Đề cương dựa trên nhiều tài liệu môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội
Đề cương dựa trên nhiều tài liệu môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ VĂN HOÁ
I/ Tiếp xúc, tiếp biến văn hóa và vấn đề tiếp biến văn hóa trong
văn hóa Việt Nam (khái niệm, đặc điểm tiếp biến văn hóa trong
văn hóa Việt Nam, những biểu hiện cụ thể) 1) Khái niệm:
Tiếp xúc văn hoá: Hiện tượng tiếp xúc văn hoá xảy ra khi có ít nhất 2 dân tộc người
có văn hoá khác nhau tiếp xúc lâu dài và ổn định với nhau tạo ra sự biến đổi mô thức văn hoá ban đầu
Tiếp biến văn hoá: là tiếp nhận có lựa chọn một số yếu tố văn hoá ngoại lai, biến đổi
cho phù hợp với điều kiện sử dụng bản địa (phù hợp với văn hoá bản địa). Sau thời
gian biến sử dụng và biến đổi tiếp chúng trở thành những yếu tố văn hoá bản địa ngoại sinh
2) Tiếp biến văn hóa trong văn hóa Việt Nam:
Cơ tầng văn hoá Đông Nam Á:
Muốn tìm hiểu về sự tiếp biến trong văn hoá Việt Nam thì trước hết ta phải tìm hiểu về
nguồn gốc của nền văn hoá ấy.
Giáo sư Phạm Đức Vương đã từng nhận định “Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ”
- Cư dân cổ vùng Đông Nam Á đã chuyển từ trồng củ sang trồng lúa từ khoảng thế kỉ VI, V, IV trước công nguyên
- Trâu bò, nhất là trâu đã được thuần hóa và được dùng để làm sức kéo
- Kim khí, chủ yếu là đồng và sắt đã được dùng để chế tạo công cụ, vũ khí, dụng cụ nghi lễ
- Đề cao vai trò của người phụ nữ, người phụ nữ có vai trò quvết định trong mọi hoạt
động của gia đình, một cộng đồng xã hội nhỏ
- Tín ngưỡng: bái vật giáo (thờ các thần; thần đất, thần nước,…)
- Thờ tự nhiên, tổ tiên (thần lúa, thờ cây, thờ đá, thờ hổ…)
- Tư duy lưỡng phân lưỡng hợp (Thờ cặp đôi: ông hoàng – bà chúa, phật ông – phật bà,
ông tơ – bà nguyệt, quan niệm nguồn gốc ra đời từ cặp Totem rồng – tiên / Âm dương: ngói âm dương) - Ngôn ngữ: đơn tố
Giao lưu, tiếp biến với văn hoá Trung Hoa: Xu hướng: Cưỡng bức Tự nguyện
Thái độ: Thờ ơ, lạnh nhạt
Chủ động (từ thời Lý trở đi) Giải Hoa, Giải Hán Biểu hiện:
- Tôn giáo và đời sống tâm linh: người Việt hấp thụ từ văn hóa Trung Hoa các tôn giáo lớn
như Phật giáo đại thừa, đạo giáo.
- Thế giới quan: triết lí âm dương ngũ hành, lịch âm, thuyết tam tài.
- Chuẩn mực đạo đức xã hội: Chịu ảnh hưởng của nho gia với những chuẩn mực “tam
cương, ngũ thường”(Nho giáo). Tuy nhiên, Nho giáo ở Việt Nam có phần khác với Trung
Quốc đó là quan niệm “trung với nước, hiếu với dân” và ở người Việt thích nhất là chữ “Nhân”
- Ngôn ngữ: các từ Hán việt chiếm tỉ trọng đáng kể trong ngôn ngữ người Việt; chữ Nôm –
một biến thể của Hán tự
.- Kiến trúc, ăn, mặc, ở và một số kĩ năng canh tác nông nghiệp người Việt cũng thừa hưởng
từ nền văn hóa Trung Hoa. (Tiếp nhận kĩ thuật rèn đúc sắt và gang, kinh nghiệm chất đá
làm để ngăn sóng biển, kĩ thuật dùng phân mà dân gian vùng cháu thổ Bắc Bộ gọi là "phân bác")
- Mô hình tổ chức xã hội tiếp biến mô hình giai cấp phong kiến của Trung Quốc
- Mặt chủng tộc: người Việt hiện đại là kết quả của sự hòa huyết của những chủng tộc
người Bách Việt của người Hán
Giao lưu, tiếp biến văn hoá Ấn Độ: Xu hướng: Tự nhiên
Nhiều hình thức liên tục Thái độ: Tự nguyện
Mức ảnh hưởng: Văn hoá Việt Văn hoá Chămpa Văn hoá Óc Eo
- Tôn giáo: Phật giáo
(Trung tâm Phật giáo Luy Lâu – trung tâm phật giáo đầu tiên (nay thuộc huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh)
(Giao Châu trở thành trung tâm phật giáo lớn ở Đông Nam Á)
→ Do thâm nhập một cách hòa bình và do đạo Phật có tinh thần bình đẳng, bác ái, chủ
trương dân chủ, không đẳng cấp nên ngay từ thời Bắc thuộc, Phật giáo đã phổ biến rộng
khắp. Đến thời Lý – Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh.
