Giáo trình kinh tế thương mại | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Kinh tế thương mại là ngành nghiên cứu các hoạt động thương mại, bao gồm mua bán hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố liên quan đến việc tạo ra và phân phối giá trị trong nền kinh tế. Thương mại góp phần vào sự phát triển kinh tế thông qua việc tối ưu hóa nguồn lực, tăng cường giao lưu kinh tế giữa các vùng và quốc gia. Phân loại các loại thị trường như thị trường hoàn hảo, thị trường không hoàn hảo, thị trường độc quyền.
Môn: Kinh tế thương mại
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Kinh tế thương mại TLHT - TLHT BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TÀI LIỆU HỌC TẬP KINH TẾ THƯƠNG MẠI (LƯU HÀNH NỘI BỘ)
Đối tượng: Sinh viên Đại học
Ngành đào tạo: Kinh doanh thương mại HÀ NỘI, 2020 MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................v
LỜI GIỚI THIỆU............................................................................................................1
Chương 1........................................................................................................................... 3
1.1. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................3
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................…..3
1.1.3. Nội dung môn học...................................................................................................5
1.2. Bản chất kinh tế của thương mại............................................................................6
1.2.1. Lịch sử và sự ra đời của thương mại.....................................................................6
1.2.2. Bản chất của thương mại.....................................................................................10
1.2.3. Phân loại thương mại...........................................................................................12
1.3. NHỮNG LÝ THUYẾT CƠ BẢN TRONG THƯƠNG MẠI................................13
1.3.1. Lý thuyết trao đổi thuần túy................................................................................13
1.3.2. Lý thuyết của chủ nghĩa trọng thương...............................................................14
1.3.3. Lý thuyết của chủ nghĩa tự do thương mại........................................................15
1.3.4. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia.................................................................18
Chương 2: CHỨC NĂNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI............................24
2.1. CHỨC NĂNG CỦA THƯƠNG MẠI.....................................................................24
2.1.1. Biểu hiện chức năng của Thương mại trong lĩnh vực Thương mại hàng hóa...........25
2.1.2. Biểu hiện các chức năng thương mại trong lĩnh vực dịch vụ............................26
2.2. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN LOẠI TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI.......27
2.2.1. Cơ sở luận nghiên cứu những tác động của Thương mại..................................27
2.2.2. Phân loại tác động của thương mại.....................................................................28
2.3. NHỮNG TÁC ĐỘNG CƠ BẢN CỦA THƯƠNG MẠI........................................29
2.3.1. Những tác động kinh tế của thương mại............................................................30
2.3.2. Những tác động môi trường của thương mại.....................................................32
2.3.3. Những tác động xã hội của thương mại..............................................................33
Chương 3: THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA.....................................................................38
3.1. BẢN CHẤT VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC MUA BÁN CHỦ YẾU TRONG
THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA........................................................................................38
3.1.1. Bản chất và phân loại thương mại hàng hóa......................................................38
3.1.2. Những đặc điểm cơ bản của thương mại hàng hóa............................................40
3.1.3. Các phương thức mua bán chủ yếu trong thương mại hàng hóa.....................42 1
3.2. Những vấn đề cơ bản của thương mại hàng hóa...................................................48
3.2.1. Nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hóa....................................................48
3.2.2. Cung ứng và nguồn cung ứng hàng hoá.............................................................51
3.2.3. Lưu thông hàng hoá.............................................................................................54
3.2.4. Kết quả và hiệu quả trong thương mại hàng hóa..............................................56
3.3. Phương pháp xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng hóa......................................60
3.3.1. Kinh doanh và mục tiêu kinh doanh hàng hóa..................................................60
3.3.2. Loại hình kinh doanh và đặc trưng các loại hình kinh doanh thương mại hàng
hóa................................................................................................................................... 63
3.3.3. Hệ thống kinh doanh thương mại hàng hóa trong nền kinh tế.........................66
3.3.4. Phương pháp xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng hóa trong nền kinh tế thị
trường.............................................................................................................................. 69
Chương 4: THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ.........................................................................74
4.1. KHÁI QUÁT DỊCH VỤ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM DỊCH VỤ...........74
4.1.1. Khái nệm dịch vụ..................................................................................................74
4.1.2. Đặc điểm của dịch vụ...........................................................................................74
4.1.3. Thương mại dịch vụ.............................................................................................76
4.2. CÁC LOẠI HÌNH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ......................................................81
4.2.1. Vai trò thương mại dịch vụ..................................................................................84
4.2.2. Các loại dịch vụ thương mại................................................................................86
4.3. TỔ CHÚC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ.....................91
4.3.1. Tổ chức các hoạt động thương mại dịch vụ........................................................91
4.3.2. Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả thương mại dịch vụ...............................92
4.3.3. Phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ.........................................................93
Chương 5: THƯƠNG MẠI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ THƯƠNG MẠI LIÊN
QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ....................................................................................................97
5.1. THƯƠNG MẠI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ.......................................................98
5.1.1. Bản chất của thương mại quyền sở hữu trí tuệ..................................................98
5.1.2. Đặc điểm của thương mại quyền sở hữu trí tuệ...............................................101
5.1.3. Vai trò của thương mại quyền sở hữu trí tuệ...................................................103
5.1.4. Các hiệp định liên quan đến thương mại quyền sở hữu trí tuệ.......................105
5.2. THƯƠNG MẠI LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀU TƯ.....................................................106
5.2.1. Bản chất của thương mại liên quan đến đầu tư...............................................107
5.2.2. Vai trò của thương mại liên quan đến đầu tư..................................................107
5.2.3. Các hiệp định về thương mại liên quan đến đầu tư.........................................109
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ HIỆU QUẢ THƯƠNG MẠI.....................................116
6.1. NGUỒN LỰC THƯƠNG MẠI............................................................................116
6.1.1. Khái niệm và phân loại nguồn lực thương mại................................................116
6.1.2. Vai trò của nguồn lực thương mại với sự phát triển thương mại...................119
6.1.3. Chi phí nguồn lực thương mại...........................................................................121
6.2. HIỆU QUẢ THƯƠNG MẠI.................................................................................122
6.2.1 Bản chất và phân loại hiệu quả thương mại......................................................122
6.2.2.Phuơng pháp phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của thương mại...............125
6.2.3. Nâng cao hiệu quả kinh tế thương mại.............................................................127
6.3. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC THƯƠNG MẠI THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.........................................................................................132
6.3.1. Bản chất của phát triển bền vững.....................................................................132
6.3.2. Những tiêu chí cơ bản của phát triển bền vững...............................................134
6.3.3. Khai thác và sử dụng nguồn lực thương mại theo hướng phát triển bền vững
....................................................................................................................................... 135
Chương 7: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
VỀ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM.......................................................................139
7.1. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VỀ THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM............139
7.1.1.Thương mại Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945............................139
7.1.2. Thương mại Việt Nam từ 1945-1986.................................................................139
7.1.3. Thương mại Việt Nam từ 1986 đến nay............................................................140
7.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM................................142
7.2.1. Chiến lược thương mại trong nền kinh tế quốc dân........................................142
7.2.2. Kế hoạch phát triển thương mại nền kinh tế quốc dân...................................143
7.3. HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM.........................145
7.3.1. Cơ sở hội nhập quốc tế về thương mại..............................................................145
7.3.2. Những cơ hội và thách thức của hội nhập........................................................146
7.3.3. Tác động của hội nhập quốc tế về thương mại đến nền kinh tế Việt Nam.........147
7.3.4. Các tổ chức và diễn đàn thương mại quốc tế Việt Nam tham gia...................148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................150
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AFTA
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ASEM
Diễn đàn hợp tác Á – Âu CMCN Cách mạng công nghiệp CNH - HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CP Chính phủ CSVN Cộng sản Việt Nam DN Doanh nghiệp DV Dịch vụ EU Liên minh châu Âu GDP
Tổng sản phẩm quốc nội HDI
Chỉ số phát triển con người HĐBT Hội đồng Bộ trưởng KTTM Kinh tế thương mại LTM Luật thương mại NĐ Nghị định NQ Nghị quyết PCLĐXH
Phân công lao động xã hội QĐ Quyết định QG Quốc gia QSHTT Quyền sở hữu trí tuệ TMDV Thương mại dịch vụ TMĐT Thương mại điện tử TMHH Thương mại hàng hóa TMQT Thương mại quốc tế TRIMs
Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại TRIPs
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến TMQSHTT TTg Thủ tướng Chính phủ WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới XNK Xuất nhập khẩu LỜI GIỚI THIỆU
Hoạt động thương mại ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế của mỗi quốc gia. Nếu coi sản xuất là điểm xuất phát, tiêu dùng là điểm cuối cùng thì
thương mại thực hiện chức năng phân phối và trao đổi, là khâu trung gian, là cầu nối giữa
sản xuất và tiêu dùng. Thương mại không chỉ thực hiện các hoạt động nhằm cung ứng các
tư liệu sản xuất cần thiết, tạo điều kiện cho sản xuất được tiến hành một cách thuận lợi
mà còn thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất, qua đó kích thích sản xuất phát triển.
Kinh tế thương mại là khoa học nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế
diễn ra trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa (sự hình thành, cơ chế hoạt động,
những chính sách, công cụ quản lý thương mại, tính quy luật và xu hướng phát triển của
thương mại nói chung, của Việt Nam nói riêng), qua đó nghiên cứu tính chất của các mối
quan hệ kinh tế được hình thành trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Trên cơ
sở đó hình thành cơ sở khoa học cho việc tổ chức quản lý các hoạt động thương mại của
nước ta nhằm mục tiêu phát triển bền vững các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng và sự tác động to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong chương trình đào tạo Ngành kinh doanh thương mại của Trường Đại học
Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, học phần Kinh tế thương mại là học phần thuộc nhóm
kiến thức ngành của khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Học phần trang bị cho người
học nắm được các kiến thức về kinh tế thương mại, hiểu được chức năng, vai trò của
thương mại, những tác động của thương mại trong điều kiện hội nhập quốc tế đối với sự
phát triển của nền kinh tế, nắm được bản chất của các hình thức thương mại, cách thức tổ
chức và quản lý thương mại, từ đó rèn luyện ý thức kỷ luật, tự tin, kiên trì theo đuổi mục
tiêu để giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn trong hoạt động thương mại hiện nay.
Để thực hiện được mục tiêu trên và đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh
viên Ngành Kinh doanh thương mại, Khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế
Kỹ thuật Công nghiệp đã tổ chức biên soạn tài liệu học tập Kinh tế thương mại. Tài liệu
học tập được biên soạn theo đúng đề cương chi tiết của học phần Kinh tế thương mại
trong chương trình đào tạo Ngành Kinh doanh thương mại cho sinh viên hệ Đại học và
các quy định về việc biên soạn của Nhà trường. Nội dung của tài liệu bao gồm 7 chương,
trong mỗi chương bao gồm các nội dung chủ yếu sau: - Mục đích của chương - Nội dung của chương
- Câu hỏi hướng dẫn ôn tập, thảo luận chương
- Bài tập ứng dụng chương
Trong quá trình thực hiện biên tập liệu học tập này, nhóm tác giả xin chân thành
cảm ơn sự góp ý rất cụ thể của tập thể giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh nói chung,
Bộ môn Quản trị kinh doanh thương mại nói riêng, đặc biệt là những ý kiến đóng góp của
TS Nguyễn Thị Chi, TS Nguyễn Thị Phượng, Th.S Nguyễn Thị Minh Hương, Th.S
Hoàng Hiếu Thảo….Tập thể nhóm tác giả đã tiếp thu với tinh thần cầu thị để hoàn thiện
hơn tài liệu học tập. Tuy nhiên, dù cố gắng cũng khó có thể tránh khỏi những thiếu sót
nhất định, tập thể tác giả rất mong tiếp tục nhận được những góp ý của bạn đọc để tài liệu
học tập được tái bản hoàn thiện hơn trong những lần sau. Xin trân trọng cảm ơn!
Thay mặt tập thể tác giả
ThS, Trần Đăng Quân Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ THƯƠNG MẠI
MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG
Sau khi nghiên cứu và học tập chương này, sinh viên cần nắm được:
- Đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn học kinh tế thương mại.
- Bản chất kinh tế của thương mại - Phân loại thương mại. NỘI DUNG CHƯƠNG
1.1. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Kinh tế thương mại là môn học kinh tế, môn kinh tế ngành. Giống như kinh tế
chính trị học và kinh tế học là những môn khoa học nghiên cứu các nguyên lý, các quy
luật kinh tế chi phối và vận động nền kinh tế quốc dân. Kinh tế thương mại dựa trên
những nguyên lý mà kinh tế chính trị học, kinh tế học đã phát hiện để đi sâu nghiên cứu
các nguyên lý, các quy luật kinh tế nhằm bổ sung và cụ thể hóa chúng trong lĩnh vực lưu
thông hàng hóa và dịch vụ.
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế thương mại là tất cả các hiện tượng, các hoạt
động và các mối quan hệ kinh tế trong lĩnh vực buôn bán trong một quốc gia và của quốc
gia đó với bên ngoài.
