Đề cương kinh tế thương mại | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Đề cương Kinh tế Thương mại tại Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp tập trung vào việc giới thiệu các nguyên lý cơ bản của thương mại, mối quan hệ giữa sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng, cũng như sự phát triển lịch sử của thương mại từ hình thức trao đổi hàng hóa trực tiếp đến các hệ thống thương mại phức tạp ngày nay.
Môn: Kinh tế thương mại
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
kinh tế thương mại NỘI DUNG - bài 1 B à i 1 Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ THƯƠNG MẠI
MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG
Sau khi nghiên cứu và học tập chương này, sinh viên cần nắm được:
- Đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn học kinh tế thương mại .
- Bản chất kinh tế của thương mại
- Phân loại thương mại .
NỘI DUNG CHƯƠNG
1.1. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Kinh tế thương mại là môn học kinh tế, môn kinh tế ngành. Giống như kinh tế chính trị
học và kinh tế học là những môn khoa học nghiên cứu các nguyên lý, các quy luật kinh tế
chi phối và vận động nền kinh tế quốc dân. Kinh tế thương mại dựa trên những nguyên lý
mà kinh tế chính trị học, kinh tế học đã phát hiện để đi sâu nghiên cứu các nguyên lý, các
quy luật kinh tế nhằm bổ sung và cụ thể hóa chúng trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế thương mại là tất cả các hiện tượng, các hoạt động và
các mối quan hệ kinh tế trong lĩnh vực buôn bán trong một quốc gia và của quốc gia đó
với bên ngoài.
Các hiện tượng, các hoạt động và các mối quan hệ kinh tế trong buôn bán nội địa và buôn
bán quốc tế luôn vận động theo những quy luật và tính quy luật nhất định. Kinh tế thương
mại nghiên cứu chúng nhằm tìm ra bản chất kinh tế của chúng, cũng như tìm ra các quy
luật chung hoặc tính quy luật vận động của chúng. Trên cơ sở đó xây dựng cơ sở khoa
học cho việc tổ chức và quản lý các hoạt động thương mại phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Các hiện tượng, các hoạt động và các mối quan hệ
thương mại một mặt vận động theo những quy luật chung, phổ biến, tuy nhiên những
biểu hiện của chúng trong những điều kiện cụ thể, những quốc gia khác nhau và ở mỗi 1
thời kỳ khác nhau của lịch sử đều có những nét riêng, đặc thù. Kinh tế thương mại không
chỉ nghiên cứu những vấn đề chung, những nguyên lý chung và các quy luật chung trong
lĩnh vực buôn bán mà nó còn nghiên cứu những vấn đề đặc thù trong những hoàn cảnh cụ
thể, các quốc gia cụ thể và các giai đoạn lịch sử cụ thể. Việc nghiên cứu những biểu hiện
cụ thể của các nguyên lý, các quy luật chung trong lĩnh vực thương mại trong điều kiện
của Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị
trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt nam hiện nay cũng là một nội dung nghiên
cứu quan trọng của kinh tế thương mại
Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Phát triển mạnh thương
mại trong nước, tăng nhanh xuất khẩu, nhập khẩu. Đẩy mạnh tự do hóa thương mại phù
hợp các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo bước phát triển mới, nhanh và toàn diện thị
trường dịch vụ, nhất là dịch vụ cao cấp, có hàm lượng trí tuệ cao, giá trị gia tăng cao”. Đó
là những đặc điểm của sự phát triển thương mại nước ta trong giai đoạn hiện nay mà kinh
tế thương mại phải nghiên cứu. Trong khi nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế diễn ra
trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá, nghiên cứu đặc trưng và tính quy luật của sự vận
động và phát triển thương mại, kinh tế thương mại không thể không nghiên cứu những
chính sách, công cụ quản lý thương mại của Đảng và Nhà nước ta, vì những chính sách
này đều được xây dựng dựa trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật kinh
tế khách quan. Ngoài ra, còn nghiên cứu cả những phương pháp kế hoạch hoá thương mại
bao gồm cả chiến lược, định hướng kế hoạch, phương pháp luận xây dựng kế hoạch kinh
doanh cũng như phương pháp phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế thương mại.
