-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương cuối kỳ 1 môn Triết học Mác - Lênin | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Khái niệm ý thức: Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách , là
“cái vật chất được di chuyển vào bộ óc con người và được cải biến đi trong nó”.Như vậy, ý thức là thuộc về sự phản ánh, còn vật chất – tồn tại khách quan làcái được phản ánh.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mac - Lenin (THMLN2023) 42 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Đề cương cuối kỳ 1 môn Triết học Mác - Lênin | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Khái niệm ý thức: Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách , là
“cái vật chất được di chuyển vào bộ óc con người và được cải biến đi trong nó”.Như vậy, ý thức là thuộc về sự phản ánh, còn vật chất – tồn tại khách quan làcái được phản ánh.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mac - Lenin (THMLN2023) 42 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 48541417
Câu 1: Phân tích nguồn gốc, bản chất của ý thức?
Khái niệm ý thức: Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là “cái
vật chất được di chuyển vào bộ óc con người và được cải biến đi trong nó”.
Như vậy, ý thức là thuộc về sự phản ánh, còn vật chất – tồn tại khách quan là cái được phản ánh. Nguồn gốc: -Nguồn gốc tự nhiên:
+ Phản ánh ý thức: Là một hình thức phản ánh mới đặc trưng của tổ chức cao nhất - bộ não người.
+ Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động thần kinh của
bộ não người, không có bộ não người và sự tác động của thế giới xung quanh
vào bộ não người thì không thể có ý thức.
-Nguồn gốc xã hội: Lao động và ngôn ngữ
+ Phản ánh ý thức: Là một hình thức phản ánh mới đặc trưng của tổ chức cao nhất - bộ não người.
+ Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động thần kinh của
bộ não người, không có bộ não người và sự tác động của thế giới xung quanh
vào bộ não người thì không thể có ý thức.
Bản chất của ý thức:
-Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức
-Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
- Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội
Lênin: ‘’ý thức không chỉ phản ánh hiện thực mà còn sáng tạo hiện thực VD: 1 chú chó
Đvs mình: nghĩ muốn nuôi, yêu thích nó Đvs ng
khác: không có cảm xúc, nghĩ đến thịt chó Ý nghĩa
phương pháp luận:
-Trong nhận thức và hoạt động con người cần: xuất phát từ thực tế khách
quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, tránh mọi hoạt động
phiêu lưu, bất chất quy luật. lOMoAR cPSD| 48541417
- Trong mọi hoạt động con người cần :
+ Phát huy tính năng động chủ quan
+ Chống chủ quan, duy ý chí chống việc bất chấp quy luật khách quan.
Liên hệ:Trong quá trình lao động để cải tạo thế giới khách quan, con
người tác động vào sự vật một cách có định hướng, chọn lọc, tùy theo nhu
cầu của mình. Cụ thể như ví dụ như các hoạt động xây nhà, cày ruộng, đào
mương, xây cầu, làm đường, … mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn hay ở mỗi địa
phương có sự khác nhau và đều được con người tác động theo mục đích,
nhu cầu khác nhau phù hợp điều kiện vật chất, kinh tế-xã hội,.. Chính vì thế,
ý thức của con người là sự phản ánh năng động, sáng tạo, có định hướng,
chọn lọc về hiện thực khách quan.
Câu 2: Trình bày khái niệm vận động? Tại sao nói vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất?
Khái niệm: Vận động là một phương thức tồn tịa của vật chất bao gồm tất cả
mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí
đơn giản cho đến tư duy.
VD: sự dịch chuyển vị trí A sang vị trí B trong không gian; cái cây hướng ra
phía có ánh sáng. Chúng ta nâng được trình độ Anh văn từ trình độ B lên
trình độ C; sự suy nghĩ của con người
Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất vì:
- Nguyên nhân của vận động là nguyên nhân bên trong - tự thân vận động
-Vận động gắn liền với vật chất, ở đâu có vận động thì ở đó có vật chất. Chỉ khi
nào vật chất mất đi thì vận động mới mất đi. Nhưng vật chất không tự nhiên
sinh ra, không tự nhiên mất đi, vì vậy vận động cũng không tự nhiên sinh ra,
không tự nhiên mất đi mà tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, điều này đã được
định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng chứng minh.
VD: cây đỗ tự lớn, cây đinh bị gỉ sét Câu 3.
Phân tích nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng
duy vật? Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ nội dung nguyên lý này? Khái niệm: lOMoAR cPSD| 48541417
- Liên hệ: là quan hệ giữa hai đối tượng mà sự thay đổi của một trong số
chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi.
- Mối liên hệ: dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau. Nội dung:
-Theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, mọi sự vật, hiện tượng, quá trình
trong thực tế đều tác động đến nhau. Không có sự vật, hiện tượng nào tách
biệt hoàn toàn với các sự vật, hiện tượng khác.