- Ở Việt Nam di tích cho thấy rõ ràng nhất về sự tồn tại của Ấn Độ giáo là thánh địa Mỹ
Sơn của quốc gia Champa cổ, một công trình kiến trúc vĩ đại còn tồn tại đến ngày nay. -
: sử thi nổi tiếng Ramayana. Văn học
- Nghệ thuật kiến trúc: công trình có tính chất tôn giáo như đền, tháp, điêu khắc trên phù
điêu (thánh địa Mỹ Sơn)
- Lễ hội - Ẩm thực
+ Lễ hội đền tháp (lễ hội tháp bà Po Nagar vào tháng tư hằng năm)
+ Ẩm thực truyền thống của Ấn Độ với món cà ri nổi tiếng đã phổ biến ở trên thế giới và
trong đó có Việt Nam. Khác với cà ri kiểu Ấn người Việt thường nấu nhiều nước hơn và
được dùng với nhiều hình thức đa dạng.
Giao lưu văn hoá phương Tây: (Cơ sở văn hoá Trần Qucc Vượng)
Xu hướng: Áp đặt, cưỡng bức Tự nguyện
- Sự xuất hiện của Kitô giáo (Trước khi vào Việt Nam,tư tưởng của Kitô giáo là không được
phép thờ tổ tiên nhưng khi vào đến Việt Nam nó đã được mềm hoá và được phép thờ ông bà
tổ tiên dưới bàn thờ thánh)
- Phát triển hệ thống đô thị còn tồn tại đến ngày nay, kiến trúc (Nhà thờ chính tòa Đức Bà
Sài Gòn, chợ Bến Thành…)
- Sự xuất hiện của các phương tiện văn hóa như:nhà in,máy in ở VN..
- Sự xuất hiện của báo chí,nhà xuất bản
- Sự xuất hiện của một loạt các thể loại ,loại hình văn nghệ mới như tiểu thuyết,thơ mới,điện
ảnh,kịch nói,hội họa…
- Sự ra đời của chữ quốc ngữ.
II/ Môi trường tự nhiên sinh thái và dấu ấn trong thành tố văn hoá Việt:
1) Môi trường tự nhiên sinh thái:
- 3/4 đồi núi, 1/4 là đồng bằng
- Dài Bắc – Nam. Hẹp Đông – Tây
+ Tây sang Đông: Núi đồi, thung, châu thổ, ven biển, biển, hải đảo
+ Bắc xuống Nam: các đèo cắt ngang đông tây
+ Đông và Nam: bờ biển, biển, hải đảo
+ Tây và Bắc: bị chắn bởi núi (Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn)
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đều
- Nhiều ao hồ, đầm phá, kênh mương
- Đường bờ biển dài 3260km
- Từ thời Văn Lang, kết thúc quá trình biến tính cảnh quan đồng bằng tương đối ổn định
- Khí hậu: nhiệt ẩm gió mùa
+ Nhiệt đới: Cân bằng bức xạ quanh năm dương
Nhiệt độ trung bình 22-27oC + Ẩm: Mưa nhiều
Lượng mưa trung bình năm cao (1500-2000mm)
Độ ẩm thường xuyên lên tới 80%
- Hệ sinh thái phồn tạp:
+ Chỉ số đa dạng cao (Thực vật phát triển hơn động vật)
+ Thời kinh tế hái lượm: hái lượm vượt trội săn bắt
+ Thời kinh tế nông nghiệp: trồng trọt vượt trội chăn nuôi
→ Văn hoá Việt Nam xét trong mối quan hệ với môi trường có 2 tính trội: Thực vật, sông nước
2) Dấu ấn trong thành tố văn hoá Việt Món ăn:
- Cơ cấu bữa ăn truyền thống: cơm, rau, cá thịt
- Món ăn chế biến đơn giản, dùng đến nước nhiều
- Được ủ, lên men để bảo quản (Tránh bị ôi thiu do thời tiết nóng ẩm và vi khuẩn dễ phát sinh)
- Miền bắc: thanh đạm, cầu kì trong cách chế biến và trong cách sử dụng gia vị (Cá kho