Các hiện tượng, các hoạt động và các mối quan hệ kinh tế trong buôn bán nội địa
và buôn bán quốc tế luôn vận động theo những quy luật và tính quy luật nhất định. Kinh
tế thương mại nghiên cứu chúng nhằm tìm ra bản chất kinh tế của chúng, cũng như tìm ra
các quy luật chung hoặc tính quy luật vận động của chúng. Trên cơ sở đó xây dựng cơ sở
khoa học cho việc tổ chức và quản lý các hoạt động thương mại phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Các hiện tượng, các hoạt động và các mối
quan hệ thương mại một mặt vận động theo những quy luật chung, phổ biến, tuy nhiên
những biểu hiện của chúng trong những điều kiện cụ thể, những quốc gia khác nhau và ở
mỗi thời kỳ khác nhau của lịch sử đều có những nét riêng, đặc thù. Kinh tế thương mại
không chỉ nghiên cứu những vấn đề chung, những nguyên lý chung và các quy luật chung
trong lĩnh vực buôn bán mà nó còn nghiên cứu những vấn đề đặc thù trong những hoàn
cảnh cụ thể, các quốc gia cụ thể và các giai đoạn lịch sử cụ thể. Việc nghiên cứu những
biểu hiện cụ thể của các nguyên lý, các quy luật chung trong lĩnh vực thương mại trong
điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền
kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt nam hiện nay cũng là một nội
dung nghiên cứu quan trọng của kinh tế thương mại
Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Phát triển mạnh
thương mại trong nước, tăng nhanh xuất khẩu, nhập khẩu. Đẩy mạnh tự do hóa thương
mại phù hợp các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo bước phát triển mới, nhanh và
toàn diện thị trường dịch vụ, nhất là dịch vụ cao cấp, có hàm lượng trí tuệ cao, giá trị gia
tăng cao”. Đó là những đặc điểm của sự phát triển thương mại nước ta trong giai đoạn
hiện nay mà kinh tế thương mại phải nghiên cứu. Trong khi nghiên cứu các mối quan hệ
kinh tế diễn ra trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá, nghiên cứu đặc trưng và tính quy luật
của sự vận động và phát triển thương mại, kinh tế thương mại không thể không nghiên
cứu những chính sách, công cụ quản lý thương mại của Đảng và Nhà nước ta, vì những
chính sách này đều được xây dựng dựa trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn các
quy luật kinh tế khách quan. Ngoài ra, còn nghiên cứu cả những phương pháp kế hoạch
hoá thương mại bao gồm cả chiến lược, định hướng kế hoạch, phương pháp luận xây
dựng kế hoạch kinh doanh cũng như phương pháp phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế thương mại.
1.1.2. Phương pháp nghiên cứu môn học
1.1.2.1. Phương pháp duy vật biện chứng
Phương pháp này đòi hỏi phải nghiên cứu các sự vật và các hiện tượng trong sự
vận động và trong mối quan hệ tác động qua lại với các hiện tượng và sự vật khác, luôn
luôn có sự thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối lập, luôn luôn có sự tích lũy những biến
đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất.
1.1.2.2. Phương pháp duy vật lịch sử
Đòi hỏi nghiên cứu sự vật, hiện tượng ở thực tại nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với
quá khứ, lịch sử của sự vật và hiện tượng đó để có thể dự báo được xu hướng vận động
và phát triển của sự vật và hiện tượng trong tương lai.
1.1.2.3. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Gạt bỏ những yếu tố cụ thể, ngẫu nhiên, rời rạc, để tìm thấy những cái điển hình,
bền vững, ổn định, có tính phổ biến trên cơ sở đó chỉ ra bản chất của các hiện tượng, phát
hiện ra các quy luật và tính quy luật vận động của các hiện tượng, các mối quan hệ của kinh tế thương mại.
Kinh tế thương mại là môn học chuyên ngành kinh doanh thương mại của
Trường. kinh tế thương mại còn có mối quan hệ với các môn học khác như; kinh tế học vi
mô, kinh tế học vĩ mô…
1.1.3. Nội dung và kết cấu của học phần
1.1.3.1. Nội dung của học phần
Nội dung nghiên cứu của học phần kinh tế thương mại là: các hiện tượng, các
hoạt động, các mối quan hệ kinh tế trong buôn bán nội địa, buôn bán quốc tế, luôn luôn
vận động theo những quy luật và có tính quy luật nhất định. Kinh tế thương mại nghiên
cứu những vấn đề này để: Tìm ra bản chất kinh tế của chúng; tìm quy luật chung, tính
quy luật vận động của chúng; xây dựng cơ sở khoa học cho việc tổ chức và quản lý các
hoạt động thương mại phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Các hiện tượng, các hoạt động, các mối quan hệ thương mại một mặt vận động
theo những quy luật chung, phổ biến, mặt khác biểu hiện của chúng trong những điều
kiện cụ thể, những quốc gia khác nhau, ở mỗi thời kỳ khác nhau của lịch sử đều có những
nét riêng, đặc thù. Bởi vậy, kinh tế thương mại không chỉ nghiên cứu chung chung trong
lĩnh vực buôn bán, nó còn nghiên cứu những vấn đề đặc thù trong: Những hoàn cảnh cụ
thể, những quốc gia cụ thể, những giai đoạn lịch sử cụ thể.
Ngoài ra, kinh tế thương mại sẽ còn tiếp tục nghiên cứu những biểu hiện cụ thể
của các nguyên lý, các quy luật chung trong lĩnh vực thương mại trong điều kiện của Việt
Nam trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.1.3.2. Kết cấu học phần
Học phần Kinh tế thương mại được biên soạn theo đúng đề cương nghiên cứu đã
được duyệt, bao gồm 7 chương. Cụ thể là:
Chương 1: Những vấn đề chung về Kinh tế Thương mại
Chương 2: Chức năng và tác động của Thương mại.
Chương 3: Thương mại hàng hóa
Chương 4: Thương mại dịch vụ
Chương 5: Thương mại quyền sở hữu trí tuệ và thương mại liên quan đến đầu tư.
Chương 6: Nguồn lực và hiệu quả thương mại.
Chương 7: Quá trình hình thành phát triển và hội nhập quốc tế về thương mại của Việt Nam.
1.2. BẢN CHẤT KINH TẾ CỦA THƯƠNG MẠI
1.2.1. Lịch sử và sự ra đời của thương mại
1.2.1.1. Điều kiện ra đời của thương mại
Thương mại ra đời khi hội đủ 2 điều kiện là: Sự phát triển của phân công lao động
xã hội và sự độc lập về kinh tế (hay là sự sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất). Các
ngành ra đời và phát triển trong nền kinh tế quốc dân là do sự phân công lao động xã hội.
Chuyên môn hóa sản xuất đã làm tăng thêm lực lượng sản xuất xã hội và là một trong
những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chính yếu
tố chuyên môn hoá sản xuất đã đặt ra sự cần thiết phải trao đổi trong xã hội các sản phẩm
giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Mối quan hệ trao đổi hàng tiền đó chính là lưu
thông hàng hóa. Sản xuất và lưu thông hàng hóa là những phạm trù lịch sử, lưu thông
hàng hóa sinh ra ngay từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ thay cho chế độ cộng sản nguyên thủy.
Trong thời kỳ này, trong xã hội đã có sự phân công giữa chăn nuôi và trồng trọt và những
người chủ nô khác nhau chiếm hữu sản phẩm thặng dư của những người nô lệ làm ra đã
bắt đầu có những sản phẩm thừa. Sự trao đổi này bắt đầu với tính chất ngẫu nhiên, dần
dần nó phát triển đi đôi với sự phát triển của sản xuất hàng hóa. Khi trao đổi hàng hóa
phát triển đến trình độ nhất định đã xuất hiện tiền tệ làm chức năng phương tiện lưu
thông thì trao đổi hàng hóa được gọi là lưu thông hàng hóa. Quá trình lưu thông hàng hóa
tất yếu đòi hỏi một sự hao phí lao động nhất định trong quan hệ trao đổi hàng hóa trực
tiếp giữa người sản xuất với người tiêu dùng và cả trong việc thực hiện những hoạt động
mua - bán giữa họ với nhau. Lao động đó cần thiết và ích lợi cho xã hội. Cũng giống như
lao động ở các lĩnh vực khác, lao động trong lưu thông hàng hóa luôn đòi hỏi được
chuyên môn hoá cao. Nếu như mọi chức năng lưu thông do chính người sản xuất và
người tiêu dùng sản phẩm thực hiện thì việc chuyên môn hoá lao động xã hội rất bị hạn
chế. Việc phân công lao động xã hội không cụ thể, chi tiết ngay từ đầu giữa các tập đoàn
sản xuất dẫn tới hậu quả là năng suất lao động sẽ rất thấp, hiệu quả không cao. Sự xuất
hiện mối quan hệ tổng hợp đó trong các doanh nghiệp, các hộ tiêu dùng dẫn tới sự ra đời
các ngành lưu thông hàng hóa - các ngành thương mại - dịch vụ. Cùng với sự phát triển
của nền sản xuất xã hội và tiến bộ khoa học kỹ thuật, các ngành thương mại - dịch vụ
phát triển hết sức đa dạng và phong phú.
1.2.1.2. Lịch sử và sự ra đời của thương mại
Về mặt lịch sử, kinh tế loài người trải qua 2 quá trình là: Kinh tế tự nhiên (kinh tế
tự cung tự cấp) và Kinh tế hàng hóa. Như đã nói ở trên, nói đến thương mại là nói đến
kinh tế hàng hóa, là nói đến sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người này với người khác.
Trao đổi trải qua các nấc thang phát triển sau đây: Trao đổi trực tiếp
Lịch sử xuất hiện: trong lịch sử phát triển loài người, trao đổi hàng hoá hay trao
đổi trực tiếp xuất hiện vào giai đoạn cuối của xã hội cộng đồng nguyên thuỷ và thời kỳ
đầu của chế độ chiếm hữu nô lệ. - Công thức: H - H’
- Bản chất: Hoạt động trao đổi chỉ diễn ra khi người ta ngẫu nhiên có sản phẩm thừa rồi đem trao đổi.
- Chủ thể của hoạt động trao đổi này chính là nhà sản xuất. Chủ thể A Chủ thể B Trao đổi H - H’ - vừa tạo ra H - vừa là nhà sản xuất - vừa có hàng hóa A
- vừa là người tiêu dùng H’
- vừa là người tiêu dùng - vừa có nhu cầu - vừa tạo ra H’ - vừa là nhà sản xuất - vừa có hàng hóa B
- vừa là người tiêu dùng H
- vừa là người tiêu dùng - vừa có nhu cầu
- Mục đích của trao đổi: Chính là nhằm vào giá trị sử dụng. Người ta muốn trao
đổi chỉ số lượng ít hàng thừa để lấy hàng hóa mà họ muốn tiêu dùng, sử dụng nhưng không có.
- Xuất hiện mâu thuẫn: Khi sản xuất và ngẫu nhiên có sản phẩm thừa và đem trao
đổi thì chưa có mâu thuẫn. Khi có sản phẩm thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi. Khi có 2 chủ
thể đều có sản phẩm và có nhu cầu về sản phẩm của nhau.Thì sự trao đổi diễn ra suôn sẻ,
không có mâu thuẫn. Nhưng khi: Sản phẩm sản xuất ra thừa nhiều có thể do công nghệ,
kinh nghiệm, điều kiện tự nhiên thuận lợi…Nhu cầu về nhiều hàng hóa, hàng hóa với số
lượng lớn. Sẽ xảy ra mâu thuẫn khi trao đổi trực tiếp H - H’. Để giải quyết mâu thuẫn,
làm cho trao đổi văn minh hơn thì việc trao đổi phải chuyển sang một hình thức khác,
một nấc thang khác mới và cao hơn . Lưu thông hàng hóa
Là hình thức trao đổi hàng hóa cao hơn trao đổi hàng hóa trực tiếp, giúp giải
quyết mâu thuẫn trong quá trình trao đổi trực tiếp.
- Lịch sử xuất hiện: Khi trao đổi hàng hóa có xuất hiện tiền làm vật môi giới trung
gian. Khi tiền xuất hiện, thay đổi hoàn toàn quá trình trao đổi và người ta cũng không bao
giờ trở về hình thức trao đổi H - H’ nữa. - Quá trình: H - T: Bán T - H’: Mua
- Nhận xét: Hai quá trình này được bóc tách rõ ràng. Nếu như trao đổi trực tiếp,
người mua - người bán, quá trình mua - quá trình bán không thể bóc tách, nó trùng khít
lên nhau thì tới lưu thông hàng hóa đã rõ ràng, tách biệt.
- Xuất hiện: 2 hành vi: Hành vi mua - Hành vi bán - là 2 hành vi quan trọng cấu thành lên thương mại.
- Có sự rõ ràng: Chủ thể người mua - người bán. Tách bạch về thời gian mua - thời
gian bán (bán - thu T về - nhưng không mua ngay mà có thể ngày mai, ngày kia…)
- Mục đích: mục đích cuối cùng vẫn là giá trị sử dụng, thỏa mãn nhu cầu đơn thuần
Xét ở tầm vĩ mô: nếu phát triển kinh tế thì không thể sử dụng nấc thang này cũng
như không thể sử dụng hình thức trao đổi này.
Vì: H - T - H’: vòng quay sẽ dừng lại khi đạt được giá trị sử dụng, nếu muốn có
giá trị sử dụng khác thì phải quay sang vòng quay khác khi đó nó tồn tại những gián
đoạn, đòi hỏi chuyển sang vòng quay: H - T - H’
Thương mại - nấc thang cao nhất
Có nhiều lý do dẫn tới sự xuất hiện của thương mại, để thấy được thương mại là
kết quả phát triển của cả 1 quá trình, của các nấc thang mà nó là nấc thang cao nhất của sự trao đổi.
- Công thức trao đổi: T- H - T’
Trong công thức này cũng vẫn chỉ có T, H nhưng đã thay đổi vị trí, bắt đầu bằng :
T mua H bán T’ mua H’ bán T’’ … mà T’ = T + ΔT T’’ = T’ + ΔT’…
Nó tạo thành vòng quay liên tục. Sau mỗi một chu kỳ, chúng ta tạo ra lượng tiền
lớn hơn lượng tiền chúng ta đã bỏ ra. Và lượng tiền dư đó chính là lợi nhuận, nếu vòng
quay cứ liên tục mãi thì lợi nhuận càng nhiều như vậy ở tầm vĩ mô: đất nước muốn giàu
có, phát triển thì phải tăng cường vòng quay T - H - T’
- Trao đổi hàng hóa dưới dạng thương mại gắn liền với sự xuất hiện của 1 tầng lớp
người tách ra từ lĩnh vực sản xuất, thực hiện việc lưu thông hàng hóa với mục đích lợi
nhuận, đó chính là tầng lớp thương nhân, doanh nhân.
- Hoạt động thương mại của các thương nhân: họ bỏ tiền ra mua hàng hóa sau đó
bán lại cho người tiêu dùng để thu lợi nhuận, phần T’ là do người sản xuất nhượng lại 1
phần cho thương gia, là phần được lợi từ việc lưu thông hàng hóa, thực hiện quá trình
đưa hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng.
Bên cạnh đó, lợi nhuận còn do chính người tiêu dùng chi trả để thỏa mãn nhu cầu
về sản phẩm hàng hóa của mình.
Chính từ những mầm mống đó mà thương mại ra đời, là nấc thang cao nhất của sự trao đổi. NHẬN XÉT:
Ngành thương mại ra đời là kết quả tất yếu của sự phát triển của trao đổi và phân
công lao động xã hội (PCLĐXH). Trong lịch sử loài người đã trải qua 3 lần PCLĐXH:
- Lần 1: Tách chăn nuôi ra khỏi trồng trọt đã thúc đẩy sự phát triển của trao đổi và tiền tệ xuất hiện
- Lần 2: Tách thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp từ đó sản xuất hàng hóa hình thành.
- Lần 3: Tách chức năng tiêu thụ khỏi chức năng sản xuất dẫn đến xuất hiện một
ngành kinh tế chuyên làm chức năng trao đổi, mua bán nhằm mục đích lợi nhuận.
Sự phát triển của PCLĐXH vẫn tiếp tục và tạo ra nhiều ngành mới cho lĩnh vực
thương mại. Trong thế giới hiện đại, xuất hiện hình thái trao đổi kiểu mới: thương mại
điện tử vẫn là thương mại nhưng bằng phương pháp điện tử, thông qua các phương tiện
công nghệ điện tử mà không cần phải in ra giấy trong bất kỳ công đoạn nào của giao
dịch. Chừng nào còn nhu cầu hàng hóa, còn sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa thì
thương mại vẫn còn tồn tại và phát triển.
Qua phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng : Lưu thông hàng hóa phủ định trao
đổi trực tiếp, khi có lưu thông hàng hóa, sẽ không quay lại trao đổi trực tiếp. Thương mại
ra đời, nó không phủ định lưu thông hàng hóa mà ngược lại nó làm cho lưu thông hàng
hóa phát triển ở một trình độ cao hơn.
1.2.2. Bản chất kinh tế của thương mại
1.2.2.1. Một số các tiếp cận khi nghiên cứu bản chất kinh tế của thương mại
a. Thương mại - là một hoạt động kinh tế
- Đối tượng trao đổi của hoạt động thương mại: Là tất cả các hàng hóa và dịch vụ.
Hàng hóa và dịch vụ có những điểm khác nhau cơ bản nên hoạt động thương mại đối với
mỗi loại có sự khác nhau.
- Chủ thể của hoạt động thương mại bao gồm: Người bán (người sản xuất hàng
hóa, người cung ứng dịch vụ, thương gia). Người mua (người sản xuất, thương gia, người
tiêu dùng). Những người khác: Người môi giới, người đại lý thương mại…
- Mục đích của hoạt động: Nhằm tìm kiếm lợi nhuận, với công thức: T - H - T’.
Trong Luật Thương mại cũ thì hoạt động thương mại là nhằm mục tiêu kinh tế - xã hội.
Trong Luật Thương mại mới thì hoạt động thương mại là nhằm mục tiêu kinh tế. Tất cả
các hoạt động tài trợ, làm từ thiện, đóng góp vào quỹ từ thiện thì mục đích cuối cùng vẫn
là vì đánh bóng hình ảnh thương hiệu để bán được nhiều, thu lợi nhuận cao.
- Môi trường của hoạt động thương mại: Hoạt động thương mại diễn ra trên thị
trường với những điều kiện kinh tế, xã hội, luật pháp và môi trường vật chất cụ thể. Bởi
vậy, một mặt nó chịu tác động của môi trường, mặt khác nó cũng tác động trở lại đối với môi trường.
b. Thương mại - một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội
- Tái sản xuất xã hội bao gồm 4 khâu: sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng. 4
khâu này có quan hệ mật thiết với nhau.
- Thương mại là lĩnh vực phát triển cao nhất của trao đổi, lưu thông. Nếu coi
thương mại là một khâu trong quá trình tái sản xuất xã hội thì thương mại nằm ở khâu
trao đổi, nằm trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng.
- Thương mại có tác động đến cả sản xuất lẫn tiêu dùng: Thương mại biến đổi nền
sản xuất từ khi rất sơ khai, sản xuất tự cung tự cấp đến một nền sản xuất lớn, xã hội hóa
sản xuất và lưu thông hàng hóa. Thương mại mang đến khối lượng hàng hóa và số lượng
rất nhiều các dịch vụ, kích thích nhu cầu tiêu dùng, hướng dẫn tiêu dùng. Ngược lại, dựa
vào động cơ tiêu dùng, định hướng tiêu dùng, định hướng tiêu dùng mà thương mại có
những ứng xử thích hợp trong sản xuất và lưu thông, về cả không gian thời gian, số lượng chất lượng…
- Chế độ phân phối ở mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia lại có sự khác biệt. Ví dụ: Ở Việt
Nam. Trong thời kỳ kế hoạch hóa, chế độ phân phối là theo chế độ tem phiếu. Trong thời
kỳ kinh tế thị trường, phân phối thông qua trao đổi - mua bán.
- Nếu ví nền kinh tế giống như một cơ thể sống thì chính lưu thông hàng hóa,
thương mại được xem như là hệ tuần hoàn Thương mại phát triển, lưu thông hàng hóa
thông suốt là biểu hiện của nền kinh tế lành mạnh, thịnh vượng.
c. Thương mại - ngành kinh tế
- Cơ sở hình thành ngành: Do PCLĐXH, xuất hiện một bộ phận, một nhóm người
chuyên đảm nhận việc lưu thông hàng hóa.
- Tiền đề ngành: Ngành thương mại xuất hiện cùng với sự xuất hiện của 1 bộ phận
thương nhân. Hoạt động thương mại chỉ do một, hoặc một nhóm người làm, sau đó do
sức hấp dẫn nên có thêm một lực lượng đông đảo người tham gia công việc lưu thông
hàng hóa, gọi là thương gia. Có một nguồn tài chính để bỏ ra mua hàng hóa, sau đó bán
hàng hóa mới thu được tiền về cùng một khoản lợi nhuận, tiếp tục vòng chu chuyển mới.
Có một cơ sở hạ tầng (chợ, trung tâm thương mại,trung tâm mua sắm…). Có các phương
tiện, xe cộ thực hiện việc chuyên chở hàng hóa, hay là hệ thống các kho tàng, bến bãi cất
trữ hàng hóa để thực hiện việc luân chuyển hàng hóa được thông suốt. Có một trình độ
khoa học kỹ thuật công nghệ để giúp biến đổi hàng hóa, đưa hàng hóa từ khấu sản xuất
tới tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và phong phú của người tiêu dùng. Có
một hệ thống kênh phân phối riêng đó là: các đại lý, người môi giới, trung gian thương
mại…tạo mắt xích thương mại, tạo sự liên kết các khâu, các quá trình trong ngành thương mại.
- Ở Việt Nam hiện nay, cơ cấu tổ chức của ngành thương mại bao gồm bộ phận
chuyên thực hiện hoạt động thương mại và bộ phận không thực hiện các hoạt động
thương mại (các cơ quan quản lý ở các cấp, các viện nghiên cứu…)
- Chức năng của ngành thương mại: Ngành thương mại chuyên đảm nhận chức
năng tổ chức lưu thông hàng hóa và cung ứng các dịch vụ cho xã hội thông qua việc thực
hiện mua bán nhằm sinh lợi. Ngành thương mại là một ngành kinh tế độc lập trong nền
kinh tế quốc dân. Ngành thương mại nếu trong nền kinh tế bao cấp, tự cung tự cấp, thuộc
khu vực sản xuất vật chất thì trong nền kinh tế thị trường thuộc khu vực phi sản xuất vật
chất. Ngành thương mại ra đời chính là cầu nối trung gian giữa nền kinh tế trong nước
với nền kinh tế thế giới, giúp hàng hóa, dịch vụ có thể di chuyển, đáp ứng nhu cầu của con người.
Sự xuất hiện của ngành thương mại giúp nhà sản xuất cũng như các thương gia
chuyên tâm hơn cho công việc, năng suất tăng, chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc.
1.2.2.2. Bản chất kinh tế của thương mại
Nghiên cứu thương mại dưới các góc độ cơ bản: hoạt động kinh tế, ngành kinh tế
của nền kinh tế quốc dân hay với tư cách là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội thì
chúng ta đều nhận thấy đặc trưng chung nhất của thương mại là buôn bán, trao đổi hàng
hóa và cung ứng dịch vụ gắn với tiền tệ và nhằm mục đích lợi nhuận.
Từ đó, để nắm được những vấn đề cốt lõi khi nghiên cứu về thương mại, chúng ta
đưa ra kết luận về bản chất kinh tế chung của thương mại là tổng thể các hiện tượng, các
hoạt động và các quan hệ kinh tế gắn liền và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và
cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận.
1.2.3. Phân loại thương mại
1.2.3.1. Theo phạm vi hoạt động thương mại
- Thương mại nội địa (gọi là nội thương): Là hoạt động mua bán, trao đổi hàng
hóa diễn ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia giữa những cá nhân, tổ chức trong
cùng quốc gia đó thực hiện.
- Thương mại quốc tế (gọi là ngoại thương). Là hoạt động mua bán, trao đổi hàng
hóa diễn ra giữa những cá nhân, tổ chức ở hai hay nhiều quốc gia thực hiện.
1.2.3.2. Theo các khâu của quá trình lưu thông
- Thương mại bán buôn: Là hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa với khối lượng
lớn, thông thường doanh nghiệp thực hiện hoạt động này mua hàng trực tiếp từ nhà sản
xuất để bán lại kiếm lời.
- Thương mại bán lẻ: Là hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa với khối lượng
nhỏ, thông thường các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động này mua hàng từ nhà sản
xuất hoặc các nhà bán buôn để bán lại kiếm lời.
1.2.3.3. Theo đối tượng của hoạt động thương mại
- Thương mại hàng hóa: Là hoạt động buôn bán, trao đổi những sản phẩm hữu
hình, có hình thái vật chất cụ thể.
- Thương mại dịch vụ: Là hoạt động buôn bán, trao đổi những sản phẩm vô hình,
không có hình thái vật chất cụ thể.
1.2.3.4. Theo kỹ thuật trao đổi, buôn bán
- Thương mại truyền thống: Là hoạt động mua bán, trao đổi bằng cách gặp mặt
trong điều kiện có sự giới hạn về thời gian và không gian, việc giao hàng và thanh toán
(chủ yếu là tiền mặt) được tiến hành hầu như là đồng thời với nhau.
- Thương mại điện tử: Là hoạt động mua bán, trao đổi dựa trên nền tảng công
nghệ thông tin và internet nên không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, các bên
cũng không đòi hỏi phải gặp nhau.
1.2.3.5. Theo mức độ cản trở thương mại
- Thương mại có bảo hộ: Là việc áp dụng biện pháp yêu cầu nâng cao một số tiêu
chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ
hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó
để bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước
- Thương mại tự do hóa: Là sự nới lỏng can thiệp của Nhà nước hay Chính
phủ vào lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế.
1.3. NHỮNG LÝ THUYẾT CƠ BẢN TRONG THƯƠNG MẠI
1.3.1. Lý thuyết trao đổi thuần túy
1.3.1.1. Giả thiết và điều kiện thương mại
Lý thuyết trao đổi thuần túy chủ yếu nghiên cứu thuần túy quá trình trao đổi không
đề cập đến sản xuất. Các cá nhân được thiên nhiên thiên phú cho một khối lượng hàng
hóa nhất định, có hai các nhân tham gia vào quan hệ trao đổi.
Chủ thể A được thiên phú cho một cánh đồng lúa mỳ, chủ thể B đuợc thiên phú
cho một rừng trái cây, hai chủ thể này duy trì cuộc sống và cả gia đình họ bằng lúa mỳ và
trái cây. Giả sử hai chủ thể gặp nhau, họ mang theo 10 dạ lúa mỳ và 10 trái cây, họ nảy
sinh ý định trao đổi. Câu hỏi đặt ra là họ trao đổi với tỷ lệ bao nhiêu, hay còn gọi là điều
kiện thương mại. Câu hỏi thứ hai đặt ra là làm thế nào để xác định điều kiện thương mại.
1.3.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến điều kiện thương mại
Các nhân tố ảnh hưởng đến điều kiện thương mại đó là: Sở thích của hàng hóa, rủi
ro trong kinh doanh, sự khan hiếm của hàng hóa, số lượng và chủng loại hàng hóa, chất
lượng hàng hóa, sự nỗ lực của các bên, mong muốn và thiện chí của các bên về quan hệ
tương lai, chính sách của chính phủ, đạo đức kinh doanh, sự áp đặt về điều kiện của mỗi
bên tham gia quan hệ thương mại
1.3.1.3. Mô hình trao đổi thuần túy với hai chủ thể trao đổi
Giả sử A đồng ý đổi 6 dạ lúa mỳ lấy 6 trái cây khi đó điều kiện thương mại là 1
lúa mỳ - 1 trái cây. Sau trao đổi A sẽ có 4 dạ lúa mỳ và 6 trái cây và B có 6 dạ lúa mỳ và
4 trái cây. Như vậy, việc trao đổi là tự nhiên, cả hai bên đều hy vọng sau trao đổi họ có
lợi hơn. Lý thuyết trao đổi thuần túy chỉ ra rằng cả hai bên trao đổi không phải vì quan hệ
được mất mà đơn giản chỉ là đôi bên cùng có lợi.
1.3.2. Lý thuyết của chủ nghĩa trọng thương.
Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, ra đời
trước hết ở Anh vào giữ thế kỷ XV. Đây được coi là lý thuyết thương mại đầu tiên của
thời kỳ tiền tư bản và trở thành cơ sở lý luận cho chính sách thương mại ở Anh, Pháp,
Đứctừ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII. Các học thuyết tiêu biểu của chủ nghĩa trọng thương
là Jean Bodin, Melon, Jully, Coblbert (người Pháp). Thomas Munn, Josias Chilld (người
Anh). Tư tưởng chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương là:
- Thứ nhất, họ đánh giá cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ (vàng bạc) là tiêu chuẩn
cơ bản của của cải. Theo họ “một xã hội giàu có là có được nhiều tiền”, “sự giầu có tích
luỹ được dưới hình thái tiền tệ là sự giàu có muôn đời vĩnh viễn”.Tiền là tiêu chuẩn căn
bản của của cải, đồng nhất tiền với của cải và sự giàu có, là tài sản thực sự của một quốc
gia. Quốc gia càng nhiều tiền thì càng giàu, hàng hoá chỉ là phương tiện làm tăng khối
lượng tiền tệ. Tiền để đánh giá tính hữu ích của mọi hình thức hoạt động nghề nghiệp.
- Thứ hai, để có tích luỹ tiền tệ phải thông qua hoạt động thương mại, mà trước hết
là ngoại thương, họ cho rằng: “nội thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy
bơm”, “muốn tăng của cải phải có ngoại thương dẫn của cải qua nội thương”. Từ đó đối
tượng nghiên cứu của chủ nghĩa trọng thương là lĩnh vực lưu thông, mua bán trao đổi.
- Thứ ba, họ cho rằng, lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông buôn bán, trao đổi sinh
ra. Do đó, chỉ có thể làm giàu thông qua con đường ngoại thương, bằng cách hy sinh lợi
ích của dân tộc khác (mua rẻ, bán đắt).
- Thứ tư, Chủ nghĩa trọng thương rất đề cao vai trò của nhà nước, sử dụng quyền
lực nhà nước để phát triển kinh tế vì tích luỹ tiền tệ chỉ thực hiện được nhờ sự giúp đỡ
của nhà nước. Họ đòi hỏi nhà nước phải tham gia tích cực vào đời sống kinh tế để thu hút
tiền tệ về nước mình càng nhiều càng tốt, tiền ra khỏi nước mình càng ít càng phát triển.
Một thời gian không lâu sau vào năm 1752, Hun (nhà kinh tế học người Anh) chỉ
ra rằng các chính sách theo khuynh hướng trọng thương có thể dẫn đến lạm phát và xấu
đi của vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Năm 1776 Adam Smith lại chỉ ra sai lầm mới
của chủ nghĩa trọng thương coi thương mại là kiểu quan hệ “được mất” (zero - sum
game). Theo quan niệm này sự giàu có (lợi ích thu được) của một quốc gia từ thường mại
được thực hiện trên cơ sở sự mất mát của một quốc gia khác. Về phần mình Adam Smith
cho rằng thương mại là kiểu quan hệ hai bên cùng có lợi (Positive - sum game).
1.3.3. Lý thuyết của chủ nghĩa tự do thương mại
Các lý thuyết của chủ nghĩa thương mại tự do a đời vào thế kỷ XVIII ở Anh. Theo
quan điểm của chủ nghĩa thương mại tự do thì một nền thương mại tự do thì sẽ có lợi cho
tất cả các Quốc gia và sẽ liên kết tất cả các quốc gia lại trên cơ sở phân công lao động xã
hội và chuyên môn hóa. Cá lý thuyết nay đầu được xây dựng trên cơ sở tự do thương mại
và cạnh tranh hoàn hảo. Họ đã chỉ ra được lợi ích khách quan do thương mại đem lại bao
gồm các lý thuyết tiêu biểu sau: lý thuyết “lợi thế tuyệt đối” (Absolute Advantage
Theory, Adam Smith, 1776), lý thuyết “lợi thế tương đối” (Comparative Advantage
Theory, David Ricardo, 1817) và lý thuyết “ tỉ lệ các yếu tố” của Hecksher - Ohlin, 1776.
1.3.3.1. Lý thuyết lợi thế tuyệt của Adam Smith
Năm 1776 trong tác phẩm “ Của cải của dân tộc” Adam Smith bác bỏ quan niệm
sai lầm trong việc coi thương mại là quan hệ “ được - mất”. Theo nhà kinh tế học Adam
Smith, mỗi một người khi làm công việc gì thì chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân nhưng nếu
anh ta làm tốt thì điều đó có lợi ích cho cả tập thể, một xã hội, một quốc gia. Như vậy, sẽ
có một bàn tay vô hình dẫn dắt mỗi cá nhân hướng đến lợi ích chung ngoài ý mong đợi
của anh ta. Hệ quả của tư tưởng này là chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp
vào cá nhân và các doanh nghiệp, cứ để họ tự do hoạt động.
Trong tác phẩm nổi tiếng của mình "Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân giàu
có của một quốc gia", ông đã khẳng định "Sự giàu có của một quốc gia đạt được không
phải do những qui định chặt chẽ mà bởi tự do kinh doanh". Đề cao vai trò của cá nhân và
các doanh nghiệp, ủng hộ một nền thương mại tự do, không có sự can thiệp của Chính
phủ. Mậu dịch tự do sẽ làm cho thế giới sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn, mang lại lợi ích nhiều hơn
Triết lí này của Adam Smith được mọi giới chấp nhận và trở thành học thuyết ngự
trị suốt thế kỷ XIX. Điều gì đã có ảnh hưởng đến mậu dịch quốc tế xuất phát từ quan
niệm "Bàn tay vô hình" của Adam Smith. Theo ông, Chính phủ cũng không cần can thiệp
vào các hoạt động mậu dịch quốc tế. Hãy để cho nó được tự do. Nếu xem xét ở góc độ lợi
ích kinh tế và tương lai lâu dài thì đây là một quan điểm hết sức tích cực, ngược lại với
quan điểm của phái trọng thương cho rằng Chính phủ cần phải can thiệp vào các hoạt
động mậu dịch quốc tế. Khẳng định nguyên tắc phân công lao động để tạo ra nhiều lợi
nhuận là cơ sở cho sự ra đời của lí thuyết lợi thế tuyệt đối. Theo Adam Smith, hai quốc
gia tham gia mậu dịch với nhau là tự nguyện và cả hai đều cùng phải có lợi (Quan điểm
này khác hẳn trường phái trọng thương khi cho rằng trong mậu dịch quốc tế, một quốc
gia chỉ có thể có lợi trên sự hi sinh của một quốc gia khác).
Những lợi ích mậu dịch đó do đâu mà có? Theo ông, cơ sở mậu dịch giữa hai quốc
gia chính là lợi thế tuyệt đối. Lợi thế tuyệt đối ở đây là chi phí sản xuất thấp hơn (nhưng
chỉ có chi phí lao động mà thôi). Theo Smith, chẳng hạn, quốc gia I có lợi thế tuyệt đối
về một sản phẩm A nào đó và không có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm B. Trong khi đó
quốc gia II có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm B và không có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm
A. Khi đó, cả hai quốc gia đều có thể có lợi nếu quốc gia I chuyên môn hóa sản xuất sản
phẩm A, quốc gia II chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm B và tự nguyện trao đổi cùng
nhau. Bằng cách đó, tài nguyên của mỗi nước sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn và sản
phẩm sản xuất của hai nước sẽ tăng lên. Phần tăng lên này chính là lợi ích thu được từ chuyên môn hóa. Mô hình minh họa
Chúng ta hãy xem xét mô hình thương mại dựa trên lí thuyết lợi thế tuyệt đối
sau: Giả sử 1 giờ lao động ở QG I sản xuất được 6 mét vải, 1 giờ lao động ở QG II chỉ
sản xuất được 1 mét vải. Trong khi đó 1 giờ lao động ở QG I thì chỉ sản xuất được 4 kg
lương thực, còn ở II thì sản xuất được 5kg lương thực. Các số liệu được biểu thị như sau: Sản phẩm QG I QG II (A) Vải (mét/ giờ) 6 1 (B) Lương thực (kg/giờ) 4 5
Theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối (so sánh cùng 1 sản phẩm về năng suất lao động ở
2 quốc gia I và II) thì QG I có năng suất lao động cao hơn về sản xuất vải so với QG II và
ngược lại II có năng suất lao động cao hơn về sản xuất lương thực so với QG I.
Do đó, QG I sẽ tập trung sản xuất vải để đem trao đổi lấy lương thực của QG II
(xuất khẩu vải và nhập khẩu lương thực). Còn QG II sẽ tập trung sản xuất lương thực và
trao đổi lấy vải (xuất khẩu lương thực và nhập khẩu vải).
Nếu QG I đổi 6 mét vải lấy 6kg lương thực của QGII thì QG I được lợi 2kg
lương thực vì nếu 1 giờ sản xuất trong nước thì QG I chỉ sản xuất được 4kg lương thực
mà thôi. Như vậy, QG I sẽ có lợi 2:4=1/2 giờ lao động. QG II sản xuất 1 giờ chỉ được
1mét vải, với 6m vải trao đổi được QG II phải mất 6 giờ đồng hồ. Giả sử QG II tập trung
6 giờ đó vào sản xuất lương thực sẽ được 6 giờ x 5kg/giờ = 30 kg lương thực. Mang 6kg
đem trao đổi lấy 6 mét vải, còn lại 24kg. Như vậy, QG II sẽ tiết kiệm được 24:5kg/h ~ 5 giờ lao động.
Qua ví dụ trên ta thấy cả hai bên đều có lợi khi chuyên môn hoá sản xuất và xuất
khẩu những sản phẩm mà họ có thế tuyệt đối và đổi lấy sản phẩm mà họ không có lợi thế tuyệt đối.
1.3.3.2. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo. Năm 1817, Ricardo đã cho ra đời
tác phẩm “Những nguyên lý của Kinh tế chính trị học và thuế khoá”, trong đó ông đã đề
cập tới lợi thế so sánh. Quy luật lợi thế so sánh mà Ricardo rút ra là: Mỗi quốc gia nên
chuyên môn hoá vào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so sánh
và nhập khẩu sản phẩm mà quốc gia đó không có lợi thế so sánh. Theo quy luật này, ngay
cả một quốc gia là "kém nhất" (tức là không có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản
phẩm) vẫn có lợi khi giao thương với một quốc gia khác được coi là "tốt nhất" (tức là có
lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm). Và quốc gia thứ hai lại càng có lợi hơn so
với trước khi họ giao thương. Ricardo đã nhấn mạnh: Những nước có lợi thế tuyệt đối
hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác
trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao
động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất
một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác. Bằng
việc chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, tổng
sản lượng về sản phẩm trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ
thương mại. Như vậy, lợi thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở
để thực hiện phân công lao động quốc tế.
Mô hình minh họa: theo bảng số liệu sau: Sản phẩm QG I QG II Vải (mét/ giờ) 6 1 Lương thực (kg/giờ) 4 2
Trong ví dụ trên ta nhận thấy: Lao động ở QGI có năng suất lao động cao hơn
trong việc sản xuất cả hai loại sản phẩm vải và lương thực so với QGII. NSLĐ trong sản
xuất vải cao gấp 6 lần. NSLĐ trong sản xuất lương thực cao gấp 2 lần. Ngược lại QGII có
năng suất lao động thấp hơn trong việc sản xuất cả hai sản phẩm trên cụ thể; bằng 1/6
NSLĐ của QGI trong sản xuất vải và bằng 1/2 NSLĐ trong việc sản xuất lương thực.
Do đó, QGII có lợi thế so sánh trong việc sản xuất lương thực vì bất lợi thế ít hơn
(1/2 > 1/6). QGI có lợi thế so sánh trong việc sản xuất vải có lợi thế nhiều hơn (6 >2)
Theo lý thuyết lợi thế so sánh, cả hai quốc gia sẽ có lợi từ thương mại quốc tế nếu
nước QGI chuyên môn hóa sản xuất vải và xuất khẩu một phần để đổi lấy lương thực
được sản xuất tại QGII. Còn QGII sẽ chuyên môn hóa sản xuất lương thực xuất khẩu một
phần và đổi lấy vải được sản xuất tại QGI. Từ việc chuyên môn hóa sản xuất và xuất
khẩu theo mô hình trên thì cả QGI và QGII đều có lợi ích từ thương mại.
1.3.3.3. Lý thuyết của Heckscher - Ohlin