-Mối liên hệ phổ biến: khi phạm vi bao quát của mối liên hệ không chỉ giới
hạn ở các đối tượng vật chất, mà được mở rộng sang cả liên hệ giữa các đối
tượng tinh thần và giữa chúng với đối tượng vật chất sinh ra chúng -Các tính chất
+Tính khách quan: Mối liên hệ phổ biến là cái vốn có, tồn tại độc lập với con
người; con người chỉ nhận thức sự vật thông qua các mối liên hệ vốn có của nó.
VD: trồng cây tốt có các mối liên hệ: đất, nước, phân bón, thời tiết
+Tính đa dạng, phong phú, muôn vẻ … mọi sự vật, hiện tượng đều có những
mối liên hệ cụ thể và chúng có thể chuyển hóa cho nhau; ở những điều kiện
khác nhau thì mối liên hệ có tính chất và vai trò khác nhau.
VD: các loài cá , chim , thú đều có mối quan hệ với nước , nhưng cá quan hệ
với nước khác với chim và thú , nhưng các loài chim và thú thì lại không
sống dưới nước thường xuyên được . Ý nghĩa ppl:
Nội dung của quan điểm toàn diện
-Nhận thức sự vật trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật
và trong sự tác động giữa sự vật đó với các sự vật khác
-Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm nổi
bật cái cơ bản nhất của sự vật, hiện tượng
-Từ việc rút ra MLH bản chất của sự vật, ta lại đặt MLH bản chất đó trong
tổng thể các MLH của sự vật xem xét cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể
- Cần tránh phiến diện siêu hình và chiết trung, ngụy biện lOMoAR cPSD| 48541417
Liên hệ: Để xác định đúng đường lối, chủ trương của từng giai đoạn cách
mạng, của từng thời kỳ xây dựng đất nước, bao giờ Đảng cũng phân tích tình
hình cụ thể của đất nước và bối cảnh quốc tế diễn ra trong từng giai đoạn, thời
kỳ và trong khi thực hiện đường lối, chủ trương, Đảng ta cũng bổ sung và điều
chỉnh cho phù hợp với diễn biến của hoàn cảnh cụ thể. Đại hội Đảng lần VIII
đã khẳng định: “Xét trên tổng thể, Đảng ta đã bắt đầu công cuộc đổi mới từ
đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và chính sách đối
nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có mọi sự đổi mới khác”. Câu 4.
Phân tích nội dung nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy
vật? Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ nội dung nguyên lý này? Khái niệm:
-Quan điểm siêu hình: phủ nhận sự ohát triển tuyệt đối hóa mặt ổn định của
sự vật, hiện tượng. Phát triển chỉ là sự tăng haowjc giảm về mặt lường không
có sự thay đổi về chất, không có sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới.
-Quan điểm biện chứng là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật. Sự phát
triển không diễn ra theo đường thẳng mà quanh co phức tạp thậm chí có những bước thụt lùi.
->Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động của sự
vật theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
- Tính chất của sự phát triển :
+Tính khách quan: nguồn gốc của sự phát triển do các QL khách quan chi
phối mà cơ bản nhất là QLMT
+Tính phổ biến: Sự phát triển diễn ra ở trong mọi lĩnh vực, mọi sự vật, hiện
tượng, mọi quá trình và giai đoạn của chúng và kết quả là cái mới xuất hiện
+Tính phong phú, đa dạng: Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng
không hoàn toàn giống nhau, ở những không gian và thời gian khác nhau;
chịu sự tác động của nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử cụ thể.
Ý nghĩa phương pháp luận: lOMoAR cPSD| 48541417
-Khi xem xét sự vật, hiện tượng phải luôn đặt nó trong khuynh hướng vận
động, biến đổi, chuyển hóa nhằm phát hiện ra xu hương biến đổi.
-Nhận thức sự vật, hiện tượng trong tính biện chứng để thấy được tính quanh
co, phức tạp của sự phát triển. VD: cô-hs:
• Học sinh là cái mới, trẻ, nhiệt huyết, kinh nghiệm sống còn ít, tuổi cống hiến dài hơn
• Cô : là cái cũ, kinh nghiệm chuyên môn có nhiều hơn, tuổi cống hiến ít hơn
- Biết phát hiện và ủng hộ cái mới; chống bảo thủ , trì trệ định kiến
VD: tư tưởng trọng nam khinh nữ nên phải loại bỏ
-Biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.
VD: thờ cúng tổ tiên, tinh thần yêu nước, bản sắc văn hóa dân tộc, tôn sư trọng đạo Câu 5.
Phân tích quan niệm của triết học Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng
giữa cái riêng và cái chung? Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù
này với nhận thức hoạt động thực tiễn?
Khái niệm cái chung và riêng:
-Cái riêng: là một phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện
tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.