làng Vũ Đại Hà Nam, Cháo ấu tẩu Hà Giang, Phở Hà Nội, Bún cá Hải Phòng…)
- Miền trung: cay mặn, nhiều yếu tố biển (Cháo lươn Nghệ An, Cao Lầu Hội An,…) , món
xứ Huế - “đế vương hoá các món ăn Mường” (Cơm hến, Bún bò Huế, Bánh canh, Bánh bột lọc,…)
- Miền nam: tổng hợp các bếp ăn Việt – Chăm , Hoa - Ấn, cay – ngọt – “lạ”, dân dã (Thịt
kho, Bánh xèo, Hủ tíu,…)
Trang phục:
- Trang phục truyền thống: nam ở trần, đóng khố, đi đất; nữ yếm, váy
- Chất liệu: nguồn gốc thực vật (tơ tằm, củ nâu, chàm), mỏng nhẹ, thấm mồ hôi Nhà ở:
- Truyền thống: nhà sàn → Cao, chống lụt, chống thú dữ
- Hình thức: nhà cao cửa rộng → Thoáng mát
- Xây cất kiên cố, bền chắc
- Hướng: Nam, Đông Nam → Thoáng mát - Dấu ấn sông nước:
+ ngói vẩy cá, mái cong, nhà thuyền, nhà bè
+ tên gọi các bộ phận: tàu mái, then tàu…
Giao thông đi lại:
- Đường bộ kém phát triển
- Đường thuỷ phát triển mạnh:
+ Phong phú về phương tiện: tàu, thuyền, bè…
+ Giỏi đi trên sông nước, giỏi bắc cầu, thuỷ chiến, vẽ mắt cho thuyền
+ Quan hệ giao thương diễn ra nới bến sông
+ Đô thị là những thương cảng ven sông, ven biển
Phong tục tập quán:
- Tín ngưỡng: thờ nước, thờ các loài sống vùng sông nước
- Tang ma: lễ phạn hàm, chèo đò, bắc cầu
- Lễ hội, lễ tết: phong phú, theo mùa vụ lúa nước, nghi lễ và trò chơi liên quan đến nước (đi cà kheo
- Ngôn từ: liên quan đến nông nghiệp ( xinh như cây lúa, mặt trời mọc, vườn tri thức…), sử
dụng hình ảnh sông nước ví von (đất nước, đẩy thuyền…)
- Tâm lý: linh hoạt, mềm mại (ở bầu thì tròn, ở ống thì dài), liên quan đến nước (nước nổi bèo trôi)
III/ Đặc điểm cơ bản của môi trường xã hội – lịch sử của văn hoá Việt:
- Vị thế địa chính trị, địa văn hoá đặc biệt:
+ Cầu nối Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo
+ Nằm trên giao điểm của các nền văn hoá nước
- Môi trường xã hội có 2 tính trội:
+ Tính tổng hợp, dung hợp cao: “Văn hoá Việt Nam là một nồi lẩu hầm nhử”, “không
chối từ” dung hoà và hội nhập mọi sở đắc văn hoá
+ Tính linh hoạt: tiếp thu và biến đổi về ngôn ngữ, về tư tưởng, về phong tục tập quán
- Lịch sử Việt Nam là lịch sử của các cuộc chiến tranh vệ quốc và công cuộc thống nhất đất
nước (→ Sử dụng từ ngữ liên quan đến chiến tranh: bác sĩ như một người chiến sĩ, chống
dịch như chống giặc)
- Nền văn hoá Việt Nam đa dạng trong thống nhất:
+ Đa dạng về tộc người, về bản sắc văn hoá tộc người
+ Thống nhất chung một nguồn gốc
- Nền văn hoá Việt Nam hình thành trên nền tảng nông nghiệp lúa nước Tiêu chí Đặc điểm
Ứng xử với tự nhiên
Tôn trọng, hài hoà, ưu lối sống định cư
Ứng xử với xã hội
Đề cao cộng đồng, tập thể
Tổ chức cộng đồng
Trọng tình (một bồ cái lí không bằng một tí cái tình)
Trọng văn (trọng ôn hoà, thích văn chương, thơ ca) Trọng phụ nữ Nhận thức
Tổng hợp – biện chứng (nhìn nhận đánh giá theo quan niệm đa thần)
Trọng kinh nghiệm (trọng người già) Đối ngoại Dung hợp trong tiếp nhận
Mềm dẻo, linh hoạt, hiếu hoà trong ứng phó
IV/ Vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
của người Việt trong giai đoạn văn hoá Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
* Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hoá Việt – Hán:
- Khuynh hướng văn hoá Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc:
+ Khuynh hướng Hán hoá là mưu đồ có ý thức của bọn đô hộ và tay sai
+ Khuynh hướng Việt hoá nhằm gìn giữ và phát huy những tinh hoa văn hoá cổ truyền từ
đã có từ thời Văn Lang - Âu Lạc, mặt khác còn tiếp thu, hội nhập những yếu tố văn hoá bên
ngoài để làm phong phú văn hoá Việt; sắp xếp, cấu trúc lại nền tảng văn hoá Việt Hán hoá Việt hoá
Chủ nghĩa “Bình thiên hạ”
Chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lâp tự chủ,
tinh thần tự lập tự cường
Nhà nước đế chế và tổ chức chính quyền đô Cộng đồng xóm làng
hộ theo cơ cấu quận huyện
Sức mạnh của một đế chế lớn mạnh
Sức mạnh đoàn kết toàn dân Đô hộ
Khởi nghĩa chống Bắc thuộc
Hai Bà Trưng (40-43), Bà Triệu (248), Lý
Bí (542), Khúc Thừa Dụ (905), Dương
Đình Nghệ (905), Ngô Quyền (938)
* Giao lưu văn hoá tự nhiên Việt - Ấn: Phật giáo
* Giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc: - Về văn hóa vật chất
+ Tiếp thu kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc, nhân dân ta biết tìm tòi, khai thác
nguyên liệu địa phương (gỗ trầm, rêu biển) để chế tác những loại giấy tốt, chất lượng, có
phần hơn giấy sản xuất ở miễn nội địa Trung Hoa.
+ Chịu ảnh hưởng của kĩ thuật gốm sứ Trung Quốc, ta vẫn sản xuất ra các mặt hàng
độc đáo như sanh hai quai (Trung Quốc chì có chảo), ống nhổ, bình con tiện có đầu voi
- Đấu tranh thường xuyên chống âm mưu đồng hóa của kẻ thù để bảo tồn nòi giống Việt:
bảo vệ tiếng nói dân tộc (dựa trên gốc Hán để hình thành chữ Nôm)
- Ngoài ra, nhân dân ta còn tiếp thu ngôn ngữ từ Ấn Độ, nhất là các từ liên quan đến Phật
Giáo (bụt, bồ tát, chùa tháp,…)
- Lễ giáo Trung Hoa có đặc trưng là sự khinh miệt phụ nữ, cố sức thắt chặt người phụ nữ
vào tư tưởng "tam tòng", "tứ đức"
→ Trong văn hoá Việt, vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội vẫn được đề cao
+ truyền thống đánh giặc và lành đạo nhân dân đánh giặc của Hai Bà Trưng (40-43), Bà Triệu (248)…
+ Ngôi chùa được xây dựng vào loại sớm nhất trên đất Việt là chùa Pháp Vân (Thuận
Thành, Bắc Ninh) - chùa Dâu, trong chùa, tượng Bà Dâu to hơn mọi tượng Phật -
: phong tục dùng trống đồng, tục cạo tóc hay
Nhiều tục lệ cổ truyền vẫn được giữ vững
búi tóc, xăm mình, chôn cất người chết trong quan tài hình thuyền hay thân cây khoét rồng,
tục nhuộm răng, ăn trầu cau...
- Nhiều hiện vật Hán được cải biến theo phong cách Việt: những binh hình con tiện đời
Hán, ở hai bên thành bình thường có mặt hổ phù nhưng thi mặt hổ phù đã được thay thế
bằng hình đầu voi, vòi voi được sử dụng như vòi ấm
- Về âm nhạc, bên cạnh một số nhạc cụ có chịu ảnh hưởng Trung Hoa như khánh, chuông...
chịu ảnh hưởng Ấn Độ và Trung Á như trồng cơm, hồ cầm, vẫn tồn tại những dụng cụ độc
đáo của nền nhạc Việt như trồng, khèn, cồng chiêng... -
V/ Tổ chức làng Việt cổ truyền (nguồn gốc, nguyên tắc hình
thành, đặc trưng, diện mạo) 1) Nguồn gốc:
- Tổ chức quần cư của một cộng đồng người có liên kết với nhau về huyết thống, lịch sử cư
trú hoặc phương thức kinh tế, nằm tại khu vực hiện nay là vùng sản xuất nông thôn hoặc
từng là vùng sản xuất nông thôn
2) Nguyên tắc hình thành:
- Cùng huyết thống: Làng là nơi ở của họ (tên họ là tên làng)
VD: Nguyễn Xá, Lê Xá, Đoàn Xá… - Cùng địa vực:
+ Đề cao quan hệ láng giềng
+ Có 2 tên: tên Nôm và tên Hán (VD: Làng Báng – Làng Đình Bảng, Làng Rộc – Làng Giục Tú)
+ Phân biệt rạch ròi chính cư – ngụ cư 3) Đặc trưng: - Tính cộng đồng:
Ưu: Tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết
Nhược: Dựa dẫm, ỷ lại; Cào bằng (cá mè một lứa, gần bụt gọi bụt bằng anh); đố kỵ - Tính tự trị:
Đặc trưng: nhấn mạnh sự khác biệt
Biểu tượng: luỹ tre, lệ làng
Ưu: cơ sở của lòng yêu nước, cần cù chịu khó
Nhược: thói tư hữu ích kỉ, gia trưởng, bè phái 4) Diện mạo:
- Làng Việt Cổ: Làng Việt Cổ ( Công xã nông thôn) là những đơn vị cư trú của người Việt
Cổ, ra đời từ ngày đầu dựng nước, tiếp tục tồn tại ở nhiều thế kỉ sau.
- Các loại hình làng xã khác: Bên cạnh làng Việt Cổ, còn có nhiều làng xã khác được thành
lập trong xã hội có giai cấp , theo những con đường khác nhau:
+ Làng xã được thành lập trên cơ sở nhân dân đứng ra tổ chức khai hoang: được
thành lập dưới thời Lý Trần. Tên gọi của các làng xã này khá đa dạng, có khi mang tên một
dòng họ chủ trì việc khai hoang, lập làng (Nguyễn Xá, Đàn Xá, Đõ Động,…) hoặc mang những mỹ từ
+ Làng xã nguyên là điền trang hay thái ấp của quý tộc, quan lại phong, kiến (Mỗ
Trạch, Minh Luận, An Nội, Dương Xá,...)
+ Làng nguyên là đồn điền của nhà nước (Làng Quán La, Nhật Tảo)
+ Làng xã được nhà nước chủ trì việc khai phá đất hoang, chiêu tập nông dân không
có ruộng đất, cung cấp kinh phí cho họ đế khấn hoang thành lập làng ấp
+ Làng xã được thành lập trên cơ sở tập hợp những người có cùng một công việc
(làng gỗ Đồng Ky, làng tranh Đông Hö, làng gốm Phù Lãng)
+ Làng xã được thành lập trên cơ sở những người có cùng tôn giáo, cùng hệ tư tưởng, tín ngưỡng.
VI/ Tín ngưỡng dân gian: đặc điểm chung, một số tín ngưỡng
tiêu biểu (tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng sùng bái con
người, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng) 1) Đặc điểm chung:
- Là sự thần thánh hoá, thiêng hoá của con người với một hay nhiều hiện tượng, nhân vật nào đó
- Là sản phẩm văn hoá được hình thành trong mối quan hệ giữa con người với môi trường
tự nhiên, môi trường xã hội và với chính bản thân
2) Một số tín ngưỡng tiêu biểu:
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên:
- Khái niệm: là sự sùng bái, thiêng hoá các hiện tượng thiên nhiên, thông qua đó thể hiện
ước vọng, niềm cầu mong mưa thuận gió hoà, cây cối tươi tốt
- Nguồn gốc và đặc điểm:
+ Phụ thuộc vào thiên nhiên
+ Đa thần và đồng nhất với các nữ thần (Bà Trời, Bà Đất, Bà Mây, Bà Mưa, Bà Sấm,
Bà Chớp, Mẹ Lúa, Bà Mụ) - Biểu hiện:
+ Tục thờ các hiện tượng thiên nhiên (mây, mưa, sấm, chớp, nước, thần núi, thuỷ thần, hà bá)
VD: cúng giao thừa, thờ ông táo, thờ Bà Mụ → Sùng bái thời gian
+ Tục thờ động vật (thờ hổ, thờ rắn, thờ chim,thờ cá sấu, Miếu Gàn – Miếu thờ cá, thờ
học trò thuỷ thần của thầy Chu Văn An), thực vật (thờ cây đa, sợ cây gạo, thờ lúa – Hồn
lúa, Thần lúa, Mẹ lúa)
Tín ngưỡng sùng bái con người: - Nguồn gốc:
+ Quan niệm về Hồn – Vía – Thể xác (khi con người mất đi → chỉ chết về mặt thể xác
còn hồn vía vẫn còn → đi theo con cháu để phù hộ độ chì → Lập bàn thờ người đã khuất)
+ Truyền thống uống nước nhớ nguồn, đề cao đạo hiếu
- Biểu hiện:
+ Tục thờ tổ tiên (Việt Nam khác với các dân tộc Á Đông khác: Hàn, Nhật, Triều Tiên –
tông tộc trưởng đảm nhận phụ trách, trong các gia đình nhỏ không có bản thờ. Việt Nam –
gia đình nào cũng có bàn thờ ông bà tổ tiên)
+ Thờ người có công với làng xã, danh nhân, anh hùng
+ Thờ vua tổ (Giỗ tổ Hùng Vương)
Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng:
- Nguồn gốc: Thành hoàng xuất hiện ở Trung Quốc thời cổ đại là vị thần bảo hộ cho thành
trì, đô thị, một phủ, một châu hay một huyện. Được du nhập vào Việt Nam thời thuộc Đường
- Khi vào Việt Nam, Thành hoàng được phân ra làm 2 nhánh:
+ Đô thành hoàng: vị thần bảo trợ cho kinh đô, kinh thành (vị thần Thành hoàng đầu
tiên - Thần sông Tô Lịch, Lý Công Uẩn cho xây Đền Bạch Mã để nhớ ơn thần ngựa trắng)
+ Thành hoàng làng: người Việt mượn tên gọi của Thành hoàng kết hợp với việc thờ
thần bản địa tạo ra vị Thành hoàng làng của làng mình
- Nơi thờ: đình làng
- Nguồn gốc xuất thân của Thành hoàng làng:
+ Thiên thần: mây, mưa, sấm, chớp, không gian, thời gian
+ Nhiên thần: thần núi, thần sông, hà bá + Nhân thần:
Chính thần: vị thần có công, các anh hùng dân tộc (Làng Triều Khúc – Bố cái đại
vương Phùng Hưng, Làng Quảng Bá – Đức Ngô Quyền, Làng Đồng Nhân – Đền
Đồng Nhân thờ Hai Bà Trưng) → Chia làm 3 cấp:
+ Thượng đẳng thần: có công lớn đối với quốc gia, dân tộc (Trần Hưng Đạo, Hai Bà
Trưng, Lý Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão,…)
+ Trung đẳng thần: có công khai điền lập ấp, có ơn với dân
+ Hạ đẳng thần: có công trạng giới hạn trong làng, xã
Tà thần, dâm thần: xuất thân hèn kém, sau sự ra đi có sự hiển linh đối với làng (Làng
Cổ Nhuế - thần gác phân, Làng Lộng Khê – thần ăn xin, Làng Đồng Kỵ - thần tà dâm
- Tục hèm, lễ mật:
+ Tục hèm: diên lại một sự tích, hành vi, câu nói của vị Thành hoàng (Làng Đồng Kỵ -
Rước pháo, rước nõ nường bằng gỗ, Làng Cổ Nhuế - thờ đôi quang gánh)
+ Lễ mật: diễn ra vào lúc nửa đêm, đèn trong thôn phải được tắt hết, chỉ người dân
trong làng mới được dự lễ mật (Làng Trò Trám – lễ hội linh tinh tình phộc)