Đề cương Dẫn luận ngôn ngữ và Ngữ âm học Tiếng Việt (p2) | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Đề cương Dẫn luận ngôn ngữ và Ngữ âm học Tiếng Việt (p2) | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Đề cương Dẫn luận ngôn ngữ và Ngữ âm học Tiếng Việt
1. Dẫn luận ngôn ngữ
Câu 1 Chứng minh ngôn ngữ phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con:
người. Vận dụng hiểu biết về ngôn ngữ để chỉ ra các nhân tố giao tiếp trong một
đoạn hội thoại.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người
Mở đầu: Con người luôn luôn nhu cầu phải giao tiếp với nhau. Giao tiếp chính
là hoạt động trao đổi thông tin hay truyền đạt nhận thức,tưởng, tình cảm từ người này
sang người khác. Đó vừa khả năng, vừa nhu cầu, không ai thể sống độc, tách
biệt hẳn với mọi người xung quanh. Hoạt động giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong
đời sống của con người, trong sự tổ chức phát triển của hội. Thông qua hoạt động
giao tiếp, con người không những truyền đạt những nhận thức, tưởng, tình cảm với
nhau mà còn tập hợp nhau, tổ chức thành các tập thể xã hội.
CM: Trong số các phương tiện giao tiếp của con người, ngôn ngữ phương tiện
giao tiếp quan trọng nhất:
Xét về mặt lịch sử: NNphương tiện giao tiếp lịch sử lâu đời nhất. NN ra đời
cùng với con người, cùng với xã hội loài ngườiluôn luôn là phương tiện giao tiếp của
con người.
Xét về mặt không gian phạm vi hoạt động: NN phục vụ cho việc giao tiếp của
con người khắp mọi nơi, tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, tất cả các
nghề nghiệp, lứa tuổi, thế hệ,… Các phương tiện giao tiếp khác có phạm vi hoạt động hạn
chế hơn (các biển báo giao thông, các tín hiệu hàng hải, các mật mã quân sự,…)
Xét về mặt khả năng, kết quả giao tiếp:
o NN giúp con người giao tiếp với nhau trao đổi nhận thức, tình cảm, tưởng
với các sắc thái tinh vi, tế nhị nhất. NN thể truyền đạt mọi nội dung, ngay cả các sắc
thái tình cảm sâu kín và tế nhị nhất. (Các biển chỉ đường chỉ thể thông báo cho người
đi đường biết đặc điểm cần lưu ý, chứ không thể bộc lộ tình cảm, thái độ của con người)
o NN có phạm vi sử dụng rộng rãi:
NN dùng trong sinh hoạt hàng ngày, trong VH ngth, trong KH KT, chính trị, ngoại
giao, quân sự,…
NN thể truyền đạt những nhận thức, tưởng, tình cảm, kinh nghiệm qua các
thế hệ. Con người thể giao tiếp với nhau qua các thời đại cách xa nhau hàng thế kỷ.
Nhờ ngôn ngữ, các thành ngữ, tục ngữ, ca dao, những TPVH truyền miệng hoặc các
VB viết, các thế hệ đã qua vẫn có thể “giao tiếp” được với xã hội ngày naycả với các
thế hệ mai sau. Các thế hệ vẫn lĩnh hội và hiểu được lịch sử, những nội dung lưu trữ đó.
o Cùng với chữ viết các phương tiện kỹ thuật hiện đại, NN giúp con người giao
tiếp với nhau trong những không gian rộng lớn
Xét trong mối quan hệ với các phương tiện giao tiếp khác của con người: Nhờ NN
giao tiếp bằng NN trong hội loài người mới dần dần được nảy sinh hình
thành các phương tiện giao tiếp khác. Nếu thiếu NN, loài người không thể thống nhất
quy ước với nhau về các phương tiện giao tiếp khác.
Xét trong mối quan hệ với chính ngôn ngữ: NN khả năng giải thích chính nó,
đây là chức năng phi NN.
Các nhân tố giao tiếp trong một đoạn hội thoại
Nhân tố nhân vật giao tiếp: Trả lời các câu hỏi ai nói (ai viết), ai nghe (ai đọc).
Các nhân vật giao tiếp mang những đặc điểm về nhiều phương diện: tuổi tác, giới tính,
nghề nghiệp, tính, vị thế hội, quan hệ xh, vốn sống, vốn văn hóa, vị thế trong giao
tiếp,… Các đặc điểm đó đều chi phối hoạt động giao tiếp của họ in dấu ấn trong lời
nói giao tiếp và tiến trình giao tiếp.
Hoàn cảnh giao tiếp: Trả lời câu hỏi nói (viết) trong hoàn cảnh nào? HCGT bao
gồm cả hoàn cảnh hẹp (thời gian, địa điểm, tình huống cụ thể,…) hoàn cảnh sống
(hoàn cảnh xã hội với các đặc điểm về văn hóa, nếp sống,…)
Nội dung giao tiếp: Trả lời câu hỏi nói (viết) về cái gì? ND về nhận thức, ND
thông tin, ND tình cảm, cảm xúc, quan hệ hoặc nội dung về hành động.
Mục đích giao tiếp
Mục đích thông tin: Người nói (viết) người nghe (đọc) trao đổi một số thông
tin, nhận thức, hiểu biết về thế giới tự nhiên, xã hội hoặc bản thân. (trong lĩnh vực KH)
Mục đích bộc lộ tình cảm và quan hệ liên nhân: Qua giao tiếp bằng NN, con người
bộc lộ tình cảm, thái độ, quan hệ đối với nhau và đối với những điều được nói đến, bộc lộ
chính bản thân mình. Ngoài ra, cũng thông qua giao tiếp bằng NN, con người thỏa mãn
nhu cầu giải trí. (sinh hoạt hàng ngày/ lĩnh vực ngth)
Mục đích hành động: Con người bàn bạc, trao đổi ý kiến, tiến tới việc thực hiện
những hành động thuộc các phương diện khác nhau của c/s xh. (hành chính – công vụ)
Nhân tố phương tiện và cách thức giao tiếp: Trả lời câu hỏi nói (viết) như thế nào?
Các nhân tố giao tiếp trên chi phối việc lựa chọn và tổ chức phương tiện giao tiếp. (Gián
tiếp hoặc trực tiếp)
VD: “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?”
(Ca dao)
HCGT: “đêm trăng thanh”
NVGT: những người nam nữ trẻ tuổi “anh” và “nàng”
Câu hỏi của chàng trai bao gồm những từ ngữ thông thường hàng ngày. Nhưng trong
HCGT này, chàng trai hẳn không phải hỏi chuyện gái về một công việc làm ăn (đan
sàng), mà ngụ ý nói tới việc xây dựng gia đình, “xe tơ kết tóc” giữa hai người Chàng trai
khéo léo lựa chọn cách thức giao tiếp tế nhị, duyên dáng. Cái ẩn ý thể hiện một hình
ảnh bóng bẩy “tre non đủ lá đan sàng”
Con người đến độ trưởng thành tình yêu đến độ chín thì nên tính đến chuyện
xây dựng hạnh phúc
Sự giao tiếp bằng ngôn ngữ đã đạt đến hiệu quả mong muốn.
Câu 2 sao nói ngôn ngữ công cụ của duy? CM ngôn ngữ duy:
không đồng nhất với nhau.
Ngôn ngữ là công cụ của nhận thức, tư duy
Hoạt động nhận thức (2 giai đoạn)
Giai đoạn nhận thức cảm tính: Các giác quan (người, động vật)
NN chưa tham gia ở giai đoạn này
Giai đoạn nhận thức tính: Con người nắm được bản chất của SVHT xây
dựng những khái niệm trừu tượng, khái quát NN tham gia, biểu đạt củng cố khái
niệm. Ngay cả trong trạng thái suy nghĩ thầm lặng thì NN cũng tham gia, những suy nghĩ
của con người cũng có hình thức biểu hiện là NN.
Mối quan hệ giữa NN duy rất mật thiết trong quá trình nhận thức: Từ lúc
hình thành, tồn tại biểu hiện ra bên ngoài, NN tham gia trực tiếp vào các thaoc
duy (Phân tích, tổng hợp, suy luận, so sánh, giải thích, đặt vấn đề, bác bỏ, đánh giá, khái
quát,…)
NN và tư duy không đồng nhất với nhau:
NN và tư duy thuộc 2 phạm trù khác nhau
NN thuộc phạm trù vật chất
Tư duy thuộc phạm trù tinh thần
NN mang bản sắc dân tộc, tư duy là quy luật chung cho toàn nhân loại
Các đơn vị của NN (từ, câu) và đơn vị của tư duy (khái niệm) không đồng nhất với
nhau: Cùng một khái niệm thể biểu hiện bằng nhiều từ (đồng nghĩa), nhiều khái niệm
thể hiện bằng một từ (đồng âm, nhiều nghĩa)
Câu 3 CM ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. PT chỉ ra tính 2 mặt của:
tín hiệu, tính võ đoán, tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ.
NN là một hệ thống tín hiệu (HTTH) đặc biệt
Tín hiệu là sự vật hiện tượng hoặc thuộc tính vật chất nào đó có khả năng tác động
vào giác quan của con người, làm cho con người cảm nhận được, từ đó suy diễn đến một
cái gì đó ngoài bản chất vốn có của sự vật hiện tượng hoặc thuộc tính vật chất đó.
NN một hệ thống tín hiệu đặc biệt: Cũng một hệ thống tín hiệu, nhưng NN
khác với các hệ thống tín hiệu khác
Số lượng các đơn vị lớn: NN là một hệ thống tín hiệu phức tạp bao gồm các yếu tố
đồng loại không đồng loại, với số lượng không xác định. Những hệ thống tín hiệu
nhân tạo như hệ thống đèn giao thông, biển chỉ đường, quân hàm,… chỉ bao gồm một số
tương đối hạn chế các yếu tố đồng loại. Chẳng hạn, HTTH giao thông chỉ gồm 3 yếu tố là
đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng và tính chất của chúng hoàn toàn như nhau. NN có nhiều loại
đơn vị khác nhau. Trong đó, âm vị khác với hình vị, hình vị khác với từ, từ khác với câu,
… Số lượng từ và câu trong một NN là vô số. Ta không thể biết hết tất cả các từ của ngay
tiếng mẹ đẻ của mình vì số lượng chúng quá lớn, mà lại thường xuyên được bổ sung, phát
triển thêm.
Nhiều hệ thống khác nhau: Chính NN bao gồm các yếu tố không đồng loại nên
tạo ra nhiều hệ thống hệ thống con khác nhau. Mỗi hệ thống con bao gồm những
yếu tố tương đối đồng loại. Chẳng hạn, hệ thống âm vị bao gồm tất cả các âm vị, hệ
thống hình vị bao gồm tất cả các hình vị, hệ thống từ vựng bao gồm tất cả các từ đơn
vị tương ứng với từ,… Hệ thống âm vị lại chia ra hệ thống nguyên âm hệ thống phụ
âm, hệ thống hình vị lại chia ra hệ thống hình vị thực và hệ thống hình vị hư, hệ thống từ
vựng có thể chia ra thành hệ thống từ đơn và hệ thống từ ghép,…
Nhiều cấp độ khác nhau: Các đơn vị NN làm thành nhiều cấp độ khác nhau. Các
đơn vị thuộc cấp độ khác nhau có đơn vị tôn ti. Các đơn vị bậc thấp “nằm trong” các đơn
vị bậc cao và các đơn vị bậc cao “bao gồm” các đơn vị bậc thấp. Chẳng hạn như câu bao
gồm các từ, từ bao gồm các hình vị, hình vị bao gồm các âm vị. Ngược lại, âm vị nằm
trong hình vị, hình vị nằm trong từ, từ nằm trong câu. Thế nên, âm vị, hình vị, từ câu
những cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, các yếu tố đồng loại chỉ tạo thành cấp độ khi ta
tìm thấy quan hệ “nằm trong” và “bao gồm”.
Tính đa trị: Tín hiệu NN có tính đa trị. Trong các HTTH khác, mqh giữa cái biểu
hiện cái được biểu hiện tính chất đơn trị. Mỗi cái biểu hiện chỉ tương ứng với một
cái được biểu hiện. Trong NN, khi một cái biểu hiện tương ứng với nhiều cái được
biểu hiện khác nhau. Các từ đa nghĩa đồng âm, khi nhiều cái biểu hiện khác nhau
chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện. NN không chỉ là phương tiện giao tiếp
phương tiện tư duy mà còn là phương tiện biểu hiện tình cảm, nên mỗi tín hiệu NN, ngoài
ND khái niệm còn có thể biểu hiện cả sắc thái tình cảm của con người.
Tính độc lập tương đối: Các HTTH nhân tạo khác thường được sáng tạo ra theo
một sự thỏa thuận của một số người, do đó hoàn toàn thể thay đổi theo ý muốn của
con người. Ngược lại, NN tính chất hội, quy luật phát triển nội tại của mình,
không lệ thuộc vào ý muốn nhân. Tuy nhiên, bằng những chính sách NN cụ thể, con
người vẫn có thể tạo điều kiện cho NN phát triển theo những hướng nhất định.
Giá trị đồng đại lịch đại của NN: Các HTTH nhân tạo chỉ giá trị đồng đại,
được sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu nào đó của con người trong một giai đoạn nhất định.
Còn NN vừa giá trị đồng đại, vừa giá trị lịch đại. Tín hiệu đèn giao thông ra đời
thời hiện đại, phục vụ xh hiện đại người xh cổ đại không hiểu được ý nghĩa của tín
hiệu giao thông ấy. Nhưng bất cứ NN nào cũng sản phẩm của quá khứ để lại. NN
không chỉ phương tiện giao tiếp duy của những người cùng thời còn
phương tiện giao tiếp và tư duy của những người ở nhiều thời đại, nhiều giai đoạn lịch s
khác nhau. Ta vẫn biết, hiểu và thấm nhuần những TPVH dân gian, văn học trung đại,…
Tính 2 mặt của tín hiệu ngôn ngữ
Tín hiệu NN có 2 mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Cái biểu đạt là các âm thanh
con người thể nghe được, cái được biểu đạt nội dung nhận thức, tưởng, tình
cảm của con người. Toàn bộ các từ trong NN là các tín hiệu. Ở mỗi từ luôn có 2 mặt: âm
thanh và ý nghĩa. Âm thanh là cái biểu đạt, còn ý nghĩa là cái được biểu đạt. Cái biểu đạt
này bao gồm nhận thức của con người về sự vật khách quan và tình cảm, thái độ của con
người. tạo nên ND ý nghĩa của từ. Hai mặt của tính hiệu NN luôn gắn khăng khít
với nhau.
Tính đoán của tín hiệu ngôn ngữ: MQH giữa 2 mặt của tín hiệu NN tính
quy ước rất cao. Đó không phải MQH do, tính tất nhiên, MQH do con
người thỏa thuận, quy ước. Nó được hình thành trong lịch sử giao tiếp. MQH võ đoán đó
khiến ta không thể giải được sao một âm thanh lại được dùng để biểu hiện một ý
nghĩa nào đó, hoặc là lại được dùng để gọi tên một đối tượng nào đó.
VD: Không do nào để cắt nghĩa sao trong tiếng Việt lại gọi “hoạt động di
chuyển trên mặt đất bằng hai chân với vận tốc bình thường…” là “đi”. Giữa âm “đi” và ý
nghĩa màbiểu hiện không MQH tất yếu, mà chỉ do thói quen, do sự quy ước trong
cộng đồng sử dụng.
Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ: Trong NN, có khi một cái biểu hiện tương
ứng với nhiều cái được biểu hiện khác nhau. Các từ đa nghĩa đồng âm, khi nhiều
cái biểu hiện khác nhau chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện.
VD: Kiến bò đĩa thịt bò.
Câu 4 Trình bày các quan hệ chủ yếu trong hệ thống ngôn ngữ. PT sự thể hiện:
các quan hệ ấy trong ví dụ cụ thể.
Quan hệ cấp bậc (Quan hệ cấp độ/ Quan hệ tầng bậc)
Quan hệ bao hàm: Yếu tố (đơn vị) thuộc cấp độ cao hơn luôn luôn bao hàm yếu tố
(đơn vị) thuộc cấp độ thấp hơn
Câu bao hàm từ, từ bao hàm hình vị, hình vị bao hàm âm vị
Quan hệ thành tố: Các yếu tố (đơn vị) thuộc cấp độ thấp hơn là thành tố để cấu tạo
nên yếu tố (đơn vị) thuộc cấp độ cao hơn
Âm vị là thành tố để cấu tạo nên hình vị
Hình vị là thành tố để cấu tạo nên từ
Từ là thành tố để cấu tạo nên câu
VD: “Nhân dân ta rất anh hùng”
Từ “nhân dân”, “ta”, “rất”, “anh hùng”. Từ “nhân dân” bao hàm 2 hình vị “nhân”
“dân”, 2 hình vị “nhân”, “dân” là thành tố cấu tạo nên từ “nhân dân” và tương tự với các
từ và hình vị khác.
Hình vị: “nhân”, “dân”, “ta”, “rất”, “anh”, “hùng”. Hình vị “nhân” bao hàm các âm vị
/nh/, /â/, /n/ và thanh ngang.
Âm vị: /nh/, /â/, /n/ và thanh ngang cấu tạo nên hình vị “nhân”
Quan hệ liên tưởng (Quan hệ dọc) quan hệ tuyến tính (Quan hệ ngang/
Quan hệ ngữ đoạn)
Quan hệ tuyến tính: QH giữa các yếu tố NN khi kết hợp với nhau thành một chuỗi.
Nó được hình thành trên cơ sở tính hình tuyến của tín hiệu NN.
VD: Trong câu “Bàn này bằng gỗ lim” có các QH tuyến tính:
QH giữa cụm từ “bàn này” với cụm từ “bằng gỗ lim”
QH giữa các từ trong hai cụm từ trên: “bàn – này”; “bằng – gỗ - lim”
QH giữa 2 hình vị trong từ “bàn này”: “bàn – này”
QH giữa các âm vị trong các hình vị câu trên: Hình vị “bàn”: /b/, /a/, /n/ thanh
huyền.
QH liên tưởng: QH giữa các yếu tố không cùng hiện diện với nhau, nhưng
những thuộc tính nào đó giống nhau, dễ gợi ra những sự liên tưởng đối với nhau, về
nguyên tắc chúng có thể thay thế cho nhau đượccùng một vị trí trong chuỗi hình tuyến
của ngôn ngữ.
Nhân dân
ta
Thanh
niên
Công nhân
Nông dân
Quân đội
rất anh hùng
dũng cảm
cần cù
thông
minh
sáng tạo
Quan hệ đồng nhất và đối lập
Quan hệ đồng nhất: QH giống nhau giữa các yếu tố (đơn vị) NN về một phương
diện nào đó.
Âm /a/ và âm /i/ có QH đồng nhất vì đều là nguyên âm
Các từ đồng nghĩa “ăn”, “xơi”, “chén”, đớp” QH đồng nhất những nét
nghĩa giống nhau.
Quan hệ đối lập: QH giữa các yếu tố khác biệt nhau về một phương diện nào đó.
Âm /a/ âm /i/ các nguyên âm độ mở đối lập nhau: âm /a/ độ mở rộng,
âm /i/ có độ mở hẹp.
Các từ đồng nghĩa vẫn những nét nghĩa khác biệt: “ăn” sắc thái trung tính,
xơi” mang nét nghĩa lịch sự, trang trọng, “chen” nét nghĩa thân mật, suồng sã, “đớp”
có nét nghĩa xấu, mang sắc thái khinh miệt.
Câu 5 Trình bày về các đơn vị ngôn ngữ trong tiếng Việt: (âm vị, hình vị, từ, câu)
(KN, chức năng, VD)
Âm vị: là đơn vị nhỏ nhất có chức năng nhận cảm và phân biệt nghĩa
VD: “hiền” và “tiền”
/h/ và /t/ là 2 âm vị tạo ra sự khác biệt về âm thanh và phân biệt nghĩa.
Hình vị: là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa nhỏ nhất có chức năng cấu tạo từ và biến đổi
từ
VD: Từ “Tổ quốc” có hai hình vị “Tổ” và “quốc”
Từ “books” có hai hình vị là “book” và “s”
Từ: Đơn vị ngôn ngữ có nghĩa nhỏ nhất có khả năng độc lập và cấu tạo nên câu
chức năng định danh (gọi tên sự vật, tính chất, trạng thái,…) và cấu tạo nên câu.
VD: Trời âm u và nhiều mây 1 câu (5 từ “trời”, “âm u”, “và”, “nhiều”, “mây”)
Từ “trời” có 1 hình vị
Từ “âm u” có 2 hình vị “âm” và “u”
VD2: /u/ thể hiện 1 âm vị /u/, 1 hình vị (xuất hiện trong từ “âm u”, 1 từ (trong câu “U
đã về!”), 1 câu (“U!”)
Câu:
Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất chức năng thông báo (truyền đi một thông điệp,
thông tin hoàn chỉnh,…)
Theo ngữ pháp, câu có chủ ngữ và vị ngữ.
Theo mục đích nói, câu thuộc kiểu câu trần thuật, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm
thán,…
Câu 6 Trình bày phân tích đặc điểm loại hình của tiếng Việt lấy VD cụ:
thể. So sánh đặc điểm loại hình của tiếng Việt và tiếng Anh.
Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
Từ TV có tính phân tiết: Từ được phân tách thành các âm tiết (tiếng) rõ ràng, tách
bạch.
VD: “Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
(“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
Trong câu thơ “Trăm năm trong cõi người ta”, các từ được phân tách thành các âm
tiết tách bạch “trăm – năm – trong – cõi – người – ta”.
Từ TV không biến đổi về hình thái trong hoạt động NN: Các từ TV không thay đổi
về hình thức ngữ âm và chữ viết dù ở vị trí, chức năng nào trong câu.
VD: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người”
(“Tương tư” – Nguyễn Bính)
Trong câu thơ “Một người chín nhớ mười mong một người”, từ “một người” (1)
chủ ngữ, từ “một người” (2) là bổ ngữ, nằm trong thành phần vị ngữ. Dù ở hai vị trí chức
năng khác nhau, từ “một người” không biến đổi về hình thái.
Các quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp hiển thị chủ yếu bằng trật tự từ, từ
và ngữ điệu
Hư từ: những từ biểu hiện ý nghĩa về thời, thể, số nhiều, nguyên nhân, bổ sung.
VD: “những quyển sách” – từ “những” là hư từ biểu thị số nhiều
Trật tự từ: Trật tự trước sau khác nhau biểu hiện ý nghĩa khác nhau
VD: ba bà bà ba
Ngữ điệu: Ngữ điệu khác nhau biểu thị ý nghĩa khác nhau
VD: “Giỏi nhỉ” Khen/ Chê/ Mỉa mai
So sánh đặc điểm loại hình của tiếng Việt và tiếng Anh
Tiếng Việt Tiếng Anh
Thuộc loại hình ngôn ngữ độc lập
phân tiết tính
Thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết
Từ TV không biến đổi về hình thái
trong hoạt động NN: Các từ TV không
thay đổi về hình thức ngữ âm chữ viết
dù ở vị trí, chức năng nào trong câu.
VD: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông/
Một người chín nhớ mười mong một
người” (“Tương tư” – Nguyễn Bính)
Trong câu thơ “Một người chín nhớ
mười mong một người”, từ “một người”
(1) chủ ngữ, từ “một người” (2) bổ
ngữ, nằm trong thành phần vị ngữ.
hai vị trí chức năng khác
nhau, từ “một người” không biến đổi về
hình thái.
Từ có sự biến đổi hình thái
VD: I (chủ ngữ) – me (tân ngữ)
Từ nọ đòi hỏi từ kia phải hợp dạng.
Từ biến đổi hình thái tùy thuộc vào chức
năng, vị trí trong câu.
Các quan hệ ngữ pháp ý nghĩa ngữ
pháp biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ, hư từ
và ngữ điệu.
VD:…
Các quan hệ ngữ pháp ý nghĩa ngữ
pháp thể hiện ngay trong bản thân từ
VD: I/ me
He/ him
She/ her
Work/ worked …
Tiếng Việt tồn tại một đợn vị đặc biệt
là tiếng. Tiếng vừa là đơn vị ngữ âm (1 âm
tiết), vừa đơn vị ngữ nghĩa (1 từ đơn),
vừa đơn vị ngữ pháp (1 hình vị). Tiếng
là đơn vị “nhất thể tam ngôi”
VD: “sách”: 1 âm tiết
“sách”: 1 hình vị
(sách + vở = từ ghép “sách vở”)
“sách”: 1 từ đơn
Quan hệ căn tố phụ tố chặt chẽ chỉ
thể hiện được ý nghĩa ngữ pháp kết hợp.
VD: leaf/ leaves
knife/ knives
Từ chỉ thể hiện ý nghĩa ngữ pháp
khi kết hợp căn tố và phụ tố
Tương ứng số lượng ý nghĩa ngữ pháp
phụ tố không cần chặt chẽ. Một phụ tố
thể thể hiện nhiều ý nghĩa ngữ pháp
ngược lại.
VD: -s (số, thời)
-s, -es (số nhiều)
2. Ngữ âm – âm vị học
Câu 1: Phiên âm âm vị học các âm tiết trong VB
Câu 2: Phân loại các âm tiết theo thành phần mở đầu và kết thúc
Phân loại âm tiết theo thành phần mở đầu:
Âm tiết nhẹ: Âm tiết không phần mở đầu (Không âm đầu, không âm
đệm) (a, ú, úng, ai, ăn)
Âm tiết hơi nhẹ: Âm tiết không có âm đầu, có âm đệm (oa, oai, oang, úy, uế)
Âm tiết hơi nặng: Âm tiết có âm đầu, không có âm đệm (táo, tảo, túng, tú, tan, tản)
Âm tiết nặng: Âm tiết có âm đầu, có âm đệm (khuất, khoảng, tuân, hòa, quân, luật,
tòa, tỏa)
Phân loại âm tiết theo thành phần kết thúc
Âm tiết mở: Âm tiết không có kết thúc (lô, ta, hòa, quả, my)
Âm tiết hơi mở: Âm tiết kết thúc bằng bán âm /i/ /u/ (con chữ i, y, u, o) (hay,
may, tai, tàu, khâu, túi)
Âm tiết hơi đóng: Âm tiết kết thúc bằng âm vang mũi /m/, /n/, /ng/, /nh/ (trâm,
miệng, hiền, cành)
Âm tiết đóng: Âm tiết kết thúc bằng âm tắc /p/, /t/, /k/, /c/ (tắc, toát, táp, tát, tách,
kép)
Câu 3: Phân tích cấu trúc âm tiết và có thể kết hợp phân loại âm tiết
Câu 4: Nắm được quy tắc chính tả khi ghi âm các âm vị ng, g, k
Câu 5: Miêu tả đặc điểm sinh học và đặc điểm âm học của nguyên âm và phụ âm
Đặc điểm sinh học của nguyên âm theo các tiêu chí:
Độ mở của miệng: Nguyên âm rộng, nguyên âm hơi rộng, nguyên âm hơi hẹp,
nguyên âm hẹp
Độ tiến lùi của lưỡi: Nguyên âm hàng trước, nguyên âm hàng sau
Hình dáng của môi: Nguyên âm tròn môi, nguyên âm không tròn môi
Độ nâng của lưỡi: Lưỡi nâng thấp, hơi thấp, hơi cao, cao
Miêu tả đặc điểm âm học của nguyên âm
Theo cao độ: Nguyên âm bổng, nguyên âm trầm, n/a trung hòa
Theo độ vang: Độ mở của miệng càng rộng thì độ vang càng lớn
Nguyên âm có độ vang lớn nhất là /a/
Nguyên âm có độ vang nhỏ nhất là /i/
Theo độ dài: Nguyên âm dài, thường, ngắn
Miêu tả phụ âm theo cách phát âm, đặc điểm âm học và vị trí cấu âm
Cách phát âm: Phụ âm tắc, phụ âm xát
Đặc điểm âm học: Phụ âm vang, phụ âm ồn
Vị trí cấu âm: Phụ âm môi môi, môi răng, đầu lưỡi thẳng, đầu lưỡi cong, mặt
lưỡi, gốc lưỡi, thanh hầu
Câu 6: Nhận diện âm vị được ghi bằng các con chữ khác nhau
| 1/10

Preview text:

Đề cương Dẫn luận ngôn ngữ và Ngữ âm học Tiếng Việt
1. Dẫn luận ngôn ngữ
Câu 1: Chứng minh ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con
người. Vận dụng hiểu biết về ngôn ngữ để chỉ ra các nhân tố giao tiếp trong một đoạn hội thoại.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người
 Mở đầu: Con người luôn luôn có nhu cầu phải giao tiếp với nhau. Giao tiếp chính
là hoạt động trao đổi thông tin hay truyền đạt nhận thức, tư tưởng, tình cảm từ người này
sang người khác. Đó vừa là khả năng, vừa là nhu cầu, không ai có thể sống cô độc, tách
biệt hẳn với mọi người xung quanh. Hoạt động giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong
đời sống của con người, trong sự tổ chức và phát triển của xã hội. Thông qua hoạt động
giao tiếp, con người không những truyền đạt những nhận thức, tư tưởng, tình cảm với
nhau mà còn tập hợp nhau, tổ chức thành các tập thể xã hội.
 CM: Trong số các phương tiện giao tiếp của con người, ngôn ngữ là phương tiện
giao tiếp quan trọng nhất:
Xét về mặt lịch sử: NN là phương tiện giao tiếp có lịch sử lâu đời nhất. NN ra đời
cùng với con người, cùng với xã hội loài người và luôn luôn là phương tiện giao tiếp của con người.
Xét về mặt không gian và phạm vi hoạt động: NN phục vụ cho việc giao tiếp của
con người ở khắp mọi nơi, ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, ở tất cả các
nghề nghiệp, lứa tuổi, thế hệ,… Các phương tiện giao tiếp khác có phạm vi hoạt động hạn
chế hơn (các biển báo giao thông, các tín hiệu hàng hải, các mật mã quân sự,…)
Xét về mặt khả năng, kết quả giao tiếp:
o NN giúp con người giao tiếp với nhau và trao đổi nhận thức, tình cảm, tư tưởng
với các sắc thái tinh vi, tế nhị nhất. NN có thể truyền đạt mọi nội dung, ngay cả các sắc
thái tình cảm sâu kín và tế nhị nhất. (Các biển chỉ đường chỉ có thể thông báo cho người
đi đường biết đặc điểm cần lưu ý, chứ không thể bộc lộ tình cảm, thái độ của con người)
o NN có phạm vi sử dụng rộng rãi:
 NN dùng trong sinh hoạt hàng ngày, trong VH ngth, trong KH KT, chính trị, ngoại giao, quân sự,…
 NN có thể truyền đạt những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, kinh nghiệm qua các
thế hệ. Con người có thể giao tiếp với nhau qua các thời đại cách xa nhau hàng thế kỷ.
Nhờ có ngôn ngữ, các thành ngữ, tục ngữ, ca dao, những TPVH truyền miệng hoặc các
VB viết, các thế hệ đã qua vẫn có thể “giao tiếp” được với xã hội ngày nay và cả với các
thế hệ mai sau. Các thế hệ vẫn lĩnh hội và hiểu được lịch sử, những nội dung lưu trữ đó.
o Cùng với chữ viết và các phương tiện kỹ thuật hiện đại, NN giúp con người giao
tiếp với nhau trong những không gian rộng lớn
Xét trong mối quan hệ với các phương tiện giao tiếp khác của con người: Nhờ NN
và giao tiếp bằng NN mà trong xã hội loài người mới dần dần được nảy sinh và hình
thành các phương tiện giao tiếp khác. Nếu thiếu NN, loài người không thể thống nhất và
quy ước với nhau về các phương tiện giao tiếp khác.
Xét trong mối quan hệ với chính ngôn ngữ: NN có khả năng giải thích chính nó, đây là chức năng phi NN. 
Các nhân tố giao tiếp trong một đoạn hội thoại
 Nhân tố nhân vật giao tiếp: Trả lời các câu hỏi ai nói (ai viết), ai nghe (ai đọc).
Các nhân vật giao tiếp mang những đặc điểm về nhiều phương diện: tuổi tác, giới tính,
nghề nghiệp, cá tính, vị thế xã hội, quan hệ xh, vốn sống, vốn văn hóa, vị thế trong giao
tiếp,… Các đặc điểm đó đều chi phối hoạt động giao tiếp của họ và in dấu ấn trong lời
nói giao tiếp và tiến trình giao tiếp.
 Hoàn cảnh giao tiếp: Trả lời câu hỏi nói (viết) trong hoàn cảnh nào? HCGT bao
gồm cả hoàn cảnh hẹp (thời gian, địa điểm, tình huống cụ thể,…) và hoàn cảnh sống
(hoàn cảnh xã hội với các đặc điểm về văn hóa, nếp sống,…)
 Nội dung giao tiếp: Trả lời câu hỏi nói (viết) về cái gì? ND về nhận thức, ND
thông tin, ND tình cảm, cảm xúc, quan hệ hoặc nội dung về hành động.  Mục đích giao tiếp
Mục đích thông tin: Người nói (viết) và người nghe (đọc) trao đổi một số thông
tin, nhận thức, hiểu biết về thế giới tự nhiên, xã hội hoặc bản thân. (trong lĩnh vực KH)
Mục đích bộc lộ tình cảm và quan hệ liên nhân: Qua giao tiếp bằng NN, con người
bộc lộ tình cảm, thái độ, quan hệ đối với nhau và đối với những điều được nói đến, bộc lộ
chính bản thân mình. Ngoài ra, cũng thông qua giao tiếp bằng NN, con người thỏa mãn
nhu cầu giải trí. (sinh hoạt hàng ngày/ lĩnh vực ngth)
Mục đích hành động: Con người bàn bạc, trao đổi ý kiến, tiến tới việc thực hiện
những hành động thuộc các phương diện khác nhau của c/s xh. (hành chính – công vụ)
 Nhân tố phương tiện và cách thức giao tiếp: Trả lời câu hỏi nói (viết) như thế nào?
Các nhân tố giao tiếp trên chi phối việc lựa chọn và tổ chức phương tiện giao tiếp. (Gián tiếp hoặc trực tiếp) VD: “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?” (Ca dao)
HCGT: “đêm trăng thanh”
NVGT: những người nam nữ trẻ tuổi “anh” và “nàng”
Câu hỏi của chàng trai bao gồm những từ ngữ thông thường hàng ngày. Nhưng trong
HCGT này, chàng trai hẳn không phải hỏi chuyện cô gái về một công việc làm ăn (đan
sàng), mà ngụ ý nói tới việc xây dựng gia đình, “xe tơ kết tóc” giữa hai người Chàng trai
khéo léo lựa chọn cách thức giao tiếp tế nhị, duyên dáng. Cái ẩn ý thể hiện ở một hình
ảnh bóng bẩy “tre non đủ lá đan sàng”
 Con người đến độ trưởng thành và tình yêu đến độ chín thì nên tính đến chuyện xây dựng hạnh phúc
 Sự giao tiếp bằng ngôn ngữ đã đạt đến hiệu quả mong muốn. Câu 2:
sao nói ngôn ngữ là công cụ của tư duy? CM ngôn ngữ và tư duy
không đồng nhất với nhau.
Ngôn ngữ là công cụ của nhận thức, tư duy
 Hoạt động nhận thức (2 giai đoạn)
 Giai đoạn nhận thức cảm tính: Các giác quan (người, động vật)
NN chưa tham gia ở giai đoạn này
 Giai đoạn nhận thức lý tính: Con người nắm được bản chất của SVHT và xây
dựng những khái niệm trừu tượng, khái quát  NN có tham gia, biểu đạt củng cố khái
niệm. Ngay cả trong trạng thái suy nghĩ thầm lặng thì NN cũng tham gia, những suy nghĩ
của con người cũng có hình thức biểu hiện là NN.
 Mối quan hệ giữa NN và tư duy rất mật thiết trong quá trình nhận thức : Từ lúc
hình thành, tồn tại và biểu hiện ra bên ngoài, NN tham gia trực tiếp vào các thao tác tư
duy (Phân tích, tổng hợp, suy luận, so sánh, giải thích, đặt vấn đề, bác bỏ, đánh giá, khái quát,…) 
NN và tư duy không đồng nhất với nhau:
 NN và tư duy thuộc 2 phạm trù khác nhau
NN thuộc phạm trù vật chất
Tư duy thuộc phạm trù tinh thần
 NN mang bản sắc dân tộc, tư duy là quy luật chung cho toàn nhân loại
 Các đơn vị của NN (từ, câu) và đơn vị của tư duy (khái niệm) không đồng nhất với
nhau: Cùng một khái niệm có thể biểu hiện bằng nhiều từ (đồng nghĩa), nhiều khái niệm
thể hiện bằng một từ (đồng âm, nhiều nghĩa) Câu 3: CM
ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. PT chỉ ra tính 2 mặt của
tín hiệu, tính võ đoán, tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ.
NN là một hệ thống tín hiệu (HTTH) đặc biệt
 Tín hiệu là sự vật hiện tượng hoặc thuộc tính vật chất nào đó có khả năng tác động
vào giác quan của con người, làm cho con người cảm nhận được, từ đó suy diễn đến một
cái gì đó ngoài bản chất vốn có của sự vật hiện tượng hoặc thuộc tính vật chất đó.
 NN là một hệ thống tín hiệu đặc biệt: Cũng là một hệ thống tín hiệu, nhưng NN
khác với các hệ thống tín hiệu khác
 Số lượng các đơn vị lớn: NN là một hệ thống tín hiệu phức tạp bao gồm các yếu tố
đồng loại và không đồng loại, với số lượng không xác định. Những hệ thống tín hiệu
nhân tạo như hệ thống đèn giao thông, biển chỉ đường, quân hàm,… chỉ bao gồm một số
tương đối hạn chế các yếu tố đồng loại. Chẳng hạn, HTTH giao thông chỉ gồm 3 yếu tố là
đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng và tính chất của chúng hoàn toàn như nhau. NN có nhiều loại
đơn vị khác nhau. Trong đó, âm vị khác với hình vị, hình vị khác với từ, từ khác với câu,
… Số lượng từ và câu trong một NN là vô số. Ta không thể biết hết tất cả các từ của ngay
tiếng mẹ đẻ của mình vì số lượng chúng quá lớn, mà lại thường xuyên được bổ sung, phát triển thêm.
 Nhiều hệ thống khác nhau: Chính vì NN bao gồm các yếu tố không đồng loại nên
nó tạo ra nhiều hệ thống và hệ thống con khác nhau. Mỗi hệ thống con bao gồm những
yếu tố tương đối đồng loại. Chẳng hạn, hệ thống âm vị bao gồm tất cả các âm vị, hệ
thống hình vị bao gồm tất cả các hình vị, hệ thống từ vựng bao gồm tất cả các từ và đơn
vị tương ứng với từ,… Hệ thống âm vị lại chia ra hệ thống nguyên âm và hệ thống phụ
âm, hệ thống hình vị lại chia ra hệ thống hình vị thực và hệ thống hình vị hư, hệ thống từ
vựng có thể chia ra thành hệ thống từ đơn và hệ thống từ ghép,…
 Nhiều cấp độ khác nhau: Các đơn vị NN làm thành nhiều cấp độ khác nhau. Các
đơn vị thuộc cấp độ khác nhau có đơn vị tôn ti. Các đơn vị bậc thấp “nằm trong” các đơn
vị bậc cao và các đơn vị bậc cao “bao gồm” các đơn vị bậc thấp. Chẳng hạn như câu bao
gồm các từ, từ bao gồm các hình vị, hình vị bao gồm các âm vị. Ngược lại, âm vị nằm
trong hình vị, hình vị nằm trong từ, từ nằm trong câu. Thế nên, âm vị, hình vị, từ và câu
là những cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, các yếu tố đồng loại chỉ tạo thành cấp độ khi ta
tìm thấy quan hệ “nằm trong” và “bao gồm”.
 Tính đa trị: Tín hiệu NN có tính đa trị. Trong các HTTH khác, mqh giữa cái biểu
hiện và cái được biểu hiện có tính chất đơn trị. Mỗi cái biểu hiện chỉ tương ứng với một
cái được biểu hiện. Trong NN, có khi một cái biểu hiện tương ứng với nhiều cái được
biểu hiện khác nhau. Các từ đa nghĩa và đồng âm, có khi nhiều cái biểu hiện khác nhau
chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện. Mà NN không chỉ là phương tiện giao tiếp và
phương tiện tư duy mà còn là phương tiện biểu hiện tình cảm, nên mỗi tín hiệu NN, ngoài
ND khái niệm còn có thể biểu hiện cả sắc thái tình cảm của con người.
 Tính độc lập tương đối: Các HTTH nhân tạo khác thường được sáng tạo ra theo
một sự thỏa thuận của một số người, do đó hoàn toàn có thể thay đổi theo ý muốn của
con người. Ngược lại, NN có tính chất xã hội, có quy luật phát triển nội tại của mình,
không lệ thuộc vào ý muốn cá nhân. Tuy nhiên, bằng những chính sách NN cụ thể, con
người vẫn có thể tạo điều kiện cho NN phát triển theo những hướng nhất định.
 Giá trị đồng đại – lịch đại của NN: Các HTTH nhân tạo chỉ có giá trị đồng đại,
được sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu nào đó của con người trong một giai đoạn nhất định.
Còn NN vừa có giá trị đồng đại, vừa có giá trị lịch đại. Tín hiệu đèn giao thông ra đời ở
thời hiện đại, phục vụ xh hiện đại và người ở xh cổ đại không hiểu được ý nghĩa của tín
hiệu giao thông ấy. Nhưng bất cứ NN nào cũng là sản phẩm của quá khứ để lại. NN
không chỉ là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người cùng thời mà còn là
phương tiện giao tiếp và tư duy của những người ở nhiều thời đại, nhiều giai đoạn lịch sử
khác nhau. Ta vẫn biết, hiểu và thấm nhuần những TPVH dân gian, văn học trung đại,… 
Tính 2 mặt của tín hiệu ngôn ngữ
Tín hiệu NN có 2 mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Cái biểu đạt là các âm thanh
mà con người có thể nghe được, cái được biểu đạt là nội dung nhận thức, tư tưởng, tình
cảm của con người. Toàn bộ các từ trong NN là các tín hiệu. Ở mỗi từ luôn có 2 mặt: âm
thanh và ý nghĩa. Âm thanh là cái biểu đạt, còn ý nghĩa là cái được biểu đạt. Cái biểu đạt
này bao gồm nhận thức của con người về sự vật khách quan và tình cảm, thái độ của con
người. Nó tạo nên ND ý nghĩa của từ. Hai mặt của tính hiệu NN luôn gắn bó khăng khít với nhau. 
Tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ: MQH giữa 2 mặt của tín hiệu NN có tính
quy ước rất cao. Đó không phải là MQH có lý do, có tính tất nhiên, mà là MQH do con
người thỏa thuận, quy ước. Nó được hình thành trong lịch sử giao tiếp. MQH võ đoán đó
khiến ta không thể lý giải được vì sao một âm thanh lại được dùng để biểu hiện một ý
nghĩa nào đó, hoặc là lại được dùng để gọi tên một đối tượng nào đó.
VD: Không có lý do nào để cắt nghĩa vì sao trong tiếng Việt lại gọi “hoạt động di
chuyển trên mặt đất bằng hai chân với vận tốc bình thường…” là “đi”. Giữa âm “đi” và ý
nghĩa mà nó biểu hiện không có MQH tất yếu, mà chỉ do thói quen, do sự quy ước trong cộng đồng sử dụng. 
Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ: Trong NN, có khi một cái biểu hiện tương
ứng với nhiều cái được biểu hiện khác nhau. Các từ đa nghĩa và đồng âm, có khi nhiều
cái biểu hiện khác nhau chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện.
VD: Kiến bò đĩa thịt bò.
Câu 4: Trình bày các quan hệ chủ yếu trong hệ thống ngôn ngữ. PT sự thể hiện
các quan hệ ấy trong ví dụ cụ thể.
Quan hệ cấp bậc (Quan hệ cấp độ/ Quan hệ tầng bậc)
 Quan hệ bao hàm: Yếu tố (đơn vị) thuộc cấp độ cao hơn luôn luôn bao hàm yếu tố
(đơn vị) thuộc cấp độ thấp hơn
Câu bao hàm từ, từ bao hàm hình vị, hình vị bao hàm âm vị
 Quan hệ thành tố: Các yếu tố (đơn vị) thuộc cấp độ thấp hơn là thành tố để cấu tạo
nên yếu tố (đơn vị) thuộc cấp độ cao hơn
Âm vị là thành tố để cấu tạo nên hình vị
Hình vị là thành tố để cấu tạo nên từ
Từ là thành tố để cấu tạo nên câu
VD: “Nhân dân ta rất anh hùng”
Từ “nhân dân”, “ta”, “rất”, “anh hùng”. Từ “nhân dân” bao hàm 2 hình vị “nhân” và
“dân”, 2 hình vị “nhân”, “dân” là thành tố cấu tạo nên từ “nhân dân” và tương tự với các từ và hình vị khác.
Hình vị: “nhân”, “dân”, “ta”, “rất”, “anh”, “hùng”. Hình vị “nhân” bao hàm các âm vị
/nh/, /â/, /n/ và thanh ngang.
Âm vị: /nh/, /â/, /n/ và thanh ngang cấu tạo nên hình vị “nhân” 
Quan hệ liên tưởng (Quan hệ dọc) và quan hệ tuyến tính (Quan hệ ngang/
Quan hệ ngữ đoạn)
 Quan hệ tuyến tính: QH giữa các yếu tố NN khi kết hợp với nhau thành một chuỗi.
Nó được hình thành trên cơ sở tính hình tuyến của tín hiệu NN.
VD: Trong câu “Bàn này bằng gỗ lim” có các QH tuyến tính:
QH giữa cụm từ “bàn này” với cụm từ “bằng gỗ lim”
QH giữa các từ trong hai cụm từ trên: “bàn – này”; “bằng – gỗ - lim”
QH giữa 2 hình vị trong từ “bàn này”: “bàn – này”
QH giữa các âm vị trong các hình vị ở câu trên: Hình vị “bàn”: /b/, /a/, /n/ và thanh huyền.
 QH liên tưởng: QH giữa các yếu tố không cùng hiện diện với nhau, nhưng có
những thuộc tính nào đó giống nhau, dễ gợi ra những sự liên tưởng đối với nhau, và về
nguyên tắc chúng có thể thay thế cho nhau được ở cùng một vị trí trong chuỗi hình tuyến của ngôn ngữ. Nhân dân rất anh hùng ta dũng cảm Thanh cần cù niên thông Công nhân minh Nông dân sáng tạo Quân đội … … 
Quan hệ đồng nhất và đối lập
 Quan hệ đồng nhất: QH giống nhau giữa các yếu tố (đơn vị) NN về một phương diện nào đó.
Âm /a/ và âm /i/ có QH đồng nhất vì đều là nguyên âm
Các từ đồng nghĩa “ăn”, “xơi”, “chén”, “đớp” có QH đồng nhất vì có những nét nghĩa giống nhau.
 Quan hệ đối lập: QH giữa các yếu tố khác biệt nhau về một phương diện nào đó.
Âm /a/ và âm /i/ là các nguyên âm có độ mở đối lập nhau: âm /a/ có độ mở rộng, âm /i/ có độ mở hẹp.
Các từ đồng nghĩa vẫn có những nét nghĩa khác biệt: “ăn” có sắc thái trung tính, “
xơi” mang nét nghĩa lịch sự, trang trọng, “chen” có nét nghĩa thân mật, suồng sã, “đớp”
có nét nghĩa xấu, mang sắc thái khinh miệt. Câu 5: Trình
bày về các đơn vị ngôn ngữ trong tiếng Việt (âm vị, hình vị, từ, câu) (KN, chức năng, VD) 
Âm vị: là đơn vị nhỏ nhất có chức năng nhận cảm và phân biệt nghĩa
VD: “hiền” và “tiền”
/h/ và /t/ là 2 âm vị tạo ra sự khác biệt về âm thanh và phân biệt nghĩa. 
Hình vị: là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa nhỏ nhất có chức năng cấu tạo từ và biến đổi từ
VD: Từ “Tổ quốc” có hai hình vị “Tổ” và “quốc”
Từ “books” có hai hình vị là “book” và “s” 
Từ: Đơn vị ngôn ngữ có nghĩa nhỏ nhất có khả năng độc lập và cấu tạo nên câu có
chức năng định danh (gọi tên sự vật, tính chất, trạng thái,…) và cấu tạo nên câu.
VD: Trời âm u và nhiều mây  1 câu (5 từ “trời”, “âm u”, “và”, “nhiều”, “mây”)
Từ “trời” có 1 hình vị
Từ “âm u” có 2 hình vị “âm” và “u”
VD2: /u/ thể hiện 1 âm vị /u/, 1 hình vị (xuất hiện trong từ “âm u”, 1 từ (trong câu “U
đã về!”), 1 câu (“U!”)  Câu:
 Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có chức năng thông báo (truyền đi một thông điệp, thông tin hoàn chỉnh,…)
 Theo ngữ pháp, câu có chủ ngữ và vị ngữ.
Theo mục đích nói, câu thuộc kiểu câu trần thuật, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán,…
Câu 6: Trình bày và phân tích đặc điểm loại hình của tiếng Việt và lấy VD cụ
thể. So sánh đặc điểm loại hình của tiếng Việt và tiếng Anh.
Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
 Từ TV có tính phân tiết: Từ được phân tách thành các âm tiết (tiếng) rõ ràng, tách bạch.
VD: “Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
(“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
Trong câu thơ “Trăm năm trong cõi người ta”, các từ được phân tách thành các âm
tiết tách bạch “trăm – năm – trong – cõi – người – ta”.
 Từ TV không biến đổi về hình thái trong hoạt động NN: Các từ TV không thay đổi
về hình thức ngữ âm và chữ viết dù ở vị trí, chức năng nào trong câu.
VD: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người”
(“Tương tư” – Nguyễn Bính)
Trong câu thơ “Một người chín nhớ mười mong một người”, từ “một người” (1) là
chủ ngữ, từ “một người” (2) là bổ ngữ, nằm trong thành phần vị ngữ. Dù ở hai vị trí chức
năng khác nhau, từ “một người” không biến đổi về hình thái.
 Các quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp hiển thị chủ yếu bằng trật tự từ, hư từ và ngữ điệu
 Hư từ: những từ biểu hiện ý nghĩa về thời, thể, số nhiều, nguyên nhân, bổ sung.
VD: “những quyển sách” – từ “những” là hư từ biểu thị số nhiều
 Trật tự từ: Trật tự trước sau khác nhau biểu hiện ý nghĩa khác nhau VD: ba bà  bà ba
 Ngữ điệu: Ngữ điệu khác nhau biểu thị ý nghĩa khác nhau
VD: “Giỏi nhỉ”  Khen/ Chê/ Mỉa mai 
So sánh đặc điểm loại hình của tiếng Việt và tiếng Anh Tiếng Việt Tiếng Anh
Thuộc loại hình ngôn ngữ độc lập
Thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết phân tiết tính
Từ TV không biến đổi về hình thái
Từ có sự biến đổi hình thái
trong hoạt động NN: Các từ TV không
VD: I (chủ ngữ) – me (tân ngữ)
thay đổi về hình thức ngữ âm và chữ viết
 Từ nọ đòi hỏi từ kia phải hợp dạng.
dù ở vị trí, chức năng nào trong câu.
Từ biến đổi hình thái tùy thuộc vào chức
VD: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông/ năng, vị trí trong câu.
Một người chín nhớ mười mong một
người” (“Tương tư” – Nguyễn Bính)
Trong câu thơ “Một người chín nhớ
mười mong một người”, từ “một người”
(1) là chủ ngữ, từ “một người” (2) là bổ
ngữ, nằm trong thành phần vị ngữ.
 Dù ở hai vị trí chức năng khác
nhau, từ “một người” không biến đổi về hình thái.
Các quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ
Các quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ
pháp biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ, hư từ pháp thể hiện ngay trong bản thân từ và ngữ điệu. VD: I/ me VD:… He/ him She/ her Work/ worked …
Tiếng Việt tồn tại một đợn vị đặc biệt
Quan hệ căn tố và phụ tố chặt chẽ chỉ
là tiếng. Tiếng vừa là đơn vị ngữ âm (1 âm thể hiện được ý nghĩa ngữ pháp kết hợp.
tiết), vừa là đơn vị ngữ nghĩa (1 từ đơn), VD: leaf/ leaves
vừa là đơn vị ngữ pháp (1 hình vị). Tiếng knife/ knives
là đơn vị “nhất thể tam ngôi”
 Từ chỉ thể hiện ý nghĩa ngữ pháp VD: “sách”: 1 âm tiết
khi kết hợp căn tố và phụ tố “sách”: 1 hình vị
(sách + vở = từ ghép “sách vở”)
Tương ứng số lượng ý nghĩa ngữ pháp “sách”: 1 từ đơn
và phụ tố không cần chặt chẽ. Một phụ tố
có thể thể hiện nhiều ý nghĩa ngữ pháp và ngược lại. VD: -s (số, thời) -s, -es (số nhiều)
2. Ngữ âm – âm vị học
Câu 1: Phiên âm âm vị học các âm tiết trong VB
Câu 2: Phân loại các âm tiết theo thành phần mở đầu và kết thúc 
Phân loại âm tiết theo thành phần mở đầu:
 Âm tiết nhẹ: Âm tiết không có phần mở đầu (Không có âm đầu, không có âm đệm) (a, ú, úng, ai, ăn)
 Âm tiết hơi nhẹ: Âm tiết không có âm đầu, có âm đệm (oa, oai, oang, úy, uế)
 Âm tiết hơi nặng: Âm tiết có âm đầu, không có âm đệm (táo, tảo, túng, tú, tan, tản)
 Âm tiết nặng: Âm tiết có âm đầu, có âm đệm (khuất, khoảng, tuân, hòa, quân, luật, tòa, tỏa) 
Phân loại âm tiết theo thành phần kết thúc
 Âm tiết mở: Âm tiết không có kết thúc (lô, ta, hòa, quả, my)
 Âm tiết hơi mở: Âm tiết kết thúc bằng bán âm /i/ và /u/ (con chữ i, y, u, o) (hay, may, tai, tàu, khâu, túi)
 Âm tiết hơi đóng: Âm tiết kết thúc bằng âm vang mũi /m/, /n/, /ng/, /nh/ (trâm, miệng, hiền, cành)
 Âm tiết đóng: Âm tiết kết thúc bằng âm tắc /p/, /t/, /k/, /c/ (tắc, toát, táp, tát, tách, kép)
Câu 3: Phân tích cấu trúc âm tiết và có thể kết hợp phân loại âm tiết
Câu 4: Nắm được quy tắc chính tả khi ghi âm các âm vị ng, g, k
Câu 5: Miêu tả đặc điểm sinh học và đặc điểm âm học của nguyên âm và phụ âm 
Đặc điểm sinh học của nguyên âm theo các tiêu chí:
 Độ mở của miệng: Nguyên âm rộng, nguyên âm hơi rộng, nguyên âm hơi hẹp, nguyên âm hẹp
 Độ tiến lùi của lưỡi: Nguyên âm hàng trước, nguyên âm hàng sau
 Hình dáng của môi: Nguyên âm tròn môi, nguyên âm không tròn môi
 Độ nâng của lưỡi: Lưỡi nâng thấp, hơi thấp, hơi cao, cao 
Miêu tả đặc điểm âm học của nguyên âm
 Theo cao độ: Nguyên âm bổng, nguyên âm trầm, n/a trung hòa
 Theo độ vang: Độ mở của miệng càng rộng thì độ vang càng lớn
Nguyên âm có độ vang lớn nhất là /a/
Nguyên âm có độ vang nhỏ nhất là /i/
 Theo độ dài: Nguyên âm dài, thường, ngắn 
Miêu tả phụ âm theo cách phát âm, đặc điểm âm học và vị trí cấu âm
 Cách phát âm: Phụ âm tắc, phụ âm xát
 Đặc điểm âm học: Phụ âm vang, phụ âm ồn
 Vị trí cấu âm: Phụ âm môi – môi, môi – răng, đầu lưỡi thẳng, đầu lưỡi cong, mặt
lưỡi, gốc lưỡi, thanh hầu
Câu 6: Nhận diện âm vị được ghi bằng các con chữ khác nhau