VD: mỗi học dinh trong lớp là một cái riêng, tồn tại độc lập riêng lẻ
-Cái chung là một phạm trù triết học, dùng để chỉ những mặt, những thuộc
tính chung không chỉ ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại
trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.
VD: Trong một lớp học, chúng ta đều là con người,đều có sự sống,... lOMoAR cPSD| 48541417
-Cái đơn nhất là phạm trù để chỉ những nét, những mặt, những thuộc
tính...chỉ có ở một sự vật , một kết cấu vật chất mà không lặp lại ở sự vật ,
hiện tượng, kết cấu vật chất khác.
VD: giữa cô giáo và sinh viên : dấu vân tay,ADN,....
Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung:
- Cái chung và cái riêng tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau
VD: chó,con người, chim là một cái riêng nhưng cái chung là sự sống -
Cái chung là cái bộ phận, cái riêng là cái toàn thể
• Cái cung chuyển hóa thành cái đơn nhất
• Cái chung nằm trong cái riêng
VD: Trong lĩnh vực nông nghiệp: ứng dụng lai tạo giống lúa,gióng lúa ở đây là
cái chung lai tạo ra nhiều loại gạo khác nhau ( cái đơn nhất)
Ý nghĩa phương pháp luận
+ Muốn nhìn ra chung phải nghiên cứu cái riêng.
+Khi giải quyết các vấn dề riêng trong thực tiễn cần phải đặt nên nền tảng các nguyên tắc chung.
+Khi áp dụng nguyên tắc chung vào hoạt động thực tiễn cần phải cá biệt hóa nó.
+Cần nắm vững tính quy luật và quá trình chuyển hóa giữa cái đơn nhất và
cái chung để thúc đẩy sự phát triển Câu 6.
Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả. Ý nghĩa
phương pháp luận của việc nghiên cứu mối quan hệ nhân quả? Khái niệm:
-Nguyên nhân: sự tương tác giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc
giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây ra những biến đổi nhất định
-Kết quả: những biến đổi xảy ra bởi sự tương tác giữa các mặt trong cùng
một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau
VD: kết quả điểm cao là do làm bài tập nhiều, phân tích đề đúng, thao khảo tài liệu
Mối quan hệ nhân quả: lOMoAR cPSD| 48541417
- Mối quan hệ nhân quả là mối quan hệ sản sinh
VD: Đời cha ăn mặn đời con khát nước -
Mối quan hệ nhân quả mang tính phức tạp
VD: TNGT dấn đến kết quả :
+Người chết: con mất bố,vợ mất chồng,...
+Người gây tai nạn: đi tù
+Xã hội mất đi một nguồi nhân lực
- Mối liên hệ nhân quả mang tính quá trình
VD: Thành tựu của đất nước nhớ sự lãnh đạo của Đảng, sự phát triển về
nông nghiệp,sự phát triển dầu khí,đào tạo con người,quan hệ đối ngoại,..
-Nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng sau khi kết quả xuất hiện sẽ tác động
ngược trở lị nguyên nhân.
VD: Muốn điểm cao thì phải ôn tập tốt,khi tôn tập tốt chúng ta sẽ đạt được học bổng,....
Ý nghĩa phương pháp luận
-Muốn nhận thức sau sắc, đầy dủ về một sự vật, hiện tượng cần phải tìm hiểu nguyên nhân sinh ra nó.
-Muốn triệt tiêu những biến đổi xảy ra bởi sự tương tác giữa các mặt trong
cùng một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
-Phải biết đánh giá đúng vai trò của từng nguyên nhân trong việc sinh ra kết
quả và sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân. Câu 7.
Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên? Tại sao
trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái tất nhiên? Khái niệm:
-Tất nhiên là cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong, cái kết cấu vật
chất quy định và trong những điều kiện vật chất nhất định, nó phải xảy ra
như thế chứ không thể khác được.
Vd: Hay nói cô gái kia xinh đẹp, học giỏi tất nhiên có công việc tốt lOMoAR cPSD| 48541417
-Ngẫu nhiên là cái không do mối liên hệ bản chất bên trong kết cấu vật chất,
bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do nhiều hoàn cảnh
bên ngoài quyết định. Do đó, nó có thể xuất hiện hoặc không,có thể xuất hiện
thế này hoặc thế khác.
VD: một hạt đỗ được gieo xuống đất nảy lên thành giá đỗ ( tất nhiên), bị 1 con gà ăn ( ngẫu nhiên)
Mối quan hệ biện chyứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
-Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau
- Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau
- Tất nhiên chi phối sự phát triển
- Ngẫu nhiên làm cho sự phát triển phong phú, đa dạng hơn
Ý nghĩa phương pháp luận
-Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ
không được căn cứ vào cái cái ngẫu nhiên
-Từ những cái ngẫu nhiên thường gặp trong hoạt động thực tiễn, cần phải tìm
ra cái tất nhiên và quy luật chung chi phối hiện thực
-Không được coi thường cái ngẫu nhiên.Trong cuộc sống phải biết dự phòng
những đối sách cần thiết với các tình huống đột xuất.
Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái tất nhiên vì cái tất nhiên gắn với
bản chất của sự vật, cái nhất định xảy ra theo quy luật nội tại của sự vật, còn
cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất nội tại của sự vật, nó có thể xảy
ra, có thể không. Tuy vậy cũng không được bỏ qua hoàn toàn cái ngẫu nhiên
vì cái ngẫu nhiên tuy không chi phối sự phát triển của sự vật, nhưng nó có ảnh
hưởng đến sự phát triển của sự vật, đôi khi còn có thể ảnh hưởng rất sâu sắc.
Do vậy, trong hoạt động thực tiễn, ngoài phương án chính (phương án 1),
người ta thấy có phương án hành động dự phòng (phương án 2) để chủ động
đáp ứng những sự biến ngẫu nhiên có thể xảy ra. lOMoAR cPSD| 48541417 Câu 8.
Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức? Ý nghĩa
phương pháp luận của việc nghiên cứu mối quan hệ này. Khái niệm:
-Nội dung: là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.
VD: Cái tạo lên cái bàn là gồ,gỗ là nội dung của cái bàn
-Hình thức: là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các
mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
VD: Cái bàn dài bao nhiêu,màu sắc như thế nào,...
Mối qua hệ giữa nội dung và hình thức:
- Nội dung tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau
-Một nội dung có thể thể hiện ra ở nhiều hình thức và một hình thức có thể
thể hiện nhiều nội dung
VD: Cái bàn làm bằng gỗ,gỗ có thể đống những đồ khác như gỗ, tủ đựng đồ, giường,..
Cái bàn dài 1m2, ta có thể dùng 1m2 đó đóng tủ đựng giày,kệ sách,.....
- Nội dung quyết định hình thức nhưng hình thức tác động trở lại nội dung
VD: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: bàn đều làm bằng gỗ nhưng giá cả lại khác nhau
Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân Ý
nghĩa phương pháp luận:
- Không tuyệt đối hóa một trong hai mặt nội dung và hình thức
- Cần tận dụng sự đa dạng của HT trong việc thể hiện ND
-Muốn hoạt động thực tiễn có hiệu quả trước hết phải căn cứ vào nội dung (
và sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung )
,Liên hệ: dưới một hình thức kinh doanh phù hợp, số lượng vốn của doanh
nghiệp không ngừng tăng lên. Đến một giai đoạn nhất định, nó đòi hỏi phải
thay đổi cách thức tổ chức kinh doanh cũ, xác lập cách thức kinh doanh mới
để bảo toàn lượng vốn cũ và không ngừng thực hiện sự tăng trưởng của doanh nghiệp. lOMoAR cPSD| 48541417 Câu 9.
Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng? Ý nghĩa
phương pháp luận của mối quan hệ này trong nhận thức và hoạt động thực tiễn? Khái niệm:
-Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối
ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật
-Hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất
VD: Bên ngoài thơn thớt nói cười- hiện tượng
Bên trong nham hiểm giêết người không dao- bản chấết
Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng:
- Bản chất và hiện tượng tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau
*Tính mâu thuẫn giữa BC & HT
-BC sâu sắc hơn HT, HT phong phú hơn BC
-HT không hoàn toàn phù hợp với BC
VD: ko nên nhìn mặt bắt hình dong
- BC ổn định hơn so với HT, HT biến đổi nhanh hơn so với bản chất
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Muốn tìm ra bản chất phải nghiên cứu hiện tượng
VD: Vụ cán giết người cần thu thập chứng cứ sự vật để bắt tội phạm
- Cần qua nhiều hiện tượng mới tìm ra bản chất
- Cần nghiên cứu hiện tượng tránh phản ánh sai lệch bản chất
Câu 10. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực? Dấu hiệu
chính để phân biệt khả năng và hiện thực là gì? Ý nghĩa phương pháp luận
của mối quan hệ này? lOMoAR cPSD| 48541417 Khái niệm:
-Khả năng là phạm trù dùng để chỉ cái đang là mầm móng trong sự vật và sẽ ra
đời khi có những điều kiện thích hợp
-Hiện thực là phạm trù chỉ cái đã ra đời, đã xuất hiện, đã được thực hiện. Đó là
sự vật đang tồn tại hiện thực
VD: Hiện thực: sinh viên, khả năng: đạt học bổng, trở thành học sĩ Mối
quan hệ biện chứng:
-Khả năng và hiện thực tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau
- Một SV với cùng 1 ĐK có thể có nhiều KN, khi có ĐK mới có thể thêm KN mới
- Quá trình chuyển biến KN thành HT trong tự nhiên khác trong XH
Dấu hiệu chính phân biệt KN & HT: dấu hiệu căn bản để phân biệt giữa khả
năng với hiện thực là ở chỗ khả năng là cái hiện chưa có và sẽ có, còn hiện
thực là cái hiện đang có, đang tồn tại. Ý nghĩa ppl:
- Trong một sự vật tồn tại nhiều khả năng nên cần phải lựa chọn khả năng
phù hợp, hạn chế khả năng xấu…
-Cần phải nhận thức được khả năng tiềm tàng trong sự vật để nắm bắt được
xu thế phát triển của nó
-Tích cực phát huy nhân tố chủ quan trong hoạt động nhận thức và thực tiễn
để biến khả năng thành hiện thực theo mục đích nhất định
Câu 11. Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập?
Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật đó? Khái niệm
-Quy luật: là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và
lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mối sự vật hay giữa
các sự vật, hiện tượng với nhau.
- Mặt đối lập là những mặt có thuộc tính khác nhau và vận động theo các
khuynh hướng trái ngược nhau lOMoAR cPSD| 48541417
- Thống nhất của hai mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tương tác qua lại,
thống nhất, đồng nhất hay đồng chất, cùng chuyển hóa.
- Đấu tranh của các mặt đối lập là bài trừ, gạt bỏ, phủ định của hai mặt đối
lập đó. Tính chất đấu tranh của hai mặt đối lập là tư đơn giản đến phức tạp,
từ thấp đến cao. Kết quả đấu tranh là khi hội đủ các điều kiện thì mâu thuẫn
được giải quyết, thể thống nhất bị phá vỡ, thể thống nhất mới được xác lập
VD: bố-mẹ, già-trẻ, ưu-nhược điểm, nóng- lạnh
Vị trí của quy luật: Vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập:
- Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau.
-Tính chất đấu tranh của mặt đối lập từ thấp đến cao, đơn giản đến phức
tạp.Khi 2 mặt đối lập xung đột gay gắt, hội đủ điều kiẹn chúng sẽ chuyển hóa
lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết, thể thống nhất cũ mất đi được thay thế
bằng thể thống nhất mới. VD: muốn có bằng cử nhân
Đối lập giữa có và không có
Gỉai quyết mâu thuẫn: mâu thuẫn chính chúng ta
->Muốn có phải hi sinh thời gian công sức thể thống nhất cũ mất đi: chưa có bằng đh
Thể thống nhất mới ra đời: có bằng đh
->Đấu trranh giải quyết mâu thâunx và nguồn gốc, động lực của sự vật dộng,
phát triển của sự vật, hiện tượng của giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Ý nghĩa ppl:
-Trong HĐNT và HĐTT cần phân tích những mặt đối lập tạo thành mâu
thuẫn, phát hiện ra mâu thuẫn, để nắm được nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển.
-Khi giải quyế các mâu thuẫn khác nhau không được theo một khuôn mẫu
như nhau (mt ko nên gp bằng bạo lực,còn cách khác)
-Để thúc đẩy sự phát triển cần phải tìm cách giải quyết mâu thuẫn chứ không
được điều hòa mâu thuẫn
-Trong đời sống xh cần phải coi mọi hành vi đấu tranh thúc đẩy sự phát triển là chân chính.
VD : Góp ý cho bạn mình phát triển chứ ko làm bạn mình xấu hổ lOMoAR cPSD| 48541417
Câu 12. Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định? Ý nghĩa phương pháp
luận của quy luật? Khái niệm:
-Phủ định nói chung là sự bài trừ, loại bỏ một sự vật nhất định nào đó.
- Phủ định biện chứng là sự thay thế sự vật cũ bằng sự vật mới cao hơn, tiến bộ hơn.
* Đặc trưng của phủ định biện chứng
- Tính khách quan: Phủ định biện chứng là sự tự thân phủ định, là kết quả
giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật tồn tại khách quan
- Tính kế thừa: Đây là đặc trưng cơ bản nhất của phủ định biện chứng. Phủ
định biện chứng là quá trình cái mới ra đời phủ định cái cũ, nhưng cái mới
chỉ phủ định mặt lạc hậu, lỗi thời của cái cũ, đồng thời kế thừa những giá trị
của cái cũ. Do đó, phủ định biện chứng là sự phủ định nhưng đồng thời
cũng là sự khẳng định.
Ví dụ: Trong bất kỳ loài sinh vật nào, các thế hệ con cái đều kế thừa những
yếu tố tích cực của cha mẹ và bỏ qua những yếu tố lạc hậu.
Nội dung quy luật:
- Phát triển là một quá trình phủ định liên tục từ thấp đến cao
- Qua hai lần phủ định liên tiếp tạo thành một vòng khâu của sự phát triển A B - Á
Ví dụ: Hạt thóc – cây lúa – hạt thóc Quả trứng – con gà - quả trứng
Lưu ý: Có trường hợp phải trải qua 3,4... lần phủ định sự vật mới lặp lại cái ban đầu…
-Tổng hợp toàn bộ các vòng khâu của sự phát triển ta được con đường phát
triển của sự vật là con đường xoáy ốc Ý nghãi phương pháp luận:
-Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức đúng đắn về
khuynh hướng của sự vận động, phát triển lOMoAR cPSD| 48541417
- Giúp chúng ta hiểu rõ về cái mới & về sự tất thắng của cái mới - Phải biết
kế thừa tinh hoa của cái cũ nhằm thúc đẩy sự vật phát triển Liên hệ thực tiễn:
Trong qua trình đổi mới của nước ta cũng đều diễn ra theo hướng đó , nhà
nước kinh tế theo hướng chủ nghĩa đặt dưới sự điều tiết quản lý của nhà
nước tạo tiền đề cho phủ định cho nền kinh tế tập trung , bao cấp đặt nền
móng cho xh phát triển cao hơn nó trong tương lai đó là xhcn. Tuy nhiên ở
mỗi gia đoạn đều có đặc điểm riêng , do đó chúng ta nhận thức được vấn đề
và đã cách thức tác động phù hợp vớ sự phát triển thực tiễn đất nước thoát
khỏi khủng khoảng kinh tế và từng bước xóa bỏ đói nghèo nhưng khong vì
thế mà ta không trân trọng cái cũ, chính vì chúng ta biết kề thừa và cải tạo
nội dung trong nền kinh tế đã góp phần tăng trưởng cao hơn theo các năm.
Câu 13. Phân tích nội dung quy luật từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về
chất và ngược lại? Vận dụng trong quá trình học tập của sinh viên? -Quy
luật: là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và
lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mối sự vật hay giữa
các sự vật, hiện tượng với nhau.
-Vị trí của quy luật: Vạch ra cách thức vận động và phát triển của các sự vật,
hiện tượng trong thế giới.
-Khái niệm chất: Chất là tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là tổng
hợp các thuộc tính làm cho sự vật là nó, khác với cái khác.
VD: Mặn phải nói đến muối, ngọt phải nói đến đường, ….
-Khái niệm lượng: Lượng là tính quy định vốn có của sự vật về mặt độ lớn,
quy mô, trình độ phát triển, tốc độ vận động, biểu thị bằng con số các thuộc
tính, các yếu tố cấu thành nó.
VD: Một bạn nữ cao 1m62, nặng 50kg.
Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất:
- Bất kỳ một sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng. Sự
thay đổi về lượng có thể chưa làm thay đổi ngay lập tức sự thay đổi về chất của
sự vật mà có sự tích luỹ dần dần. lOMoAR cPSD| 48541417
+ Độ: Là phạm trù dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng
giới hạn, mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất.
+ Điểm nút: Là giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.
+ Bước nhảy: Là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự
vật do sự thay đổi về lượng của sự vật gây nên trước đó.Bước nhảy là sự kết
thúc một giai đoạn phát triển.
-Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất: Chất và lượng
là hai mặt đối lập nằm trong một thể thống nhất (được giới hạn trong một độ
nhất định)=> Khi lượng thay đổi đến điểm nút => chất phải thay đổi.
Vận dụng trong quá trình học tập: Từ học sinh cấp 3 thành sinh viên Đại Học:
-Bước nhảy: Học sinh cấp 3 -> Sinh viên - Độ: 3 năm cấp 3
- Điểm nút học sinh: nhận bằng tốt nghiệp
- Điểm nút sinh viên: nhận giấy báo trúng tuyển
- Chất cũ: Học sinh, chất mới: Sinh viên
Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng
- Sau khi ra đời, chất mới sẽ làm thay đổi lượng của sự vật;
+ Thay đổi quy mô tồn tại của sự vật
+ Thay đổi nhịp điệu, tốc độ vận động và phát triển của sự vật đó.
*Các hình thức bước nhảy:
-Căn cứ vào nhịp điệu:
+ Bước nhảy đột biến + Bước nhảy dần dần
- Căn cứ vào quy mô thực hiện : + Bước nhảy cục bộ + Bước nhảu toàn bộ
Vận dụng trong quá trình học tập: lOMoAR cPSD| 48541417
Chất: học sinh cấp 3 và sinh viên Đại Học.
Khi giải quyết công việc thì người có bằng cấp 3 sẽ khác người có bằng Đại
Học; khác ở trình độ, phát triển, tốc độ, … Ý nghĩa phương pháp luận:
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phải khắc phục được tư tưởng
nôn nóng “tả khuynh’’ và tư tưởng bảo thủ “hữu khuynh’’.
- Cần phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp
với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể. Câu 14.
Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
Phạm trù thực tiễn : Là hoạt động vật chất có mục đích, mang tính chất lịch
sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
- Thực tiễn gồm có ba dạng cơ bản :
+Hoạt động sản xuất vật chất VD: Hoạt động gặt lúa của nông dân, lao động
của các công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp…
+ Hoạt động chính trị-xh VD: Hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội
+Thực nghiệm khoa học VD: Hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm của các
nhà khoa học để tìm ra các vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, vác-xin
phòng ngừa dịch bệnh mới.
- Các dạng không cơ bản:hoạt động giáo dục, đạo đức, tôn giáo…
Vai trò của thực tiễn đvs nhận thức:
-Thực tiễn là cơ sở và động lực của nhận thức: Bằng và thông qua hoạt động
thực tiễn, con người tác động vào thế giới khách quan, buộc chúng phải bộc
lộ những thuộc tính, những quy luật để con người nhận thức. Chính thực tiễn
cung cấp những tài liệu, vật liệu cho nhận thức của con người. Không có
thực tiễn thì không có nhận thức, không có khoa học, không có lý luận, bởi lẽ
tri thức của con người xét đến cùng đều được nảy sinh từ thực tiễn.thực tiễn
luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức, vì
thế nó luôn thúc đẩy cho sự ra đời của các ngành khoa học. Thực tiễn có tác lOMoAR cPSD| 48541417
dụng rèn luyện các giác quan của con người, làm cho chúng phát triển tinh tế
hơn, hoàn thiện hơn, trên cơ sở đó giúp quá trình nhận thức của con người
hiệu quả hơn, đúng đắn hơn. Chính vì vậy, Ph.Ăngghen đã khẳng định:
“Chính việc người ta biến đổi tự nhiên… là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp
nhất của tư duy con người và trí tuệ con người đã phát triển song song với
việc người ta đã học cách cải biến tự nhiên”
-Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Nhận thức của con người ngay từ khi
con người mới xuất hiện trên trái đất với tư cách là người đã bị quy định bởi
những nhu cầu thực tiễn. Bởi lẽ, muốn sống, muốn tồn tại, con người phải sản
xuất và cải tạo tự nhiên và xã hội. Chính nhu cầu sản xuất vật chất và cải tạo tự
nhiên, xã hội buộc con người phải nhận thức thế giới xung quanh. Nhận thức
của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn
chứ không phải để trang trí, hay phục vụ cho những ý tưởng viển vông. Nếu
không vì thực tiễn, nhận thức sẽ mất phương hướng, bế tắc. Mọi tri thức khoa
học – kết quả của nhân thức chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào đời sống
thực tiễn một cách trực tiếp hay gián tiếp để phục vụ con người.
-Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý: Tri thức của con người là kết quả
của quá trình nhận thức, tri thức đó có thể phản ánh đúng hoặc không đúng
hiện thực khách quan. Không thể lấy tri thức để kiểm tra tri thức, cũng không
thể lấy sự hiển nhiên, hay sự tán thành của số đông hoặc sự có lợi, có ích để
kiểm tra sự đúng, sai của tri thức. Theo triết học Mác – Lênin, thực tiễn là tiêu
chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra chân lý, bác bỏ sai lầm. Dựa vào thực
tiễn, người ta có thể chứng minh, kiểm nghiệm chân lý. Bởi lẽ, chỉ có thực tiễn
mới có thể vật chất hoá được tri thức, hiện thực hoá được tư tưởng, qua đó mới
khẳng định được chân lý hoặc phủ định một sai lầm nào đó.C.Mác đã khảng
định: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới tính chân lý
khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn
Ý nghĩa phương pháp luận:
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán
triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này đòi hỏi:
-Nhận thức (lý luận) phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi
sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn.
-Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. lOMoAR cPSD| 48541417
Câu 15. Trình bày khái niêm tồn tại xã hộ i và ý thức xã hộ i? Phân tích quan
hệ ̣ biện chứng giữa tồn tại xã hôi và ý thức xã hộ i? Liên hệ
thực tiễn?̣ Khái niệm:
-Tồn tại xã hội: dùng đề chí toàn bộ sinh hoạt vật chất và điều kiện sinh hoạt
vật chất của mỗi cộng đồng người trong những điều kiện lịch sử xác định.
-Ý thức xã hội: dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy
sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
MQHBC giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
*TTXH quyết định YTXH:
- Tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như vậy (ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội)
VD: người đang cấy lúa, chọi trâu
- Tồn tại xã hội biến đổi thì ý thức xã hội sớm muộn sẽ biến đổi theo.
VD: khi lên đại học chúng ta thay đổi môiu trường, thay đổi ttxh thay đổi ytxh
*Tính độc lập tương đối và sự tác động trở lại của ý thức xã hội lên tồn tại xã hội
– Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Sở dĩ như vậy bởi vì:
+ Do nó chỉ là phản ánh của tồn tại xã hội nên thường biến đổi sau;
+ Do nó có những bộ phận có tính bền vững, tính bảo thủ cao (tâm lý XH, tôn giáo…);
+ Do có những lực lượng XH luôn tìm cách duy trì tính lạc hậu trên (nhằm cai trị ND, nô dịch ND…).
Ý nghĩa phương pháp luận
-Đánh giá các hiên tượng tinh thần, cần tìm hiểu cơ sở Tồn tại xã hộ i của nó 2. ̣
Để giải quyết triêt để các vấn đề tinh thần, cần giải quyết cơ sở TTXH của nó. ̣
- Phát huy sức mạnh của nhân tố tinh thần lOMoAR cPSD| 48541417
Câu 16. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất? Vận dụng vào tình hình thực tế ở nước ta hiện nay?
-Phương thứ sản xuất: Là cách thức con người tiến hành sản xuất ở những
giai đoạn nhất định của xã hội loài người
- Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất.
-Quan hệ sản xuất: quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất.
-Quan hệ sản xuất gồm:
+ Quan hệ phân phối sản phầm
+ Quan hệ tổ chức quản lý sản xuất
+ Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất
Quy luât quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng ̣ sản xuất
-QHSX biểu hiện hình thức xã hội của nền sản xuất. Để sản xuất phải xây
dựng các hình thức QHSX.
-Việc xây dựng các hình thức QHSX không thể tùy tiện mà phải dựa trên
trình độ hiện có của LLSX.
-QHSX phù hợp sẽ thúc đẩy LLSX phát triển. QHSX không phù hợp sẽ kìm hãm LLSX.
Ví dụ: một đứa trẻ 5 tuổi: LLSX Cái áo: QHSX
Đứa trẻ lên 10 tuổi phải thay một chiếc áo mới,không thể mặc mãi cái áo của
5 tuổi được.Khi thay áo mới đứa trẻ sẽ cảm thấy thoải mái,vừa vặn,dễ vận
động nhưng nếu mặc mãi chiếc áo lúc 5 tuổi sẽ cảm thấy khó chịu, bức bối,
không tốt cho phát triển.
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Phải biết kết hợp biện chứng giữa LLSX với QHSX :
+Phát triển LLSX phải gắn với xây dựng QHSX (Vì QHSX qui định mục
đích của nền sản xuất)
+Xây dựng QHSX phải xuất phát từ trình đô của LLSX.̣ lOMoAR cPSD| 48541417 Liên hệ:
-Trước đổi mới, chúng ta vận dụng không đúng quy luật này, thể hiện ở ba ý sau:
+ Thứ nhất, chúng ta xây dụng Quan hệ sản xuất không trên cơ sở trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất,cụ thể là đưa vào hợp tác xã quy mô cấp cao quá
nhanh, cải tạo công thương nghiệp ồ ạt mang tính chiến dịch.
+ Thứ hai, quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất thể hiện ở 3 mặt : sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức lao động xã hội và phân
phối sản phẩm.có nơi có lúc chúng ta tuyệt đối hóa sở hữu, thậm chí đồng nhất
giữa Quan hệ sở hữu với quan hệ sản xuất.
+ Thứ ba, quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất tức là quan
hệ sản xuất tạo điều kiện cho người lao động sáng tạo thì chúng ta lại coi nhẹ
lợi ích cá nhân người lao động, dẫn đến triệt tiêu động lực bên trong của người
lao động hoạt động sáng tạo.
->Ba vấn đề trên chúng ta đã vận dụng không đúng quy luật này nên dẫn đến
nền sản xuất trì trệ, cản trở.
-Trong đổi mới, chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng chủ
nghĩaxã hội. Là Vận dụng sáng tạo quy luật này ở các căn cứ sau:
+ Ở Việt Nam hiện nay, lực lượng sản xuất nhiều trình độ khác nhau (trình độ
thủ công, trình độ nửa cơ khí, cơ khí, tự động hóa) và không đồng đều , từ đây
đòi hỏi Quan hệ sản xuất phải nhiều hình thức để phù hợp. Các hình thức thể
hiện ở 3 mặt: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức lao động xã hội và phân phối sản phẩm.
Ví dụ: Đa hình thức sở hữu
+Tổ chức lao động trong liên doanh liên kết, có nhiều hình thức phân phối
không chỉ theo lao động như trước mà phân phối thương mại,hoa hồng, cổ phần…
+ Chúng ta xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng chủ
nghĩa xã hội, đây là chiến lược lâu dài để khai thác mọi tiềm năng của các
thành phần kinh tế, nhanh chóng đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu,
không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Ví dụ: dựa vào chủ trương đó mà phát triển sản xuất. Sản xuất nông nghiệp
xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới…