Đề cương cuối kì tiếng việt trong hành chức - Việt ngữ học | Đại Học Hà Nội
Đề cương cuối kì tiếng việt trong hành chức - Việt ngữ học | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TIẾNG VIỆT TRONG HÀNH CHỨC
CHƯƠNG 1. CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT
1. Các khái niệm liên quan
a. Chính tả: Hệ thống chuẩn của cách viết và dấu câu của một ngôn ngữ.
b. Hệ thống chữ viết: Hệ thống kí hiệu có tính quy ước dùng để ghi lại một ngôn ngữ.
c. Hệ thống cách viết: Hệ thống quy ước trình bày các từ riêng biệt trong chữ viết.
d. Hệ thống dấu câu: Dấu hiệu có tính quy ước thể hiện thông tin về kết cấu một văn bản.
e. Chữ cái: Kí hiệu có thể tự mình hoặc kết hợp với kí hiệu khác biểu thị các âm vị
và biến thể cơ bản của chúng.
f. Chữ kép: Sự thể hiện của một âm vị đơn bằng hai chữ cái.
g. Chuẩn chính tả: Là sự đánh giá chủ quan (dựa trên một số tiêu chí nhất định)
của cộng đồng người bản ngữ đối với cách viết một đơn vị ngôn ngữ được chấp nhận là đúng.
2. Quy tắc chính tả tiếng Việt
2.1 Cấu trúc âm tiết tiếng Việt
Cấu trúc âm tiết tiếng Việt: 2 bậc, 5 thành phần Âm tiết
Bậc I. Âm đầu Vần Thanh điệu (quan hệ khá lỏng lẻo) Bậc II.
Âm đệm Âm chính Âm cuối (quan hệ chặt chẽ hơn)
2.2 Sự thể hiện bằng chữ viết của âm đệm /w/
+ “o” trước a, ă, e: hoạ, hoạnh, toán, hoằn, ngoằn ngoèo, hòe,...
+ “u” trước /i, ê, yê, ơ, â: huy, huệ, huyện, thuở, tuần, huân,…
+ “u” sau “q”: qua, que, quăn, qui, quê, quả,...
Lưu ý: Âm đệm /w/ không đứng sau các phụ âm môi /m, b, f, v / trừ thùng phuy, ô tô buýt, khăn voan. 3. Vấn đề hay
▪ Viết “i” sau: b, ph, m, k: bi, phi, mi, ki…
▪ Viết “y” sau âm đệm “u”: quý, quỳnh…
▪ Khi đứng một mình, viết “i” trong từ thuần Việt: ỉ eo, ì xèo, ầm ĩ…
▪ Khi đứng một mình, viết “y” trong từ Hán Việt: y tế, ý kiến…
4. Vấn đề / ; / ; / /
- Ngh + i, ê, iê, e. Vd: nghi, nghê, nghiên, nghe.
- Gh + i, ê, iê, e. Vd: ghi, ghê, ghiền, ghe.
- K + i, ê, iê, e. Vd: ki, kê, kiên, ke.
- Q+u. Vd: qua, quê, que, quên, quyên. 5. Mẹo chính tả Mẹo Y - I
- Nhiều quan điểm, chưa nhất quán.
+ Viết “y” trong các từ Hán Việt, “i” trong từ thuần Việt. Ví dụ: hi hi, hì hụi, hì
hục, hí hoáy, hỉ hả >< hy sinh, hy vọng, hý kịch, song hỷ; kì cọ, kì kèo > kỳ
vọng, kỳ thú; li ti >< chia ly, ly biệt, cách ly; mi ca, đồ rê mi, mì chính, mụ mị ><
mỹ nữ, nhu mỳ, mỵ dân; cây si, nốt si, đen sì >< sĩ tử, ngu sy, sỹ diện; tí tách, tỉ tê,
tỉ mỉ >< năm Tý, công ty, tỳ thiếp, tỷ dụ, tỷ lệ…
+ Nhất loạt viết thay “y” bẳng “i” trong tất cả các từ nếu việc thay thế không thay
đổi cách phát âm. Ví dụ: y tế - i tế, ý kiến - í kiến, uyên bác - uiên bác, khuyên bảo
- khuiên bảo, thuyết minh - thuiết minh... Âm đầu Thuần Việt Từ Hán Việt h
hi hi, hì hụi, hì hục, hí hoáy,
hy vọng, du hý, hý trường, hý viện, hỉ hả
hiếu hỷ, hỷ xả, song hỷ k
kì cọ, kì kèo, kí cóp, kí (kilô), kỳ vọng, kỳ thi, quốc kỳ, chữ ký, ký kĩ tính, kĩ càng
âm, ký giả, ký sinh, đố kỵ, kỵ binh,
kỷ luật, kỷ yếu, kỷ niệm, thế kỷ, kỹ nữ s
cây si, nốt si, đen sì, sì sụp,
ngu sy, sy tình, sỷ nhục, sỹ tử, sỹ mua sỉ phu, sỹ diện t
(bé) ti ti, ti toe, tì vết, tì tì, tí
ty (sở), tự ty, công ty, tỳ (lá lách), tỳ
hon, tí tách, tí toáy, tỉ tê, tỉ
thiếp, tỳ tướng, (năm) Tý, tỷ lệ, tỷ mỉ, tỉ ti dụ, tỵ nạn… 5.1 Mẹo chính tả - 5.1.1 Khả năng kết hợp
Viết trước vần có chứa âm đệm /w/ được thể hiện bằng con chữ “o” và “u”:
loa, loăn, luân, loe, lũy…
“N” + âm đệm: Không xuất hiện (chỉ có ) noa, noãn 5.1.2 Từ láy
+ Không có từ láy - và ngược lại.
+ Chữ đứng đầu trong một từ láy vần viết : lao xao, lăn tăn, lung tung, lầm
rầm, lỉnh kỉnh, lích kích, lạu bạu, khéo léo, bô lô, chói lọi, cheo leo…(trừ khệ nệ, khúm núm)
+ chỉ láy với chính nó: no nê, núng nính, nịnh nọt, nao núng, nôn nao…
+ Trong từ láy vần, tiếng thứ nhất mở đầu bằng , tiếng còn lại âm đầu phải là
: gian nan, gieo neo, giãy nảy (trừ khệ nệ, khúm núm). 5.1.3 Nghĩa
- Âm đầu của một từ không phân biệt được là hay nhưng từ ấy đồng
nghĩa với một từ khác có âm đầu thì âm đầu của từ đang xét phải là :
lài - nhài, lặt - nhặt, lỡ - nhỡ, lẽ - nhẽ, lợt lạt - nhợt nhạt…
- Danh từ thời gian không xác định, tần suất được viết với : lát, lúc, luôn, luôn luôn.
- Từ chỉ định, chỉ hướng được viết với : này, nãy, nam.
5.2. Mẹo chính tả - 5.2.1 Khả năng kết hợp
+ Viết trước vần có chứa âm đệm /w/ được thể hiện bằng con chữ và
: choang, chóe, choán, choắt, chuẩn.
+ Từ Hán Việt có thanh nặng, huyền (TRỪNG TRỊ, TRỊNH TRỌNG) được viết
với : trại, trạng, trượng, trợ, trụ, trà, trường, trùng. 5.1.2 Từ láy
+ Không có từ láy và và ngược lại.
+ Từ láy vần, âm đầu tiếng 1st/ 2 nd viết : chèo bẻo, loắt choắt, chồm hỗm,
chờn vờn, chềnh ềnh, ê chề (trừ trót lọt, trọc lóc).
+ Láy âm đầu chính nó (số lượng ít): trâng tráo, trơ trẽn, trân trân. 5.1.3 Nghĩa
+ Từ chỉ quan hệ gia đình, đồ dùng nhà nông, ý phủ định được viết với
+ Từ chỉ vị trí được viết với
+ Âm đầu của 1 từ đồng nghĩa 1 từ ≠ có âm đầu → viết : tranh - giành,
trầu - giầu, trai - giai, trả - giả
5.3 Mẹo chính tả - 5.3.1 Khả năng kết hợp
+ Viết trước vần có chứa âm đệm /w/ được thể hiện bằng con chữ và
: xuê xoa, xoe, xoạc, xoàng, xuềnh, xuệch (trừ soát; suýt soát, sờ soạng, sục sạo). 5.3.2 Từ láy
+ Không có từ láy và và ngược lại.
+ Từ láy vần, âm đầu tiếng 1st/ 2 nd được viết : xoi bói, bung xung, lấp xấp,
lụp xụp, lờm xờm, lạo xạo, loạch xoạch (trừ lụp sụp, cục súc, đồ sộ, sáng láng). 5.3.3 Nghĩa
+ Từ chỉ thức ăn, đồ dùng liên quan chế biến thức ăn được viết : xôi, xá xíu,
xào, xiên, lạp xường, xúc xích.
Hầu hết danh từ còn lại: (chỉ người);
sư, sãi, sứ thần, soái
sung, sắn, sen, sim, sưa,
sấu, sồi (cây cối); sợi, sọt, sàng, siêu (đồ vật); sóc, sói, sên, sếu, sán (động vật);
sương, sao, sấm, sét (hiện tượng tự nhiên) 5.4 Mẹo chính tả - - 5.4.1 Khả năng kết hợp
+ Viết trước vần có chứa âm đệm /w/ được thể hiện bằng con chữ và
: duy, duệ, duyên, duyệt, doãng.
+ Các từ H-V được viết khi âm tiết mang thanh ngã hoặc nặng (Mẹo DƯỠNG
DỤC): mậu dịch, tiêu diệt, can dự, hãnh diện, dũng cảm, dưỡng dục, dung dị, duyên phận.
+ Các từ H-V được viết khi âm tiết có âm chính ≠ “A” (mẹo DI DÂN): do,
doanh, dụ, dư, dược, dương, dưỡng, diêm dúa, dương.
+ Các từ H-V được viết khi âm tiết mang thanh hỏi hoặc sắc (mẹo GIẢM
GIÁ): can gián, giám sát, giá thú, giới thiệu, giản lược, giảng giải.
+ Các từ H-V được viết khi âm tiết có âm chính là “A” (mẹo GIÀ GIANG):
gian giảo, giam hãm, giang sơn, giao chiến, giai cấp, tân gia (trừ dã, dạ, dạng, danh, dao)
5.3.2 Từ láy & nghĩa
+ Láy âm đầu với chính nó: dầm dề, dối dá, dõng dạc, dông dài, dồn dập,
dửng dung, dùng dằng, dí dỏm, dai dẳng, dan díu.
+ Viết trong từ láy vần: lẹt dẹt, lai dai, lở dở, lim dim, lò dò, lù rù, lom dom
(trừ líu ríu, lom rom, liu riu)
+ Viết trong từ láy âm đầu chính nó (hạn chế hơn): giặc giã, giây giướng,
giẹo giọ, giềnh giàng, gióng giả, giấu giếm.
+ Viết trong từ láy (âm đầu, vần và hoàn toàn) biểu thị tiếng động: rì rào, rì
rầm, rỉ rả, rên rỉ; sự rung động: rón rén, rập rình, rạo rực; sắc thái ánh sáng: rờm
rợp, rần rật, rạng rỡ.
+ Từ láy vần có cặp âm đầu B - R, C - R: bứt rứt, co ro, cập rập, càm ràm.
“R” vốn có chung nguồn gốc với “GI” và “D”, tồn tại chữ viết với hai biến thể:
(i) Ràn rụa - giàn giụa, réo rắt - giéo giắt, rập khuôn - giập khuôn, rờn rợn - giờn
giợn, chế riễu - chế giễu, rẫy chết - giẫy chết, ròn rã - giòn giã, ríu mắt - díu mắt…
(ii) Theo rõi - theo dõi, rón rén - dón dén, ríu mắt - díu mắt, bóng râm - bóng dâm,
mưa rào - mưa dào, xanh rờn - xanh dờn, rờn rợn - dờn dợn, rửng mỡ - dửng mỡ, giấm giúi - dấm dúi…
6. Qui định viết hoa
Qui tắc viết hoa Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP, ban hành ngày 05-03-2020 6.1. Viết hoa tên người
6.1.1. Tên người Việt Nam
- Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu các âm tiết
- Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu các âm tiết
6.1.2. Tên người nước ngoài được chuyển sang tiếng Việt
- Phiên âm qua âm Hán - Việt
- Phiên âm trực tiếp, sát cách đọc nguyên ngữ: Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ
nhất trong mỗi thành tố.
6.2. Viết hoa tên địa lý
6.2.1. Tên địa lý Việt Nam
- Tên đơn vị hành chính: DT chung với tên riêng; DT chung với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử.
- Trường hợp viết hoa đặc biệt.
- Tên địa lý: DT chung chỉ địa hình với DT riêng.
6.2. Viết hoa tên địa lý
6.2.2. Tên địa lý nước ngoài
- Phiên âm sang âm Hán - Việt.
- Phiên âm trực tiếp, sát cách đọc nguyên ngữ.
6.3. Viết hoa tên cơ quan, tổ chức
6.3.1. Tên cơ quan tổ chức của Việt Nam
Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động…
6.3. Viết hoa tên cơ quan, tổ chức
6.3.2. Tên cơ quan tổ chức nước ngoài
- Ở dạng dịch nghĩa.
- Ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La-tinh.
6.4. Viết hoa các trường hợp khác
1. Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự
- Viết hoa chữ cái đầu các âm tiết và các từ chỉ thứ hạng.
2. Tên chức vụ, học vị, danh hiệu
Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể.
3. Danh từ chung đã riêng hóa
Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi.
4. Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm
Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm.
5. Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại
Viết hoa chữ cái đầu các âm tiết tạo thành sự kiện, tên sự kiện, các con số ghi bằng chữ, viết hoa.
6. Tên các loại văn bản
- Viết hoa chữ cái đầu của tên văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo
thành tên riêng của văn bản.
- Viết hoa chữ cái đầu khi viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản,
điểm của văn bản cụ thể.
7. Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí
Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo.
8. Tên các năm âm lịch, ngày tiết, ngày tết, ngày và tháng trong năm
- Tên các năm âm lịch: Viết hoa các chữ cái đầu.
- Tên các ngày tiết và ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi.
- Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày, tháng.
9. Tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo
- Tên gọi các tôn giáo, giáo phái: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên gọi.
- Tên gọi ngày lễ tôn giáo: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi.
CHƯƠNG 2. SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VĂN BẢN TIẾNG VIỆT
1. Khái quát về từ tiếng Việt 1.1. Khái niệm từ
- Đơn vị ngôn ngữ tồn tại hiển nhiên, được lưu giữ trong trí não; được tiếp thu, nhâ …
n ra qua thực tiễn học tâ … p, sử dụng ngôn ngữ.
- Đơn vị đa chức năng: Định danh và có giá trị ngữ pháp.
- Không có khái niệm từ chung cho tất cả các ngôn ngữ.
Từ l đơn v nhỏ nh t c a ngôn ngữ độc lâ
p về ý nghĩa v ho n chỉnh về hình thức.
1.2. Đặc điểm từ tiếng Việt
- Là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.
- Có thể có biến thể ngữ âm, ví dụ: lời - nhời, trăng - giăng; trầu - giầu, nhăn -
dăn… và biển thể từ vựng -ngữ nghĩa, ví dụ: các ý nghĩa khác nhau của từ ăn
nhưng không có biến thể hình thái học (khác với ngôn ngữ Ấn - Âu).
- Xét về phương diện tín hiệu học, từ là tín hiệu điển hình. Nó luôn gồm hai mặt:
Cái biểu đạt (vỏ ngữ âm) và Cái được biểu đạt (nội dung ý nghĩa). Hai mặt này có
quan hệ gắn bó chặt chẽ, khăng khít, mang tính võ đoán.
2.2 Hiện tượng từ đồng nghĩa
2.2.1. Định nghĩa: Những từ khác nhau về âm thanh và chữ viết, tương đồng với
nhau về nghĩa, có phân biệt với nhau về sắc thái ngữ nghĩa, phong cách hoặc cả hai.
Ví dụ: Nhà tù - nhà đá - ngục - nhà giam - trại tù, chết - mất - đi xa - từ trần - tạ
thế - tỏi - tèo - ngỏm…; Jail - prison; gulf - bay; to end - to finish; die - pass away
- join the great majority - take the ferry - kick the bucket - go away of all flesh…
- Từ trung tâm của dãy từ đồng nghĩa: Từ mang nghĩa chung, được dùng phổ biến
và trung hòa về phong cách, được lấy làm cơ sở để tâ …
p hợp, phân tích so sánh với
các từ khác. Ví dụ: Chết - mất - đi xa - từ trần - tạ thế - tỏi - toi…; Die - pass away
- join the great majority - take the ferry - kick the bucket - go away of all flesh… I
must get/ buy some more books at the bookstore. (1) Cơ bản - căn bản
Cơ bản: Cái chủ yếu có tác dụng làm cơ sở cho những cái khác trong toàn bộ hệ
thống (cơ: nền). Ví dụ: Vốn cơ bản, đầu tư cơ bản, vốn từ cơ bản, ngữ pháp cơ bản…
Căn bản: Cái cốt yếu, có tác dụng quy định bản chất của sự vâ … t (căn: gốc rễ). Ví
dụ: lưu ý những điểm căn bản, sự khác nhau căn bản…
(2) Trọn vẹn - nguyên vẹn
- Nguyên vẹn: Chưa hề bị mất mát, tổn thương, vẫn còn nguyên. Ví dụ: Ngôi nhà
vẫn nguyên vẹn sau bằng ấy năm/ tình cảm vẫn nguyên vẹn.
Trọn vẹn: Cái gì đó (thường trừu tượng) vừa đầy đủ, hoàn chỉnh lại vừa không
mất mát, tổn thương. Ví dụ:
Niềm vui trọn vẹn/ hạnh phúc trọn vẹn/ thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ.
(3) Trinh sát - do thám - thám thính
- Trinh sát: Dò xét, thu thâ …
p tình hình của đối phương để phục vụ tác chiến.
- Do thám - thám thính: Dò xét, nghe ngóng để thu thâ …
p tình hình + sắc thái tiêu cực. (4) Di chúc - chúc thư
- Văn bản chính thức ghi lại những lời dặn, ý muốn cuối cùng của một người (đặc
biệt liên quan đến việc xử lý tài sản sau kho người đó chết).
- Di chúc có sắc thái trang trọng hơn.
2.2.2 Các kiểu từ đồng nghĩa
+ Từ thuần Việt đồng nghĩa từ thuần Việt: xơi, chén, hốc, tọng, đớp, tợp, sực, nốc
+ Từ Hán Việt đồng nghĩa từ Hán Việt: bằng (-hữu, -liêu, -môn) & hữu (-nghị,
-bang, -sinh); hoan (-hỉ, -lạc, -ca, -nghênh, truy-, liên-, ) & lạc (quan, thú, cảnh)
+ Từ thuần Việt đồng nghĩa từ Hán Việt
+ Từ đồng nghĩa từ: sợ, hãi, ngại, khiếp, kinh, hoảng, rợn, sợ hãi,
+ Từ đồng nghĩa đơn vị tương đương từ: sợ xanh mắt mèo, sợ toát mồ hôi, rợn tóc
gáy, sởn da gà, tởn đến già, hồn bay phách lạc, rụng rời chân tay…
2.2.3 Phân biệt các thành tố trong loạt đồng nghĩa
+ Sắc thái nghĩa: cho, tặng, biếu; nhanh, mau, chóng
+ Sắc thái biểu cảm: anh ấy, anh ta, hắn, gã, y, thằng
+ Phạm vi sử dụng: hoài sơn, trần bì - củ mài, vỏ quýt khô
2.3 Từ thuần Việt và từ Hán Việt
Từ thuần Việt: Bộ phâ …
n từ trùng với bộ phâ …
n từ vựng gốc của tiếng Việt, biểu thị sự vâ …
t, hiện tượng cơ bản nhất, tồn tại từ rất lâu.
Từ Hán - Việt: Cách đọc Hán - Việt là cách đọc chữ Hán ở Việt Nam của người
Việt, phản ánh dạng ngữ âm tiếng Hán thời Đường được dạy ở Việt Nam lúc bấy
giờ. So với dạng ngữ âm chữ Hán đời nhà Đường, cách đọc Hán - Việt đã được
Việt hóa ít nhiều cho phù hợp hệ thống ngữ âm tiếng Việt thời đó.
+ Từ gốc Hán đọc theo âm Hán - Việt
Chính trị: thượng đế, hoàng thượng, chế độ, triều đình, bá chủ, bá quyền, dân chủ,
trị vì, giám sát, truy bức, áp chế…
Kinh tế: thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, nội thương, xuất khẩu, lợi nhuân,
năng suất, thặng dư…
Văn hóa - giáo dục: khoa cử, văn chương, âm luật, trạng nguyê, bảng nhãn, cử
nhân, thủ khoa, tú tài…
Quân sự: chiến trường, anh hùng, xung phong, cảnh giới, án ngữ, chỉ huy, tác
chiến, đô đốc, tư lệnh…
Tư pháp: nguyên cáo, bị cáo, nguyên đơn, tòa án, thẩm phản, án sát, áp giải, ân xá, xử tử, án tử…
Y học: thương hàn, chướng khí, thương tích, bệnh nhân, bệnh viện, thời khí, viêm nhiệt…
+ Từ gốc Hán không đọc theo âm Hán - Việt
Hán cổ (đọc theo âm Hán cổ) → cặp từ ngoại lai cùng gốc 2 cách đọc: bia-bi, bụa-
phụ, buồng-phòng, buồn phiền, buồm-phàm, chè-trà, chém-trảm, chìm-trầm.
Từ Hán - Việt Việt hóa (ngữ âm thời Đường, theo quy luâ …
t khẩu ngữ tiếng Việt):
ấn-in, bảo-báu, bích-biếc, bổ-vá, can-gan, đình-dừng, họa-vạ, khố-kho, ký-ghi, lực-sức.
Từ gốc Hán tiếp nhận bằng đường khẩu ngữ qua cách phát âm tiếng địa
phương nào đó của tiếng Hán hiện đại: ca la thầu, mỳ chính, quẩy, xá xíu, vằn thắn, xì dầu
Từ tiếng Hán v o tiếng Việt có phẩm ch t mới
÷ Số lượng nghĩa thay đổi, phát triển nghĩa mới (mở rộng, thu hẹp, sắc thái)
÷ Từ Hán - Việt đời Đường còn trong tiếng Việt (+), Hán hiện đại (-)
÷ Giữ được nghĩa cổ; tiếng Hán hiện đại (-)
2.4 Xưng hô và hô gọi
Xưng hô: Tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị
tính chất của mối quan hệ giữa các bên giao tiếp.
Hô gọi: Hành động chỉ của người nói; chức năng chủ yếu làm người nghe biết rằng
người hô gọi muốn nói chuyện.
Quan hệ liên cá nhân trong xưng hô
Quan hệ ngang: Khoảng cách xã hội gần gũi/ xa cách giữa những người tham gia giao tiếp.
Quan hệ dọc: Qh quyền uy, trên/ dưới giữa những người tham gia giao tiếp (con - bố/ mẹ, em - anh/ chị, thầy - trò…)
Chức vụ: Cấp bâ …
c, quyền hạn, nhiệm vụ của mỗi chức.
Chức nghiệp: Cương vị, danh vị đạt được trong một nghề/ lĩnh vực chuyên môn. (Bác sĩ: , kĩ sư:
danh vị người tốt nghiệp đại học y khoa
người có trình độ kĩ thuật bậc đại học). Trang trọng Không trạng trọng
Chức + Cấp quản lý + Lĩnh vực chuyên Chức + Lĩnh vực chuyên môn môn
Bộ trưởng + Công thương
Bộ trưởng + Bộ + Công thương Chức
Cấp quản lí trong hệ
Thành tố chỉ nghề thống tổ chức nghiệp, lĩnh vực
nhà nước, đoàn thể chuyên môn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công thương… Cục trưởng Cục Hải quan; Đào tạo với nước ngoài… Giám đốc Sở Thương mại; Giáo dục… Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ Anh Viện trưởng Viện Văn học; Tôn giáo
(1) Xin trân trọng giới thiệu thầy Nguyễn Nam, Trưởng phòng Phòng Đào tạo/
Trưởng phòng Đào tạo.
(2) Ông Nguyễn Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao/ Bộ trưởng ngoại giao;
(3) Bà Nguyễn Vân, Giám đốc Sở Y tế.
(4a) Thầy giáo/ cô giáo ơi! (4b) Thầy/ cô ơi! (5a) Thưa cô giáo.
(5b) Thưa giáo viên. (6a) Thưa kĩ sư.
(6b) Thưa đồng chí kĩ sư. (7) Anh bác sĩ ơi!
(8) Thầy giáo đi đâu đấy ạ?
(9) Cô giáo về muộn thế?
(10) Trưởng phòng về ạ!
► Từ chỉ nghề nghiệp tự thân không thể dùng làm từ xưng hô.
► DT thân tộc + từ chỉ nghề nghiệp có thể dùng để xưng hô.
► Từ chỉ chức vụ có thể dùng làm từ xưng hô. Từ Hán Việt Nghĩa gốc Hán
Nghĩa trong tiếng Việt Tử tế Nhỏ bé, nhỏ vụn
Có lòng tốt trong đối xử Khốn nạn Cùng khổ, khó khăn Xấu xa Thiết tha Mài dũa, cắt Tình cảm thắm thiết Đáo để Đến cùng Xấu Vấn nạn Vặn hỏi lẽ khó khăn Vấn đề nan giải Hưu trí Đến lúc nghỉ Nghỉ làm, có tiền cấp định kỳ Chí sĩ Người có chí hướng
Người tiết tháo, quyết tâm đấu tranh vì chính nghĩa
Phân biệt nghĩa của các từ dễ nhầm lẫn
Tiền tiến - tiền tuyến
- Tiền tiến (trước; bước lên): vị trí hàng đầu, vượt hẳn trình độ chung;
- Tiền tuyến (trước; hệ thống bố trí lực lượng trên từng khu vực của mặt trâ … n, từ sát hâ … u phương đến nơi trực
tiếp tác chiến với địch): tuyến trước, nơi trực tiếp chiến đấu với địch. Chuyện - truyện
Chuyện: Sự việc được kể lại ( ).
chuyện đời xưa, nghe chuyện tâm tình
Truyện: Tác phẩm văn học thể hiện tính cách nhân vâ …
t, diễn biến sự kiện qua lời kể
của nhà văn (truyện cổ
tích, thích đọc truyện) Chuyền - truyền
Chuyền: Chuyển từng quãng ngắn từ người này sang người khác. Truyền:
- Để lại cái mình nắm giữ cho người ở thế hệ sau;
- Đưa dần từ nơi này đến nơi khác (vâ …
t lí), từ ngoài vào cơ thể;
- Lan rộng hoặc làm lan rộng. Bài thực hành
Phân biệt ý nghĩa các từ sau 1a. tiền tiến 1b. tiền tuyến 2a. cứu tinh 2b. cứu cánh 3a. tài liệu 3b. tư liệu 4a. nhân dạng 4b. nhận dạng 5b. vãng cảnh 5a. vãn cảnh 6b. phong phanh 6a. phong thanh 13a. nguyên vẹn 13b. trọn vẹn 14a. kiếm 14b. tìm 15a. phát hiện 15b. khám phá 16a. kiên định 16b. kiên cường 17a. đảm đang 17b. đảm đương 18a. dĩ nhiên 18b. tất nhiên
II. Yêu cầu của việc dùng từ trong tiếng Việt
1. Đúng về âm thanh và hình thức cấu tạo
2. Đúng về nghĩa (cái được biểu đạt)
3. Đúng về quan hệ kết hợp (ngữ pháp)
4. Thích hợp với phong cách văn bản
5. Tránh lặp từ, thừa từ, sáo rỗng, lạm dụng từ vay mượn
1. Đúng về âm thanh, hình thức cấu tạo
(1) Lớp em khuyên góp được nhiều sách vở.
(2) Ông quyết đem chí lực để cứu dân.
(3) Ông linh cảm có điều gì bất chắc xảy ra.
(4) Họ đạt được giải đặc biệt.
(5) Trẻ con thích đi thăm quan.
(6) Năng xuất làm việc ở công ty rất cao. 2. Đúng về nghĩa
(1) Hoạt động y tế cơ sở là hoạt động thầm kín.
(2) Người chiến sĩ ấy rất ngoan cường, dũng cảm như con cà cuống chết đến đít vẫn còn cay.
(3) Tôi cảm thấy sau bộ ngực nở căng ấy một cái gì mạnh mẽ đang quẫy lộn bừng bừng.
(4) Người ta dự đoán những cái chum này đã có cách đây 3000 năm.
(5) Họ nối bước nhau lầm rầm một hàng dằng dặc đến hai ba cây số, quản giáo
nghiêm trang bám sát theo từng đội của mình.
(6) Nỗi mơ ước ấy có toại nguyện hay không?
(7) Phải cảnh giác với cái ác từ ngoại lai đến và cả cái ác ở ngay trong bản thân mình.
(8) Trò chơi nào cũng có cái đam mê của nó,
(9) Những điều mẹ dạy con xin ghi nhớ trong suốt hành trang cuộc đời của mình.
(10) Bọn giặc vẫn ngoan cường chống trả.
(11) Chương trình phát thanh của đài Tiếng nói Việt Nam bắt đầu từ 5 giờ đến 23 giờ.
(12) Những cánh tay rào rạt giơ lên.
(13) Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề thầy giáo truyền tụng.
(14) Ngày xưa tiếng trống thúc thuế là nỗi kinh hoàng của người nông dân lao
động. Còn ngày nay tiếng trống thúc thuế của chúng ta đã khác hẳn.
(15) Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh nên có thể nói là một thứ tiếng nói
rất linh động và phong phú.
(16) Dưới mặt nước, thuyền bè đan chen, trên đường bộ, xe cộ tấp nập.
(17) Hai nữa là chúng ta học trong các ngôi trường liên quan đến ngoại ngữ, ấy vậy
mà tiếng Việt – tiếng nguồn của chúng ta còn chưa rõ thì liệu có thể tiếp nhận thêm
được ngôn ngữ mới hay không? [4030]
(18) Em từng sang Đức học một năm, và được một người bạn ngỏ ý muốn học tiếng Việt từ em.
(19) Tiếng Đức có những câu nói mình diễn đạt thẳng thắn, nó là ngôn ngữ “lạnh”,
không giống tiếng Việt “ấm, tế nhị”.
(20) Học sinh được thực hành trên máy sống.
(21) Thằng bé nhê nha khóc.
(22) Khoảng hói trước khung thành.
(23) Một nỗi buồn hoang hoải.
(24) Thì là xa xứ, chuyện kiếm ăn đầng đẫng buồn vui.
(25) Liều mình xa xứ, khoáy một vực sâu như vết sẹo hồn.
3. Đúng quan hệ kết hợp
(2) Những bệnh nhân không cần mổ mắt được khoa dược tích cực pha chế, điều trị
bằng những thức thuốc tra mắt đặc biệt.
(2) Những bệnh nhân không cần mổ mắt được khoa dược tích cực điều trị bằng
những thứ thuốc tra mắt đặc biệt do khoa pha chế.
(3) Anh ấy đã chắp cánh cho tài năng của chị nở rộ.
(4) Nghiên cứu mạng lưới y tế cơ sở nhằm góp phần cải thiện và nâng cao năng lực
hoạt động để không ngừng ngày một đáp ứng tốt hơn yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. 4. Đúng phong cách
(1) Tính tình anh ấy rất hiền lành nhưng khi ra trận đánh giặc thì táo tợn vô cùng.
(1) Tính tình anh ấy rất hiền lành nhưng khi ra trận đánh giặc thì gan dạ/ dũng cảm/ táo bạo vô cùng.
(2) Sau năm 1945 dân tộc ta đi lên từ đêm mờ xa xôi, lạnh cóng của lịch sử, bước
đi xiêu vẹo, khoác tấm áo tả tơi nhiều mảnh vá.
(3) Thủ tướng và vợ đã được đón tiếp trọng thị.
(4) Phu nhân bác có nhà không? Gi y “chiệu tập”
Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày ra trường. Ban liên lạc (lâm thời) lớp Ngữ văn
khóa 1983-1987 tổ chức cuộc họp thân mật.
Địa điểm: 32 Hàn Thuyên – Hà Nội (trụ sở Công ty TNNH Phúc Hưng)
Chương trình hoạt động:
7h30 – 8h: Tụ tập tại 31 Hàn Thuyên
9h-11h: Thăm khoa Ngữ văn và thầy cô chủ nhiệm Thăm Hà “lội” phố
11h30 – 15h: Ăn trưa và họp lớp
Sau 15h30: Chia tay hoàng hôn
5. Tránh lặp/thừa từ, lạm dụng từ vay mượn Gi y “chiệu tập”
Vui mừng báo tin để các bạn biết và thu xếp thời gian về dự cùng cả lớp.
Khi đi nhớ 1000.000/ người
Được phép kèm theo bấu đàn nhớn, bé (trẻ em miễn phí)
Các bạn ở xa có thể ngủ thân mật tại văn phòng Công ty Phúc Hưng.
Sự vắng mặt của bạn là điều khó được thông cảm! Thay mặt Ban liên lạc Chân Diệu Kim Dung Bài thực hành
(5) Khách đến đây thường là những kẻ mua bán thu nhập cao, những ông chủ giàu
có, cả những vị “tai to mặt lớn”.
(6) Mỗi bài thi gồm 2 người chấm thi.
(7) Công ty chúng tôi xin phiền các anh ở quý sở giúp giải quyết ngay vấn đề đấu
đá ở công ty. Được như thế thì chúng tôi rất lấy cảm ơn. (Đơn)
(8) Con hổ dùng những cái vuốt sắc nhọn cào vào người Viên, nhưng anh vẫn ra
sức quần nhau với chú hổ.
(9) Công tác chấm thi hết học phần: Trưởng Bộ môn cân đối số lượng và phân
công cho cán bộ chấm thi. Mỗi bài thi gồm hai cán bộ chấm thi.
Chương 3: Câu trong văn bản tiếng Việt
1. Khái niệm câu tiếng Việt
2. Thành phần câu tiếng Việt
3. Phân loại câu tiếng Việt theo cấu tạo ngữ pháp
4. Yêu cầu việc đặt câu trong văn bản tiếng Việt
5. Phân tích, sửa lỗi câu trong văn bản tiếng Việt
1. Khái niệm câu tiếng Việt
Câu là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ biểu thị một thông báo tương đối trọn vẹn, có
thể kèm theo thái độ của người nói, người viết. - Nòng cốt câu
Là cấu trúc tối giản, đảm bảo cho câu độc lập về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức.
2. Thành phần câu tiếng Việt
Thành phần câu: Thành phần nòng cốt câu (thành phần chính) và thành phần phụ.
- Thành phần chính: CN, VN, BN.
- Thành phần phụ: ĐN câu, TrN, KN, TTN. 2.1. Vị ngữ
Là bộ phận của nòng cốt câu có thể chen thêm phó từ chỉ thời - thể hoặc phủ định vào phía trước. Các loại vị ngữ
- Vị ngữ nối kết trực tiếp với chủ ngữ. Tôi (đang) học nấu ăn
- Vị ngữ nối kết với chủ ngữ nhờ hệ từ “là” (không phải là, không phải). Tôi là bác sỹ 2.2. Chủ ngữ
Là bộ phận của NCC biểu thị chủ thể ngữ pháp của VN, cùng VN tạo kết cấu có
khả năng nguyên nhân hóa.
Sử dụng một số ĐT khiển động: bắt, bảo, ép, buộc, yêu cầu, đòi, cấm, khuyên….để
tạo câu (phép thử) có ý nghĩa sai khiến, tìm chủ ngữ. *Câu có chủ ngữ.
VD1: Trong nhà xích con chó lại
Em bảo trong nhà xích con chó lại.
* Câu không có chủ ngữ.
VD2: Trên bàn đặt cuốn sách.
Em bảo trên bàn đặt cuốn sách.
- Khuôn kết cấu có khả năng nguyên nhân hóa giúp xác định CN, phân biệt CN với
BN trong những câu có thể từ (từ/cụm từ có tính chất thực thể - DT) đứng trước vị ngữ.
VD1: Đứa bé nhất hãy còn phải bế trên tay.
Câu này không có CN, “Đứa bé nhất” là BN đảo vị trí.
2.3. Bổ ngữ [3: 192-222]
Là thành phần bắt buộc có trong câu mà vị từ vị ngữ yêu cầu sự có mặt của nó.
- Một số ĐT có BN đi kèm
- ĐT ngoại động: + Đọc, phá, xây, đào, cắt…
+ Tặng, biếu, cho, trao, nhận, lấy…
+ Sai, bảo, đề nghị, ép… - ĐT tình thái
+ Thành, trở nên, trở thành, hóa…
+ Dám, toan, nỡ, định, có thể…
+ Giống, khác, tựa, như… + Được, bị
- BN trong câu có VN là ĐT khiển động
+ Một số ĐT khiển động: bắt, ép, buộc, yêu cầu, đòi, cấm, cản trở, khuyên….
Loại câu này có 2 BN: “người chịu lệnh/người được nhờ” và “công việc được
ra lệnh/công việc được nhờ”.
VD1: Ông ấy bắt tôi phải làm việc 12 tiếng một ngày. BN1 BN2 2.4. Khởi ngữ
Chuyên dùng biểu thị chủ đề của sự tình được nêu trong câu.
- Vị trí: Chuyên đứng đầu câu.
- Cấu tạo hình thức: Khởi ngữ có thể là thể từ, vị từ kèm hoặc không kèm giới từ.
VD1: Ông ấy thì chỉ có tài bàn tổ tôm là ông ấy học 2.5. Tình thái ngữ
Bổ sung các ý nghĩa về tình thái cho câu.
Vị trí: Đứng sau NCC.
Kiểu loại: Tiểu từ tình thái đảm nhiệm. VD1 :Tao đi ngủ đây. 2.6. Định ngữ câu
Định ngữ câu là thành phần phụ của câu, có thể đứng trước nòng cốt câu hoặc
chen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ, có nhiệm vụ biểu thị những ý nghĩa hạn định về
tình thái hoặc cách thức cho sự tình được nêu trong câu.
VD1: Quả nhiên, trời đổ một trận mưa như trút.
VD2: Kết quả nói chung cũng khả quan.
Chức năng của định ngữ câu
- Biểu thị ý nghĩa hạn định về tình thái (có tính chân lí tương đối-tuyệt đối, đương
nhiên, chắc chắn-phỏng đoán, bình thường-cùng cực, hiện thực-phi hiện thực, đáng mong muốn…)
- Biểu thị cách thức diễn ra sự tình (nhanh-chậm, đột ngột-không đột ngột, bất ngờ-
có tiên liệu…) cho sự tình nêu trong câu. - Liên kết văn bản.
3. Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp 3.1. Câu đơn
Là câu có một cụm C-V làm nòng cốt. 3.2. Câu phức
Là câu có ít nhất 1 trong những thành phần nòng cốt có dạng kết cấu C-V Phân loại
- Câu phức có CN là cụm chủ vị: phức CN VD: Cậu nói đúng lắm
- Câu phức có VN là cụm chủ vị: phức VN
VD: Cán bộ thì miệng nói, tay làm.
- Câu phức có BN là cụm chủ vị: phức BN
VD: Tôi tưởng cô ấy cũng yêu tôi. 3.3. Câu ghép
Là câu có ít nhất 2 cụm C-V trở lên có quan hệ với nhau về logic - ngữ nghĩa, quan
hệ này có thể được đánh dấu hoặc không. Ghép đẳng lập
Câu có quan hệ logic - ngữ nghĩa giữa 2 vế yếu, không được tổ chức thành cặp hô ứng.
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Câu ghép qua lại
Có các vế câu được nối bằng cặp từ hô ứng, biểu thị quan hệ logic-ngữ nghĩa chặt
chẽ nào đó và phụ thuộc nhau.
VD: Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải chiến đấu, quét sạch nó đi.
3.4. Câu đặc biệt
Là câu không thể phân tích theo cấu trúc cú pháp cơ bản như những câu bình thường khác. VD: Sài Gòn. Mưa.
4. Yêu cầu việc đặt câu trong văn bản TV
4.1. Đúng quy tắc ngữ pháp
4.2. Có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp tư duy người Việt 4.3. Có thông tin mới
4.4. Được đánh dấu câu phù hợp
4.5. Phù hợp với nội dung chung của văn bản
4.6. Phù hợp với phong cách của văn bản 4.1. Đúng ngữ pháp
4.1.1. Lỗi câu thiếu thành phần thuộc NCC
(1) Những dự án vài trăm nghìn đô la trước đây do kỹ sư Bài Văn Thọ xây dựng,
chào mới các tổ chức quốc tế và các cơ quan chức năng trung ương chỉ để làm cho vui,
(nhưng) đến thời điểm hắn về thì chính sách kinh tế thị trường đang vào
độ chín, những dự án này bỗng có sức thuyết phục. Đầu tiên là do chỗ quen biết và
rất mực tận tụy của mình, kỹ sư Thọ đã mời được (đại diện) một tổ chức quốc tế về
thăm và làm việc với xí nghiệp.
4.1.2. Lỗi NP trong câu có TrN mở đầu
a. Qua kinh nghiệm cho nên chúng ta thấy rằng…
TrN mở đầu = 1 ĐT dùng như GT (qua, thông qua, về …) hoặc (cụm) GT (về,
cùng, với, theo, bằng, trong, trong khi, sau khi…)
Lỗi: Xử lý TrN = MĐ phụ của câu ghép + từ nối phần sau (hiểu nhầm là MĐ chính) Sửa: Bỏ từ nối
b. Qua kinh nghiệm cho nên chúng ta thấy rằng…
TrN mở đầu = (cụm) giới từ (qua, cùng, với, theo, bằng, trong, trong khi, sau khi…)
Lỗi: Xử lý TrN = danh ngữ làm CN
Không phân biệt được ĐT cần CN, ĐT không nhất thiết cần DT, ĐT có thể có CN đứng sau.
(11) Ngoài ra, ở Bác còn cho thấy một nghị lực phi thường.
(12) Trước tình hình giá điện tăng cao đòi hỏi chúng ta cần thực hành tiết kiệm.
(13) Qua thư chỉ đạo của sếp đã chứng minh chúng ta đang đi đúng hướng.
(14) Với bút pháp châm biếm nhẹ nhàng của tác giả đã thể hiện sinh động số phận của nhân vật chính.
(15) Trong bối cảnh ấy đã bộc lộ rõ sự bất lực của chính quyền.
c. “Muốn thành công buộc ta phải nỗ lực”
Cách 1: Chuyển TrN thành CN
Yêu cầu của công việc buộc ta phải nỗ lực. Cách 2: Bỏ ĐT ‘buộc”
Muốn thành công, ta phải nỗ lực. Cách 3: Thêm CN đầu câu
Ta muốn thành công thì phải nỗ lực.
d. Vừa chạy đến nơi mũ nó đã bay mất
Lỗi: xử lý TrN (ngữ ĐT) = 1 vế câu ghép Cách 1: Chuyển CN.
Vừa chạy đến nơi, nó đã bị bay mất mũ.
Cách 2: Chuyển TrN thành 1 mệnh đề.
Nó vừa chạy đến nơi thì mũ nó đã bay mất.
e. “Về vấn đề này ta đã xử lý”
Lỗi: Không chú ý ĐT đòi hỏi BN trực tiếp chỉ đối tượng, không đòi hỏi TrN (mở
đầu bằng giới từ) hay BN gián tiếp.
(24) Với những lời khuyên nhủ chân thành của anh, tôi xin ghi long tạc dạ.
(25) Trước những khó khăn lớn đến đâu ta cũng đều phải khắc phục.
(26) Đối với cách ăn nói nhẹ nhàng, duyên dáng của cô ấy mội người đều cảm thấy dễ chịu.
4.1.3. Lỗi sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần
Nhân quả: Vì chị Út Tịch…
Tăng tiến: Chị Út Tịch càng yêu thương …
Đồng thời: Chị Út Tịch yêu thương … sâu sắc, đồng thời chị …
Tăng tiến: Tuy chị Út Tịch là một con người giàu lòng nhân ái, thương yêu sâu
sắc chồng con, đồng bào, đồng chí nhưng chị cũng rất căm thù …
4.1.4. Lỗi dùng sai trật tự từ
(30) Trả lời phỏng vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhân chuyến thăm Đông Nam Á. (Tên bài báo)
(31) Trả lời phỏng vấn nhân chuyến thăm Đông Nam Á của Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lời phỏng vấn nhân chuyến thăm Đông Nam Á. 4.3. Dấu câu phù hợp
(1a) Cho về nhà lấy chồng mới không được ở với chồng cũ.
(2a) Chồng mày có tội gì?
(1b) Cho về nhà/ lấy chồng mới/ không được ở với chồng cũ.
(1c) Cho về nhà/ lấy chồng mới không được/ ở với chồng cũ.
(2b) Chồng mày/ có tội gì?
(2c) Chồng, mày có tội gì?
(3) Dây đàn bầu có thể gợi dậy trong lòng ta: yêu, ghét, buồn, vui, giận, hờn và hy vọng. (Sách)
(4) Thể tài kịch, tuy có bi, hài, chính kịch… v.v. Đã nói tới chiến tranh ắt phải có
đau thương và mất mát có thắng lợi chung nhưng tất cũng có những khổ đau của
cá nhân riêng lẻ, nhưng trước kia cũng đã có lúc có quan niệm cho rằng bi kịch đã
hết lý do tồn tại trong xã hội chúng ta rồi. (Tạp chí)
(5) Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã đặt quan hệ
với 32 nước “trên thế giới”.
(6) Quả thật tôi không biết nên giải quyết vấn đề ấy như thế nào và bắt đầu từ
đâu? Anh có thể cho tôi một lời khuyên không. Đừng bỏ mặc tôi trong lúc này.
4.4. Phù hợp nội dung chung của VB
(1) Em làm đơn này xin phép cô cho em nghỉ buổi học hôm nay cô ạ.
(2) Tại một cuộc triển lãm xe ô tô được tổ chức ở Giơ-ne-vơ mới đây, các nhà sản
xuất đã mang nhiều mẫu xe mới đến trưng bày. Gian hàng thu hút nhiều khách
tham quan nhất là xe điện của Piagio.
(3) Một hôm trời mát mẻ, một người đi xe đạp từ A đến B rất thong thả với vận tốc
là 10km/h. Vì thong thả nên người đó đi mất những 4 giờ đồng hồ. Tính độ dài quãng đường AB.
NL4. Kẻ thù giết chết song giết sao được tinh thần cách mạng trong con người họ.
Lỗi sai: Thiếu bổ ngữ bắt buộc
Sửa: Kẻ thù giết chết những con người yêu nước ấy, song giết sao được tinh thần
cách mạng trong con người họ.
NL5. (1) Ông tuy xấu mã, người lùn và to ngang, đó là dáng điệu của gấu. (2)
Chân tay ngắn, mặt ngắn, trán cũng ngắn choằn. (3) Cái tài ẩn vào trong, khi cần mới tỏ ra ngoài. (Sách) Lỗi sai:
Sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu: Sử dụng từ “tuy” ở câu (1) nhưng
đến tận câu (3) mới nêu rõ ý về sự tương phản, đối lập.
Sai về cách dùng từ “đó là dáng điệu của gấu”. Câu này mang tính khẳng
định về đối tượng, cần làm rõ hơn hàm ý so sánh.
Sửa: Ông ấy xấu mã, người lùn và to ngang y như dáng điệu của gấu. Chân tay
ngắn, mặt ngắn, trán cũng ngắn choằn. Tuy nhiên, cái tài của ông ẩn vào trong, khi cần mới tỏ ra ngoài.
NL6. Thọ vừa có chí lại thông minh, chỉ phải cái tội lý lịch chẳng ra gì, bố xỏ
nhầm giầy Tây. Vì thế suốt những năm học phổ thông đều nhất, nhì lớp. Đạt cả học
sinh giỏi quốc gia. Thi tốt nghiệp phổ thông thừa những 5 điểm so với điểm tiêu
chuẩn đi học nước ngoài, nhưng vẫn phải sang ngang và phải đi vòng một quãng
đường dài dằng dặc mới vào được đại học. Lỗi sai Sửa
Lỗi sai về ngữ pháp (quan hệ Thọ vừa có chí, lại thông minh. Vì thế,
ngữ nghĩa giữa các câu với nhau) suốt những năm học phổ thông đều
Sai về quy tắc viết hoa (“học nhất, nhì lớp, lại đạt cả Học sinh Giỏi
sinh giỏi quốc gia”, “tốt nghiệp quốc gia. Chỉ phải cái tội lý lịch chẳng
phổ thông”, “đại học”)
ra gì, bố xỏ nhầm giày Tây. Nó thi tốt Sai chính tả “giầy”
nghiệp phổ thông thừa những 5 điểm
so với điểm tiêu chuẩn đi học nước
ngoài, nhưng vẫn phải sang ngang và
phải đi vòng một quãng đường dài
dằng dặc mới vào được Đại học.
NL7. Tuy chị Út Tịch thương yêu chồng con, đồng bào đồng chí sâu sắc nhưng chị
rất căm thù bọn giặc cướp nước và bán nước.
Ngữ liệu trên mắc lỗi sai về quan hệ ngữ nghĩa trong thành phần câu. Hai vế câu
biểu thị mối quan hệ tăng tiến nhưng lại sử dụng cặp quan hệ từ “Tuy-nhưng” biểu thị sự tương phản.
Sửa: Chị Út Tịch càng thương yêu chồng con, đồng bào đồng chí sâu sắc bao
nhiêu, chị càng căm thù bọn giặc cướp nước và bán nước bấy nhiêu.
NL8. Trả lời phỏng vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhân chuyến thăm Đông Nam Á. (Tên bài báo)
Ngữ liệu trên mắc lỗi về nòng cốt câu. Câu trên mắc lỗi thiếu chủ ngữ.
Sửa: Thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lời phỏng vấn nhân chuyến thăm Đông Nam Á.
NL11. Học sinh lớp 1 là một trình độ phát triển có những đặc trưng riêng. Lỗi sai:
Sai về nghĩa: cụm “trình độ phát triển” (liên quan đến 1 lĩnh vực của kinh tế - xã
hội) nên không tương thích với “học sinh lớp 1”
Sửa: Học sinh lớp 1 là lứa tuổi có những đặc trưng riêng.
NL12. Ở nước ta, với 80% dân cư nông thôn, 70% lao động nông nghiệp, nông thôn. Lỗi sai: Thiếu chủ ngữ Lặp từ “nông thôn”
Sai về nghĩa: “dân cư” chỉ một cộng đồng người, không phải chỉ số lượng
nên không phù hợp để kết hợp với một tỷ lệ (80%)
Sửa: Nước ta có 80% dân số sống ở nông thôn, trong đó 70% là lao động nông nghiệp.
NL13. Đặc biệt với đôi tay và cặp mắt tinh tường của thợ trẻ làm ghe xuồng Ngã Bảy sắc sảo hơn. Lỗi sai:
Sai về quan hệ kết hợp: “đôi tay” và “cặp mắt” trong quan hệ kết hợp với
“tinh tường” không đẳng lập.
Sai về nghĩa: “sắc sảo” để chỉ sự tinh tế, góc cạnh, phù hợp để miêu tả đồ
thủ công mỹ nghệ hơn, nên không phù hợp để miêu tả “ghe xuồng”
Sai về nòng cốt câu, thiếu chủ ngữ Sửa:
Đặc biệt, với đôi tay khéo léo và cặp mắt tinh tường, người thợ trẻ đã làm ghe
xuồng Ngã Bảy trở nên độc đáo hơn.
NL14. Với tâm trạng thất vọng, hoảng loạn, không còn mảy may hy vọng có thể
tìm được chiếc xe đã mất. Tôi khai báo tại công an phường Thanh Xuân. Lỗi sai:
Quan hệ thời thì, liên kết câu: câu 1 chưa hoàn chỉnh về cấu trúc, câu 2 chưa đúng về thì.
Thừa từ “thất vọng” (đồng nghĩa với “không còn hy vọng”)
Sửa: Với tâm trạng hoảng loạn, không còn mảy may hy vọng có thể tìm được chiếc
xe đã mất, tôi đã khai báo tại công an phường Thanh Xuân.
Chương 4: Phương thức liên kết văn bản tiếng Việt
1. Khái quát về văn bản tiếng Việt
1.1. Khái niệm văn bản
1.2. Đặc trưng của văn bản
1.3. Đơn vị của văn bản
2. Hệ thống liên kết trong văn bản tiếng Việt
2.1. Khái niệm phép liên kết 2.2. Các loại phát ngôn
2.3. Các phép liên kết chung cho 3 loại phát ngôn
2.4. Các phép liên kết đặc thù cho phát ngôn hợp nghĩa
2.5. Các phép liên kết đặc thù cho ngữ trực thuộc
3. Phân tích phương thức liên kết văn bản, sửa lỗi liên kết trong văn bản tiếng Việt
1. Khái quát về văn bản tiếng Việt 1.1. Khái niệm
Văn bản được hiểu là một phần liên tục của ngôn ngữ nói hoặc viết, một phần
riêng biệt có thể nhận ra sự mở đầu và sự kết thúc.
1.2. Đặc trưng văn bản
Tính liên kết:Biểu thị mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa các câu, các đoạn, các phần, các bộ phận của văn bản.
- Liên kết hình thức: ngôn từ
- Liên kết nội dung: thống nhất về chủ đề, đề tài (mạch lạc). Tính hoàn chỉnh
- Tính hoàn chỉnh nội dung
- Tính hoàn chỉnh hình thức
Tính định hướng giao tiếp - Viết cái gì? - Viết để làm gì?
- Viết cho đối tượng nào?
1.3. Đơn vị cấu tạo văn bản
1.3.1. Đơn vị cơ sở của văn bản a. Khái niệm phát ngôn
Theo nghĩa rộng: phát ngôn là tất cả những gì người ta nói ra để thực hiện chức năng giao tiếp.
Theo nghĩa hẹp: phát ngôn là một sự hiện thực hóa câu trong giao tiếp, là một bộ
phận của đoạn văn, với cấu trúc và nội dung nhất định nào đó, được tách ra một cách
hoàn chỉnh về hình thức: ở dạng nói, nó được đánh dấu bằng một quãng ngắt hơi,
theo một ngữ điệu nhất định; ở dạng viết, nó bắt đầu bằng chữ cái hoa, kết thúc
bằng dấu ngắt phát ngôn.
b. Phân loại phát ngôn Phát ngôn Hoàn chỉnh cấu trúc
Không hoàn chỉnh cấu trúc
Hoàn chỉnh nội dung Không h/c nội dung Không h/c nội dung Câu tự nghĩa
Câu hợp nghĩa Ngữ trực thuộc KIỂU PHÁT CẤU TRÚC NỘI DUNG NGÔN HC KHC HC KHC TỰ NGHĨA HỢP NGHĨA NGỮ TRỰC THUỘC PN hợp nghĩa
(3) Nó đã đánh cô bé ấy.
(4) Bà đã ra đi thanh thản.
(5) Tôi phải lòng nụ cười của cô ấy. Ngữ trực thuộc
(6) Huấn đi về trạm máy. Một mình. Trong đêm.
(7) Bóng đêm đổ xuống. Nặng trĩu. Đặc quánh.
1.3.2. Đơn vị trung gian của văn bản
Đoạn văn Là một bộ phận của văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định, được
giới hạn bằng chỗ viết lùi vào ở đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng chấm xuống dòng.
2. Hệ thống liên kết trong văn bản tiếng Việt 2.1. Khái niệm
Phương thức liên kết: là việc sử dụng các phương tiện hình thức của ngôn ngữ vào
nhiệm vụ liên kết câu với câu, nhờ đó các phương thức này góp phần làm bộc lộ
(chứ không quyết định) các kiểu câu được phân loại căn cứ vào tính hoàn chỉnh về nghĩa.
Các phép liên kết
Các phép liên kết chung (ba loại phát ngôn):
Phép lặp, phép đối, phép thế đồng nghĩa, phép liên tuởng, phép tuyến tính.
Các phép liên kết đặc thù cho phát ngôn hợp nghĩa:
Thế đại từ, tỉnh lược yếu, nối lỏng.
Các phép liên kết đặc thù cho phát ngôn ngữ trực thuộc:
Tỉnh lược mạnh, nối chặt. Loại PN Các kiểu PTLK Tự nghĩa PTLK chung PTLK PN hợp nghĩa Hợp nghĩa (i) Lặp (i) Thế đại từ (ii) Đối (ii) Tỉnh lược yếu (iii) Thế đồng nghĩa (iii) Nối lỏng Ngữ trực thuộc (iv) Liên tưởng PTLK ngữ trực thuộc (v) Tuyến tính (i) Tỉnh lược mạnh (ii) Nối chặt
2.2. Các phép liên kết chung (i) Lặp
Ngữ âm, từ vựng, NP (ii) Đối
Trái nghĩa, dạng phủ định, miêu tả, lâm thời (iii) Thế đồng nghĩa
Từ điển, dạng phủ định, miêu tả, lâm thời (iv) Liên tưởng
Bao hàm, đồng loại, định lượng, định vị, định chức, quan hệ đặc trưng (v) Tuyến tính
Thời gian, nhân quả 2.2.1. Phép lặp
Là biện pháp liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong PN sau (kết ngôn) những yếu tố
đã có ở PN trước (chủ ngôn).
Phân loại: Lặp từ vựng (VBKH), lặp ngữ âm, lặp ngữ pháp (VHNT, chính luận) Lặp từ vựng
(1) Một đời mẹ đã quen tủi nhục. Một đời mẹ đã quen vất vả. Một đời mẹ đã quen
khổ đau. Một đời mẹ đã quen rủi hơn may. Một đời mẹ… Một đời mẹ…” (2) giọt nắng mang tên Cuối cùng
Rằng chim còn biết hót tìm đến nhau Cuối cùng em đã làm dâu
Cuối cùng anh lại đến sau… Cuối cùng…
(3) Càng ngày tôi càng tin ai đó đã đến và ở lại trong cuộc đời của chúng ta đều
có lý do – vì họ Phải
, một cuộc hẹn có thể từ kiếp trước. Đến
Có người đến để thắp
cho ta một ngọn lửa, làm ta nồng nhiệt và rực rỡ. Có người đến để ta biết được thế
nào là buồn đau. Có người đến để là bóng mát cho ta nghỉ ngơi. Có người đến để
ta phải nhẫn nhịn và bình thản chấp nhận trả cho họ phần gì đấy trong một ngày sống của mình. Lặp ngữ âm
(1) Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng lên thành tổ quốc! Và đồng
Sông Hồng bất khuất có cái chông tre.
(2) Tre hòa tiếng hát hải hoàn. Giữa đoàn quân nhạc, rộn vang lên bốn mươi cây sáo trúc.
(3) Bần thần hương huệ thơm đêm
Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
Chân nhang lấm láp tro tàn
Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào.
Lặp từ vựng + lặp ngữ pháp (1) Ai có súng súng. dùng Ai có gươm gươm. dùng
Ai không có gươm thì dùng
cuốc, thuống, gậy gộc. Ai cũng ra sức đánh thực dân cứu nước.”
(2) Hỏi nó cũng không nói. Gọi nó cũng không thưa. Đánh nó cũng không khóc.
(3) Nếu không có nhân dân thì không đủ lực lượng. Nếu không có chính phủ thì không ai dẫn đường. 2.2.2. Phép đối
Là biện pháp liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những
ngữ đoạn có ý nghĩa đối lập nhau. Phân loại
- Phép đối trái nghĩa sử dụng các cặp từ trái nghĩa
- Phép đối trái nghĩa lâm thời - Phép đối miêu tả - Phép đối phủ định
Truyền cảm, thuyết phục VHNT, chính luận
a. Đối bằng từ trái nghĩa
Chủ ngôn và kết ngôn chứa từ/cụm từ trái nghĩa nhau.
(1) Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.
(2) Khi đi từ khung cửa hẹp của ngôi nhà lá nhỏ tôi ngơ ngác nhìn ra vùng đất
rộng bên ngoài bằng đôi mắt khù khờ. Khi về, ánh sáng mặt trời những miền đất lạ
bao la soi sáng mỗi bước tôi đi.
b. Đối bằng dạng phủ định
Một trong hai yếu tố LK là dạng phủ định của yếu tố kia.
(1) Cứ quan sát kĩ thì rất . Nhưng tôi nản
chưa nản vì tôi tin vào ông cụ.
(2) Anh đi đón cô ấy đi!
- Tôi việc gì phải đi đón. Có chân thì tự về!
(3) Tuy vậy mà bà vẫn phải ăn… Chao ôi, nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao!
c. Đối bằng dạng miêu tả
Một trong hai yếu tố liên kết là một cụm từ miêu tả những dấu hiệu của thuộc tính đối lập. (1) Con chó của anh . Nhưng xác người
chưa phải nhịn bữa nào
chết đói ngập phố phường.
d. Đối trái nghĩa lâm thời
VD: Tôi không muốn là bướm. Tôi chỉ muốn là tằm. Phép liên kết nào?
(1) Nhà thơ gói tâm tình của tác giả trong thơ. Người đọc mở thơ ra, bỗng thấy tâm tình của chính mình.
(2) Họ tưởng Soan ngủ, càng trêu tợn. Nhưng Soan không ngủ, nước mắt chảy ướt cả chiếu.
(3) Nó cười rúc rích rồi trở mình một cái, ngáy khò khò luôn. Ông Sần không ngủ,
nằm cân nhắc một lúc nữa.
(4) Còng số tám USA thì cái nào cũng hệt như nhau. Nhưng hai bàn tay thì thuộc hai thế hệ khác nhau.
2.2.3. Phép thế đồng nghĩa
Là biện pháp liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những
ngữ đoạn khác nhau có cùng một nghĩa.
- Thái độ, quan điểm người tạo ra VB, đa dạng hóa VB
- Duy trì đối tượng được miêu tả Phân loại
- Phép thế đồng nghĩa từ điển
- Phép thế đồng nghĩa phủ định
- Thế đồng nghĩa lâm thời
- Thế đồng nghĩa miêu tả
a. Thế đồng nghĩa từ điển
Yếu tố thế và được thế là từ đồng nghĩa (trong từ điển)
(1) Một cái mũ len xanh nếu chị sinh con gái. Chiếc mũ sẽ đỏ tươi nếu chị đẻ con trai.
(2) Ai rồi cũng phải chết. Nhưng anh mất khi còn trẻ quá…
b. Thế đồng nghĩa phủ định
Yếu tố thế được cấu tạo từ từ trái nghĩa của yếu tố được thế + từ phủ định.
(1) [Nó phải đi hết chỗ này chỗ nọ, để kiếm cái nhét vào dạ dày] Để nó sống.
Vì nó chưa chết. (Nguyễn Công Hoan)
c. Thế đồng nghĩa miêu tả
1 trong 2 yếu tố LK là cụm từ miêu tả 1 thuộc tính điển hình đủ để đại diện cho đối tượng mà nó biểu thị.
(1) Cai Lệ tát vào chị một cái đánh bốp (…). Chị Dậu nghiến hai hàm răng, túm
lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với
sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt đất (…)
d. Thế đồng nghĩa lâm thời
Yếu tố thế & được thế vốn không phải là từ đồng nghĩa song có quan hệ bao hàm.
(1) Một số phường săn đến thăm dò để giăng bẫy bắt con cọp xám. Nhưng con ác
thú tinh lắm, đặt mồi to và ngon đến đâu cũng không lừa nổi nó. Phép liên kết nào?
(1) Ông Tám Xẻo Đước chết khiến cho quân giặc khiếp sợ. Sự hy sinh của ông làm
cho đồng bào càng quyết tâm hơn.
(2) Phụ nữ cần phải đọc. Đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới.
(3) Tôi là một trong rất nhiều độc giả yêu thích văn của Lỗ Tấn. Nhà văn lỗi lạc
của Trung Quốc có nhiều câu nói rất hay và sâu sắc, như: “Người chết chỉ chết
thật khi họ chết trong lòng người sống”, “Trên mặt đất vốn không có đường,
người đi nhiều thì thành đường”
(4) Thơ lục bát giàu nhạc điệu. Nguyễn Du đã dùng thể thơ thuần túy Việt Nam ấy
để viết nên tác phẩm “Truyện Kiều” nổi tiếng.
2.2.4. Phép liên tưởng
Phương thức liên kết sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những ngữ đoạn có liên
quan về nghĩa với nhau thông qua một số nét nghĩa chung, không chứa nét nghĩa đối lập. - Phát triển CĐ - VB VHNT Phân loại - Liên tưởng bao hàm
- Liên tưởng đồng loại
- Liên tưởng định lượng - Liên tưởng định vị
- Liên tưởng định chức a. Liên tưởng bao hàm
VD: Chim chóc cũng đua nhau đến hồ làm tổ. Những con sít lông tím, ...Những con bói cá Những con cuốc mỏ dài... đen...
b. Liên tưởng đồng loại
Đối tượng không bao hàm, ngang nhau
Cóc chết bỏ nhái mồ côi
Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ơi là chàng
Ễnh ương đánh lệnh đã vang
Tiền đâu mà trả nợ làng ngóe ơi.
c. Liên tưởng định lượng
Số lượng tổng – số lượng thành phần
(1) Người mẹ chồng và nàng dâu nhìn nhau. Hai người chợt thấy lẻ loi, cô đơn và
thương nhau lạ lùng. (Tô Hoài)
(2) Lượng, Tịnh, Hường đều về. Cả ba đều không nói.
(3) Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên…
d. Liên tưởng định vị
Đối tượng – vị trí tồn tại điển hình của nó
(1) Tên phi công chết nốt. Chiếc máy bay cắm đầu xuống một cửa biển.
(2) Sáng rồi. Phương Đông rực một màu hồng chói lọi.
(3) Sau khi mở cửa phòng mổ, đèn bật sáng trưng. Bác sỹ đang rửa tay thay áo.
Các y tá lăng xăng chạy đi chạy lại.
e. Liên tưởng định chức
Đối tượng – chức năng điển hình của nó
(1) Suốt một năm đầu, y là một ông thầy rất tận tâm. Y soạn bài, giảng bài, chấm bài rất kỹ càng.
(2) Suốt cả mấy tuần mất ngủ. Hai mắt mẹ trũng sâu thâm quầng.
f. Liên tưởng quan hệ đặc trưng
Đối tượng – dấu hiệu điển hình đặc trưng của nó
Rõ ràng là bằng mắt anh phải thấy hiện lên một cánh chim én chao đi chao lại. Mùa xuân đã đến rồi. Phép liên kết nào?
(1) Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi
càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ vững dần và nhọn hoắt.
(2) Gà lên chuồng từ lúc nãy. Hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi. Duy chỉ
còn hai chú ngỗng vẫn tha thẩn đứng giữa sân.
(3) Vàng lên giá. Nhà đất đóng bang. USD lững chừng. Tiền đồng đang đứng trước sức ép lớn.
(4) Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.
2.2.5. Phép tuyến tính
Phương thức liên kết sử dụng rật tự trước sau của các phát ngôn phản
ánh mối quan hệ logic, trình tự xuất hiện của các sự vật, hiện tượng, đồng thời tạo
ra sự liên kết, không sử dụng từ ngữ liên kết.
- Không có phương tiện liên kết riêng.
- Trình tự của sự việc được thực tiễn qui định chặt chẽ.
a. Theo quan hệ thời gian thuần túy
SK được nhắc đến đều theo trật tự tuyến tính về thời gian.
(1) Bỗng cửa buồng mở phanh ra, rồi tự đóng lại. Nghĩa vào.
(2) Tôi rót nước vào chai. Còn nó xoáy chặt cái nắp.
(3) Đến lúc tối trời Phan mới về đến nhà. Anh treo bức tranh con mèo lên cái đinh
nằm một góc phòng khách rồi bật đèn ngủ.
b. Theo quan hệ thời gian nhân quả
(1) Nó khụy cẳng (…) Một củ khoai ở mẹt biến mất.
(2) Phát súng nổ. Em bé từ lưng trâu ngã lăn xuống.
(3) Nhiên nheo mắt. Súng nổ. Chiếu máy bay phản lực Mỹ bốc cháy ngùn ngụt. Phép liên kết nào?
(1) Trời nắng. Anh đĩ mệt bở hơi tai.
(2) Phía trước hơi rộn lên. Một đoàn thương binh và cán bộ từ trên dốc đi xuống.
(3) Chị gái em bất hạnh. Anh chồng là một người ti tiện.
2.3. Các phép liên kết đặc thù cho phát ngôn hợp nghĩa
2.3.1. Phép thế đại từ
Phương thức liên kết sử dụng trong kết ngôn yếu tố đại từ tính (đại từ,
tổ hợp có tính đại từ) thay thế cho yếu tố tương ứng với nó ở chủ ngôn để tạo liên kết.
a. Thế ĐT hồi chiếu
Yếu tố thay thế đứng sau yếu tố được thay
(1) Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến con bên cạnh và thầm thì:
- Mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!
(2) Keng phải may một bộ cánh. Việc này không thể cho bố biết được.
b. Thế ĐT khứ chỉ
Yếu tố thay thế đứng trước yếu tố được thay
Ông bị ngọng từ bé. Tại sao? Không thể biết rõ.
Nhưng ông quyết chữa bằng được. Ông tập đọc, tập nói ở trong phòng một mình.
Đọc, nói từng chữ, từng câu. Rồi ông ra bãi biển mồm ngậm sỏi, gào thử với song
nước. Chẳng những chữa khỏi tật, mà ông còn trở thành nhà hùng biện của một thời: . Coocnây Phép liên kết nào?
(1) Không biết đứa chết mẹ nào đã đẻ thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A
ha! Phải đấy, hắn cứ nghĩ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào để thân hắn,
đẻ ra cái thằng Chí Phèo!
(2) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.
(3) Cả làng Vũ Đại nhao lên. Họ bàn tán rất nhiều về vụ án không ngờ ấy.
(4) Lúc mới 9 tuổi, nó đã phải ở nhờ nhà một người bác họ, họ thúc bá. Bác nó
nuôi nó thay đầy tớ và được cả họ khen là nuôi cháu mồ côi. Nhưng một hôm nó bị
đánh một trận và bị đuổi đi. Bác gái nó tắm, nó đã khoét một chỗ phên nữa để
nhìn! Từ đấy, thằng Xuân lấy đầu hé xó cửa làm nhà, lấy sấu ở các phố, cá hồ Hoàn Kiếm làm cơm.
2.3.2. Phép tỉnh lược - Tỉnh lược yếu
Phép tỉnh lược: Là sự lược bỏ ở phát ngôn sau một hoặc một số yếu tố từ vựng nào
đó dựa vào sự có mặt của nó vào phát ngôn trước.
Tỉnh lược yếu: Là biện pháp liên kết thể hiện ở sự lược bỏ trong kết ngôn những
yếu tố có mặt ở chủ ngôn. Sự vắng mặt này phá vỡ sự hoàn chỉnh nội dung của kết
ngôn nhưng không ảnh hưởng gì đến cấu trúc nòng cốt của nó.
a. Lược BN trực tiếp ở kết ngôn
(1) Kiên mò thắt lưng Ngạn lấy bi đông. Cô lắc nhẹ .
(2) Tôi đưa cho nó cái bánh mì pate. Nó nhai ngấu nghiến .
b. Lược BN trực tiếp + gián tiếp ở kết ngôn
(3) Bố viết thư ngay cho mẹ để mẹ biết tin. Rồi con sẽ viết sau.
c. Lược ĐT của DT làm CN ở kết ngôn
(4) Ông chồng thổi kèn tàu hăng quá. Hai mắt ông trợn ngược lên. Hai má
phình to. Cái cổ to như cổ trâu, nổi cục lên. Cái đầu lúc lắc, trông ngộ lắm.
2.3.3. Phép nối - Phép nối lỏng
Phép nối: Là biện pháp dùng những từ ngữ chuyển tiếp để tạo ra sự liên kết giữa
các phát ngôn tiếp theo nhau.
Phép nối lỏng: Phương thức liên kết sử dụng trong kết ngôn từ ngữ chuyển tiếp
(thường là quán ngữ) tạo liên kết với chủ ngôn mà không ảnh hưởng đến tính hoàn
chỉnh về kết cấu của kết ngôn.
(1) Xưa nay không ai chết đến lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cách
chết. Vì vậy, vẫn có người chết một cách ngờ nghệch.
(2) Hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh vừa kêu, làm cho cả họ nhà Bọ Muỗm ở gần
đấy nghe tiếng. Thế là, cả một bọn Bọ Muỗm lấc nhấc chạy ra. Phép liên kết nào?
(1) Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế
khác đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận
rằng đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng phải có ít nhiều lòng ái quốc.
2.3. Các phép liên kết đặc thù cho ngữ trực thuộc
2.3.4. Phép tỉnh lược mạnh
Là biện pháp liên kết thể hiện ở sự lược bỏ trong kết ngôn những yếu tố nằm trong
thành phần nòng cốt, dựa vào sự có mặt của chúng trong chủ ngôn.
a. Lược CN ở kết ngôn
(1) Chúng ta phải tiến lên, cách mạng phải tiến lên nữa. Nếu không tiến tức là thoái.
(2) - Anh đi đi! Nếu không là em gọi vợ anh đến đấy!
(3) Ông có xe hơi, có nhà lấu, có đồn điền, lại có cả trang trại ở nhà quê. Vậy thì
chính là một người giàu đứt đi rồi.
b. Lược động từ VN ở kết ngôn
(1) Khang nghĩ đến Hà Nội, ánh sáng của Nhà hát lớn, sân khấu, người xem. Tôi, đến vợ con.
c. Lược CN, động từ VN, BN trực tiếp ở kết ngôn
(2) Người ta đến càng đông. Vẫn đánh nó. Cả đòn càn, đòn gánh nữa.
(3) Trũi vẫn nằm chuôi như chết. Tôi phải nghe và đập vào ngực xem còn thở không. Vẫn còn.
(4) Sau lần hút chết đuối ở song ấy, những tưởng nó sẽ sợ nước. Nhưng không. Phép liên kết nào?
(1) Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn
được khỏe mạnh, béo tốt. Thuyết ấy sai. Trăm lần sai! Nghìn lần sai!
(2) Chỉ ở những chỗ không ai ngờ mới có đò sang song. Có lối tắt vòng sau lưng
phủ Hoài ra đầu ô. Và có hàng quán.
2.3.5. Phép nối chặt
PTLK ngữ trực thuộc thể hiện bằng sự có mặt của tù nối (liên từ, giới từ) ở chỗ bắt
đầu hoặc chỗ kết thúc của nó, tạo thành một qh ngữ nghĩa hai ngôi giữa ngữ trực thuộc với câu trước.
(1) Mâm cơm vẫn còn nguyên. Và cả bát tiết canh nữa.
(2) Tôi sẽ trở về Hà Nội sau. Bằng tàu hỏa hoặc ô tô chở hàng.
(3) Thái đã từng tiếp cán bộ trền về nghiên cứu, đi đoàn có, đi lẻ có, chớp nhoáng
có, lâu dài có. Và các nhà báo. Phép liên kết nào?
(1) Khách đến dự tiệc toàn là hạng ông nọ, ông kia, danh giá mà ông chủ gọi là
chỗ thân tình. Cho nên, cố mời cho được.
(2) Điền rất yêu trăng. Cái ấy cũng là thường, bởi óc Điền thấm đẫm văn thơ. Có
đọc văn thơ, mới biết trăng là một cái gì đẹp và quý lắm.
(3) Trăng tỏa mộng xuống trần gian. Trăng tuôn suối mắt để những hồn khát khao
ngụp lắn. Trăng ơi là trăng! Cái vú mộng tròn đầy thì thi sĩ của muôn đời mơn man.
3. Phân tích phương thức liên kết văn bản, sửa lỗi liên kết trong văn bản tiếng Việt
(1) Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con giai (a). Sau đó chồng mắc bệnh ốm liền hai năm
rồi chết (b). Chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú
mớm cho con (c). Có những ngày ngắn ngủi cơn bênh lui đi, chồng chị yêu thương
chị như một người phát cuồng (d).
(2) Tại trụ sở đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con để trao đổi ý kiến về
một số chính sách mới của Chính phủ. Mỗi lúc bà con xã viên kéo đến hội trường một đông.
Lỗi LK chủ đề: Câu (c)-(d) mâu thuẫn về nghĩa với (b)