Đề cương học phần từ vựng và ngữ dụng học
Đề cương học phần từ vựng và ngữ dụng học với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (POLI106)
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN TỪ VỰNG VÀ NGỮ DỤNG HỌC A. TỪ VỰNG I. Cấu tạo từ
1. Xác định đc đơn vị cấu tạo từ và nêu khái niệm, 3 đặc điểm.
Đơn vị cấu tạo từ: hình vị (từ tố)
Khái niệm: Hình vị (từ tố) là những hình thức ngữ âm cố định, bất biến, nhỏ nhất với dạng
tối thiểu là một âm tiết, tự thân có nghĩa (từ vựng hay ngữ ),
pháp có thể chịu tác động của
phương thức cấu tạo để cấu tạo từ cho tiếng Việt.
3 đặc điểm của hình vị: Là đơn vị nhỏ nhất
Dạng chuẩn tối thiểu là 1 âm tiết Tự thân có nghĩa
2. Nêu định nghĩa, lấy VD để phân biệt các kiểu từ theo cấu tạo:
2.1. Từ đơn (đơn âm, đa âm)
Khái niệm: Từ đơn là từ do một từ tố tạo nên.
Căn cứ vào số lượng âm tiết, ta có từ đơn đơn âm và từ đơn đa âm
Từ đơn đơn âm là các từ đơn thuần Việt hay đã Việt hóa, mang những đặc trưng chủ
yếu về ngữ nghĩa của tiếng Việt, đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo từ.
Từ đơn đa âm là đơn đa tiết gốc Ấn Âu. VD: tắc kè, cù nè, ba ba, bìm bịp, kì nhông, bồ các,… 2.2. Từ phức
Khái niệm: Từ phức là từ do hai hoặc hơn hai từ tố tạo nên. Đó là những từ ghép và những từ láy.
2.3. Phân biệt từ đơn đa âm với từ phức Từ đơn đa âm Từ phức
Được cấu tạo bởi hai hình vị nhưng cả hai Được cấu tạo bởi hai hoặc hơn hai hình vị
hình vị đều mất nghĩa.
nhưng cả hai (hơn hai) hình vị đều có nghĩa
hoặc một hình vị có nghĩa, một hình vị mất nghĩa.
2.4. Phân biệt, nhận điện TG – TL Từ ghép Từ láy
Là những từ đc sản sinh do sự kết hợp hai Là những từ đc cấu tạo bởi phương thức láy
hoặc một số hình vị tách biệt, riêng rẽ, độc – tác động vào một từ tố cơ sở làm xuất lập với nhau.
hiện một từ tố thứ sinh gọi là từ tố láy.
2.5. Phân biệt TG – cụm từ tự do Tiêu chí Từ ghép Cụm từ tự do Ý nghĩa -
Nghĩa của từ ghép là nghĩa tổng thể, -
Nghĩa của cụm từ tự do là
tức là toàn bộ các hình vị trong từ
nghĩa tổng cộng, tức là nghĩa
hợp lại mới biểu thị một sự vật, một
của toàn cụm từ bằng nghĩa
hành động, một khái niệm hay một
của từng hình vị cộng lại và
tính chất và nghĩa của từng hình vị
nghĩa của từng hình vị về cơ
trong từ ghép về cơ bản không giữ
bản vẫn giữ nguyên nghĩa
nguyên nghĩa gốc của nó. gốc của chúng.
VD: học vẹt, học lỏm VD: học giỏi -
Yếu tố phụ có vai trò phân loại, có -
Yếu tố phụ có quan hệ, có tính võ đoán. tính lí do
VD: áo dài/len/sơmi/thun => phân
VD: Áo dài quá! => nhằm loại, có tính võ đoán
miêu tả, làm rõ đặc điểm của yếu tố chính
Một tổ hợp hình vị được coi là từ ghép Trong cụm từ: quan hệ các hình
thì sự kết hợp giữa các hình vị đó phải vị là quan hệ “lỏng” (yếu tố
rất chặt chẽ (tức yếu tố chính và yếu tố chính và yếu tố phụ có quan hệ Kết cấu
phụ quan hệ chặt chẽ, gọi tên 1 sự vật). “lỏng”) nên có thể “tách”,
Việc tách các hình vị ra sẽ ảnh hưởng “chen” hay “mở rộng” cụm từ.
