Đề cương dẫn luận ngôn ngữ cuối kì, môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội
Đề cương dẫn luận ngôn ngữ cuối kì, môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Câu 4: Vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt trong
giai đoạn văn hóa Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Bối cảnh chung:
Năm 179 TCN: Triệu Đà đánh bại An Dương Vương, chiếm nhà nước Âu Lạc.
Năm 111 TCN: Nhà Hán chiếm nước Nam Việt, đặt ách đô hộ suốt 10 thể kỉ.
Dưới sự thiết lập thống trị của nhà Hán và những chính sách nhằm đồng hóa
nhân dân ta. Chúng di dân, cho người Hán ở cùng với người Việt, thu thuế,
tuyên truyền đạo Nho giáo, chữ Hán, tiếng Hán, bản sắc Hán vào cuộc sống
hằng ngày của người Việt. Sự truyền bá này do đến từ nhửng kẻ cướp nước mà
tại đây đã diễn ra sự giao lưu tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa với VH Hán.
Tuy nhiên, người Việt cổ vẫn luôn giữ gìn, bảo tồn và phát huy những bản sắc tốt
đẹp của văn hóa dân tộc người Việt. Dẫu dưới hơn 1000 năm đô hộ, người Việt vẫn
giữ gìn được ngôn ngữ, tiếng nói của mình, ý thức trọng nữ, mẫu hệ vẫn được tôn
sùng, tín ngưỡng thờ tổ tiên… Bên cạnh đó, người Việt cổ tiếp thu có chọn lọc, họ
tiếp biến VH Hán để làm giàu cho VH cổ truyền( ngôn ngữ, tôn giáo, kỹ thuật làm giấy, làm gốm…)
Ngoài ra, trong thời gian này, văn hóa Việt cũng được tiếp xúc tự nhiên và giao lưu
VH Ấn. Điều này đã góp phần làm giàu nền văn hóa của ta hơn bao giờ hết.
Câu 5: Tổ chức Làng Việt cổ truyền: nguồn gốc, nguyên tắc hình thành, đặc trưng, diện mạo.
- Khái niệm: Làng là một tổ chức quần cư của một cộng đồng người có liên kết
vơi snhau về huyết thống, lịch sử cư trú hoặc phương thức kinh tế, nằm tại khi
vực hiện nay là vùng sản xuất nông thông hoặc từng là vùng sản xuất nông thôn.
- Nguồn gốc: Xuất hiện từ cuối thời nguyên thủy
- Nguyên tắc hình thành: gồm 2 nguyên tắc tổ chức Theo huyết thống:
Làng là nơi ở của họ Tên họ là tên làng Theo địa vực :
Đề cao quan hệ láng giềng
2 tên : tên Nôm + tên Hán
Phân biệt rạch ròi chính cư- ngụ cư
- Đặc trưng của làng xã: Tính cộng đồng và tính tự trị là 2 đặc trưng cơ bản của làng xã Việt Nam
Tính cộng đồng: Biểu tượng là Sân đình- Bến nước – Cây đa
Tính tự trị: Biểu tượng lũy tre Tính cộng đồng Tính tự trị Chức năng
Liên kết các thành viên Giữ sự độc lập của làng Bản chất
Dương tính, hướng Âm tính, hướng nội ngoại Hệ quả tốt - Tinh thần - Tinh thần tự đoàn kết, lập tương đồng - Tính cần cù - Tính hòa - Nếp sống tự đồng tập thể cấp, tự túc - Nếp sống - Cơ sở của dân chủ, lòng yêu bình đẳng nước Hệ quả xấu - Vai trò cá - Thói tư hữu nhân bị thủ ích kỉ tiêu - Thói bè phái - Thói dựa địa phương dẫm, ỷ lại cục bộ - Thói cào - Lối gia bằng, đố kị trưởng, tôn ti Biểu tượng
Sân đình, bến nước, Lũy tre, lệ làng cây đa
Câu 6: Tín ngưỡng dân gian: đặc điểm chung, một số tín ngưỡng tiêu biểu (tín ngưỡng
sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng sùng bái con người, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng) - Khái niệm:
Là sự thần thánh hóa, thiêng hóa của con người đối với một hay nhiều
hiện tượng, nhân vật nào đó.
Là sản phẩm văn hóa được hình thành trong MQH giữa con người với
MTTN-MTXH và với chính bản thân mình
1. Tín ngưỡng sùng bài tự nhiên
- Khái niệm: Là sự sùng bái, thiêng hóa các hiện tượng tự nhiên. Thể hiển ước
vọng, niềm cầu mong mưa thuận, gió hòa.
- Nguồn gốc và đặc điểm:
+ Do phụ thuộc vào tự nhiên
+ Đa thần và đồng nhất với các nữ thần - Biểu hiện:
+ Tục thờ các hiện tượng tự nhiên
+ Tục thờ động vật, thực vật - Ví dụ:
2. Tín ngưỡng sùng bái con người - Nguồn gốc:
+ Quan niềm về Hồn-Vía-Thể xác
+ Truyền thống uống nước nhớ nguồn, đề cao đạo hiếu - Biểu hiện: + Tục thờ tổ tiên
+ Thờ người có công với làng xã, danh nhân, anh hùng + Thờ vua tổ
- Ví dụ: Giỗ tổ Hùng Vương
3. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng
- Có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam thời Đường. Thành hoàng
được coi là vị thần bảo trợ cho thành trì, đô thị. Khi vào Việt Nam, dưới sự ảnh
hưởng của tổ chức nông thôn mạnh mẽ đã kéo vị thần Thành hoàng ở đô thị về
nông thôn tạo nên hệ thống Thành hoàng làng, thờ phụng ở đình làng. Thành
hoàng làng có nhiều nguồn gốc xuất thân có thể là thiên thần, nhiên thần hoặc
nhân thần. Trong nhân thần lại xuất hiện chính thần và tà thần, dâm thần. Vào
thời Lê sơ và đến cả ngày nay, việc thờ tà thần, dâm thần đã bị hạn chế đi rất
nhiều. Tuy vậy, người dân vẫn bí mật tổ chức các tục hèm, lễ mật với vị thần
của mình nhằm cầu mong một năm mới suôn sẻ và không bị các vị thần quở trách.