-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương giữa kì môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội
Đề cương giữa kì môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Dẫn luận ngôn ngữ (ĐHHN) 57 tài liệu
Đại học Hà Nội 682 tài liệu
Đề cương giữa kì môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội
Đề cương giữa kì môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Dẫn luận ngôn ngữ (ĐHHN) 57 tài liệu
Trường: Đại học Hà Nội 682 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hà Nội
Preview text:
NỘI DUNG 1
Các khái niệm ngôn ngữ học chương 1, chương 2 (đến hết phân loại âm tố) NỘI DUNG 2
Phiên âm âm vị học (tiếng Việt) NỘI DUNG 3
Viết bài luận liên quan đến vấn đề:
- Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu
- Đặc trưng của ngôn ngữ loài người.
- Mối quan hệ ngôn ngữ - tư duy - văn hóa (cần ngữ liệu để so sánh đối chiếu). ND 1:
https://hanueduvn0.sharepoint.com/:b:/s/DLNNN4CT3-conH-HK1-NH23-24/EZQx_13SoCJFvGE w1GIPzdkBlJw8bEKoErGaBvgdI3m0U CHƯƠNG 1
1. Ngôn ngữ: Hệ thống âm thanh, từ ngữ và các quy tắc kết hợp chúng làm phương tiện giao
tiếp cho một cộng đồng.
2. Lời nói: Là sản phẩm của hoạt động nói năng, những văn bản, những diễn ngôn cụ thể trong
các tình huống cụ thể, được thực hiện bởi những cá nhân cụ thể.
3. Tín hiệu: Thực thể vật chất kích thích vào giác quan của con người (làm cho người ta tri
giác được) và có giá trị biểu đạt một cái gì đó ngoài thực thể ấy.
4. Cái biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ: Mặt âm thanh/ vỏ ngữ âm của tín hiệu.
5. Cái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ: Mặt nội dung/ nghĩa của tín hiệu.
6. Tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ: Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của tín hiệu
ngôn ngữ không có mối quan hệ tự nhiên nội tại nào. Việc dùng âm này hay âm kia để biểu thị
ý nghĩa này hay ý nghĩa khác do cộng đồng xã hội quy ước.
7. Tính hình tuyến: Khi đi vào hoạt động, các tín hiệu ngôn ngữ xuất hiện kế tiếp nhau tạo
thành chuỗi theo chiều rộng của thời gian.
8. Tính cấu trúc 2 bậc/ song tính:
Bậc 1: Các đơn vị tự thân không mang nghĩa.
Bậc 2: Những đơn vị mang nghĩa (do các đơn vị không mang nghĩa kết hợp với nhau theo
những quy tắc nhất định).
9. Tính sản sinh: Từ một số lượng hữu hạn những đơn vị, yếu tố đã có, dựa vào những
nguyên tắc đã được xác định, người sử dụng có thể tạo ra và hiểu được rất nhiều đơn vị, vô số
những câu mới mà trước đó có thể họ chưa từng nói hoặc chưa từng nghe thấy.
10. Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ: Một vỏ âm thanh biểu thị nhiều nghĩa và ngược lại.
11. Tính di vị: Ngôn ngữ và người sử dụng ngôn ngữ không bị hạn chế về mặt thời gian và
không gian trong giao tiếp khi nói về bất kì sự vật, hiện tượng nào. Ngôn ngữ đại diện, thay thế
cho những cái được nó biểu hiện, gọi tên. Cái được biểu hiện của ngôn ngữ, dù bản tính vật
chất hay phi vật chất, hiện thực hay phi hiện thực đều không quan trọng, quan trọng là sự tồn
tại của chúng trong văn hoá - xã hội của cộng đồng.
12. Hệ thống: Một tổng thể các yếu tố có quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau, tạo thành một
thể thống nhất có tính phức hợp hơn.
13. Cấu trúc: Tổ chức bên trong của hệ thống, là mô hình bao gồm các mối quan hệ liên kết
giữa các bộ phận, các yếu tố của hệ thống với nhau.
14. Quan hệ tôn ti: Quan hệ của các đơn vị thuộc các cấp độ khác nhau trong hệ thống ngôn
ngữ. Đơn vị thuộc cấp độ cao hơn bao hàm đơn vị ở cấp độ thấp hơn và ngược lại.
15. Quan hệ kết hợp: Quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ thành chuỗi theo tuyến tính (trục
ngang/ trục thời gian) khi ngôn ngữ đi vào hoạt động. Trong quan hệ này, chỉ những đơn vị
đồng hạng (thuộc cùng một bậc, có chức năng ngôn ngữ như nhau) mới trực tiếp kết hợp với nhau.
16. Quan hệ đối vị: Quan hệ giữa một đơn vị ngôn ngữ với những đơn vị đồng hạng khác có
thể thay thế được cho nó tại vị trí mà nó hiện diện trong câu.
17. Chức năng miêu tả của ngôn ngữ: Tổ chức, phản ánh trải nghiệm của con người về thế giới.
18. Chức năng xã hội của ngôn ngữ: Xác lập, duy trì và thông báo mối quan hệ người nói với người nghe.
19. Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ: Biểu thị quan điểm, thái độ đối với trải nghiệm đã qua của người nói.
20. Loại hình ngôn ngữ: Tập hợp/ nhóm các ngôn ngữ có chung đặc điểm về cấu trúc hình
thái hoặc cú pháp, cơ cấu âm vị. CHƯƠNG 2
1. Ngữ âm: Toàn bộ hệ thống âm của ngôn ngữ con người nói ra.
2. Ngữ âm học: Bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu mặt âm thanh của ngôn ngữ.
3. Ngữ âm học cấu âm: Nghiên cứu bộ máy phát âm của con người, cách thức, nguyên lý tạo
âm của ngôn ngữ, miêu tả các âm về mặt cấu âm trong bộ máy phát âm.
4. Ngữ âm học âm học: Nghiên cứu bản chất sóng âm của ngôn ngữ được con người tạo ra
như thế nào (cường độ, tần số tương ứng bình diện vật lý).
5. Ngữ âm học thính giác: Nghiên cứu sự tri nhận của bộ não con người về âm thanh tiếng nói.
6. Cơ quan phát âm chủ động: Vận động được, đóng vai trò chính khi tạo các âm.
7. Cơ quan phát âm thụ động: Không vận động được, giữ vai trò hỗ trợ, là điểm tựa để các
cơ quan chủ động hướng tới khi cấu âm.
8. Âm tố: Là đơn vị cấu âm - thính giác nhỏ nhất của âm thanh lời nói.
9. Nguyên âm: Những âm được tạo thành khi luồng hơi từ phổi đi lên không bị cản trở, thoát
ra ngoài một cách tự do. Dây thanh rung động mạnh, luôn là tiếng thanh.
10. Nguyên âm đôi: Nguyên âm có sự thay đổi phẩm chất trong quá trình phát âm âm tiết chứa nó.
11. Phụ âm: Những âm được tạo thành khi luồng hơi từ phổi đi lên bị cản trở hoàn toàn hoặc
một phần tại một vị trí nào đó, bằng cách nào đó, khi thoát ra ngoài tạo nên tiếng động (nổ/ xát nhẹ).
12. Phương thức cấu âm: Cách cản trở (hoàn toàn hoặc một phần) luồng hơi từ phổi đi lên.
13. Vị trí cấu âm: Vị trí mà luồng hơi từ phổi đi lên bị cản trở bởi sự tiếp xúc của các bộ phận trong bộ máy phát âm.
14. Đặc điểm âm học (tính thanh): Khi luồng hơi từ phổi đi lên qua khe thanh, dây thanh có rung hay không rung.
15. Nét khu biệt: Đặc trưng cấu âm - âm học có chức năng xã hội (đặc trưng cấu âm - âm học
quan yếu), phân biệt âm vị này với âm vị khác.
16. Âm vị: Là tổng thể (chùm) những nét khu biệt được thể hiện đồng thời./ Đơn vị ngôn ngữ
nhỏ nhất có chức năng khu biệt vỏ âm thanh của các từ.
17. Âm vị đoạn tính: Loại âm vị được thể hiện theo nguyên tắc kế tiếp nhau theo dòng thời
gian và có tính chất khúc đoạn.
18. Âm vị siêu đoạn tính: Loại âm vị không thể hiện theo nguyên tắc kế tiếp nhau theo dòng
thời gian và không có tính chất khúc đoạn mà thường được thể hiện cùng âm tiết hoặc chuỗi âm tiết.
19. Biến thể âm vị: Những âm tố cùng thể hiện một âm vị.
20. Biến thể tự do: Xuất hiện tự do ở một số cá nhân, không thể đoán trước được bối cảnh.
21. Biến thể kết hợp: Xuất hiện do sự kết hợp của nó trong dãy âm mang lại (do chu cảnh quyết định).
22. Âm tiết: Đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của lời nói, cấu trúc gồm có nguyên âm (đỉnh
âm tiết) và các phụ âm bao quanh.
23. Âm tiết mở: Kết thúc bằng một nguyên âm.
24. Âm tiết hơi mở: Kết thúc bằng một bán âm.
25. Âm tiết khép: Kết thúc bằng một phụ âm tắc vô thanh.
26. Âm tiết hơi khép: Kết thúc bằng phụ âm mũi.
Please shout out to BẢNG PHỤ ÂM TIẾNG VIỆT.docx - quà tặng khảo sát của tiền bối nào đó. ND 2:
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-noi-vu-ha-noi/econimic/bang-phien-am -am-vi-hoc-tieng-viet/52087811 ND 3:
1. Ngôn ngữ là 1 hệ thống tín hiệu: -
Ngôn ngữ: Hệ thống âm thanh, từ ngữ và các quy tắc kết hợp chúng làm phương tiện giao tiếp cho một cộng đồng.
- Tín hiệu: là 1 thực thể vật chất kích thích vào giác quan của con người (làm cho người ta tri giác
được) và có giá trị biểu đạt gì đó ngoài thực thể ấy.
VD: đèn giao thông ⇒ mắt: thấy màu đỏ ⇒ não: “dừng lại!”
- Điều kiện để 1 thực thể là tín hiệu:
+ Phải có bản chất vật chất, kích thích đến giác quan của con người và được giác quan của con
người cảm nhận (chủ yếu: thị giác và thính giác)
+ Phải đại diện cho hoặc biểu đạt một cái gì đó ngoài bản thân nó
+ Mối liên hệ quy ước giữa “tín hiệu” với cái mà nó đại diện cho, phải được người ta nhận thức,
tức là người ta phải biết “suy diễn” từ đó nói tới cái gì ngoài nó.
+ Sự vật/ thực tế đó phải nằm trong 1 hệ thống tín hiệu nhất định để được xác định tư cách, giá
trị tín hiệu của mình cùng với các tín hiệu khác.
VD: đèn xanh - đỏ - vàng trong 1 hệ thống đèn.
+ Tín hiệu phải là những thực thể có 2 mặt: mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện, do con người
quy ước, “gán” cho chúng. Mặt khác, các tín hiệu phải hợp thành những hệ thống thì mỗi tín
hiệu mới thực sự là tín hiệu của hệ thống ấy.
- NN là 1 hệ thống tín hiệu vì:
+ Cơ cấu tổ chức của nó có tính hệ thống
+ Vốn có bản chất tín hiệu - Trong đó: + Từ:
● Mặt biểu hiện: âm thanh
● Mặt được biểu hiện: những nội dung, ý nghĩa, khái niệm về các sự vật, hiện tượng, thuộc
tính, quá trình và cũng chính là tên gọi sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trình đó.
