-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương cuối kì môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội
Đề cương cuối kì môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
I.
Chương 2 (Ngữ âm): phần biến thể âm vị
Câu 1: Vì sao nói hệ thống âm thanh của ngôn ngữ là một hệ thống có tổ chức?
Nói hệ thống âm thanh của ngôn ngữ là một hệ thống có tổ chức vì:
- Âm thanh lời nói đa dạng và có số lượng cực kỳ lớn, nhưng những người
thuộc cùng một cộng đồng ngôn ngữ lại chỉ tri nhận và quy về để sử dụng
một số lượng âm hữu hạn.
- Điều đó chứng tỏ hệ thống âm thanh của ngôn ngữ được tổ chức quy củ
để thực hiện chức năng làm mặt biểu hiện vật chất của ngôn ngữ. - Ví dụ:
Câu 2: Âm vị là gì? Âm vị có đặc điểm gì? Âm vị là:
- Các âm có chức năng cấu tạo và phân biệt bỏ âm thanh của các từ, được
khái quát hóa từ vô số lần phát ra (nói ra) cụ thể từ những người cụ thể
được gọi là những âm vị (phoneme).
Đặc điểm của âm vị là:
- Âm vị là đơn vị trừu tượng của hệ thống âm thanh của ngôn ngữ.
- Âm vị là đơn vị chức năng, mang tính xã hội, không của riêng cá nhân nào.
- Trong ngôn ngữ học, để ký hiệu các âm vị, người ta quy ước đặt các ký
hiệu phiên âm giữa hai vạch chéo song song. Ví dụ: / t / , / k / , / i / , ...
Câu 3: Phân biệt âm tố và âm vị như thế nào?
Tiêu chí phân Âm tố (Ngữ âm học)
Âm vị (Âm vị học) biệt
- Là hình thức thể hiện vật chất - Nằm trong âm tố và được
của âm vị, là đơn vị cụ thể
thể hiện qua âm tố, là đơn vị thuộc lời nói
trừu tượng thuộc ngôn ngữ
Đơn vị, hình - Có số lượng vô hạn
- Có số lượng hữu hạn (có vài
thức, thể hiện
- Là đơn vị phát âm nhỏ nhất chục âm vị)
- Là đơn vị nhỏ nhất đại diện cho âm tố
- Được ghi ở giữa ngoặc vuông - Được ghi giữa gạch xiên
- Phải chú ý trước những cách
- Được nhận biết một cách dễ
phát âm đặc biệt mới nhận ra dàng
Phương pháp được
- Nói đến âm vị là nói đến nhận diện
- Nói đến âm tố là nói đến mặt mặt xã hội của ngữ âm tự nhiên của ngữ âm
- Được cảm nhận bằng tri
- Được cảm nhận bằng thính giác giác Quan điểm
- Có quan điểm phi lịch sử - Có quan điểm lịch sử lịch sử (pp
- Có tính hợp lí và logic
- Cái tồn tại là cái có lí luận)
- Gồm cả những đặc trưng khu - Chỉ gồm những đặc trưng Phạm vi ngữ biệt và không khu biệt khu biệt
âm và phạm vi - Chế tạo ra âm thanh mang
- Là hệ thống âm thanh của sử dụng
tính nhân loại, dùng cho mọi
một tộc người, chỉ bó hẹp ngôn ngữ
trong một ngôn ngữ nhất định
Câu 4: Có thể phân loại âm vị thế nào?
1. Biến thể âm vị tự do:
- Hiện diện “một cách tự do”, không bị chi phối bởi nhân tố khác, không bị
phụ thuộc vào nhân tố khác.
- Cho nên xuất hiện “tùy tiện” theo cá nhân, không thể đoán trước được bối cảnh xuất hiện.
- Vd: Ví dụ, trong tiếng Việt, ch⟩ có thể được phát âm là [ ] hay [c]; tương tɕ
tự, ⟨kh⟩ có thể được đọc là [x] hay [k ], tùy theo thói quen và phương ngữ ʰ của mỗi người.
2. Biến thể âm vị kết hợp:
- Bắt buộc phải biến đổi tùy theo âm kết hợp.
- Vd: tu, tô, to ([t] môi hóa).
Chú ý: khi nói về tính “tự do”, chúng ta không nên nghĩ rằng tự do có
nghĩa là muốn nói, phát âm thế nào cũng được. Tính tự do ở đây là tương
đối, vì mỗi cá nhân chỉ có thể phát âm “một cách tự do” trong khuôn khổ
mà cộng đồng bản ngữ cho phép và chấp nhận. Tức là chỉ có thể phát âm
“tự do theo cách của mình” trong một giới hạn nhất định; nếu vượt quá
giới hạn đó, sẽ bị coi là lỗi, là ngọng.
3. Âm vị đoạn tính (segmental)
- Được phân đoạn về mặt thời gian (hiện diện trên ngữ lưu theo trật tự thời
gian trước, sau, không hiện diện đồng thời).
- Vd: nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm/ bán phụ âm.
- Vd: thời = t – h – ơ – i – thanh huyền.
4. Âm vị siêu đoạn tính (suprasegmental)
- Không được phân đoạn về mặt thời gian (là những hiện tượng ngữ âm có
chức năng khu biệt từ giống như phụ âm, nguyên âm, nhưng khó định vị
chúng trong âm tiết hiện diện đồng thời với các âm vị đoạn tính khác trong âm tiết).
- Vd: trọng âm, thanh điệu.
- Vd: thời = t – h – ơ – i – thanh huyền.
