỗ Lường 3 lần (lại con số 3, số lẻ là số ưa
thích của người phương Nam!).
+ Từ thời xa xưa, chày và cối – bộ công cụ thiết thân của người nông nghiệp Đông Nam á – đã là
những vật tượng trưng cho sinh thực khí nam và nữ, còn việc giã gạo là tượng trưng cho hành động giao
phối. Không phải ngẫu nhiên mà trong vô vàn cách khác nhau được tách vỏ trấu khỏi hạt gạo, người Đông
Nam á đã chọn cách này; trên các trống đồng khắc rất nhiều những hình nam nữ giã gạo từng đôi.
+ Không gắn việc giã gạo với tín ngưỡng phồn thực, sẽ không thể nào hiểu được trò cướp cầu – một
trò chơi Việt Nam rất độc đáo đặc biệt phổ biến ở vùng đất tổ Phong Châu (Vĩnh Phú) và các khu vực xung
quanh: Hai phe tranh nhau một quả cầu màu đỏ (dương), ai cướp được thì mang về thả vào hố (âm) của bên
mình. Với cùng ước mong phồn thực, cầu may, cầu hạnh phúc là hàng loạt trò chơi như tung còn, ném cầu,
đánh phết. đánh đáo…. 14 Đềề c ng c ươ s ơ văn hóa Vi ở t Nam ệ
+ Vai trò của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống của người Việt cổ lớn tới mức chiếc trống đồng –
biểu tượng sức mạnh, quyền lực cũng đồng thời biểu tượng toàn diện cho tín ngưỡng phồn thực. Cách đánh
trống đồng theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt trống được khắc trên chính các trống đồng và còn được
bảo lưu ở người Mường hiện nay là mô phỏng động tác giã gạo – động tác giao phối. Trên tâm mặt trống là
hình mặt trời với những tia sáng biểu trưng cho sinh thực khí nam, và giữa các tia sáng là một hình lá với
khe ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ. Xung quanh mặt trống thường gắn các tượng cóc – con cóc
trong ý thức của người Việt là “cậu ông trời”, mang theo mưa, khiến cho mùa màng tốt tươi, cũng là một
dạng biểu trưng của tín ngưỡng phồn thực.
Ngay cả những hiện tượng tưởng chừng rất xa xôi như chùa Một Cột (dương) trong cái hồ vuông
(âm), tháp Bút (dương) và đài Nghiên (âm) ở cổng đền Ngọc Sơn (Hà Nội), cửa sổ tròn (dương) trên gác
Khuê Văn (tượng trưng cho sao Khuê) soi mình xuống hồ vuông (âm) Thiên Quang Tỉnh trong Văn Miếu
vv…, cũng đều liên quan tới tín ngưỡng phồn thực. Cũng không phải ngẫu nhiên mà ở các nơi thờ cúng
thường gặp thờ ở bên trái là cái mõ và bên phải là cái chuông: Sự việc đơn giản này là biểu hiện của cả lí
luận “Ngũ hành” lẫn tín ngưỡng phồn thực – cái mõ làm bằng gỗ (hành Mộc) đặt ở bên trái (phương Đông)
là dương, cái chuông làm bằng đồng (hành Kim) đặt ở bên phải (phương Tây) là âm. Tiếng mõ trầm phải
hòa với tiếng chuông thanh: nếu không có nam nữ, âm dương hòa hợp sẽ không có cuộc sống vĩnh hằng.
Tín ngưỡng phồn thực qua trò diễn h
ội làng Châu thổ Bắc Bộ
Khi sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh còn hạn chế thì họ tin và thờ phụng, cầu mong
nhiều thứ. Hệ thống tín ngưỡng lúc bấy giờ thật đa dạng, hỗn tạp, mà một trong những biểu hiện là tín
ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng cầu mong sự sinh sôi nảy nở về con người, cầu phồn thịnh trong sản xuất,
thịnh vượng của mùa màng. Các cơ quan sinh sản được đặc tả để nói về ước vọng phồn sinh. Người cổ sơ,
qua trực giác, tin rằng năng lượng thiêng ở thiên nhiên hay ở con người có khả năng truyền sang vật nuôi và
cây trồng. Do vậy tín ngưỡng phồn thực, với nhiều nghi thức thờ cúng, phát sinh và phát triển đa dạng.
Ở Việt Nam, mảnh đất gió mùa nhiệt đới tuy được lợi về ánh sáng và độ ẩm, nhưng lại nhiều dịch
bệnh, thiên tai, nên cư dân nông nghiệp lúa nước nơi đây thường xuyên phải vật lộn với thiên nhiên không
mấy ưu đãi để đảm bảo cuộc sống. Tâm thức đó là nền móng vững chắc của tín ngưỡng phồn thực. Nhưng,
người Việt một mặt chịu sự chi phối của nguyên lý kết hợp hài hòa âm dương, nguồn cội của sinh sôi nảy
nở, mặt khác lại ảnh hưởng khá sâu sắc tư tưởng của một số tôn giáo ngoại lai (Phật giáo, Đạo giáo, Nho
giáo) sau khoảng thời gian dài diễn ra quá trình đan xen văn hóa. Để giải quyết cái nghịch lý ấy, tín ngưỡng
phồn thực phải hóa thân để tồn tại, nó ẩn chứa vào các nghi lễ và trò diễn trong các lễ hội của làng xã cổ truyền.
Tín ngưỡng phồn thực được biểu đạt bởi rất nhiều hình thức khác nhau, tùy theo phong tục của từng
vùng mà có những cách làm và thờ những hình “giống” khác nhau. Nhưng bên cạnh những tiểu dị ấy vẫn có
những cái đại đồng của văn minh nông nghiệp lúa nước. Cơ quan sinh sản của nam và nữ được “hình tượng
hóa” thành hai vật thiêng linga và yoni, được Việt hóa với cái tên nõ và nường. Nõ: khúc gỗ ngắn tượng
trưng cho sinh thực khí nam, nói lên sức mạnh dương khí, sinh sản. Nường: mảnh gỗ hình tam giác có đục
lỗ, tượng trưng cho sinh thực khí nữ, biểu thị sức chứa đựng.
Chất liệu nếu không là đá, gỗ, mo cau thì cũng là tre, lá dứa, mà cách điệu nữa là lúa, bột, gạo làm
nên những biểu tượng khác nhau mang hàm nghĩa cho dương vật (cột đá dựng đứng, cột trụ tròn, cây bông,
cây gậy, lưỡi cày, sừng trâu, quả cầu tròn, chiếc bánh chưng dài…) và âm vật (khe đá, bánh dày, lỗ tròn hoặc
vuông…), biểu hiện cho sức mạnh về sinh sản hoặc mang yếu tố phồn thực được sùng bái trong Hindu giáo và tín ngưỡng dân gian. 15 Đềề c ng c ươ s ơ văn hóa Vi ở t Nam ệ
Người dân Sơn Đồng (Quốc Oai, Hà Tây) cũng có cách tổ chức lễ hội rất độc đáo. Vào hai ngày
mùng 6 tháng 2 âm lịch, dân làng có tục thi bánh dày và trò cướp bông. Để làm bánh dày trắng và thơm,
làng phải cử ra những bà nội trợ có tài ngâm gạo đồ xôi, sao cho xôi dẻo mà không nát. Người dân Sơn
Đồng giã xôi bằng mẹt được xoa mỡ với lòng đỏ trứng gà để khỏi dính. Chày giã dài nửa sải tay, đầu chày
được bọc bằng mo cau, nhưng không nguyên chiếc, mà phải tước ra thành từng nan rồi đan thành phên kín
sau mới bó vào đầu chày, thít chặt bằng lạt giang. Với cách bọc này chày giã lâu mà không bị rách. Mo cau
bọc lấy đầu chày, là một hình thức liên tưởng đến tín ngưỡng phồn thực xưa. Không chỉ có vậy, khi nặn
bánh, người ta chia một nửa nặn thành những chiếc bánh dày tròn (không có nhân) cỡ bằng quả cà bát, cứ