đến ngữ nghĩa của từ. VD: bánh ngon VD: bánh ngọt 2.6. Từ ghép
Từ ghép bao gồm: TGCP, TGĐL, TG biệt lập, TG lâm thời
2.6.1. Khái niệm TGCP, TGĐL (Phân biệt) trong GT Đỗ Hữu Châu TỪ GHÉP CHÍNH PHỤ
TỪ GHÉP ĐẲNG LẬP
TGCP là những từ ghép giữa hai từ tố có TGĐL là những từ ghép trong đó hai từ
quan hệ chính phụ. Nếu kí hiệu từ tố tố bình đẳng đối với nhau, không từ tố
chính là X và từ tố phụ là Y thì từ tố phụ nào là chính, không từ tố nào là phụ, cả
có tác dụng phân hóa nghĩa của từ tố X
hai từ tố góp nghĩa với nhau để cho
nghĩa mới của toàn từ ghép.
2.6.2. Phân loại từ ghép chính phụ. Lấy ví dụ mình họa cho mỗi kiểu ghép CP.
TGCP Phân nghĩa biệt loại
Từ tố chính có ý nghĩa chỉ loại lớn, bao quát.
Từ tố phụ có tác dụng phân các loại lớn ra thành từng loại nhỏ.
VD: Từ tố chính “bánh”, từ tố phụ có tác dụng
phân loại lớn “bánh” thành cách loại nhỏ (dựa
vào chất liệu/vị giác/hình dáng/cách làm…) Phân nghĩa đẳng nghĩa
Từ tố chính có ý nghĩa chỉ loại lớn, bao quát.
Từ tố phụ có tác dụng phân các loại lớn ra
thành từng loại nhỏ. Tuy nhiên, khi từ tố phụ
dùng riêng, tự nó cũng mang nghĩa do hình vị chính biểu thị.
(Dễ hiểu hơn, Trong các TG này, các từ tố Y
có thể dùng riêng, khi dùng riêng tự nó cũng
có cái nghĩa mà từ tố X biểu thị) VD: rắn hổ mang hổ mang; cá chép chép,… Phân nghĩa sắc thái hóa
Từ tố chính có ý nghĩa chỉ loại lớn, bao quát.
Từ tố phụ có tác dụng ra các sắc thái khác
nhau của tính chất, hoạt động, trạng thái…do từ tố chính biểu thị.
(Từ tố Y là các âm tiết có tác dụng chỉ các sắc
thái khác nhau của tính chất hay trạng thái,
hoạt động do từ tố loại lớn X biểu thị)
VD: “trắng”: trắng tinh, trắng phau,… Phụ gia hóa
Từ ghép có chứa một từ tố hoạt động như là
"bán phụ tố", có khả năng tham gia cấu tạo
nên một loạt từ ghép cùng cấu trúc, mang một nghĩa chung, khái quát.
Cả 2 từ tố vừa có tính chất chỉ loại lớn, vừa có
tính chất phân nghĩa cho nhau.
VD: X+viên: nhân viên, học viên, đoàn viên
(trưởng, phi, bất, có, chủ nghĩa, luận, học,…)
2.6.3. Vẽ sơ đồ kết quả phân loại từ ghép đẳng lập. Lấy ví dụ minh họa cho mỗi kiểu ghép đẳng lập Hợp nghĩa tổng loại
Nghĩa của toàn bộ từ tố gộp lại tạo nên
nghĩa của toàn bộ từ ghép. Nghĩa của từ
ghép chỉ một loại lớn hơn, rộng hơn. Loại
do từng từ tố biểu thị chỉ là loại nhỏ, đại diện cho loại lớn đó. VD: ếch nhái.
Hợp nghĩa chuyên chỉ loại
Nghĩa của toàn bộ từ ghép không lớn hơn
về loại so với loại do từ tố biểu thị (Nghĩa
của từ ghép nhỏ hơn tổng nghĩa của các hình vị)
VD: gà qué, chó má, bếp núc, thuốc thang, TGĐL
bạn bè, cá mú, ăn nói, nuôi dưỡng, gieo trồng,…
Hợp nghĩa bao gộp (phối Là những trường hợp mà nghĩa của toàn bộ nghĩa)
từ ghép không phải là tổng loại, không phải
chuyên chỉ loại mà là do sự phối hợp nghĩa
của các từ tố mà có. (Nghĩa của nó bằng
tổng nghĩa của các hình vị, biểu thị sự vật,
hoạt động, tính chất,… thường đi với nhau thành từng cặp).
VD: gang thép, điện máy, xăng dầu, phải
trái, đúng sai, điện nước, lắp đặt, lắp ghép,
lắp ráp, săn bền, chua mặn,…
2.7. Từ ghép biệt lập
Từ ghép biệt lập bao gồm: TG Hán Việt, TG hư từ, TG nghĩa chuyển
TG Hán Việt: phi công, khách sạn, tư tưởng, khái niệm, nhân công, nhân văn, chứng cớ, sâu
sắc, giang sơn, lề lối, nhà nước, non sông,...
TG hư từ: đầu tiên, bởi lẽ, cho nên, cuối cùng…
TG nghĩa chuyển: con chuột, lưng đồi, chân bàn, má phanh, tay mướp, răng lược, mắt bão/hi
sinh, cô độc, đểu cáng, tơ hào(nghĩa chuyển: sự vô tư, không quan tâm đến điều gì),...
2.8. Từ ghép lâm thời
Từ ghép lâm thời: là các từ đc kết hợp giữa các loại danh từ chỉ đơn vị với danh từ chỉ sự vật.
Tổ hợp kết hợp 1 DT chỉ đơn vị và 1 DT chỉ sự vật:
VD: con mèo, cái bàn, quyển sách, tấm ván, mảnh sân, khu vườn, bức thư,…
Tổ hợp danh hóa động từ, tính từ: sự, cuộc, nỗi, niềm + X
VD: nỗi đau, sự đau khổ, cuộc vui
2.9. Từ láy (Trình bày đặc điểm của từ láy. Lấy ví dụ minh họa)
Khái niệm: Từ láy là những từ được tạo ra nhờ phương thức láy hình vị. Phương thức láy tác
động vào 1 hình vị cơ sở, làm nảy sinh hình vị láy. Cả hình vị cơ sở và hình vị láy kết hợp tạo
thành từ láy. Hai hình vị có quan hệ với nhau về ÂM.
Đặc điểm của từ láy:
Về hình thức ngữ âm: hình vị láy và hình vị cơ sở có thể giống nhau ở toàn bộ âm tiết
hoặc phụ âm đầu, vần.
Về thanh điệu: nếu là từ láy hai âm tiết thì hai âm tiết phải có thanh điệu đi với nhau theo
hai nhóm thanh: nhóm cao “hỏi, sắc, không” và nhóm thấp “huyền, ngã, nặng”.
Cả từ tố cơ sở và từ tố láy hợp lại thành từ láy (từ tố cơ sở có nghĩa, từ tố láy không có nghĩa)
Phân loại từ láy: II. Nghĩa của từ
1. Các thành phần nghĩa của từ
1.1. Thế nào là nghĩa biểu vật
Nghĩa biểu vật là loại sự vật được từ gọi tên hay còn là phạm vi sự vật mà từ đó được sử dụng.
VD: Nghĩa biểu vật của từ “thóc” là tất cả những hạt thóc; Nghĩa biểu vật của từ “cánh” là
tất cả những cái cánh (cánh của chim, của chuồn chuồn cho đến cánh của quạt, của máy bay).
Lưu ý: Nghĩa biểu vật KHÔNG trùng với sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan
Có thể kết luận: Nghĩa biểu vật là một phạm trù của ngôn ngữ. là kết quả của sự ngôn
ngữ hóa các sự vật ngoài ngôn ngữ.
1.2. Nghĩa biểu niệm (cấu trúc của nghĩa biểu niệm). Lấy ví dụ minh họa.
Định nghĩa: Nghĩa biểu niệm là những hiểu biết trong tư duy về nghĩa biểu vật của từ hay
nói cách khác là sự ngôn ngữ hóa khái niệm về sự vật.
Nghĩa biểu niệm được biểu hiện dưới dạng một cấu trúc: bao gồm các nét nghĩa, trật tự nét
nghĩa từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng. 1.3. Nghĩa biểu thái
Định nghĩa: Nghĩa biểu thái là nét nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ đánh giá đi kèm với nghĩa biểu niệm.
Ý nghĩa biểu thái có thể mang tính ổn định gắn với cấu trúc biểu niệm của từ hoặc tính lâm
thời gắn với hoàn cảnh sử dụng của từ. 1.4. Nghĩa ngữ pháp
Định nghĩa: Nghĩa ngữ pháp là cái khuôn những nét nghĩa chung trong nghĩa biểu niệm.
2. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ
2.1. Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa Ý nghĩa từ vựng
Hiện tượng xảy ra giữa các từ Hiện tượng xảy ra trong nội bộ 1
khác nhau; có hình thức âm từ. Các nghĩa có mối liên hệ thanh trùng ngẫu nhiên.
phái sinh ngữ nghĩa liên tục,
Không có mối liên hệ về nghĩa. không đứt đoạn. Ý nghĩa ngữ pháp
Có thể đồng nhất hoặc khác biệt Cùng thuộc một phạm trù từ về từ loại loại. Ví dụ
Không xác định được quan hệ Ví dụ: Nghĩa gốc: tay người
giữa bàn (đồ vật) - bàn (hoạt Nghĩa chuyển: tay mướp, tay
động thảo luận); bò (danh từ) - máy, tay vịn cầu thang,... bò (động từ)
2.2. Phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa. Từ nhiều nghĩa Từ đồng nghĩa
Hiện tượng xảy ra trong nội bộ 1 từ. Các Hiện tượng xảy ra giữa các từ khác nhau,
nghĩa có mối liên hệ phái sinh ngữ nghĩa có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
liên tục, không đứt đoạn.
2.3. Trình bày cơ chế ẩn dụ. Lấy ví dụ minh họa
Định nghĩa: Cho A là một hình thức ngữ âm, x và y là những nghĩa biểu vật. A vốn là tên
gọi của x (x là ý nghĩa biểu vật chính của A).
Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (để biểu thị y) nếu như
x và y có nét nào giống nhau. VD: “Mắt”
(1) Bộ phận cơ thể, dùng để nhìn
(2) Bộ phận giống hình mắt ở một số quả (mắt na, mắt dứa) ẨN DỤ.
Phân loại ẩn dụ:
Dựa vào tình chất cụ thể hay trừu tượng của nghĩa chuyển:
Ẩn dụ cụ thể - cụ thể: miệng người – miệng chén, chân người – chân núi – chân tường.
Ẩn dụ cụ thể - trừu tượng: lòng – lòng mẹ; khối – khối kiến thức; nắm – nắm nội dung của các tác phẩm;...
Dựa vào nét nghĩa chung, xuất hiện các ẩn dụ:
Ẩn dụ hình thức: là các ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật.
VD: mắt – mắt na; mũi – mũi thuyền
Ẩn dụ vị trí: là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật.
VD: đầu – đầu làng, đầu dây; ruột – ruột bút; gốc – gốc của vấn đề; lòng – lòng sông
Ẩn dụ cách thức: là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa
hai hoạt động, hiện tượng.
VD: cắt hộ khẩu, nắm tư tưởng, đừng có vặn nhau nữa,…
Ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về chức năng: là các ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về
chức năng giữa các sự vật.
VD: bến – bến xe, bến tàu, bến phà, bến sông; cửa – cửa sông, cửa khẩu, cửa rừng
Ẩn dụ kết quả: tức là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động của các sự vật đối với con người.
VD: tương lai sáng sủa, triển vọng mờ mịt, ấn tượng nặng nề
LƯU Ý: Trong ẩn dụ kết quả có một loại ẩn dụ đặc biệt, đó là những ẩn dụ dùng
tên gọi của những cảm giác thuộc giác quan này để gọi tên những cảm giác thuộc
giác quan khác hay những “cảm giác” của trí tuệ, tình cảm như chua, ngọt, mặn,
cay, chát…là những cảm giác thuộc vị giác được dùng để gọi những cảm giác
thính giác như “nói chua loét”, “lời nói ngọt ngào”, “nói cay quá”…(có thể gọi là
ẩn dụ chuyển đổi cảm giác).
2.4. Trình bày cơ chế hoán dụ. Lấy ví dụ minh họa.
Định nghĩa: Cho A là một hình thức ngữ âm, x và y là những nghĩa biểu vật. A vốn là tên
gọi của x (x là ý nghĩa biểu vật chính của A).
Hoán dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi y nếu x và y đi đôi với nhau trong thực tế khách quan.
Phân loại hoán dụ:
Hoán dụ dựa trên quan hệ bộ phận – toàn thể: giữa hai ý nghĩa biểu vật x và y; x là bộ
phận của y hoặc x là toàn thể, y là bộ phận.
Lấy tên gọi của các bộ phận thay thế cho cả cơ thể, cho cả người hay cho cả toàn thể.
VD: có chân trong đội bóng, đủ mặt anh tài, gia đình bảy tám miệng ăn, trước sân
trồng mấy gốc cau, ngoài vườn có mấy
ngọn mía; “làng nhỏ, chỉ độ vài chục nóc”;
ếch nhái, cam quýt, lúa khoai, khoai sắn, đi đứng, ăn ở,…
Lấy tên gọi của tiếng kêu, của đặc điểm hình dáng gọi tên con vật
VD: con tu hú, con tắc kè, con mèo, rắn sọc dưa, cạp nong, con bạc má, con vành khuyên,…
Lấy tên gọi của đơn vị thời gian nhỏ gọi tên đơn vị thời gian lớn.
VD: xuân, thu, đông – dùng để chỉ năm; năm tháng – thời gian.
Tên riêng được dùng cho tên gọi của lời
VD: “ba con năm”, “vina” – vốn là các tên riêng để chỉ “thuốc lá”.
Lấy tên gọi của một số nhỏ để chỉ một số lớn không đếm hết hoặc lấy tên gọi của
một số cụ thể để chỉ một số không xác định.
VD: trăm, nghìn – trăm người như một, trăm miệng một lời,… (đều chr con số lớn,
nhiều hơn chúng gấp bội); vài ba; dăm bảy;…
Các TH lấy tên gọi của toàn bộ để gọi tên bộ phận: một ngày công, một đêm văn
nghệ, một tháng liên hoan.
Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa – vật bị chứa: Tên gọi của vật chứa đc dùng để chỉ những cái nằm trong nó.
VD: một mái nhà sum họp; cả thành phố nhộn nhịp; cả sân vận động…; lớp ta…
Hoán dụ dựa trên quan hệ nguyên liệu và sản phẩm được chế tạo từ nguyên liệu:
VD: thau vốn là hợp kim của đồng và thiếc đc dùng để gọi “cái thau”; “kính” (dụng cụ
đeo mắt hoặc để soi); bạc (tiền)
Hoán dụ dựa trên quan hệ đồ dùng, dụng cụ với người sử dụng: lấy tên gọi của dụng cụ để chỉ người
VD: cây viôlông, cây sáo, cây bút trẻ;…
Hoán dụ dựa trên quan hệ dụng cụ - ngành nghề: Tên gọi của các dụng cụ đc gọi thay cho tên ngành nghề
VD: sân khấu thủ đô; màn ảnh; ‘tay búa, tay súng”; “tay cày, tay súng”
Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa và lượng chất được chứa đựng:
VD: mấy thúng gạo, ba bồ sách, một tủ vải vóc,…
Hoán dụ dựa trên quan hệ cơ quan chức năng và chức năng: Tên gọi của cơ quan đc
dùng để gọi chức năng.
VD: đầu – trí tuệ, lí trí; tim – tình cảm; miệng lưỡi/mồm miệng – chỉ cách ăn nói; vai
vế/tai mắt – chỉ các địa vị, cương vị xã hội
Hoán dụ dựa trên quan hệ tư thế cụ thể và nguyên nhân của tư thế: Tên gọi các tư thế
quan sát đc dùng để chỉ hành vi hoặc tình trạng sinh lí, tâm lí đi kèm với chúng.
VD: tắt thở, xuôi tay, nhắm mắt – chỉ cái chết ; khoanh
tay – chỉ sự bất lực; quỳ gối – chỉ sự khuất phục . nhục nhã
Hoán dụ dựa vào âm thanh để gọi tên động tác: Những tiếng động do hoạt động gây ra
đc dùng để gọi tên đông tác
VD: đét (đánh bằng roi); bịch (đấm vào ngực); thổi ào ào, nói bi bô, chảy róc rách.
Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và sản phẩm được tạo ra do hoạt động đó:
Tên gọi của HĐ dùng để gọi tên sản phẩm
VD: chấm/nắm/gói – những chấm li ti trên giấy/ nắm cơm/ gửi cái gói này cho bạn,…
Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và công cụ: Tên gọi của hoạt động dùng để
gọi tên công cụ hoặc ngược lại.
VD: cuốc và cái cuốc, giũa và cái giũa,…
Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa động tác tiêu biểu và toàn bộ quá trình sản xuất: Cả
hai từ đều là động từ.
