Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam ( Phật giáo )- Môn cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam ( Phật giáo )- Môn cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177)
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: Phật giáo (Sự ra đời,quá trình xâm nhập và đặc điểm phật giáo VN)?
1. Sự ra đời của Phật giáo:
Đạo Phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng TK 6 TCN, người sáng lập là thái
tử Siddhartha (Tất Đạt Đa). Thời kỳ này xã hội Ấn Độ chia làm
bốn đẳng cấp cách
biệt nhau… Đẳng cấp Bà la môn (tu sĩ) - địa vị cao nhất; đẳng cấp Sát đế lỵ (vương
công quý tộc, chiến binh); đẳng cấp Vệ
xá (thợ thủ công, thương nhân, nông dân);
đẳng cấp Thủ đà la (nô lệ); ngoài ra
còn có một tầng lớp người thuộc hàng cùng
khổ dưới đáy xã hội, bị mọi người khinh rẻ.
Trước khi có sự ra đời của đạo Phật, mâu thuẫn giữa các đẳng cấp trên hết
sức gay gắt được thể hiện trong những cuộc đấu tranh mang tính chất toàn xã hội.
→ Nỗi bất bình của thái tử về sự phân chia đẳng cấp, kỳ thị màu da và đồng cảm
với nỗi khổ của muôn dân là những nguyên nhân hình thành tôn giáo mới.
Song, bỏ qua những truyền thuyết về Tất Đạt Đa tìm đường cứu khổ cho
chúng sinh mà sáng lập ra đạo Phật thì có thể thấy rằng thực chất Phật giáo ra đời là
do kết quả của cuộc đấu tranh gay gắt giữa các giai cấp, đấu tranh giữa thần
quyền và thế quyền, giữa những người nắm kinh tế của xã hội và những người nắm
tư tưởng xã hội. Cuộc đấu tranh ấy đã lôi kéo đông đảo quần chúng nghèo khổ tham
gia. Thay bằng thành quả bình đẳng thật sự nơi trần gian, quần chúng đã nhận được
sự bình đẳng trong tư tưởng, nơi gọi là cõi Niết bàn của nhà Phật.
2. Nội dung cơ bản của đạo Phật:
Thực chất, đạo Phật là học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. –“Ta chỉ dạy
một điều: khổ và khổ diệt.” (Đức Phật)
Cốt lõi của học thuyết: Tứ diệu đế (4 chân lý kì diệu) và Tứ thánh đế (4 chân lý thánh).
Toàn bộ giáo lý Phật giáo được xếp thành 3 tạng (tạng: chứa đựng).
Kinh tạng: các bài thuyết pháp của Phật và 1 số đệ tử.
Luật tạng: các lời Phật dạy về giới luật và nghi thức sinh hoạt của chúng tăng.
Luận tạng: những lời bàn luận.
Đạo Phật là một tôn giáo vô thần, không cùng bản chất với mọi tôn giáo
khác. Đạo Phật không quan niệm về Đấng sáng tạo ra thế giới. Thế giới tự nó
vận động và phát triển thông qua luật vô thường nhân quả.
Do sự bất đồng ý kiến trong giải thích kinh Phật, đạo Phật chia làm 2 phái:
Phái Thượng Tọa: xu hướng bảo thủ, chủ trương bám sát kinh điển,
giữ nghiêm giáo luật. Phật tử phải tự giác ngộ cho bản thân mình; chỉ
thờ Phật Thích Ca và chỉ tu đến bậc La Hán. → pt lên phía Bắc (TQ;
Triều Tiên; Nhật Bản;...) → Bắc Tông.
Phái Đại Chúng: chủ trương không cố chấp theo kinh điển, khoan
dung trong thực hiện giáo Phật; thu nạp tất cả những ai muốn quy y;
giác ngộ cho nhiều người; thờ nhiều Phật; tu qua bậc La Hán, Bồ Tát
đến Phật. Tự xưng là Đại Thừa và gọi phái Thượng Tọa là Tiểu Thừa.
→ pt xuống phía Nam (Đông Nam Á) → Nam Tông.
3. Quá trình xâm nhập và phát triển:
Đạo Phật được truyền bá vào Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên bằng hai con đường cơ bản:
Đường thủy 🚢 thông qua con đường buôn bán với thương gia Ấn Độ ngay
từ đầu công nguyên. Phật giáo Giao Châu lúc này mang màu sắc Tiểu thừa Nam tông.
Đường bộ thông qua giao lưu văn hóa với T
rung Quốc khoảng TK IV -
TK V. Trung Quốc khi ấy cũng tiếp nhận Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ
nhưng là Phật giáo Đại thừa Bắc tông – đã lấn át, thay thế luồng Nam tông trước đó.
Từ Buddha theo tiếng Hán là Phật-đồ, vào tiếng Việt được rút lại
thành Phật; từ đây Phật dần thay thế cho từ Bụt. Bụt chỉ còn trong các
quán ngữ với nghĩa ban đầu (gần chùa gọi Bụt bằng anh → vì quá
thân thuộc với người bề trên mà sinh ra suồng sã; quên cả lễ nghĩa,
phép tắc); hay chuyển nghĩa thành ông tiên trong các truyện dân gian…
Từ TQ, có 3 tông phái Phật giáo được truyền vào VN: Thiền tông (tĩnh tâm;
trí tuệ → phổ biến giới thượng lưu), Tịnh Độ tông (trong sáng; sự giúp đỡ
từ bên ngoài → giới bình dân → phổ biến khắp VN quản>) và Mật tông (bí mật, phép tu huyền bí, mật chú, ấn quyết,... → hòa
vào tín ngưỡng cầu đồng, yểm bùa,... của VN).
=> Như vậy Phật giáo Việt Nam mang cả sắc thái Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc.
Đạo Phật truyền vào Việt Nam không phải thông qua con đường chiếm lược,
không phải do sự cưỡng chế của Trung Hoa mà thông qua đường giao
thương buôn bán. Đạo Phật đến bằng con đường hòa bình; những giáo lý
của đạo Phật về bình đẳng, bắc ái, cứu khổ cứu nạn…gần gũi với cư dân Việt
Nam do đó dễ được chấp nhận.
Đạo Phật truyền bá ở Việt Nam tính đến nay đã khoảng 2000 năm, trải qua
các thời kỳ lịch sử, Phật giáo từ lâu vốn đã đi sâu vào quần chúng nhân dân
Việt Nam, gắn bó với sinh hoạt cộng đồng của người Việt một cách tự nhiên.
→ Phật giáo được tôn là Quốc giáo.
Thời Lý - Trần, Phật giáo đạt đến độ cực thịnh - toàn dân theo Phật,
rất nhiều chùa, tháp có quy mô lớn hoặc kiến trúc độc đáo được xây
dựng vào thời kì này như chùa Phật Tích, chùa Diên Hựu (Một Cột),
chùa Phổ Minh, chùa Quỳnh Lâm, hệ thống chùa Yên Tử, tháp Bình
Sơn,... Hay theo sách vở Trung Hoa truyền tụng về An Nam tứ đại khí
gồm: tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh) - bằng đồng, cao 6
trượng (24m); tháp Bảo Thiên (HN) (1057 - Lý Thánh Tông) - 12
tầng, cao 20 trượng, bằng đá và gạch (tầng 12 bằng đồng), từng là đệ
nhất danh thắng đế đô; chuông Quy Điền (1101 - Lý Nhân Tông) -
bằng đồng, đường kính 1,5 trượng, cao 3 trượng; Vạc Phổ Minh (thời
Trần Nhân Tông) (chùa Phổ Minh - Nam Định) - sâu 4 thước, rộng 10 thước, >7tấn.
Nhà Lê lấy Nho giáo làm Quốc giáo → Phật giáo dần suy thoái.
Đầu TK XVIII - Quang Trung có tâm chấn hưng lại đạo Phật nhưng vì vua
mất sớm nên vẫn chưa thu được kết quả.
TK XX, phong trào chấn hưng Phật giáo nổi lên, bắt đầu ở các đô thị miền Nam.
Những năm 30, các hội Phật giáo ở Bắc kì, Trung kì được thành lập.
Đạo Phật thân thiết tới nỗi dường như mỗi người VN nếu không theo tôn
giáo khác thì theo đạo Phật hoặc có cảm tình với đạo Phật.
4. Đặc điểm của Phật giáo VN:
Tính tổng hợp: – đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp và cũng là đặc trưng
nổi bật nhất của Phật giáo VN.
Khi vào VN, Phật giáo đã được tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng
truyền thống của dân tộc và tổng hợp chặt chẽ với chúng.
Hệ thống chùa Tứ pháp vẫn chỉ là những đền miếu dân gian thờ
các vị thần tự nhiên: Mây, Mưa, Sấm, Chớp và thờ đá. Lối kiến
trúc phổ biến của chùa Vn là “tiền Phật hậu Thần” với việc đưa
thần thánh, thành hoàng, thổ địa, các anh hùng dân tộc vào thờ
trong chùa. Hầu như không chùa nào không để bia hậu, bát
nhang cho những linh hồn đã khuất.
Phật giáo VN tổng hợp các tông phái khác nhau. Ở VN, không có
tông phái Phật giáo nào thuần khiết.
Dòng thiền Tì-ni-đa-lưu-chi pha trộn với Mật giáo. Tiêu biểu là
thiền sư Vạn Hạnh, Nguyễn Minh Không,... (thời Lý) đều nổi tiếng giỏi pháp thuật.
Tổng hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác – Nho, Đạo.
Kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời.
Vốn là 1 tôn giáo xuất thế nhưng vào VN lại trở nên rất nhập
thế. Các cao tăng được nhà nước mời tham chính hoặc cố vấn:
vua Đinh Tiên Hoàng phong cho sư Khuông Việt làm tăng
thống; trước khi đánh Tống, vua Lê Đại Hành đã hỏi ý kiến sư Vạn Hạnh;...
Khuynh hướng thiên về nữ tính: – đặc trưng bản chất của văn hóa nông nghiệp.
Bồ tát Quán Thế Âm về VN trở thành Phật Bà Quan Âm nghìn mắt
nghìn tay; người Tày Nùng gọi Phật Tổ Thích Ca là Mẹ Pựt Xích Ca,
… Người VN cũng tự tạo ra Phật Bà riêng như đứa con gái nàng Man
thành Phật Tổ VN, bà Man trở thành Phật Mẫu; rồi Quan Âm Thị
Kính (Quan Âm tống tử); Phật bà chùa Hương (Quan Âm Diệu Thiện,
Bà chúa Ba);... Các chùa: chùa Bà Dâu, chùa bà Đanh, chùa Bà Tướng,... Tính linh hoạt:
Coi trọng phúc đức, trung thực hơn đi chùa.
Coi trọng thờ cha mẹ, đồng nhất cha mẹ với Phật.
Có hiện tượng phá giới luật: cưới vợ cho sư.
Bản địa hóa: đầu Phật Bà chùa Hương còn có lọn tóc đuôi gà của
người phụ nữ VN; tượng Phật hiền hòa; chùa có mái cong.
Đồng nhất Phật với thần linh trong tín ngưỡng.
→ Tính tổng hợp và tính linh hoạt đã tạo điều kiện hình thành nhánh Phật giáo Hòa Hảo.
Ngoài đóng góp làm cho văn hóa Việt Nam thêm phong phú, khách quan thì
ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ là một đối trọng của ảnh hưởng văn hóa
Trung Hoa trên đất Việt. → Nó có tác dụng trung hòa ảnh hưởng quá mạnh
mẽ vào nền văn minh Trung Hoa; góp sức cùng cơ tầng văn hóa Việt cổ ngăn
chặn khuynh hướng đồng hóa của văn minh Trung Hoa; góp phần làm nên
cái khác của văn hóa Việt so với văn hóa Trung Hoa.
VD: Ở Thăng Long đời Lý, Hoàng Thành Thăng Long mở 4 cửa, nếu ở
phía cửa Bắc thờ thánh Trấn Vũ – một vị thần linh Trung Hoa được
hội nhập vào đất Việt thì ở cửa Đông lại thờ thần Bạch Mã là ảnh
hưởng của Ấn Độ, và cửa Tây Long thành được mang tên “Quảng
Phúc Môn”, mở ra phía Tây để mong phúc lớn rộng “phúc đẳng hà
sa” của đức Phật ở Tây Thiên.
Câu 2: Nho giáo (Sự ra đời, quá trình xâm nhập, đặc điểm)?
Nho giáo được xem là hệ tự
tưởng có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến xã
hội VN; là nền tảng đạo đức gd con người; có đóng góp to lớn vào việc tổ chức nhà
nước, duy trì trật tự xã hội; phát triển kinh tế, sáng tác văn học trong các triều đại
quân chủ như nhà Lý - Trần - Lê - Nguyễn. 1. Sự ra đời:
Cơ sở của Nho giáo:
Được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng
góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội
loạn lạc, Khổng Tử (551 TCN) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống
hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi
ông là người sáng lập ra Nho giáo.
Sách kinh điển của Nho giáo gồm Ngũ kinh: Kinh Thi (thơ ca dân gian);
Kinh Thư (truyền thuyết đời các vua cổ: Nghiêu, Thuấn, Kiệt…); Kinh Lễ
(lễ nghi đời trước); Kinh
Dịch (âm dương, bát quái); Kinh Xuân Thu (sử ký
nước Lỗ). <Đúng ra còn 1 bộ Kinh Nhạc bị thất lạc, chỉ còn 1 ít được gộp
chung vào Kinh Lễ gọi là Nhạc kí.>
Sau khi Khổng Tử mất: Học trò Luận ngữ
tập hợp lại lời dạy của thầy và soạn ra .
Học trò xuất sắc của ông là Tăng Sâm (Tăng Tử) soạn ra sách Đại
học dạy phép làm người quân tử.
Học trò khác là Khổng Cấp (cháu nội Khổng Tử) viết ra Trung Dung
nhằm phát triển tư tưởng của Khổng Tử về cách sống dung hòa, không thiên lệch.
Vào khoảng năm 390 - 305 TCN có Mạnh Tử là người bảo vệ xuất sắc
tư tưởng của Khổng Tử, những lời của ông được học trò biên soạn thành sách Mạnh Tử.
Về sau “Đại học”; “Trung Dung”; “Luận ngữ”; “Mạnh Tử” hợp lại
được gọi là Tứ thư. → Tứ thư và Ngũ kinh là sách gối đầu giường của Nho gia.
Như vậy, Mạnh Tử đã khép lại giai đoạn quan trọng - giai đoạn hình thành
Nho giáo. → Nho giáo nguyên thủy hay còn gọi là tư tưởng Khổng-Mạnh.
2. Nội dung cơ bản và sự phát triển của Nho giáo:
Nho giáo tổng hợp cả 2 truyền thống văn hóa du mục phương Bắc và văn hóa nông nghiệp phương Nam.
Tinh hoa du mục phương Bắc: thể hiện ở trọng sức mạnh nên đề cao
chữ DŨNG; trọng tôn ti nên đề cao CHÍNH DANH; tham vọng “bình
thiên hạ”, đưa tới chủ nghĩa bá quyền hậu → nô lệ; Nhật mở cửa → pt, độc lập>.
Tinh hoa văn hóa nông nghiệp phương Nam: trọng tình nên đề cao
chữ NHÂN; tinh thần dân chủ, ngũ luân bình đẳng huynh, bằng hữu>; coi trọng văn hóa - nhất là văn hóa tinh thần.
Người quân tử phải tu thân – có đức có tài.
Đạt ĐẠO: các mqh xh (quân-thần; phụ-tử; phu-phụ; huynh-đệ; bằng hữu).
Đạt ĐỨC: nhân - trí - dũng. (Mạnh Tử: nhân - lễ - nghĩa - trí).
Biết lục nghệ: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số (lễ; nhạc; bắn cung; thư pháp; cưỡi ngựa).
Người quân tử đã tu thân thì phải thể hiện bằng hành động: tề gia - trị quốc - bình thiên hạ. Nhân trị.
Chính danh. (minh quân - trung thần).
→ thể hiện sự hài hòa trong văn hóa Bắc - Nam.
Nho giáo nguyên thủy thất bại vì “Nhân trị” → Tần Thủy Hoàng thay bằng
Pháp trị → được trọng dụng.
Đời Hán: Đổng Trọng Thư và Hán Vũ Đế lấy Nho giáo làm Quốc giáo – Hán Nho thắng thế.
3. Quá trình thâm nhập và phát triển Nho giáo ở VN:
Hán Nho đã được các quan lại Trung Hoa ra sức truyền bá từ đầu Công
Nguyên. Tuy nhiên, do đây là thứ văn hóa do kẻ xâm lược áp đặt nên suốt
thời gian chống Bắc thuộc, Nho giáo chưa có chỗ đứng trong xã hội VN.
Đến năm 1070 , với sự kiện Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu thờ Chu
Công, Khổng Tử mới có thể xem là Nho giáo chính thức được tiếp nhận.
→ Chính vì vậy, Nho giáo VN chủ yếu là Tống Nho.
Thời Lý-Trần, Nho giáo vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi vì độ phổ biến và
ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo.
TK XV, Thời Lê, Nho giáo trở thành Quốc giáo – do sự lớn mạnh của Nho
giáo (đk chủ quan) cùng nhu cầu cải cách quản lý đất nước (yêu cầu khách
quan). → giai đoạn Nho giáo độc tôn.
Nhà Lê cho dựng nhà Thái Học, dựng lại Quốc Tử Giám, cho cả quý
tộc cả dân thường (nếu học giỏi) học tập. Nội dung học tập để thi cử
là Nho giáo, những điều Nho giáo dạy để thành người biết suy nghĩ và
hành động theo quy định của Nho giáo.
Nho giáo thịnh suy theo bước thăng trầm của triều đình: Thời Lê sơ thì Nho
giáo thịnh, chí sĩ đua nhau đi thi để ra làm việc nước. Thời Lê mạt thì Nho
giáo suy, nhiều nhà nhà xuất sắc (như Nguyễn Bỉnh Khiêm) lui về ở ẩn.
Nhà Nguyễn lên cầm quyền, địa vị Nho giáo một lần nữa được khẳng định
để rồi mất hẳn khi phải đối mặt với sự tấn công của văn hóa phương Tây.
Nhà nước phong kiến VN chủ động tiếp nhận Nho giáo chính là để khai thác
những yếu tố là thế mạnh của Nho giáo, thích hợp cho việc Tổ chức và Quản lí Nhà nước.
Nhà nước quân chủ VN (đặc biệt là triều Lê, Nguyễn) đã học tập cách
tổ chức triều đình và hệ thống pháp luật của TQ.
Hệ thống thi cử tuyển chọn người tài vào bộ máy cai trị được vận dụng
từ đầu thời Lý, hoàn thiện vào thời Trần và hoàn chỉnh vào thời Lê.
Chữ viết cổ của người Việt đã mai một và mất hẳn → sử dụng chữ Hán
(thường gọi là chữ Nho) làm văn tự chính thức. Nhưng từ cuối thời
Bắc thuộc, trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm.
Có nhiều yếu tố của Nho giáo khi vào VN đã bị biến đổi cho phù hợp với
truyền thống văn hóa dân tộc.
Trọng tình người, trọng truyền thống dân chủ.
Tư tưởng trung quân ái quốc.
Trọng văn, sĩ nhưng ức thương (TQ, Nhật trọng cả văn, võ, thương).
Câu 3: Đặc trưng cơ bản của văn hóa:
1. Tính hệ thống: → Chức năng tổ chức xã hội.
Mỗi hiện tượng văn hóa chỉ tồn tại và được lý giải sự tồn tại trong hệ thống của nó.
Các hiện tượng văn hóa có thể mất đi hoặc biến đổi, hiện tượng văn hóa mới
xuất hiện. → Hệ thống mở.
VD: Có một câu nói: “Khi người ta chưa biết Napoleon là ai thì ông
đã trở thành Bonaparte rồi. Khi châu Âu chưa biết Bonaparte là ai thì
ông đã trở thành Napoleon.” Với câu nói này thì phần lớn người châu
Á, châu Phi, những người không tìm hiểu về lịch sử phương Tây thì
không thể nào hiểu được. Hay khi chúng ta nói về tục nhuộm răng
đen, tục ăn trầu, về Kim Trọng, thần Kim Quy, nỏ thần của vua An
Dương Vương, thanh gươm của Lê Lợi,... thì người phương Tây cũng
khó có thể hiểu nổi. Bởi tất cả các điều đó đều nằm trong một hệ thống
văn hóa nhất định - văn hóa phương Đông, văn hóa nông nghiệp, văn
hóa VN. Những người nằm ngoài hệ thống đó ắt sẽ rất khó hoặc không
thể lý giải ý nghĩa thực sự của các giá trị văn hóa đó.
Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa với tư cách là một thực thể bao trùm mọi
hoạt động của xã hội,thực hiện chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hóa
thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội,cung cấp cho xã hội mọi
phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của
mình. Văn hóa là nền tảng của xã hội.
2. Tính lịch sử: → Chức năng giáo dục.
Mỗi hiện tượng văn hóa đồng thời cũng là một hiện tượng mang tính lịch sử.
Tức hiện tượng ấy được sinh ra trong lịch sử, tồn tại, vận động, biến đổi và tan biến trong lịch sử.
Bên cạnh đó, khi quan sát tính lịch sử, cần nhìn nhận hiện tượng văn hóa ấy ở 2 chiều cạnh:
Lịch đại - biến thiên qua từng giai đoạn lịch sử. → Quan sát trong sự vận động, biến đổi.
VD: Tục nhuộm răng đen là một tục lệ lâu đời, xuất hiện từ thời
Hùng Vương, tồn tại suốt mấy ngàn năm và trở thành một quan
điểm thẩm mỹ phổ biến - “Răng đen ai nhuộm cho mình/ Cho
duyên mình đẹp, cho tình anh say.” Song, trước sự biến đổi
trong quan niệm thẩm mỹ của xã hội, tục nhuộm răng đen đã
trở thành 1 hiện tượng văn hóa “thiểu số”. Đa số người hiện
đại đều đánh giá cao một hàm răng trắng sáng.
Đồng đại - cùng thời đại. → Quan sát trong mối tương quan với những
hiện tượng văn hóa khác cùng thời với nó.
Vũ Trọng Phụng đã sử dụng thành công tính lịch sử văn hóa
đồng đại vào văn chương. Nhà văn thu nhận tất cả những hiện
tượng văn hóa thời ông sống - 1 xã hội Tây hóa, 1 HN nhức
nhối về nạn mại dâm… và thổi vào nhân vật những lời thoại,
hành động lặp đi lặp lại. Từ đó, Vũ Trọng Phụng đã tạo nên bản
sắc riêng cho nhân vật, đồng thời khắc họa rõ nét mọi hiện
tượng tồn đọng trong xã hội bấy giờ.
Các hiện tượng văn hóa đều mang tính lịch sử nhưng những hiện tượng lịch
sử chưa hẳn đều là văn hóa; thậm chí nó là phản văn hóa, phi văn hóa. Chẳng
hạn như chiến tranh đã phản lại văn hóa, hủy diệt văn hóa, các giá trị vật chất, tinh thần…
Tính lịch sử được quy định bởi tính giá trị.
Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục. Văn hóa thực hiện chức năng
giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định mà còn bằng cả những
giá trị đang được hình thành. Hai loại giá trị này đang là chuẩn mực mà con
người hướng tới. Nhờ nó mà văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình
thành nhân cách trồng người. Từ chức năng giáo dục, văn hóa còn có chức
năng phát sinh là đảm bảo tính kế tục của lịch sử.
3. Tính giá trị: → Chức năng điều chỉnh xã hội.
Phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu nhiều mặt đời sống con người của các hiện tượng văn hóa.
Các giá trị của văn hóa không bao giờ tồn tại một cách riêng lẻ mà luôn tồn
tại trong một hệ thống. → hệ giá trị.
Có rất nhiều loại giá trị căn cứ vào các tiêu chí khác nhau.
Căn cứ vào tính chất của giá trị: gt vật chất; gt tinh thần.
VD: Gt vật chất - phục vụ cho nhu cầu vật chất của con người:
đường xá, xe cộ, bút, giấy,...; gt tinh thần: tôn giáo, giáo dục,...
Căn cứ vào thời gian tồn tại: gt nhất thời; gt lâu dài.
VD: gt nhất thời: trend thời trang, đạo tam tòng,...; gt vĩnh cửu:
pháp luật, tôn giáo, văn chương chân chính, y học,...
Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng: gt phổ quát; gt đặc thù.
VD: gt phổ quát: hệ thống luật pháp, chính trị…; gt đặc thù:
văn hóa mời cơm trong các gđ VN, thắp hương cầu phúc,...
Tính giá trị được cảm nhận và đánh giá bởi con người. → Tính nhân sinh.
Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện chức năng điều
chỉnh xã hội, giúp xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động, không
ngừng hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp định
hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội.
4. Tính nhân sinh: → Chức năng giao tiếp.
Là mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời của văn hóa và con người.
Tính nhân sinh có mối quan hệ 2 chiều:
💸Con người đối với văn hóa:
Con người là nền tảng của văn hóa: Chất lượng con người thế nào
quy định văn hóa thế ấy. Không thể xuất bản 1 nền văn hóa vĩ đại trên
nền tảng những con người yếu kém.
Có thể nhận thấy dễ dàng trong sự khác biệt giữa hội Thánh
Đức Chúa Trời gây ồn ào tại Việt Nam dạo trước với các loại
hình tôn giáo chính tông khác trên thế giới như Phật giáo, Kitô giáo, Do Thái giáo,...
Con người là động lực của văn hóa: Chính những nhu cầu của con
người đã thúc đẩy văn hóa phát triển. Chính những hoạt động văn hóa
của con người đã tiếp tục sáng tạo ra văn hóa.
Con người có nhu cầu tiết kiệm thời gian lao động nên các công
cụ máy móc đã ra đời; con người có nhu cầu củng cố niềm tin,
định hướng nhân cách, sống tốt sống đẹp hơn nên các vị thần
linh, các loại hình tôn giáo,… lần lượt hình thành;...
Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa. Con người sở hữu văn hóa
và dùng chúng để sáng tạo ra những văn hóa mới.
💸Văn hóa đối với con người:
Chính văn hóa cũng sáng tạo ra con người, biến con người thành con người có văn hóa.
Chính nhờ có văn hóa mà con người trở nên nhân văn hơn.
Muốn phát triển văn hóa thì cần phát triển con người. Trong đó,
phương thức quan trọng nhất là lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu.
Do mang giá trị nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với
con người, thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với
nhau. Nếu ngôn ngữ là hình thức thì văn hóa là nội dung của nó.
Câu 4: Định vị văn hóa VN:
1. Các công cụ định vị văn hóa:
Theo địa lý văn hóa:
Trong phạm vi hẹp: VN nằm trong địa bàn cư trú của người Bách Việt.
Trong phạm vi rộng: VN nằm trong vùng cư trú của người Indonesia lục địa.
Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Là giao điểm “ngã tư đường” của các nền văn hóa,văn minh.
Tôn giáo: Có những quan niệm cho rằng VN thuộc cộng đồng các quốc gia
Phật giáo; Nho giáo; hoặc mang tính tổng hợp theo nguyên lý “tam giáo đồng
nguyên” (Phật - Nho - Lão). → Ở VN, việc định vị bằng tôn giáo là rất khó
khăn do thiếu tính đồng nhất về mặt tôn giáo, tín ngưỡng.
Nhân học văn hóa: Văn hóa VN là văn hóa tổng hợp và hỗn dung (nhiều
loại ngôn ngữ, chữ viết, chủng tộc,...)
Giao lưu tiếp biến văn hóa:
Là phương pháp định vị văn hóa dựa trên lý thuyết các trung tâm và sự
lan tỏa văn hóa hay còn gọi là sự khuếch tán văn hóa.
Càng xa trung tâm, ảnh hưởng của văn hóa gốc càng giảm cho
đến khi mất hẳn → tạo ra các vùng giao thoa văn hóa (từ nhiều