1.1.2. Phương pháp nghiên cứu môn học
1.1.2.1. Phương pháp duy vật biện chứng
Phương pháp này đòi hỏi phải nghiên cứu các sự vật và các hiện tượng trong sự vận động
và trong mối quan hệ tác động qua lại với các hiện tượng và sự vật khác, luôn luôn có sự
thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối lập, luôn luôn có sự tích lũy những biến đổi về
lượng dẫn đến những thay đổi về chất.
1.1.2.2. Phương pháp duy vật lịch sử
Đòi hỏi nghiên cứu sự vật, hiện tượng ở thực tại nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với quá
khứ, lịch sử của sự vật và hiện tượng đó để có thể dự báo được xu hướng vận động và
phát triển của sự vật và hiện tượng trong tương lai.
1.1.2.3. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học 2
Gạt bỏ những yếu tố cụ t ể
h , ngẫu nhiên, rời rạc, để tìm thấy những cái điển hình, bền
vững, ổn định, có tính phổ biến trên cơ sở đó chỉ ra bản chất của các hiện tượng, phát
hiện ra các quy luật và tính quy luật vận động của các hiện tượng, các mối quan hệ của kinh tế thương mại.
Kinh tế thương mại là môn học chuyên ngành kinh doanh thương mại của Trường. kinh
tế thương mại còn có mối quan hệ với các môn học khác như; kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô…
1.1.3. Nội dung và kết cấu của học phần
1.1.3.1. Nội dung của học phần
Nội dung nghiên cứu của học phần kinh tế thương mại là: các hiện tượng, các
hoạt động, các mối quan hệ kinh tế trong buôn bán nội địa, buôn bán quốc tế, luôn luôn
vận động theo những quy luật và có tính quy luật nhất định. Kinh tế thương mại nghiên
cứu những vấn đề này để: Tìm ra bản chất kinh tế của chúng; tìm quy luật chung, tính
quy luật vận động của chúng; xây dựng cơ sở khoa học cho việc tổ chức và quản lý các
hoạt động thương mại phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Các hiện tượng, các hoạt động, các mối quan hệ thương mại một mặt vận động
theo những quy luật chung, phổ biến, mặt khác biểu hiện của chúng trong những điều
kiện cụ thể, những quốc gia khác nhau, ở mỗi thời kỳ khác nhau của lịch sử đều có những
nét riêng, đặc thù. Bởi vậy, kinh tế thương mại không chỉ nghiên cứu chung chung trong
lĩnh vực buôn bán, nó còn nghiên cứu những vấn đề đặc thù trong: Những hoàn cảnh cụ
thể, những quốc gia cụ thể, những giai đoạn lịch sử cụ thể.
Ngoài ra, kinh tế thương mại sẽ còn tiếp tục nghiên cứu những biểu hiện cụ thể
của các nguyên lý, các quy luật chung trong lĩnh vực thương mại trong điều kiện của Việt
Nam trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.1.3.2. Kết cấu học phần
Học phần Kinh tế thương mại được biên soạn theo đúng đề cương nghiên cứu đã
được duyệt, bao gồm 7 chương. Cụ thể là:
Chương 1: Những vấn đề chung về Kinh tế Thương mại
Chương 2: Chức năng và tác động của Thương mại.
Chương 3: Thương mại hàng hóa 3
Chương 4: Thương mại dịch vụ
Chương 5: Thương mại quyền sở hữu trí tuệ và thương mại liên quan đến đầu tư.
Chương 6: Nguồn lực và hiệu quả thương mại.
Chương 7: Quá trình hình thành phát triển và hội nhập quốc tế về thương mại của Việt Nam.
1.2. BẢN CHẤT KINH TẾ CỦA THƯƠNG MẠI
1.2.1. Lịch sử và sự ra đời của thương mại
1.2.1.1. Điều k ệ
i n ra đời ủ
c a thương mại
Thương mại ra đời khi hội đủ 2 điều kiện là: Sự phát triển của phân công lao động xã hội
và sự độc lập về kinh tế (hay là sự sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất). Các ngành ra
đời và phát triển trong nền kinh tế quốc dân là do sự phân công lao động xã hội. Chuyên
môn hóa sản xuất đã làm tăng thêm lực lượng sản xuất xã hội và là một trong những động
lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chính yếu tố chuyên
môn hoá sản xuất đã đặt ra sự cần thiết phải trao đổi trong xã hội các sản phẩm giữa
người sản xuất và người tiêu dùng. Mối quan hệ trao đổi hàng tiền đó chính là lưu thông
hàng hóa. Sản xuất và lưu thông hàng hóa là những phạm trù lịch sử, lưu thông hàng hóa
sinh ra ngay từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ thay cho chế độ cộng sản nguyên thủy. Trong
thời kỳ này, trong xã hội đã có sự phân công giữa chăn nuôi và trồng trọt và những người
chủ nô khác nhau chiếm hữu sản phẩm thặng dư của những người nô lệ làm ra đã bắt đầu
có những sản phẩm thừa. Sự trao đổi này bắt đầu với tính chất ngẫu nhiên, dần dần nó
phát triển đi đôi với sự phát triển của sản xuất hàng hóa. Khi trao đổi hàng hóa phát triển
đến trình độ nhất định đã xuất hiện tiền tệ làm chức năng phương tiện lưu thông thì trao
đổi hàng hóa được gọi là lưu thông hàng hóa. Quá trình lưu thông hàng hóa tất yếu đòi
hỏi một sự hao phí lao động nhất định trong quan hệ trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa
người sản xuất với người tiêu dùng và cả trong việc thực hiện những hoạt động mua - bán
giữa họ với nhau. Lao động đó cần thiết và ích lợi cho xã hội. Cũng giống như lao động ở
các lĩnh vực khác, lao động trong lưu thông hàng hóa luôn đòi hỏi được chuyên môn hoá
cao. Nếu như mọi chức năng lưu thông do chính người sản xuất và người tiêu dùng sản
phẩm thực hiện thì việc chuyên môn hoá lao động xã hội rất bị hạn chế. Việc phân công
lao động xã hội không cụ thể, chi tiết ngay từ đầu giữa các tập đoàn sản xuất dẫn tới hậu
quả là năng suất lao động sẽ rất thấp, hiệu quả không cao. Sự xuất hiện mối quan hệ tổng
hợp đó trong các doanh nghiệp, các hộ tiêu dùng dẫn tới sự ra đời các ngành lưu thông 4
hàng hóa - các ngành thương mại - dịch vụ. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã
hội và tiến bộ khoa học kỹ thuật, các ngành thương mại - dịch vụ phát triển hết sức đa dạng và phong phú.
1.2.1.2. Lịch sử và sự ra đời của thương mại
Về mặt lịch sử, kinh tế loài người trải qua 2 quá trình là: Kinh tế tự nhiên (kinh tế tự cung
tự cấp) và Kinh tế hàng hóa. Như đã nói ở trên, nói đến thương mại là nói đến kinh tế
hàng hóa, là nói đến sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người này với người khác. Trao
đổi trải qua các nấc thang phát triển sau đây:
Trao đổi trực tiếp
Lịch sử xuất hiện: trong lịch sử phát triển loài người, trao đổi hàng hoá hay trao
đổi trực tiếp xuất hiện vào giai đoạn cuối của xã hội cộng đồng nguyên thuỷ và thời kỳ
đầu của chế độ chiếm hữu nô lệ. - Công thức: H - H’
- Bản chất: Hoạt động trao đổi chỉ diễn ra khi người ta ngẫu nhiên có sản phẩm
thừa rồi đem trao đổi.
- Chủ thể của hoạt động trao đổi này chính là nhà sản xuất. Chủ thể A Chủ thể B Trao đổi H - H’
- vừa tạo ra H - vừa là nhà sản xuất - vừa có hàng hóa A
- vừa là người tiêu dùng H’
- vừa là người tiêu dùng - vừa có nhu cầu - vừa tạo ra H’
- vừa là nhà sản xuất - vừa có hàng hóa B
- vừa là người tiêu dùng H
- vừa là người tiêu dùng - vừa có nhu cầu
- Mục đích của trao đổi: Chính là nhằm vào giá trị sử dụng. Người ta muốn trao đổi chỉ
số lượng ít hàng thừa để lấy hàng hóa mà họ muốn tiêu dùng, sử dụng nhưng không có.
- Xuất hiện mâu thuẫn: Khi sản xuất và ngẫu nhiên có sản phẩm thừa và đem trao đổi thì
chưa có mâu thuẫn. Khi có sản phẩm thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi. Khi có 2 chủ thể
đều có sản phẩm và có nhu cầu về sản phẩm của nhau.Thì sự trao đổi diễn ra suôn sẻ,
không có mâu thuẫn. Nhưng khi: Sản phẩm sản xuất ra thừa nhiều có thể do công nghệ,
kinh nghiệm, điều kiện tự nhiên thuận lợi…Nhu cầu về nhiều hàng hóa, hàng hóa với số
lượng lớn. Sẽ xảy ra mâu thuẫn khi trao đổi trực tiếp H - H’. Để giải quyết mâu thuẫn, 5
làm cho trao đổi văn minh hơn thì việc trao đổi phải chuyển sang một hình thức khác,
một nấc thang khác mới và cao hơn .
Lưu thông hàng hóa
Là hình thức trao đổi hàng hóa cao hơn trao đổi hàng hóa trực tiếp, giúp giải quyết mâu
thuẫn trong quá trình trao đổi trực tiếp.
- Lịch sử xuất hiện: Khi trao đổi hàng hóa có xuất hiện tiền làm vật môi giới trung gian.
Khi tiền xuất hiện, thay đổi hoàn toàn quá trình trao đổi và người ta cũng không bao giờ
trở về hình thức trao đổi H - H’ nữa. - Quá trình: H - T: Bán T - H’: Mua
- Nhận xét: Hai quá trình này được bóc tách rõ ràng. Nếu như trao đổi trực tiếp, người
mua - người bán, quá trình mua - quá trình bán không thể bóc tách, nó trùng khít lên nhau
thì tới lưu thông hàng hóa đã rõ ràng, tách biệt.
- Xuất hiện: 2 hành vi: Hành vi mua - Hành vi bán - là 2 hành vi quan trọng cấu thành lên thương mại.
- Có sự rõ ràng: Chủ thể người mua - người bán. Tách bạch về thời gian mua - thời gian
bán (bán - thu T về - nhưng không mua ngay mà có thể ngày mai, ngày kia…)
- Mục đích: mục đích cuối cùng vẫn là giá trị sử dụng, thỏa mãn nhu cầu đơn thuần
Xét ở tầm vĩ mô: nếu phát triển kinh tế thì không thể sử dụng nấc thang này cũng như
không thể sử dụng hình thức trao đổi này.
Vì: H - T - H’: vòng quay sẽ dừng lại khi đạt được giá trị sử dụng, nếu muốn có giá trị sử
dụng khác thì phải quay sang vòng quay khác khi đó nó tồn tại những gián đoạn, đòi hỏi
chuyển sang vòng quay: H - T - H’
Thương mại - nấc thang cao nhất
Có nhiều lý do dẫn tới sự xuất hiện của thương mại, để thấy được thương mại là kết quả
phát triển của cả 1 quá trình, của các nấc thang mà nó là nấc thang cao nhất của sự trao đổi.
- Công thức trao đổi: T- H - T’ 6
Trong công thức này cũng vẫn chỉ có T, H nhưng đã thay đổi vị trí, bắt đầu bằng :
T mua H bán T’ mua H’ bán T’’ … mà T’ = T + ΔT T’’ = T’ + ΔT’…
Nó tạo thành vòng quay liên tục. Sau mỗi một chu kỳ, chúng ta tạo ra lượng tiền lớn hơn
lượng tiền chúng ta đã bỏ ra. Và lượng tiền dư đó chính là lợi nhuận, nếu vòng quay cứ
liên tục mãi thì lợi nhuận càng nhiều như vậy ở tầm vĩ mô: đất nước muốn giàu có, phát
triển thì phải tăng cường vòng quay T - H - T’
- Trao đổi hàng hóa dưới dạng thương mại gắn liền với sự xuất hiện của 1 tầng lớp người
tách ra từ lĩnh vực sản xuất, thực hiện việc lưu thông hàng hóa với mục đích lợi nhuận,
đó chính là tầng lớp thương nhân, doanh nhân.
- Hoạt động thương mại của các thương nhân: họ bỏ tiền ra mua hàng hóa sau đó bán lại
cho người tiêu dùng để thu lợi nhuận, phần T’ là do người sản xuất nhượng lại 1 phần
cho thương gia, là phần được lợi từ việc lưu thông hàng hóa, thực hiện quá trình đưa hàng
hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng.
Bên cạnh đó, lợi nhuận còn do chính người tiêu dùng chi trả để thỏa mãn nhu cầu về sản
phẩm hàng hóa của mình.
Chính từ những mầm mống đó mà thương mại ra đời, là nấc thang cao nhất của sự trao đổi. NHẬN XÉT:
Ngành thương mại ra đời là kết quả tất yếu của sự phát triển của trao đổi và phân công
lao động xã hội (PCLĐXH). Trong lịch sử loài người đã trải qua 3 lần PCLĐXH:
- Lần 1: Tách chăn nuôi ra khỏi trồng trọt đã thúc đẩy sự phát triển của trao đổi và tiền tệ xuất hiện
- Lần 2: Tách thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp từ đó sản xuất hàng hóa hình thành.
- Lần 3: Tách chức năng tiêu thụ khỏi chức năng sản xuất dẫn đến xuất hiện một ngành
kinh tế chuyên làm chức năng trao đổi, mua bán nhằm mục đích lợi nhuận.
Sự phát triển của PCLĐXH vẫn tiếp tục và tạo ra nhiều ngành mới cho lĩnh vực thương
mại. Trong thế giới hiện đại, xuất hiện hình thái trao đổi kiểu mới: thương mại điện tử 7
vẫn là thương mại nhưng bằng phương pháp điện tử, thông qua các phương tiện công
nghệ điện tử mà không cần phải in ra giấy trong bất kỳ công đoạn nào của giao dịch.
Chừng nào còn nhu cầu hàng hóa, còn sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa thì
thương mại vẫn còn tồn tại và phát triển.
Qua phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng : Lưu thông hàng hóa phủ định trao đổi trực
tiếp, khi có lưu thông hàng hóa, sẽ không quay lại trao đổi trực tiếp. Thương mại ra đời,
nó không phủ định lưu thông hàng hóa mà ngược lại nó làm cho lưu thông hàng hóa phát
triển ở một trình độ cao hơn.
1.2.2. Bản chất kinh tế của thương mại
1.2.2.1. Một số các tiếp cận khi nghiên cứu bản chất kinh tế của thương mại
a. Thương mại - là một hoạt động kinh tế
- Đối tượng trao đổi của hoạt động thương mại: Là tất cả các hàng hóa và dịch vụ. Hàng
hóa và dịch vụ có những điểm khác nhau cơ bản nên hoạt động thương mại đối với mỗi loại có sự khác nhau.
- Chủ thể của hoạt động thương mại bao gồm: Người bán (người sản xuất hàng hóa,
người cung ứng dịch vụ, thương gia). Người mua (người sản xuất, thương gia, người tiêu
dùng). Những người khác: Người môi giới, người đại lý thương mại…
- Mục đích của hoạt động: Nhằm tìm kiếm lợi nhuận, với công thức: T - H - T’. Trong
Luật Thương mại cũ thì hoạt động thương mại là nhằm mục tiêu kinh tế - xã hội. Trong
Luật Thương mại mới thì hoạt động thương mại là nhằm mục tiêu kinh tế. Tất cả các hoạt
động tài trợ, làm từ thiện, đóng góp vào quỹ từ thiện thì mục đích cuối cùng vẫn là vì
đánh bóng hình ảnh thương hiệu để bán được nhiều, thu lợi nhuận cao.
- Môi trường của hoạt động thương mại: Hoạt động thương mại diễn ra trên thị trường
với những điều kiện kinh tế, xã hội, luật pháp và môi trường vật chất cụ thể. Bởi vậy, một
mặt nó chịu tác động của môi trường, mặt khác nó cũng tác động trở lại đối với môi trường.
b. Thương mại - một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội
- Tái sản xuất xã hội bao gồm 4 khâu: sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng. 4 khâu
này có quan hệ mật thiết với nhau. 8
- Thương mại là lĩnh vực phát triển cao nhất của trao đổi, lưu thông. Nếu coi thương mại
là một khâu trong quá trình tái sản xuất xã hội thì thương mại nằm ở khâu trao đổi, nằm
trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng.
- Thương mại có tác động đến cả sản xuất lẫn tiêu dùng: Thương mại biến đổi nền sản
xuất từ khi rất sơ khai, sản xuất tự cung tự cấp đến một nền sản xuất lớn, xã hội hóa sản
xuất và lưu thông hàng hóa. Thương mại mang đến khối lượng hàng hóa và số lượng rất
nhiều các dịch vụ, kích thích nhu cầu tiêu dùng, hướng dẫn tiêu dùng. Ngược lại, dựa vào
động cơ tiêu dùng, định hướng tiêu dùng, định hướng tiêu dùng mà thương mại có những
ứng xử thích hợp trong sản xuất và lưu thông, về cả không gian thời gian, số lượng chất lượng…
- Chế độ phân phối ở mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia lại có sự khác biệt. Ví dụ: Ở Việt Nam.
Trong thời kỳ kế hoạch hóa, chế độ phân phối là theo chế độ tem phiếu. Trong thời kỳ
kinh tế thị trường, phân phối thông qua trao đổi - mua bán.
- Nếu ví nền kinh tế giống như một cơ thể sống thì chính lưu thông hàng hóa, thương mại
được xem như là hệ t ầ
u n hoàn Thương mại phát triển, lưu thông hàng hóa thông suốt là
biểu hiện của nền kinh tế lành mạnh, thịnh vượng.
c. Thương mại - ngành kinh tế
- Cơ sở hình thành ngành: Do PCLĐXH, xuất hiện một bộ phận, một nhóm người chuyên
đảm nhận việc lưu thông hàng hóa.
- Tiền đề ngành: Ngành thương mại xuất hiện cùng với sự xuất hiện của 1 bộ phận
thương nhân. Hoạt động thương mại chỉ do một, hoặc một nhóm người làm, sau đó do
sức hấp dẫn nên có thêm một lực lượng đông đảo người tham gia công việc lưu thông
hàng hóa, gọi là thương gia. Có một nguồn tài chính để bỏ ra mua hàng hóa, sau đó bán
hàng hóa mới thu được tiền về cùng một khoản lợi nhuận, tiếp tục vòng chu chuyển mới.
Có một cơ sở hạ tầng (chợ, trung tâm thương mại,trung tâm mua sắm…). Có các phương
tiện, xe cộ thực hiện việc chuyên chở hàng hóa, hay là hệ thống các kho tàng, bến bãi cất
trữ hàng hóa để thực hiện việc luân chuyển hàng hóa được thông suốt. Có một trình độ
khoa học kỹ thuật công nghệ để giúp biến đổi hàng hóa, đưa hàng hóa từ khấu sản xuất
tới tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và phong phú của người tiêu dùng. Có
một hệ thống kênh phân phối riêng đó là: các đại lý, người môi giới, trung gian thương
mại…tạo mắt xích thương mại, tạo sự liên kết các khâu, các quá trình trong ngành thương mại. 9
- Ở Việt Nam hiện nay, cơ cấu tổ chức của ngành thương mại bao gồm bộ phận chuyên
thực hiện hoạt động thương mại và bộ phận không thực hiện các hoạt động thương mại
(các cơ quan quản lý ở các cấp, các viện nghiên cứu…)
- Chức năng của ngành thương mại: Ngành thương mại chuyên đảm nhận chức năng tổ
chức lưu thông hàng hóa và cung ứng các dịch vụ cho xã hội thông qua việc thực hiện
mua bán nhằm sinh lợi. Ngành thương mại là một ngành kinh tế độc lập trong nền kinh tế
quốc dân. Ngành thương mại nếu trong nền kinh tế bao cấp, tự cung tự cấp, thuộc khu
vực sản xuất vật chất thì trong nền kinh tế thị trường thuộc khu vực phi sản xuất vật chất.
Ngành thương mại ra đời chính là cầu nối trung gian giữa nền kinh tế trong nước với nền
kinh tế thế giới, giúp hàng hóa, dịch vụ có thể di chuyển, đáp ứng nhu cầu của con người .
Sự xuất hiện của ngành thương mại giúp nhà sản xuất cũng như các thương gia chuyên
tâm hơn cho công việc, năng suất tăng, chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc.
1.2.2.2. Bản chất kinh tế của thương mại
Nghiên cứu thương mại dưới các góc độ cơ bản: hoạt động kinh tế, ngành kinh tế của nền
kinh tế quốc dân hay với tư cách là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội thì chúng ta
đều nhận thấy đặc trưng chung nhất của thương mại là buôn bán, trao đổi hàng hóa và
cung ứng dịch vụ gắn với tiền tệ và nhằm mục đích lợi nhuận.
Từ đó, để nắm được những vấn đề cốt lõi khi nghiên cứu về thương mại, chúng ta đưa ra
kết luận về bản chất kinh tế chung của thương mại là tổng thể các hiện tượng, các hoạt
động và các quan hệ kinh tế gắn liền và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung
ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận.
1.2.3. Phân loại thương mại
1.2.3.1. Theo phạm vi hoạt động thương mại
- Thương mại nội địa (gọi là nội thương): Là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa diễn
ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia giữa những cá nhân, tổ chức trong cùng quốc gia đó thực hiện.
- Thương mại quốc tế (gọi là ngoại thương). Là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa
diễn ra giữa những cá nhân, tổ chức ở hai hay nhiều quốc gia thực hiện.
1.2.3.2. Theo các khâu của quá trình lưu thông 10
- Thương mại bán buôn: Là hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa với khối lượng lớn,
thông thường doanh nghiệp thực hiện hoạt động này mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất
để bán lại kiếm lời.
- Thương mại bán lẻ: Là hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa với khối lượng nhỏ,
thông thường các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động này mua hàng từ nhà sản xuất
hoặc các nhà bán buôn để bán lại kiếm lời.
1.2.3.3. Theo đối tượng của hoạt ộ
đ ng thương mại
- Thương mại hàng hóa: Là hoạt động buôn bán, trao đổi những sản phẩm hữu hình, có
hình thái vật chất cụ thể.
- Thương mại dịch vụ: Là hoạt động buôn bán, trao đổi những sản phẩm vô hình, không
có hình thái vật chất cụ thể.
1.2.3.4. Theo kỹ thuật trao đổi, buôn bán
- Thương mại truyền thống: Là hoạt động mua bán, trao đổi bằng cách gặp mặt trong điều
kiện có sự giới hạn về thời gian và không gian, việc giao hàng và thanh toán (chủ yếu là
tiền mặt) được tiến hành hầu như là đồng thời với nhau .
- Thương mại điện tử: Là hoạt động mua bán, trao đổi dựa trên nền tảng công nghệ thông
tin và internet nên không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, các bên cũng không đòi hỏi phải gặp nhau.
1.2.3.5. Theo mức độ cản trở thương mại
- Thương mại có bảo hộ: Là việc áp dụng biện pháp yêu cầu nâng cao một số tiêu chuẩn
thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ hay
việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ
ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước
- Thương mại tự do hóa: Là sự nới lỏng can thiệp của Nhà nước hay Chính phủ vào lĩnh
vực trao đổi, buôn bán quốc tế. 11