VD: đóng bàn, đẽo cày, đúc tiền, cắt áo
Hoán dụ dựa vào quan hệ nguyên liệu và hoạt động dùng nguyên liệu đó:
VD: muối dưa, thuốc chuột, thịt gà;…
Hoán dụ dựa trên quan hệ sự vật và màu sắc: Tên gọi của vật mang màu sắc đc chuyển
nghĩa gọi tên các màu sắc
VD: da lươn, da cam, da trời, nõn chuối, nâu, mực, vàng, bạc…
Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tính chất của sự vật và bản thân sự vật: Tên gọi của
tính chất, đặc điểm đc dùng dể gọi thay cho sự vật
VD: chất xám, chất khói, chất cay
2.5. Phân biệt ẩn dụ/hoán dụ ngôn ngữ(từ vựng) với ẩn dụ/hoán dụ tu từ. Lấy ví dụ minh họa.
Ẩn dụ/Hoán dụ từ vựng
Ẩn dụ/Hoán dụ tu từ
Tính hệ thống (hàng loạt) Tính cá nhân Tính cố định Tính lâm thời Chức năng định danh Chức năng tu từ III.
Trường từ vựng (chỉ ra đc các trường, các tiểu trường, các từ thuộc tiểu trường) 1. Trường từ vựng 1.1.
Trường từ vựng là tập hợp các từ và ngữ cố định trong từ vựng của một ngôn ngữ dựa
vào sự đồng nhất nào đấy về ngữ nghĩa
2. Phân biệt trường biểu vật và trường biểu niệm. Lấy ví dụ minh họa. Trường biểu vật Trường biểu niệm
Các từ cùng chỉ những sự vật thuộc một phạm Căn cứ để tập hợp các từ về một trường biểu
vi sự vật nào đó lập thành một trường biểu niệm là khuôn nét nghĩa chung (còn gọi là cấu vật. trúc biểu niệm).
3. Thế nào là hiện tượng chuyển trường? Lấy ví dụ minh họa.
4. Vì sao nói chuyển trường thường tạo ra kết quả cộng hưởng ngữ nghĩa. Lấy ví dụ minh họa.
5. Chỉ ra mối quan hệ giữa từ nhiều nghĩa với trường nghĩa. Lấy ví dụ minh họa. B. NGỮ DỤNG HỌC I.
Các nhân tố của ngữ cảnh 1. Nhân vật giao tiếp 1.1. Vai giao tiếp
Chủ yếu là vai nói (SP1) và vai nghe (SP2). Hai vai này luân chuyển nhau trong giao tiếp
“mặt đối mặt”. Tuy nhiên, có thể có những vai khác.
Vai giao tiếp cấu thành từ hai yếu tố: người giữ vai và người bổ sung cho vai. Mối quan hệ
giữa SP1 và SP2 là tương tác nên mỗi người tham gia giao tiếp phải xây dựng cho mình hình
ảnh tinh thần về các đặc điểm, trạng thái, năng lực 1.2. Vai xã hội:
Là vị trí xã hội của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội
được xác định bằng các quan hệ xã hội:
Quan hệ quyền uy trên dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình, thứ bậc trong xã hội).
Quan hệ thân cận (theo mức độ quen biết thân tình)
1.3. Quan hệ liên cá nhân
Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa
các nhân vật giao tiếp với nhau.
Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp có thể xét theo hai trục:
Trục quyền uy: Địa vị xã hội/ quyền uy được tạo nên từ chức quyền, tuổi tác, địa vị xã
hội, giới, nghề nghiệp, thành thị/nông thôn, văn/võ...
Trục thân hữu: có hai cực: thân tình và xa lạ với nhiều mức độ khác nhau.
Giữa hai trục này có sự tương ứng: Quan hệ thân hữu tác động quan hệ quyền uy ở nhiều
mức độ khác nhau. Thông thường, khoảng cách địa vị xã hội càng lớn thì người ta càng khó gần gũi nhau.
QH LCN đc nhận biết qua các biểu hiện về xưng hô, HĐNN, đặc điểm lời nói, vị thế giao tiếp.
1.3.1. Trình bày các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp.
Các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp
1.3.2. Phân biệt vị thế giao tiếp và vị thế xã hội. Lấy ví dụ minh họa? Vị thế giao tiếp Vị thế xã hội
Vị thế giao tiếp cũng có mạnh,yếu: -
Vị thế xã hội là những yếu tố thuộc hoàn cảnh -
Người nào trong cuộc hội thoại
tinh thần mà những người tham gia giao tiếp xây
nắm quyền chủ động nêu đề tài dựng về nhau.
diễn ngôn, lái cuộc hội thoại -
Khi trò chuyện với người chưa từng quen biết,
theo hướng của mình thì người
thông thường cta phải thăm dò để xác định vị thế
đó ở vị thế giao tiếp mạnh. xã hội của người đó. -
Vị thế giai tiếp có thể thương -
Vị thế xã hội là Địa vị xã hội/ quyền uy được tạo
lượng và chuyển giao từ người
nên từ chức quyền, tuổi tác, địa vị xã hội, giới, này sang người kia
nghề nghiệp, thành thị/nông thôn, văn/võ; sức
khỏe, tuổi tác, giới tính.
2. Hiện thức ngoài diễn ngôn
I.1.Hiện thực – đề tài diễn ngôn
Khi giao tiếp, các nvat giao tiếp dùng diễn ngôn của mình để “nói” về một cái gì đó: cái đc
nói đến là hiện thực – đề tài của diễn ngôn. Hiện thực – đề tài diễn ngôn là những cái tồn tại,
diễn tiến trong hiện thực ngoài ngôn ngữ và ngoài diễn ngôn; là chính bản thân ngôn ngữ.
Đề tài diễn ngôn là một mảng trong hiện thực ngoài diễn ngôn được các nhân vật giao tiếp
(người nói, người nghe) thỏa thuận lấy làm đối tượng để trao đổi trong cuộc giao tiếp đó.
I.2.Hoàn cảnh giao tiếp rộng
Hoàn cảnh giao tiếp rộng bao gồm những hiểu biết về thế giới vật lí, sinh lí, tâm lí, xã hội,
văn hóa, tôn giáo, lịch sử các ngành khoa học, nghệ thuật,… ở thời điểm và ở không gian
trong đó diễn ra cuộc giao tiếp.
I.3.Thoại trường (Hoàn cảnh giao tiếp hẹp)
Thoại trường là cái không gian, thời gian mà cụ thể ở đó cuộc giao tiếp diễn ra.
Không – thời gian thoại người là không gian có những đặc trưng chung, đòi hỏi người ta
phải xử sự, nói năng theo những cách thức ít nhiều cũng chung cho nhiều lần xuất hiện.
Thời gian thoại trường là thời gian ở một không gian thoại trường mà ở lúc đó con người
phải nói năng, xử sự khác với cách nói năng, xử sự ở thời gian khác trong cùng không gian thoại trường. I.4.Ngữ huống
Ngữ huống là tình huống cụ thể trong cuộc giao tiếp, là tác động tổng hợp các yếu tố tạo nên
ngữ cảnh trong từng thời điểm cuộc giao tiếp. Thông qua ngữ huống mà ngữ cảnh chi phối diễn ngôn. II.
Các khái niệm cơ bản của NDH
1. Phân biệt bình diện Ngôn ngữ và Lời nói Ngôn ngữ Lời nói -
Ngôn ngữ tồn tại ở trạng thái tĩnh mang tính -
Lời nói là sự vận dụng và thể hiện cái
cố định, ẩn dụ, hoán dụ từ vựng; không có
mã chung đó vào hoàn cảnh cụ thể, do
giá trị thẩm mĩ, chỉ có giá trị định danh).
một con người cụ thể tiến hành: -
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu tồn tại Có tính cụ thể
như một cái mã chung cho một cộng đồng Ở dạng hiện thực
ngôn ngữ ở dạng tiềm năng: có tính cá nhân
Có tính trừu tượng, khái quát. -
Là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân tạo Ở dạng tiềm năng
ra trong hđ giao tiếp, có nội dung cụ thể. Có tính xã hội -
Những sản phẩm lời nói mang tính cá -
Là sản phẩm chung của XH nhưng tiềm
nhân, lâm thời, không cố định tuỳ thuộc
tàng trong bộ óc mỗi người ở mức độ khác
vào từng ngữ cảnh. Ngữ dụng học thuộc nhau. bình diện lời nói.
2. Phân biệt câu và phát ngôn Câu Phát ngôn -
Câu là đơn vị cú pháp quen thuộc, được -
Khi một câu được làm đầy bằng những
xem là lớn nhất của ngữ pháp học tiền
đơn vị từ vựng cụ thể có thể được dùng ở dụng học.
những ngữ cảnh khác nhau, nhằm nhiều -
“Câu”: là một đơn vị ngữ pháp gồm một
đích khác nhau. Nói cách khác, câu được
hay nhiều từ có liên kết ngữ pháp với
đưa vào trong giao tiếp. Lúc này câu là nhau. phát ngôn. -
Câu đc xem xét các thành phần trong câu
(chủ ngữ, vị ngữ), quan hệ ngôn ngữ.
3. Phân biệt 2 thành phần thông tin của diễn ngôn
Nội dung miêu tả (mệnh đề)
Nội dung liên cá nhân -
Là thành tố nghĩa học, quy định bởi tính -
Bao gồm tất cả các nội dung của diễn
đúng-sai logic, là ND trí tuệ, hình thành
ngôn, nội dung không bị quy định bởi tính
do quan hệ giữa diễn ngôn và hiện thực
đúng – sai; là thái độ của SP1 với SP2; được nói tới.
thái độ của SP1 với hiện thực đc nói đến;
nó còn là mục đích nói (F) trong diễn ngôn. III. Chiếu vật
1. Khái niệm, vai trò, biểu thức chiếu vật (từ, cụm từ, câu)
Khái niệm:
Chiếu vật là hành động dựa vào các yếu tố ngôn ngữ trong diễn ngôn để suy ra sự vật,
hiện tượng thuộc thế giới bên ngoài diễn ngôn trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định.
Phương thức chiếu vật là cách thức mà con người sử dụng để thực hiện hành vi chiếu vật. Vai trò:
Chiếu vật là điều kiện để hiểu được phát ngôn.
Chiếu vật đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị đúng/sai của phát ngôn
BTCV là là kết cấu ngôn từ (từ, cụm từ, câu) dùng để chiếu vật.
2. Trình bày các phương thức chiếu vật. Lấy ví dụ minh hoạ.
Phương thức chiếu vật bằng tên riêng:
Tên riêng là tên gọi của từng cá thể sự vật.
Hai cách sử dụng chính của tên riêng:
Sử dụng trong chức năng xưng hô. VD: Cô Hoa, cô Lan...
Sử dụng theo lối dịch chuyển phạm trù theo phương thức chuyển nghĩa hoán dụ. VD: “cụ Tiên Điền”
Biểu thức ngôn ngữ tên riêng, về nguyên tắc, hướng tới sự quy chiếu vào 1 sự vật duy nhất.
Tuy nhiên, có thể có nhiều sự vật trùng tên:
(1) Các sự vật khác loại trùng tên;
(2) Các sự vật cùng loại trùng tên.
Trong một số trường hợp, để tránh mơ hồ chiếu vật, người ta có thể thêm Danh từ chung
kèm với tên riêng hoặc tên riêng đi kèm với định ngữ,tiểu danh.
Phương thức chiếu vật bằng biểu thức miêu tả xác định:
Chiếu vật bằng biểu thức miêu tả xác định là sử dụng các từ ngữ miêu tả để giúp người
nghe quy chiếu, xác định được sự vật được nói đến
Cấu trúc: TÊN CHUNG + một vài đặc điểm miêu tả có chức năng chiếu vật
Các đặc điểm của sự vật hiện tượng trong biểu thức ngôn ngữ chiếu vật miêu tả, xét về
mặt cú pháp, giữ vai trò làm định ngữ của cụm danh từ. Số lượng đặc điểm khoảng 2-3.
LƯU Ý: Cần phân biệt biểu thức miêu tả với phát ngôn có mục đích miêu tả: VD:
1. Hôm nay cô Hiền mặc áo màu cam (phát ngôn có mục đích miêu tả)
2. - Hôm nay tớ học Ngữ dụng của cô Hiền đó. - Cô Hiền nào thế?
- Cô Hiền mặc áo màu cam ấy
=> Cô Hiền mặc áo màu cam ấy: biểu thức miêu tả xác định (giúp ai đó nhận ra đấy là ai)
Đọc thêm: https://drive.google.com/file/d/1ibo9mtnw-fbRMLvGBapaAWgrcfdAWSq3/view
Phương thức chiếu vật bằng chỉ xuất: