Đề cương cuối kì Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội

Đề cương cuối kì Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC PHẦN CSVH VN HK 2
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM
I. Nền tảng tự nhiên sinh thái và dấu ấn trong văn hóa Việt
Nền tảng tự nhiên sinh thái:
- Vị trí địa lý :đặc biệt ( nằm ở góc bán đảo Đông Dương thuộc ĐNA, nhìn ra
biển đông, mệnh danh ban công của Thai Bình Dương, có trên 3000km đg
bờ biển, nằm trên ngã tư tuyến đường giao thương trên biển trong suốt quá
trình lịch sử từ cổ đại cho đến ngày nay, nhưng Việt Nam không phải là giao
lộ nơi các dòng kinh tế, văn hóa,.. gặp gỡ nhau mà là đầu mút, tận cùng của
các tuyến đường giao thông, giao thương -> tạo cho VN 2 khả năng : nếu
như người Việt có khả năng khai thác mở thì có thể tận dụng khai thác yếu
tố biển, nếu có khả năng đóng thì chỉ có thể chấp nhận sự giao lưu trên đất
liền.
- Địa hình: có ¾ đồi núi, ¼ đồng bằng, đồi núi ở Vn phân bố chủ yếu ở Tây
và Tây bắc, chủ yếu là dãy núi có độ cao trung bình và thấp, chủ yếu dãy núi
đá vôi, dễ bị phong hóa theo thời gian( đá mềm xốp dễ khai thác); có 3 đồng
bằng : đb Bắc bộ ( bồi dắp con sông lớn), đb Nam Bộ ( sông mekong, sông
đồng nai), đb Trung Bộ nhỏ hẹp do sông ngắn, nhỏ, nghèo phù sa, thời tiết
khô cạn, khắc nghiệt nên phải vươn ra biển để khai thác. Đồng bằng ít
nhưng phì nhiêu, màu mỡ, đồng bằng phân bố lệch về đông nam và đong
nam khác TQ, NB, HQ, nên việc cày cấy trên đồng ruộng dễ dàng hơn. Khi
muốn tận dụng, khai thác núi thành đồng ruộng dễ hơn do đa phần là dãy
núi đá vôi mềm, dễ tác động.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đều khắp, đb.s. Hồng, đb,s Cử Long,
Trung bình 20kn đường bờ biển có một cửa sông, cả nước có 2360 sông dài
trên 10km, nhiều hồ ao , đầm, phá, kênh, muông, đường bờ biển dài
3260km. Từ thời Văn Lang : kết thúc quá trình biển tiến, cảnh quan đồng
bằng tương đối ổn định
- Khí hậu nhiệt-ẩm-gió mùa. Ẩm : Mưa nhiều, lương mưa tb năm 1500-
2000mm. Ở sườn đón gió nhiều dãy núi lên đến 3500-4000mm -> HỆ SINH
THÁI PHỒN TẠP ( đa dạng giống loài và số lượng cá thể lớn), thực vật
phát triển hơn động vật ( dó khí hậu nên nhiều dịch bệnh, đồng bằng phù
hợp trồng trọt chứ không phải thảo nguyên; hát lượm vượt trội săn bắn;
trồng trọt vượt trội săn bắn
Dấu ấn trong văn hóa Việt:
Tính sông nước:
+ : mô hình bữa cơm: cơm, rau, cá thịt. ăn cơm, rau nhiều, ăn thịt cá ít Ăn uống
( thức ăn mặn), không có thói quen ăn sữa và các sp từ sữa động vật, không có
truyền thống đại gia súc lấy thịt, chăn nuôi gắn với trồng trọt nên thịt đa phần từ
các động vật nhỏ, chủ yếu lấy từ thủy sản ( nhiều hơn hải sản). So với người Nhật,
Hàn,.. yếu tố hải sản ít hơn. Có hệ thống sông ngòi tận dụng mặt sông, hồ nuôi
trồng thủy sản -> ít hướng ra biển. Mâm cơm người miền Trung có yếu tố biển
nhiều hơn ( do yếu tố địa hình kể trên), có vị cay và mặn, cay để dung hòa vị lạnh
từ thức ăn lấy từ nước.
Cách ăn: ăn cả nước lẫn cái. Khác với các nước xứ lạnh, ăn đồ xào, nấu. Người hàn
quốc có canh và cơm nhưng không chan vào cơm. Do người Việt ở xứ nóng cần ăn
nhiều canh, nhiều nước.
Cách chế biến chủ yếu là luộc để phù hợp thời tiết nóng ẩm. Ngoài ra có các món
muối.
Miền Bắc: cơm rau cá, thanh đạm, cầu kì trong chế biến món ăn và sử dụng gia vị
Miền Nam: Tổng họp các bếp ăn Việt – Chăm- Hoa - Ấn , cay – ngọt- lạ- dân dã,
miền Nam là xứ nóng nên món canh cũng đóng vai trò chủ đạo, đa phần là canh
chua
+ Trang phuc-ăn mặc : chất liệu: mỏng nhẹ thấm mồ hôi, nguồn gốc thực vật như
bông, tơ, đay, gai, lanh,... xứ nóng, trông trọt
Cách ăn mặc truyền thống: từ khi người Việt biết làm trang phục để chống chọi với
thời tiết, theo tiêu chí tế nhị, kín đáo, phù hợp với môi trường nóng ẩm và nghề
trồng trọt, dễ thao tác trong lao động. Nam thì ở trần, đóng khố. Nữ thì mặc yếm và
váy. Khi có văn hóa Trung Hoa du nhập vào thì chúng ta tiếp thu thêm cái quần,
nhưng người Việt đã cải biến nó để cho ra đời quần lá tọa – quần có hai ống rộng,
đung sâu, cạp quần to bản, lúc mặc thì buộc dây thắt lưng ra bên ngoai, rồi thả phần
cạp thừa ra bên ngoai. Người Việt thường đi chân đất, đi trên ruộng nước, đi sông,
đi thuyền. Đồ đội thường dùng là cái nón: nón chóp ( nam và nữ) và nón thúng
( nữ).
+ Nhà ở: Kiểu nhà truyền thống là nhà sàn, cả miền núi và đồng bằng. Sau này vào
thời kì Bắc thuộc, học cách làm nhà của người Hán nên chuyển từ nhà sàn xuống
nhà trên nền đất dù vậy nhưng vẫn giữ nhiều yếu tố của nhà sàn. Nhà sàn có nền
nhà cao hơn nền đất để chống âm ướt, lũ lut, thú dữ, côn trùng. Hình thức nhà của
người Việt là nhà cao cửa rộng, sàn nhà cao hơn mặt đất, mái nhà cao, dốc để
nhanh thoát nước, cửa không được cao nếu không sẽ có nắng chiếu xiên, hắt vào
trong nhà, thay vào đó làm cửa rộng chống nắng, mưa, đón được nhiều gió mát.
Chất liệu xây nhà: có nguồn gốc thực vật như rơm, rạ, các loại lá cây và gỗ, khác
với các cư dân có gốc văn hóa du mục thường dựng lều bằng da các con thú. Gốc
nông nghiệp trồng trọt đòi hỏi có sự định cư, ổn định kéo theo yêu cầu có một cái
nhà khá kiến cố, bền chắc thông qua hệ thống, cột, xà và vì kèo tạo thành khung
chắc chắn giữa các yếu tố hình thành nhà. Nhà người Việt có tinh linh hoạt có thể
di dời dễ dàng.
Hướng nhà thường là hướng Nam và Đông Nam, tránh được nắng từ phươngTây,
tránh bão từ phương Đông, gió rét từ phía Bắc và đón gió biển mát từ phía Nam.
Dấu ấn sông nước trong kiến trúc nhà thể hiện ở việc lợp nhà bằng loại ngói có
hình vẩy cá, mái cong, dấu tích nhà sàn ở chân cột và thêm nhà luôn luôn cao hơn
sân; để che mưa che nắng phía trước nhà thường có dại. Trong công trình kiến trúc
truyền thống của người Việt thường có đầu đao cong vút như mũi thuyền đang đi
trên sông nước tuy không có tác dụng chịu lực nhưng lại có tác dụng về mặt tạo
hình làm mái nhà tinh tế, thanh thoát hơn bớt đi tính nặng nề của bộ khung vì kèo.
Tận dụng mặt nước ao hò để làm nơi ở hình thành nên các làng chài, nhà thuyền,...
+ Giao thông đi lại : đời sống nông nghiệp định cư trong các thôn làng với kinh tế
khép kín, tự túc khiến cho người Việt ít có nhu cầu đi lại, con đường dài nhất là từ
nhà ra đồng, từ đồng về nhà, di ngang về tắt. Sống trong nền kinh tế tự cấp, tự túc
mỗi nhà là một đơn vị kinh tế ít có nhu cầu trao đổi hàng hóa nên ít có chợ dẫn đến
hạn chế trong nhu cầu di chuyển và di chuyển ngắn nên đường bộ kém phát triển.
Ngược lại thì giao thông đường thủy rất phát triển: phong phú về phương tiện di
chuyển: thuyền, ghe, bè, mảnh, thúng mùng,... Người Việt giỏi đi trên sông nước,
giỏi bắc cầu, giỏi thủy chiến, tục vẽ mắt cho thuyền,...
Quan hệ giao thương thường diễn ra ở bến sông, bến nước
Đô thị là những thương cảng ven sông, ven biển
Lối đi trên sông nước linh hoạt, đi theo dòng nước, hướng gió không va chạm với
thuyền khác
+ Phong tục tập quán:
- Tín ngưỡng: thờ nước và các loài sống ở vùng sông nước do nước rất quan
trọng trong trồng trọt, dùng để tưới tiêu, gắn liền với nguồn sống, quan điểm
nước là lộc nên trên ban thờ có một bát nước, lễ hội làng thường có nghi thức
rước nước ví dụ như lễ hội đền Trần, ngày Tết kiếng xin nước và cho nước; tục
thờ các loài sống ở nước: thờ cá ông, cá sấu,..., thờ thực vật: thờ lúa dưới các
dạng thờ hồn lúa, thờ vỏ trấu, thờ cây: thờ cây đa, cây gạo
- Tang ma: lễ phẩm hàm, chèo đò, bắc cầu
- Lễ hội, lễ tết: ăn bù chơi bù cho ngày làm mùa vụ bận rộn nên có nhiều lễ hội
phong phú, phân bố theo vụ lúa, mùa lúa nước. Nghĩ lễ cúng tế và trò chơi
thường liên quan đến nghề nông và nước: nghi lễ rước nước, trò ném pháo đất,
đua diều, nhún đu,... thể hiện ước vọng cầu mưa, trò đi cà kheo phản ánh đời
sống cư dân vùng sông, ven biển, thả diều thể hiện ước vọng cầu nắng, cầu cạn,
trò đánh đu, bắt trạch trong chum thể hiện ước vọng cầu duyên
- Ngôn từ: nhiều từ ngữ liên quan đến nghề nông nghiệp, cây trồng; sử dụng
nhiều hình ảnh sông nước để ví von
- Tâm lý: lối sống mềm mại linh hoạt, thích ứng với mọi biến đổi của thời cuộc
như sự mềm mại của dòng nước: ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, nước nổi bèo
trôi,... đề cao tính cộng đồng, tập thể.
Tính thực vật:
+Ăn uống: ăn thực vật chủ yếu. Món chính là cơm “người sống về gạo, cá bạo về
nước”- sản phẩm từ lúa gạo, mọi thứ đều quy ra thóc gạo và không phải ngẫu nhiên
mà có vô số từ để chỉ các thòi điểm phát triển của cây lúa(ví dụ). Làm nhieefu món
ăn từ lúa gạo Tiếp theo là rau và các loại gia vị vô cùng phong phú do nằm trong
vùng nhiệt đới gió mùa. Bên cạnh đó là tục ăn trầu và uống chè, uống rượu. Ngoài
ra còn ăn thịt nhưng chủ yếu là các loại gia cầm hay trâu bò. Nguyên nhân cx bắt
nguồn từ tính thực vật để ng Việt có thể tận dung hết những phụ phẩm dư thừa
trong những vụ thu hoạch mùa màng.
+Mặc: chất liệu may mặc đều từ nguồn gốc thực vật để phù hợp với điều kiện nóng
ẩm mưa nhiều, phù hợp với tính chất nông nghiệp : tơ tằm, tơ chuối, đay , gai,
bông,..
+Ở: nhiều loại nhà khác nhau tuy nhiên nhìn chung thì đều dùng những sản phẩm
của thực vật đó chính là mọi bộ phận đều làm bằng gỗ.
+Đi lại: thuyền cx làm nhiều từ gỗ. Nhiều phương tiện khác bằng gỗ khác như bè,
ghe
+Tín ngưỡng: thờ cây, thờ lúa, cây đa, cây gạo
II. Hoàn cảnh lịch sử xã hội
1.Vị thế địa- chính trị-, địa- văn hóa đặc biệt là cầu nối của đông nam á lục
địa và đong nam á hải đảo, là đầu mút trên giao điểm, ngã tư dường của các nền
văn hóa lớn trên tg, tạo cho nền văn hóa việt nam trong quá trình tiếp xúc, giao
lưu vs vh ngoại lai nổi bật lên 2 tính trội : tính tổng hợp, dung hợp cao và tính
linh hoạt
Tính tổng hợp, dung hợp: “không chối từ”, “dung hòa và hội nhập với mọi sở
đắc văn hóa”. không chối từ các ảnh hưởng của vh ngoại lai, không gặp hiện
tượng mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, xung đột văn hóa, dung hòa vagf hội nhập
mọi sở đắc van hóa, không bài trừ, quay lưng. -> dẫn tới rạn nứt dân tộc, gây
nên sự bất ổn định cho một quốc gia, ví vh việt nam như một nồi lẩu hầm nhừ
(thập cẩm, hòa quyện nhuần nhuyễn giữa các yếu tố nội sinh vs ngoại sinh hoặc
ngoại sinh vs ngoại sinh (Nguyên nhân là do có truyền thống hòa hiếu)
Tổng hợp, dung hợp cao với
Các yêu tố DNA (văn hóa nông nghiệp lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, sử
dụng các công cụ đồng sắt,, vai trò của phụ nữ, đời sống tinh thần phong phú:
quan niệm về tính lưỡng phân, lưỡng hợp và tín ngưỡng thờ nhiều loại thần, hệ
ngôn ngữ Việt Mường). Trong quá trình phát triển của văn hóa đã bị cạnh tranh
nhiều bởi những yếu tố từ nhiều nền văn hóa khác nhưng vẫn giữ được những
nét chung, tạo nên sự tưng đồng văn hóa vs nhiều nước trong khu vực.
Cưỡng bức, tự nguyện với Trung Quốc (Văn hóa Trung Hoa vừa mang nét văn
hóa du mục vừa mang nét văn hóa lúa nước. Vị trí địa lí và điều kiện lịch sử đã
tạo điều kiện cho sự tiếp xúc văn hóa Việt Nam và Trung Hoa. Cưỡng bức 2 lần
thời Bắc thuộc và 1407-1427. Thời xa xưa, tìm thấy nhiều tiền thời tần hàn,
những ụng cụ sinh hoạt kjacs chững tỏ sự giao lưu thông thương từ xa xưa. ở
thời kì tự chủ, nhà nước đại việt đã mô phỏng theo mô hình nhà nước phong
kiến trung hoa. Thời Lý Tràn tổ chức chính trị lấy cơ chế Nho giáo làm gốc tuy
nhiên vẫn còn chịu ảnh hưởng ccura Phật giáo, đến thời Lê thì đã hoàn toàn tự
nguyện lấy Nho giáo làm quốc giáo. Dù có cưỡng bức hay tự nguyện thì người
Việt luôn có ý thức chủ động chống lại sự đồng hóa, tiếp thu những yếu tố tốt
để làm giàu nền văn hóa. Về vật thể: tieesp thu kĩ thuật rèn sắt, làm phân bắc,
làm giấy, đắp đe ngăn sóng biển, làm gốm tráng men, mô phỏng hệ thống giáo
dục theo Nho giáo....
Tự nguyện với Ấn Độ (Khác vs Trung Hóa, Ấn Độ k có biên giới gần với Việt
Nam tuy nhiên vẫn có sự ảnh hưởng lớn tới văn hóa Việt Nam. Văn hóa Ấn Độ
có ảnh hưởng đến nền văn hóa Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ở thiên
niên kỉ đầu có ảnh hưởng đến 3 nèn văn hóa châu thổ bác bộ, chăm pa, óc eo.
Góp phần quan trọng vào hình thành vương quốc Chăm Pa. Văn hóa Chăm Pa
tiếp nhận văn hóa ấn độ từ tổ chức nhà nước. chữ nước, tôn giáo, kiến trúc,
nghệ thuật.. (âm nhạc, múa, hệ thống đền tháp )Với văn hóa châu thổ bắc bộ ,
tiesp nhận văn hóa ấn độ tù thương gia và các nhà sư tiesp nhận Phật giáo.
Vs Phương Tây Thế kỉ XVI các linh mục phương Tây đã vào truyền giáo qua
các hình thức buôn bán, Tuy nhiên ảnh hưởng của văn hóa phương tây chỉ thực
sự mạnh mẽ khi Pháp xâm lược Việt Nam. Sự xuất hiện chữ Quốc ngữ, nhà
máy in, báo chí, các thể loại văn học nghệ thuật mới. Cùng với đó là tiếp thu
nền kinh tế công nghiệp.
Hiện nay Đảnh chủ trương giao luuw văn hóa dưới nhiều hinh thức. Không còn
sự cưỡng bức nữa, sự giao luuw trên tinh thần tự nguyện, tiếp thu nhwuxng yếu
tố ngoại lai để làm giàu văn hóa dân tộc, đồng thời giữ gìn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống.
Tính linh hoạt: Không tiếp thu y nguyên, mà tiếp thu một cách chọn lọc và có
biến đổi. Trong ngôn ngữ, tiếp thu chữ Hán nhưng đọc theo kiểu tiếng Việt tạo
ra lớp từ Hán Việt làm phong phú, giàu tiếng Việt; sử dụng từ tiếng Hán với
nghĩa khác hoàn toàn, sáng tạo chữ Nôm. Biến đổi cách đọc các từ Pháp ví dụ
như các bộ phận của xe đạp. Người Chăm pa cổ dựa vào chữ Phạn để sáng tạo
ra chữ Chăm cổ (khoảng thế kỉ IV-V)Trong tư tưởng: hiểu và lý giải theo cách
của riêng mình ví dụ như trong Nho giáo, không sao chép y nguyên nho giáo
trung hoa mà hiểu và lý giải các nội dung giáo lý theo cách của người việt tạo
nên dòng việt-nho tồn tại song song với Hán nho. Trong tư tưởng Hán Nho đề
cao chữ Trung- Hiếu đặc biệt thời Hán thời vua hán vũ đế để củng cố quyền lực
của nhà vua ông Đổng Trọng Thư giải thích trung vs vua hiếu vs cha mẹ. Khi
người Việt tiếp nhận thì đã lý giải thành trung với nước, hiếu với dân, mở rộng
phạm vi trung hiếu, không phải là đối tượng nhân vật cụ thể, đặt lợi ích tập thể ,
lợi ích dân tộc đất nước lên hàng đầu thể hiện tính chất coi trọng cộng đồng, bờ
cõi, lãnh thổ của người Việt(Nguyễn Trãi và cha). Phật giáo vốn là tôn giáo xuất
thế, khi du nhập vào VN tiếp thu theo tư tưởng nhập thế, tham gia vào cuộc đời,
xem mình là một bộ phận của cuộc đời, chỉ cần tâm tịnh, tư tưởng “ Phật tại
tâm: cực kì mạnh mẽ. Tiếp thu có biến đổi Kito giáo, 10 điều răn của chúa điều
đầu tiên là phải kính yêu chúa hơn tất thảy mọi thứ trên đời, tuyệt đối trung
thành với tôn giáo của mình, khi vào đến VN chủ trương sử dụng Kito giáo theo
hướng tốt đời đẹp đạo, kính chúa nhưng vẫn yêu nước, vẫn có thể đặt bàn thơ tổ
tiên ở trong nhà. Phong tục, tập quán: biến đổi theo văn hóa Việt, tết Hàn Thực
không tưởng nhớ đến ông Giới Tử Thôi mà là lễ tết bánh trôi, bánh chay vì nó
giống như trứng trong bọc trăm trứng thể hiện tinh thần dân tộc, , Tết Đoan Ngọ
tưởng nhớ ông Khuất Nguyên- người Việt gọi là tết sâu bọ, vì thời tiết nóng bức
dễ có dịch bệnh, giun sán nhiều, ăn rượu nếp, sơn móng tay màu đỏ, đeo chỉ
ngũ sắc
2. Lịch sử Việt Nam là lịch sử : của các cuộc chiến tranh vệ quốc và công cuộc
thống nhất đất nước. Người Việt thường xuyên đối mặt với chiến tranh xâm
lược và cả nội chiến tạo nên tinh thần đại đoàn kết dân tộc, lối sống cực kì linh
hoạt, thích ứng nhanh với biến đổi của xã hội. Đât đai là nguồn sống, là vốn quý
của người Việt nên khi đất nước bị xâm lược thì sẵn sàng hy sinh tất cả cho nền
hòa bình của dân tộc. Cả dân tộc là một gia đình lớn, che chở và nuôi dưỡng
nhau vô tư trong nhiệm vụ chiến đấu. Tỉnh táo sắc sảo trong đối phó với kẻ thù.
Vị trí của người phụ nữ trong các cuộc chiến tranh được đề cao. Bên cạnh đó,
người Việt ta cũng không ngừng mở rộng bờ cõi, thống nhất đất nước
3 Nền văn hóa hình thành trên nền tảng xã hội nông nghiệp lúa nước.
- : Nông nghiệp lúa nước là nghê sinh nhai chính. Dân Ứng xử với tự nhiên
nông nhiệp sống phụ thuộc và thiên nhien nên phải có lối sống định cư, phụ
thuộc nhiều vào tự nhiên, khác hẳn với cư dân sống chăn thả hay thương mại.
Trọng hoài hòa, ưa định cư, thiên về yếu tố “tĩnh”. Trời là yếu tố thần lnh điểm
tựa cho người Việt (lạy trời, ối trời ơi,…) cx 1 phần do nông nghiệp lúa nước.
Đề cao tôn trọng, sùng bái tự nhiên: thờ rất nhiều loại thần Sông, Măt Trời, Mặt
Trăng, Mây, Mưa, Nước, Sấm,… khác với cư dân “động” luôn khuyến khich sự
chinh phục tự nhiên.