Chú ý: Việc sử dụng và phân biệt cặp thuật ngữ trong tương phản đoạn
tính – siêu đoạn tính vốn xuất phát từ âm vị học truyền thống và thực tiễn
ngôn ngữ, ngôn ngữ học Ấn Âu. Ở các ngôn ngữ Ấn Âu, mặc dù trong
hoạt động lời nói, các âm vị có “chồng lấn” lên nhau nhưng khi giao tiếp,
người bản ngữ không cảm thụ, tri nhận bằng thính giác thực trạng đó, mà
họ đã “phục hồi” chúng theo trật tự nhất định để hiểu lời nói ra. Chúng
được tri nhận theo một trật tự trên hình tuyến thời gian. Đoạn tính ra đời là bởi nguyên do này.
Câu 5: Nét khu biệt là gì? (SGK tr 168 -170 ) Khái niệm nét khu biệt.
- Nét khu biệt là những đặc trưng cấu âm – âm học đảm nhận chức năng xã
hội, phân biệt âm vị này với âm vị khác đặc trưng quan yếu về mặt âm vị.
- Những đặc trưng cấu âm – âm học không đảm nhận chức năng xã hội,
không có giá trị phân biệt âm vị này với âm vị khác được gọi là đặc trưng
không quan yếu về mặt âm vị.
- Toàn bộ những nét khu biệt của một am vị làm thành nội dung âm vị học của âm vị đó.
- Mỗi âm vị là một chùm các nét khu biệt được thể hiện đồng thời.
- Vd: 2 từ “tá” và “má” khu biệt với nhau ở phần đầu và đặc trưng:
+ “tá”: âm tăng/ âm tắc/ vô thanh
+ “má”: âm môi/ âm mũi/hữu thanh
Câu 6: Cách xác định âm vị và các biến thể của âm vị? (SGK tr 174 – 179)
Phân biệt nét khu biệt và âm vị:
- Các nét khu biệt có thể xuất hiện đồng thời.
- Các âm vị là đơn vị ở bậc cao hơn, không xuất hiện đồng thời.
- Khi miêu tả cấu trúc ngữ âm của ngôn ngữ, nhà nghiên cứu phải sử dụng
toàn bộ các nét khu biệt. Ví dụ: nguyên âm (trước / sau; tròn môi / không
tròn môi; độ nâng của lưỡi cao / thấp); phụ âm (môi / lưỡi, tắc / xát; hữu
thanh / vô thanh; bật hơi / không bật hơi). II.
Chương 3 (từ vựng – ngữ nghĩa): phần cấu tạo từ + phương thức
chuyển nghĩa của từ.
Câu 1: Từ là gì? (SGK tr 268 -
1. Việc định nghĩa từ khó hay dễ?
- Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên nhất trong ngôn ngữ rất dễ nhận diện từ
hoặc nêu ra các từ cụ thể. Nhưng việc định nghĩa “từ là gì” rất khó khăn và phức tạp.
- Các định nghĩa về từ rất nhiều nhưng không toàn diện, triệt để. Bởi bản
thân các từ khác nhau về nhiều mặt 1) kích thước vật chất, 2) cấu trúc và
tổ chức nội bộ, 3) năng lực và vai trò khi đi vào hoạt động ngôn ngữ.
- Một số xu hướng định nghĩa về từ như:
+ Từ là một tổ hợp âm có nghĩa.
+ Từ là một tổ hợp âm phản ánh khái niệm.
+ Từ là đơn vị có khả năng tiềm tàng trở thành câu.
+ Từ là tín hiệu ngôn ngữ ứng với một khái niệm. 2. Khái niệm từ.
Về mặt nghiên cứu, việc cố gắng đưa ra khái niệm về từ, là điều vẫn cứ
phải làm. Một trong những quan niệm thường gặp, được nhiều người chấp
nhận và sử dụng được phát biểu như sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa
của ngôn ngữ, có khả năng hoạt động độc lập, tái hiện tự do trong lời nói
để xây dựng nên câu.
3. Một số trường hợp khó định nghĩa
Quan niệm về từ nêu trên, tất nhiên cũng không thoát hoàn toàn ra khỏi
cái bòng kim cô “không bao quát hết được tất cả mọi đơn vị được gọi là
từ trong ngôn ngữ”. Điều đó thể hiện ở:
- Các hư từ/ từ công cụ (và, với, nếu,..- tiếng Việt) – dường như không có
nghĩa vì nó không có khả năng hoạt động độc lập và không tái hiện tự do
trong lời nói để tạo câu; hoặc nếu có thì chỉ có khả năng hoạt động độc
lập và tái hiện tự do thể hiện kiểu âm tính: đáp ứng nguyên tắc “chỉ những
yếu tố đồng loại mới trực tiếp kết hợp với nhau”. Ví dụ: Tôi và em gái đi chợ với mẹ.
Câu 2: Nêu phương thức tạo từ?(sgk tr 277 -285 )
Có 6 phương thức tạo từ:
1. Phương thức từ hóa hình vị.
- Biến đổi một hình vị thành từ mà không biến đổi hình thức.
- Chỉ có các căn tố mới áp dụng được phương pháp này.
- Ví dụ: hoa (hình vị) hoa (từ)
2. Phương thức ghép (phổ biến trong hầu hết ngôn ngữ và có vai trò rất quan trọng.
- Là cách ghép các hình vị gốc từ lại với nhau. - Hình vị gốc gồm:
+ Hình vị thực (có ý nghĩa từ vựng chân thực, hoạt động với tư cách là thực từ)
+ Hình vị hư (có ý nghĩa từ vựng hư không có ý nghĩa từ vựng, có thể
hoạt động với tư cách là hư từ)
Ví dụ trong tiếng Anh: morther + land mortherland, Ghép chính phụ Ghép đẳng lập
Các hình vị bình đằng với
Các hình vị không bình đẳng với nhau về ngữ pháp nhau về ngữ pháp - và thành tố - Có 5 loại phụ gia:
+ Phụ gia tiền tố (nối kết tiền tố và thành tố gốc)
Ví dụ: necessary (cần thiết) unnecessary (không cần thiết)
+ Phụ gia hậu tố (nối kết hậu tố vào thành tố gốc)
Ví dụ: write (viết) writer (nhà văn)
+ Phụ gia trung tố (nối kết trung tố vào thành tố gốc): phương thức tạo từ này
gặp được rất nhiều trong các ngôn ngữ Nam Á và Đông Nam Á.
Ví dụ: tiếng Khmer: suo (hỏi) somnuo (câu hỏi); deek (ngủ) domneek (giấc ngủ);...
Tiếng Indonesia: gembung (căng/ phồng) g-el-embung (mụn nước/
cái bong bóng); guruh (sấm sét) g-em-uruh (oang oang);...
+ Phụ gia chu tố (nối kết chu tố vào thành tố gốc: một thành phần vào đầu,
một Ví dụ: tiếng Indonesia: api (lửa) perapian (lò sưởi); datang (đi đến)
kedatangan (việc/ sự đến nơi);...
+ Phái sinh ngược (danh từ động từ)
Ví dụ: tiếng Anh: television (ti vi- danh từ) televise (truyền hình- động
từ); peddler (người bán hàng rong- danh từ) peddle (bán hàng rong- động từ);... 4. Phương thức láy:
- Là cách thêm một thành tố mới bên cạnh thành tố gốc.
- Với điều kiện thành tố mới phải lặp lại một thành phần hay toàn vỏ ngữ âm của thành tố gốc.
- Rất phát triển trong các ngôn ngữ Nam Á và Đông Nam Á.
- Ví dụ trong tiếng Việt: đo đỏ, đẹp đẽ,...
+ Láy hoàn toàn + hình vị giống nhau hoàn toàn
+ hình vị chỉ khác nhau về thanh điệu
+ hình vị chỉ khác nhau phụ âm cuối, thanh điệu + Bộ phận + Âm đầu + Vần Láy hoàn toàn
- 2 hình vị hoàn toàn giống nhau: hâm hâm, biêng biêng, cay cay, say say,
xanh xanh, ầm ầm, ào ào,...
- 2 hình vị chỉ khác về thanh điệu: cỏn con, nho nhỏ, la lả, leo lẻo, nhè nhẹ, tơn tớn,...
- 2 hình vị có phụ âm cuối khác nhau theo quy luật: m-p, n-t, ng-c, nh-ch và
thanh điệu (ngang-hỏi-sắc/ huyền, ngã, nặng): đèm đẹp, tôn tốt, mền mệt,
sền sệt, ang ác, anh ách, đành đạch,... Láy bộ phận
- Láy vần: lẩn thẩn, lật đật, lom khom, lan man, lăng xăng, bối rối, bồi hồi,...
- Láy phụ âm đầu: rung rinh, tủm tỉm, xinh xắn, phốp pháp, phũ phàng, rõ
ràng, tròn trĩnh, đỡ đần,... + Láy ba
: Sạch sành sanh, đét đèn đẹt, cỏn còn con,... + Láy tư
: hấp ha hấp háy, thút tha thút thít, khục khà khục khặc 5. Phương thức rút gọn:
- Rút gọn từ cũ tạo thành từ mới.
- Ghép các âm đầu từ của một cụm từ nào đó, đọc theo cách rút gọn này và tạo thành từ mới. - Ví dụ: tiếng Anh Television TV (tivi) Influenza flu
6. Phương thức chuyển loại:
- Thay đổi ý nghĩa và chức năng từ loại của từ có trước; đưa nó sang từ loại
khác với tư cách một từ riêng biệt. - Ví dụ:
+ tiếng Việt: của (danh từ) của (hư từ); ra ra(động từ); ...
+ tiếng Anh: work (động từ) - work (danh từ); update (danh từ) – update (động từ); ...
+ tiếng Hausa: bisan (trên) bisa (đỉnh, chóp); gaban (trước) gaba (ngực);... Nhận xét:
- Các ngôn ngữ Ấn – Âu: chủ yếu là phương thức phụ gia bởi một trong
những lí do là, ở các ngôn ngữ này, sự đối lập giữa hình vị gốc từ với phụ
tố hết sức rõ rệt và nổi trội, đồng thời, các ngôn ngữ đều có hệ hình thái hết sức phong phú.
- Tiếng Việt: chủ yếu là phương thức từ hóa hình vị, ghép hình vị và phương thức láy.
- Nếu quan sát kĩ hơn, ta sẽ thấy dường như trong từng ngôn ngữ, có sự bù
trù về năng lực tạo sinh giữa phương thức này với phương thức kia; chằng
hạn: các ngôn ngữ biến hình mạnh về phương thức phụ gia thì hầu như
không dùng đến phương thức láy; các ngôn ngữ đơn lập không biên hình
hầu như không sử dụng hoặc yếu về phương thức phụ gia thì bù lại, dựa
rất nhiều vào phương thức láy.
Câu 3: Nghĩa của ngôn ngữ là gì? (sgk tr 311 – 318 )
Một trong những khái niệm phức tạp nhất, giành được sự chú ý thảo luận
nhiều nhất trong ngôn ngữ học là khái niệm nghĩa. Điều đầu tiên chúng ta có thể
nhận thấy và phát biểu: 1. Nghĩa biểu hiện:
- Ngôn ngữ biểu thị những nội dung phản ánh về thế giới mà chúng ta đang
tồn tại trong đó (sự vật, sự việc, hành động, trạng thái, quá trình hoạt
động vật chất và tinh thần,..); một thế giới tưởng tượng nào đó cũng được
biểu thị qua ngôn ngữ.
- Nghĩa biểu hiện của ngôn ngữ hết sức đa diện và phức tạp: Mỗi cá nhân/
cộng đồng/ dân tộc có những cách thức phản ánh thế giới riêng biệt tạo
ra những đặc trưng riêng trong nghĩa biểu hiện của ngôn ngữ.
