Đề cương cuối kì môn Việt ngữ học | Đại Học Hà Nội
Đề cương cuối kì môn Việt ngữ học | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
I.
Cấu trúc âm tiết TV
- Âm tiết TV có hình thức cấu tạo xác định và ổn định gồm 5 thành phần: âm đầu, âm
đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu
VD: Luật: ÂĐ + Â đệm + ÂCh + ÂC + TĐ
- Âm tiết TV có cấu trúc 2 bậc 5 thành phần
+ Bậc 1: các thành phần có độ độc lập cao, khả năng liên kết thấp
+ Bậc 2: các thành phần có độ độc lập thấp, khả năng liên kết cao
* Khả năng phân xuất âm tiết thành những yếu tố nhỏ hơn
1) Phương thức lặp từ và những từ láy
- Trong tiếng Việt có phương thức lặp từ để diễn đạt thêm một ý nghĩa mới, hoặc“giảm đi”
(ví dụ: xanh > xanh xanh) hoặc “tái diễn nhiều lần” (ví dụ: gật > gật gật).
- Từ gốc được lặp lại có thể bị thay đổi đi chút ít (ví dụ: khẽ > khe khẽ, lảm nhảm).
- Phương thức lặp từ và những từ láy đã cung cấp những bằng chứng về khả năng phân ly của
những bộ phận trong một âm tiết: thanh điệu, âm đầu và phần còn lại. 2)
Trong tiếng Việt còn có một kiểu cấu tạo từ với “-iểc",thường được gọi là hiện tượng -iêc hóa bàn > bàn biếc , ví dụ: .
- Từ mới được cấu tạo, ngoài nghĩa cũ, có thêm nghĩa mới: ý nghĩa tập hợp và thái độ khinh thị của người nói
- “Bàn biếc” được cấu tạo bằng cách lấy từ gốc thêm vào một âm tiết mới, có được do lấy lại
âm đầu của âm tiết gốc rồi cộng với iêc và một thanh điệu thích hợp với nó (hoặc là “sắc”
hoặc là “nặng” - chỉ có thể là một trong hai thanh điệu này vì âm tiết tận cùng bằng phụ âm
tắc vô thanh) không kể đến thanh điệu cũ là gì: “bàn biếc” hay “bàn biệc”.
-> Cách cấu tạo từ này cho thây ở âm tiết gốc âm đầu có khả năng tách khỏi phần còn lại,
thanh điệu không gán chặt với âm đầu hoặc phần sau, mà dễ dàng bị thay thế bởi một
thanh điệu khác và đường ranh giới giữa hai bộ phận này có ý nghĩa hình thái học
3) Hiện tượng nói lái (nói ngược lại)
VD: tôi lấy vợ, trời cho, hiện đại
-> Thanh điệu, âm đầu, vần là 3 bộ phận riêng biệt
4) Hiện tượng hiệp vần
VD: Ai lên xứ lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
5) Hiện tượng đánh vần VD: làm, học, ba II.
Phương thức cấu tạo từ
1. Khái niệm : Phương thức cấu tạo từ là cách ngôn ngữ tác động vào hình vị để tạo ra từ.
2. Các phương thức cấu tạo từ
2.1 Phương thức từ hóa hình vị : là phương thức tác động vào bản thân một hình vị , làm
cho nó có đặc điểm , ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà không thêm bớt gì vào hình thức của nó.
Vd : hoa = hình vị ; hồng = hình vị
2.2 Phương thức từ ghép hình vị:
Là phương thức kết hợp các HV gốc từ lại với nhau để tạo từ mới
- Kết hợp hình vị hạn chế với hình vị hạn chế. Vd: Bởi vì , cho nên,...
- Kết hợp hình vị tự do với hình vị hạn chế.
Vd: trắng phớ , trắng hếu , trắng phởn ,...
2.3 Phương thức từ láy hình vị : là phương thức tác động vào một hình vị cơ sở, tạo ra từ
mới giống với hình vị cơ sở hoàn bộ hay một phần về âm thanh.
- Hình vị hoàn toàn giống nhau : Vd: hâm hâm , cay cay,...
- Hình vị khác thanh điệu
Vd: cỏn con , nho nhỏ , la lả ,...
- Phụ âm cuối khác nhau theo quy luật : m-p, n-t, ng-c , nh-ch và thanh. III.
Cụm từ cố định (khái niệm, các kiểu CTCĐ, phân biệt từ ghép, cụm từ cố định
với cụm từ tự do). a. Khái niệm
CTCĐ là đơn vị do một số từ hợp lại, tồn tại với tư cách một đơn vị có sẵn như từ, có thành
tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ.
b. Các kiểu CTCĐ 2.2.1.Thành ngữ
- Là CTCĐ, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc/ và gợi cảm
VD: Tháng đợi năm chờ, trăng tủi hoa sầu, tan cửa nát nhà, mẹ tròn con vuông, miệng
thơn thớt dạ ớt ngâm, chuột sa chĩnh gạo, nước đổ đầu vịt, một vốn bốn lời, chó có váy
lĩnh, ngã vào võng đào, méo miệng đòi ăn xôi vò, ba đầu sáu tay, áo gấm đi đêm,...
a. Thành ngữ so sánh
A (như, bằng, tựa, tày,...) B; B mang dấu ấn về đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần của dân tộc
VD: Lạnh như tiền, xấu như ma, đen như bồ hóng, như bóng với hình, dai như đỉa đói, (to) như bồ tuột cạp,...
A ss B là cấu trúc đầy đủ, tuy nhiên cũng có trường hợp là … ss B, trong trường hợp này
thành phần đứng ở vị trí A không phải của thành ngữ.
VD: Như tằm ăn rỗi, Như vịt nghe sấm, Như con chó ba tiền, Như gà mắc tóc, Như đỉa phải
vôi, Như ngậm hột thị,…
b. Thành ngữ miêu tả ẩn dụ
Miêu tả sự kiện, hiện tượng bằng cụm từ, biểu hiện ý nghĩa một cách ẩn dụ VD: Nước
đổ đầu vịt, chó có váy lĩnh, chuột sa chĩnh gạo, méo miệng đòi ăn xôi vò, trăng tủi hoa sầu,...
2.2.2. Ngữ cố định a. Quán ngữ -
Là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại diễn từ (discourse) thuộc các
phong cách khác nhau. Chức năng đưa đẩy, rào đón, nhấn mạnh hoặc liên kết trong diễn từ
+ Tính ổn định cấu trúc và tính thành ngữ của quán ngữ không cao bằng Thành ngữ
+ Trung gian giữa CTTD và CTCĐ
+ Hội thoại, khẩu ngữ: của đáng tội, khí vô phép, chết cái, khốn nỗi, bác tính, trộm vía, nói
bỏ ngoài tai, ấy vậy mà, mới chết chứ, đến nước này thì, âu cũng là, số là, thì ra, thế ra, đằng nào mà chả,...
+ Viết, diễn giảng: nói tóm lại, có thể nghĩ rằng, như đã nêu trên, như mọi người đều biết,...
b. Ngữ cố định định danh -
Là những đơn vị ổn định về cấu trúc và ý nghĩa hơn QN nhiều, nhưng nghĩa chưa
mang tính hình tượng như thành ngữ
+ Một thành tố chính và vài thành tố phụ miêu tả cho thành tố chính
+ Miêu tả bằng con đường so sánh nhưng không có từ so sánh
+ Thành tố chính thường là thành tố gọi tên
+ Thường là tên gọi các bộ phận cơ thể người: lông mày lá liễu, chân chữ bát, mắt ốc nhồi,
tay chuối mắn, lưng cánh phản,... IV.
So sánh từ loại, cụm từ:
1. TỪ GHÉP- CỤM TỪ TỰ DO
-Giống nhau: có cùng hình thức chặt chẽ, cấu trúc ổn định Cùng có tính thành ngữ
Cùng là những đơn vị làm sẵn trong ngôn ngữ
Vd: sinh viên, học tập, ăn ốc nói mò,.... -Khác nhau:
+Về thành tố cấu tạo: Thành tố cấu tạo của từ ghép là hình vị. Còn thành tố cấu tạo của cụm từ cố định là từ
+Về ý nghĩa: Đối với từ ghép thì ngĩa định danh theo kiểu tổ chức nghĩa của từ là cái cốt lõi
và nổi lên hàng đầu. Vd: mắt cá (chân), đen nhánh, xanh lè,..
+Nghĩa của cụm từ cố định được xây dựng và tổ chức theo lối tử chức nghĩa của cụm từ và
nói chung là mang tính hình tượng. Vì thế, nếu chỉ căn cứ vào bề mặt, vào nghĩa của từng
thành tố cấu tạo thì không thể hiểu được đích thực của toàn cụm từ. VD: anh hùng rơm,
đồng không mông quạnh,...
2. CỤM TỪ TỰ DO- CỤM TỪ CỐ ĐỊNH
-Giống nhau: + đều là cụm từ, được tạo lập bằng sự tổ hợp của các từ
+ Về hình thức ngữ pháp. Dẫn đến hệ quả là quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố cấu tạo cũng giống nhau.