hai bánh kẹp vào làm một, còn nửa kia nặn thành những chiếc bánh dày cuốn cỡ như chuôi liềm ngoài bọc lá
chuối giữa có nhân đậu xanh rang nghiền nhỏ trộn mật. Một bộ bánh gồm một cặp bánh dày tròn và một
bánh dày cuốn. Dân gian gọi tắt là bánh dày bánh cuốn. Việc xếp bánh lên mâm bồng cũng theo một trật tự
riêng có ẩn ý. Trước tiên người ta úp lên giữa mâm một chiếc rá mới để làm cốt. Tiếp đó, bánh cuốn được
xếp dựng đứng quanh thân rá, theo vòng tròn cho đến hết, sau đó từng cặp bánh dày được xếp kín mặt mâm
cao dần và thu vòng nhỏ dần cho đến khi phủ kín bánh cuốn tạo thành một mâm bánh hấp dẫn, đầy đặn.
Cách xếp này phải chăng cũng thể hiện sự giao hòa âm dương? Sau cuộc rước bánh là diễn trò cướp bông.
Mỗi thôn sẽ làm một cây bông, một cây tre đực tươi, đủ ngọn, đủ lá, thân thẳng, dài khoảng 5m. Từ giữa hai
ống tre người ta tước ập vào bọc lấy xung quanh mấu thành một đám bông tướp tre xù tròn lên, rồi nhuộm phẩm ngũ sắc.
Các ống tre được dán khoanh bằng những băng giấy nhiều màu. Người được giao nhiệm vụ tung cây
bông là các cô đào nương của gánh hát ca trù. Trước đó các cô tung những viên xôi xin từ bàn thờ thánh ra
tứ phía, sau đó nâng cây bông lên nói dăm câu tục lệ, múa vài đường và tung cây bông lên trời. Cuộc cướp
bông bắt đầu và kéo dài từ chiều mùng 6 đến chạng vạng sáng hôm sau. Trò cướp bông đã thể hiện sự hòa
quyện âm dương một cách nhuần nhị. Tục xưa truyền rằng năm nào cướp bông càng vui thì năm đó càng
được mùa và đàn ông cướp bông để có con trai, đàn bà cướp bông để lấy khước cho con mình (1).
Như vậy, qua một số trò diễn trong hội làng nêu trên, có trò còn mang giá trị nghệ thuật đã phản ánh
được nội dung một hình thức tín ngưỡng dân gian. Những trò diễn đó là nhằm biểu đạt lòng tin vào thế giới
hư ảo, bên ngoài do trình độ nhận thức nhiều mặt của người xưa còn thấp. Tuy nhiên giá trị thực tiễn của
lòng tin là: con người rất mực chân thành đối với điều mình ngưỡng mộ và phải có lòng tin đó thì con người
và cộng đồng đó mới tiến hành một cuộc sống bình thường được. Con người thời xưa tự hình thành các tín
ngưỡng dân gian và lấy những điều tự đặt chân thành đó làm đòn bẩy tinh thần cho cộng đồng của mình.
Mặt khác, trò diễn còn giúp chúng ta hiểu rằng tín ngưỡng phồn thực thuở nguyên sơ vốn là một
quan niệm gắn bó rất chặt chẽ với quan niệm tín ngưỡng nông nghiệp, là tín ngưỡng cơ bản nhất của cư dân
trồng trọt, nó rất phong phú và đã ảnh hưởng sâu đậm tới sinh hoạt xã hội ở nông thôn. Nó không phải là
hiện tượng dâm tục mà là ước vọng cơm no áo ấm ngàn đời của cư dân luôn phải “trông trời, trông nước,
trông mây” để làm nông nghiệp. 16