2. Nghĩa liên nhân (interpersonal meaning)
- Nghĩa liên nhân (nghĩa xã hội) là những thông tin trong các từ ngữ/ câu
bộc lộ về “nhân thân” (vị thế, quan hệ xã hội, tầng lớp xã hội, dân tộc,
giới, tôn giáo,...”) của người nói trong tương quan với người nghe.
- Ví dụ: đại từ nhân xưng.
3. Nghĩa liên tưởng/ cảm xúc (connotative meaning)
- Nghĩa liên tưởng/ cảm xúc là nghĩa biểu hiện tình cảm, cảm xúc, thái độ
của con người (thường là người nói) đối với nội dung biểu hiện của từ ngữ hoặc câu.
- Nghĩa liên tưởng/ cảm xúc được bộc lộ nhiều hình thức:
+ Các từ ngữ có sắc thái riêng biệt
+ Các từ đồng nghĩa/ các từ cùng trường nghĩa + Các biện pháp tu từ
+ Trọng âm, ngữ điệu (giọng điệu)
- Nghĩa liên tưởng/ cảm xúc chịu tác động của tuổi, giới tính, phông văn
hóa, giáo dục, kinh nghiệm cá nhân,...
Câu 4: Nghĩa của từ là gì? (sgk tr 320 – 323) 1. Đặc điểm:
- Nghĩa của từ ở trạng thái tĩnh, ổn định.
- Mỗi từ định danh bình thường được xem xét trong 2 mối tương quan:
+ với sự vật, hành động, thuộc tính, quá trình ... được từ gọi tên.
+ với khái niệm về các sự vật đó. 2. Nghĩa của từ gồm:
2.1. Nghĩa sở chỉ (nghĩa biểu vật)
- Nghĩa sở chỉ của từ là phần nghĩa của từ liên quan đến sự vật hoặc phạm
vi sự vật trong thế giới mà từ gợi ra khi ta tiếp xúc với nó. Thế giới đó là
hiện thực hay phi hiện thực, hoàn toàn không quan trọng, mà chỉ cần nó
được nhận thức về mặt văn hóa – xã hội là đủ. Ví dụ: các sự vật ma, tiên,
thần, phật, thiên đường... được người Việt, chủ thể của tiếng Việt nhận
thức về mặt văn hóa – xã hội và được gọi tên bằng các từ tương ứng. Ví dụ: Con cá này to.
+ từ “các” chỉ một con cá cụ thể.
+ ngữ nghĩa học gọi con cá cụ thể được chỉ xuất ra một cách cụ thể trong tình
huống này, ngữ cảnh này là sở chỉ của từ.
+ một cá thể sự vật mà từ chỉ ra được gọi là sở chỉ (referent) của từ.
+ quan hệ giữa từ với sở chỉ là: từ quy chiếu sở chỉ quan hệ quy chiếu, sự quy chiếu (reference).
2.2. Nghĩa sở thị (nghĩa biểu niệm/ nghĩa khái niệm)
- Nghĩa sở thị của từ: là sự biểu thị các lớp sự vật (hiện tương, quá trình...)
dưới dạng các tập hợp những đặc điểm, thuộc tính... được coi là đặc trưng
nhất, bản chất nhất, đủ để phân biệt sự vật này vơi sự vật khác.
- Ví dụ: cá là động vật sống dưới nước.
+ từ “cá” biểu thị toàn bộ loài cá, không chỉ ra một con cá cụ thể.
+ từ gọi tên cả lớp sự vật đồng loại trong thế giới khách quan bên ngoài,
không trừ bất kỳ một cá thể nào của lớp, loài đó.
+ quan hệ giữa từ cá với toàn thể lớp sự vật cá là: từ biểu thị (denote) toàn
thể lớp sự vật đó. Từ biểu thị này được gọi là sở thị (denotation) của từ.
Nghĩa sở chỉ và nghĩa sở thị của một từ có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Tuy nhiên giữa chúng vẫn có sự khác nhau lớn:
- Mỗi cái sở thị có thể ứng với nhiều cái sở chỉ khác nhau.
- Ngược lại, một cải sở chỉ có thể thuộc vào những cái sở thị khác nhau (Ví
dụ: cùng một người có thể là bố, thanh niên, giáo viên, bộ đội,...)
2.3. Nghĩa sở dụng (biểu thái)
- Nghĩa biểu thái là phần nghĩa của từ liên quan đến thái độ, cảm xúc, cách
đánh giá của người nói. - Chức năng:
+ nghĩa biểu thái được coi là một nghĩa tố trong cấu trúc biểu niệm của từ.
+ nghĩa biểu thái có chức năng định hướng cách dùng từ trong giao tiếp.
Ví dụ: chết, mất, hi sinh, toi, bỏ mạng, qua đời, từ trần...
Câu 5: Từ đa nghĩa là gì? (sgk tr 234 - 329) 1. Từ đa nghĩa:
- Từ có hơn một nghĩa trở lên gọi là từ đa nghĩa.
- Các nghĩa của từ đa nghĩa có liên quan với nhau.
- Các nghĩa của từ đa nghĩa biểu thị:
+ Những đặc điểm khác nhau của một đối tượng.
+ Những đối tượng khác nhau của hiện thực. Ví dụ: Chân.
(1) Bộ phận dưới cùng của cơ thể nguười hay động vật: chân người, chân gà.
(2) Chân của con người, coi là biểu tượng của cương vị, phận sự của một
người với tư cách là thành viên của một tổ chức: Anh ấy có một chân
trong hội đồng lần này.
(3) Một phần tư con vật có bốn chân khi chung nhau sử dụng hoặc chia nhau
thịt: Đáng đụng một chân lơn.
(4) Bộ phận cuối cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác: Chân đè, chân bàn.
(5) Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền: Chân núi, chân tường.
2. Nội bộ từng nghĩa của từ có thể phân tích tiếp tục thành các nét nghĩa (nghĩa tố).
- Là những thành tố nghĩa căn bản, tối giản, cần yếu.
- Phản ánh một dấu hiệu đặc trưng, ứng với một thuộc tính chúng/ riêng của sự vật, hiện tượng.
- Được đưa vào nghĩa sở thị (biểu niệm) của từ.
- Được sắp xếp vào trong một cơ cấu tổ chức nhất định.
- Nét nghĩa có thể là yếu tố nghĩa riêng của một từ.
Ví dụ: + Sinh viên: người // đang học tại trường đại học
+ Học sinh: người // đang học tại trường phổ thông
- Nét nghĩa có thể là yếu tố nghĩa riêng của một từ.
Ví dụ: các nét nghĩa “để nhìn, để nghe, để ngửi” lần lượt là những nét nghĩa
riêng của các từ mắt, tai, mũi.
- Nét nghĩa có thể là yếu tố nghĩa chung của các từ thuộc cùng một nhóm từ vựng.
Ví dụ: các từ đi, chạy, nhảy, bò, lăn, bay,... có nét nghĩa chung là “hoạt động rời chỗ”.
Câu 6: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
1. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
- Với tư cách là đơn vị định danh, từ có thể di chuyển từ chỗ gọi tên cho đối
tượng này sang gọi tên cho đối tượng khác tạo thêm nghĩa mới cho từ.
- Quá trình chuyển nghĩa có thể xuất phát từ nghĩa ban đầu hoặc từ nghĩa khác. S S1 S2
S3 (S1 chuyển nghĩa từ S, S2 chuyển nghĩa từ S1) S S1
S2 (cả S1 và S2 đều chuyển nghĩa từ S)
2. Phương thức chuyển nghĩa.
- Là phương thức mà dựa vào đó có thể thực hiện sự chuyển biến ý nghĩa
cho từ , cho từ thêm nghĩa mới.
- Hai phương thức chuyển nghĩa phổ biên: ẩn dụ và hoàn dụ. Phương thức ẩn dụ Hoán dụ Giống nhau Lấy tên gọi A của sự
vật, hiện tượng (x) để
gọi tên cho sự vật (y): [A(x) chỉ y] Khác nhau -Giữa (x) và (y) có -Giữa (x) và (y) có liên
những nét tương đồng, hệ tương cận, x và y giống nhau theo một luôn đi đôi với nhau, khía cạnh nào đó. luôn có mặt cùng nhau, khó có thể hình dung y -Theo nhận thức chủ mà không có x. quan của người nói. -Có tính khách quan. Ví dụ: chân (bàn), cánh (quạt),... Ví dụ: nhà có 5 miệng ăn, ăn 2 bát.
VD: Ẩn dụ: + răng người -> răng lược, răng bừa
+ gốc cây -> gốc vấn đề, gốc bệnh
+ mặt người -> mặt đường, mặt ghế
+ căn phòng sáng sủa -> tương lai sáng sủa
+ chanh chua -> giọng nói chua
+ vành tai -> vành mũ, vành khăn...
Hoán dụ: + Vai áo. Nách áo, cổ áo, tay áo -> bộ phận thân thể
+ Suất bún chả đặc biệt đang đợi phiếu tính tiền + Mỗi bữa tôi ăn 5 bát + Cho tôi 2 đen và 1 nâu
+ Xe chật cứng trên đường cao tốc + Đêm biểu diễn
* Các mô hình hoán dụ thường gặp
1) Bộ phận thay cho toàn bộ
2) Nhà sx thay cho sản phẩm
3) Đồ vật thay cho người dùng
4) Người điều khiển thay cho vật bị điều khiển
5) Tên đơn vị thay cho người có trách nhiệm
6) Nơi chốn thay cho tên đơn vị
7) Nơi chốn thay cho sự kiện 3. Từ đa nghĩa.
Căn cứ vào quá trình chuyển nghĩa: nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
Các nghĩa của từ đa nghĩa được xây dựng và tổ chức theo những nguyên
tắc nhất định. Theo cách nhìn lịch sử, mối quan hệ giữa nghĩa có trước
(nghĩa gốc) với nghĩa có sau, được xây dựng sai trên cơ sở của nghĩa gốc
(gọi là nghĩa phái sinh) là quan hệ quan trọng nhất trong tổ chức nghĩa của từ. - Nghĩa gốc:
+ Là cơ sở để xuất hiện nghĩa mới.
+ Nghĩa gốc có thể là nghĩa đầu tiên hoặc không phải là nghĩa đầu tiên.
+ Là nghĩa không giải thích được lý do và có thể được nhận ra một cách độc
lập không cần thông qua nghĩa khác.
- Nghĩa chuyển (nghĩa phái sinh):
+ Nghĩa xuất hiện trên cơ sở một nghĩa đã có.
+ Là nghĩa có lý do, có thể được “nhận ra” qua nghĩa gốc của nó.
Giả sử một từ A (màn) có các nghĩa S1, S2, S3, S4 như sau:
+ S1: vải mỏng dùng để che chắn: vải màn.
+ S2: đồ dùng để chống muỗi: mắc màn.
+ S3: phần vở kịch: vở kịch có 5 màn.
+ S4: cảnh ngoài đời (nói hài hước): tôi vừa chứng kiến một màn cãi nhau
của vợ chồng nhà hàng xóm. S1 S2 S3 S4
Căn cứ vào mối quan hệ định danh giữa từ và đối tượng:
- Nghĩa trực tiếp (nghĩa đen): là nghĩa trực tiếp phản ánh đối tượng, từ gọi
tên sự vật một cách trực tiếp.
- Nghĩa gián tiếp (nghĩa bóng): là nghĩa phản ánh đối tương, từ gọi tên sự
vật một cách gián tiếp.
VD: xem các nghĩa của tính từ "bạc" sau đây:
Mỏng manh, ít ỏi, không trọn vẹn: Mệnh bạc,đời bạc...(1)
Ít ỏi, sơ sài (trái với hậu): Lễ bạc lòng thành,...(2)
Không nhớ ơn nghĩa, không giữ được tình nghĩa trọn vẹn trước sau như
một: Ăn ở bạc với bố mẹ,...(3)
Nghĩa (1) của tính từ "bạc" là nghĩa từ nguyên có gốc là tiếng Hán. Nghĩa
(2) và (3) của nó đều được phái sinh từ nghĩa (1). Thế nhưng trong tiếng
Việt hiện đại, nghĩa (3) mới là nghĩa phổ biến nhất[1]. Dựa vào nghĩa gốc,
ta phát hiện các nghĩa phái sinh và các quy tắc chuyển nghĩa của chúng. III.
Chương 4 (ngữ pháp): phần phương thức ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp.
Câu 1: Phương thức ngữ pháp là gì?
- Khái niệm: là cách sử dụng những phương tiện ngữ pháp để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. - Đặc điểm:
+ Sự biểu thị ý nghĩa ngữ pháp có hệ thống.
+ Bằng những phương tiện nhất định.
+ Theo những cách thức nhất định.
Câu 2: Có những loại phương thức ngữ pháp nào? 1. Phương thức phụ tố:
- Nối kết phụ tố với căn tố.
- Biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của yếu tố chính. - Ví dụ:
+ /-s/ biểu thị ý nghãi ngữ pháp số nhiều của danh từ. Ví dụ: books, cats, pens,...
+ /-ed/ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp thời quá khứ của động từ. Ví dụ: worked, watched,...
2. Phương thức luân chuyển ngữ âm/ biến tố bên trong.
- Biến đổi một bộ phận yếu tố chính bằng quy luật biến đổi ngữ âm.
- Biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của yếu tố chính.
- Ví dụ: tiếng Ả Rập: kita:b (cuốn sách) kutub (những cuốn sách), ... Tiếng Anh: man men; woman women, tooth teeth, foot feet,...
3. Phương thức thay thế căn tố.
- Thay đổi hẳn vỏ ngữ âm của đơn vị ngôn ngữ (thay thế từ căn của đơn vị
vốn có bằng một căn tố khác)
- Biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của yếu tố chính. - Ví dụ: go went; good better ,...
Tiếng Pháp: bon (tốt) – meilleur,...
4. Phương thức trọng âm:
- Thay đổi vị trí của trọng âm
- Biểu thị và phân biệt ý nghĩa ngữ pháp của yếu tố chính.
- Ví dụ: tiếng Nga: danh cách, số nhiều: ‘ryku (những cái tay); sở hữu cách, số
ít: ry’ku (cái tay của,...) 5. Phương thức lặp:
- Lặp toàn phần/ một phần vỏ ngữ âm của yếu tố chính.
- Biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của yếu tố chính.
- Ví dụ: tiếng Việt: người – người người; nhà – nhà nhà; ngày – ngày ngày,...
- Phân biệt lặp ngữ pháp với lặp từ vựng (từ láy)
+ Lặp ngữ pháp là tạo ra dạng thức mới của từ, biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Ví
dụ: ngày ngày, đêm đêm,...
+ Lặp từ vựng là tạo ra từ mới trên cơ sở gốc từ (từ láy), biểu thị ý nghĩa từ
vựng của từ. ví dụ: nhỏ nhắn, vui vẻ,... 6. Phương thức hư từ:
- Dùng hư từ (từ công cụ ngữ pháp) kết hợp với từ thực (không nối kết liền)
tạo ra phương tiện ngoài từ.
- Biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của từ thực.
- Ví dụ: tiếng Việt: người – những người, nhà – những cái nhà, ngành – các ngành,...
Tiếng Anh: friends of mine,...
Phương thức hư từ là phương thức ngữ pháp phổ biến, có năng lực hoạt
động mạnh trong các ngôn ngữ không biến hình.
7. Phương thức trật tự từ:
- Sắp xếp các từ theo trật tự khác nhau để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
- Biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của từ.
- Ví dụ: trong nhà – nhà trong, uống nước – nước uống, ...
8. Phương thức ngữ điệu:
- Dùng ngữ điệu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
- Biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của câu. - Ví dụ: tiếng Anh.
Các ngôn ngữ có thanh điệu (tiếng Việt, tiếng Trung,...) ít dùng
phương thức ngữ điệu và năng lực hoạt động không mạnh. Ví dụ tình
huống con bị điểm kém. Mẹ nói: “con học giỏi nhỉ...ỉ!” (ngữ điệu kéo dài, biểu thị ý phủ định)
Câu 3: Quan hệ cú pháp là gì?
Định nghĩa: là quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ trên trục kết hợp (trục ngang/ trục tuyến tính). Lớp tôi rất vui.
Lớp: trường, nhóm, gia đình, thành phố.
Tôi: chị, bạn, anh ấy, họ.
Rất: hơi, khá, quá, không
Vui: buồn, chán, hạnh phúc, thoải mái
Câu 4: Cách nhận biết quan hệ cú pháp? 1. Tiêu chí:
- Hai từ (ngữ đoạn) được coi là có quan hệ cú pháp với nhau khi chúng tạo
nên một tổ hợp đáp ứng 2 điều kiện:
(1) Có thể được xem là dạng rút gọn của một kết cấu phức tạp hơn.
(2) Có ít nhất một thành tố có thể được thay thế bằng từ nghi vấn. 2. Phép thử:
(1) Tổ hợp đang xét có thể xem là dạng rút gọn của một tổ hợp (kết cấu phức tạp hơn không?)
(2) Tổ hợp đang xét có ít nhất một thành tố có thể thay thế bằng từ nghi vấn không?
3. Cách nhận biết quan hệ cú pháp trong câu.
Ví dụ: công việc nhà chồng chị lo liệu hết cả.
(1) Tổ hợp đang xét có thể xem là dạng rút gọn của một tổ hợp (kết cấu phức tạp hơn không?)
Hỏi: công việc nhà, ai lo liệu tất cả?
Trả lời: chồng chị (dạng rút gọn của tổ hợp đầy đủ: công việc nhà, chồng chị lo liệu hết cả)
(2) Tổ hợp đang xét có ít nhất một thành tố có thể được thay thế bằng từ nghi vấn không?
Tổ hợp “chồng chị” có thể thay thế “chị” bằng từ nghi vấn “ai” để tạo ra
câu để hỏi “chồng ai?”
Câu 5: Có mấy loại quan hệ cú pháp? 1. Quan hệ đẳng lập:
- Khái niệm: là quan hệ bình đẳng về ngữ pháp giữa các yếu tố với nhau: có
vai trò như nhau trong việc quyết định đặc điểm ngữ pháp của cả tổ hợp
và có khả năng như nhau để làm đại diện cho toàn bộ tổ hợp trong quan
hệ với yếu tố bên ngoài tổ hợp. - Đặc điểm:
+ Số lượng các yếu tố lớn hơn hoặc bằng 2.
+ Trật tự giữa các yếu tố là tự do:
- Ví dụ: Tôi uống cà phê và sữa.
Tôi uống sữa và cà phê.
- Các loại quan hệ đẳng lập: + Quan hệ liệt kê:
(Tôi) uống trà và cà phê.
(Anh ấy) nghe nhạc và làm việc. + Quan hệ lựa chọn: Học hay chơi.
Ngày mai hoặc ngày kia. + Quan hệ giải thích:
Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, là thành phố hơn 1000 năm tuổi.
Iphone 13 – điện thoại đời mới nhất – đã ra mắt hôm qua. + Quan hệ qua lại:
Đã thông minh lại chăm chỉ.
Không chỉ xinh đẹp mà còn hát hay. 2. Quan hệ chính phụ:
- Khái niệm: là quan hệ không bình đẳng về ngữ pháp giữa các yếu tố:
thành tố chính quy định đặc điểm ngữ pháp của toàn bộ tổ hợp và chỉ có
thành tố chính mới có khả năng đại diện cho toàn bộ tổ hợp trong quan hệ
với một yếu tố bên ngoài tổ hợp. - Đặc điểm:
+ Số lượng các yếu tố lớn hơn hoặc bằng 2, trong đó có 1 thành tố chính và 1,2,3,... thành tố phụ.
+ Trật tự giữa các yếu tố không tự do.
- Ví dụ: Tôi uống cà phê sữa.
- Cách nhận biết thành tố chính và thành tố phụ.
Ngôn ngữ biến hình: dựa vào hình thái từ để phân biệt thành tố chính
và thành tố phụ. Thành tố chính là thành tố chi phối hình thái của thành tố phụ.
Ngôn ngữ không biến hình:
(1) Hư từ + thực từ: thực từ luôn luôn là thành tố chính, bất luận đứng trước hay sau.
Ví dụ: đã học, học xong, rất đẹp, đẹp hơn,...
(2) Thực từ + hư từ: thành tố phụ luôn luôn là thành tố có thể được thay thế bằng từ nghi vấn .
Ví dụ: nấu cơm // nấu gì? Chạy nhanh // chạy thế nào?,...
Xu hướng chung: đối với những tổ hợp chính phụ (thực từ + hư từ),
quy tắc chung là “chính trước phụ sau”. 3. Quan hệ chủ - vị:
- Khái niệm: là quan hệ phụ thuộc, qua lại lẫn nhau về ngữ pháp giữa các
yếu tố: là quan hệ phổ biến giữa hai thành tố làm nên nòng cốt của một
câu đơn theo ngữ pháp truyền thống. - Đặc điểm:
+ Số lượng các yếu tố lớn hơn hoặc bằng 2, trong đó có 1,2,3,... thành tố Chủ
và 1,2,3,... thành tố Vị.
+ Trật tự giữa các yếu tố thường không tự do. - Ví dụ:
Ngôn ngữ không biến hình (Việt, trung,...) Trời đẹp.
Ngôn ngữ biến hình (Anh, Nga, Pháp,...) She speaks. They are speaking.
Câu 6: Cách phân biệt các loại quan hệ cú pháp đó? Có những tiêu chí nào
để phân biệt các loại quan hệ cú pháp đó?
1. Cách phân biệt 3 loại quan hệ cú pháp:
Quan hệ cú pháp là quan hệ mang tính hình thức:
- Được xác định bằng các tiêu chí hình thức.
- Khác với quan hệ ngữ nghĩa (quan hệ logic)
Ví dụ: bố tôi (quan hệ cha- con)
Xe tôi (quan hệ sở hữu)
cả 3 tổ hợp đều có quan hệ cú pháp là quan hệ chính phụ.
- Trong 1 câu có những từ có thể có quan hệ ngữ nghĩa nhưng không có
quan hệ cú pháp với nhau: Ví dụ: tôi thương bố.
:tôi” và “bố” có quan hệ ngữ nghĩa.
không có quan hệ cú pháp.
2. Tiêu chí để phân biệt 3 loại quan hệ cú pháp.
(1) Tiêu chí về khả năng đại diện:
a. Tổ hợp đẳng lập: cả 2 thành tố đều có tư cách đại diện cho toàn bộ tổ hợp
trong quan hệ với thành tố bên ngoài tổ hợp.
Ví dụ: anh và tôi là sinh viên = anh là sinh viên + tôi là sinh viên.
b. Tổ hợp chính phụ: chỉ có thành tố hcinhs có tư cách đại diện cho toàn bộ
tổ hợp trong quan hệ với thành tố bên ngoài tổ hợp: Ví dụ: trời mưa to.
c. Tổ hợp chủ - vị: không có thành tố nào đủ tư cách đại diện cho toàn bộ tổ
hợp trong quan hệ với thành tố bên ngoài.
Ví dụ: người mà anh gặp hôm qua là thầy giáo tôi.
(2) Tiêu chí về chức năng cú pháp:
a. Tổ hợp đẳng lập: chức năng cú pháp của các thành tố chỉ được xác định
khi đặt toàn bộ tổ hợp vào một kết cấu phức tạp hơn.
Ví dụ: anh và tôi là sinh viên. Nó quý anh và tôi. b. Tổ hợp chính phụ:
+ Chức năng của thành tố phụ được xác lập nagy.
+ Chức năng của thành tố chính chỉ được xác định khi ta đặt toàn bộ tổ
hợp vào một kết cấu phức tạp hơn.
c. Tổ hợp chủ - vị: chức năng cú pháp của các thành tố được xác định mà
không cần đặt toàn bộ tổ hợp vào một kết cấu phức tạp hơn. Ví dụ: bé ngủ.
(3) Tiêu chí về cách đặt câu hỏi:
a. Tổ hợp đẳng lập: có thể đặt câu hỏi giống nhau với các thành tố của tổ hợp.
Ví dụ: anh với tôi. anh với ai? Ai với tôi? Ai với ai?
b. Tổ hợp chính phụ: chỉ có thể đặt câu hỏi cho thành tố phụ. Ví dụ: xe tôi xe ai?
c. Tổ hợp chủ - vị: có thể đặt câu hỏi khác nhau cho các thành tố.
Ví dụ: bé ngủ. bé làm gì? Ai ngủ? Ai làm gì? QHNP Khả năng đại Chức năng NP Đặt câu hỏi diện
Đẳng lập Cả 2 thành tố
Chỉ xđ khi đặt cả tổ hợp vào Câu hỏi giống k/c phức tạp hơn nhau cho cả 2 thành tố Chính Chỉ thành tố -C/n của TTP: dễ xđ Chỉ đặt được câu phụ chính hỏi cho TTP
-Cn TTC được xđ khi đặt nó vào k/c phức tạp hơn Chủ - Vị Ko TT nào
Được xđ ko cần đặt vào k/c Câu hỏi khác nhau phức tạp hơn
Câu 7: Nêu cách thể hiện sơ đồ biểu thị quan hệ cú pháp?
1. Sơ đồ chúc đài (giá nến)
- Móc vuông không có mũi tên: biểu thị quan hệ đẳng lập.
- Móc vuông có mũi tên ở một đầu: biểu thị quan hệ chính phụ, mũi tên
hướng về thành tố chính.
- Móc vuông có mũi tên ở hai đầu: biểu thị quan hệ chủ - vị. 2. Sơ đồ hình cây.
Câu 8: Trình bày các đơn vị của ngôn ngữ và đặc điểm của chúng? 1. Hình vị:
- Khái niệm: là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa (từ vựng) (và/ hoặc) có giá trị/ chức năng ngữ pháp. - Đặc điểm:
+ Đơn vị trực tiếp cấu tạo từ/ biến đổi hình thái từ.
+ Từ có thể gồm một hoặc nhiều hình vị. - Ví dụ:
+ Từ 1 hình vị: gà, chó, nhà,...
+ Từ 2 hình vị: sinh viên, bàn ghế, hoa quả,...
+ Từ 3 hình vị: sinh vật học, câu lạc bộ, ban chấp hành,... 2. Từ:
- Khái niệm: là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, có khả năng hoạt
động độc lập và tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu. - Đặc điểm:
+ Là đối tượng của từ vựng học: ngữ nghĩa của từ.
+ Là đối tượng của ngữ pháp học: từ loại (danh từ, động từ, tính từ,...); hoạt
động của từ trong câu nói.
- Ví dụ: danh từ (nhà, nước, bút,...); động từ (ngủ, học, làm việc,...); tính từ
(ngọt, cay, nóng, lạnh,...) 3. Câu:
- Khái niệm: là đơn vị lời nói nhỏ nhất có khả năng thông báo và được dùng trong giao tiếp.
- Lưu ý: những trường hợp có câu đặc biệt chỉ gồm một từ. Ví dụ: Ôi! Mưa!
Phân loại câu theo cấu trúc:
(1) Câu đơn: câu có một kết cấu chủ vị. Ví dụ: tôi học bài.
(2) Câu ghép: câu có hai kết cấu chủ vị trở lên không bao hàm nghĩa.
Ví dụ: vì tôi lười học nên tôi bị điểm kém.
(3) Câu phức: câu đơn có thành phần được mở rộng bằng kết cấu chủ vị.
Ví dụ: tôi nghe cô giáo giảng bài.
(4) Câu đặc biệt: câu không có kết cấu chủ vị. Ví dụ: Ôi! Cháy!
Phân loại câu theo mục đích giao tiếp:
(1) Câu trần thuật: kể, tường thuật, thông báo. Ví dụ: hôm nay tôi thi.
(2) Câu cầu khiến: ra lệnh, sai bảo, yêu cầu. Ví dụ: mở cửa ra!
(3) Câu nghi vấn: dùng để hỏi.
Ví dụ: hôm nay thứ mấy?
(4) Câu cảm thán: bộc lộ ý cảm xúc, cảm thán. Ví dụ: trời ơi!