VD: nhà ngói câu mít, nhà tranh vách đất(cụm từ cố định). Cháo gà cháo vịt, phở bò
miến lươn(cụm từ tự do) - Khác nhau: +Về chức năng:
Cụm từ cố định là đơn vị của hệ thống ngôn ngữ,ổn định và tồn tại dưới dạng làm sẵn.
Cụm từ tự do: được đặt trong lời nói, không tồn tại dưới dạng một đơn vị làm
sẵn, là sự lấp đầy từ vào một mô hình ngữ pháp cho trước + Về thành tố cấu tạo:
Cụm từ cố định: số lượng thành tố cấu tạo ổn định, không thay đổi
Cụm từ tự do: thay đổi tùy ý
Ví dụ: mẹ tròn con vuông, mồm năm miệng cười...số thành tố cấu tạo luôn ổn định. T
Tuy nhiên, một cụm từ tự do ví dụ” nhưng người buồn” có thể thêm bớt các thành tố
một cách tùy ý để cho ta những cụm từ có kích thước khác nhau như nhưng người
này không hiểu sao lại buồn rũ rượi đến vậy,.... + Về ý nghĩa:
Cụm từ cố đinh có tính thành ngữ rất cao.
Cụm từ tự do: tính thành ngữ không có
Ví dụ: chỉnh thể ý nghĩa của cụm từ cố định: méo miệng đòi ăn xôi vò, say như điếu
đổ có tính thành ngữ cao đến mức tối đa còn nhưng cụm từ tự do như miệng cười,
say thuốc lào thì tính thành ngữ không có. V. Từ loại 1. Khái niệm
Lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia dựa trên ý nghĩa khái quát và đặc điểm
hoạt động NP (khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp) của nó trong câu
2. Tiêu chí phân định từ loại tiếng Việt
2.1. Ý nghĩa khái quát ( ý nghĩa phạm trù chung )
- Ý nghĩa chung cho cả 1 lớp từ, được hình thành trên cơ sở khái quát hóa ý nghĩa từ vựng
thành khái quát hóa phạm trù NP chung (YN “sự vật”, “tính chất”, “số lượng”, “quan hệ”,
tình thái”, “hoạt động”)...
VD: Bút, vở, sinh viên, việc làm, Hà Nội, (hy sinh, cố gắng)...: Sự vật
2.2. Khả năng kết hợp: Các từ có khả năng tham gia vào 1 mô hình kết hợp có nghĩa. Vd : Nhà/xe/áo kia
2.3. Chức vụ cú pháp: Các từ thuộc 1 từ loại nhất định có thể thay thế cho nhau ở 1 hay 1
vài vị trí nhất định trong câu (DT làm CN, BN; ĐT, TT làm VN, định ngữ hoặc 1 thành phần của VN) Vd: cái áo rất đắt
- Không phải tất cả các NN cùng có từ loại như nhau.
V. Cụm từ tự do ( CTTD)
1. Khái niệm CTTD: Là sự tổ hợp của 2 từ trở lên có quan hệ ngữ pháp với nhau, trong
đó ít nhất một từ là thực từ
- Là sự kết hợp các từ được cá nhân sử dụng một NN nào đó tạo ra theo các quy tắc NP của
NN đó trong quá trình nói năng
- CTTD thuộc về bình diện lời nói, đặc trưng nổi bật là tính lâm thời, hợp và tan tùy vào sự kiện giao tiếp
- Chỉ có sẵn khuôn cấu tạo, không có thành phần từ vựng cố định
2. Phân loại cụm từ tự do
2.1. Cụm từ đẳng lập (parataxis)
- Các bộ phận cấu thành tổ hợp kết hợp với nhau theo quan hệ đẳng lập ( bình đẳng về YN
và chức năng NP) được hiển ngôn bằng liên từ hoặc không
VD: ánh sáng lẫn bóng tối; ăn với học; na, mít, chuối cùng cam, em và bạn trai em
(a) Tôi cần một hướng dẫn viên người Hà Nội, xinh đẹp và có nhiều kinh nghiệm
(b) Công việc này nhẹ nhàng, an toàn và lương cao. (c) T
rong nhà hay ngoài đường, em đều phải gọn gàng, sạch sẽ
(a) Tối qua em không gọi cho anh được vì em và bạn trai em đi chơi
(b) Tối qua em không gọi cho anh được vì bạn trai em và em đi chơi (*)
(c) Tôi muốn biết ý kiến của quý vị và các bạn
(d) Tôi muốn biết ý kiến của các bạn và quý vị (*)
2.2. Cụm từ chính phụ (hypotaxis)
- Bộ phận cấu thành tổ hợp kết hợp với nhau theo quan hệ C - P, trong đó có 1 trung tâm,
xung quanh là các thành tố phụ bổ sung những chi tiết thiết yếu về mặt YN cho trung tâm
(a) Vợ tôi rất đẹp
(b) Tôi đang mắng vợ tôi 2.2.1. Cụm DT
2.2.1.1. Khái niệm: Là cấu trúc NP của một tổ hợp từ tự do theo quan hệ C - P, do DT làm
trung tâm, xung quanh là các thành tố phụ thường xuyên và lâm thời
2.2.1.2. Đặc điểm của cụm DT
- Qh giữa thành tố trung tâm (TTTT) và các thành tố phụ (TTP) có bản chất cú pháp của quan hệ C - P.
- Số lượng vị trí của các TTP là có giới hạn
- Trật tự của các TT trong cấu trúc CDT trên nguyên tắc là cố định
- Chỉ có TTTT có quan hệ với các yếu tố khác nằm ngoài cấu trúc của CDT
+ Vị trí -1: “cái” là từ chỉ xuất, có chức năng cụ thể hóa DT trung tâm, cá biệt hóa, làm nổi
bật sự vật, sự việc được nêu ở trung tâm
+ Vị trí trung tâm (0): DT đơn vị ( cái, con, cuốn, tờ, bức, miếng, mảng, hòn, viên,...) và
DT trung tâm ( có ý nghĩa từ vựng ).
+ Vị trí +1: Thành tố phụ chỉ thuộc tính ( từ/ cụm từ/ mệnh đề,...)
+ Vị trí +2: Thành tố phụ chỉ vị trí ( này, kia, ấy, đó,... ) 2.2.2. Cụm ĐT 2.2.2.1. Khái niệm
- Là cấu trúc NP của một tổ hợp từ tự do theo quan hệ C - P, do ĐT làm trung tâm, xung
quanh là các thành tố phụ thuộc nhiều kiểu loại TTPS TTPT - Chủ yếu thực từ, TTTT Thường đa dạng, phức tạp (ĐT) là hư từ về kiểu loại - Tính chất mở
2.2.2.2. Phó từ làm TTP và CĐT 2.2.3. Cụm TT 2.2.3.1. Khái niệm
- Cấu trúc NP của một tổ hợp từ tự do theo quan hệ C - P , do TT làm trung tâm, xung
quanh nó là các thành tố phụ thuộc nhiều kiểu loại 2.2.3.2. Đặc điểm
- Có cấu trúc đơn giản hơn cụm DT và cụm ĐT
- TPPT đa số trùng với TPPT của cụm ĐT, trừ TPPT có ý nghĩa mệnh lệnh, khuyên bảo
- TPPS thường bổ sung cho trung tâm các ý nghĩa: đối tượng ( nhiều tiền, ít lời, xa nhà,...),
mức độ (rất đẹp, cực xấu,...), số lượng (cao 2m, nặng 50kg,...), so sánh ( tốt bằng, xấu hơn,...)
- Khi trung tâm là một từ láy biểu thị mức độ giảm nhẹ thì TPP không thể là các từ chỉ mức
độ cao rất, quá, lắm, vô cùng, cực kỳ,... (* rất đèm đẹp/ * quá vàng vàng/ * đo đỏ lắm/ * dong dỏng cực kỳ)
2.3. Cụm chủ - vị ( subject - predicate/ topic - comment)
- Giữa các bộ phận cấu thành tổ hợp có quan hệ hỗ trợ, ràng buộc lẫn nhau. Bộ phận sau
nêu lên một sự tường thuật (VN), bộ phận trước nêu lên chủ đề của sự tường thuật (CN).
VD: Tôi đi học, họ là sinh viên
- (Trong các NN có hình thái, giữa CN, VN phải có sự phù ứng về ngôi, số, giống, cách (tùy NN)
(a) My ant or my uncle arriving by train today is
(b) A car and a bike are my means of transportation
- Quan hệ CN - VN (thể hiện ở động từ) trong các NN biến hình có tính hình thức rõ rệt
(a) Five years is the maximum sentence for that offense
(b) A fourth of the city unemployed is
(c) A fourth of the people are unemployed )BỎ
- Tiếng Việt, sử dụng trật tự từ, hư từ, vị từ tình thái, ngữ điệu để biểu thị quan hệ C-V
(a) Sinh viên mới học ngữ học
(b) Ngữ học sinh viên mới học
(c) Chị ấy (đã, sẽ) tên là Dương
(d) Trẻ em lái xe nguy hiểm (e) Anh ấy hôn trộm tôi (f) Tôi hôn trộm anh ấy