-Nhận thức: Tổng hợp biện chứng(coi trọng mqh qua lại giữa các yếu tố), trọng
kinh nghiệm (lấy ví dụ các câu ca dao, tục ngữ dẫn đến trọng người già)
Nguyên nhân có sự tổng hợp biện chứng vì nền NN lúa nước cần nhiều yếu tố
như:………. (người ta đi lấy cấy công/Tôi đi cấy còn trông nhiều bề…). Cây
lúa nước là 1 loại cây rất “đỏng đảnh” + việc mưa nắng thất thường nên ng Việt
luôn luôn có tâm lí phòng bị, chuẩn bị sẵn sàng
-Quan hệ xã hội: Nghề nông nghiệp đòi hỏi cần nhiều nhân lực trong nhiều
công việc(cày cấp, đắp đê,…) đề cao cộng đồng tập thể, vai trò cá nhân bị thủ
tiêu, khác vs pTay khi cá nhân, cá thể được đề cao. Trọng tình: 1 bồ cái lí không
bằng 1 tí chữ tình. XH VN truyền thống có xu hướng kéo các mqh xã hội về
mqh gia đình, xử lí mqh pháp lí bằng tình cảm. Trọng văn: trọng sự mềm dẻo
hòa hợp, văn chương, thích thơ ca(thể thơ con cóc). Trọng phụ nữ: vị trí vai trò
của phụ nữ trong dựng và giữ nước, trong gia đình và trong nền nông nghiệp
lúa nước.(lấy 1 số câu ca dao tục ngữ)
-Đối ngoại: Dung hợp trong tiếp nhận (Tam giáo đồng quy: Phật giáo, Nho
giáo, Đạo giáo), Mềm dẻo trong ứng phó (cho giặc 1 con đường sống khi đã
thắng trận),
CHƯƠNG 3: DIỄN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM (VN THỜI SƠ SỬ & VN
THỜI TỰ CHỦ)
I. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI SƠ SỬ
1. Văn hóa Đông Sơn
1.1 Thời gian: Thuộc giai đoạn đồ thau, đồ sắt sớm (thế kỉ 7 TCN -179CN), tương ứng
với 2 nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc.
1.2 Nguồn gốc được hình thành từ 3 nền văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Nam
phân bố tại lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
1.3 Đặc điểm
*Kinh tế:
-Người dân trong văn hóa Đông Sơn vẫn là những cư dân sống dựa chủ yếu vào nền
nông nghiệp lúa nước do chủ yếu sinh sống ở ven các con sông có điều kiện thuận lợi
về nước tưới. Trong thời kì này họ đã biết dùng nhiều loại công cụ để canh tác như
cuốc xẻng, thuổng và đặc biệt là dùng cày – một dụng cụ mang tính quan trọng trong
canh tác nông nghiệp. Cư dân văn hóa Đông Sơn cũng đã biết cấy lúa 2 vụ /1 năm và
chăn nuôi trâu bò để phục vụ sức kéo trong nông nghiệp. Điều kiện sống ở gần các con
sông nên cũng đã hình thành những kĩ thuật đắp đê trị thủy của cư dân thời kì này.
- Bên cạnh sản xuất nông nghiệp thì cư dân văn hóa Đông Sơn đã đạt trình độ điêu
luyện ở kĩ thuật luyện kim đồng. Thành tựu nổi bật ở thời kì này có lẽ phải kể đến đó
là trống đồng Đông Sơn. Thông qua những chiếc trống Đồng vẫn còn tồn tại hiện nay
có thể thấy từ xưa cư dân Việt cổ đã có trình độ kĩ thuật rất cao. Ngoài ra, ở giai đoạn
cuối của văn hóa Đông Sơn, kĩ thuật luyện và rèn sắt cũng bước đầu phát triển.
*Hình thành xóm làng, phân bố ở gần chỗ cao ráo, gần sông để tránh mưa lũ lụt.
chiến tranh nên đã hình thành những vành đai phong thủ như lũy tre làng.
*Cơ cấu bữa ăn: bắt đầu ăn gạo tẻ. Nguyên nhân vì sự gia tăng dân số dẫn đến việc
phải mở rộng địa bàn cư trú, ở những nơi đó việc nuôi trồng lúa nếp không thuận lợi.
Điều này khiến lúa nếp trở nên khan hiếm hơn, thường chỉ được dùng trong những
ngày lễ Tết, lễ hội quan trọng như làm bánh chưng….. Cơ cấu bữa ăn chủ yếu theo mô
hình cơm – rau –cá , thể hiện việc thích ứng và tận dụng tốt những điều kiện tự nhiên
của cư dân Đông Sơn.
*Mặc: Để thuận lợi cho việc nuôi trồng nông nghiệp nên ăn mặc 1 cách tối giản nhất :
Nam thì ở trần đóng khố, đi chân đất; Nữ thì mặc váy và yếm, trong lễ hội thì nữ có
thể có váy lông chim còn nam thì có khố dài thuê. Bên cạnh đó, người Đông Sơn cũng
rất thích đeo đồ trang sức chủ yếu bằng đồng hoặc thủy tinh.
*Nhà ở: Chủ yếu là nhà sàn với mái cong. Nhà sàn là một biện pháp để tránh thú dữ
hoặc mưa bão ngập lụt, còn mái cong có thể là do ảnh hưởng của yếu tố sông nước đến
cách kiến trúc nhà này của cư dân Đông Sơn.
*Đi lại: vì sống chủ yếu ở gần sông, bao quanh là sông nước nên thuyền là phương
tiên đi lại chủ yếu. Ngoài ra cũng có vận chuyển bằng đường bộ.
* Tín ngưỡng: do tính chất của nền văn minh lúa nước là sự phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố tự nhiên (Trông trời, trông đất,…….., ngày đêm) nên có tục thờ cúng các vị
thần tự nhiên như mặt trời, dông, mua, đất,… Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên…
*Phong tục tập quán: rất đa dạng và phong phú ví dụ như xăm mình, ăn trầu, uống
nước bằng mũi, nhuộm rặng đen… Đời sống tinh thần cũng rất phong phú, có nhiều lễ
hội….
2. Văn hóa Sa Huỳnh
2.1Thời gian: tồn tại từ sơ kì đồng thau đến sơ kì đồ sắt sớm.
2.2Nguồn gốc: là sản phẩm của dân nông nghiệp ở đồng bằng ven biển cồn bàu Nam
Trung Bộ
2.3Đặc điểm:
*Kinh tế: đa thành phần:
-Trồng lúa nước: ở những đồng bằng ven biển cồn bàu. Biết sử dụng những dụng cụ
lao động như sắt, cuốc, đục, xà beng.
-Thương nghiệp: đã biết mở rộng quan hệ buôn bán với các cư dân khác trong khu vực
ĐNA, Ấn Độ, Trung Hoa.
-Đi biển đánh cá: do có điều kiện tư nhiên sát ngay với biển nên cư dân Sa Huỳnh thời
kì này đã biết đánh cá.
-Bên cạnh đó làm trang sức, đồ thủy tinh và làm gốm cũng phát triển. Đa dạng về kiểu
loại, chất liệu, màu sắc…..
*Đặc trưng văn hóa: nổi bật nhất là hình thức mai táng mộ chum
-Các khu mộ tập trung ở các cồn cát ven biển sau đó lan ra các đảo ven bờ. cũng có ở
ĐB và núi phía Tây.
-Đa dạng về kích thước và kiểu dáng: trụ, cầu, trứng,…, thường có nắp đậy. Kích
thước lớn nhất có thể cao 1,8 m và đường kính 1m, còn lại chủ yếu là cao 1m và
đường kính 50cm.
-Chỉ có 1 vài mộ tìm thấy xương của trẻ em có thể là chôn tượng trưng. Trong mộ
chum có nhiều đồ tùy táng…..
*Ngoài ra còn có tục thờ mẫu (mẹ, bà) và còn tồn tại đến nay ở các cư dân Tây
Nguyên hay dân tọc Chăm.
3. Văn hóa Đồng Nai:
3.1Thời gian: khoảng 4000 năm cách ngày nay
3.2Phân bố: Đông Nam Bộ
3.3 Đặc điểm
*Kinh tế:
-Trồng lúa cạn, không dùng sức kéo, trồng các loại củ quả cho bột. Bên cạnh đó còn
kết hợp các hình thức chăn nuôi, sắn bắn, hái lượm, đánh bắt cá tôm.
-Công cụ lao động phổ biến và chiếm ưu thế nhất là đá, bởi lẽ ở khu vực này thiếu rất
nhiều quặng kim loại. Kĩ thuật chế tạo đã cũng rất thực dụng để tiết kiệm tối đa sức lao
đọng. Một số công cụ đá phổ biến như cuốc, rìu, mai, hái đục…. Một loại hình bằng
đá khác, đặc trưng cho nền văn hóa Đồng Nai chính là đàn đá- đây có thể được coi là
một loại nhạc cụ cổ truyền lâu đời của dân tộc.
-Làm đồ trang sức và gồm cũng phát triển manjnh. Gồm được là bằng kĩ thuật bàn
xoay không trang trí cầu kì nhưng được nung ở độ nung cao nên chắc chắn.
*Mộ chum cũng rất phổ biến ở văn hóa Đồng Nai
*Đời sống tinh thần: tín ngưỡng phổ biến nhất là sưu tập thẻ đeo với nhiều hình dạng
như ovan, dẹt, bán cầu, tượng lợn, rùa sa thạch, chó săn… bộ sưu tập hơn 60 thanh đàn
đá. ..
II. BỐI CẢNH LỊCH SỬ CHUNG TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI TỰ
CHỦ
Thời kì tự chủ kéo dài gần 1000 năm từ 938 đến 1858 sau chiến thắng quân Nam
Hán của Ngô Quyền năm 938.
1. Các vương triều phong kiến thay thế nhau xây dựng quốc gia tự chủ
938 nhà Ngô, 968 nhà Đinh, 981 nhà Tiền Lê, 1009-1225 nhà Lý, 1225-1400 nhà Trần,
1400-1407 nhà Hồ, sau đó nhà Minh vào xâm lược trong vòng 20 năm. Năm 1428 sau
chiến thắng của Lê Lợi, nhà Lê Sơ được thành lập (1428-1527), nhà Mạc (1527-1592),
Lê trung hưng (1533-1789), nhà Tây Sơn 1788-1801, nhà Nguyễn 1802-1945.
Sự thay thế các vương triều không làm đứt đoạn mà vẫn làm cho dòng chảy lịch sử
được diễn ra liên tục.
2. Là giai đoạn phục hưng nền văn hóa dân tộc
a. Thời Lí Trần là giai đoạn phục hưng lần thứ nhất.Phục hưng là văn hóa bản địa của
người Việt đã được hình thành từ thời Văn Lang Âu Lạc nền tảng là văn hóa Đông
Nam Á mà đã bị nhạt mất thời Bắc thuộc. Chính vì vậy văn hóa Lí Trần mang nhiều
nét đặc trưng bản địa thời kì VL-AL.
b. Thời Hậu Lê là giai đoạn phục hưng lần 2. Lúc này chế độ quân chủ chuyên chế tập
quyền đang được phát triển hoàn thiện cùng với nhu cầu củng cố vương triều phong
kiến nên triều đinh nhà Lê đã tiếp thu 1 cách chủ động trực tiếp các yếu tố văn hóa
Hán, đặc biệt Nho giáo trở thành quốc giáo Mang đậm tính văn hóa Hán, dù đạt
được nhiều thành tựu tuy nhiên đây là thời kì dân ta bị Hán hóa rất nhiều tu tưởng
nhận đồng (vừa phát triển văn hóa vừa tránh sự xâm lược từ phía phương Bắc)
c. Thời Tây Sơn: phục hưng lần 3
3. Liên tiếp phải đối diện với sự tấn công từ phong kiến phương Bắc
Tống, Nguyên Mông, Minh, Xiêm, Mãn Thanh…
Đây được xem là một thời kì rất đặc biệt của lịch sử dân tộc khi 1 mặt vừa xây dựng
đất nước, phát triển nền văn hóa một mặt vừa phải liên tiếp đấu tranh với các thế lực
xâm lược từ bên ngoài để bảo vệ đất nước.
4. Bên cạnh đó đất nước cũng được mở rộng dần về phía Nam. Sau năm 1786 và
năm 1802 đất nước Việt Nam có một lãnh thổ thống nhất đến hết Mũi Cà Mau
III. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI LÍ TRẦN
*Bối cảnh lịch sử giai đoạn này: Sau 1000 năm chịu ách đô hộ từ phương Bắc, năm
938, quân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền đã đánh bại quân Nam Hàn
trên sông Bạch Đằng, mở ra 1 kỉ nguyên độc lập, tự chủ mới, tạo tiền đề để phát triển
và xây dựng đất nước. Xét về lĩnh vực văn hóa, sau 1000 Bắc thuộc, nhân dân Đại Việt
ta dù luôn luôn ý thức được việc giữ gìn bản sắc văn hóa tuy nhiên cũng không tránh
khỏi việc bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố văn hóa Hán. Chính vì vậy văn hóa thời
Lí – Trần hướng mục tiêu đến việc khôi phục nét văn hóa bản địa đã được hình thành
từ thời Văn Lang Âu Lạc với nền tảng là văn hóa Đông Nam Á.
Đây là thời đại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, thống nhất cộng đồng. Người
Việt có sự liên kết ng Việt vs các dân tộc khác trên lãnh thổ. Là thời đại phục hưng nền
văn hóa Việt. Là thời đại khoan giản, an lạc, nhân thứ, nhân từ, rộng mở, dân chủ.
1. Văn hóa vật chất
*Kinh tế: cả 3 ngành NN, CN, TCN đều phát triển
-Nông nghiệp: thực hiện những biện pháp phát triển. Xây dựng các công trình để để
ngăn lũ, trị thủy đặc biệt ở đồng bằng sông Hồng; “ngự binh ư nông” binh lính ngoài
chiến đấu còn thay phiên nhau để cày cấy nông nghiệp, bổ sung nhân lực cho NN ;
Chính sách bảo vệ trâu bò để giữ sức kéo cho nông nghiệp: ví dụ như ăn trộm trâu bò
có thể bị lưu đày hoặc bị phạt đánh.
-Thủ công nghiệp:
+đa dạng nghề: dệt, gốm, đúc đồng. Trong đó gốm đạt được phát triển vượt trội. Ngoài
các kĩ thuật làm gốm vốn có thì đã học thêm được kĩ thuật từ Trung Quốc gốm đẹp
như Bát Tràng, Phù Lãng…
+thời Trần: hình thành các làng nghề chuyên môn hóa. sản xuất 1 loại hình sản xuất
chuyên biệt nào đó (làng Tùng Lâm và Hoa Chàng ở NghAn làng rèn chuyên nghiệp,
làng Bưởi Bắc Ninh với nghề đúc đồng,…)
-Thương nghiệp: cho đúc tiền
+đảy mạnh ngoại thương vs các nước Đna, Thoa qua đường biển, đường bộ…
*Kiến trúc –điêu khăc- hội họa: phong cách đẹp, hài hòa, cân xứng.
-Thành Thăng Long: điển hình cho kiểu thành thị phong kiến: tam trùng thành quách:
vòng trong cùng bao bọc nơi ở của vua là cấm thành, vòng giữa bao bọc nơi vua và
triều đình làm việc bao trọn của Cấm thành là Hoàng thành hoặc Long Thành, vong
thành ngoài cùng bao bọc nơi ở quan lại thái tử, hoàng tử, ae họ hàng vua và dân
chúng là Đại La Thành.
+thành là nơi định đô với 4 cửa: Đại Hưng, Tường Phù, Cảm Phúc, Diệu Đức.
+ngoài thành là thị vs bến sông chợ búa , nơi sinh sống buôn bán của thị dân
+61 phường tập hợp các thợ thủ công
+phía Tây cho người đến khai phá, lập khu “thập tam trại”.
-Chùa tháp thời này mang đạm nét Phật giáo. Có rất nhiều chùa nhưng quy mô nhỏ
-Điêu khắc và đúc tạo hình tượng cũng phát triển. Các hình tượng bằng rồng mềm mại,
cân xứng với nhau vừa thể hiện con mắt thẩm mĩ nghệ thuật cao của nghệ nhân vừa để
thể hiện sự cân bằng giữa văn hóa Việt vs yếu tố ngoại lai, cân bằng giữa triều đình và
nhân dân…
2. Văn hóa tinh thần
*Hệ tư tưởng: khai phóng (tư tưởng mở vì cần khôi phục nền văn hóa nên mở để tìm
lại bản địa trong văn hóa khác ), đa nguyên (nhiều nguồn gốc ). Tam giáo đồng quy :
Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo tồn tại chung với mục đích chung để khôi phục văn hóa
bản địa, bởi vốn dĩ người Việt đã từ xưa nay luôn chuộng lối sống ôn hòa, luôn tiếp
nhận những yếu tố tốt để đưa vào nền văn hóa mình.
-Phật Giáo phát triển rực rỡ. Nguyên nhân: giáo lí của Phật giáo đề cao lối sống từ bi
nhân đạo, hướng tới cuộc sống an nhiên, không màng ham muốn; mà sau 1000 Bắc
thuộc nên tâm lí chung của người Việt là đều mong muốn 1 cuộc sống bình yên để yên
tâm sinh sống, trong khi giáo lí Phật giáo đáp ứng được điều này nên được tiếp nhận.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam bằng con đường hòa bình, trong suốt 1000 Bắc thuộc
thì phật giáo không hề bị cấm bởi ctranh, chùa chiền vẫn được xây dựng nên người
Việt ngay từ đầu đã có cảm tính vs Phật giáo, phật giáo có thời gian dài để phát triển.
Chùa - biểu hiện của Phật giáo thì lại là nơi cất dấu lối sống văn hóa của ng Việt (Mái
chùa che chở hồn dân tộc –Huyền Không), nên thời kì này muốn tìm lại lối sống bản
địa thì cta phải tìm lại ở trong chùa. Một NN khác là: xuất thân của Lý Công Uẩn là từ
chùa mà ra, từ nhỏ ông đã thấm nhuyền tư tưởng phật giáo nên khi làm vua, hiểu được
giáo lí tốt đẹp của Phật giáo ông đã xây dựng rất nhiều chùa (có thời kì từng xây dựng
84000 bảo tháp đát nung cùng với cả trăm ngôi chùa lớn nhỏ) để phát triển Phật giáo.
Nêu thêm 1 số biểu hiện : 1031 nhà Lý bỏ tiền ra xây dựng 950 chùa, 1129 mở hội
khánh thành 84000 bảo tháp, theo nhà sử học Lê Văn Hưu đời Lý “nhân dân quá một
nửa làm sãi”…
-Nho giáo chuyển từ thờ ơ lạnh nhạt sang dần được tiếp nhận. Nguyên nhân: xét về
bản chất thì Nho giáo là học thuyết tu dưỡng đạo đức. Trong khi đó lúc bấy h nền
phong kiến Vn đang dần được định hình, cần 1 cơ sở lí luận cho sự tồn tại và phát
triển. Giáo lí Nho giáo dạy con người cách quản lí triều đình và tuyển chọn nhân sự
nên ng Việt đã chủ động tiếp nhận. Nho giáo đã bắt đầu có chỗ đứng, trở thành chính
thống trng xã hội VN. Nêu 1 số biểu hiện như: 1070 nhà Lý cho dựng Văn Miếu,
1075 mỏ khoa thi đầu tiên để chọn người tài, 1247 nhà Trần đặt danh hiệu Tam khôi
(Trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) cho những người xuất sắc nhất kì thi Đình.
Tầng lớp Nho sĩ lúc bấy giờ ngày càng đông, Nho ngày càng đi sâu hơn vào đời sống
nhân dân. Theo Đặng Đức Siêu trong “Nền giáo dục theo tinh thần Nho giáo” in tronh
tập “Văn hóa học Đại Cương và Cơ sở văn hóa VN” , NXH Khoa học XH Hà Nội,
1996 trang 573 đã nhận xét: “Nền giáo dục học thuật kéo dài qua hàng trăm thế hệ ấy
đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong đời sống văn hóa, trong tâm thế ứng xử của người
Việt Nam”.
-Đạo giáo hòa cùng tín ngưỡng dân gian nên cũng được triều đình sử dụng như cầu
mưa..
Kết luận
*Hình thành nền văn hóa bác học:
-Tầng lớp trí thức: tăng lữ phật giáo, nho sĩ: ở giai đoạn của diễn trình lịch sử này (X
đến XII thì chủ yếu là các nhà sư sáng tác thơ, đến giai đoạn sau, khi Nho giáo du nhập
mạnh mẽ hơn XIII đến XIV thì chủ yếu là các nhà trí thưc Nho giáo.)
-Văn học chữ viết : có cả chữ Hán và chữ Nôm phát triển cả số lượng và chất lượng.
(lấy ví dụ) Nhiều tác phẩm chữ Hán có giá trị như Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Nam
quốc sơn hà – Được xem là bản TNĐL đầu tiên của nước ta (Lý Thường Kiệt). Còn
chữ Nôm thì tác giả các văn thơ Nôm nổi tiếng là Trần Nhân Tông lấy cảm hứng từ
Thiền dạo trong văn chương tôn thất Thần triều, đã góp phần làm nền sự phát triển của
văn học viết VN suốt 1 thời gian vs các tác phẩm như Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú
lâm tuyền thành đạo ca…
*Tín ngưỡng dân gián khác như thờ thần linh, thờ Mẫu… Đời sống tinh thần như
thi ca nghệ thuật cũng rất phát triển, nổi bật có thể kể đến múa rối nước, chèo,
tuồng.. Lễ hội: đánh đu, vật, cờ người, chọi gà….
*Dấu ấn chăm Pa trong văn hóa Đại Việt (Nguyên nhân: thường xuyên diễn ra xung
đột đại việt và chăm pa. Đại việt thắng nên mang từ chăm pa về sản vật, tù binh, cung
nữ, nên được bổ sung nhân lực cho xây dựng kiến trúc cho đại việt ; hoặc theo Trần
Quốc Vượng là do người Việt muốn tìm về vốn văn hóa bản địa mà Chăm Pa từng là
nơi có 1 nền văn hóa phá triển rất rực rỡ)
-địa danh có chữ Sở
-trên các công trình kiến trúc hoàng cung, các tác phẩm điêu khắc
-các ngôi chùa: Bà Già, Thiên Niên, Phật Tích
-Nghệ thuật : trống cơm.
IV. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI HẬU LÊ (LÊ SƠ)
1. Bối cảnh lịch sử
Sau khoảng thời gian tồn tại ngắn ngủi của nhà Hồ (1400-1407), năm 1407 nhà Minh
đã chiếm được Đại Việt và thi hành những chính sách rất tàn bạo và độc ác nhằm mục
đích thủ tiêu đất nước Đại Việt ( Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ
dưới hầm tai vạ; Nặng thuế khóa sạch không đầm núi/Người bị ép xuống biển dòng
lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng…. – Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi).
Đây là khoảng thời gian vô cùng khó khăn của nhân dân Đại Việt vừa phải tìm cách
lấy lại độc lập, vừa phải đấu tranh để giữ gìn nền văn hóa của mình. Cuối cùng năm
1427, dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, khởi nghĩa Lam Sơn đã giành thắng lợi, đưa đất
nước mở sang trang sử mới và tiếp tục cuộc phục hưng văn hóa lần thứ 2. Lúc này chế
độ quân chủ chuyên chế tập quyền đang được phát triển hoàn thiện cùng với nhu cầu
củng cố vương triều phong kiến nên triều đinh nhà Lê đã tiếp thu 1 cách chủ động trực
tiếp các yếu tố văn hóa Hán, đặc biệt Nho giáo trở thành quốc giáo Mang đậm tính
văn hóa Hán, dù đạt được nhiều thành tựu tuy nhiên đây là thời kì dân ta bị Hán hóa
rất nhiều
2. Văn hóa vật chất:
-Tu sửa mở rộng Hoàng thành và nhiều công trình kiến trúc khác: Nổi bật là sự thay
đổi hình tượng rồng so với thời đại Lý Trần so có sự thay đổi về tư tưởng. Con rồng
thời Hậu Lê không còn mềm mại cân xứng như trước nữa mà mang những nét to
khỏe , sừng và lông gáy để biểu thị sức mạnh của triều đình.
-Thay vì 61 phường như trước thì quy về 36 phường với nhiều hoạt động buôn bán và
sản xuất thủ công nghiệp. Nhiều nghề thủ công phát triển như gốm Bát Tràng, làng
gốm Hương Canh, làng vải nhuộm Huê Cầu…. Nông nghiệp cũng được nhà nước
quan tâm phát triển, dặc biệt là việc xây dựng các công trình thủy lợi cùng với đó mỗi
xã đều có xã trưởng để trông nom đê và nông nghiệp.
3. Văn hóa tinh thần
-Nho giáo trở thành quốc giáo, hạn chế Phật giáo:
+Nguyên nhân: Phật giáo là 1 tôn giáo xuất thế, coi cuộc đời như 1 cõi tạm, coi cuộc
đời là bể khổ, Phật giáo thời Lí Trần cx đã tham gia tích cực vào cuộc sống của triều
đình và nhân dân (nhập thế) nhưng về bản chất vẫn là xuất thế, nội dung của Phật giáo
không có nội dung nào dạy cách củng cố vương quyền, đất nước, địa phương. Trong
khi đó lúc bấy giờ, sau 20 năm bị ách áp bức của nhà Minh, trong tình hình vừa mới
giành lại được độc lập, triều đình cần cho mình 1 cơ sở giáo lí để phát triển vương
triều phong kiến. Cùng với đó Phật giáo hướng tới tu dưỡng đạo đức, không dạy lao
động chân tay, tuy nhiên 20 năm bị nhà Minh đô hộ chúng ta đã bị tàn phá, vơ vét kiệt
quệ cả nhân lực và của cải, nên chúng ta cần 1 lực lượng lao động lớn, cần làm việc
chăm chỉ để khôi phục kinh tế nhà Lê đã phát hiện ra điều này nên đã hạn chế phật
giáo (chỉ tổ chức khoa thi gắn với Nho giáo)
+Biểu hiện: hạn chế xây dựng chùa chiền, tổ chức thi với nội dung Nho giáo..
-Giáo dục, thi cử trở nên quy củ
+đối tượng đi học không còn dừng lại chỉ ở con em quan lại nữa mà con em bình dân
cũng được học và thi.
+Từ 1422 cứ 3 năm thì kinh thành mở thi Hội, các địa phương mở thi Hương. Sau khi
đỗ đạt sẽ được vinh quy bái tổ
-Sự xuất hiện của Luật Hồng Đức được xem như là một bước phát triển quan trọng
trong lịch sử pháp quyền Việt Nam. Bộ luật bao gồm tất cả các luật đã được ban hành
sưu tập lại rồi bổ sung thêm, bao gồm đầy đủ nhiều lĩnh vực đời sống như hôn nhân
gia đình, tố tụng, dân sự, hình sự…
-Văn hóa bác học phát triển mạnh trong đó văn học chữ Nôm phát triển rất mạnh, nổi
bật là Quốc âm thi tập (254 bài thơ của Nguyễn Trãi) được xem như là một cuộc cách
mạnh trong lịch sử thơ ca nước nhà.
-Đời sống tinh thần với các loại hình ca múa nhạc vẫn phát tiển, đặc biệt 2 loại hình
nghệ thuật chèo và tuồng là được đón nhận nhiều nhất.
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ THÀNH TỐ VĂN HÓA VIỆT NAM
I. Tín ngưỡng:
Tín ngưỡng có thể được hiểu là sự thần thánh, thiêng hóa của con người đối với một
hay nhiều hiện tượng, nhân vật nào đó, là sản phẩm văn hóa được hình thành trong
mqh giữa con người với môi trường tự nhiên – môi trường xã hội và với chính bản
thân mình.
Phân biệt mê tín với tín ngưỡng giữa 2 khái niệm có ranh giới rất mong manh. Ai
cũng sẽ có những niềm tin trong cuộc sống của mình. Mê tín là niềm tin tuy nhiên tin
tưởng 1 cách mù quáng, con người bị lệ thuộc vào niềm tin đó (tin có thần linh che chở
mà k cần làm gì). Còn tín ngưỡng thì là niềm tin, tuy nhiên con người chỉ dựa vào đó
để có điểm tựa trong cuộc sống, không bị lệ thuộc.
1. Tín ngưỡng phồn thực: (phồn: nhiều, thực: nảy nở) là sự sùng bài thiêng hóa sự
sinh sản, thể hiện ước vọng niềm cầu mong vào sự sinh sôi của tạo vật và con người.
*Nguyên nhân, nguồn gốc: xuất hiện từ đặc điểm của cư dân Việt là cư dân nông
nghiệp. Khi trồng cấy thì luôn luôn mong muốn mùa màng bội thu, muốn thế cần có
nhiều nguồn nhân lực để thu hoạch, trồng cấy, vì vậy ng Việt coi trọng việc sinh nở,
càng đông, càng vui. Tín ngưỡng phồn thực cũng từ đó mà xuất hiện.
*Biểu hiện:
-Tục thờ biểu tượng sinh thực khí: thờ những vật tựng trưng cho các cơ quan sinh sản
của con người. Điều này thể hiện rất nhiều trong những lễ hội hay trong các vật trưng
bày ở các làng, bản.
+ví dụ: hình nàm nữ với cơ quan sinh sản phóng to ở Văn Điển (Hà Nội), hay tượng
người với cơ quan sinh dục phóng to ở nhà mồ Tây Nguyên; tục rước cơ quan sinh
thực khí ở Bắc Ninh; hoặc hình dánh các cột trụ đá ở các ngôi chùa…
-Tục thờ hành vi giao phối:
+ví dụ: vào dịp đền Hùng có điệu múa “tùng dí” các đôi nam nữ múa theo từng đôi và
cầm theo các bộ phận tượng trưng cho bộ phận sinh thực khí; giã gạo cũng là biểu hiện
của hành vi giao phối; một số lễ hội có các hoạt động như đánh đu, ném còn đều thể
hiện những độn tác có liên quan đến hành vi giao phối; trong dòng tranh dân gian có 2
bức “Hứng dừa”, “Đánh ghen”
*Ý nghĩa tín ngưỡng phồn thực:
-Là tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc, không dâm tục, xuất phát từ ước mơ chính đánh
của cư dân nông nghiệp.
-Tín ngưỡng phồn thực thể hiện niềm tin của con người trong việc uy trì nòi giống,
mong muốn nền nông nghiệp sinh sôi, nảy nở, phát triển mạnh, có mùa màng bội thu,
cuộc sống no đủ.
-Góp phần làm giàu thêm đời sống tinh thần của văn hóa Việt Nam.
2. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên: là sự sùng bái, thiêng hóa các hiện tượng tự nhiên, thể
hiện ước vọng niềm cầu mong mưa thuận, gió hòa.
*Nguồn gốc và đặc điểm: là cư dân nông nghiệp, phải phụ thuộc vào rất nhiều các yếu
tố tự nhiên. Chính vì vậy người Việt thờ rất nhiều các vị thần tự nhiên, và đồng nhất
các vị thần tự nhiên với các nữ thân. Điều đặc biệt là các nữ thân không phải những
người cô gái còn trẻ đẹp mà là các Bà, các mẹ - những người đã trải qua sinh nở.
Nguyên nhân là cầu mong sự sinh sản để tăng nhân lực cho nông nghiệp vì vậy coi
trọng sự sinh nở của phụ nữ.
*Biểu hiện:
-Thờ các hiện tượng tự nhiên: Thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp…
-Thờ động vật, thực vật: thờ thần lúa của người Mạ, thờ cá ông của những ngư dân hay
phải đi biển để mong sự an toàn và thu được nhiều thủy, hải sản..
*Ý nghĩa:
- Là tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc, xuất phát từ ước mơ chính đánh của cư dân nông
nghiệp.
-Góp phần làm giàu thêm đời sống tinh thần của văn hóa Việt Nam.
-Thể hiện khát vọng của người dân Việt Nam luôn mong muốn 1 cuộc sống ổn định,
bình an, được sản xuất và làm kinh tế thuận lợi, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
3. Tín ngưỡng sùng bái con người:
*Nguồn gốc: con người là vốn quý của mọi nền văn hóa và đặc biệt ở vơi cư dan NN
lúa nước, do đề cao nguồn nhân lực trong cày cấy con người được thần thánh hóa.
Ngta quan niệm con người có 2 phần :thể xác, tinh thần (hồn và vía). Thể xác chết đi
nhưng tinh thần vẫn còn, phần tinh thần sẽ đi theo con cháu bảo vệ, phù hợp độ trì
con cháu thờ cúng. Chính những điều này đã tạo nên truyền thống uống nước nhớ
nguồn, đề cao đạo hiếu.
*Biểu hiện
-Thờ tổ tiên ông bà
-Thờ thần thổ công thổ địa
-Thờ người có công với đất nước (vua Hùng; tứ bất tử)
-Thờ người có công với xã làng, anh hùng (thờ thành Hoàng Làng, thờ các vị anh hùng
dân tộc)
*Ý nghĩa:
- Là tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc, xuất phát từ ước mơ chính đánh của cư dân nông
nghiệp.
-Góp phần làm giàu thêm đời sống tinh thần của văn hóa Việt Nam
-Vừa thể hiện đời sống tâm linh, về thể hiện đạo lí làm người, đạo lí “uống nước nhớ
nguồn” từ ngàn đời này của dân tộc.
Tất cả các tín ngưỡng trên đều là những tín ngưỡng tốt đẹp của người Việt, vì vậy
cần phải phát huy những mặt tích cực, góp phần giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về truyền
thống dân tộc của cha ông,từ đó bồi đắp thêm cho tâm hồn và tình yêu với văn hóa
Việt.
4. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng Làng
-Thành: thành trì, Hoàng: hào ( ngăn sự tấn công, xâm nhập từ bên ngoài vào bên
trong )
-Nguồn gốc của tín ngưỡng này bắt nguồn từ đời nhà Chu ở Trung Quốc. Trước khi tín
ngưỡng này được du nhập vào thì ở các làng đã có tục thờ thần làng, sau khi du nhập
ban đầu phổ biến ở các dô thị, sau đó len lỏi vào làng xã, kết hợp với các tục thờ thần
làng vốn đã tồn tại lâu đời hình thành nên tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng. Đây là
kết quả của sự dung hợp, linh hoạt trong việc tiếp xúc, tiếp cận với văn hóa Trung Hoa
của người Việt.
Thành hoàng làng bao gồm Thiên thần, Nhiên thần, Nhân thần : Chính thần (Thượng
đẳng phúc thần,Trung đẳng phúc thần, Hạ đẳng phúc thần) và Tà thần, dâm thần
-Nơi thờ: đình làng, đền
-Kèm theo các lễ hội để duy trì và thể hiện các tín ngưỡng Việt cổ như tục hèm, lễ mật
được tổ chức thường niên trong các làng. Các lễ hội thường được tổ chức tại đinh làng.
Đình làng vừa là nơi thờ cúng vừa là nơi hội họp của các chức sắc và nơi sinh hoạt
cộng đồng của dân cư trong làng
*Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng
Đầu tiên là ý nghĩa trong việc liên kết cộng đồng, là sợi dây gắn kết nhiều người trong
một vung đất nông nghiệp hữu hạn, là nơi quy tụ tâm linh cho cư dân trong làng.
Người ta tin rằng Thành Hoàng làng là vị thần coi sóc, bảo vệ cho cư dân, cho sự phát
triển và hưng thịnh của ngôi làng và trừng phạt những kẻ xấu xa, độc ác. Người làng
có nạn đều đến xin thần che trở, nếu có hàm oan thì cầu thần cho giải hàm oan. Người
dân trong làng hanh động theo đạo đức và quy tắc là vì họ tin rằng thần linh đang theo
dõi, giam sát hanh động của họ. Thành Hoàng làng còn là vị thần bảo hộ cho người
dân Việt ta chống lại sự xâm lăng của quân xâm lược, đanh đuổi bọn cướp nước để
danh lại độc lập, tự chủ cho dân tộc. Nơi đây không chỉ nơi thờ tự linh thiếng mà còn
là nơi hội họp và hoạt động của cư dân lãng xã. Các lễ hội thường được tổ chức tại
đinh hàng năm làm nơi vui chơi cho dân làng, từ đây tăng thêm mối gắn bó, đoàn kết.
Tín ngưỡng thờ Thành hoang còn có vai trò trong việc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn
hóa Việt cổ từ ngàn đời. Trong thời kì Bắc thuộc và phong kiến, nhờ văn hóa tín
ngưỡng được duy trì trong làng xã Việt nên nước ta mới chống lại được âm mưu đồng
hóa của thực dân phương Bắc và bảo tồn được bản sắc văn hóa độc đáo được xây dựng
và bồi đắp qua nhiều thế hệ.
Tóm lại, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng có ý nghĩa quan trọng trong việc gắn kết
cộng đồng, tập thể là sợi dây gắn kết bền chặt giữa người dân trong làng xã và trên
toan đất nước, lan tỏa lòng yêu nước cùng các lễ nghĩa, đạo đức tốt đẹp. Đó đều là
những giá trị văn hóa truyền thống quý báu mà ta cần phải giữ gìn và phát huy
5. Thờ Tứ bất tử
*Thờ Tản Viên: khát vọng chinh phục tự nhiên, mưa thuận gió hòa. Là biểu tượng của
không gian văn hóa xứ Đoài.
-ĐB châu thổ Bắc Bộ có chế độ Nhật triều (ngày nước rút, đêm nước lên : An Dương
Vương xây thành Cổ Loa) Dòng nước này ảnh hưởng đến đời sông NN của nhân dân
nên kết hợp lại để đắp đê. Thánh tản Viên là biểu tượng quá trình chin phục tự nhiên
cùng châu thổ Bắc Bộ.
*Thánh Gióng: thể hiện tinh thần yêu nước, khát vọng hòa bình. Biểu tượng không
gian văn hóa xứ Bắc.
-Lịch sử Việt Nam là lịch sử gắn liền với việc chóng giặc ngoại xâm (khác những QG
khác thường k có chiến tranh). Sự ra đời của nhà nước cx bắt nguồn từ chống giặc
ngoại xâm xây dựng nên hình tượng Thánh gióng: lòng yêu nước khi còn chưa biết
nói, biết đi... Thể hiện tình yêu nước nồng nàn, mong muố khát vọng cuộc sống không
có chiến tranh.
-phía Bắc là nơi chúng ta luôn đề phòng các mối nguy cơ từ phương Bắc nên có lẽ đó
chí lí do Thánh Gióng là biểu tượng cho vùng kgian văn hóa này.
*Chử Đồng Tử: ước vọng về cuộc sống giàu sang, phát triển. Biểu tượng kgian văn
hóa xứ Đông.
-Sự tích về Tiên Dung và Chử Đồng Tử....(trong cuộc chu du ở công chúa đã gặp CDT
trong 1 tình cảnh đặc biệt nên 2 người đã kết đôi với nhau)
-Ước mong về một tình yêu không phân biệt giầu nghèo, sang hèn, k có giai cấp. Sau
khi kết hôn CDT đã đi buôn cùng bạn (CDT được coi là ông tổ nghề buôn VN).
-2 vợ chồng thường đi làm từ thiện giúp người nghèo...
Sự xuất hiện của CDT gắn vs buôn bán, xóm làng thể hiện khát vọng của ND về cuộc
sống ấm no hạnh phúc.
*Thánh Mẫu Liễu Hạnh:
-Theo truyền thuyết vốn là con Ngọc hoàng, do đánh vỡ chén ngọc nên bị đày xuống
trần gian. Xuống trần gian thì hóa thân thành con gái của 1 gia đình tên là Lê Thái
Công. Đặt tên cô con gái là Giáng Tiên lớn lên xinh đẹp tài năng. Năm 21 tuổi Giáng
Tiên mất (do hết kì hạn chịu nạn của công chúa Quỳnh Hoa). Khi về thiên đình thì nhớ
gđ, chồng con, nên xin Ngọc hoàng về thăm , lấy tên là Liễu Hạnh. Nàng đi mây về
gió, hoa phép trêu chọc mọi người. Đây là cuộc đời đầy sự tự do, phóng khoàng, k bị
ràng buộc bởi các lễ giáo phong kiến. Ở lần đầu thai thứ 3, đầu thai thành cô gái bán
nước. vua Lê Chúa trịnh đã cho người đến dẹp vì cho rằng cô sống tác oai, tác quái.
Sau đso người dân lập miếu, bị vua phá thì dịch bệnh triền miên nên đã xin vua lập lại.
Thánh mẫu liễu hạnh đã sống 1 cuộc sống tự do, phá cách với lễ giáo phong kiến.
Mang khát vọng giải phóng, tự do của nhân dân, đặc biệt là người phụ nữ. Không phải
ngẫu nhiên mà Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện vào thời Hậu Lê khi đó Nho giáo đang trở
thành quốc giáo, với những lễ giáo phong kiến rất hà khắc, vai trò phụ nữ bị ảnh
hưởng rất lớn. Cùng với đó là thời kì có chiến tranh tràn lan nên người dân đã đi tìm
chỗ dựa cho mình...
Đều thể hiện ước vọng tốt đẹp của nhân dân mong muốn cuộc sống bình yên, ấm no
6. Đạo Mẫu: (Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận: Thực hành tín
ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt)
*Nguồn gốc: Trong đời sống tín ngưỡng của ngươi Việt, thường có xu hướng nữ thần
hóa các nhân vật do cư dân Việt sống bàng nghề NN nên phụ nữ có vai trò rất lớn
trong việc làm NN và việc sinh nở thêm nguồn nhân lực. Bên cạnh đó khác với thờ nữ
ở các quốc gia khác là các cô gái trẻ đẹp, chưa trải qua sinh nở, nữ thần ở VN với
hướng đến là sự sinh sôi nảy nở nên thường thờ các phụ nữ đã trải qua sinh nở (Bà
Trời, Mưa, Sấm Chớp).
-Trong số các nữ thần đó, một số được người Việt tôn vinh cung dình hóa để trở thành
Mẫu thần, được gọi boiwr tên như Quốc Mẫu, Vương Mẫu (Quốc mẫu Âu Cơ, Thánh
Mẫu Liễu Hạnh...)
-Sang thế kỉ 17, dưới thời Hậu Lê chiến tranh loạn lạc, nhân dân cực khổ lầm than, tục
thờ Nữ thần, Mẫu thần được khái quát hóa lên và trở thành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam
phủ, Tứ phủ hay là Đạo Mẫu.
Như vật có thể khẳng định Đạo mẫu xuất hiện là sự kết hợp của Nữ thần, mẫu thần
và 1 số yếu tố Đạo giáo.
(Tam phủ: trời, đất , sông nước. Tứ phủ: trời, đất, sông nước, rừng núi. Ở các phủ có
các Mẫu cai quản)
*Nơi thực hiện: bắt đầu có sự nhất quán về điện thần với các phủ đền.
Các nghĩ lễ cũng bắt đầu được chuẩn hóa , không giống với việc thờ các vị thần khác
với các nghi thức khác nhau. Các nghi lễ đạo Mẫu bắt đầu đã có các bước lần lượt và
nhất quán, có sự quy định chung.
*Hình thức: hát chầu văn, hầu đồng.
-Hát chầu văn: phục vụ việc thờ Đạo Mẫu.
-Hầu đồng: các vị thần nhập vào thân xác các ông đồng bà đồng với ước
nguyện
của nhân dân là được chữa bệnh, ban phát lộc..
*Ý nghĩa: Thể hiện ý thức nhân sinh, ý thức cội nguồn dân tộc đất nước, chứa đựng
lòng yêu nước.
-Ý thức nhân sinh là cách nhìn nhận của con người về cuộc đời. Các vị thần xuất hiện
tỏng đạo Mẫu thường xuất hiện với ý nghĩa giúp cho dân lành, giúp dân chống giặc
ngoại xâm. Trong các lời bài hát lên đồng hoặc chầu văn đều là những lời bài hát với
những cảnh sắc rất tươi đẹp thể hiện ý thức nhân sinh của người Việt, mong muốn
cuộc sống hạnh phúc, tự do, an nhiên. (Ở đây bắt đầu có sự hiện cái nhìn về nhân sinh
quan , thế giới quan nên được xem như là “Đạo”). Sức mạnh của tín ngưỡng Đạo
Mẫu là thỏa mãn được nhu cầu khát vọng về cuộc sống phát đạt, ấm no, trở thành điểm
tựa tinh thần cho các tín đồ.
-Tín ngưỡng thờ Mẫu là thể hiện ý thức cội nguồn dân tộc, lòng yêu nước của nhân
dân. Tín ngưỡng thờ mẫu mang tính nhân văn, nhân văn sâu sắc. Trong suốt khoảng
thời gian chiến tranh loạn lạc, tín ngưỡng thờ Mẫu không bị mất đi mà vẫn luôn được
nhân dân đoàn kết lại, gìn giữ và phát triển để góp phần làm giàu thêm phương diện
văn hóa, giúp cho công cuộc thống nhất đất nước ở tuyến đầu diễn ra thuận lợi hơn.
Tín ngưỡng thờ mẫu góp phần bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa Việt.
-Đạo mẫu còn góp phần đề cao vai trò của người phụ nữ.
*Bên canjnh ý nghĩa tốt đẹp của Đạo Mẫu thì còn có 1 số người quá mê tín và biến tín
ngưỡng tốt đjep này thành 1 điều xấu. Biểu hiện như việc quá tin vào đạo mẫu, nghĩ
rằng sẽ được che chở, cho ăn làm phát đạt mà không cần làm gì... Đây là những việc
làm cần được lên án để bảo vệ nét đjep của tín ngưỡng Đạo Mẫu.
II. Tổ chức Làng xã Việt
Nước là hợp các làng mà thành. Từ làng đến nước, dạy dân nên tục, vương chính lấy
làng làm trước ( Chiếu vua Gia Long năm 1804)
Làng Việt là cái chìa khóa để giải mã bí mật Việt Nam, thần kì Việt Nam (P.Mus – học
giả, sĩ quan quân đội Pháp, TK XX)
*Làng là tổ chức quần cư của một cộng đồng người có kết nối về huyết thống, lịch sử
cư trú hoặc phương thức kinh tế, nằm tại khu vực hiện nay là vùng săn xuất nông thôn
hoặc từng là vùng sẳn xuất nông thôn. Là đơn vị cấp cơ sở khi nhà nước ra đời, bao
gồm cộng đồng nhiều gia đình, dòng họ với số lượng khác nhau . Làng xã Việt cơ bản
là cấu trúc đóng, nhưng không thực sự khép kín, nó vẫn có mối liên hệ với bên ngoài
tùy theo thời gian, mức độ nhiều hay ít, hoặc các không gian cụ thể
*Nguyên tắc tổ chức :
-Theo huyết thống: Làng hình thành trên cơ sở nơi quần cư của những người có cùng
dòng máu, cùng huyết thống hoặc có mối quan hệ hôn nhân với nhau. Tổ chức này
xuất hiện từ rất sớm, cuối thời kì tan rã của công xã nguyên thủy. Là nơi ở của các họ
nên có xu hương lấy tên họ đặt tên cho làng VD: Nguyễn Xá, Lê Xá, Đỗ Xá,...( tạo
nên thói ea trưởng bảo thủ)
-Theo địa vực:: xuất hiện từ thời Văn Lang- Âu Lạc – thuở dựng nước, dựa vào nguồn
gốc phân chia, khai hoang. Thời này nước biển bắt đầu rút, đồng bằng đang dần được
hình thành, để mở rộng không gian sinh tồn, người Việt di cư từ vùng miền núi đến
vùng đồng bằng chấu thổ, tại đây người Việt phải đói mặt với khí hậu khắc nghiệt
cùng thiên tai liên miên: lũ lụt, hạn hán, nạn cướp đất cướp làng,… để cùng vượt qua
những khó khăn đó. những người cùng đi khai khẩn không cùng huyết thống tụ họp
với nhau thành lập nên các làng Đề cao mối quan hệ láng giềng : Bán anh em xa
mua láng giềng gần, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau
*Làng của người Việt thường có nhiều tên : tên Nôm : căn cứ vào một đặc điểm của
làng; tên Hán: ghi trong các văn bản hành chính
*Phân biệt rạch ròi: dân chính cư( dân gốc, sống nhiều đời, có tiếng nói, chia làm 5
hạng: hạng chức sắc, hạng chức dịch, hạng lão, hạng đinh, hạng ti ấu) và ngụ cư ( dân
từ nơi khác tới, không có tiếng nói)
*Phân bố co cụm : co cụm ( chủ yếu Bắc Bộ ) tạo nên tính khép kín tương đối. Co
cụm 1: lang ở giữa và đồng bao quanh, khoảng cách giữa các làng là rất lớn; Co cụm
2: phân bố ở một bên sông, phân bố từng cụm làng một; co cụm 3: phân bố 2 bên sông
*Đặc trưng
-Làng xã Việt Nam là một cộng đông có tính cố kết bền chặt thể hiện trong quan hệ xã
hội trong làng gồm có dòng họ, phường, giáp (lão- đinh- ti ấu, ra đời muộn, chịu ảnh
hưởng của tổ chức giáp ở TQ), hội.
+ Biểu tượng: cây đa, giếng nước, sân dình ( diễn ra các hoạt động tập thể của làng,
trung tâm hành chính, trung tâm tín ngưỡng, nơi thờ Thành Hoàng làng, trung tâm văn
hóa làng )
+Ưu và nhược: có cơ sở, đặt nền móng cho truyền thống đoàn kết tương trợ, tinh thần
tập thể. Nhưng trong những điều kiện nhất định, nó cũng biểu hiện thành một thứ cộng
đồng bản vị mang tính địa phương, bè phai, cục bộ, dẫn đến thói dựa dẫm, ỷ lại, cào
bằng, đố kị được thể hiện qua các câu như: Gần chùa gọi bụt bằng anh, thấy bụt hiền
lành dẫn bụt đi chơi; triệt tiêu ý thức cá nhân, cá nhân tự hòa tan trong cộng đồng, tập
thể. Tiêu biểu của nhược điểm thể hiện trong việc hôn nhân là chuyện của hai gia đình,
hai dông họ, hai làng, có tục nộp treo, việc này nhằm hạn chế lấy chồng, lấy vợ ngoài
làng làm xáo trộn cư dân trong làng.
-Tính tự trị, tự quản.
+ Tự quản về kinh tế: Kinh tế ở những làng chủ yếu là kinh tế thuần nông, tự cấp tự
túc, tổ chức lao động sản xuất cho làng của minh. Mối liên hệ với bên ngoai tương đối
hạn chế, ruộng đất cày cấy tập trung chủ yếu xung quanh làng, công việc thủy lợi
chung, thủ công nghiệp mang tinh tự cấp cho gia đinh, việc mua bán chủ yêu diễn ra ở
chợ làng. Các phường, hội dù có đi trao đổi ở thị trường xa hơn như chợ giữa các làng
thì bí mật về kỹ thuật vẫn mang tinh làng xã.
+ Tự quản về chính trị, tư pháp: thể hiện ở việc tồn tại song song hai hình thức quyền
lực. Một là bộ máy chinh quyền mang tinh nhà nước (thực chất vẫn do dân cử) và thiết
chế làng xã (hội đồng kì mục) làm chức năng lập pháp và lý dịch đóng vai trò hanh
pháp cho dân làng tự bầu ra người đứng đầu chính quyền làng xã, Nhà nước chỉ hợp
thức hóa việc bầu người đứng đầu làng, mỗi làng có luật lệ riếng, nếu luật của triều
đình khác với lệ làng thì dân theo lệ làng, nếu làng có việc thì người trong làng tự họp
bàn và giải quyết với nhau ít khi có sự can thiệp của quan lại phía trên.
+Tự quản về an ninh : có lực lượng dân phòng, đêm đến thì cổng làng bị đóng lại, dân
làng cắt cử thay phiên nhau tuần tra canh gác, trong gia đình có sẵn gậy nếu có đối
tượng xâm nhập thì lấy gậy tập trung cổng làng
+Tự quản tự trị về mặt văn hóa tinh thần: mỗi làng thì thờ thần Thành hoàng làng
riêng, được coi là vị thần bảo hộ cho toan bộ dân cư trong làng, kèm theo đó là các lễ
hội, lễ rước riêng, thu hút nhiều tầng lớp dân làng, vừa nghiêm trang vừa vui vẻ.
+Biểu tượng của làng là lệ làng và lũy tre xanh. Lệ làng được văn bản hóa thanh các
khoản ước, hương ước và thương do nho sĩ được người trong làng cử ra soạn thảo
+Ưu: cần cù chịu khó, cơ sở hình thành lòng yêu nước ( nước hình thành từ cơ sở làng
nên yêu nước thì trước hết là yêu làng, trong thời kì Bắc thuộc chúng ta bảo tồn được
văn hóa đọc đáo trong tổ chức làng mang tính tự trị cao)
+Nhược: thói tư hữu ích kỉ, thói gia trưởng bè phái: quyền huynh thế phụ
III.Tổ chức Nước –Quốc gia
*Nguồn gốc Nước- Quốc Gia:
-Theo quy luật chung:
+Cơ sở kinh tế: cuối thời công xã nguyên thủy với sự phát triển về lực lượng sản xuất
dẫn đến việc sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
+Cơ sở xã hội: chính vì có tư hữu về tư liệu sản xuất dẫn đến sự phân hóa và mâu
thuẫn giai cấp gay gắt.
Nhà nước hình thành để điều hòa mâu thuẫn và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
-Ở các nước phương Đông nói chung và ở Việt Nam nói riêng dù cũng không nằm
ngoài quy luật chung tuy nhiên sự hình thành Nhà nước ở Việt Nam cũng có những
đặc điểm riêng. Việt Nam của chúng ta làm quốc gia nông nghiệp nằm trong khu vực
ĐNA, bao quanh bởi rất nhiều nước, chính vì vậy việc thoát nước để nuôi trồng nông
nghiệp là một điều rất quan trọng. Điều này đòi hỏi phải tập hợp được 1 số lượng lớn
người cùng đắp đê chống lũ . Bên cạnh đó người nông dân Việt cũng thường phải đối
diện với việc xâm lăng từ bên ngoài những yếu tố trên đã thúc đảy việc hình thành
nhà nước sớm ở Việt Nam với 2 mục đích chính là trị thủy và chống ngoại xâm.
*Nước ra đời từ rất sớm ở nước ta: chính vì những đặc điểm đã nêu trên nên nhà nước
ở Việt Nam khá sớm. Trong đó sớm nhất là 2 nhà nước cổ Văn Lang (năm 700 TCN)
và Âu Lạc
*Nước chính là sự mở rộng của Làng: cũng giống như các quốc gia phương Đông để
chống ngặc ngoại xâm và cấu kết cộng đồng để chống lại thiên tai, lũ lụt, đòi hỏi các
làng phải liên kết. Chính vì vậy muốn tìm hiểu về nước phải bắt nguồn từ làng. Nước
có thể được xem là một Siêu làng (1 làng rất lớn) Đặc trưng và chức năng của nước
giống với làng, chỉ khác về quy mô:
-Nếu ở làng là liên kết lại để sản xuất cho kịp thời vụ thời với quốc gia là để ứng phó
với thiên tai, lũ lụt.
-Nếu ở làng là người dân liên kết lại để chống lại xâm lăng từ làng khác thì với nước
đó là chống giặc ngoại xâm từ các quốc gia khác. Việc làm này đòi hỏi tinh thần yêu
nước và sự đoàn kết của cả quốc gia. Hai yêu tố này lại có sẵn từ đặc trưng của làng là
tính cộng đồng và tính tự trị. Đoàn kết ở QG thể hiện qua “Bầu ơi thươn lấy bí
cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn…”. Lòng yêu nước ở việc người Việt
luôn sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào khi có giặc ngoại xâm.
Rõ ràng có thể thấy nước chính là 1 sản phẩm phóng to của làng, mang những đặc
trưng của làng.
*Nước mang “tính dân chủ thân dân kiểu văn hóa nông nghiệp” (cách cai trị dân của
các vương triều thường thực thi theo chính sách thân dân, gần dân và không phân biệt
khắt khe giai cấp, đẳng cấp.
-Vua ở VN không quá độc đoán như phương Tây hay coi mk là “ chân mệnh thiên tử”
như ở Trung Hoa mà con dân như con cháu. Thậm chí khi xưa, ở thời Tiền Lê vua Lê
Đại Hành còn tổ chức lễ hội Tịch Điền, vua và quan lại cùng nhau xuống cày cấy để
khuyến khích nông dân làm nông nghiệp. Đây là mối quan hệ rất gần gũi.
-Quan hệ tình cảm và tính dân chủ cũng được thể hiện trong luật pháp. Điều này thể
hiện ở việc đôi khi luật do vua ban cũng không thể chống lại được các phép tắc trong
làng “phép vua thua lệ làng”, hay chính sách thân dân còn thể hiện việc giảm nhẹ tội
cho những người có công với nước, con em dòng tộc…
-Tính dân chủ trong NN còn thẻ hiện trong việc tuyển chọn vào bộ máy cai trị. Các thứ
bậc trong xã hội hoàn toàn có thể thay đổi. Quan hết nhiệm kì hoặ phạm lỗi có thể về
làm dân trong khi đó dân học hành đỗ đạt thì có thể lên quan. Điều này là khác hoàn
toàn so với các nước Ptay khi thực hiện theo cha truyền con nối.
IV.Văn hóa giao tiếp của người Việt: (Cần lấy ví dụ so sánh thêm với QG khác)
*Xét về thái độ:
-Thích giao tiếp: người Việt ta là những cư dân nông nghiệp, sống trong những làng
xóm mà “tối lửa đắt đèn có nhau” cộng với đặc trưng cơ bản của làng xã Việt là tính
cộng động nên người Việt rất coi trọng việc giao tiếp, quan tâm lẫn nhau để gắn kết
chặt chẽ các mối quan hệ. Việc thích giao tiếp thẻ hiện qua 2 đặc điểm đó là:
+thích thăm viếng: đặc biệt ở các xóm làng, dù ngày thường có gặp nhau nhiều lần
nhưng mỗi khi rảnh rỗi, hàng xóm lại sang nhà nhau chơi, nói chuyện về đồng áng, về
con cái, hỏi thăm lẫn nhau. Khi nhà ai trong xóm có việc thì cả làng sẽ rất nhiệt tình
đến thăm hỏi và giúp đỡ công việc. Chính vì vậy tính cố kết cộng đồng trong các làng
xóm ngày càng được gắn kết chặt chẽ.
+tính hiếu khách: khi khách đến chơi nhà thì gia chủ luôn luôn chuẩn bị rất chu đáo.
Trước khi khách đến sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ khang trang hơn thường ngày. Khi
khách đến chơi sẽ mời ở lại ăn cơm, dù nhà có nghèo hay giàu đi nữa thì mâm cơm
chuẩn bị cho khách cũng phải thật tươm tất. Trong bữa ăn thì sẽ luôn miệng mời khách
ăn nhiều và gắp thức ăn. Khi khách về nhiều khi còn được biếu quà thế nên ng Việt
mới có câu “được ăn được nói được gói đem về”. (Theo GS. Phan Ngọc [1996: 38]
nhận xét: “Bạn đi công tác, đến đâu có dân là ở đấy có sự che chở. Người ta nhường
cho bạn nơi nào? Gian thờ. Gian nhà được xem là trang trọng nhất. Mà bạn nào giúp
đỡ gì cho họ đâu, nào có bà con gì với họ đâu? Họ nghèo thì chịu nghèo, đói thì chịu
đói chứ không để cho bạn đói. Tôi có gặp một anh bạn người Đức. Anh ta không sao
hiểu được chuyện này. Nếu là ở Đức, vào nhà người ta là rất khó, ngủ lại càng khó,
đừng nói ngủ ở nơi trang trọng nhất”)
-Tính cộng đồng thì đem đến cho người Việt đặc ddieemr thích giao tiếp nhưng tính tự
trị của làng xã thì ngược lại, lại đem đến tính rụt rè. Khi đi ra khỏi phạm vi của làng
xã, của những nơi quen thuộc, đến những cộng đồng xa lạ, mọi thứ đều khác nên
người Việt thường e ngại, lo sợ, đề phòng trước mọi thứ nên tạo ra sự rụt rè.
Đây 2 hai biểu hiện tưởng chừng có vẻ đối ngược nhưng lại thống nhất, thể hiện
được sự linh hoạt trong cách ứng xử của người Việt.
So sánh với người Mĩ: trái với người Việt thích giao tiếp trong 1 cộng đồng gần gũi
với nhau thì người Mĩ thường có xu hướng sống khép kín, ai có nhà thì người đó sống,
thường rất ít khi sang thăm hỏi hoặc chơi với nhau giữa hàng xóm. Tuy nhien xét trong
mối quan hệ với xã hội thì họ lại rất cởi mở, họ có suy nghĩ thoáng đạt, mạnh dạn nên
rất dễ bắt chuyện với người lạ, không giống người Việt chúng ta thường e ngại, rụt rè
trước người lạ.
*Đối tượng giao tiếp: ưa quan sát, đánh giá, tìm hiểu đối tượng
-Thích tìm hiểu đối tượng: khác với những nước phương Tây, họ thường xem trong
quyền riêng tư, tôn trọng chủ nghĩa cá nhân, vì vậy việc hỏi tuổi tác hay các thông tin
cá nhân thì được xem là bất lịch sử, tuy nhiên người Việt do có tính cố kết cộng đồng,
thấy được trách nhiệm của mình là cần quan tâm người khác nên mỗi khi gặp người
mới quen là lập tức sẽ hỏi tên, tuổi, nghề nghiệp, gia đình…
-Thích đánh giá, quan sát: có lẽ đây là 1 biểu hiện do sự ảnh hưởng của văn hóa lúa
nước, người Việt cần phải quan sát đánh giá và rút kinh nghiệm rất nhiều. Trong giao
tiếp cũng vậy, việc thích quan sát đã tạo nên vô vàn những kinh nghiệm như: “Chọn
mặt gửi vàng”, “Chim khôn kêu tiếng rảnh ranh/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ
nghe”, “Trông mặt mà bắt hình dong/ Con lợn có béo thì lòng mới ngon’’...
*Cách thức giao tiếp: ý tứ tế nhị vòng vo dẫn đến hay do dự, thiếu tính quyết đoán.
NN là do đề cao tính tập thể nên ngại nói thẳng và sợ làm mất lòng người khác nên
ngươi Việt thường “vòng vo tam quốc” không đi thẳng vào vấn đề như người phương
Tây. Thế nên điều này mới tạo nên truyền thống “miếng trầu là đầu câu truyện”. Câu
hỏi rất tế nhị “Bác năm nay đã mấy mùa xuân rồi?’’, “Đến đây mận mới hỏi đào/Vườn
hồng đã có ai vào hay chưa..” Hoặc khi nhờ vả nhau cũng thường rất vòng vo ví dụ
như hỏi thăm xem tình hình KT của nhau sau đó thì mới dám hỏi vay tiền...
Tạo nên sự cân đó đong đếm cân nhắc trước khi nói (uốn lưỡi 7 lần trước khi nói).
Tuy nhiên điều này lại mang đến cho người Việt 1 nhược điểm là sự do dự, thiếu tính
quyết đoán, thường hành động và đi theo số đông thì sự việc đó có thể đúng hoặc sai,
không đứng vững lập trường và chính kiến của bản thân mình. Đây là điểm hoàn toàn
khác biệt với người dân các nước phương Tây. Họ lại coi sự dài dòng, thiếu thẳng thắn
là điều không đáng tin nên họ sống rất thẳng thắn, dám đối diện, không sợ mất lòng
nên họ thường dám nói lên tiếng nói của mình, đưa ra quan điểm và bảo vệ quan điểm
cá nhân của mình.
*Xét về quan hệ giao tiếp: lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử
-Trong việc giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn người Việt thường đặt cái tình cảm
lên trên cái lí (1 bồ cái lí không bằng 1 tí cái tình), luoon hướng đến việc hòa giải bằng
phương pháp hòa bình, “chỉn bỏ làm mười” trước khi nghĩ đến việc dùng pháp luật.
Tuy nhiên việc lấy tình cảm làm nguyên tắc thì lại phụ thuộc rất nhiều vào tâm lí của
người giao tiếp. Chính vì vậy đôi khi tạo nên tâm lí chủ quan, cảm tính tỏng việc đánh
giá đối tượng “yêu nhau yêu cả đường đi/ Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”. Còn đối
với người phươn Tây nói chung và người Mĩ nói riêng, như đã đề cập đến cách thức
ứng xử của họ thì họ thường không sự xung đột nên luôn luôn thẳng thắn đưa ra ý
kiến, quan điểm của mình.
*Xét về chủ thể: trọng danh dự, trọng lời nói (lời nói k mất tiền mua/lựa lời mà nói cho
vừa lòng nhau) và sợ tiếng đồn đại
-Ưu điểm: (đói cho sạch rách cho thơm) : vì trọng danh dự nên người việt thường rất
cẩn trọng trong lời nói, hành động của mình, luôn luôn phải giữ mức chuẩn mực, để
tránh đem lại tiếng xấu vì “ tiếng lành đồn xa tiếng xấu đồn xa”
-Nhược điểm: tuy nhiên việc coi trọng quá danh dự lại đem lại tính sĩ diện của người
Việt (Một quan tiền công không bằng một đòng tiền thưởng). Đôi khi sống dựa vào
hình thức, sống theo lời nói, bình phẩm của người khác, thay đổi bản chất con người
chỉ để cho phù hợp với dư luận, sợ bị dư luận chê bai. Dư luận là con dao 2 lưỡi nếu
không cẩn thận thì sẽ gây ra những hậu quả rất khôn lường. Thói sĩ diện này đã được
Lưu Quang Vũ lấy làm đề tài riêng cho một vở kịch : “Người Việt Nam coi Bệnh sĩ
trọng cái tiếng hơn bất cứ thứ gì trên đời” đó là lời một nhân vật trong vở kịch.
*Hệ thống nghi thức lời nói: đa dạng khác hoàn toàn với các ngôn ngữ phương Tây
như tiếng Anh chỉ có dùng chung ngôi thứ nhất với đúng 1 từ, tạo nên sự khô cứng
trong cảm xúc và khó có khả năng mang được tính biểu dạt cao.
-Hệ thống xưng hô phong phú:
+thân mật cao: gặp ai lạ cũng đều gọi là anh, chị, em, bác, cô,.. như những người thân
trong gia đình.
+tính cụ thể hóa (linh hoạt): tùy vào hoàn cảnh, địa vị, không gian mà xưng hô khác
nhau
+tính xã hội hóa (cộng đòng): gọi mẹ bằng tên con, ông bà bằng tên cháu..
+tính đa nghĩa (tổng hợp): có khi cả 2 cùng xưng là “em” để tôn trọng đối phương
-Đa dạng trong các nói lịch sự: dùng rất nhiều câu khác nhau để cảm ơn, xin lỗi..
-Nghi thức chào hỏi:
+chào theo quan hệ xã hội
+theo không gian
+theo sắc thái tình cảm
+người Việt có thể chào nhau bằng cách hỏi : mời nhau ăn cơm, chào nhau bằng cash
hỏi nhau đi đâu... Gặp nhau hỏi nhau không cần trả lời mà đó chỉ đon thuần là chào
nhau.
Có thể thấy văn hóa gaio tiếp là 1 yếu tố văn hóa rất đặc trưng và thú vị của người
Việt. Việc tìm hiểu về đặc điểm văn hóa này sẽ giúp cho chúng ta hiểu thêm sâu sắc về
những lời ăn tiếng nói hàng ngày, những cách ứng xử của những người xung quanh ta,
từ đó thấy được vẻ đẹp của đặc trưng văn hóa này, góp phần bồi đắp tình yêu của
chúng ta đối với văn hóa Việt Nam.
| 1/29

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC PHẦN CSVH VN HK 2
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM I.
Nền tảng tự nhiên sinh thái và dấu ấn trong văn hóa Việt
Nền tảng tự nhiên sinh thái:
- Vị trí địa lý :đặc biệt ( nằm ở góc bán đảo Đông Dương thuộc ĐNA, nhìn ra
biển đông, mệnh danh ban công của Thai Bình Dương, có trên 3000km đg
bờ biển, nằm trên ngã tư tuyến đường giao thương trên biển trong suốt quá
trình lịch sử từ cổ đại cho đến ngày nay, nhưng Việt Nam không phải là giao
lộ nơi các dòng kinh tế, văn hóa,.. gặp gỡ nhau mà là đầu mút, tận cùng của
các tuyến đường giao thông, giao thương -> tạo cho VN 2 khả năng : nếu
như người Việt có khả năng khai thác mở thì có thể tận dụng khai thác yếu
tố biển, nếu có khả năng đóng thì chỉ có thể chấp nhận sự giao lưu trên đất liền.
- Địa hình: có ¾ đồi núi, ¼ đồng bằng, đồi núi ở Vn phân bố chủ yếu ở Tây
và Tây bắc, chủ yếu là dãy núi có độ cao trung bình và thấp, chủ yếu dãy núi
đá vôi, dễ bị phong hóa theo thời gian( đá mềm xốp dễ khai thác); có 3 đồng
bằng : đb Bắc bộ ( bồi dắp con sông lớn), đb Nam Bộ ( sông mekong, sông
đồng nai), đb Trung Bộ nhỏ hẹp do sông ngắn, nhỏ, nghèo phù sa, thời tiết
khô cạn, khắc nghiệt nên phải vươn ra biển để khai thác. Đồng bằng ít
nhưng phì nhiêu, màu mỡ, đồng bằng phân bố lệch về đông nam và đong
nam khác TQ, NB, HQ, nên việc cày cấy trên đồng ruộng dễ dàng hơn. Khi
muốn tận dụng, khai thác núi thành đồng ruộng dễ hơn do đa phần là dãy
núi đá vôi mềm, dễ tác động.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đều khắp, đb.s. Hồng, đb,s Cử Long,
Trung bình 20kn đường bờ biển có một cửa sông, cả nước có 2360 sông dài
trên 10km, nhiều hồ ao , đầm, phá, kênh, muông, đường bờ biển dài
3260km. Từ thời Văn Lang : kết thúc quá trình biển tiến, cảnh quan đồng
bằng tương đối ổn định
- Khí hậu nhiệt-ẩm-gió mùa. Ẩm : Mưa nhiều, lương mưa tb năm 1500-
2000mm. Ở sườn đón gió nhiều dãy núi lên đến 3500-4000mm -> HỆ SINH
THÁI PHỒN TẠP ( đa dạng giống loài và số lượng cá thể lớn), thực vật
phát triển hơn động vật ( dó khí hậu nên nhiều dịch bệnh, đồng bằng phù
hợp trồng trọt chứ không phải thảo nguyên; hát lượm vượt trội săn bắn;
trồng trọt vượt trội săn bắn
Dấu ấn trong văn hóa Việt:
Tính sông nước:
+ Ăn uống : mô hình bữa cơm: cơm, rau, cá thịt. ăn cơm, rau nhiều, ăn thịt cá ít
( thức ăn mặn), không có thói quen ăn sữa và các sp từ sữa động vật, không có
truyền thống đại gia súc lấy thịt, chăn nuôi gắn với trồng trọt nên thịt đa phần từ
các động vật nhỏ, chủ yếu lấy từ thủy sản ( nhiều hơn hải sản). So với người Nhật,
Hàn,.. yếu tố hải sản ít hơn. Có hệ thống sông ngòi tận dụng mặt sông, hồ nuôi
trồng thủy sản -> ít hướng ra biển. Mâm cơm người miền Trung có yếu tố biển
nhiều hơn ( do yếu tố địa hình kể trên), có vị cay và mặn, cay để dung hòa vị lạnh
từ thức ăn lấy từ nước.
Cách ăn: ăn cả nước lẫn cái. Khác với các nước xứ lạnh, ăn đồ xào, nấu. Người hàn
quốc có canh và cơm nhưng không chan vào cơm. Do người Việt ở xứ nóng cần ăn
nhiều canh, nhiều nước.
Cách chế biến chủ yếu là luộc để phù hợp thời tiết nóng ẩm. Ngoài ra có các món muối.
Miền Bắc: cơm rau cá, thanh đạm, cầu kì trong chế biến món ăn và sử dụng gia vị
Miền Nam: Tổng họp các bếp ăn Việt – Chăm- Hoa - Ấn , cay – ngọt- lạ- dân dã,
miền Nam là xứ nóng nên món canh cũng đóng vai trò chủ đạo, đa phần là canh chua
+ Trang phuc-ăn mặc : chất liệu: mỏng nhẹ thấm mồ hôi, nguồn gốc thực vật như
bông, tơ, đay, gai, lanh,... xứ nóng, trông trọt
Cách ăn mặc truyền thống: từ khi người Việt biết làm trang phục để chống chọi với
thời tiết, theo tiêu chí tế nhị, kín đáo, phù hợp với môi trường nóng ẩm và nghề
trồng trọt, dễ thao tác trong lao động. Nam thì ở trần, đóng khố. Nữ thì mặc yếm và
váy. Khi có văn hóa Trung Hoa du nhập vào thì chúng ta tiếp thu thêm cái quần,
nhưng người Việt đã cải biến nó để cho ra đời quần lá tọa – quần có hai ống rộng,
đung sâu, cạp quần to bản, lúc mặc thì buộc dây thắt lưng ra bên ngoai, rồi thả phần
cạp thừa ra bên ngoai. Người Việt thường đi chân đất, đi trên ruộng nước, đi sông,
đi thuyền. Đồ đội thường dùng là cái nón: nón chóp ( nam và nữ) và nón thúng ( nữ).
+ Nhà ở: Kiểu nhà truyền thống là nhà sàn, cả miền núi và đồng bằng. Sau này vào
thời kì Bắc thuộc, học cách làm nhà của người Hán nên chuyển từ nhà sàn xuống
nhà trên nền đất dù vậy nhưng vẫn giữ nhiều yếu tố của nhà sàn. Nhà sàn có nền
nhà cao hơn nền đất để chống âm ướt, lũ lut, thú dữ, côn trùng. Hình thức nhà của
người Việt là nhà cao cửa rộng, sàn nhà cao hơn mặt đất, mái nhà cao, dốc để
nhanh thoát nước, cửa không được cao nếu không sẽ có nắng chiếu xiên, hắt vào
trong nhà, thay vào đó làm cửa rộng chống nắng, mưa, đón được nhiều gió mát.
Chất liệu xây nhà: có nguồn gốc thực vật như rơm, rạ, các loại lá cây và gỗ, khác
với các cư dân có gốc văn hóa du mục thường dựng lều bằng da các con thú. Gốc
nông nghiệp trồng trọt đòi hỏi có sự định cư, ổn định kéo theo yêu cầu có một cái
nhà khá kiến cố, bền chắc thông qua hệ thống, cột, xà và vì kèo tạo thành khung
chắc chắn giữa các yếu tố hình thành nhà. Nhà người Việt có tinh linh hoạt có thể di dời dễ dàng.
Hướng nhà thường là hướng Nam và Đông Nam, tránh được nắng từ phươngTây,
tránh bão từ phương Đông, gió rét từ phía Bắc và đón gió biển mát từ phía Nam.
Dấu ấn sông nước trong kiến trúc nhà thể hiện ở việc lợp nhà bằng loại ngói có
hình vẩy cá, mái cong, dấu tích nhà sàn ở chân cột và thêm nhà luôn luôn cao hơn
sân; để che mưa che nắng phía trước nhà thường có dại. Trong công trình kiến trúc
truyền thống của người Việt thường có đầu đao cong vút như mũi thuyền đang đi
trên sông nước tuy không có tác dụng chịu lực nhưng lại có tác dụng về mặt tạo
hình làm mái nhà tinh tế, thanh thoát hơn bớt đi tính nặng nề của bộ khung vì kèo.
Tận dụng mặt nước ao hò để làm nơi ở hình thành nên các làng chài, nhà thuyền,...
+ Giao thông đi lại : đời sống nông nghiệp định cư trong các thôn làng với kinh tế
khép kín, tự túc khiến cho người Việt ít có nhu cầu đi lại, con đường dài nhất là từ
nhà ra đồng, từ đồng về nhà, di ngang về tắt. Sống trong nền kinh tế tự cấp, tự túc
mỗi nhà là một đơn vị kinh tế ít có nhu cầu trao đổi hàng hóa nên ít có chợ dẫn đến
hạn chế trong nhu cầu di chuyển và di chuyển ngắn nên đường bộ kém phát triển.
Ngược lại thì giao thông đường thủy rất phát triển: phong phú về phương tiện di
chuyển: thuyền, ghe, bè, mảnh, thúng mùng,... Người Việt giỏi đi trên sông nước,
giỏi bắc cầu, giỏi thủy chiến, tục vẽ mắt cho thuyền,...
Quan hệ giao thương thường diễn ra ở bến sông, bến nước
Đô thị là những thương cảng ven sông, ven biển
Lối đi trên sông nước linh hoạt, đi theo dòng nước, hướng gió không va chạm với thuyền khác
+ Phong tục tập quán:
- Tín ngưỡng: thờ nước và các loài sống ở vùng sông nước do nước rất quan
trọng trong trồng trọt, dùng để tưới tiêu, gắn liền với nguồn sống, quan điểm
nước là lộc nên trên ban thờ có một bát nước, lễ hội làng thường có nghi thức
rước nước ví dụ như lễ hội đền Trần, ngày Tết kiếng xin nước và cho nước; tục
thờ các loài sống ở nước: thờ cá ông, cá sấu,..., thờ thực vật: thờ lúa dưới các
dạng thờ hồn lúa, thờ vỏ trấu, thờ cây: thờ cây đa, cây gạo
- Tang ma: lễ phẩm hàm, chèo đò, bắc cầu
- Lễ hội, lễ tết: ăn bù chơi bù cho ngày làm mùa vụ bận rộn nên có nhiều lễ hội
phong phú, phân bố theo vụ lúa, mùa lúa nước. Nghĩ lễ cúng tế và trò chơi
thường liên quan đến nghề nông và nước: nghi lễ rước nước, trò ném pháo đất,
đua diều, nhún đu,... thể hiện ước vọng cầu mưa, trò đi cà kheo phản ánh đời
sống cư dân vùng sông, ven biển, thả diều thể hiện ước vọng cầu nắng, cầu cạn,
trò đánh đu, bắt trạch trong chum thể hiện ước vọng cầu duyên
- Ngôn từ: nhiều từ ngữ liên quan đến nghề nông nghiệp, cây trồng; sử dụng
nhiều hình ảnh sông nước để ví von
- Tâm lý: lối sống mềm mại linh hoạt, thích ứng với mọi biến đổi của thời cuộc
như sự mềm mại của dòng nước: ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, nước nổi bèo
trôi,... đề cao tính cộng đồng, tập thể. Tính thực vật:
+Ăn uống: ăn thực vật chủ yếu. Món chính là cơm “người sống về gạo, cá bạo về
nước”- sản phẩm từ lúa gạo, mọi thứ đều quy ra thóc gạo và không phải ngẫu nhiên
mà có vô số từ để chỉ các thòi điểm phát triển của cây lúa(ví dụ). Làm nhieefu món
ăn từ lúa gạo Tiếp theo là rau và các loại gia vị vô cùng phong phú do nằm trong
vùng nhiệt đới gió mùa. Bên cạnh đó là tục ăn trầu và uống chè, uống rượu. Ngoài
ra còn ăn thịt nhưng chủ yếu là các loại gia cầm hay trâu bò. Nguyên nhân cx bắt
nguồn từ tính thực vật để ng Việt có thể tận dung hết những phụ phẩm dư thừa
trong những vụ thu hoạch mùa màng.
+Mặc: chất liệu may mặc đều từ nguồn gốc thực vật để phù hợp với điều kiện nóng
ẩm mưa nhiều, phù hợp với tính chất nông nghiệp : tơ tằm, tơ chuối, đay , gai, bông,..
+Ở: nhiều loại nhà khác nhau tuy nhiên nhìn chung thì đều dùng những sản phẩm
của thực vật đó chính là mọi bộ phận đều làm bằng gỗ.
+Đi lại: thuyền cx làm nhiều từ gỗ. Nhiều phương tiện khác bằng gỗ khác như bè, ghe
+Tín ngưỡng: thờ cây, thờ lúa, cây đa, cây gạo II.
Hoàn cảnh lịch sử xã hội
1.Vị thế địa- chính trị-, địa- văn hóa đặc biệt là cầu nối của đông nam á lục
địa và đong nam á hải đảo, là đầu mút trên giao điểm, ngã tư dường của các nền
văn hóa lớn trên tg, tạo cho nền văn hóa việt nam trong quá trình tiếp xúc, giao
lưu vs vh ngoại lai nổi bật lên 2 tính trội : tính tổng hợp, dung hợp cao và tính linh hoạt
Tính tổng hợp, dung hợp: “không chối từ”, “dung hòa và hội nhập với mọi sở
đắc văn hóa”. không chối từ các ảnh hưởng của vh ngoại lai, không gặp hiện
tượng mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, xung đột văn hóa, dung hòa vagf hội nhập
mọi sở đắc van hóa, không bài trừ, quay lưng. -> dẫn tới rạn nứt dân tộc, gây
nên sự bất ổn định cho một quốc gia, ví vh việt nam như một nồi lẩu hầm nhừ
(thập cẩm, hòa quyện nhuần nhuyễn giữa các yếu tố nội sinh vs ngoại sinh hoặc
ngoại sinh vs ngoại sinh (Nguyên nhân là do có truyền thống hòa hiếu)
Tổng hợp, dung hợp cao với
Các yêu tố DNA (văn hóa nông nghiệp lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, sử
dụng các công cụ đồng sắt,, vai trò của phụ nữ, đời sống tinh thần phong phú:
quan niệm về tính lưỡng phân, lưỡng hợp và tín ngưỡng thờ nhiều loại thần, hệ
ngôn ngữ Việt Mường). Trong quá trình phát triển của văn hóa đã bị cạnh tranh
nhiều bởi những yếu tố từ nhiều nền văn hóa khác nhưng vẫn giữ được những
nét chung, tạo nên sự tưng đồng văn hóa vs nhiều nước trong khu vực.
Cưỡng bức, tự nguyện với Trung Quốc (Văn hóa Trung Hoa vừa mang nét văn
hóa du mục vừa mang nét văn hóa lúa nước. Vị trí địa lí và điều kiện lịch sử đã
tạo điều kiện cho sự tiếp xúc văn hóa Việt Nam và Trung Hoa. Cưỡng bức 2 lần
thời Bắc thuộc và 1407-1427. Thời xa xưa, tìm thấy nhiều tiền thời tần hàn,
những ụng cụ sinh hoạt kjacs chững tỏ sự giao lưu thông thương từ xa xưa. ở
thời kì tự chủ, nhà nước đại việt đã mô phỏng theo mô hình nhà nước phong
kiến trung hoa. Thời Lý Tràn tổ chức chính trị lấy cơ chế Nho giáo làm gốc tuy
nhiên vẫn còn chịu ảnh hưởng ccura Phật giáo, đến thời Lê thì đã hoàn toàn tự
nguyện lấy Nho giáo làm quốc giáo. Dù có cưỡng bức hay tự nguyện thì người
Việt luôn có ý thức chủ động chống lại sự đồng hóa, tiếp thu những yếu tố tốt
để làm giàu nền văn hóa. Về vật thể: tieesp thu kĩ thuật rèn sắt, làm phân bắc,
làm giấy, đắp đe ngăn sóng biển, làm gốm tráng men, mô phỏng hệ thống giáo dục theo Nho giáo....
Tự nguyện với Ấn Độ (Khác vs Trung Hóa, Ấn Độ k có biên giới gần với Việt
Nam tuy nhiên vẫn có sự ảnh hưởng lớn tới văn hóa Việt Nam. Văn hóa Ấn Độ
có ảnh hưởng đến nền văn hóa Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ở thiên
niên kỉ đầu có ảnh hưởng đến 3 nèn văn hóa châu thổ bác bộ, chăm pa, óc eo.
Góp phần quan trọng vào hình thành vương quốc Chăm Pa. Văn hóa Chăm Pa
tiếp nhận văn hóa ấn độ từ tổ chức nhà nước. chữ nước, tôn giáo, kiến trúc,
nghệ thuật.. (âm nhạc, múa, hệ thống đền tháp )Với văn hóa châu thổ bắc bộ ,
tiesp nhận văn hóa ấn độ tù thương gia và các nhà sư tiesp nhận Phật giáo.
Vs Phương Tây Thế kỉ XVI các linh mục phương Tây đã vào truyền giáo qua
các hình thức buôn bán, Tuy nhiên ảnh hưởng của văn hóa phương tây chỉ thực
sự mạnh mẽ khi Pháp xâm lược Việt Nam. Sự xuất hiện chữ Quốc ngữ, nhà
máy in, báo chí, các thể loại văn học nghệ thuật mới. Cùng với đó là tiếp thu
nền kinh tế công nghiệp.
Hiện nay Đảnh chủ trương giao luuw văn hóa dưới nhiều hinh thức. Không còn
sự cưỡng bức nữa, sự giao luuw trên tinh thần tự nguyện, tiếp thu nhwuxng yếu
tố ngoại lai để làm giàu văn hóa dân tộc, đồng thời giữ gìn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống.
Tính linh hoạt: Không tiếp thu y nguyên, mà tiếp thu một cách chọn lọc và có
biến đổi. Trong ngôn ngữ, tiếp thu chữ Hán nhưng đọc theo kiểu tiếng Việt tạo
ra lớp từ Hán Việt làm phong phú, giàu tiếng Việt; sử dụng từ tiếng Hán với
nghĩa khác hoàn toàn, sáng tạo chữ Nôm. Biến đổi cách đọc các từ Pháp ví dụ
như các bộ phận của xe đạp. Người Chăm pa cổ dựa vào chữ Phạn để sáng tạo
ra chữ Chăm cổ (khoảng thế kỉ IV-V)Trong tư tưởng: hiểu và lý giải theo cách
của riêng mình ví dụ như trong Nho giáo, không sao chép y nguyên nho giáo
trung hoa mà hiểu và lý giải các nội dung giáo lý theo cách của người việt tạo
nên dòng việt-nho tồn tại song song với Hán nho. Trong tư tưởng Hán Nho đề
cao chữ Trung- Hiếu đặc biệt thời Hán thời vua hán vũ đế để củng cố quyền lực
của nhà vua ông Đổng Trọng Thư giải thích trung vs vua hiếu vs cha mẹ. Khi
người Việt tiếp nhận thì đã lý giải thành trung với nước, hiếu với dân, mở rộng
phạm vi trung hiếu, không phải là đối tượng nhân vật cụ thể, đặt lợi ích tập thể ,
lợi ích dân tộc đất nước lên hàng đầu thể hiện tính chất coi trọng cộng đồng, bờ
cõi, lãnh thổ của người Việt(Nguyễn Trãi và cha). Phật giáo vốn là tôn giáo xuất
thế, khi du nhập vào VN tiếp thu theo tư tưởng nhập thế, tham gia vào cuộc đời,
xem mình là một bộ phận của cuộc đời, chỉ cần tâm tịnh, tư tưởng “ Phật tại
tâm: cực kì mạnh mẽ. Tiếp thu có biến đổi Kito giáo, 10 điều răn của chúa điều
đầu tiên là phải kính yêu chúa hơn tất thảy mọi thứ trên đời, tuyệt đối trung
thành với tôn giáo của mình, khi vào đến VN chủ trương sử dụng Kito giáo theo
hướng tốt đời đẹp đạo, kính chúa nhưng vẫn yêu nước, vẫn có thể đặt bàn thơ tổ
tiên ở trong nhà. Phong tục, tập quán: biến đổi theo văn hóa Việt, tết Hàn Thực
không tưởng nhớ đến ông Giới Tử Thôi mà là lễ tết bánh trôi, bánh chay vì nó
giống như trứng trong bọc trăm trứng thể hiện tinh thần dân tộc, , Tết Đoan Ngọ
tưởng nhớ ông Khuất Nguyên- người Việt gọi là tết sâu bọ, vì thời tiết nóng bức
dễ có dịch bệnh, giun sán nhiều, ăn rượu nếp, sơn móng tay màu đỏ, đeo chỉ ngũ sắc
2. Lịch sử Việt Nam là lịch sử : của các cuộc chiến tranh vệ quốc và công cuộc
thống nhất đất nước. Người Việt thường xuyên đối mặt với chiến tranh xâm
lược và cả nội chiến tạo nên tinh thần đại đoàn kết dân tộc, lối sống cực kì linh
hoạt, thích ứng nhanh với biến đổi của xã hội. Đât đai là nguồn sống, là vốn quý
của người Việt nên khi đất nước bị xâm lược thì sẵn sàng hy sinh tất cả cho nền
hòa bình của dân tộc. Cả dân tộc là một gia đình lớn, che chở và nuôi dưỡng
nhau vô tư trong nhiệm vụ chiến đấu. Tỉnh táo sắc sảo trong đối phó với kẻ thù.
Vị trí của người phụ nữ trong các cuộc chiến tranh được đề cao. Bên cạnh đó,
người Việt ta cũng không ngừng mở rộng bờ cõi, thống nhất đất nước
3 Nền văn hóa hình thành trên nền tảng xã hội nông nghiệp lúa nước .
- Ứng xử với tự nhiên: Nông nghiệp lúa nước là nghê sinh nhai chính. Dân
nông nhiệp sống phụ thuộc và thiên nhien nên phải có lối sống định cư, phụ
thuộc nhiều vào tự nhiên, khác hẳn với cư dân sống chăn thả hay thương mại.
Trọng hoài hòa, ưa định cư, thiên về yếu tố “tĩnh”. Trời là yếu tố thần lnh điểm
tựa cho người Việt (lạy trời, ối trời ơi,…) cx 1 phần do nông nghiệp lúa nước.
Đề cao tôn trọng, sùng bái tự nhiên: thờ rất nhiều loại thần Sông, Măt Trời, Mặt
Trăng, Mây, Mưa, Nước, Sấm,… khác với cư dân “động” luôn khuyến khich sự chinh phục tự nhiên.
-Nhận thức: Tổng hợp biện chứng(coi trọng mqh qua lại giữa các yếu tố), trọng
kinh nghiệm (lấy ví dụ các câu ca dao, tục ngữ  dẫn đến trọng người già)
Nguyên nhân có sự tổng hợp biện chứng vì nền NN lúa nước cần nhiều yếu tố
như:………. (người ta đi lấy cấy công/Tôi đi cấy còn trông nhiều bề…). Cây
lúa nước là 1 loại cây rất “đỏng đảnh” + việc mưa nắng thất thường nên ng Việt
luôn luôn có tâm lí phòng bị, chuẩn bị sẵn sàng
-Quan hệ xã hội: Nghề nông nghiệp đòi hỏi cần nhiều nhân lực trong nhiều
công việc(cày cấp, đắp đê,…) đề cao cộng đồng tập thể, vai trò cá nhân bị thủ 
tiêu, khác vs pTay khi cá nhân, cá thể được đề cao. Trọng tình: 1 bồ cái lí không
bằng 1 tí chữ tình. XH VN truyền thống có xu hướng kéo các mqh xã hội về
mqh gia đình, xử lí mqh pháp lí bằng tình cảm. Trọng văn: trọng sự mềm dẻo
hòa hợp, văn chương, thích thơ ca(thể thơ con cóc). Trọng phụ nữ: vị trí vai trò
của phụ nữ trong dựng và giữ nước, trong gia đình và trong nền nông nghiệp
lúa nước.(lấy 1 số câu ca dao tục ngữ)
-Đối ngoại: Dung hợp trong tiếp nhận (Tam giáo đồng quy: Phật giáo, Nho
giáo, Đạo giáo), Mềm dẻo trong ứng phó (cho giặc 1 con đường sống khi đã thắng trận),
CHƯƠNG 3: DIỄN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM (VN THỜI SƠ SỬ & VN THỜI TỰ CHỦ) I.
VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI SƠ SỬ
1. Văn hóa Đông Sơn
1.1 Thời gian: Thuộc giai đoạn đồ thau, đồ sắt sớm (thế kỉ 7 TCN -179CN), tương ứng
với 2 nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc.
1.2 Nguồn gốc được hình thành từ 3 nền văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Nam
phân bố tại lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả. 1.3 Đặc điểm *Kinh tế:
-Người dân trong văn hóa Đông Sơn vẫn là những cư dân sống dựa chủ yếu vào nền
nông nghiệp lúa nước do chủ yếu sinh sống ở ven các con sông có điều kiện thuận lợi
về nước tưới. Trong thời kì này họ đã biết dùng nhiều loại công cụ để canh tác như
cuốc xẻng, thuổng và đặc biệt là dùng cày – một dụng cụ mang tính quan trọng trong
canh tác nông nghiệp. Cư dân văn hóa Đông Sơn cũng đã biết cấy lúa 2 vụ /1 năm và
chăn nuôi trâu bò để phục vụ sức kéo trong nông nghiệp. Điều kiện sống ở gần các con
sông nên cũng đã hình thành những kĩ thuật đắp đê trị thủy của cư dân thời kì này.
- Bên cạnh sản xuất nông nghiệp thì cư dân văn hóa Đông Sơn đã đạt trình độ điêu
luyện ở kĩ thuật luyện kim đồng. Thành tựu nổi bật ở thời kì này có lẽ phải kể đến đó
là trống đồng Đông Sơn. Thông qua những chiếc trống Đồng vẫn còn tồn tại hiện nay
có thể thấy từ xưa cư dân Việt cổ đã có trình độ kĩ thuật rất cao. Ngoài ra, ở giai đoạn
cuối của văn hóa Đông Sơn, kĩ thuật luyện và rèn sắt cũng bước đầu phát triển.
*Hình thành xóm làng, phân bố ở gần chỗ cao ráo, gần sông để tránh mưa lũ lụt. Vì
chiến tranh nên đã hình thành những vành đai phong thủ như lũy tre làng.
*Cơ cấu bữa ăn: bắt đầu ăn gạo tẻ. Nguyên nhân vì sự gia tăng dân số dẫn đến việc
phải mở rộng địa bàn cư trú, ở những nơi đó việc nuôi trồng lúa nếp không thuận lợi.
Điều này khiến lúa nếp trở nên khan hiếm hơn, thường chỉ được dùng trong những
ngày lễ Tết, lễ hội quan trọng như làm bánh chưng….. Cơ cấu bữa ăn chủ yếu theo mô
hình cơm – rau –cá , thể hiện việc thích ứng và tận dụng tốt những điều kiện tự nhiên của cư dân Đông Sơn.
*Mặc: Để thuận lợi cho việc nuôi trồng nông nghiệp nên ăn mặc 1 cách tối giản nhất :
Nam thì ở trần đóng khố, đi chân đất; Nữ thì mặc váy và yếm, trong lễ hội thì nữ có
thể có váy lông chim còn nam thì có khố dài thuê. Bên cạnh đó, người Đông Sơn cũng
rất thích đeo đồ trang sức chủ yếu bằng đồng hoặc thủy tinh.
*Nhà ở: Chủ yếu là nhà sàn với mái cong. Nhà sàn là một biện pháp để tránh thú dữ
hoặc mưa bão ngập lụt, còn mái cong có thể là do ảnh hưởng của yếu tố sông nước đến
cách kiến trúc nhà này của cư dân Đông Sơn.
*Đi lại: vì sống chủ yếu ở gần sông, bao quanh là sông nước nên thuyền là phương
tiên đi lại chủ yếu. Ngoài ra cũng có vận chuyển bằng đường bộ.
* Tín ngưỡng: do tính chất của nền văn minh lúa nước là sự phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố tự nhiên (Trông trời, trông đất,…….., ngày đêm) nên có tục thờ cúng các vị
thần tự nhiên như mặt trời, dông, mua, đất,… Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên…
*Phong tục tập quán: rất đa dạng và phong phú ví dụ như xăm mình, ăn trầu, uống
nước bằng mũi, nhuộm rặng đen… Đời sống tinh thần cũng rất phong phú, có nhiều lễ hội…. 2. Văn hóa Sa Huỳnh
2.1Thời gian: tồn tại từ sơ kì đồng thau đến sơ kì đồ sắt sớm.
2.2Nguồn gốc: là sản phẩm của dân nông nghiệp ở đồng bằng ven biển cồn bàu Nam Trung Bộ 2.3Đặc điểm: *Kinh tế: đa thành phần:
-Trồng lúa nước: ở những đồng bằng ven biển cồn bàu. Biết sử dụng những dụng cụ
lao động như sắt, cuốc, đục, xà beng.
-Thương nghiệp: đã biết mở rộng quan hệ buôn bán với các cư dân khác trong khu vực ĐNA, Ấn Độ, Trung Hoa.
-Đi biển đánh cá: do có điều kiện tư nhiên sát ngay với biển nên cư dân Sa Huỳnh thời
kì này đã biết đánh cá.
-Bên cạnh đó làm trang sức, đồ thủy tinh và làm gốm cũng phát triển. Đa dạng về kiểu
loại, chất liệu, màu sắc…..
*Đặc trưng văn hóa: nổi bật nhất là hình thức mai táng mộ chum
-Các khu mộ tập trung ở các cồn cát ven biển sau đó lan ra các đảo ven bờ. cũng có ở ĐB và núi phía Tây.
-Đa dạng về kích thước và kiểu dáng: trụ, cầu, trứng,…, thường có nắp đậy. Kích
thước lớn nhất có thể cao 1,8 m và đường kính 1m, còn lại chủ yếu là cao 1m và đường kính 50cm.
-Chỉ có 1 vài mộ tìm thấy xương của trẻ em có thể là chôn tượng trưng. T  rong mộ
chum có nhiều đồ tùy táng…..
*Ngoài ra còn có tục thờ mẫu (mẹ, bà) và còn tồn tại đến nay ở các cư dân Tây Nguyên hay dân tọc Chăm.
3. Văn hóa Đồng Nai:
3.1Thời gian: khoảng 4000 năm cách ngày nay 3.2Phân bố: Đông Nam Bộ 3.3 Đặc điểm *Kinh tế:
-Trồng lúa cạn, không dùng sức kéo, trồng các loại củ quả cho bột. Bên cạnh đó còn
kết hợp các hình thức chăn nuôi, sắn bắn, hái lượm, đánh bắt cá tôm.
-Công cụ lao động phổ biến và chiếm ưu thế nhất là đá, bởi lẽ ở khu vực này thiếu rất
nhiều quặng kim loại. Kĩ thuật chế tạo đã cũng rất thực dụng để tiết kiệm tối đa sức lao
đọng. Một số công cụ đá phổ biến như cuốc, rìu, mai, hái đục…. Một loại hình bằng
đá khác, đặc trưng cho nền văn hóa Đồng Nai chính là đàn đá- đây có thể được coi là
một loại nhạc cụ cổ truyền lâu đời của dân tộc.
-Làm đồ trang sức và gồm cũng phát triển manjnh. Gồm được là bằng kĩ thuật bàn
xoay không trang trí cầu kì nhưng được nung ở độ nung cao nên chắc chắn.
*Mộ chum cũng rất phổ biến ở văn hóa Đồng Nai
*Đời sống tinh thần: tín ngưỡng phổ biến nhất là sưu tập thẻ đeo với nhiều hình dạng
như ovan, dẹt, bán cầu, tượng lợn, rùa sa thạch, chó săn… bộ sưu tập hơn 60 thanh đàn đá. ..
II. BỐI CẢNH LỊCH SỬ CHUNG TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI TỰ CHỦ
Thời kì tự chủ kéo dài gần 1000 năm từ 938 đến 1858 sau chiến thắng quân Nam
Hán của Ngô Quyền năm 938.
1. Các vương triều phong kiến thay thế nhau xây dựng quốc gia tự chủ
938 nhà Ngô, 968 nhà Đinh, 981 nhà Tiền Lê, 1009-1225 nhà Lý, 1225-1400 nhà Trần,
1400-1407 nhà Hồ, sau đó nhà Minh vào xâm lược trong vòng 20 năm. Năm 1428 sau
chiến thắng của Lê Lợi, nhà Lê Sơ được thành lập (1428-1527), nhà Mạc (1527-1592),
Lê trung hưng (1533-1789), nhà Tây Sơn 1788-1801, nhà Nguyễn 1802-1945.
Sự thay thế các vương triều không làm đứt đoạn mà vẫn làm cho dòng chảy lịch sử
được diễn ra liên tục.
2. Là giai đoạn phục hưng nền văn hóa dân tộc
a.
Thời Lí Trần là giai đoạn phục hưng lần thứ nhất.Phục hưng là văn hóa bản địa của
người Việt đã được hình thành từ thời Văn Lang Âu Lạc nền tảng là văn hóa Đông
Nam Á mà đã bị nhạt mất thời Bắc thuộc. Chính vì vậy văn hóa Lí Trần mang nhiều
nét đặc trưng bản địa thời kì VL-AL.
b. Thời Hậu Lê là giai đoạn phục hưng lần 2. Lúc này chế độ quân chủ chuyên chế tập
quyền đang được phát triển hoàn thiện cùng với nhu cầu củng cố vương triều phong
kiến nên triều đinh nhà Lê đã tiếp thu 1 cách chủ động trực tiếp các yếu tố văn hóa
Hán, đặc biệt Nho giáo trở thành quốc giáo Mang đậm tính văn hóa Hán, dù đạt 
được nhiều thành tựu tuy nhiên đây là thời kì dân ta bị Hán hóa rất nhiều tu tưởng 
nhận đồng (vừa phát triển văn hóa vừa tránh sự xâm lược từ phía phương Bắc)
c. Thời Tây Sơn: phục hưng lần 3
3. Liên tiếp phải đối diện với sự tấn công từ phong kiến phương Bắc
Tống, Nguyên Mông, Minh, Xiêm, Mãn Thanh…
Đây được xem là một thời kì rất đặc biệt của lịch sử dân tộc khi 1 mặt vừa xây dựng
đất nước, phát triển nền văn hóa một mặt vừa phải liên tiếp đấu tranh với các thế lực
xâm lược từ bên ngoài để bảo vệ đất nước.
4. Bên cạnh đó đất nước cũng được mở rộng dần về phía Nam. Sau năm 1786 và
năm 1802 đất nước Việt Nam có một lãnh thổ thống nhất đến hết Mũi Cà Mau
III. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI LÍ TRẦN
*Bối cảnh lịch sử giai đoạn này: Sau 1000 năm chịu ách đô hộ từ phương Bắc, năm
938, quân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền đã đánh bại quân Nam Hàn
trên sông Bạch Đằng, mở ra 1 kỉ nguyên độc lập, tự chủ mới, tạo tiền đề để phát triển
và xây dựng đất nước. Xét về lĩnh vực văn hóa, sau 1000 Bắc thuộc, nhân dân Đại Việt
ta dù luôn luôn ý thức được việc giữ gìn bản sắc văn hóa tuy nhiên cũng không tránh
khỏi việc bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố văn hóa Hán. Chính vì vậy văn hóa thời kì
Lí – Trần hướng mục tiêu đến việc khôi phục nét văn hóa bản địa đã được hình thành
từ thời Văn Lang Âu Lạc với nền tảng là văn hóa Đông Nam Á.
Đây là thời đại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, thống nhất cộng đồng. Người
Việt có sự liên kết ng Việt vs các dân tộc khác trên lãnh thổ. Là thời đại phục hưng nền
văn hóa Việt. Là thời đại khoan giản, an lạc, nhân thứ, nhân từ, rộng mở, dân chủ.
1. Văn hóa vật chất
*Kinh tế: cả 3 ngành NN, CN, TCN đều phát triển
-Nông nghiệp: thực hiện những biện pháp phát triển. Xây dựng các công trình để để
ngăn lũ, trị thủy đặc biệt ở đồng bằng sông Hồng; “ngự binh ư nông” binh lính ngoài
chiến đấu còn thay phiên nhau để cày cấy nông nghiệp, bổ sung nhân lực cho NN ;
Chính sách bảo vệ trâu bò để giữ sức kéo cho nông nghiệp: ví dụ như ăn trộm trâu bò
có thể bị lưu đày hoặc bị phạt đánh. -Thủ công nghiệp:
+đa dạng nghề: dệt, gốm, đúc đồng. Trong đó gốm đạt được phát triển vượt trội. Ngoài
các kĩ thuật làm gốm vốn có thì đã học thêm được kĩ thuật từ Trung Quốc gốm đẹp 
như Bát Tràng, Phù Lãng…
+thời Trần: hình thành các làng nghề chuyên môn hóa. sản xuất 1 loại hình sản xuất
chuyên biệt nào đó (làng Tùng Lâm và Hoa Chàng ở Nghệ An làng rèn chuyên nghiệp,
làng Bưởi Bắc Ninh với nghề đúc đồng,…)
-Thương nghiệp: cho đúc tiền
+đảy mạnh ngoại thương vs các nước Đna, Thoa qua đường biển, đường bộ…
*Kiến trúc –điêu khăc- hội họa: phong cách đẹp, hài hòa, cân xứng.
-Thành Thăng Long: điển hình cho kiểu thành thị phong kiến: tam trùng thành quách:
vòng trong cùng bao bọc nơi ở của vua là cấm thành, vòng giữa bao bọc nơi vua và
triều đình làm việc bao trọn của Cấm thành là Hoàng thành hoặc Long Thành, vong
thành ngoài cùng bao bọc nơi ở quan lại thái tử, hoàng tử, ae họ hàng vua và dân chúng là Đại La Thành.
+thành là nơi định đô với 4 cửa: Đại Hưng, Tường Phù, Cảm Phúc, Diệu Đức.
+ngoài thành là thị vs bến sông chợ búa , nơi sinh sống buôn bán của thị dân
+61 phường tập hợp các thợ thủ công
+phía Tây cho người đến khai phá, lập khu “thập tam trại”.
-Chùa tháp thời này mang đạm nét Phật giáo. Có rất nhiều chùa nhưng quy mô nhỏ
-Điêu khắc và đúc tạo hình tượng cũng phát triển. Các hình tượng bằng rồng mềm mại,
cân xứng với nhau vừa thể hiện con mắt thẩm mĩ nghệ thuật cao của nghệ nhân vừa để
thể hiện sự cân bằng giữa văn hóa Việt vs yếu tố ngoại lai, cân bằng giữa triều đình và nhân dân…
2. Văn hóa tinh thần
*Hệ tư tưởng: khai phóng (tư tưởng mở vì cần khôi phục nền văn hóa nên mở để tìm
lại bản địa trong văn hóa khác ), đa nguyên (nhiều nguồn gốc ). Tam giáo đồng quy :
Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo tồn tại chung với mục đích chung để khôi phục văn hóa
bản địa, bởi vốn dĩ người Việt đã từ xưa nay luôn chuộng lối sống ôn hòa, luôn tiếp
nhận những yếu tố tốt để đưa vào nền văn hóa mình.
-Phật Giáo phát triển rực rỡ. Nguyên nhân: giáo lí của Phật giáo đề cao lối sống từ bi
nhân đạo, hướng tới cuộc sống an nhiên, không màng ham muốn; mà sau 1000 Bắc
thuộc nên tâm lí chung của người Việt là đều mong muốn 1 cuộc sống bình yên để yên
tâm sinh sống, trong khi giáo lí Phật giáo đáp ứng được điều này nên được tiếp nhận.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam bằng con đường hòa bình, trong suốt 1000 Bắc thuộc
thì phật giáo không hề bị cấm bởi ctranh, chùa chiền vẫn được xây dựng nên người
Việt ngay từ đầu đã có cảm tính vs Phật giáo, phật giáo có thời gian dài để phát triển.
Chùa - biểu hiện của Phật giáo thì lại là nơi cất dấu lối sống văn hóa của ng Việt (Mái
chùa che chở hồn dân tộc –Huyền Không), nên thời kì này muốn tìm lại lối sống bản
địa thì cta phải tìm lại ở trong chùa. Một NN khác là: xuất thân của Lý Công Uẩn là từ
chùa mà ra, từ nhỏ ông đã thấm nhuyền tư tưởng phật giáo nên khi làm vua, hiểu được
giáo lí tốt đẹp của Phật giáo ông đã xây dựng rất nhiều chùa (có thời kì từng xây dựng
84000 bảo tháp đát nung cùng với cả trăm ngôi chùa lớn nhỏ) để phát triển Phật giáo.
Nêu thêm 1 số biểu hiện : 1031 nhà Lý bỏ tiền ra xây dựng 950 chùa, 1129 mở hội
khánh thành 84000 bảo tháp, theo nhà sử học Lê Văn Hưu đời Lý “nhân dân quá một nửa làm sãi”…
-Nho giáo chuyển từ thờ ơ lạnh nhạt sang dần được tiếp nhận. Nguyên nhân: xét về
bản chất thì Nho giáo là học thuyết tu dưỡng đạo đức. Trong khi đó lúc bấy h nền
phong kiến Vn đang dần được định hình, cần 1 cơ sở lí luận cho sự tồn tại và phát
triển. Giáo lí Nho giáo dạy con người cách quản lí triều đình và tuyển chọn nhân sự
nên ng Việt đã chủ động tiếp nhận. Nho giáo đã bắt đầu có chỗ đứng, trở thành chính
thống trng xã hội VN. Nêu 1 số biểu hiện như: 1070 nhà Lý cho dựng Văn Miếu,
1075 mỏ khoa thi đầu tiên để chọn người tài, 1247 nhà Trần đặt danh hiệu Tam khôi
(Trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) cho những người xuất sắc nhất kì thi Đình.
Tầng lớp Nho sĩ lúc bấy giờ ngày càng đông, Nho ngày càng đi sâu hơn vào đời sống
nhân dân. Theo Đặng Đức Siêu trong “Nền giáo dục theo tinh thần Nho giáo” in tronh
tập “Văn hóa học Đại Cương và Cơ sở văn hóa VN” , NXH Khoa học XH Hà Nội,
1996 trang 573 đã nhận xét: “Nền giáo dục học thuật kéo dài qua hàng trăm thế hệ ấy
đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong đời sống văn hóa, trong tâm thế ứng xử của người Việt Nam”.
-Đạo giáo hòa cùng tín ngưỡng dân gian nên cũng được triều đình sử dụng như cầu mưa.. Kết luận
*Hình thành nền văn hóa bác học:
-Tầng lớp trí thức: tăng lữ phật giáo, nho sĩ: ở giai đoạn của diễn trình lịch sử này (X
đến XII thì chủ yếu là các nhà sư sáng tác thơ, đến giai đoạn sau, khi Nho giáo du nhập
mạnh mẽ hơn XIII đến XIV thì chủ yếu là các nhà trí thưc Nho giáo.)
-Văn học chữ viết : có cả chữ Hán và chữ Nôm phát triển cả số lượng và chất lượng.
(lấy ví dụ) Nhiều tác phẩm chữ Hán có giá trị như Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Nam
quốc sơn hà – Được xem là bản TNĐL đầu tiên của nước ta (Lý Thường Kiệt). Còn
chữ Nôm thì tác giả các văn thơ Nôm nổi tiếng là Trần Nhân Tông lấy cảm hứng từ
Thiền dạo trong văn chương tôn thất Thần triều, đã góp phần làm nền sự phát triển của
văn học viết VN suốt 1 thời gian vs các tác phẩm như Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú
lâm tuyền thành đạo ca…
*Tín ngưỡng dân gián khác như thờ thần linh, thờ Mẫu… Đời sống tinh thần như
thi ca nghệ thuật cũng rất phát triển, nổi bật có thể kể đến múa rối nước, chèo,
tuồng.. Lễ hội: đánh đu, vật, cờ người, chọi gà….

*Dấu ấn chăm Pa trong văn hóa Đại Việt (Nguyên nhân: thường xuyên diễn ra xung
đột đại việt và chăm pa. Đại việt thắng nên mang từ chăm pa về sản vật, tù binh, cung
nữ, nên được bổ sung nhân lực cho xây dựng kiến trúc cho đại việt ; hoặc theo Trần
Quốc Vượng là do người Việt muốn tìm về vốn văn hóa bản địa mà Chăm Pa từng là
nơi có 1 nền văn hóa phá triển rất rực rỡ) -địa danh có chữ Sở
-trên các công trình kiến trúc hoàng cung, các tác phẩm điêu khắc
-các ngôi chùa: Bà Già, Thiên Niên, Phật Tích
-Nghệ thuật : trống cơm.
IV. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI HẬU LÊ (LÊ SƠ)
1. Bối cảnh lịch sử
Sau khoảng thời gian tồn tại ngắn ngủi của nhà Hồ (1400-1407), năm 1407 nhà Minh
đã chiếm được Đại Việt và thi hành những chính sách rất tàn bạo và độc ác nhằm mục
đích thủ tiêu đất nước Đại Việt ( Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ
dưới hầm tai vạ; Nặng thuế khóa sạch không đầm núi/Người bị ép xuống biển dòng
lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng…. – Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi).
Đây là khoảng thời gian vô cùng khó khăn của nhân dân Đại Việt vừa phải tìm cách
lấy lại độc lập, vừa phải đấu tranh để giữ gìn nền văn hóa của mình. Cuối cùng năm
1427, dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, khởi nghĩa Lam Sơn đã giành thắng lợi, đưa đất
nước mở sang trang sử mới và tiếp tục cuộc phục hưng văn hóa lần thứ 2. Lúc này chế
độ quân chủ chuyên chế tập quyền đang được phát triển hoàn thiện cùng với nhu cầu
củng cố vương triều phong kiến nên triều đinh nhà Lê đã tiếp thu 1 cách chủ động trực
tiếp các yếu tố văn hóa Hán, đặc biệt Nho giáo trở thành quốc giáo Mang đậm tính 
văn hóa Hán, dù đạt được nhiều thành tựu tuy nhiên đây là thời kì dân ta bị Hán hóa rất nhiều
2. Văn hóa vật chất:
-Tu sửa mở rộng Hoàng thành và nhiều công trình kiến trúc khác: Nổi bật là sự thay
đổi hình tượng rồng so với thời đại Lý Trần so có sự thay đổi về tư tưởng. Con rồng
thời Hậu Lê không còn mềm mại cân xứng như trước nữa mà mang những nét to
khỏe , sừng và lông gáy để biểu thị sức mạnh của triều đình.
-Thay vì 61 phường như trước thì quy về 36 phường với nhiều hoạt động buôn bán và
sản xuất thủ công nghiệp. Nhiều nghề thủ công phát triển như gốm Bát Tràng, làng
gốm Hương Canh, làng vải nhuộm Huê Cầu…. Nông nghiệp cũng được nhà nước
quan tâm phát triển, dặc biệt là việc xây dựng các công trình thủy lợi cùng với đó mỗi
xã đều có xã trưởng để trông nom đê và nông nghiệp.
3. Văn hóa tinh thần
-Nho giáo trở thành quốc giáo, hạn chế Phật giáo:
+Nguyên nhân: Phật giáo là 1 tôn giáo xuất thế, coi cuộc đời như 1 cõi tạm, coi cuộc
đời là bể khổ, Phật giáo thời Lí Trần cx đã tham gia tích cực vào cuộc sống của triều
đình và nhân dân (nhập thế) nhưng về bản chất vẫn là xuất thế, nội dung của Phật giáo
không có nội dung nào dạy cách củng cố vương quyền, đất nước, địa phương. Trong
khi đó lúc bấy giờ, sau 20 năm bị ách áp bức của nhà Minh, trong tình hình vừa mới
giành lại được độc lập, triều đình cần cho mình 1 cơ sở giáo lí để phát triển vương
triều phong kiến. Cùng với đó Phật giáo hướng tới tu dưỡng đạo đức, không dạy lao
động chân tay, tuy nhiên 20 năm bị nhà Minh đô hộ chúng ta đã bị tàn phá, vơ vét kiệt
quệ cả nhân lực và của cải, nên chúng ta cần 1 lực lượng lao động lớn, cần làm việc
chăm chỉ để khôi phục kinh tế nhà Lê đã phát hiện 
ra điều này nên đã hạn chế phật
giáo (chỉ tổ chức khoa thi gắn với Nho giáo)
+Biểu hiện: hạn chế xây dựng chùa chiền, tổ chức thi với nội dung Nho giáo..
-Giáo dục, thi cử trở nên quy củ
+đối tượng đi học không còn dừng lại chỉ ở con em quan lại nữa mà con em bình dân cũng được học và thi.
+Từ 1422 cứ 3 năm thì kinh thành mở thi Hội, các địa phương mở thi Hương. Sau khi
đỗ đạt sẽ được vinh quy bái tổ
-Sự xuất hiện của Luật Hồng Đức được xem như là một bước phát triển quan trọng
trong lịch sử pháp quyền Việt Nam. Bộ luật bao gồm tất cả các luật đã được ban hành
sưu tập lại rồi bổ sung thêm, bao gồm đầy đủ nhiều lĩnh vực đời sống như hôn nhân
gia đình, tố tụng, dân sự, hình sự…
-Văn hóa bác học phát triển mạnh trong đó văn học chữ Nôm phát triển rất mạnh, nổi
bật là Quốc âm thi tập (254 bài thơ của Nguyễn Trãi) được xem như là một cuộc cách
mạnh trong lịch sử thơ ca nước nhà.
-Đời sống tinh thần với các loại hình ca múa nhạc vẫn phát tiển, đặc biệt 2 loại hình
nghệ thuật chèo và tuồng là được đón nhận nhiều nhất.
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ THÀNH TỐ VĂN HÓA VIỆT NAM I. Tín ngưỡng:
Tín ngưỡng có thể được hiểu là sự thần thánh, thiêng hóa của con người đối với một
hay nhiều hiện tượng, nhân vật nào đó, là sản phẩm văn hóa được hình thành trong
mqh giữa con người với môi trường tự nhiên – môi trường xã hội và với chính bản thân mình.
Phân biệt mê tín với tín ngưỡng giữa 2 khái niệm có ranh giới rất mong manh. Ai
cũng sẽ có những niềm tin trong cuộc sống của mình. Mê tín là niềm tin tuy nhiên tin
tưởng 1 cách mù quáng, con người bị lệ thuộc vào niềm tin đó (tin có thần linh che chở
mà k cần làm gì). Còn tín ngưỡng thì là niềm tin, tuy nhiên con người chỉ dựa vào đó
để có điểm tựa trong cuộc sống, không bị lệ thuộc.
1. Tín ngưỡng phồn thực: (phồn: nhiều, thực: nảy nở) là sự sùng bài thiêng hóa sự
sinh sản, thể hiện ước vọng niềm cầu mong vào sự sinh sôi của tạo vật và con người.
*Nguyên nhân, nguồn gốc: xuất hiện từ đặc điểm của cư dân Việt là cư dân nông
nghiệp. Khi trồng cấy thì luôn luôn mong muốn mùa màng bội thu, muốn thế cần có
nhiều nguồn nhân lực để thu hoạch, trồng cấy, vì vậy ng Việt coi trọng việc sinh nở,
càng đông, càng vui. Tín ngưỡng phồn thực cũng từ đó mà xuất hiện. *Biểu hiện:
-Tục thờ biểu tượng sinh thực khí: thờ những vật tựng trưng cho các cơ quan sinh sản
của con người. Điều này thể hiện rất nhiều trong những lễ hội hay trong các vật trưng bày ở các làng, bản.
+ví dụ: hình nàm nữ với cơ quan sinh sản phóng to ở Văn Điển (Hà Nội), hay tượng
người với cơ quan sinh dục phóng to ở nhà mồ Tây Nguyên; tục rước cơ quan sinh
thực khí ở Bắc Ninh; hoặc hình dánh các cột trụ đá ở các ngôi chùa…
-Tục thờ hành vi giao phối:
+ví dụ: vào dịp đền Hùng có điệu múa “tùng dí” các đôi nam nữ múa theo từng đôi và
cầm theo các bộ phận tượng trưng cho bộ phận sinh thực khí; giã gạo cũng là biểu hiện
của hành vi giao phối; một số lễ hội có các hoạt động như đánh đu, ném còn đều thể
hiện những độn tác có liên quan đến hành vi giao phối; trong dòng tranh dân gian có 2
bức “Hứng dừa”, “Đánh ghen”
*Ý nghĩa tín ngưỡng phồn thực:
-Là tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc, không dâm tục, xuất phát từ ước mơ chính đánh
của cư dân nông nghiệp.
-Tín ngưỡng phồn thực thể hiện niềm tin của con người trong việc uy trì nòi giống,
mong muốn nền nông nghiệp sinh sôi, nảy nở, phát triển mạnh, có mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.
-Góp phần làm giàu thêm đời sống tinh thần của văn hóa Việt Nam.
2. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên: là sự sùng bái, thiêng hóa các hiện tượng tự nhiên, thể
hiện ước vọng niềm cầu mong mưa thuận, gió hòa.
*Nguồn gốc và đặc điểm: là cư dân nông nghiệp, phải phụ thuộc vào rất nhiều các yếu
tố tự nhiên. Chính vì vậy người Việt thờ rất nhiều các vị thần tự nhiên, và đồng nhất
các vị thần tự nhiên với các nữ thân. Điều đặc biệt là các nữ thân không phải những
người cô gái còn trẻ đẹp mà là các Bà, các mẹ - những người đã trải qua sinh nở.
Nguyên nhân là cầu mong sự sinh sản để tăng nhân lực cho nông nghiệp vì vậy coi
trọng sự sinh nở của phụ nữ. *Biểu hiện:
-Thờ các hiện tượng tự nhiên: Thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp…
-Thờ động vật, thực vật: thờ thần lúa của người Mạ, thờ cá ông của những ngư dân hay
phải đi biển để mong sự an toàn và thu được nhiều thủy, hải sản.. *Ý nghĩa:
- Là tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc, xuất phát từ ước mơ chính đánh của cư dân nông nghiệp.
-Góp phần làm giàu thêm đời sống tinh thần của văn hóa Việt Nam.
-Thể hiện khát vọng của người dân Việt Nam luôn mong muốn 1 cuộc sống ổn định,
bình an, được sản xuất và làm kinh tế thuận lợi, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
3. Tín ngưỡng sùng bái con người:
*Nguồn gốc: con người là vốn quý của mọi nền văn hóa và đặc biệt ở vơi cư dan NN
lúa nước, do đề cao nguồn nhân lực trong cày cấy con người được thần thánh hóa. 
Ngta quan niệm con người có 2 phần :thể xác, tinh thần (hồn và vía). Thể xác chết đi
nhưng tinh thần vẫn còn, phần tinh thần sẽ đi theo con cháu bảo vệ, phù hợp độ trì 
con cháu thờ cúng. Chính những điều này đã tạo nên truyền thống uống nước nhớ
nguồn, đề cao đạo hiếu. *Biểu hiện -Thờ tổ tiên ông bà
-Thờ thần thổ công thổ địa
-Thờ người có công với đất nước (vua Hùng; tứ bất tử)
-Thờ người có công với xã làng, anh hùng (thờ thành Hoàng Làng, thờ các vị anh hùng dân tộc) *Ý nghĩa:
- Là tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc, xuất phát từ ước mơ chính đánh của cư dân nông nghiệp.
-Góp phần làm giàu thêm đời sống tinh thần của văn hóa Việt Nam
-Vừa thể hiện đời sống tâm linh, về thể hiện đạo lí làm người, đạo lí “uống nước nhớ
nguồn” từ ngàn đời này của dân tộc.
 Tất cả các tín ngưỡng trên đều là những tín ngưỡng tốt đẹp của người Việt, vì vậy
cần phải phát huy những mặt tích cực, góp phần giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về truyền
thống dân tộc của cha ông,từ đó bồi đắp thêm cho tâm hồn và tình yêu với văn hóa Việt.
4. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng Làng
-Thành: thành trì, Hoàng: hào ( ngăn sự tấn công, xâm nhập từ bên ngoài vào bên trong )
-Nguồn gốc của tín ngưỡng này bắt nguồn từ đời nhà Chu ở Trung Quốc. Trước khi tín
ngưỡng này được du nhập vào thì ở các làng đã có tục thờ thần làng, sau khi du nhập
ban đầu phổ biến ở các dô thị, sau đó len lỏi vào làng xã, kết hợp với các tục thờ thần
làng vốn đã tồn tại lâu đời hình thành nên tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng. Đây là
kết quả của sự dung hợp, linh hoạt trong việc tiếp xúc, tiếp cận với văn hóa Trung Hoa của người Việt.
Thành hoàng làng bao gồm Thiên thần, Nhiên thần, Nhân thần : Chính thần (Thượng
đẳng phúc thần,Trung đẳng phúc thần, Hạ đẳng phúc thần) và Tà thần, dâm thần
-Nơi thờ: đình làng, đền
-Kèm theo các lễ hội để duy trì và thể hiện các tín ngưỡng Việt cổ như tục hèm, lễ mật
được tổ chức thường niên trong các làng. Các lễ hội thường được tổ chức tại đinh làng.
Đình làng vừa là nơi thờ cúng vừa là nơi hội họp của các chức sắc và nơi sinh hoạt
cộng đồng của dân cư trong làng
*Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng
Đầu tiên là ý nghĩa trong việc liên kết cộng đồng, là sợi dây gắn kết nhiều người trong
một vung đất nông nghiệp hữu hạn, là nơi quy tụ tâm linh cho cư dân trong làng.
Người ta tin rằng Thành Hoàng làng là vị thần coi sóc, bảo vệ cho cư dân, cho sự phát
triển và hưng thịnh của ngôi làng và trừng phạt những kẻ xấu xa, độc ác. Người làng
có nạn đều đến xin thần che trở, nếu có hàm oan thì cầu thần cho giải hàm oan. Người
dân trong làng hanh động theo đạo đức và quy tắc là vì họ tin rằng thần linh đang theo
dõi, giam sát hanh động của họ. Thành Hoàng làng còn là vị thần bảo hộ cho người
dân Việt ta chống lại sự xâm lăng của quân xâm lược, đanh đuổi bọn cướp nước để
danh lại độc lập, tự chủ cho dân tộc. Nơi đây không chỉ nơi thờ tự linh thiếng mà còn
là nơi hội họp và hoạt động của cư dân lãng xã. Các lễ hội thường được tổ chức tại
đinh hàng năm làm nơi vui chơi cho dân làng, từ đây tăng thêm mối gắn bó, đoàn kết.
Tín ngưỡng thờ Thành hoang còn có vai trò trong việc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn
hóa Việt cổ từ ngàn đời. Trong thời kì Bắc thuộc và phong kiến, nhờ văn hóa tín
ngưỡng được duy trì trong làng xã Việt nên nước ta mới chống lại được âm mưu đồng
hóa của thực dân phương Bắc và bảo tồn được bản sắc văn hóa độc đáo được xây dựng
và bồi đắp qua nhiều thế hệ.
Tóm lại, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng có ý nghĩa quan trọng trong việc gắn kết
cộng đồng, tập thể là sợi dây gắn kết bền chặt giữa người dân trong làng xã và trên
toan đất nước, lan tỏa lòng yêu nước cùng các lễ nghĩa, đạo đức tốt đẹp. Đó đều là
những giá trị văn hóa truyền thống quý báu mà ta cần phải giữ gìn và phát huy
5. Thờ Tứ bất tử
*Thờ Tản Viên: khát vọng chinh phục tự nhiên, mưa thuận gió hòa. Là biểu tượng của
không gian văn hóa xứ Đoài.
-ĐB châu thổ Bắc Bộ có chế độ Nhật triều (ngày nước rút, đêm nước lên : An Dương
Vương xây thành Cổ Loa) Dòng nước này ảnh hưởng đến đời sông NN của nhân dân
nên kết hợp lại để đắp đê. Thánh tản Viên là biểu tượng quá trình chin phục tự nhiên cùng châu thổ Bắc Bộ.
*Thánh Gióng: thể hiện tinh thần yêu nước, khát vọng hòa bình. Biểu tượng không gian văn hóa xứ Bắc.
-Lịch sử Việt Nam là lịch sử gắn liền với việc chóng giặc ngoại xâm (khác những QG
khác thường k có chiến tranh). Sự ra đời của nhà nước cx bắt nguồn từ chống giặc
ngoại xâm xây dựng nên hình tượng Thánh gióng: lòng yêu nước khi còn chưa biết
nói, biết đi... Thể hiện tình yêu nước nồng nàn, mong muố khát vọng cuộc sống không có chiến tranh.
-phía Bắc là nơi chúng ta luôn đề phòng các mối nguy cơ từ phương Bắc nên có lẽ đó
chí lí do Thánh Gióng là biểu tượng cho vùng kgian văn hóa này.
*Chử Đồng Tử: ước vọng về cuộc sống giàu sang, phát triển. Biểu tượng kgian văn hóa xứ Đông.
-Sự tích về Tiên Dung và Chử Đồng Tử....(trong cuộc chu du ở công chúa đã gặp CDT
trong 1 tình cảnh đặc biệt nên 2 người đã kết đôi với nhau)
-Ước mong về một tình yêu không phân biệt giầu nghèo, sang hèn, k có giai cấp. Sau
khi kết hôn CDT đã đi buôn cùng bạn (CDT được coi là ông tổ nghề buôn VN).
-2 vợ chồng thường đi làm từ thiện giúp người nghèo...
Sự xuất hiện của CDT gắn vs buôn bán, xóm làng thể hiện khát vọng của ND về cuộc sống ấm no hạnh phúc. *Thánh Mẫu Liễu Hạnh:
-Theo truyền thuyết vốn là con Ngọc hoàng, do đánh vỡ chén ngọc nên bị đày xuống
trần gian. Xuống trần gian thì hóa thân thành con gái của 1 gia đình tên là Lê Thái
Công. Đặt tên cô con gái là Giáng Tiên lớn lên xinh đẹp tài năng. Năm 21 tuổi Giáng
Tiên mất (do hết kì hạn chịu nạn của công chúa Quỳnh Hoa). Khi về thiên đình thì nhớ
gđ, chồng con, nên xin Ngọc hoàng về thăm , lấy tên là Liễu Hạnh. Nàng đi mây về
gió, hoa phép trêu chọc mọi người. Đây là cuộc đời đầy sự tự do, phóng khoàng, k bị
ràng buộc bởi các lễ giáo phong kiến. Ở lần đầu thai thứ 3, đầu thai thành cô gái bán
nước. vua Lê Chúa trịnh đã cho người đến dẹp vì cho rằng cô sống tác oai, tác quái.
Sau đso người dân lập miếu, bị vua phá thì dịch bệnh triền miên nên đã xin vua lập lại.
Thánh mẫu liễu hạnh đã sống 1 cuộc sống tự do, phá cách với lễ giáo phong kiến.
Mang khát vọng giải phóng, tự do của nhân dân, đặc biệt là người phụ nữ. Không phải
ngẫu nhiên mà Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện vào thời Hậu Lê khi đó Nho giáo đang trở
thành quốc giáo, với những lễ giáo phong kiến rất hà khắc, vai trò phụ nữ bị ảnh
hưởng rất lớn. Cùng với đó là thời kì có chiến tranh tràn lan nên người dân đã đi tìm chỗ dựa cho mình...
Đều thể hiện ước vọng tốt đẹp của nhân dân mong muốn cuộc sống bình yên, ấm no
6. Đạo Mẫu: (Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận: Thực hành tín
ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt)
*Nguồn gốc: Trong đời sống tín ngưỡng của ngươi Việt, thường có xu hướng nữ thần
hóa các nhân vật do cư dân Việt sống bàng nghề NN nên phụ nữ có vai trò rất lớn
trong việc làm NN và việc sinh nở thêm nguồn nhân lực. Bên cạnh đó khác với thờ nữ
ở các quốc gia khác là các cô gái trẻ đẹp, chưa trải qua sinh nở, nữ thần ở VN với
hướng đến là sự sinh sôi nảy nở nên thường thờ các phụ nữ đã trải qua sinh nở (Bà Trời, Mưa, Sấm Chớp).
-Trong số các nữ thần đó, một số được người Việt tôn vinh cung dình hóa để trở thành
Mẫu thần, được gọi boiwr tên như Quốc Mẫu, Vương Mẫu (Quốc mẫu Âu Cơ, Thánh Mẫu Liễu Hạnh...)
-Sang thế kỉ 17, dưới thời Hậu Lê chiến tranh loạn lạc, nhân dân cực khổ lầm than, tục
thờ Nữ thần, Mẫu thần được khái quát hóa lên và trở thành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam
phủ, Tứ phủ hay là Đạo Mẫu.
 Như vật có thể khẳng định Đạo mẫu xuất hiện là sự kết hợp của Nữ thần, mẫu thần
và 1 số yếu tố Đạo giáo.
(Tam phủ: trời, đất , sông nước. Tứ phủ: trời, đất, sông nước, rừng núi. Ở các phủ có các Mẫu cai quản)
*Nơi thực hiện: bắt đầu có sự nhất quán về điện thần với các phủ đền.
Các nghĩ lễ cũng bắt đầu được chuẩn hóa , không giống với việc thờ các vị thần khác
với các nghi thức khác nhau. Các nghi lễ đạo Mẫu bắt đầu đã có các bước lần lượt và
nhất quán, có sự quy định chung.
*Hình thức: hát chầu văn, hầu đồng.
-Hát chầu văn: phục vụ việc thờ Đạo Mẫu.
-Hầu đồng: các vị thần nhập vào thân xác các ông đồng bà đồng với ước nguyện
của nhân dân là được chữa bệnh, ban phát lộc..
*Ý nghĩa: Thể hiện ý thức nhân sinh, ý thức cội nguồn dân tộc đất nước, chứa đựng lòng yêu nước.
-Ý thức nhân sinh là cách nhìn nhận của con người về cuộc đời. Các vị thần xuất hiện
tỏng đạo Mẫu thường xuất hiện với ý nghĩa giúp cho dân lành, giúp dân chống giặc
ngoại xâm. Trong các lời bài hát lên đồng hoặc chầu văn đều là những lời bài hát với
những cảnh sắc rất tươi đẹp thể hiện ý thức nhân sinh của  người Việt, mong muốn
cuộc sống hạnh phúc, tự do, an nhiên. (Ở đây bắt đầu có sự hiện cái nhìn về nhân sinh
quan , thế giới quan nên được xem như l 
à “Đạo”). Sức mạnh của tín ngưỡng Đạo
Mẫu là thỏa mãn được nhu cầu khát vọng về cuộc sống phát đạt, ấm no, trở thành điểm
tựa tinh thần cho các tín đồ.
-Tín ngưỡng thờ Mẫu là thể hiện ý thức cội nguồn dân tộc, lòng yêu nước của nhân
dân. Tín ngưỡng thờ mẫu mang tính nhân văn, nhân văn sâu sắc. Trong suốt khoảng
thời gian chiến tranh loạn lạc, tín ngưỡng thờ Mẫu không bị mất đi mà vẫn luôn được
nhân dân đoàn kết lại, gìn giữ và phát triển để góp phần làm giàu thêm phương diện
văn hóa, giúp cho công cuộc thống nhất đất nước ở tuyến đầu diễn ra thuận lợi hơn.
Tín ngưỡng thờ mẫu góp phần bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa Việt.
-Đạo mẫu còn góp phần đề cao vai trò của người phụ nữ.
*Bên canjnh ý nghĩa tốt đẹp của Đạo Mẫu thì còn có 1 số người quá mê tín và biến tín
ngưỡng tốt đjep này thành 1 điều xấu. Biểu hiện như việc quá tin vào đạo mẫu, nghĩ
rằng sẽ được che chở, cho ăn làm phát đạt mà không cần làm gì... Đây là những việc
làm cần được lên án để bảo vệ nét đjep của tín ngưỡng Đạo Mẫu.
II. Tổ chức Làng xã Việt
Nước là hợp các làng mà thành. Từ làng đến nước, dạy dân nên tục, vương chính lấy
làng làm trước ( Chiếu vua Gia Long năm 1804)
Làng Việt là cái chìa khóa để giải mã bí mật Việt Nam, thần kì Việt Nam (P.Mus – học
giả, sĩ quan quân đội Pháp, TK XX)
*Làng là tổ chức quần cư của một cộng đồng người có kết nối về huyết thống, lịch sử
cư trú hoặc phương thức kinh tế, nằm tại khu vực hiện nay là vùng săn xuất nông thôn
hoặc từng là vùng sẳn xuất nông thôn. Là đơn vị cấp cơ sở khi nhà nước ra đời, bao
gồm cộng đồng nhiều gia đình, dòng họ với số lượng khác nhau . Làng xã Việt cơ bản
là cấu trúc đóng, nhưng không thực sự khép kín, nó vẫn có mối liên hệ với bên ngoài
tùy theo thời gian, mức độ nhiều hay ít, hoặc các không gian cụ thể *Nguyên tắc tổ chức :
-Theo huyết thống: Làng hình thành trên cơ sở nơi quần cư của những người có cùng
dòng máu, cùng huyết thống hoặc có mối quan hệ hôn nhân với nhau. Tổ chức này
xuất hiện từ rất sớm, cuối thời kì tan rã của công xã nguyên thủy. Là nơi ở của các họ
nên có xu hương lấy tên họ đặt tên cho làng VD: Nguyễn Xá, Lê Xá, Đỗ Xá,...( tạo
nên thói ea trưởng bảo thủ)
-Theo địa vực:: xuất hiện từ thời Văn Lang- Âu Lạc – thuở dựng nước, dựa vào nguồn
gốc phân chia, khai hoang. Thời này nước biển bắt đầu rút, đồng bằng đang dần được
hình thành, để mở rộng không gian sinh tồn, người Việt di cư từ vùng miền núi đến
vùng đồng bằng chấu thổ, tại đây người Việt phải đói mặt với khí hậu khắc nghiệt
cùng thiên tai liên miên: lũ lụt, hạn hán, nạn cướp đất cướp làng,… để cùng vượt qua
những khó khăn đó. những người cùng đi khai khẩn không cùng huyết thống tụ họp
với nhau thành lập nên các làng Đề cao mối quan hệ láng giềng : Bán  anh em xa
mua láng giềng gần, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau
*Làng của người Việt thường có nhiều tên : tên Nôm : căn cứ vào một đặc điểm của
làng; tên Hán: ghi trong các văn bản hành chính
*Phân biệt rạch ròi: dân chính cư( dân gốc, sống nhiều đời, có tiếng nói, chia làm 5
hạng: hạng chức sắc, hạng chức dịch, hạng lão, hạng đinh, hạng ti ấu) và ngụ cư ( dân
từ nơi khác tới, không có tiếng nói)
*Phân bố co cụm : co cụm ( chủ yếu Bắc Bộ ) tạo nên tính khép kín tương đối. Co
cụm 1: lang ở giữa và đồng bao quanh, khoảng cách giữa các làng là rất lớn; Co cụm
2: phân bố ở một bên sông, phân bố từng cụm làng một; co cụm 3: phân bố 2 bên sông *Đặc trưng
-Làng xã Việt Nam là một cộng đông có tính cố kết bền chặt thể hiện trong quan hệ xã
hội trong làng gồm có dòng họ, phường, giáp (lão- đinh- ti ấu, ra đời muộn, chịu ảnh
hưởng của tổ chức giáp ở TQ), hội.
+ Biểu tượng: cây đa, giếng nước, sân dình ( diễn ra các hoạt động tập thể của làng,
trung tâm hành chính, trung tâm tín ngưỡng, nơi thờ Thành Hoàng làng, trung tâm văn hóa làng )
+Ưu và nhược: có cơ sở, đặt nền móng cho truyền thống đoàn kết tương trợ, tinh thần
tập thể. Nhưng trong những điều kiện nhất định, nó cũng biểu hiện thành một thứ cộng
đồng bản vị mang tính địa phương, bè phai, cục bộ, dẫn đến thói dựa dẫm, ỷ lại, cào
bằng, đố kị được thể hiện qua các câu như: Gần chùa gọi bụt bằng anh, thấy bụt hiền
lành dẫn bụt đi chơi; triệt tiêu ý thức cá nhân, cá nhân tự hòa tan trong cộng đồng, tập
thể. Tiêu biểu của nhược điểm thể hiện trong việc hôn nhân là chuyện của hai gia đình,
hai dông họ, hai làng, có tục nộp treo, việc này nhằm hạn chế lấy chồng, lấy vợ ngoài
làng làm xáo trộn cư dân trong làng.
-Tính tự trị, tự quản.
+ Tự quản về kinh tế: Kinh tế ở những làng chủ yếu là kinh tế thuần nông, tự cấp tự
túc, tổ chức lao động sản xuất cho làng của minh. Mối liên hệ với bên ngoai tương đối
hạn chế, ruộng đất cày cấy tập trung chủ yếu xung quanh làng, công việc thủy lợi
chung, thủ công nghiệp mang tinh tự cấp cho gia đinh, việc mua bán chủ yêu diễn ra ở
chợ làng. Các phường, hội dù có đi trao đổi ở thị trường xa hơn như chợ giữa các làng
thì bí mật về kỹ thuật vẫn mang tinh làng xã.
+ Tự quản về chính trị, tư pháp: thể hiện ở việc tồn tại song song hai hình thức quyền
lực. Một là bộ máy chinh quyền mang tinh nhà nước (thực chất vẫn do dân cử) và thiết
chế làng xã (hội đồng kì mục) làm chức năng lập pháp và lý dịch đóng vai trò hanh
pháp cho dân làng tự bầu ra người đứng đầu chính quyền làng xã, Nhà nước chỉ hợp
thức hóa việc bầu người đứng đầu làng, mỗi làng có luật lệ riếng, nếu luật của triều
đình khác với lệ làng thì dân theo lệ làng, nếu làng có việc thì người trong làng tự họp
bàn và giải quyết với nhau ít khi có sự can thiệp của quan lại phía trên.
+Tự quản về an ninh : có lực lượng dân phòng, đêm đến thì cổng làng bị đóng lại, dân
làng cắt cử thay phiên nhau tuần tra canh gác, trong gia đình có sẵn gậy nếu có đối
tượng xâm nhập thì lấy gậy tập trung cổng làng
+Tự quản tự trị về mặt văn hóa tinh thần: mỗi làng thì thờ thần Thành hoàng làng
riêng, được coi là vị thần bảo hộ cho toan bộ dân cư trong làng, kèm theo đó là các lễ
hội, lễ rước riêng, thu hút nhiều tầng lớp dân làng, vừa nghiêm trang vừa vui vẻ.
+Biểu tượng của làng là lệ làng và lũy tre xanh. Lệ làng được văn bản hóa thanh các
khoản ước, hương ước và thương do nho sĩ được người trong làng cử ra soạn thảo
+Ưu: cần cù chịu khó, cơ sở hình thành lòng yêu nước ( nước hình thành từ cơ sở làng
nên yêu nước thì trước hết là yêu làng, trong thời kì Bắc thuộc chúng ta bảo tồn được
văn hóa đọc đáo trong tổ chức làng mang tính tự trị cao)
+Nhược: thói tư hữu ích kỉ, thói gia trưởng bè phái: quyền huynh thế phụ
III.Tổ chức Nước –Quốc gia
*Nguồn gốc Nước- Quốc Gia: -Theo quy luật chung:
+Cơ sở kinh tế: cuối thời công xã nguyên thủy với sự phát triển về lực lượng sản xuất
dẫn đến việc sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
+Cơ sở xã hội: chính vì có tư hữu về tư liệu sản xuất dẫn đến sự phân hóa và mâu thuẫn giai cấp gay gắt.
Nhà nước hình thành để điều hòa mâu thuẫn và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
-Ở các nước phương Đông nói chung và ở Việt Nam nói riêng dù cũng không nằm
ngoài quy luật chung tuy nhiên sự hình thành Nhà nước ở Việt Nam cũng có những
đặc điểm riêng. Việt Nam của chúng ta làm quốc gia nông nghiệp nằm trong khu vực
ĐNA, bao quanh bởi rất nhiều nước, chính vì vậy việc thoát nước để nuôi trồng nông
nghiệp là một điều rất quan trọng. Điều này đòi hỏi phải tập hợp được 1 số lượng lớn
người cùng đắp đê chống lũ . Bên cạnh đó người nông dân Việt cũng thường phải đối
diện với việc xâm lăng từ bên ngoài những yếu tố trên đã thú  c đảy việc hình thành
nhà nước sớm ở Việt Nam với 2 mục đích chính là trị thủy và chống ngoại xâm.
*Nước ra đời từ rất sớm ở nước ta: chính vì những đặc điểm đã nêu trên nên nhà nước
ở Việt Nam khá sớm. Trong đó sớm nhất là 2 nhà nước cổ Văn Lang (năm 700 TCN) và Âu Lạc
*Nước chính là sự mở rộng của Làng: cũng giống như các quốc gia phương Đông để
chống ngặc ngoại xâm và cấu kết cộng đồng để chống lại thiên tai, lũ lụt, đòi hỏi các
làng phải liên kết. Chính vì vậy muốn tìm hiểu về nước phải bắt nguồn từ làng. Nước
có thể được xem là một Siêu làng (1 làng rất lớn) Đặc trưng và chức năng của nước 
giống với làng, chỉ khác về quy mô:
-Nếu ở làng là liên kết lại để sản xuất cho kịp thời vụ thời với quốc gia là để ứng phó với thiên tai, lũ lụt.
-Nếu ở làng là người dân liên kết lại để chống lại xâm lăng từ làng khác thì với nước
đó là chống giặc ngoại xâm từ các quốc gia khác. Việc làm này đòi hỏi tinh thần yêu
nước và sự đoàn kết của cả quốc gia. Hai yêu tố này lại có sẵn từ đặc trưng của làng là
tính cộng đồng và tính tự trị. Đoàn kết ở QG thể hiện qua “Bầu ơi thươn lấy bí
cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn…”. Lòng yêu nước ở việc người Việt
luôn sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào khi có giặc ngoại xâm.
Rõ ràng có thể thấy nước chính là 1 sản phẩm phóng to của làng, mang những đặc trưng của làng.
*Nước mang “tính dân chủ thân dân kiểu văn hóa nông nghiệp” (cách cai trị dân của
các vương triều thường thực thi theo chính sách thân dân, gần dân và không phân biệt
khắt khe giai cấp, đẳng cấp.
-Vua ở VN không quá độc đoán như phương Tây hay coi mk là “ chân mệnh thiên tử”
như ở Trung Hoa mà con dân như con cháu. Thậm chí khi xưa, ở thời Tiền Lê vua Lê
Đại Hành còn tổ chức lễ hội Tịch Điền, vua và quan lại cùng nhau xuống cày cấy để
khuyến khích nông dân làm nông nghiệp. Đây là mối quan hệ rất gần gũi.
-Quan hệ tình cảm và tính dân chủ cũng được thể hiện trong luật pháp. Điều này thể
hiện ở việc đôi khi luật do vua ban cũng không thể chống lại được các phép tắc trong
làng “phép vua thua lệ làng”, hay chính sách thân dân còn thể hiện việc giảm nhẹ tội
cho những người có công với nước, con em dòng tộc…
-Tính dân chủ trong NN còn thẻ hiện trong việc tuyển chọn vào bộ máy cai trị. Các thứ
bậc trong xã hội hoàn toàn có thể thay đổi. Quan hết nhiệm kì hoặ phạm lỗi có thể về
làm dân trong khi đó dân học hành đỗ đạt thì có thể lên quan. Điều này là khác hoàn
toàn so với các nước Ptay khi thực hiện theo cha truyền con nối.
IV.Văn hóa giao tiếp của người Việt: (Cần lấy ví dụ so sánh thêm với QG khác) *Xét về thái độ:
-Thích giao tiếp: người Việt ta là những cư dân nông nghiệp, sống trong những làng
xóm mà “tối lửa đắt đèn có nhau” cộng với đặc trưng cơ bản của làng xã Việt là tính
cộng động nên người Việt rất coi trọng việc giao tiếp, quan tâm lẫn nhau để gắn kết
chặt chẽ các mối quan hệ. Việc thích giao tiếp thẻ hiện qua 2 đặc điểm đó là:
+thích thăm viếng: đặc biệt ở các xóm làng, dù ngày thường có gặp nhau nhiều lần
nhưng mỗi khi rảnh rỗi, hàng xóm lại sang nhà nhau chơi, nói chuyện về đồng áng, về
con cái, hỏi thăm lẫn nhau. Khi nhà ai trong xóm có việc thì cả làng sẽ rất nhiệt tình
đến thăm hỏi và giúp đỡ công việc. Chính vì vậy tính cố kết cộng đồng trong các làng
xóm ngày càng được gắn kết chặt chẽ.
+tính hiếu khách: khi khách đến chơi nhà thì gia chủ luôn luôn chuẩn bị rất chu đáo.
Trước khi khách đến sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ khang trang hơn thường ngày. Khi
khách đến chơi sẽ mời ở lại ăn cơm, dù nhà có nghèo hay giàu đi nữa thì mâm cơm
chuẩn bị cho khách cũng phải thật tươm tất. Trong bữa ăn thì sẽ luôn miệng mời khách
ăn nhiều và gắp thức ăn. Khi khách về nhiều khi còn được biếu quà thế nên ng Việt
mới có câu “được ăn được nói được gói đem về”. (Theo GS. Phan Ngọc [1996: 38]
nhận xét: “Bạn đi công tác, đến đâu có dân là ở đấy có sự che chở. Người ta nhường
cho bạn nơi nào? Gian thờ. Gian nhà được xem là trang trọng nhất. Mà bạn nào giúp
đỡ gì cho họ đâu, nào có bà con gì với họ đâu? Họ nghèo thì chịu nghèo, đói thì chịu
đói chứ không để cho bạn đói. Tôi có gặp một anh bạn người Đức. Anh ta không sao
hiểu được chuyện này. Nếu là ở Đức, vào nhà người ta là rất khó, ngủ lại càng khó,
đừng nói ngủ ở nơi trang trọng nhất”)
-Tính cộng đồng thì đem đến cho người Việt đặc ddieemr thích giao tiếp nhưng tính tự
trị của làng xã thì ngược lại, lại đem đến tính rụt rè. Khi đi ra khỏi phạm vi của làng
xã, của những nơi quen thuộc, đến những cộng đồng xa lạ, mọi thứ đều khác nên
người Việt thường e ngại, lo sợ, đề phòng trước mọi thứ nên tạo ra sự rụt rè.
 Đây 2 hai biểu hiện tưởng chừng có vẻ đối ngược nhưng lại thống nhất, thể hiện
được sự linh hoạt trong cách ứng xử của người Việt.
So sánh với người Mĩ: trái với người Việt thích giao tiếp trong 1 cộng đồng gần gũi
với nhau thì người Mĩ thường có xu hướng sống khép kín, ai có nhà thì người đó sống,
thường rất ít khi sang thăm hỏi hoặc chơi với nhau giữa hàng xóm. Tuy nhien xét trong
mối quan hệ với xã hội thì họ lại rất cởi mở, họ có suy nghĩ thoáng đạt, mạnh dạn nên
rất dễ bắt chuyện với người lạ, không giống người Việt chúng ta thường e ngại, rụt rè trước người lạ.
*Đối tượng giao tiếp: ưa quan sát, đánh giá, tìm hiểu đối tượng
-Thích tìm hiểu đối tượng: khác với những nước phương Tây, họ thường xem trong
quyền riêng tư, tôn trọng chủ nghĩa cá nhân, vì vậy việc hỏi tuổi tác hay các thông tin
cá nhân thì được xem là bất lịch sử, tuy nhiên người Việt do có tính cố kết cộng đồng,
thấy được trách nhiệm của mình là cần quan tâm người khác nên mỗi khi gặp người
mới quen là lập tức sẽ hỏi tên, tuổi, nghề nghiệp, gia đình…
-Thích đánh giá, quan sát: có lẽ đây là 1 biểu hiện do sự ảnh hưởng của văn hóa lúa
nước, người Việt cần phải quan sát đánh giá và rút kinh nghiệm rất nhiều. Trong giao
tiếp cũng vậy, việc thích quan sát đã tạo nên vô vàn những kinh nghiệm như: “Chọn
mặt gửi vàng”, “Chim khôn kêu tiếng rảnh ranh/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ
nghe”, “Trông mặt mà bắt hình dong/ Con lợn có béo thì lòng mới ngon’’...
*Cách thức giao tiếp: ý tứ tế nhị vòng vo dẫn đến hay do dự, thiếu tính quyết đoán.
NN là do đề cao tính tập thể nên ngại nói thẳng và sợ làm mất lòng người khác nên
ngươi Việt thường “vòng vo tam quốc” không đi thẳng vào vấn đề như người phương
Tây. Thế nên điều này mới tạo nên truyền thống “miếng trầu là đầu câu truyện”. Câu
hỏi rất tế nhị “Bác năm nay đã mấy mùa xuân rồi?’’, “Đến đây mận mới hỏi đào/Vườn
hồng đã có ai vào hay chưa..” Hoặc khi nhờ vả nhau cũng thường rất vòng vo ví dụ
như hỏi thăm xem tình hình KT của nhau sau đó thì mới dám hỏi vay tiền...
Tạo nên sự cân đó đong đếm cân nhắc trước khi nói (uốn lưỡi 7 lần trước khi nói).
Tuy nhiên điều này lại mang đến cho người Việt 1 nhược điểm là sự do dự, thiếu tính
quyết đoán, thường hành động và đi theo số đông thì sự việc đó có thể đúng hoặc sai,
không đứng vững lập trường và chính kiến của bản thân mình. Đây là điểm hoàn toàn
khác biệt với người dân các nước phương Tây. Họ lại coi sự dài dòng, thiếu thẳng thắn
là điều không đáng tin nên họ sống rất thẳng thắn, dám đối diện, không sợ mất lòng
nên họ thường dám nói lên tiếng nói của mình, đưa ra quan điểm và bảo vệ quan điểm cá nhân của mình.
*Xét về quan hệ giao tiếp: lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử
-Trong việc giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn người Việt thường đặt cái tình cảm
lên trên cái lí (1 bồ cái lí không bằng 1 tí cái tình), luoon hướng đến việc hòa giải bằng
phương pháp hòa bình, “chỉn bỏ làm mười” trước khi nghĩ đến việc dùng pháp luật.
Tuy nhiên việc lấy tình cảm làm nguyên tắc thì lại phụ thuộc rất nhiều vào tâm lí của
người giao tiếp. Chính vì vậy đôi khi tạo nên tâm lí chủ quan, cảm tính tỏng việc đánh
giá đối tượng “yêu nhau yêu cả đường đi/ Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”. Còn đối
với người phươn Tây nói chung và người Mĩ nói riêng, như đã đề cập đến cách thức
ứng xử của họ thì họ thường không sự xung đột nên luôn luôn thẳng thắn đưa ra ý
kiến, quan điểm của mình.
*Xét về chủ thể: trọng danh dự, trọng lời nói (lời nói k mất tiền mua/lựa lời mà nói cho
vừa lòng nhau) và sợ tiếng đồn đại
-Ưu điểm: (đói cho sạch rách cho thơm) : vì trọng danh dự nên người việt thường rất
cẩn trọng trong lời nói, hành động của mình, luôn luôn phải giữ mức chuẩn mực, để
tránh đem lại tiếng xấu vì “ tiếng lành đồn xa tiếng xấu đồn xa”
-Nhược điểm: tuy nhiên việc coi trọng quá danh dự lại đem lại tính sĩ diện của người
Việt (Một quan tiền công không bằng một đòng tiền thưởng). Đôi khi sống dựa vào
hình thức, sống theo lời nói, bình phẩm của người khác, thay đổi bản chất con người
chỉ để cho phù hợp với dư luận, sợ bị dư luận chê bai. Dư luận là con dao 2 lưỡi nếu
không cẩn thận thì sẽ gây ra những hậu quả rất khôn lường. Thói sĩ diện này đã được
Lưu Quang Vũ lấy làm đề tài riêng cho một vở kịch là Bệnh sĩ: “Người Việt Nam coi
trọng cái tiếng hơn bất cứ thứ gì trên đời” đó là lời một nhân vật trong vở kịch.
*Hệ thống nghi thức lời nói: đa dạng khác hoàn toàn với các ngôn ngữ phương Tây
như tiếng Anh chỉ có dùng chung ngôi thứ nhất với đúng 1 từ, tạo nên sự khô cứng
trong cảm xúc và khó có khả năng mang được tính biểu dạt cao.
-Hệ thống xưng hô phong phú:
+thân mật cao: gặp ai lạ cũng đều gọi là anh, chị, em, bác, cô,.. như những người thân trong gia đình.
+tính cụ thể hóa (linh hoạt): tùy vào hoàn cảnh, địa vị, không gian mà xưng hô khác nhau
+tính xã hội hóa (cộng đòng): gọi mẹ bằng tên con, ông bà bằng tên cháu..
+tính đa nghĩa (tổng hợp): có khi cả 2 cùng xưng là “em” để tôn trọng đối phương
-Đa dạng trong các nói lịch sự: dùng rất nhiều câu khác nhau để cảm ơn, xin lỗi.. -Nghi thức chào hỏi:
+chào theo quan hệ xã hội +theo không gian +theo sắc thái tình cảm
+người Việt có thể chào nhau bằng cách hỏi : mời nhau ăn cơm, chào nhau bằng cash
hỏi nhau đi đâu... Gặp nhau hỏi nhau không cần trả lời mà đó chỉ đon thuần là chào nhau.
 Có thể thấy văn hóa gaio tiếp là 1 yếu tố văn hóa rất đặc trưng và thú vị của người
Việt. Việc tìm hiểu về đặc điểm văn hóa này sẽ giúp cho chúng ta hiểu thêm sâu sắc về
những lời ăn tiếng nói hàng ngày, những cách ứng xử của những người xung quanh ta,
từ đó thấy được vẻ đẹp của đặc trưng văn hóa này, góp phần bồi đắp tình yêu của
chúng ta đối với văn hóa Việt Nam.