VD: worker, boy, girl, teacher, máy bay, cây, đỏ lừ,...
+ Hình vị: đơn vị có chức năng cấu tạo từ hoặc làm biến đổi hình thái các từ.
● Mặt biểu hiện: âm thanh
● Mặt được biểu hiện: những nội dung, ý nghĩa, hoặc chức vụ ngữ pháp nhất định.
VD: work, er, teach, er, máy, bay, đỏ, lừ,...
⇒ Các tín hiệu không hoàn toàn đồng đều nhau về tất cả các phương diện; trong đó, từ chính
là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, đồng thời là các tín hiệu điển hình. [CÁ] ↙ ↖ [ ] ⟶
[đv có xương, ở nước, thở bằng mang, bơi bằng vây]
2. Đặc trưng của ngôn ngữ loài người:
- Tính võ đoán: Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ không có mối quan hệ
tự nhiên nội tại nào. Việc dùng âm này hay âm kia để biểu thị ý nghĩa này hay ý nghĩa khác do
cộng đồng xã hội quy ước.
VD: không biết vì sao mắt được gọi là “mắt”/ dùng từ “mắt” để chỉ mắt
- Tính hình tuyến: Khi đi vào hoạt động, các tín hiệu ngôn ngữ xuất hiện kế tiếp nhau tạo thành
chuỗi theo chiều rộng của thời gian.
+ Các tín hiệu ngôn ngữ không thể đồng thời xuất hiện. Đây là đặc điểm khác biệt với các loại
hình nghệ thuật khác như kiến trúc, hội hoạ. Phải hết âm tiết này đến âm tiết kia. VD:
● Nhà họa sĩ có thể miêu tả mùa thu qua một bức tranh nhưng nhà văn thì phải miêu tả lần
lượt các cảnh trong bức tranh thu đó.
● (1) Anh → (2) có → (3) nhớ → (4) em → (5) không?
⇒ Tính hình tuyến được coi như một nguyên lí căn bản, có giá trị chi phối cơ chế hoạt động của ngôn ngữ.
⇒ Các đơn vị, yếu tố của ngôn ngữ kết nối với nhau thành chuỗi theo nguyên tắc nhất định để
tạo thành đơn vị lớn hơn (câu, đoạn văn, bài văn,...)
⇒ Các âm tiết (đơn vị phát âm tự nhiên của ngôn ngữ) trong chuỗi lời nói ra cũng phải được
“nói ra” theo trật tự thời gian.
⇒ Hệ quả quan trọng nhất: quan hệ kết hợp giữa các đơn vị ngôn ngữ.
- Tính cấu trúc 2 bậc/ song tính/ phân đoạn đôi (duality):
+ Bậc 1: Các đơn vị tự thân không mang nghĩa. VD: a, b, c, d, e,...
+ Bậc 2: Những đơn vị mang nghĩa (do các đơn vị không mang nghĩa kết hợp với nhau theo
những quy tắc nhất định). VD: ● b + a → ba ● c + o + n → con ● m + e + o → mèo
+ Từ những đơn vị mang nghĩa có thể tiếp tục kết hợp với nhau để tạo thành cấu trúc phức tạp hơn.
VD: ba + con + mèo + này → con mèo/ ba con mèo/ ba con mèo này…
+ Khi có được các ngôn bản (chuỗi lời được nói ra, viết ra), thì có thể phân đoạn theo hai “bậc”.
Từ đơn vị mang nghĩa, tín hiệu được sử dụng → phân đoạn, thu được đơn vị nhỏ hơn.
VD: ba con mèo này → ba con mèo / này → ba // con mèo / này → ba // con /// mèo / này → b //// a, c /// o /// n…
⇒ Nhà nghiên cứu ngôn ngữ thực hiện được các thao tác, thủ tục để phân xuất, xác định các đơn vị của ngôn ngữ.
- Tính sản sinh: Từ một số lượng hữu hạn những đơn vị, yếu tố đã có, dựa vào những nguyên tắc
đã được xác định, người sử dụng có thể tạo ra và hiểu được rất nhiều đơn vị, vô số những câu mới
mà trước đó có thể họ chưa từng nói hoặc chưa từng nghe thấy. VD:
● chỉ 2 âm a,nvà 6 thanh, ta có thể tạo thành:
a + n → an, àn, ản, ãn, án, ạn
n + a → na, nà, nả, nã, ná, nạ
● chỉ với 3 từ: hai,người,vợcó thể tạo thành:
hai + người + vợ → hai người vợ
người + vợ + hai → người vợ hai
người + hai + vợ → người hai vợ
vợ + hai + người → vợ hai người… -
Tính đa trị: Một vỏ âm thanh biểu thị nhiều nghĩa và ngược lại. Hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa, đa nghĩa.
+ Mối quan hệ giữa mặt biểu hiện với mặt được biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ là võ
đoán, không lý do; nên hệ quả kéo theo là người ta có thể “chuyển hướng” hoặc mở
rộng quan hệ, khiến cho 1 vỏ âm thanh đang biểu hiện nội dung này, sự vật này có thể
biểu hiện nội dung khác, sự vật khác, hoặc thôi, không biểu hiện những cái mà nó vốn từng biểu hiện nữa. VD: “cổ”:
● bộ phận cơ thể người, động vật. ● cổ áo
Người phụ nữ có con: mẹ, má, đẻ, u, bầm,...
- Tính di vị: Ngôn ngữ và người sử dụng ngôn ngữ không bị hạn chế về mặt thời gian và không
gian trong giao tiếp khi nói về bất kì sự vật, hiện tượng nào. Ngôn ngữ đại diện, thay thế cho
những cái được nó biểu hiện, gọi tên. Cái được biểu hiện của ngôn ngữ, dù bản tính vật chất hay
phi vật chất, hiện thực hay phi hiện thực đều không quan trọng, quan trọng là sự tồn tại của chúng
trong văn hoá - xã hội của cộng đồng.
VD: kể chuyện, nói xấu,...
3. Mối quan hệ ngôn ngữ - tư duy - văn hóa (cần ngữ liệu để so sánh đối chiếu) a. Định nghĩa:
- Ngôn ngữ: là hệ thống âm thanh, từ ngữ và các quy tắc kết hợp chúng làm phương tiện giao tiếp cho một cộng đồng.
- Tư duy: là từ ngữ chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác sửa đổi và cải tạo thế
giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho con người có nhận thức đúng đắn về sự vật xung
quanh đồng thời có cách ứng xử với nó, là sự phản ánh quá trình nhận thức ở trình độ cao, sự
nhận thức một cách khái quát, tích cực, gián tiếp và sáng tạo về thế giới qua các khái niệm, phán đoán.
- Văn hóa: là những giá trị vật chất và tinh thần còn lại sau thời gian, được cộng đồng xã hội tự
nguyện lưu truyền từ đời này sang đời khác thông qua các chuỗi sự kiện trong đời sống hàng ngày.
b. Quan hệ giữa ngôn ngữ - tư duy:
- Ngôn ngữ và tư duy có mối liên hệ mật thiết với nhau, ngôn ngữ là cơ sở để tư duy ra đời, tư duy
làm cho ngôn ngữ tồn tại và phát triển. (Theo Triết học Mác-Lenin, ngôn ngữ là 1 trong những
nguồn gốc của ý thức hay là tư duy.)
- Đã có ý kiến cho rằng mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy là 2 mặt của một tờ giấy. Nghĩa là
ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưng sẽ không đồng nhất với nhau. Đặc điểm là không có ngôn
ngữ thì con người sẽ không thể tư duy bởi “Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy” (C. Mác)
và là công cụ để con người có thể hình thành tư tưởng. Tư duy là một thực tế muốn tồn tại và
muốn được phát triển trong xã hội thì con người phải dựa vào thực thể đó chính là ngôn ngữ.
- Nhưng nếu không có tư duy thì ngôn ngữ sẽ không xuất hiện vì tư duy sẽ cung cấp nội dung tinh
thần và đảm bảo rằng ngôn ngữ tồn tại. Không có các kết quả tư duy thì ngôn ngữ sẽ chỉ là hình
thức âm thanh thuần túy. Sẽ không có tiếng gió, tiếng nước chảy hay tiếng ho, hắt hơi, tiếng khóc của con người.
c. Quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa:
- Vănhóalà hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần mà loài người đã tạo ra trong tiến trình lịch
sử (Phùng Quý Nhân, 1975, tr. 7) (Culture is the system of spiritual and material values that
human being has created throughout history).
- “Văn hóalà một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội của mình” (Trần Ngọc Thêm, 1997, tr.27).
- Như vậy, vănhóacó thể được xem như là một thể phức hợp các kết quả và quá trình hoạt động xã
hội của con người.Và rằng những người sống bên ngoài một nền văn hóa sẽ không thể diễn giải
một cách hoàn chỉnh định nghĩa về văn hóa vì việc nhận thức về thế giới và xã hội đã ngấm sâu
vào những thành viên sống trong một môi trường văn hóa cụ thể.
- Trong bài viết này, chúng tôi không dự định giới thiệu về đặc trưng văn hóa, chúng tôi quan tâm
đến các yếu tố văn hóa được diễn đạt trong ngôn ngữ.
- Một ngôn ngữ nhất định tồn tại luôn có mối quan hệ chặt chẽ với ngôn cảnh văn hóa - xã hội.
Nếu người tham gia giao tiếp không chú ý tới yếu tố văn hóa trong ngôn ngữ, rất khó để giao tiếp
thành công ngôn ngữ đó. Chính vì lí do này, bên cạnh khả năng ngôn ngữ, người học ngoại ngữ
phải hiểu ngôn ngữ đó được sử dụng thế nào trong các bối cảnh văn hóa - xã hội cụ thể. Để hiểu
rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là ngôn ngữ và văn hóa.
- Ngôn ngữ và văn hóa được xác định một cách cụ thể là “vô cùng chặt chẽ, tới mức mà ta không
thể hiểu và đánh giá đúng được cái này nếu không có kiến thức về cái kia” (Sapir, 1991). Theo
Brown (1996), ngôn ngữ là một phần của văn hóa và văn hóa là một phần của ngôn ngữ, cả hai
đan xen nhau để cái nọ không tách khỏi cái kia mà không mất đi ý nghĩa của ngôn ngữ hay văn hóa.
- Emmitt & Pollock (1997) có cùng quan điểm và cho rằng, ngôn ngữ có nguồn gốc từ văn hóa và
văn hóa được phản ánh và được truyền tải bởi ngôn ngữ từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Allwright and Bailey (1991) cho rằng, học một ngoại ngữ mới liên quan đến học một nền văn
hóa mới. Và kết quả là: “Giáo viên ngoại ngữ cũng là giáo viên văn hóa” (Byram, 1989). Có thể
nói, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa là mối quan hệ có tính tương tác qua lại, tác động hỗ
trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Nói cách khác, ngôn ngữ là phương tiện truyền tải mọi kiến thức,
trong ý nghĩa đó ngôn ngữ là một phần của văn hóa và tư duy.
- Theo quan điểm của Wenying (1989), ngôn ngữ và văn hóa được truyền tải thông qua các ẩn dụ sau: -
Từ quan điểm triết học: Ngôn ngữ + Văn hóa => Cơ thể sống Thịt Máu
⇒ Ngôn ngữ và văn hóa tạo thành cơ thể sống: ngôn ngữ là thịt và văn hóa là máu. Không có
văn hóa, ngôn ngữ sẽ chết, không có ngôn ngữ, văn hóa sẽ không được hình thành.
- Từ quan điểm giao tiếp: Ngôn ngữ + Văn hóa
=> Bơi (giao tiếp) Kĩ năng bơi Nước
⇒ Giao tiếp là bơi, ngôn ngữ là kĩ năng bơi và văn hóa là nước. Không có giao tiếp
ngôn ngữ thì vẫn tồn tại một lượng nước nhỏ; không có văn hóa, sẽ không có giao tiếp.
- Từ quan điểm ngữ dụng: Ngôn ngữ + Văn hóa
=> Giao thông ( giao tiếp) Phương tiện Đèn giao thông
⇒ Giao tiếp giống như giao thông: ngôn ngữ là phương tiện và văn hóa là đèn giao
thông. Ngôn ngữ làm cho văn hóa dễ dàng hơn và nhanh hơn; văn hóa đôi khi thúc đẩy và đôi khi cản trở giao tiếp.
- Như vậy, nếu người tham gia giao tiếp không có kiến thức về văn hóa trong một ngôn ngữ nhất
định, họ sẽ không thể sắp xếp đúng các mẫu ngôn ngữ theo ngôn cảnh tình huống chứ đừng nói
đến việc ứng dụng chúng trong một ngôn cảnh phù hợp. Chẳng hạn, thành ngữ “Mưanhưtrút
nước”trong tiếng Việt được diễn đạt trong tiếng Anh là “Itrainscatsanddogs”(dùng mèo và
chó để ví trời mưa như trút nước), “Imlặngnhưtờ”trong tiếng Việt được diễn đạt trong tiếng
Anh là “It is as quiet as a mouse” (Im lặng như chuột), thành ngữ “nhưcágặpnước”trong
tiếng Việt được diễn đạt trong tiếng Anh là “như vịt gặp nước” (Like a duck to water) hay
“Uống rượu như hũ chìm” được diễn đạt trong tiếng Anh là “Drink like afish”(Uống rượu nhiều như cá).
- Ngôn ngữ và văn hóa là mối quan hệ có tính phản ánh, văn hóa là nội dung và ngôn ngữ là
phương tiện để mô phỏng nội dung đó. Từ quan điểm trên, có thể nhận thấy tầm quan trọng của
kiến thức văn hóa trong giao tiếp là không thể phủ nhận. Giáo viên ngôn ngữ nên áp dụng
phương pháp giao tiếp trong quá trình dạy và học và đồng thời bổ sung các tài liệu dạy có yếu tố
văn hóa để cung cấp cho học viên những thông tin về ngôn ngữ xã hội.
d. Quan hệ giữa tư duy - văn hóa:
Trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ - tư duy - văn hóa thì ngôn ngữ đóng vai trò là
phương tiện liên hệ, kế thừa và phát triển của văn hóa. Còn văn hóa chính là thước đo tư
duy, trình độ của một dân tộc. Vì vậy, chúng có mối quan hệ qua lại, khăng khít và tác
động với nhau tạo ra một quần thể thống nhất là văn hóa - ngôn ngữ và tư duy. Ngôn
ngữ là 1 trong những thành tố đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hóa nào. Nó phản ánh
tính đặc thù văn hóa của mỗi nơi và chính trong ngôn ngữ, văn hóa dân tộc được lưu giữ lại rõ ràng nhất. REFERENCES:
1. https://seongay.com/vi-du-ve-tinh-hinh-tuyen-cua-ngon-ngu/amp
2. https://zaidap.com/moi-quan-he-giua-ngon-ngu-va-van-hoa-d300360.htm
3. https://toploigiai.vn/moi-quan-he-giua-ngon-ngu-va-tu-duy
4. https://123docz.net/trich-doan/779723-moi-quan-he-giua-van-hoa-ngon-ngu-va-tu-duy. htm
5. https://ket-noi.com/blog/threads/moi-quan-he-giua-ngon-ngu-va-tu-duy.289746/
6. https://vienphapluatungdung.vn/nghien-cuu-ve-moi-lien-he-giua-ngon-ngu-va-tu-duy-lo gic.html