Đề cương cuối kì Việt ngữ học | Đại Học Hà Nội
Đề cương cuối kì Việt ngữ học | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Chương 1: Khái quát về sự hình thành và phát triển của tiếng Việt
1. Các phương pháp cơ bản trong so sánh ngôn ngữ
2. Nguồn gốc của tiếng Việt
3. Phân kì lịch sử phát triển của TV
4. Sự hình thành chữ Nôm
5. Sự sáng tạo chữ Quốc ngữ
1. Các phương pháp cơ bản trong so sánh ngôn ngữ
1.1. Phương pháp so sánh loại hình
Là phương pháp nghiên cứu hướng vào hiện tại, vào hoạt động của kết cấu ngôn
ngữ để tìm hiểu những cái giống nhau và khác nhau trong kết cấu của hai hoặc nhiều ngôn ngữ.
=> Phân loại các ngôn ngữ theo loại hình: Đơn lập, chắp dính, hòa kết, đa tổng hợp
1.2. Phương pháp so sánh đối chiếu
Là phương pháp tìm điểm giống nhau và khác nhau của các ngôn ngữ về mặt kết
cấu. Trong đó, 1 ngôn ngữ là trung tâm chú ý còn ngôn ngữ kia là phương tiện
nghiên cứu. Phương pháp so sánh đối chiếu được vận dụng vào trong các bộ môn
NNH ứng dụng như biên soạn các từ điển song ngữ, phiên dịch, dạy và học ngoại ngữ.
1.3. Phương pháp so sánh lịch sử
Là một hệ thống các thủ pháp phân tích được dùng trong việc nghiên cứu các ngôn
ngữ thân thuộc nhằm phát hiện qui luật phát triển kết cấu của chúng kể từ các âm
và các dạng thức cổ nhất đã được phục nguyên.
=> Xác định quan hệ cội nguồn của ngôn ngữ, quá trình phát triển của một ngôn ngữ như thế nào.
2. Nguồn gốc của tiếng Việt
2.1. Các khái niệm cơ bản
Ngữ hệ (họ) ngôn ngữ: Là một tập hợp nhiều ngôn ngữ mà giữa chúng có thể xác
lập được những nét chung cho phép giải thích chúng cùng dẫn xuất từ một dạng
thức cội nguồn theo những qui luật nhất định.
Nhánh (dòng/ ngành) ngôn ngữ: là một bộ phận của họ ngôn ngữ nhất định bao
gồm những ngôn ngữ có những nét giống nhau nhiều hơn một nhánh khác trong cùng một họ.
Nhóm (chi) ngôn ngữ: Là những bộ phận ngôn ngữ nằm trong mỗi nhánh có sự
gần gũi nhau nhiều hơn so với những ngôn ngữ nằm trong nhóm khác của cùng một nhánh.
Phương ngữ: Là những vùng khác nhau của một ngôn ngữ, có những nét riêng
khiến vùng đó ít nhiều khác biệt với những vùng phương ngữ khác.
Thổ ngữ: gồm những biến thể của một ngôn ngữ được dùng ở một địa phương nhỏ
hẹp trong một vùng phương ngữ nhất định. Phả hệ ngôn ngữ
Mức độ quan hệ của các ngôn ngữ trong một phả hệ được xếp theo trật tự như thế nào?
Từ xa đến gần, từ gần đến xa
Điều kiện xác định cội nguồn của ngôn ngữ: - Tính võ đoán - Quy luật hệ thống
- Khảo sát từ vựng cơ bản
Khi nghiên cứu từ vựng để xác định cội nguồn, người nghiên cứu cần chú ý gì?
Nghiên cứu lớp từ vựng cơ bản
Lớp từ vựng cơ bản là gì?
Những từ có từ rất sớm trong lịch sử hình thành một ngôn ngữ - tộc người nhất
định, là tên gọi của những thứ không thể không có, thường xuyên được thấy, được
sử dụng trong đời sống ngôn ngữ - tộc người đó.
2.2. Các ngữ hệ ngôn ngữ lớn trong khu vựa đại ngôn ngữ ĐNA
Hán Tạng: Hoa, Sán Chỉ, Sán Dìu, Lô Lô, Phù Lá, La Thủ, Hà Nhì, Cống, Ngái …
Thái -Kađai: Thái, Tày, Nùng, Giáy, Lự, Bố Y…
Mông – Dao: Hmong, Na Mèo, Pà Thẻn, Dao…
Nam Đảo: Chàm (Chăm), Chơ Ru (Chu Ru), Ê Đê, Gia Rai, Raglai …
Nam Á: Việt, Mường, Cuối , Chứt, A Rem, Mã Liềng, A Hêu ... ...
Ngữ hệ lớn trên thế giới:
Ấn Âu: Châu Âu, Ấn Độ
Hán Tạng: Tây Tạng, Đông Á, ĐNA lục địa Nam Á: ĐNA lục địa
Nam Đảo: Tây Bắc, Đông Indonesia
Sê mít: Trung Đông, Ả rập Xê-út, châu Phi.
Nguồn gốc của tiếng Việt: tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á, nhánh Môn-
Khơmer, nhóm Việt Mường. Nhánh Môn-Khmer - Phân bố rộng - Quan trọng nhất
- Bảo tồn tiếng Nam Á cổ đại (đơn tiết, không thanh)
Nhóm Việt Mường: Quan hệ cội nguồn nhất của tiếng Việt
Câu hỏi: Lớp từ vựng tiếng Việt được hợp thành từ những nguồn nào?
- Nam Á (trốc, chị, gái, bốn)
- Nam Đảo (đường, bụi, gục, ngó, kia, mãi, này)
- Thái (bơi lội, chó má, chia chác, mặt nạ, mưa phùn, súng ống)
- Hán (thảo mộc, bác sỹ, giang sơn, mỹ nhân)
- Ấn Âu (cà rốt, ship pơ, chào, mít tinh, ban công)
2.3. Các giả thuyết về nguồn gốc TV
Khuynh hướng không xếp tiếng Việt thuộc họ Nam Á
- Tiếng Việt thuộc họ Hán Tạng- Tiếng Việt thuộc họ Thái
- Tiếng Việt thuộc họ Nam Đảo
Khuynh hướng xếp tiếng Việt thuộc họ Nam Á
3. Phân kỳ lịch sử phát triển của tiếng Việt Giai đoạn Proto Việt Có 2 ngôn ngữ : tiếng Khoảng TK VIII, IX
Hán (khẩu ngữ của lãnh đạo) và tiếng Việt. 1 văn tự : chữ Hán.
Giai đoạn tiếng Việt tiền Có 2 ngôn ngữ: tiếng Khoảng TK X, XI, XII cổ Việt và văn ngôn Hán. 1 văn tự : chữ Hán.
Giai đoạn tiếng Việt cổ Có 2 ngôn ngữ: tiếng Khoảng TK XIII, XIV, Việt và văn ngôn Hán. XV, XVI
2 văn tự: chữ Hán và chữ Nôm. Giai đoạn tiếng Việt Có 2 ngôn ngữ: tiếng Khoảng TK XVII, XVIII trung đại Việt và văn ngôn Hán. và nửa đầu TK XIX.
3 văn tự: chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ.
Giai đoạn tiếng Việt cận Có 3 ngôn ngữ: tiếng Thời Pháp thuộc đại Pháp, tiếng Việt và văn ngôn Hán.
4 văn tự: chữ Pháp, chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
Giai đoạn tiếng Việt hiện Có 1 ngôn ngữ: tiếng Từ 1945 trở lại đây đại Việt
1 văn tự: chữ quốc ngữ
4. Sự hình thành của chữ Nôm
4.1. Thời điểm xuất hiện
- TK VIII đến TK IX, hoàn chỉnh khoảng từ TK X đến XII.
4.2. Cấu tạo chữ Nôm
- Hình thành bằng con đường mô phỏng và cấu tạo theo nguyên tắc chữ Hán.
- Người Việt tự sáng tạo: ghép những yếu tố vốn có trong chữ Hán.
5. Sự sáng tạo chữ Quốc ngữ
5.1 Những người có công sáng tạo chữ Quốc ngữ Các giáo sĩ phương Tây
Giáo sĩ Christoforo Borri (1583-1632)
Giáo sĩ Francisco de Pina (1585-1625)
Giáo sĩ Gaspar de Amarai (1592-1646)
Giáo sĩ Antonio Barboso (1594 - 1645)
Giáo sĩ Onofre (1614-1663)
Giáo sĩ A.De Rhodes (1591 - 1660)
Người có công trong việc tập hợp, hệ thống hóa chữ Quốc ngữ, năm 1651 xuất bản
3 tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ: Phép giảng tám ngày.
Từ điển Việt - Bồ - La.
Báo cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay tiếng Đông Kinh
Giáo sĩ Pigneaux de Beshaine (1741 -1799)
Từ điển Việt - La (Tự vị An Nam Latin)
Giáo sĩ Jean Louis Taberd (1794 - 1840)
Từ điển Nam Việt Dương Hiệp tự vị (1838) Người Việt bản xứ
- Sư sãi, thầy đò, quan lại nghỉ hưu, giáo dân, phiên dịch biết tiếng La tin.
5.2 Một vài nhận xét về chữ Quốc ngữ Điểm mạnh
- Được viết theo nguyên tắc âm vị học.
- Dễ nhớ, đọc, in ấn, truyền bá. Điểm hạn chế
- Một số âm vị biểu thị nhiều hơn một con chữ.
- Một số con chữ có nhiều vị trí trong âm tiết.
- Chữ viết còn dựa vào thói quen.
- Có tình trạng viết hai cách đều đúng
Chương II: Ngữ âm tiếng Việt 1. Khái niệm âm tiết
2. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt
2.1. Hệ thống thanh điệu 2.2. Hệ thống âm đầu 2.3. Hệ thống âm đệm 2.4. Hệ thống âm chính 2.5. Hệ thống âm cuối 1. Khái niệm âm tiết
Là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của lời nói, được thể hiện bằng một luồng
hơi, trong đó hạt nhân là nguyên âm, bao xung quanh nó là bán nguyên âm hoặc phụ âm.
2. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt
Đặc điểm âm tiết tiếng Việt
- Âm tiết tiếng Việt phần lớn có nghĩa
- Âm tiết tiếng Việt = hình vị = hình tiết
Hình tiết: Hình vị có hình thức của 1 âm tiết
- Âm tiết tiếng Việt được phát âm đầy đủ, rõ ràng.
- Âm tiết tiếng Việt có hình thức cấu tạo xác định và ổn định, gồm 5 thành phần: + Âm đầu (onset). + Âm đệm (glide). + Âm chính (nucleu). + Âm cuối (coda). + Thanh điệu (tone). Âm vị zero /Ø/
Đơn vị ngữ âm không được biểu hiện bằng âm thanh thực tế nhưng có ý nghĩa
âm vị học trong sự đối lập với các âm vị hiện diện bằng âm thanh trong cùng trục đối vị.
Lược đồ âm tiết tiếng Việt Thanh điệu Âm đầu Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối
Cấu trúc 2 bậc 5 thành phần Âm tiết
Bậc 1: Âm đầu Vần Thanh điệu
Bậc 2: Âm đệm Âm chính Âm cuối
Khả năng phân xuất âm tiết thành các thành tố cấu tạo
- Phương thức lặp và những từ láy
- Hiện tượng hiệp vần - Hiện tượng nói lái - Hiện tượng iếc hóa
- Hiện tượng đánh vần
2.1. Hệ thống thanh điệu (HL2 [Trg 75-84])
Các nét khu biệt của thanh điệu
- Âm vực: Độ cao tương đối của âm thanh mà người nghe nhận được (Thanh cao, thanh thấp)
- Âm điệu: Sự biến thiên của cao độ trong thời gian (thanh bằng, thanh trắc).
- Đường nét: Sự phức tạp/đơn giản, đổi hướng/không đổi hướng của thanh điệu
(đường nét gãy/không gãy)
Kết quả phân loại thanh điệu: thanh cao, thanh thấp; thanh bằng, thanh trắc;
thanh gãy, thanh không gãy. Thanh điệu Nét khu biệt Thanh ngang (T1) Cao, bằng, không gãy Thanh huyền (T2) Thấp, bằng, không gãy Thanh ngã (T3) Cao, trắc, gãy Thanh hỏi (T4) Thấp, trắc, gãy Thanh sắc (T5) Cao, trắc, không gãy Thanh nặng (T6) Thấp, trắc, không gãy Câu hỏi:
(1) Thanh điệu nào đối lập nhau ở cả ba tiêu chí?
(2) Thanh huyền và thanh sắc khác nhau ở tiêu chí khu biệt nào?
(3) Thanh điệu nào mang đầy đủ những đặc trưng ngữ âm: cao, trắc, không gãy
Phân bố thanh điệu trong âm tiết
(1) bô - bồ - bỗ - bổ - bố - bộ
(2) moi – mòi – mõi – mỏi – mói – mọi
(3) han – hàn – hãn – hản – hán – hạn
(4) tốt – tột, các – cạc, cắp – cặp
Thanh T1, T2, T3, T4 không phân bố với các âm tiết kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh /p, t, k/
/p, t, k/: Sự thể hiện âm điệu bị hạn chế, vì một phần trường độ của âm tiết về cuối là một khoảng im lặng
-T1, T2, T3, T4: Đường nét âm điệu đòi hỏi phải có một thời gian thích đáng mới
thể hiện được tính đặc thù của thanh điệu.
Thanh điệu trong từ láy Quá khứ Âm vực cao Ngang, hỏi, sắc Âm vực thấp Huyền, ngã, nặng Hiện tại Âm vực cao Ngang, ngã, sắc Âm vực thấp Huyền, hỏi, nặng
Phân bố thanh điệu trong từ láy theo nguyên tắc cùng âm vực
Điều này có nghĩa là: nếu âm tiết thứ nhất đã mang thanh không dấu thì âm tiết thứ
hai chỉ có thể là thanh không dấu hay hỏi hay sắc hoặc ngược lại. Mà không thể là
thanh nào khác. Nếu một trong hai âm tiết tạo thành từ lấy đôi đã có thanh huyền
chẳng hạn thì âm tiết còn lại chỉ có thể mang thanh huyền hoặc ngã, hoặc nặng.
Âm vực cao: Ngang, hỏi, sắc (i)
Ngang – ngang: ngu ngơ, lơn tơn, mon men, chơi vơi (ii)
Hỏi – hỏi: tủm tỉm, bải hoải, lảo đảo, rủng rỉnh
(iii) Sắc – sắc: hấp háy, lúng búng, khúch khích, xích mích (iv)
Ngang – hỏi: đo đỏ, vui vẻ, lẻ loi, trong trẻo
Âm vực thấp: Huyền – ngã – nặng (i)
Huyền – huyền: lèm bèm, phừng phừng, lìu tìu, lè vè (ii)
Ngã – ngã: cũn cỡn, mũm mĩm, lỡ cỡ, nhõng nhẽo
(iii) Nặng – nặng: vụn vặt, ngượng nghịu, mụ mị, thậm thụt (iv)
Huyền – ngã: hững hờ, sẽ sàng, bừa bãi (v)
Huyền – nặng: ì ạch, vụng về, khật khừ (vi)
Ngã – nặng: kệch cỡm, ưỡn ẹo, ngật ngưỡng, õng ẹo
2.2. Hệ thống âm đầu
Âm đầu: Là thành tố ở vị trí đầu tiên trong cấu trúc âm tiết và mở đầu âm tiết. - Loại âm: phụ âm. - 22 âm vị âm đầu.
Các tiêu chí khu biệt âm đầu - Vị trí cấu âm
- Phương thức cấu âm: cách luồng hơi được phát ra như thế nào. - Tính thanh
- Vị trí cấu âm: Bộ phận khác nhau của bộ máy phát âm, liên quan đến việc cấu tạo phụ âm.
- Phương thức cấu âm: sự cản trở của luồng hơi khi phát.
+ Phương thức tắc: luồng hơi bị cản trở hoàn toàn rồi thoát ra ngoài.
+ Phương thức xát: luồng hơi bị cản trở một phần
- Tính thanh: Dây thanh rung hay không rung khi luồng hơi đi qua thanh môn. Định vị Môi Đầu lưỡi Mặt Gốc Than Phương thức Bẹt Quặt lưỡi lưỡi h hầu Tắc Ồn Bật hơi t’ Khôn Vô t ʈ c k ʔ g thanh bật Hữu b d hơi thanh Vang (mũi) m n ɲ ŋ Xát Ồn Vô thanh f s ʂ χ h Hữu thanh v z ʐ ɣ Vang l
Một số lưu ý về âm đầu
- 9 âm vị được thể hiện bằng cách ghép 2 con chữ
/f-/: ph; /t’-/: th; / ʈ -/: tr;
/z-/: gi; /c-/: ch; /ɲ -/: nh;
/ŋ-/: ng; /χ-/: kh; /ɣ -/: gh
- 1 âm vị được thể hiện bằng 3 con chữ
/ŋ-/: ngh + (/-i-,-ε-, -e-, -ie-/)
- 3 âm vị biểu thị chữ không thống nhất
/k-/: k, q, c; /ɣ -/: gh, g; /ŋ-/: ng, ngh
Câu hỏi: Âm tiết “gì”, “giết” có mấy âm vị được thể hiện bằng chữ viết?
2.3. Hệ thống âm đệm
Âm đệm: Là thành tố đứng sau âm đầu, có chức năng tu chỉnh âm sắc âm tiết
(trầm hóa âm sắc âm tiết/môi hóa âm tiết).
- Loại âm: bán nguyên âm.
- 2 âm vị âm đệm: /-w-/ và zero. VD: tuấn, huy, loan, huệ Âm vị
Chữ viết + bối cảnh Ví dụ
1. /-w-/ u (sau âm đầu /k-/ hoặc + âm chính /-i-, -e-, -ɤ-, quyên, quăn -ɤ ˇ-, -ie-/
huy, thuế, huơ
thuần, chuyện,
o (các trường hợp còn lại) hóa, hòe, choắt, loang 2. /zero/ Vắng mặt lá, nhiên, lương
2.4. Hệ thống âm chính
Âm chính là những âm đóng vai trò chính tạo âm sắc âm tiết, là hạt nhân của âm
tiết. Âm chính đứng sau âm đệm, trước âm cuối.
- Loại âm: nguyên âm.
- 16 âm chính: 9 nguyên âm dài, 4 nguyên âm ngắn và 3 nguyên âm đôi.
Các tiêu chí khu biệt âm chính
- Theo vị trí của lưỡi
Vị trí của lưỡi (3 hàng) Nguyên âm hàng trước /i/, /e/, /ε/, /εˇ/, /ie/ Nguyên âm hàng sau /u/, /o/, /ɔ /, /ɔ ˇ/, /uo/
Nguyên âm hàng sau không tròn /ɯ /, /ɤ /, / ɤ ˇ/, /a/, /ă/, / ɯɤ / môi Âm sắc cố định
/i/, /e/, /ε/, /u/, /o/, /ɔ/, /ɯ /, /ɤ /, /a/ Âm sắc không cố định /ie/, /uo/, /ɯɤ /
- Theo độ mở của miệng
Độ mở của miệng (Âm lượng)
Nguyên âm rộng ( Miệng mở rộng) /ε/, /εˇ/, /a/, /ă/, /ɔ/, /ɔ ˇ/
(e, anh/ ách, a, ă, o, ong/ óc) Nguyên âm hơi rộng /e/, /ɤ /, /ɤ ˇ/, /o/ (ê, ơ, â, ô) Nguyên âm hẹp /i/, /ɯ /, /u/ (i, ư, u) Nguyên âm hơi hẹp
/ɯɤ /, /ie/, /uo/ (ươ/ ưa; iê/yê/ia/ya; uô, ua) - Theo hình dáng của môi - Trường độ
Trường độ (Ngắn/ dài)
Nguyên âm /εˇ/, /ă/, /ɔˇ/, /ɤ ˇ/ ngắn
(xanh/ xách, bắn, cong/móc, sân) Nguyên âm dài
/e/, /a/, /ɔ/, /ɤ / (xẻng, bán, coong, sơn)
Nguyên âm đơn kết hợp với phụ âm cuối gốc lưỡi /k, ŋ/: (i)
/i, e, ε/ + /ŋ, k/ lùi về sau, ngắn hơn:
mìn - mình, tim – tích; lên – lênh,
lệt – lệch; san – sanh; sát – sách. (ii)
/u, o, ɔ / + /ŋ, k/ không tròn môi, ngắn hơn:
bún – búng, mu - múc; cố -
cốc, khôn – không; com – cong, có – cọc.
(iii) / εˇ, ɔ ˇ/ chỉ phân bố trước /ŋ, k/ (nh, ch): sách, xanh, mong, cọc.
Âm sắc chủ yếu của mỗi nguyên âm đôi là do yếu tố thứ nhất quy định. Câu hỏi (i)
Âm tiết “sanh” và “sang”; “mau” và “mao” khác nhau ở thành phần âm vị nào? (ii)
Trong âm tiết “luân”, “quê”, “buông” con chữ nào là âm chính?
2.5. Hệ thống âm cuối
Âm cuối: Là những âm đứng cuối âm tiết, có chức năng kết thúc âm tiết của tiếng Việt.
- Loại âm đảm nhiệm: phụ âm hoặc bán nguyên âm.
- 9 âm cuối: 6 phụ âm, 2 bán nguyên âm, 1 âm zero
Các tiêu chí khu biệt âm cuối - Vị trí phát âm. - Phương thức phát âm.
Phân loại âm tiết tiếng Việt dựa vào âm cuối
- Âm tiết mở: kết thúc bằng âm vị zero: bi bô, ta cứ đi,…
- Âm tiết khép: kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh: học tập tốt, các bác,…
- Âm tiết hơi mở: kết thúc bằng bán nguyên âm: sao, tôi, kêu, gọi…
- Âm tiết hơi khép: kết thúc bằng phụ âm vang: sóng gợn Tràng Giang, ánh trăng .
Chương 3: Từ vựng tiếng Việt 1.Từ
1.1. Khái niệm về từ
1.2. Đơn vị cấu tạo từ
1.3. Phương thức cấu tạo từ
1.4. Phân loại từ theo cấu tạo
1.5. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
1.6. Quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng 2. Cụm từ cố định 2.1. Khái niệm
2.2. Phân loại cụm từ cố định
1.1. Khái niệm về từ
Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức.
So sánh với ngữ đoạn:
Cấu trúc nghĩa của từ
Nghĩa biểu vật (nghĩa sở chỉ): biểu thị mối liên hệ giữa từ với đối tượng mà từ chỉ ra.
Ví dụ: đất, trời, mưa, nắng, nóng, lạnh, ma, quỷ, thánh, thần, thiên đường, địa ngục,
Ví dụ: “ô” (ngựa ô), “mực” (chó mực), “huyền” (tóc huyền) ... có nghĩa sở chỉ khác nhau.
Nghĩa biểu niệm (nghĩa sở biểu): biểu thị mối liên hệ giữa từ với ý hoặc ý
nghĩa (sự phán ánh các thuộc tính của biểu vật vào trong ý thức của con người).
- Cái sở biểu và cái sở chỉ của 1 từ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên giữa
chúng vẫn có sự khác nhau lớn:
+ Mỗi cái sở biểu có thể ứng với nhiều cái sở chỉ khác nhau
+ Ngược lại, một cái sở chỉ có thể thuộc vào những cái sở biểu khác nhau (VD:
cùng 1 người có thể là bố, thanh niên, giáo viên, bộ đội,...)
Nghĩa kết cấu: biểu thị mối quan hệ giữa từ với các từ khác trong hệ thống từ vựng.
Nghĩa ngữ dụng (nghĩa sở dụng): biểu thị mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ
quan, cảm xúc của người sử dụng.
Quan hệ giữa từ này với từ khác thể hiện trên hai trục: trục đối vị (paradigmatical
axis) và trục ngữ đoạn (syntagmatical axis). Quan hệ trên trục đối vị cho ta xác
định được giá trị của từ, khu biệt từ này với từ khác, còn quan hệ trên trục ngữ
đoạn cho ta xác định được ngữ trị (valence) – khả năng kết hợp – của từ
+ Nghĩa sở chỉ + sở biểu có quan hệ với nhận thức hiện thực kết quả
+ Nghĩa sở biểu được hình thành trên cơ sở phương tiện ngôn ngữ có sẵn biện
pháp NN thay đổi cái sở biểu thay đổi
1.2. Đơn vị cấu tạo từ
Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/ hoặc có giá trị về mặt ngữ pháp.
Phân loại hình vị về mặt cấu tạo
- Hình vị tự do: Hình vị xuất hiện với tư cách là những từ độc lập
- Hình vị hạn chế: Hình vị xuất hiện trong tư thế đi kèm, phụ thuộc vào hình vị khác Loại HV Ví dụ Đặc điểm Tự do Nhà, đất, đẹp, tươi
Tự thân mang nghĩa, hoạt động độc lập, tự do Hạn chế
Giang, vân, nhân, mỹ, quốc, Tự thân mang nghĩa, không hoạt động vương độc lập, tự do Đã, đang, à, ư, nhé
Có nghĩa ngữ pháp, hoạt động độc lập
trong những ngữ cảnh nhất định.
Đẹp đẽ, trắng phớ, xanh rì
Không có ý nghĩa từ vựng cụ thể
nhưng tham gia cấu tạo từ
Bù nhìn, mồ hôi, bồ hóng
Không mang nghĩa, không quy chiếu
vào hiện tượng nào, ngẫu nhiên kết hợp.
Phân loại hình vị về mặt ngữ nghĩa
- Hình vị có nghĩa sở chỉ, nghĩa sở biểu, nghĩa kết cấu
- Hình vị có nghĩa sở biểu và kết cấu.
- Hình vị có nghĩa sở biểu và kết cấu.
- Hình vị có nghĩa kết cấu. Hình vị Tự nghĩa Trợ nghĩa
Có nghĩa sở chỉ, sở biểu và Nhà, đẹp, đi,... kết cấu
Có nghĩa sở biểu và kết cấu
Sẽ, tuy, với, đang, rồi,...
Có nghĩa sở biểu và kết cấu
Quốc, thủy, hóa ...
Búa (chợ búa), lẽo ( lạnh
lẽo), phớ (trắng phớ) Có nghĩa kết cấu
Bù, nhìn, bồ, hóng,... Câu hỏi: (i)
Hình vị nhà, ăn, áo, đẹp có những thành tố ngữ nghĩa nào? (ii)
Hình vị đã, nhỉ, à, ối có những thành tố ngữ nghĩa nào?
(iii) Hình vị mỹ, thảo, giang có những thành tố ngữ nghĩa nào?
1.3. Phương thức cấu tạo từ
Là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị để tạo ra các từ.
3 phương thức cấu tạo từ cơ bản: Từ hóa hình vị Ghép hình vị Láy hình vị
Phương thức từ hóa hình vị: Là cách thức tác động vào một hình vị, làm cho nó
có những đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà không
thêm bớt gì vào hình thức của nó.
Phương thức ghép hình vị: Là cách thức tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị
và kết hợp chúng với nhau để tạo ra một từ mới trên cơ sở về nghĩa.
Phương thức láy hình vị: Là cách thức tác động vào một hình vị cơ sở tạo ra
một hình vị giống nó một phần hay toàn bộ về âm thanh, sau đó ghép với hình vị gốc.
1.4. Phân loại từ theo phương thức cấu tạo 1.4.1.Từ đơn
Là từ được cấu tạo từ một hình vị duy nhất. 1.4.2. Từ ghép
Là từ được tạo thành từ việc kết hợp các hình vị với nhau trên cơ sở nghĩa
Phân loại từ ghép: Ghép đẳng lập, ghép chính phụ Ghép đẳng lập Ghép chính phụ
- Gộp nghĩa: nhà cửa, ăn uống,
- Hạn định: hoa lan, hoa huệ, hoa may rủi nhài
- Lặp nghĩa: chờ đợi, binh lính, bé
- Chi phối: xanh um, xanh mướt, nhỏ xanh ngắt
- Đơn nghĩa: chó má, đường sá,
- Chuyển nghĩa: chân vịt, chân gỗ gà quẻ
- Chuyển nghĩa: sắt đá, chim chuột, đùm bọc
Từ ghép ngẫu kết: Các thành tố cấu tạo không dựa trên quan hệ về ngữ âm hặc ngữ
nghĩa, ngẫu nhiên kết hợp với nhau. (i)
mồ hôi, mặc cả, bồ câu, bồ hòn, cà nhắc (ii)
mì chính, vằn thắn, lục tàu xá, chí ma phù
(iii) mùi xoa, ca cao, sô cô la, tùng bê, mít tinh 1.4.3. Từ láy
Là những từ mà các thành tố trực tiếp được kết hợp với nhau theo quan hệ ngữ âm,
thể hiện ở sự lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết của một hình vị hay đơn vị có nghĩa.
Phân loại từ láy: Láy đôi, láy ba, láy tư Phân loại láy đôi Láy đôi Láy đôi hoàn toàn Láy bộ phận HV láy và HV HV láy giống Láy vần: lùng gốc chỉ khác HV láy và HV Láy âm đầu: hoàn toàn HV bùng, làu bàu, nhau về TĐ: gốc chỉ khác phờ phạc, nhậu gốc lềnh phềnh, lò cỏn con, se sẽ, nhau về TĐ, nhẹt, lếu láo,
dò, hấp tấp, tắt đo đỏ, tim tím, khác ÂC theo ngô nghê, sục mắt hau háu, dửng quy luật m-p, n- sạo, hí hoáy dưng, chầm t, ng-c, nh-ch: chậm cầm cập, phơn phớt, nhưng nhức, anh ách, phầm phập, tanh tách, mươn mướt, xèm xẹp, tưng tức, tuồn tuột
Láy ba: sạch sành sanh, sát sàn sạt, xốp xồm xộp, lơ tơ mơ, tù lù mù, khít khìn khịt,
khét khèn khẹt, toác toàng toạc
Láy tư: khấp kha khấp khểnh, nham nham nhở nhở, bập bà bập bềnh, hì hà hì hục,
vớ va vớ vẩn, bồng bà bồng bềnh, tổng ngổng tồng ngồng, vu va vu vơ, rập rà rập rờn
1.5. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
Là cách chuyển biến ý nghĩa, tăng thêm nghĩa mới cho từ
Các hướng phát triển nghĩa của từ: - Mở rộng nghĩa - Thu hẹp nghĩa
Cơ chế biến đổi nghĩa của từ: - Ẩn dụ - Hoán dụ
Ẩn dụ: Là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật, hiện
tượng được so sánh với nhau.
Ẩn dụ ý niệm: Miền nguồn (cụ thể) – miền đích (trừu tượng) Nhận xét: (i)
Ẩn dụ dựa trên quan hệ liên tưởng, sự hiểu biết (ii)
Ẩn dụ mang dấu ấn về cách nhìn của cộng đồng Các kiểu ẩn dụ (i) Giống nhau về hình thức
Mũi dao, bụng chân, rang lược, lá thổi, cánh tay, miệng cốc, thân máy, ruột phích, đầu đường (ii) Giống nhau về màu sắc
Màu cánh sen, màu da cam, màu cỏ úa, màu rêu
(iii) Giống nhau về một thuộc tính, tính chất
Tình cảm khô; cuộc đời cay đắng; người mực thước (iv)
Giống nhau về đặc điểm, vẻ ngoài
Chí Phèo, Thị Nở, Sở Khanh, Hoạn Thư (v)
Chuyển tên các con vật thành tên người
Con rắn độc, con chó con của mẹ (vi)
Chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật hoặc hiện tượng khác
Gió gào thét, thời gian đi, con tàu chạy
(vii) Chuyển sự việc từ cụ thể đến trừu tượng
Nắm tình hình, lửa căm thù, suy nghĩ còn non
Hoán dụ: Là sự chuyển đổi tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật
hoặc hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các sự vật hoặc hiện tượng ấy.
Hoán dụ dựa trên quan hệ logic, chức năng quy chiếu Các kiểu hoán dụ: (i)
Quan hệ giữa toàn thể và bộ phận
Đầu lợn nữa; tuần lễ ủng hộ; ngày công (ii)
Lấy không gian địa điểm thay cho những người đó.
Nhà bếp nấu món gì; Hà Nội vắng quá
(iii) Lấy vật chứa thay cho vật được chứa
Cho một bát; mua hai chai (iv)
Lấy quần áo, trang phục thay cho con người
Áo chàm đưa buổi phân li (v)
Lấy bộ phận con người thay cho bộ phận quần áo
Cổ áo, tay áo, vai áo (vi)
Lấy địa điểm gọi thay cho sản phẩm được sản xuất
Bánh đậu xanh Hải Dương; Kẹo dừa Bến Tre
(vii) Lấy địa điểm thay cho sự kiện xảy ra ở đó
Hội nghị Pa-ri, trận Điện Biên Phủ
(viii) Lấy tên tác giả thay tác phẩm
Tôi thích đọc Nguyễn Du. (ix)
Lấy âm thanh thay cho đối tượng
Chim tu hú, chim cuốc
Nhận xét: Ẩn dụ, hoán dụ là một phần của cách suy nghĩ, nói năng, hoạt động bình thường.
1.6. Quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng 1.6.1. Đa nghĩa
Là một từ có hai nghĩa trở lên, biểu thị những sự vật, sự việc, khái niệm ... khác
nhau nhưng có liên quan đến nhau. Phân loại
Theo quá trình hình thành: nghĩa gốc, nghĩa phái sinh.
Theo mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp giữa sự vật với tên gọi của nó: nghĩa đen, nghĩa bóng. Từ Cây có các nghĩa sau:
1. Thực vật có thân lá rõ rệt hoặc có hình thù giống những thực vật có thân lá.
2. Từ dùng để chỉ từng đơn vị riêng lẻ thuộc loại vật có hình thức như thân cây. 3. Gỗ
4. Từ dùng để chỉ một người đặc biệt thông thạo về một mặt nào đó trong sinh hoạt. 5. Cây số
Từ “đánh” có các nghĩa sau:
1. dùng một vật rắn tiếp xúc lên người, gây đau. 2. đánh phấn, làm đẹp. 3. đánh chén, làm sạch.
4. đánh cảm, đánh gió, làm giảm đau.
5. đáng quả, buôn bán, làm việc phi pháp.
6. đánh dấu, dùng kí hiệu để kiểm tra.
7. đánh trống, gây âm thanh.
8. đánh cây, chuyển chỗ. 1.6.2. Đồng nghĩa
Là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và phân biệt
với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách nào đó hoặc đồng thời cả hai.
Sắc thái ý nghĩa: đặc điểm ngữ nghĩa bổ sung cho phần ý nghĩa cơ bản cốt lõi mà từ biểu thị Trần bì, vỏ quýt
Trần bì = vỏ quýt (+ đã phơi khô để làm thuốc)
Vỏ quýt = trần bì (+ trước lúc phơi khô) (i)
hiền, lành, hiền lành, hiền hậu, hiền từ, nhân hậu, nhân từ (ii)
sợ, hãi, kinh, khiếp, sợ hãi, khiếp sợ
(iii) chết, từ trần, qua đời, hy sinh, mất, toi, băng hà
Từ trung tâm trong dãy đồng nghĩa: Từ mang nghĩa chung, được dùng phổ biến,
trung hòa về phong cách, có thể thay thế cho các từ khác trong dãy từ đồng nghĩa. Phân loại
Từ đồng nghĩa thuần Việt
Từ đồng nghĩa Hán – Việt với Hán – Việt
Từ đồng nghĩa thuần Việt với Hán – Việt 1.6.3. Trái nghĩa
Là những từ có ý nghĩa đối lập nhau nằm trong mối quan hệ tương liên, chúng
khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic.
1 từ đa nghĩa có thể tham gia nhiều cặp trái nghĩa khác nhau và có quan hệ trái
nghĩa với nhiều từ trong nhóm đồng nghĩa. (i)
lành (hiền) – ác, dữ
lành (nguyên vẹn) – rách lành (an toàn) – độc
lành (nguyên vẹn) – què (ii) mở - đóng mở - đậy mở - hạ mở - gấp
(iii) dữ - hiền, lành, hiền lành Phân loại
Từ trái nghĩa đối lập loại trừ
Từ trái nghĩa đối lập về mức độ của thuộc tính, phẩm chất. 1.6.4. Đồng âm
Là những từ trùng nhau hoặc tương tự nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa.
1 – Ngôi sao trên trời 2 – anh chị lại làm thế? Sao
3 – Đi sao giấy khai sinh 4 – thuốc nam. Sao Nguồn gốc hình thành: (i) Ngẫu nhiên:
ối (nhiều) - ối (cảm thán); bay (ĐT) – bay (DT) (ii)
Phát âm địa phương: s/x; tr/ch; gi/d/r
da (thịt) – gia (đình) – ra (đi) (iii) Vay mượn:
(cái) cổ - cổ (cũ); sút (giảm) – sút (bóng); (cái) ca – ca (kíp) – ca (hát) (iv)
Tách biệt nghĩa của từ đa nghĩa
chân (người) – chân (trời) – chân (thật) (v)
Kết quả của biến đổi ngữ âm lịch sử:
hòa – và (từ nối) khác và (ĐT); mấy – với (từ nối) khác với (ĐT) Phân loại Đồng âm hoàn toàn Đồng âm bộ phận
Phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa Cơ sở so sánh Từ đồng âm Từ đa nghĩa Số lượng 1 nhóm từ 1 từ Mối quan hệ về nghĩa Không liên quan Có liên quan Nguồn gốc Ngẫu nhiên, tình cờ
Chủ ý của cộng đồng sử dụng 1.6.5. Trường nghĩa
Là tập hợp của những từ hoặc những nhóm từ biểu thị cùng một phạm vi hiện thực
nào đó, chúng có mối liên hệ nhất định về mặt nghĩa. (i)
đỏ, tím, vàng, xanh, nâu, xanh lè, đỏ rực (ii)
chú, thím, cậu, mợ, chú, dì, …
(iii) xe đạp, xe lửa, xe máy, xe bò kéo (iv)
dần, sáng, thúng, múng Phân loại
Trường nghĩa biểu vật
Trường nghĩa biểu niệm
Trường nghĩa liên tưởng Trường tuyến tính
Khả năng kết hợp của từ đang xét trong khả năng kết hợp với từ khác ở vị trí trước hoặc sau.
đã/đang/sắp học xong/nốt/rồi
Trường nghĩa liên tưởng
“biển”: cát, song, ghẹ, mực, lặn, lướt …
Có tính chủ quan cao 2. Cụm từ cố định 2.1. Khái niệm
Cụm từ: Là sự kết hợp ít nhất giữa 2 từ để tạo ra một yếu tố hoàn chỉnh được gọi là cụm từ hay ngữ.
Cụm từ cố định: Là đơn vị do một số từ hợp lại, tồn tại với tư cách là đơn vị có
sẵn, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa ổn định như từ.
VD: Chó chui gầm chạn Tóc rễ tre Hóa ra là Thứ nhất là Chẳng qua là
2.2. Phân loại cụm từ cố định
- Ngữ cố định: Ngữ cố định định danh; .Quán ngữ- Thành ngữ. NCĐ định danh Quán ngữ Thành ngữ
Mũi diều hâu; lưng tấm
Chẳng qua là; nói trộm
Miệng quan trôn trẻ; chó
phản; tóc rễ tre; mắt ốc
vía ; đùng một cái; như
chui gầm chạn; ngã vào
nhồi; lông mày lá liễu;
đã biết; như vậy là; nói
võng đào; chó có váy
con gái rượu; giọng ông tóm lại; từ đó suy ra lính; miệng nam mô kễnh; anh hung rơm
bụng một bồ dao găm 2.2.1. Ngữ cố định
Ngữ cố định định danh: Là những cụm từ cố định, định danh, gọi tên sự vật.
Đặc điểm Ngữ cố định định danh.
- Là đơn vị trung gian giữa thành ngữ và từ ghép.
- Ổn định về cấu trúc, ý nghĩa nhưng tính thành ngữ kém.
Phân loại Ngữ cố định định danh
- Chỉ các sự vật hoặc trạng thái, thuộc tính
Giọng ông kễnh, kỷ luật sắt, con gái rượu, sách gối đầu giường, tấm lòng vàng…
- Chỉ các bộ phận cơ thể người
Lông mày sâu róm, mắt lá răm, mắt bồ câu, mặt bánh đúc, mặt trái xoan,…
Quán ngữ:Là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại diễn ngôn
thuộc các phong cách khác nhau. Chức năng của chúng là để đưa đẩy, rào
đón, để nhấn mạnh hoặc để liên kết
Đặc điểm Quán ngữ
- Là đơn vị trung gian giữa cụm từ tự do và cụm từ cố định.
- Ít tính hình tượng, tổ hợp từ hình thành và sử dụng theo thói quen. Phân loại Quán ngữ
- Trong phong cách khẩu ngữ: của đáng tội, khí vô phép, khổ một nỗi là, (nói) bỏ ngoài tai,…
- Trong phong cách viết hoặc diễn giảng: nói tóm lại, có thể nghĩa rằng, ngược lại,
một mặt thì, mặt khác gì, có nghĩa là, như trên đã nói,… 2.2.1. Thành ngữ
Thành ngữ: là sự kết hợp của các từ để tạo thành một ngữ hoàn chỉnh về nghĩa và
cấu trúc. Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc/ và gợi cảm. Đặc điểm
- Là loại ngữ cố định điển hình nhất.
- Biểu thị ý nghĩa khái quát, hình tượng. Phân loại - Thành ngữ so sánh A ss B: …
như, tựa, bằng, hệt
- A ss B: rối như tơ vò, đắt như tôm tươi, đẹp như tiên
- (A) ss B: (rẻ) như bèo, (khinh) như mẻ, (lạnh) như tiền - SS B Ăn ở với nhau
Xử sự với nhau như mẹ chồng với nàng dâu Giữ ý giữ tứ
- Thành ngữ miêu tả ẩn dụ
Miêu tả sự kiện, hiện tượng một cách ẩn ý.
Nuôi ong tay áo; nước đổ đầu vịt; ba đầu sáu tay; nói có sách mách có chứng; một
vốn bốn lời; miệng thơn thớt dạ ớt ngâm; bán bò tậu ếch ương; mẹ tròn con
vuông; chó cắn áo rách; già kén kẹn hom; gìa néo đứt dây
Phân biê lt thành ngữ, quán ngữ, ngữ cố định định danh Thành ngữ Quán ngữ Ngữ cố định định danh
Về mặt cấu trúc và Hoàn chỉnh về Ít ổn định về mặt Ổn định về cấu ý nghĩa mặt cấu trúc và ý cấu trúc và ý trúc và ý nghĩa nghĩa
nghĩa nhất. (so với hơn các quán ngữ
Ý nghĩa thành ngữ thành ngữ và ngữ rất nhiều, nhưng
thường đã thoát li cố định định danh) lại chưa có được ý khỏi ý nghĩa đơn
Ý nghĩa quán ngữ nghĩa mang tính thuần của các từ
vẫn còn tương đối hình tượng như thành ngữ. ngữ cấu tạo nên gắn với ý nghĩa
nó (không thể giải của các từ tạo nên thích đơn giản nó bằng nghĩa của các từ ngữ cấu tạo nên nó)
Về mặt chức năng Là những cụm từ Là cụm từ được Là cụm từ định
mang nghĩa bóng lặp đi lặp lại trong danh, gọi tên sự
bẫy, ví von...dùng các loại văn bản vật, trạng thái, đễ so sánh, miêu để liên kết, nhập thuộc tỉnh... tả một sự kiện, đề, nhấn mạnh, một hiện tượng rào đón v.v Thường tập trung v.v gọi tên các bộ phận cơ thể con người. Xét đặc điểm -Có tính thành -Tính hàm súc, -Chưa có được ý
ngữ tính hàm súc, tính biểu trưng, nghĩa mang tính tính biểu trưng, tính hình tượng hình tượng như
tỉnh hình tượng cụ không cao so với thành ngữ. thể, tính dân tộc, thành ngữ. tính gợi cảm
-Là những cụm từ -Không khác gì -Có cấu tạo gần cố định hoàn cụm từ tự do. Có giống với cách cấu chỉnh, điển hình thể xem là dạng tạo từ ghép chính trung gian giữa phụ. Có tính trung
cụm từ cố định và gian giữa cụm từ cụm từ tự do. cố định với từ ghép Bài tập
1. Hãy liệt kê các phương thức cấu tạo từ chủ yếu trong tiếng Việt.
2. Các từ “khiêm khiếp, chênh chếch, man mát, khang khác” được xếp vào loại từ
láy nào? Từ láy hoàn toàn
3. Các từ “nhà, áo, sẽ, à” được tạo thành theo phương thức cấu tạo từ nào? Từ hóa hình vị
4. Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt là gì? Hình vị
5. Trong câu “Hôm nay, cả làng đi hội”, từ “làng” dùng phương thức chuyển nghĩa nào? Hoán dụ
6. “Của đáng tội” là loại cụm từ cố định nào? Quán ngữ
7. Trong các cụm từ sau đây: “má bánh đúc”, “lạnh như tiền”, “chẳng qua là”, cụm
từ nào là ngữ định danh. má bánh đúc
8. Trong câu “Các bệnh viện phát thông báo khẩn về tình hình lây lan của dịch
Covid”, từ “bệnh viện” dùng phương thức chuyển nghĩa nào? Hoán dụ
9. Trong các cụm từ sau đây: “nói dại đổ đi”, “nói bỏ quá cho”, “nói có sách mách
có chứng”, cụm từ nào là thành ngữ? nói có sách mách có chứng
10. Trong câu “60 tuổi vẫn còn xuân”, từ “xuân” dùng phương thức chuyển nghĩa nào? Ẩn dụ
11. Trong câu “Tôi thích học ở Hanu”, từ “Hanu” dùng phương thức chuyển nghĩa nào? Hoán dụ
12. Trong câu “Làm đủ ăn” và “Xe ăn tốn xăng”, từ “ăn” thuộc nhóm từ nghĩa nào? Từ đa nghĩa
13. Các từ “vườn tược, cầu cống, đất đai” được cấu tạo theo phương thức cấu tạo từ nào? Ghép hình vị
14. Trong câu “Mất bò mới lo làm chuồng” và “Ba tháng biết lẫy, bẩy tháng biết
bò”, từ “bò” thuộc nhóm từ nghĩa nào? Từ đồng âm
15. “Hợp tác xã” là đơn vị ngôn ngữ nào? (Từ ghép, cụm từ) Từ ghép
16. Trong câu “Phận mỏng, đức bạc” và “Con người bạc ác”, từ “bạc” thuộc nhóm từ nghĩa nào?
17. “Hoa hồng bạch” là đơn vị ngôn ngữ nào? (Từ ghép, cụm từ) Cụm từ
18. Trong câu “Vui tết đón xuân” và “Mới hai mươi xuân”, từ “xuân” thuộc nhóm
từ nghĩa nào? Từ đa nghĩa
19. Hãy nêu nội dung cơ bản của khái niệm đồng nghĩa, trái nghĩa, trường nghĩa, đồng âm.
20. Các hình vị “phớ” trong “trắng phớ”, “pheo” trong “tre pheo” có những loại
nghĩa nào? nghĩa sở biểu và kết cấu
CHƯƠNG 4: NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT 1. Từ loại 1.1. Khái niệm
1.2. Tiêu chí phân định từ loại tiếng Việt
1.3. Hệ thống từ loại tiếng Việt 2. Cụm từ tự do 2.1. Khái niệm
2.2. Phân loại cụm từ tự do 3. Câu tiếng Việt 3.1. Khái niệm 3.2. Thành phần câu
3.3. Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp 1. Từ loại 1.1. Khái niệm
Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia dựa trên ý
nghĩa khái quát và khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp (đặc điểm hoạt động ngữ pháp) của từ.
1.2. Tiêu chí phân định từ loại tiếng Việt
Ý nghĩa khái quát: Là ý chung cho cả 1 lớp từ, hình thành trên cơ sở khái quát
hoá ý nghĩa từ vựng thành khái quát hoá phạm trù ngữ pháp chung.
YN: vận động; số lượng; tình thái; mức độ … (i)
Nói, yêu, ăn, ngủ, chạy (ii)
1, 2, 3, 100, vài, thứ nhất
(iii) À, ư, nhỉ, nhé, ạ (iv)
Rất, quá, lắm, cực kỳ
Khả năng kết hợp: Các từ có khả năng tham gia vào một mô hình kết hợp có nghĩa. (i)
Cái, con, chiếc + DT + này, kia, ấy, nọ (ii) Đã, đang, sẽ + ĐT
(iii) Rất, quá, lắm + TT
Chức vụ cú pháp: Các từ thuộc một từ loại nhất định có thể thay thế cho nhau ở
một hay một vài vị trí nhất định trong câu.
DT làm CN, BN; ĐT, TT làm VN (i)
Sinh viên năm thứ nhất đang học tiếng Việt (ii)
Tôi dạy tiếng Việt cho sinh viên năm thứ nhất.
1.3. Hệ thống từ loại tiếng Việt
Thực từ: Danh từ, Động từ, Tính từ, Số từ, Đại từ.
Hư từ: Phụ từ; Quan hệ từ; Thán từ; Tình thái từ.
So sánh thực từ và hư từ Thực từ Hư từ
- Ý nghĩa của sự vật, hiện tượng, khái
- Có ý nghĩa “hư”, chỉ mối quan hệ
niệm, tính chất …. tồn tại trong hiện giữa các thực từ.
thực khách quan, ý thức chủ quan.
- Kết hợp cả ý nghĩa từ vựng và ý
- Thiên về ý nghĩa ngữ pháp. nghĩa ngữ pháp. - Chiếm số lượng lớn
- Số lượng không lớn nhưng tần số xuất hiện cao.
- Đảm nhiệm nhiều chức năng cú pháp - Vai trò phụ trợ, kết nối thực từ, tạo khác nhau;
các kiểu kiến trúc cú pháp;
- Độc lập tạo phát ngôn.
- Không độc lập tạo phát ngôn. 1.3.1. Danh từ
Là những từ mang ý nghĩa khái quát về thực thể hoặc sự vật tính. Phân loại
DT cụ thể: Chỉ người ; Chỉ đồ vật ; Chỉ động, thực vật ; Chỉ chất liệu. DT cụ thể Chỉ người: cha,
Chỉ đồ vật: nhà, Chỉ ĐV, TV: Chỉ chất liệu: mẹ, anh, em, xe đạp, máy lợn, vịt, gà, gạo, muối, đồng chí bay, cung điện cam, quýt xăng, dầu, mỡ
DT trừu tượng : Chỉ phạm trù, Chỉ khái niệm được thực thể hóa, Chỉ đơn vị, Tổng hợp.
Chỉ phạm trù: mục đích, điều kiện, ưu điểm, sách
lược, khuynh hướng, nhiệm vụ, khả năng
Chỉ khái niệm được thức thể hóa: đóng góp, phát
triển, cải tiến, yêu cầu Danh từ trừu tượng
Chỉ đơn vị: cái, con chiếc, mẩu, tấm ,thanh, sự, việc,
lúc, khi, mét, lít, bức, tờ
Tổng hợp: xe cộ, lính tráng, nhà cửa, điện nước, ăn xổng, cây cối => DT chỉ đơn vị
Chỉ ra hình thức tồn tại của các thực thể phân lập trong không gian, thời gian (i)
Bức, tờ, sợi, hòn, sọt, làn, khúc, mấu, mảnh, miếng, thanh, cục, đoạn (ii)
Bầy, đàn, khóm, tụm, mớ, bọn, cặp, lũ
(iii) Người, vị, ngài, đứa, thằng, kẻ, gã Thiên về ngữ pháp 1.3.2. Động từ
Là tập hợp những từ gắn với khái niệm thuộc phạm trù vận động.
Chạy, nhảy, ăn uống, yêu, ghét, đánh, đập, còn ,mất, đi lại, bó buộc, cày …
Phân loại: Dựa vào bản chất nghĩa ĐT - ĐT tổng hợp:
Kết hợp hai động từ, có ý nghĩa khái quát hơn.
Ăn uống, chạy nhảy, đi lại, nấu nướng, chờ đợi, tìm kiếm, mua bán, ăn nằm… - ĐT chỉ trạng thái - ĐT chỉ hướng - ĐT cầu khiến:
Chỉ sự yêu cầu của người nói đối với người nghe, muốn người nghe thực hiện một việc nào đó.
Sai, bảo, đề nghị, cho phép, khuyên, ngăn, cấm, cản, bắt, buộc, nài, van, rủ, mời…
ĐT đòi hỏi 2 BN: “khuyên” ai, làm cái gì.
- ĐT tri giác, nhận thức, suy nghĩ:
Chỉ các hoạt động, trạng thái tri giác, nhận thức, suy nghĩ của con người.
Biết, nghĩ, bảo, yêu, ghét, tin tưởng, đinh ninh, nghi ngờ, nghe, thấy, nhớ, đắn đo, hy vọng…
Phân loại: Dựa vào khả năng hoạt động của ĐT ĐT độc lập - ĐT nội động
Chỉ hoạt động, trạng thái, không tác động đến một đối tượng nào. (i)
Ngủ, ngồi, nằm, chạy, bò, cười, nói, càu nhàu, hậm hực, nổ, rơi,… (ii) Nó ngủ say sưa. - ĐT ngoại động
Tác động tới một đối tượng nào đó ngoài chủ thể. (i)
Làm, cày, trồng, ươm, mua, nghe, nhìn,… (ii)
Hôm qua, nó gặp bạn ở trung tâm chiếu phim. ĐT không độc lập - ĐT tình thái
Không hoạt động độc lập, phải kết hợp với 1 ĐT khác, bổ sung YN tình thái cho ĐT mà nó đi kèm.
Chỉ ý tiếp thu, chịu đựng: được, bị, phải…
Chỉ ý chí, ý muốn: dám, nỡ, mong, muốn…
Chỉ sự cần thiết, khả năng: nên, cần, có thể…
Chỉ quan hệ biến hóa: hóa, thành, trở nên… 1.3.3. Tính từ
Là lớp từ chỉ ra tính chất, đặc điểm sự vật, hoạt động hoặc trạng thái.
Phân loại dựa vào khả năng thể hiện ý nghĩa chỉ mức độ
TT không phân biệt thang độ: chỉ đặc trưng, tính chất không được xác định theo thang độ. (i)
Riêng, chung, công, tư, phải, trái, chính, phụ, chung thủy, độc nhất… (ii)
Trống, mái, đực, cái, trai, gái, chẵn…
(iii) Đỏ lòm, trắng phau, đen xì, thơm phức, dày cộp, đo đỏ, vàng vàng, nâu sẫm…
Không kết hợp với các phó từ
TT phân biệt thang độ: chỉ đặc trưng, tính chất được xác định theo thang độ. (i)
Nhiệt độ: mạnh, yếu, nóng, lạnh, sáng … (ii)
Kích thước, chiều hướng: lớn, ngắn, cong…
(iii) Lượng: ít, nhiều, rậm, thưa… (iv)
Phẩm chất: khéo, hiền, thông minh, nhân hậu… (v)
Màu sắc, mùi vị: xanh, nâu, thơm, chát… (vi)
Trạng thái tâm lí, tình cảm: vui, buồn, giận…
Kết hợp được với các phó từ.
1.3.4. Số từ [7: 303-306]
Là lớp từ biểu thị số lượng hoặc số thứ tự của sự vật, sự việc. Phân loại
Số từ chỉ lượng chính xác: 1, 2, 37, 100…
Số từ chỉ lượng không chính xác: vài, dăm, một vài, một số, đôi ba…
Số thứ tự: thứ nhất, thứ nhì, bàn 2, chạy về nhì… 1.3.5. Đại từ
Là lớp từ có chức năng thay thế cho một số từ loại, khi thay thế cho từ loại nào nó
sẽ mang chức năng của từ loại đấy. Phân loại Đại từ xưng hô
Chỉ người hoặc vật được dùng để xưng hô, thay thế.
Đại từ nhân xưng thực thụ Chỉ ngôi Ngôi Số lượng Ngôi 1 Ngôi 2 Ngôi 3 Tôi, ta, tao, tớ Mày, mi Nó, hắn, y Số ít Chúng tôi Chúng may Chúng nó Số nhiều Chúng ta Bọn bay Họ Chúng tao Chúng tớ
Đại từ nhân xưng lâm thời Mượn danh từ chỉ người, đại từ chỉ định (i)
Bà, cô, chú, bác, anh, chị, em… (ii)
Bác sỹ, giám đốc, giáo sư, sếp…
(iii) Đây, đấy, ấy… Đại từ nghi vấn
Là đại từ dùng để thay thế cho đối tượng, sự vật, sự việc được hỏi. (i) Hỏi về người: Ai (ii)
Hỏi về sự vật: gì, nào,
(iii) Hỏi về số lượng, khối lượng: bao nhiêu, mấy (iv)
Hỏi về thời gian: bao giờ, khi nào (v)
Hỏi về cách thức: thế nào, sao, làm sao Đại từ chỉ định
Là những từ để chỉ sự vật được xác định trong không gian thời gian hoặc để thay
thế một đơn vị ngữ pháp nào đó trong ngữ cảnh.
Này, nọ, kia, ấy, đó, đây, đấy…
Đại từ chỉ khối lượng
Thay thế cho khối lượng tổng thể
Cả, tất cả, hết thảy, tất thảy…
Đại từ thay thế cách thức
Thay thế cho từ, cụm từ, câu hay đoạn văn: “thế”, “vậy”
Tôi thích xem phim, anh Nam cũng thế.
Chị Mai cao, chị Hương cũng vậy. 1.3.6. Phụ từ
Là lớp từ chuyên đi kèm danh động tính, bổ sung ý nghĩa cho các từ loại này. Phân loại
Định từ: Biểu thị ý nghĩa về số lượng toàn thể hay riêng lẻ của sự vật.
Kết hợp với DT; Biểu thị ý nghĩa về số lượng toàn thể hay riêng lẻ của sự vật. (i)
Những, các, mỗi, mọi, mấy, từng, một (ngày nào đó) … (ii)
Tất cả những cái áo mới ấy
-Số lượng không nhiều, khá ổn định
Phó từ: Kết hợp với ĐT, TT; Biểu thị ý nghĩa: Ý nghĩa mệnh lệnh; Ý nghĩa thời
gian; trạng thái tiếp diễn, so sánh; Ý nghĩa phủ định, khẳng định…
- Cầu khiến: hãy, đừng, chớ…
- Thời gian: đã, mới, sẽ, sắp,…
- Tiếp diễn, so sánh: cũng, vẫn, cứ…
- Phủ định, khẳng định: không, chưa
- Mức độ: hơi quá, khá, lắm, cực kỳ,…
1.3.7. Kết từ (Quan hệ từ)
Là lớp từ chuyên biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong cụm từ và
trong câu, không có chức năng làm thành tố cú pháp. Phân loại
Liên từ: dùng để nối, để liên kết các đơn vị, các kết cấu ngữ pháp giống nhau,
biểu thị mối quan hệ ngữ nghĩa giữa chúng.
- Phân loại: Liên từ đơn, liên từ kép - Liên từ đơn
Và, với, cùng, cùng với, như, lẫn, còn, hay, hoặc, song… - Liên từ kép (i)
Tuy…nhưng; mặc dù…nhưng…; mặc cho…nhưng…; Trở ngại (ii)
Vì…nên…, bởi vì…nên…; cho…nên…; do…nên… Nguyên nhân – kết quả
(iii) Nếu…thì…; nhỡ…thì…; giá…thì…; có…thì…
Điều kiện – kết quả (iv)
Hễ…là…; vừa…vừa…; khi…thì…
Tương ứng về mặt thời gian (v)
Không những…mà còn…; đã…lại còn…; chưa…đã…; càng…càng…; …
còn (x) hướng hồ/nữa là… Tăng tiến
Giới từ: Nối liền từ phụ với từ chính, vế phụ với vế chính và biểu thị quan hệ
giữa hai đơn vị đó.
Trên, ngoài, trước, sau, giữa, xung quanh, về, để, của, với, đối với, bằng…
Sách của tôi; nói về hòa bình; tôi làm vì anh
Hệ từ “là”: được sử dụng để nối kết vị ngữ với chủ ngữ Tôi là sinh viên 1.3.8. Thán từ
Là những từ biểu thị thái độ, tình cảm một cách trực tiếp.
Ôi, a, hỡi, trời, khiếp, than ôi, ô hay, khốn nạn, tội nghiệp, khổ quá… Phân loại
Thán từ đích thực: lớp từ biểu thị cảm xúc của con người ở ngay thời điểm nói
đối với người nghe hoặc với chủ thể.
Ô, chao, ái, hử, hở, trời, khiếp, ái chà, eo ôi, khốn khổ, ơ hay, ơ kìa, chết, ối, eo,
oái, ối giời, hay chửa…
Thán từ hô gọi: Dùng làm từ hô gọi; Dùng làm từ hỏi đáp. 1.3.9. Tình thái từ
Là lớp từ biểu thị các ý nghĩa tình thái cho câu, góp phần thực tại hóa câu, gắn
câu với giao tiếp hiện thực. Câu không có tình thái thì không thành phát ngôn được.
À, ừ, nhỉ, nhé, ạ, chăng, mà, đấy… Phân loại
Tiểu từ tình thái: Là những từ có chức năng tạo kiểu câu, biểu thị mục đích nói
của câu, thường đứng ở cuối câu.
Thái độ hoài nghi; Thái độ ngạc nhiên; Thái độ cầu mong …
- Thái độ hoài nghi: chăng, hử, hả, à, …;
- Thái độ ngạc nhiên: nhỉ, ư…;
- Thái độ cầu mong: đi, nào, thôi, với, chứ,…;
- Thái độ dứt khoát: đâu, đấy,…;
- Thái độ nũng nịu, thân mật: cơ, kìa, nhé,…
Trợ từ là những từ dùng để nhấn mạnh chủ thể, tính chất hoặc những nội dung cần thông báo.
Chính, tự, đích, tự, tận, mãi, mãi, đúng, ngay, những, ngay như, mới… (i)
Nó ăn những 5 quả chuối (ii)
Một tuần nữa nó mới thi.
1.4. Hiện tượng chuyển di từ loại
Một từ (một vỏ ngữ âm) được dùng với ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của nhiều loại từ khác nhau. (i)
Đó là người anh hùng dân tộc của một dân tộc anh hùng. (ii)
Anh ta suy nghĩ nhiều ; Những suy nghĩ của anh ta Phần từ loại
1. Từ “mà” trong câu “nói mà không làm” là từ loại nào? a. Trợ từ. b. Quan hệ từ. c. Định từ.
2. Từ “từng” trong câu “Nó làm từng việc một” thuộc từ loại nào? a. Phó từ. b. Định từ. c. Trợ từ.
3. Các từ “mẩu, tấm, thanh, sợi, hòn ...” là từ loại nào? a. Định từ b. Phụ từ c. Danh từ
4. Từ “vài” trong câu “vài người đến tìm mày đấy” là từ loại nào? a. Định từ b. Số từ c. Danh từ
5. Từ “còn” trong câu “chị còn trẻ mà” là từ loại nào? a. Phó từ. b. Định từ. c.Trợ từ.
6. Các từ “ơi, hỡi, dạ, ừ ...” là từ loại nào? a. Thán từ b. Tình thái từ c. Đại từ
7. Từ “tất cả” trong câu “Nó làm hết tất cả mọi việc” là từ loại nào? a. Đại từ b. Định từ c. Danh từ
8. Từ “đã” trong câu “Nghỉ đã, rồi làm tiếp” là từ loại nào? a. Phó từ. b. Định từ. c. Trợ từ.
9. Từ “đều” trong câu “Chúng nó đều không biết chuyện này” là từ loại nào? a. Phó từ. b. Định từ. c. Trợ từ.
10. Từ “ mãi” trong câu “Nó nghĩ mãi không xong” là từ loại nào? a. Phó từ. b. Định từ. c. Trợ từ.
11. Từ “yêu cầu” trong câu “Yêu cầu của chị đã được chấp nhận” thuộc từ loại nào? a. Động từ b. Định từ c. Danh từ
12. Từ “nhé” trong câu “Này nhé, đừng nói lung tung” là từ loại nào? a. Trợ từ
b. Tiểu từ tình thái c. Phụ từ
13. Từ “đây” trong câu “Đây cầm đi” là từ loại nào? a. Đại từ b. Danh từ c. Liên từ
14. Từ “thì” trong câu “Ăn thì nó giỏi nhất rồi” thuộc từ loại nào? a. Trợ từ. b. Quan hệ từ. c. Định từ.
15. Từ “vào’ trong câu “Bỏ con cá vào giỏ” thuộc từ loại nào? a. Động từ b. Định từ c. Giới từ
16. Từ “lên” trong câu “Đặt cây bút lên bàn” là từ loại nào? a. Trợ từ b. Giới từ c. Phụ từ 2. Cụm từ tự do 2.1. Khái niệm
Là sự kết hợp ít nhất của hai từ, trong đó có ít nhất là một thực từ theo những qui
tắc ngữ pháp nhất định. (i)
thông minh nhưng lười (ii)
ngôi nhà và dòng song (iii) đang học (iv) mát quá nhỉ (v) gió thổi
- Sự kết hợp theo quy tắc của một ngôn ngữ
- Cố định về cấu trúc, thành phần từ vựng không cố định - Lâm thời
2.2. Phân loại cụm từ tự do
2.2.1. Cụm đẳng lập (liên hợp, song song)
Là cụm từ trong đó các từ thành phần kết hợp với nhau một cách bình đẳng và độc
lập xét về ý nghĩa và chức năng ngữ pháp. Đặc điểm
1. Các từ thành phần giống nhau về từ loại
2. Sự hoán đổi trật tự từ bị chế định của lý do logic – ngữ nghĩa.
3. Giữa các từ dùng từ liên kết hoặc dấu phẩy 2.2.2. Cụm chính phụ
Các từ thành phần có quan hệ chính phụ với nhau về nghĩa và ngữ pháp, trong đó
có 1 trung tâm, xung quanh là các thành tố phụ bổ sung ý nghĩa cho trung tâm. Đặc điểm
- Quan hệ giữa TT TrT và TTP có bản chất cú pháp của quan hệ chính phụ.
- Số lượng, vị trí của các TTP có giới hạn.
- Mối quan hệ của các từ chặt chẽ, cố định.
- Dựa vào từ loại của TT TrT phân thành cụm DT, cụm ĐT, cụm TT. Phân loại
Cụm DT: Là cụm từ chính phụ, do DT làm trung tâm, tập hợp xung quanh nó là
các thành tố phụ bổ sung ý nghĩa cho DT.
Cái /áo kia; những ngôi/nhà màu xanh ấy; cái cô/gái này; quyển/sách bìa màu vàng; dãy /nhà ngang… -3 -2 -1 0 +1 +2 Tất cả những cái cuốn/sách mới ấy Từ chỉ ý Từ chỉ Từ chỉ
-DT đơn vị: Nhiều loại Từ chỉ nghĩa toàn lượng xuất: cụ thể cái, con, thành tố định: này, thể: toàn chính xác, hóa, làm chiếc, (từ, tổ hợp kia, ấy…
thể, cả, tất phỏng nổi bật từ sợi… từ, cụm C- cả, tất định: 2, 3, TrT - DT TrT V) khác thảy… mỗi, có YNTV nhau ở vị từng… trí định ngữ
Cụm ĐT: Là loại cụm từ chính phụ, do ĐT làm trung tâm, tập hợp xung quanh
nó là các thành tố phụ bổ sung ý nghĩa cho ĐT. (i)
Đang làm việc say sưa; hãy nói nữa đi; đừng làm như vậy; đã đi học rồi, (ii)
Đọc tất cả những cuốn sách mới này; thi trượt cả hai lần; học rất giỏi;
nghĩ về quê hương; nghỉ vì trời mưa; nói cho cả nhà nghe; học bốn năm… Cụm ĐT TT PS: TT PT
- Chủ yếu thực từ, đa Hư từ (thường là phó ĐT TrT dạng, phức tạp kiểu từ) loại - Tính chất mở
Cụm TT: Là loại cụm từ chính phụ, do TT làm trung tâm, tập hợp xung quanh
nó là các thành tố phụ bổ sung ý nghĩa cho TT.
Đẹp như tiên; hãy vui vẻ mà sống, đừng buồn nhé, chớ chán nản; đã tốt nay còn
tốt hơn; lạnh quá; vẫn còn tốt, đừng xanh như lá, chưa sang… Cụm TT TT PS - Đa dạng, phức tạp kiểu loại. TT PT
(i) Xấu tính; mát tay; Hư từ (thường là phó TT TrT ấm đầu... từ chỉ mức độ) (ii) Nóng hơn; cao
bằng; thích nhất...
(iii) Quá vui; cực kỳ đẹp; hơi buồn...
(iv) Vui lên đi; buồn à; đắt quá nhỉ...
2.2.3. Cụm chủ – vị
Là cụm từ có hai bộ phận cấu thành, bộ phận trước là CN biểu thị chủ thể, bộ
phận sau là VN nêu lên hành động, trạng thái, tính chất…. (i) Con gà què. (ii) Nó làm việc. Đặc điểm - Có 2 thành tố CN, VN
- Mối quan hệ vừa bình đẳng vừa phụ thuộc.
- Cụm chủ - vị có thể bao gồm 2 cụm kia.
- CN, VN cũng đồng thời là hai thành phần chính của câu.
Phân biệt từ ghép - CTCĐ – CTTD Thành tố cấu tạo
Tính cố định về cấu Tính thành ngữ về nghĩa/ trúc hoặc Ý nghĩa mang tính thành ngữ Từ ghép Hình vị Đv có sẵn của hệ Có tính thành ngữ cao thống NN
(được hiểu là nghĩa của
cả tổ hợp không trùng với
sự kết hợp nghĩa của các thành tố hợp thành)
VD: hoa hồng, chân vịt CTCĐ Từ Đơn vị có sẵn của Có tính thành ngữ cao hệ thống NN
(được hiểu là nghĩa của
cả tổ hợp không trùng với
sự kết hợp nghĩa của các thành tố hợp thành)
VD: nước đổ đầu vịt CTTD Từ Là sự lấp đầy mô Không có tính thành ngữ hình NP cho trước
(được hiểu là nghĩa của
VD: mấy cái quyển cả tổ hợp thường là phép sách cũ này
cộng nghĩa của các thành tố hợp thành) 3. Câu tiếng Việt 3.1. Khái niệm
Câu là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ biểu thị một thông báo tương đối trọn vẹn,
có thể kèm theo thái độ của người nói, người viết.
Tôi sẽ gặp hai học sinh mới đến chiều nay.
Nòng cốt câu: Cấu trúc tối giản đảm bảo cho câu độc lập về nội dung và hoàn
chỉnh về hình thức. (i) Đêm xuống. (ii)
Đêm hôm ấy tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển
Trường Sa.(NNC là Tàu buông neo)
(iii) Bố về quê thăm ông bà. Xác định NCC (i)
Hùng lại tiếp tục gửi thư cho Cúc Hương. (Hùng gửi thư) (ii)
Hắn đúng là một kẻ si tình lì lợm. (Hắn là kẻ si tình)
(iii) Lần này, anh không còn ngạc nhiên trước sự xuất hiện đột ngột của ba
cô gái. (anh không ngạc nhiên) (iv)
Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều đến dự
lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. (quan chức đến dự lễ khai giảng) (v)
Người già nhìn trăng sáng trong bụng thư thái, yên bình. (Người già nhìn trăng) 3.2. Thành phần câu
Thành phần câu: Thành phần nòng cốt câu (thành phần chính) và thành phần phụ.
- Thành phần chính: CN, VN, BN.
- Thành phần phụ: ĐN câu, TrN, KN, TTN.
3.2.1. Thành phần nòng cốt câu 3.2.1.1. Vị ngữ (i) Nó học bài. đang (ii)
Cô ấy chưa yêu bao giờ.
(iii) Chúng tôi hiểu rất rõ vấn đề này.
Là bộ phận của nòng cốt câu có thể chen thêm phó từ chỉ thời – thể hoặc phủ định vào phía trước. (i)
Anh ấy (…) 30 tuổi. (ii)
Lúa này (…) của chị Du.
(iii) Nó (…) tên là Quýt.
Phó từ chỉ thời thế đứng trước vị từ
đã, đang, sẽ, sắp, vừa, mới, chưa, không… (i)
Lúc ấy tôi (sắp) đi tập. (ii)
Ngõ này đây, ông Hoàng ( ) ở đây đang .
(iii) Hai vợ chồng (chưa) có con.
Các loại vị ngữ: Vị ngữ nối kết trực tiếp với chủ ngữ; Vị ngữ nối kết với chủ
ngữ nhờ hệ từ “là” (không phải là, không phải).
- Vị ngữ nối kết trực tiếp với chủ ngữ (i) Tôi đọc sách. (ii) Chủ nhà cũng tử tế. cơm nước
(iii) Chiếc đồng hồ (trông) rất đẹp (iv)
(Trông) Chiếc đồng hồ này rất đẹp.
- Vị ngữ nối kết với chủ ngữ nhờ hệ từ “là” (không phải là, không phải). (i) Tôi là sinh viên. (ii)
Mình nói dối là mình dại.
(iii) Van xin là yếu đuối. (iv)
Học cũng là làm việc.
Các quan điểm phân tích cú pháp A là B (i) A là B C VN (ii) A là B C VN BN (iii) A là B C VN
Quan điểm truyền thống - “Là” là ĐT
+ Có thể kết hợp với các phó từ chỉ thời thể.
Anh ấy đã/đang/sắp là sinh viên.
Quan điểm hiện tại - “Là” là hệ từ
+ Không có ý nghĩa từ vựng
+ Hình thức phủ định khác với các ĐT khác: “không phải”
+ Có thể lược bỏ “là” ở trong câu.
+ Có thể thay thế “là” bằng các hư từ.
Bài tập: Xác định thành phần vị ngữ
- Chị nhìn anh, cười. (nhìn, cười)
- Nó là lớp trưởng, cũng là sinh viên giỏi nhất. (lớp trưởng, sinh viên)
- Cậu ấy khỏe mạnh, là sinh viên y khoa. (khỏe mạnh, sinh viên y khoa)
- Anh cười, khuôn mặt rạng rỡ. (cười, rạng rỡ) 3.2.1.2. Chủ ngữ
Là bộ phận của NCC biểu thị chủ thể ngữ pháp của VN, cùng VN tạo kết cấu có
khả năng nguyên nhân hóa. (i)
Trong nhà xích con chó lại.
Em bảo trong nhà xích con chó lại. Câu có chủ ngữ. (ii)
Trên bàn đặt cuốn sách.
Em bảo trên bàn đặt cuốn sách.
Câu không có chủ ngữ.
Khuôn kiến trúc nguyên nhân (KKTNN)
Xác định CN và BN ở câu xuất phát, phân biệt CN với BN trong câu có thể từ đứng trước VN.
Gồm: Kiến trúc khiên động và Kiến trúc nhận định
- Kiến trúc khiên động: CN + ĐT có YN khiên động (bắt, bảo, ép, buộc, yêu cầu,
đòi, cấm, khuyên, nhường, rủ, khiến cho ….). (1) Xe sửa rồi. Bố bắt xe sửa rồi*. (2) Nó sửa xe rồi.
Bố bắt nó sửa xe rồi. (i) Nhà xây rồi. (3)
Tôi bắt nhà xây rồi*. (ii) Hần đang đào. (4)
Tôi bắt hầm đang đào*.
KTKĐ phân biệt CN với BN trong câu có thể từ đứng trước VN.
- Kiến trúc nhận định: CN + ĐT có YN nhận định (coi, xem, gọi, công nhận, thừa
nhận, nhìn nhận ...). (i) Nó là học sinh giỏi.
Cô giáo công nhận nó là học sinh giỏi. (ii)
Trong bếp là chỗ tốt nhất.
Vợ tôi coi trong bếp là chỗ tốt nhất. Một số kiểu CN
(1) Câu khuyết/ẩn CN: Nhà xây rồi. (i)
Trâu giết cả rồi, lấy gì mà cày. (ii)
Lúc đó, Quốc tế ca đã dịch sang tiếng ta rồi.
(iii) Nhưng loáng một cái, ngọn gậy giơ lên thật cáo, quật mạnh xuống.
DT đứng trước ĐT, chỉ đối tượng của hành động BN.
(2) Câu có hai CN (CN chủ đề - CN NP): Tôi gãy tay.
CN là DT chỉ các bộ phận bất khả li của cơ thể: đầu, mắt, mũi, lưỡi, tóc, râu, tay … (i) T ay tôi gãy. (ii) Gãy tay tôi rồi. (iii) Tôi gãy tay.
CN chủ đề - CN ngữ pháp.
(3) Câu đồng nhất: hệ từ “là”
Mợ là vợ tôi; Trong Nam gọi ngao là vọp.
Tôi coi học tập là nhiệm vụ chính trị.
Trước mắt là một con đường. (4) Câu đảo CN: (i)
Trong cái hang tối tăm ấy, sống một đời nghèo nàn những con người rách rưới. (ii)
Đã hết thời thứ nghệ thuật khéo léo son phấn mà bên trong đã mục ruỗng nghèo nàn.
(iii) Chai mật này, lão mua từ năm ngoái, nay đã đóng đường. (iv)
Cô Toản, tôi gặp một lần ở yên Bái, lấy chồng được 2 con. 3.2.1.3. Bổ ngữ (i)
Nam hôn cô người yêu bé nhỏ. (ii)
Anh ta đã đập vỡ cửa kính xe ô tô.
(iii) Cô ta vừa may xong . một chiếc áo
Là thành phần bắt buộc có trong câu mà vị từ vị ngữ yêu cầu sự có mặt của nó. (i)
Ông giáo ấy không hút thuốc bao giờ.
Thuốc, ông giáo ấy không hút bao giờ. (ii)
Cụ sai anh con cả đi tậu trâu tận Hà Nam.
Anh con cả, cụ sai đi tậu trâu tận Hà Nam.
Một số ĐT luôn đòi có BN đi kèm - ĐT ngoại động:
+ Đọc, phá, xây, đào, cắt…
+ Tặng, biếu, cho, trao, nhận, lấy…
+ Mời, sai, bảo, đề nghị, ép… - ĐT tình thái
+ Thành, trở nên, trở thành, hóa…
+ Dám, toan, nỡ, định, có thể…
+ Giống, khác, tựa, như… + Được, bị
Số lượng, kiểu loại BN trong NCC phụ thuộc vào bản chất của ĐTVN Phân loại BN
BN trong câu mà VN là ĐT cảm nghĩ (i)
Tôi nghĩ cô ấy cũng yêu tôi. (ii)
Bà sợ tôi không kịp chuyến tàu ấy.
(iii) Tôi cảm thấy mệt mỏi.
BN trong câu mà VN là ĐT tình thái. (i)
Ba tôi hy vọng (rằng/là) tôi sẽ trở về. (ii)
Anh muốn em giữ mãi những kỉ niệm êm đềm ấy.
BN trong câu mà VN là ĐT khiển động
Loại câu có 2 BN: “người chịu lệnh/người được nhờ” và “công việc được ra
lệnh/công việc được nhờ”
Bà bắt cháu đi ngủ sớm. BN1 BN2
Anh ấy yêu cầu tôi chăm sóc vườn cây.
Chúng tôi bầu ông ấy làm chủ tịch.
Một số ĐT khiển động: bắt, ép, buộc, yêu cầu, đòi, cấm, cản trở, nhường, khuyên, bảo, …
3.2.2. Thành phần phụ câu 3.2.2.1. Khởi ngữ
Chuyên dùng biểu thị chủ đề của sự tình được nêu trong câu. (i)
Thấy thì chưa thấy, chứ tôi đã nghe ma đậu nói chuyện rồi đó. (ii)
Giầu thì tôi cũng giầu rồi.
- Vị trí: Chuyên đứng đầu câu.
- Cấu tạo hình thức: Khởi ngữ có thể là thể từ, vị từ kèm hoặc không kèm giới từ. Nhận biết KN
KN có thể được đánh dấu bằng các tiểu từ phân giới hoặc dấu phẩy. (i)
Áo này thì tôi không có tiền mua. (ii)
Con lừa, phải thật nặng nó mới chịu kéo. KN trùng với CN. (i) Còn
, mụ chạy qua hàng bên xóm Thượng coi thử mấy mạ thằng Chiến
đứa kia đã về chưa. (ii)
Anh em họ thường nói thế đấy, cứ đánh giặc cho mạnh là ra cơm ra gạo cả. KN trùng với VN (i)
Sang thì cõ lẽ sang hơn, nhưng vui thì không chắc vui bằng. (ii)
Kể đẹp thì bức họa đẹp thật. KN trùng với BN (i)
Ăn thì ai cũng muốn ăn, mà làm thì chẳng ai chịu làm. (ii)
Gã tình nhân vô liêm sỉ ấy, Từ đã yêu hắn bừng cả tấm lòng yêu lúc ban đầu.
- Câu có thể nhiều hơn một KhN Các loại KN KN trùng với CN KN trùng với VN KN trùng với BN 3.2.2.2. Tình thái ngữ
Là thành phần phụ, bổ sung các ý nghĩa về tình thái cho câu.
- Đứng cuối câu, do tình thái từ đảm nhiệm. - Vị trí: Đứng sau NCC.
- Kiểu loại: Tiểu từ tình thái đảm nhiệm. (i)
Cô nên vào trong nhà . thì hơn (ii)
Vậy từ nay con là con cụ nhé.
3.2.2.3. Định ngữ câu (i)
Chịu Dậu lại sẽ sàng nhấc nó ra cạnh vại nước. (ii)
Bỗng đùng một cái, tô nghe tin anh chết.
(iii) Những tưởng bây giờ chú đã là kĩ sư rồi.
Định ngữ câu là thành phần phụ của câu, có thể đứng trước nòng cốt câu hoặc
chen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ, có nhiệm vụ biểu thị những ý nghĩa hạn định về
tình thái hoặc cách thức cho sự tình được nêu trong câu. Chức năng
Biểu thị ý nghĩa hạn định về tình thái (có tính chân lí tương đối-tuyệt đối,
đương nhiên, chắc chắn-phỏng đoán, bình thường-cùng cực, hiện thực-phi hiện
thực, đáng mong muốn…)
Biểu thị cách thức diễn ra sự tình (nhanh-chậm, đột ngột-không đột ngột, bất
ngờ- có tiên liệu…) cho sự tình nêu trong câu. Liên kết văn bản. (i)
Đột nhiên Hộ nảy ra ý muốn lại gần Từ, nhìn kĩ xem mặt từ lúc bấy giờ ra sao. (ii)
Vậy thì hắn đích thực là một con người hay lật lọng.
(iii) Đã hẳn anh ấy không biết. (iv)
Nói của đáng tội, mẹ con tôi cũng chẳng muốn đi… (v)
Tiếc thay nước đã đáng phèn. 3.2.2.4. Trạng ngữ
Bổ sung các thông tin về thời gian; không gian; mục đích; nguyên nhân; cách
thức, phương tiện cho NCC. Phân loại TrN
Trạng ngữ chỉ không gian, nơi chốn
Trạng ngữ chỉ thời gian (i)
Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm,
không bao giờ đánh đập tôi. (ii)
Bao giờ cũng vậy, sự cùng quẫn hay khiến người ta nghĩ ngợi và giận dữ.
Trạng ngữ chỉ mục đích (i)
Để đèn cho thằng bé sau khi xức thuốc, chị Ngò cho nó bú. (ii)
Dũng phải đưa ít tiền đến giúp Thái để Thái có cách trốn đi nơi khác xa.
Khả năng cải biến vị trí của các TTP trong câu KhN TTN ĐNC TrN
Không có khả Chỉ đứng Chỉ đứng sau năng cải biến trước C-V C-V vị trí Có khả năng 2 vị trí: đầu, 3 vị trí: đầu, cải biến vị trí giữa câu giữa, cuối câu
3.3. Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp
Phân tích câu – xác định loại câu (i)
Tôi đã gặp cô gái mà anh giới thiệu qua email. (câu đơn) (ii)
Lúc nào anh ăn no, anh cũng tơ tưởng đến việc đi chơi. (câu đơn)
(iii) Áo tao mặc là của cái Nga. (câu đơn) (iv)
Nó nói nó không muốn đi học nữa. (câu phức BN) (v)
Anh thi được giải là niềm tự hào của cả cơ quan. (câu phức CN) (vi)
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. (câu ghép đẳng lập)
(vii) Hễ tôi đến thì nó lại đi. (câu ghép qua lại) 3.3.1. Câu đơn
Là câu có một cụm C-V (i)
Người tôi gặp hôm qua là một nhà văn. (ii)
Tôi đã gặp cô gái mà anh giới thiệu qua email.
(iii) Khi tôi dạy học ở Seoul, tôi đã viết cuốn sách này. (iv)
Hôm qua tôi không đi học vì trời mưa to quá. 3.3.2. Câu phức
Câu có ít nhất 1 trong những thành phần NC có dạng kết cấu C-V (i) Tôi
lo nó/ thi trượt đại học năm nay. C V B (C-V) (ii) Có tiền là tôi vui. C V C V Phân loại
Câu phức có chủ ngữ là cụm chủ vị (i) Cô ấy làm thế là rất đúng. C (C-V) V (ii)
Môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng
là nguyên nhân sâu xa của nhiều C (C-V) V bất ổn xã hội .
Câu phức có vị ngữ là cụm chủ vị (i) Con gà này lông thưa. C V (C-V) (ii) Cái bàn này chân đã gãy. C V (C-V)
(iii) Cây bàng sân trường lá rất xanh. C V (C-V)
Câu phức có bổ ngữ là cụm chủ vị (i) Hắn
thấy tất cả người uống rượu đều hay hay. C V B (C-V) (ii) Mày
tưởng ông quỵt hở? C V B (C-V) (i) Nó
sợ cúm H5N1 tràn qua thành phố. C V B (C-V) (ii) Tôi
thích Uyến cứ líu lo bên cạnh tôi như vậy. C V B (C-V) (i) Nó được thầy khen. C V B (C-V) (ii) Tôi bị thầy phê bình. C V B (C-V)
Bổ ngữ trong câu bị động 3.3.3. Câu ghép
Là câu có ít nhất 2 cụm C-V trở lên có quan hệ với nhau về logic - ngữ nghĩa,
quan hệ này có thể được đánh dấu hoặc không. (i)
Nó kêu, nó la, nó rên, nó khóc, nó giãy chết, nó nằm lăn ăn vạ. (ii)
Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi. Phân loại
- Ghép đẳng lập: Câu có quan hệ logic - ngữ nghĩa giữa 2 vế yếu, không được tổ
chức thành cặp hô ứng.
Quan hệ liệt kê (i) Chó treo, mèo đậy. (ii)
Làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
Quan hệ tiếp nối thời gian (i)
Bà chạy vào nhà, rồi bà chạy ra vườn. (ii)
Trời mưa cả buổi sáng, rồi buổi chiều mặt trời bỗng nhiên hiện ra.
Quan hệ lựa chọn (i)
Ông gọi cho tôi hay tôi gọi cho ông? (ii)
Hoặc anh mua ô tô cho tôi, hoặc anh đi đường anh tôi đi đường tôi.
Quan hệ đối xứng (i)
Nó chơi tao, tao chơi lại nó. (ii)
Ông ăn chả, bà ăn nem.
- Ghép qua lại: Có các vế câu được nối bằng cặp từ hô ứng, biểu thị quan hệ logic-
ngữ nghĩa chặt chẽ nào đó. Hai vế phụ thuộc nhau.
Các cặp liên từ hô ứng thường gặp - Cứ … thì/là …
Cứ nó về nhà thì/là ông lại chửi. - Hễ … thì …
Hễ tôi nói một thì nó nói hai. - Giá … thì …
Giá tôi có tiền thì tôi đã mua ô tô.
Phó từ đảm nhiệm chức năng nối kết
- Càng … càng … : Cô ấy càng buồn càng đẹp.
- Chưa … đã …: Nó chưa đỗ quan nghè đã đe hàng tổng.
- Mới … đã …: Nó mới 20 tuổi đã lấy vợ.
- Vừa … đã …: Nó vừa về nhà đã dán mắt vào ti vi.
- Đã … lại …: Cậu ấy đã dốt lại lười học.
Cặp đại từ có tính hô ứng đảm nhiệm - Sao … vậy … Người ta sao, tôi vậy
- Bao nhiêu … bấy nhiêu …
Bà nói bao nhiêu tôi trả bà bấy nhiêu.
3.3.4. Câu đặc biệt
Là câu không thể phân tích theo cấu trúc cú pháp cơ bản như những câu bình thường khác. (i) Mưa. (ii)
Chân đồi Mã Phục.
(iii) Một ngày cuối thu. Chiến tranh.
Câu đặc biệt theo ngữ nghĩa.
- Bộc lộ tâm sinh lý trực tiếp: ối, á, ồ, ối giời ơi!
- Câu tượng thanh: Đùng, oành, ùm…
- Câu hô gọi: Taxi, xôi ơi…
- Giới thiệu cảnh huống: Một ngày cuối thu. Chiến tranh
- Bộc lộ cảm xúc – đánh giá: Tình ơi là tình! Chán bỏ mẹ! Con với cái! Được rồi!
Câu đặc biệt theo mức độ điển hình
- Câu tượng thanh và cảm than: Đùng! Oành! Ối!
- Ta thán về tên gọi: Đường với sá! Học với hành!
- Câu hô gọi và giới thiệc cảnh huống: Taxi. Anh gì ơi. Sài Gòn. Mưa.
- Câu cảm xúc – đánh giá: Đồ khốn nạn! Thích quá!
- Câu đánh giá sự kiện: Tốt quá! Được rồi!