-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương lịch sử xuất bản sách | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày khái quát tiến trình phát triển chữ ghi âm. Trình bày sự ra đời và phát triển của văn tự viết ở văn minh Lưỡng Hà? Trình bày những điều kiện phát triển hoạt động xuất bản sơ khai ở Hy Lạp và La Mã cổ đại? Trình bày sự ra đời và vai trò của tu viện đối với hoạt động xuất bản trung đại phương Tây? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử xuất bản sách 5 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Đề cương lịch sử xuất bản sách | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày khái quát tiến trình phát triển chữ ghi âm. Trình bày sự ra đời và phát triển của văn tự viết ở văn minh Lưỡng Hà? Trình bày những điều kiện phát triển hoạt động xuất bản sơ khai ở Hy Lạp và La Mã cổ đại? Trình bày sự ra đời và vai trò của tu viện đối với hoạt động xuất bản trung đại phương Tây? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử xuất bản sách 5 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ XUẤT BẢN
Câu 1: Trình bày khái quát tiến trình phát triển chữ ghi âm
Khái niệm: Chữ ghi âm là loại chữ không biểu thị ý nghĩa của từ mà tái hiện chuỗi âm thanh
tiếp nối ở trong từ. Chữ ghi âm nảy sinh từ trong lòng chữ ghi ý. Bằng chứng là: -
Trong chữ ghi ý, mỗi kí hiệu biểu thị ý nghĩa của một từ. Do đó, nó cũng là kí hiệu
của vỏ ngữ âm của từ đó. Nếu từ có một âm tiết thì kí hiệu ghi ý của từ đó cũng là kí hiệu của âm tiết. -
Các tên riêng không biểu thị khái niệm mà chỉ phân biệt bằng âm hưởng, cho nên
những chữ ghi ý biểu thị các tên riêng rất dễ liên hệ với âm hưởng của chúng.
Những bước phát triển của chữ ghi âm: - Chữ ghi âm tiết:
+ Là kiểu chữ mà mỗi kí hiệu biểu thị một âm tiết ở trong từ.
+ Chữ ghi âm tiết cổ nhất là chữ Su-Me hậu kỳ ( 2000 năm TCN), sau đó là chữ Assyri
- Babylon, chữ Triều Tiên và chữ Nhật Bản hiện nay cũng là chữ ghi âm tiết.
=> So với chữ ghi ý, số lượng chữ ghi âm tiết ít hơn nhiều, nó tương ứng với số lượng âm tiết trong ngôn ngữ -
Chữ ghi âm tố: là kiểu chữ mà mỗi kí hiệu biểu thị một âm tố trong từ
+ Chữ ghi âm tố đầu tiên là chữ ghi phụ âm. Các phụ âm biểu thị các căn tố,
nguyên âm biểu thị các dạng thức ngữ pháp. Người ta dùng chữ cái để biểu thị
phụ âm, vài dấu phụ để biểu thị nguyên âm.
+ Giai đoạn tiếp theo là chữ ghi cả phụ âm lẫn nguyên âm. Như chữ Hy Lạp cổ
có 24 chữ cái để ghi 17 phụ âm và 7 nguyên âm. Chữ Latin và Kirin là nguồn
gốc chữ viết châu Âu hiện nay. Chữ Quốc Ngữ của Việt Nam thuộc loại chữ
ghi âm tố, bắt nguồn từ hệ thống chữ cái Latin. => KẾT LUẬN: -
Số lượng kí hiệu giảm xuống hàng trăm lần, tiết kiệm nhiều thời gian và công sức. -
Đảm bảo ghi lại một cách chính xác và chặt chẽ nội dung của câu nói; giúp người
đọc nắm đầy đủ nội dung lẫn hình thức lời nói của người viết -
Là loại chữ khoa học nhất, thuận lợi nhất
Câu 2: Sách đất sét
Người sáng tạo ra: Người Sumer
Những cuốn sách bằng đất sét kích thước khoảng một bàn tay để làm thiết bị lưu trữ thông tin
đầu tiên. Họ nặn đất sét, tạo ra một mặt phẳng, và khi đất sét vẫn còn ướt dùng những đầu
nhọn để gạch lên đó. Sau đó đem miếng đất sét đó đi phơi hoặc cho vào lò nung.
Thời gian, không gian: Vào khoảng 3700 năm TCN ở vùng Lưỡng Hà
Thời kỳ này, các nhà nước cổ đại đã hình thành, các hoạt động chính trị, thương mại có nhu
cầu sử dụng sách để ghi lại những thương vụ làm ăn hay luật lệ (Sau này sử dụng trong văn
chương và truyền tải tư tưởng)
Sách bằng giấy chỉ thảo (Giấy Papyrus ở Ai Cập)
Người sáng tạo ra: Người Ai Cập
Thời gian: vào khoảng 3000 năm trước, người Ai Cập đã dùng giấy chế tạo từ cây papyrus
làm chất liệu để viết.
Giấy papyrus được làm từ lõi của cây papyrus, cao khoảng 2-3m mọc hai bên bờ sông Nile.
Để hoàn thành sản phẩm giấy papyrus cần trải qua nhiều công đoạn khác nhau, trước tiên, họ
thu hoạch thân cây papyrus, cắt thành những khúc dài, bóc bỏ vỏ xanh phía bên ngoài lấy
phần lõi xốp, cán dập phần lõi này và ngâm chúng vào trong nước sau đó sẽ được ép hết nước
và xếp thành các lớp trong vòng 7 ngày. Cuối cùng, khi giấy đã khô, bề mặt giấy được đánh
nhẵn bằng vỏ ốc hoặc miếng ngà voi.
(Ban đầu chủ yếu giấy papyrus được sử dụng vào mục đích ghi chép những văn bản thương
mại, trao đổi hay luật pháp rồi sau đó đến văn thơ, những truyền thuyết, thần thoại hay khoa
học dần dần xuất hiện.)
Câu 3: Trình bày sự ra đời và phát triển của văn tự viết ở văn minh Lưỡng Hà? ● Sự ra đời -
Chữ viết ở Lưỡng Hà đầu tiên do người Sumer sáng tạo vào cuối thiên niên kỷ IV
TCN (thời kỳ đồ đồng). -
Bắt nguồn từ các biểu tượng tiền ký tự của thời kỳ đồ đá mới (VII TCN)
● Tiến trình phát triển -
Hệ thống chữ viết bắt nguồn từ hệ thống tiền ký tự - các biểu tượng khá dễ nhớ truyền
đạt lại thông tin nhất định nhưng không có nội dung ngôn ngữ. -
Thời kỳ đầu, chữ viết của Lưỡng Hà là chữ tượng hình.
+ Chữ tượng hình giản đơn: dần dà các hình vẽ đơn giản hóa - không phải vẽ
toàn bộ sự vật mà chỉ vẽ một bộ phận tiêu biểu.
+ Chữ tượng hình biểu ý: biểu thị các khái niệm, động tác.
+ Chữ tượng hình biểu âm (chữ hài thanh): dùng hình vẽ để biểu thị âm thanh,
diễn đạt đa dạng ngôn ngữ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Lưỡng Hà cổ đại.
+ Chữ tiết hình (văn tự hình nêm):
➢ Là giai đoạn phát triển cao nhất của chữ viết, chuyển từ giai đoạn ký
hiệu sang giai đoạn tiết tự
➢ Hình thức biểu đạt giản đơn: nét dài thay bằng nhiều nét ngắn; nét cong thay bằng nét thẳng
➢ Dùng que vót nhọn viết trên các tấm đất sét ướt
Câu 4: Trình bày những điều kiện phát triển hoạt động xuất bản sơ khai ở Hy Lạp và La Mã cổ đại? Trả lời:
Có 3 điều kiện để phát triển hoạt động xuất bản sơ khai ở Hy Lạp và La Mã cổ đại.
1. Tỷ lệ biết chữ cao ở Hy-La cổ đại -
Một nền xuất bản sách sẽ được sản sinh khi chữ viết được sử dụng rộng rãi. Tại Hy La
thời kỳ cổ đại, có 2 ví dụ tiêu biểu dùng để luận giải cho chế độ dân chủ của thành
bang, đồng thời luận chứng cho sự phổ biến của văn hóa đọc viết.
● Đầu tiên là cuộc cải cách Sôlông. Sôlông đã tiến hành cải cách tấn công quỷ tộc, chủ
trương phát triển công thương nghiệp, xây dựng xã hội dân chủ, đồng thời ban hành
luật mới, tránh các phiên tòa tùy tiện và thúc đẩy nền dân chủ.
● Thứ hai là “luật truất quyền”, còn được gọi là bỏ phiếu có vỏ hoặc mỏng bao gồm.
=> Nhìn vào cơ chế vận hành chính trị, có thể thấy rõ ràng việc học chữ là vô cùng quan
trọng đối với người dân Hy Lạp, đồng thời là 1 điều kiện xã hội quan trọng, thuận lợi cho sự
phát triển của hoạt động xuất bản.
2. Sự hưng thịnh trong văn học và tư tưởng sáng tác -
Thế lực tôn giáo của thời kỳ Hy Lạp-La Mã cổ đại tương đối mỏng, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự nở rộ của các tư tưởng học thuật. -
Tư tưởng và tác phẩm đều lấy mục đích truyền bá ý thức làm động lực nên có khá
nhiều thể loại sách. Sự đa dạng của các loại sách trở thành động lực tự nhiên thúc đẩy
sự phát triển của hoạt động xuất bản và tiêu thụ sách. -
Triết học, văn học và nghệ thuật Hy Lạp-La Mã cổ đại được coi là nền tảng cơ bản
của văn hóa phương Tây, đồng thời là đỉnh cao của sự phát triển tư tưởng và văn hóa
châu Âu. Sự hưng thịnh của tư tưởng bác học đã dẫn đến sự ra đời của một tầng lớp
trí thức (sáng tạo) trong xã hội.
3. Sự phát triển của sự nghiệp giáo dục -
Sự nghiệp giáo dục là bộ phận cấu thành của văn minh Hy-La cổ đại. Do đó, vấn đề
giáo dục tại đây được chú trọng và đầu tư:
● Trường học Hy Lạp mở cửa cho tất cả mọi người, các thanh thiếu niên từ 6-20 có đủ
điều kiện đều có thể đi học.
● Học sinh được học đầy đủ các môn từ Ngữ pháp học, Hùng biện học, Logic học đến
các môn Toán, Hình học, Âm nhạc và Thiên văn học.
● Không tồn tại hệ thống giáo dục công cộng, hầu hết là các trường học do tư nhân mở.
=> Giáo dục có tác dụng thúc đẩy xuất bản chủ yếu thể hiện ở phương diện xuất bản và phát
hành các tài liệu học tập.
Câu 5: Trình bày sự ra đời và vai trò của tu viện đối với hoạt động xuất bản trung đại phương Tây?
a, Sự ra đời của tu viện:
-Tu viện Cơ đốc đầu tiên ra đời gắn với tên tuổi một tu sĩ của đạo Cơ đốc, về sau được phong
thánh, đó là thánh Benedict. Năm 529, ông chuyển đến Monte Cassino – vùng đất phía đông
nam La Mã, và tại đây đã xây dựng một tòa tu viện quy mô. Về sau, tu viện này do ông sáng
lập trở thành một trong những trung tâm quan trọng của văn minh Cơ đốc giáo.
-Tu viện quy định giáo sĩ có 3 nhiệm vụ chủ yếu:
+ Cầu nguyện và tham gia lao động. Hình thức thức lao động của họ khá đa dạng, chủ yếu là
lao động nông nghiệp. Nhiều vùng đất thuộc giáo hội chính là do giáo sĩ khai hoang được.
+ Sao chép sách kinh điển tôn giáo và tác phẩm kinh điển nổi tiếng của văn minh Hy Lạp, La Mã.
b, Vai trò của tu viện đối với hoạt động xuất bản trung đại phương Tây:
-Vai trò chính của tu viện đối với hoạt động xuất bản trung đại phương Tây đó là sao chép
sách kinh điển tôn giáo và tác phẩm kinh điển nổi tiếng của văn minh Hy Lạp, La Mã. Trong
tu viện, thánh Benedict cho xây dựng phòng sách cùng quy tắc sao chép và biên dịch sách.
Xuất bản dần trở thành một trong những chức trách cố định của tôn giáo. Nhiệm vụ trọng yếu
của phòng chép sách thuộc các tu viện giai đoạn trung thế kỷ, chính là đem những cuốn sách
giấy cuộn từ thời cổ Hy Lạp, La Mã chuyển sang hình thức sách bằng giấy da. Công việc này
có tác dụng bảo tồn giá trị văn hóa cổ đại.
-Trong hoạt động xuất bản sách của tu viện đã sản sinh ra trình tự xuất bản dần dần được chế
độ hóa và quy phạm hóa.
+Bước 1: Chế tác giấy da
Công việc chuẩn bị giấy da trải qua nhiều tháng. Ban đầu được thực hiện trong tu viện, về sau
việc chế tác giấy da trở thành đặc quyền của cửa hàng chế tạo giấy, bao gồm ngâm vôi sống,
rửa sạch, sau đó cắt da cừu thành từng trang. +Bước 2: Bình bản
Để việc sao chép thuận lợi hơn, người ta tiến hành giai đoạn “bình bản”: Dùng than chì chia
các định dạng lưới ngang dựa trên phương thức ghi chép, phương thức phân bổ xác định, tác
phẩm là văn chương thông thường hay là thể thức thơ, phân bổ theo chiều dọc hay chiều
ngang, ghi chú bên lề hoặc chú thích giữa trang, cũng như không gian dành riêng cho các
trang trí hoặc hình minh họa… +Bước 3: Sao chép
Các tu sĩ thuộc phòng sao chép nhận được trang giấy chuẩn về quy cách và thực hiện công
việc sao chép. Ngoài ra, thực hiện công đoạn hoàn thiện sách như đóng sách, in ấn trang trí bìa.
+Bước 4: Trang trí bìa sách
Bìa sách thường là loại bìa cứng, bao bọc trong một lớp lông hoặc bọc trong vải, đôi khi kết
hợp với trang trí cực kỳ sang trọng. Nhiều cuốn sách có bìa gỗ bọc da, trang trí bằng những
chất liệu quý báu: vàng bạc, ngà voi, đá quý…
Câu 6: Trình bày những nét chính của bối cảnh văn hoá - xã hội xuất bản thế giới thế kỷ XIX
❖ Cách mạng công nghiệp và nhu cầu thị trường sách
Trong thế kỷ XIX, xuất bản phương Tây phát triển và được định hình trong nền tảng văn hoá, xã hội đó. -
Thứ nhất, sự mở rộng thị trường sách
Cuộc cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển của thành thị. Các thành thị
mới với sự tập trung dân số đã tạo ra hiệu ứng gia tăng tiêu thụ hàng hoá của người tiêu
dùng. Đầu thế kỷ XIX, dân thành thị tăng nhanh chóng. Điều này khiến cho thị trường
sách ngày càng được mở rộng. -
Thứ hai, sự mở rộng nhóm người đọc viết
Từ thế kỷ XIX, các quốc gia phương Tây bước vào tiến trình công nghiệp hoá chính
là lúc bắt đầu tiến tới thời đại quần chúng hóa việc đọc. Nước Anh là nước đi đầu trong
việc phổ cập giáo dục quốc gia. Nhờ đó mà tỷ suất người biết chữ đã tăng lên nhanh
chóng, trở thành lực lượng bạn đọc tiềm năng của thị trường sách. Tại Pháp, chính phủ
cũng ban bố nghị định, thực hiện xóa mù chữ và phổ biến giáo dục tiểu học. Sau pháp
lệnh năm 1890, sách giáo khoa trở thành một loại nhu yếu phẩm của giáo dục nhà trường.
=> Trình độ văn hoá dân tộc ngày càng được nâng cao đã đưa Tây Âu bước vào thời
kỳ toàn dân biết đọc. Đây chính là động lực để phát triển ngành công nghiệp xuất bản.
- Thứ ba, sự gia tăng sức mua của độc giả
Cùng với sự gia tăng tỷ lệ biết chữ, sức mua của độc giả là điều kiện đủ để phát triển
thị trường sách. Sự gia tăng sức mua bắt đầu từ sự thay đổi kết cấu xã hội, biểu hiện
chính là sự ra đời của tầng lớp trung lưu trong xã hội do hai cuộc cách mạng công nghiệp
diễn ra ở thế kỷ XIX và biểu hiện ở khả năng kinh tế của tầng lớp này.
❖ Văn học hiện thực chủ nghĩa và xuất bản thế kỷ XIX
Dòng văn học hiện thực chủ nghĩa ra đời thế kỷ XIX tương đương với thời kỳ hình
thành nền xuất bản phương Tây hiện đại. Sự phồn thịnh của xuất bản tiểu thuyết khiến
xuất bản trở thành một hoạt động mang lại lợi nhuận cao, số lượng các tác giả và doanh
nghiệp xuất bản tham gia cạnh tranh khốc liệt đã tác động lớn đến công nghiệp hoá và
hiện đại hoá ngành xuất bản phương Tây thế kỷ XIX.
❖ Nhu cầu truyền bá tri thức khoa học với xuất bản thế kỷ XIX
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học thế kỷ XIX cũng là yếu tố thúc đẩy quan
trọng đối với quá trình hiện đại hoá xuất bản phương Tây. Vào thế kỷ XIX, đội ngũ làm
khoa học chuyên nghiệp hình thành đã tạo ra khoảng cách tri thức lớn giữa dâm thường
và các nhà khoa học. Nắm bắt yêu cầu thị trường, các nhà xuất bản nhanh chóng sử dụng
các vốn sách nhỏ về khoa học để chiếm lĩnh thị trường.
=> Làn sóng công nghiệp hoá đồng thời lan sang ngành xuất bản, xuất bản các quốc
gia Âu Mỹ trong thế kỷ XIX cũng bắt đầu trong tiến trình công nghiệp hoá. Một nền xuất
bản hiện đại đã ra đời với cơ cấu hoàn toàn mới.
Câu 7: Trình bày sự tác động của thành thị và trường đại học đối với hoạt động xuất
bản thế tục nói riêng, hoạt động xuất bản trung đại nói chung
Sự tác động của thành thị -
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XI, thành thị Tây Âu có sự phục hồi rõ nét sau giai đoạn thoái
trào. Ở Tây Âu, thành thị đã ra đời sớm ở Italia và miền Nam nước Pháp. Sự phục
hưng thành thị đã thổi sức sống mới vào xã hội Tây Âu. Cùng với sự ra đời của thành
thị, tầng lớp xã hội mới ra đời - tầng lớp thị dân. -
Sự xuất hiện của tầng lớp thị dân đã làm thay đổi đời sống văn hóa xã hội, hình thành lối sống thành thị. -
Tầng lớp thị dân thành thị tổ chức cuộc sống theo cách riêng của mình, với những nhu
cầu mới, những thị hiếu mới và những khát vọng mới, nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần.
➔ Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của tầng lớp thị dân này, nhiều thể loại văn hóa
tinh thần ra đời: tiểu thuyết hiệp sĩ, kịch, thơ với nội dung hoàn toàn mới. Nó đối lập
hoàn toàn với văn hóa nhà thờ Cơ đốc giáo.
Sự tác động của trường đại học -
Từ cuối thế kỉ XI trở đi, trường đại học ra đời và phát triển mạnh mẽ.
➔ Số lượng trường đại học dần dần tăng lên, nội dung học tập từ nội dung ban đầu do
giáo hội quy định đến mở ra những nội dung phi tôn giáo. -
Các tu viện đều làm công việc sao chép sách nhưng vẫn chưa thể làm thỏa mãn được
nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu của các trường đại học thế tục, nhất là đối với các tác
phẩm cổ điển bằng tiếng Latinh (bao gồm cả các tác phẩm tôn giáo).
➔ Tình hình đó buộc giáo hội phải nới lỏng kiểm soát xuất bản. Điều đó tạo điều kiện
thuận lợi cho sự trỗi dậy của cơ sở xuất bản thế tục. Tại vùng phụ cận các trường đại
học Pari, Bologna, Salener xuất hiện các cửa hàng sách. Các cửa hàng sách đóng vai
trò chủ đạo trong hoạt động xuất bản thế tục đương thời, họ đảm nhận vai trò bán sách và làm sách.
➔ Sự phát triển của trường đại học đặt ra yêu cầu đối với xuất bản sách. Do đó, mỗi
trường đại học thành lập cửa hàng sách chịu trách nhiệm làm sách và bán sách phục
vụ cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của trường.
➔ Trong bối cảnh đương thời, hoạt động xuất bản dưới sự kiểm soát của trường đại học
có ý nghĩa đặc biệt. Đó là dòng chủ lưu thúc đẩy xuất bản phát triển.
Câu 8 (3 điểm): Trình bày sự phát triển chữ viết ở Việt Nam? 1. Chữ Hán
● Quá trình du nhập chữ Hán -
Du nhập cùng với quá trình xâm lược của phong kiến phương Bắc. -
Năm 179 TCN, Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc. -
Năm 111 TCN, nhà Hán - Trung Quốc đặt nền thống trị ở Giao Chỉ, Cửu Chân - bắt
đầu đợt tiếp xúc liên tục, sâu rộng và kéo dài trong nhiều thế kỉ. Trong năm 111 TCN
cũng là năm chữ Hán du nhập vào Việt Nam và trở thành văn tự chính thức -> đóng
vai trò quan trọng trong đời sống chính trị xã hội ở Việt Nam. ● Chức năng: -
Thứ nhất, chức năng hành chính quan phương:
● Sự phát triển và khẳng định chức năng của hệ thống ngôn ngữ viết chữ Hán đã
phát triển theo thời gian, phù hợp với các yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà nước tự chủ.
● Nho giáo dần vượt trội hơn, trở thành công cụ được sử dụng trong việc xây
dựng và quản lí nhà nước.
● Nho học được mở mang, số người biết chữ Hán tăng lên, nhưng có sự phân
biệt trong đời sống nhà nước -> địa vị chữ Hán được tăng cường trong đời
sống xã hội và nhà nước.
● Năm 1171, chữ Hán được thừa nhận là chữ viết chính thức của nhà nước. -
Thứ hai, vai trò ngoại giao của chữ Hán:
● Chữ Hán được sử dụng trong hoạt động ngoại giao nhằm củng cố sự độc lập
của nhà nước tự chủ trong giai đoạn này. Các văn bản chính trị, hành chính
nhà nước thời phong kiến đều sử dụng chữ Hán để biểu hiện.
● Trên mặt trận ngoại giao, việc dùng chữ Hán đã mang lại thắng lợi -> chứng tỏ
vai trò to lớn của chữ hán trong hoạt động ngoại giao, điều này được thể hiện
thường xuyên trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước cho đến những năm cuối thế kỉ XIX. -
Thứ ba, chức năng ngôn ngữ giáo dục, học thuật, sinh hoạt tôn giáo và sáng tác văn
học của chữ Hán.
● Nhà Trần và các triều đại vẫn tiếp tục sự nghiệp của nhà Lý, tổ chức học hành
thi cử bằng chữ Hán, sáng tác cũng bằng chữ Hán.
● Về cách thức phát âm, tuy sử dụng chữ Hán - Trung Quốc nhưng chữ Hán
được phát âm theo cách đọc của người Việt, bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm
tiếng Hán thời Đường, chịu sự chi phối của ngữ âm tiếng Việt. 2. Chữ Nôm
● Quá trình hình thành: -
Trong suốt thời gian Bắc thuộc, với chính sách Hán hóa của nhà Hán, người Việt
Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán nên đã Việt hóa nhiều từ tiếng Hán thành từ tiếng
Việt, gọi là từ Hán Việt. -
Do nhu cầu phát triển của tiếng Việt, tiếng nói của dân tộc, người Việt Nam đã sử
dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết cho chính mình. Chữ viết của người Việt dựa trên
chữ Hán đã ra đời, đó là chữ Nôm. ● Đặc điểm: -
Về thời gian: chữ Nôm hình thành từ thời dành được độc lập và được sử dụng lần đầu
vào thời nhà Lý (khoảng thế kỉ thứ XI - XII). -
Về hình thức: chữ Nôm là chữ viết cổ của tiếng Việt được hình thành từ việc mượn
chữ Hán. Sự ra đời của chữ Nôm ở Việt Nam tương tự như sự ra đời của chữ viết ở
Triều Tiên và Nhật Bản. -
Chữ Nôm không được tiêu chuẩn hóa cho nên nó có thể được viết theo một vài cách
khác nhau -> gây ra sự phức tạp trong chữ Nôm nên chữ Nôm không được truyền bá
rộng rãi trong dân chúng. Dù chữ Nôm ra đời nhưng thực tế lại không được coi trọng
và không trở thành chữ viết chính thức của Việt Nam. -
Chữ Nôm được dùng song song với chữ Hán cho đến thế kỉ thứ XIX, cho đến khi các
nhà truyền đạo phương tây vào Việt Nam, họ đã dùng chữ Latinh để phiên âm tiếng
Việt và chữ Quốc ngữ bắt đầu ra đời. -
Chữ Quốc ngữ bằng Latinh ra đời dần thay thế chữ Hán, Nôm và đến đầu thế kỉ XX,
chữ Quốc ngữ chính thức thay thế chữ Hán, Nôm.
Câu 9: Trình bày sự ra đời và phát triển của kỹ thuật in ở Việt Nam hiện nay?
1.Sự ra đời của kỹ thuật in ở Việt Nam -
Theo truyền thuyết, nghề in xuất hiện ở nước ta khá sớm. -
Người có công đầu trong truyền bá nghề in (in khắc gỗ) là Lương Nhữ Hộc. Ông là
quan dưới nhà Lê sơ, trong hai lần đi xứ nhà Minh ông đã học được nghề in khắc bản
gỗ và năm 1462, ông về nước truyền nghề cho hai làng Hồng Lục và Liễu Tràng. Đến
năm 1470, nghề khắc in đã rất phát triển ở vùng này và dần lan ra nhiều vùng trong cả nước. -
Thời Hồng Đức, sách được in hàng loạt, phổ biến rộng trong đời sống. -
Tuy nhiên, với kỹ thuật khắc mộc bản thuở ban đầu ấy, kinh phí cho một ấn bản rất
cao. Hơn nữa, việc in ấn do triều đình quản lý khá nghiêm ngặt nên trong nhiều năm
kỹ nghệ in mộc không mấy phát triển. -
Dưới triều Nguyễn, nền kinh tế hàng hóa đã hình thành và phát triển, cùng với nhu
cầu về đời sống kinh tế - xã hội, cũng xuất hiện những nhu cầu về đời sống tinh thần
của dân chúng, nhất là sách đọc và giáo trình học tập. Do vậy, nghề in cũng nở rộ, trở
thành một nghề kinh doanh.
2. Sự du nhập của kỹ thuật in chữ rời phương Tây vào Việt Nam -
Năm 1858, chiến thuyền xâm lược của Đô đốc Bonard (Pháp) đến Việt Nam, mang
theo những thiết bị in ấn đầu tiên, đó là một chiếc máy in, một ít giấy và mực. Những
thiết bị này nhằm phục vụ việc in ấn công văn, chỉ thị được thuận lợi -
Phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược lâu dài, năm 1861, chính phủ Pháp quyết định
thành lập Nhà in Quốc gia. Toàn bộ thiết bị và kỹ thuật in ấn được chuyển từ Nhà in
Quốc gia ở Paris. Đây là nhà in hiện đại đầu tiên ở nước ta. -
Ngoài các nhà in của nhà nước, còn xuất hiện nhiều các nhà in tư nhân. Sự hưng thịnh
của nhà in chứng tỏ thị trường sách báo đã được mở rộng và ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong đời sống tinh thần và chính trị thuộc địa.
3. Sự phát triển của kỹ thuật in ở Việt Nam hiện nay -
Ngành in ngày càng được mở rộng, phục vụ cho kháng chiến. Bước vào thời bình,
ngành in phục vụ công cuộc đổi mới trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục. Cho đến
nay, ngành in không chỉ tập trung in sách, lưu trữ thông tin, mà nó còn phát triển rộng
hơn trong in ấn công nghiệp như in hộp giấy cao cấp, túi giấy, brochure,… với mục
đích marketing, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người dùng. -
Từ việc in ấn thô sơ, không yêu cầu về kỹ thuật, giờ đây, in ấn tại Việt Nam có cả dây
chuyền công nghệ tiên tiến, hàng trăm công ty dịch vụ in được thành lập, kỹ thuật
cao, nét in đẹp, sáng, rõ nét, không mờ, in được trên mọi chất liệu. Đặc biệt trong lĩnh
vực in túi giấy, bao bì sản phẩm, kỹ thuật càng được đề cao hơn cho thấy tầm quan
trọng của dịch vụ này cũng như sự phát triển của ngành in ngày một lớn mạnh và không ngừng vươn xa hơn.
Câu 10: Trình bày nội dung cơ bản luật xuất bản 2012?
Luật xuất bản 2012 được bố cục thành 06 Chương, 54 Điều, quy định về các chính sách của
Nhà nước đối với hoạt động sản xuất trong lĩnh vực xuất bản, in xuất bản phẩm, phát hành
xuất bản phẩm, trong việc xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử. Trong đó: -
Tại chương I: Những quy định chung có quy định
+ Điều 10 của Luật quy định về việc nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành
xuất bản có các nội dung như tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tuyên truyền
kích động chiến tranh, gây hận thù giữa các dân tộc và Nhân dân các nước;…
+ Nghiêm cấm thực hiện các hành vi xuất bản mà không đăng ký, không có
quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản; Thay đổi, làm sai lệch
nôi dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh
có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản; In lậu, in giả bản trái phép -
Tại chương II quy định về lĩnh vực xuất bản, gồm các quy định về Đối tượng thành
lập nhà xuất bản và loại hình tổ chức nhà xuất bản; Điều kiện thành lập nhà xuất bản;
cấp, thu hồi giấy phép thành lập và đình chỉ hoạt động của nhà xuất bản; Cấp đổi giấy
phép thành lập nhà xuất bản; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản nhà xuất
bản; tiêu chuẩn các chức danh thuộc nhà xuất bản; …
+ Việc xuất bản tác phẩm, tài liệu và tái bản xuất bản phẩm chỉ được thực hiện
sau khi có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy
định của pháp luật. Cần thẩm định nội dung các tác phẩm, tài liện trước khi tái
bản thuộc trường hợp tại Điều 24 của Luật.
+ Việc xuất bản tác phẩm, tài liệu của tổ chức, cá nhân nước ngoài để kinh
doanh tại Việt Nam phải được nhà xuất bản Việt Nam thực hiện. Đối với các
tài liệu không kinh doanh của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không thực
hiện qua nhà xuất bản Việt Nam được thực hiện theo Điều 25 của Luật.
+ Trên sản phẩm xuất bản cần có tên sách, tên tác giả, người biên soạn, người
chủ biên, người dịch,…; năm xuất bản, số tập; tên nhà xuất bản;… -
Lĩnh vực in xuất bản bản phẩm được quy định tại chương III của Luật này. Cơ sở in
chỉ được in xuất bản phẩm sau khi được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.
+ Luật quy định về thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản,
về điều kiện nhận in xuất bản phẩm; việc in xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
+ Người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm có nhiệm vụ thực hiện các nghĩa vụ
khi thành lập cơ sở in xuất bản phẩm; lưu giữ, quản lý hồ sơ nhận in xuất bản
phẩm; Báo cáo về hoạt động in xuất bản phẩm của cơ sở in theo yêu cầu của
cơ quan quản lý về hoạt động xuất bản; Tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ… -
Chương IV: Lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm: quy định về hoạt động phát hành xuất
bản phẩm; đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm; cấp giấy phép hoạt động kinh
doanh nhập khẩu xuất bản phẩm; đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm; trách nhiệm của
người đứng đầu cơ sở phát hành xuất bản phẩm, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh;... -
Chương V: Xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử:
+ Việc xuất bản hoặc phát hành xuất bản phẩm điện tử phải thỏa mãn các điều
kiện tại Điều 45 của Luật. Tác phẩm, tài liệu xuất bản lần đầu theo phương
thức xuất bản điện tử phải thông qua nhà xuất bản hoặc phải được cơ quan
quản lý nhà nước về xuất bản cấp giấy phép xuất bản theo quy định của Luật.
+ Việc xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử được thực hiện sau khi có văn
bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp
luật về sở hữu trí tuệ.
+ Việc chuyển xuất bản phẩm điện tử sang xuất bản phẩm in để phổ biến tới
nhiều người phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về sở hữu trí
tuệ (Điều 46 Luật Xuất Bản). -
Chương VI: Điều khoản thi hành: Gồm 02 điều (từ Điều 53 đến Điều 54) quy định về
hiệu lực thi hành và quy định chi tiết thi hành.
Câu 11: Trình bày các giai đoạn phát triển chữ tượng hình? -
Chữ tượng hình là một biểu tượng thể hiện một ý tưởng, vật thể, hoạt động, nơi chốn
hoặc sự kiện thông qua việc minh họa. Hệ thống chữ tượng hình là hệ thống chữ viết
mà ý tưởng được truyền tải thông qua các dạng hình vẽ. Đây là nền tảng của chữ hình
nêm và chữ tượng hình Ai Cập. -
Trong thời kỳ đầu, chữ viết của Lưỡng Hà cũng là chữ tượng hình. Dần dần, các hình
vẽ được đơn giản hóa, tức là không phải vẽ toàn bộ sự vật mà chỉ vẽ một bộ phận tiêu
biểu. Lúc đầu, muốn viết chữ chim, cá, lúa nước thì vẽ hình con chim, con cá, bông lúa, làn sóng. -
Chữ tượng hình biểu ý là giai đoạn phát triển cao hơn của chữ tượng hình giản đơn.
Để biểu thị các khái niệm, động tác, người ta dùng phương pháp biểu ý.
Câu 12:Trình bày bối cảnh lịch sử xuất bản Hy Lạp, La Mã cổ đại -
Thế lực tôn giáo thời kỳ Hy Lạp cổ đại tương đối mỏng nên tạo điều kiện thuận lợi
cho sự nảy nở các tư tưởng học thuật sáng tác. Nhiều trường phái học thuật ra đời và
ngày càng mở rộng về quy mô. Các tư tưởng, tác phẩm đều lấy mục đích truyền bá tri
thức làm động lực sáng tác. Do đó, xuất hiện khá đa dạng thể loại sách. Như thế, sự
phong phú của chủng loại sách trở thành động lực tự nhiên thúc đẩy sự phát triển của
hoạt động xuất bản và tiêu thụ sách. -
Triết học, văn học, nghệ thuật Hy Lạp cổ đại được coi là nền tảng cơ bản của văn hóa
phương Tây, cũng là đỉnh cao sự phát triển văn hóa tư tưởng châu Âu. Sự hưng thịnh
tư tưởng học thuật đưa đến sự ra đời tầng lớp tri thức (sáng tác) trong xã hội.
Câu 13 (3 điểm): Trình bày hoạt động sao chép sách của nhà thờ trung đại châu Âu?
Trong tu viện, thánh Benedict cho xây dựng phòng sách cùng quy tắc sao chép và biên dịch
sách. Xuất bản dần trở thành một trong những chức trách cố định của tôn giáo. Nhiệm vụ
trọng yếu của phòng chép sách là đem những cuốn sách giấy cuộn từ thời cổ Hy Lạp, La Mã
chuyển sang hình thức sách bằng giấy da, với mục đích bảo tồn giá trị văn hóa cổ đại.
Những cuốn sách đó được tạo ra không phải để phổ biến cho người đọc, mà chủ yếu là để
kiểm duyệt tư tưởng, văn hóa. Qua sự phê duyệt của giáo hội, nhiều cuốn sách trong quá trình
sao chép đã bị lược bỏ và sửa chữa. Điều đó phản ánh tình trạng lưu thông sách cổ đại vô cùng chậm chạp.
Trong hoạt động xuất bản sách của tu viện đã sản sinh ra trình tự xuất bản dần dần được chế
độ hóa và quy phạm hóa với các bước: chế tác giấy da, bình bản, sao chép và trang trí bìa sách.
Câu 14: Trình bày hoạt động của nhà in trong lịch sử xuất bản thế giới thời cận đại? 1) Bối cảnh:
- Kỹ thuật in của Gutenberg được ứng dụng rộng rãi khắp Châu Âu
- Các nhà in sử dụng phương pháp in chữ rời làm trung tâm ngành xuất bản dần
dần phát triển trở lại, tạo nên diện mạo chính của ngành xuất bản giai đoạn này.
2) Hoạt động của nhà in:
- Những nhà in ban đầu do thợ thủ công nước Đức và Bỉ lập ra, thường có quy mô
nhỏ (quy mô gia đình), do lao động thủ công đơn giản cấu thành
- Xưởng in thủ công thường nhân sự gồm thợ cả - nắm bắt được kỹ thuật in và thợ
học việc cùng làm việc trong công xưởng.
- Những thợ học viện này tuổi đời từ 15 – 20 tuôit, là công dân bình thường của
thành thị. Trước khi học nghề, họ phải có khả năng đọc và viết. Đặc biệt là những
thợ thủ công sắp chữ, họ không những cần đọc hiểu chữ Latin mà thậm chí phải
đọc hiểu cả ngôn ngữ Hy Lạp.
- Nhân công phục vụ: thợ phơi giấy và người làm công việc lặt vặt
- Một công việc đặc biệt quan trọng là hiệu đính. Công việc này chủ yếu do các
nhà in tự mình đảm nhận, thường chỉ có nhà in lớn. Câu 15:
(1) 1400-1800 TCN: Công cụ in ấn cổ đại trong lịch sử nhân loại được cho rằng là chiếc đĩa Phaistos
(2) Năm 105 SCN: Quan chức Trung Quốc Thái Luân phát minh ra giấy
(3) Năm 175 SCN: Phương thức in ấn đầu tiên ra đời- Giấy than
(4) Năm 1868 SCN: Kinh Kim Cương ra đời (Thời nhà Đường)
(5) Năm 1045 SCN; Pi Sheng- 1 trong bốn nhà phát minh thiên tài cổ đại Trung Quốc đã
tạo ra phương pháp in rời văn tự
(6) Năm 1276: Nhà máy giấy đầu tiên thnahf lập ở Frabino, Ý mở đầu cho nghành công nghiệp in ấn ở Châu Âu
(7) Năm 1450: Johannes Gutenberg- ông tổ nghành in đã phát minh và hoàn thiện hệ
thống in ấn cho sách vở với nét chữ đẹp và sắc nét.
(8) -Năm 1976: Alois Senefelder- người Đức, phát minh ra phương pháp in thạch
(lithography). Là tiền đề cho in ấn off set hiện đại
(9) Năm 1811: Máy in đầu tiên chạy bằng hơi nước được thiết kế bởi kiến trúc sư người
Đức= Friedrick Koenig với khả năng in 1100 trang/ giờ1 (10)
Năm 1884, máy in Lino ra đời đưa báo chí vào thời kỳ hoàng kim thịnh vượng (11)
Năm1949, công nghệ in khô của Chester Carlson (12)
Năm 1969, Máy in Laser của Gary Starkweather (13)
Năm 1980: Dr. Kodama- ông tổ chủa công nghệ SLA đưua ra ý tưởng in 3D.
Câu 16: Phân tích những điều kiện cơ bản cho sự ra đời và phát triển hoạt động xuất
bản trong lịch sử ?
Nghiên cứu cho thấy, hoạt động xuất bản có thể hình thành và phát triển được cần 4 điều kiện sau:
1. Nhu cầu thông tin bằng sách của xã hội loài người
2. Sự hình thành và phát triển của chữ viết
3. Sự hình thành và phát triển của các vật liệu sản xuất sách
4. Kĩ thuật in, nhân bản sách Cụ thể:
1. Nhu cầu thông tin bằng sách của xã hội loài người -
Khi những cách thức truyền tin thông thường như bằng tay, ngôn ngữ cử chỉ, tiếng nói
hay chữ viết chưa đủ để thỏa mãn nhu cầu, đòi hỏi về thông tin của con người cũng là
lúc nhu cầu thông tin bằng sách xuất hiện -
Sách là sản phẩm của nền văn hóa vật chất và tinh thần của xã hội. Sách có nhiều ưu
điểm trong cách thông tin: số lượng nhân bản lớn, có tính lâu dài, giúp truyền bá
thông tin thuận lợi. Trong thời cổ đại, truyền tin qua sách là cách làm hiệu quả nhất.
Do đó, đây là điều kiện quan trọng đầu tiên của sự hình thành và phát triển xuất bản thế giới. -
Nhu cầu thông tin bằng sách của xã hội loài người được thể hiện rất rõ qua từng giai
đoạn thời kì. Đặc biệt là sau khi chữ viết xuất hiện cùng với sự phát triển của kinh tế
xã hội thì nhu cầu lưu giữ, truyền bá thông tin ngày một cao từ đó nhu cầu ghi ghép,
phản ánh đời sống ra đời. -
Nội dung sách qua từng thời kỳ cũng phong phú và đa dạng từ tranh vẽ trên hang
động, diễn tả cuộc sống sinh hoạt đến những cuốn sách đề cao tôn giáo và nhà thờ vào
thời kỳ Trung cổ. Những cuốn sách khoa học kỹ thuật đã phản ánh sư vươn lên mạnh
mẽ của xã hội mới. Sau đó những cuốn sách chủ yếu có nội dung về văn học, xã hội,
đời sống cũng vô cùng đa dạng
=> Như vậy, sách phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Thời đại nào thì có giá
trị đó thể hiện rõ trong sách cho nên nhu cầu cần được thông tin bằng sách của xã hội đã tạo
ra cơ hội cho sự phát triển của xuất bản.
2. Sự hình thành và phát triển của chữ viết
Sách và xuất bản sách được hình thành và phát triển dựa trên nhu cầu trao đổi thông tin và
nhu cầu phản ánh xã hội. Nhưng một điều kiện nữa để hình thành sách là chữ viết.
● Chữ viết ra đời trong quá trình lao động. Nhưng tiếng nói chỉ để giao tiếp thông tin,
không truyền đi xa được, mà con người cần truyền bá thông tin rộng rãi, lâu dài, do đó chữ viết ra đời. -
Nếu ngôn ngữ là hệ thống của kí hiệu thì chữ viết là kí hiệu của kí hiệu
● Các hình thức chữ viết cũng vô cùng đa dạng từ Chữ hình vẽ, Chữ tượng hình đến Chữ ghi âm:
=> Chữ viết dựa trên ấn tượng thị giác nên thắng được thời gian và không gian. Mục đích lưu
trữ, truyền bá thông tin đã được thực hiện. Sách báo ra đời khi có chữ viết mới phát huy được
hết vai trò, tác dụng của nó. Khi có chữ viết, thông tin được ghi lại, được mang đi xa. Như
thế, chữ viết đã thể hiện một cách hoàn hảo nhất tác dụng lưu trữ, truyền bá thông tin.
3. Sự hình thành và phát triển các vật liệu sản xuất sách
Vật liệu sản xuất sách là một trong những yếu tố quan trọng trong sự hình thành và phát triển
sách và xuất bản sách. Những vật liệu sản xuất sách cũng vô cùng phong phú, đa dạng - Đất sét:
+ Sách đất sét xuất hiện vào khoảng khoảng 4000 năm TCN, Các trang sách đất
sét hình tam giác, hình chữ nhật. Sách đất sét được khắc chữ -> phơi khô. Sách
có số trang, câu đầu của trang sau là câu cuối của trang trước, được đựng vào
những hộp gỗ để bảo quản, tránh vỡ, gẫy và tiện di chuyển.
+ Nhưng loại sách này cồng kềnh, dễ vỡ và khó vận chuyển. - Vỏ cây papyrus:
+ Khoảng 3-4000 năm TCN, người dân lấy cây, bóc lấy vỏ, gia công bằng cách
dát mỏng, phơi khô, ghép lại, mài nhẵn và cuối cùng để viết.
+ Giấy papyrus rất mỏng, nhẹ, bền, cuộn thành từng cuộn, chiều cao từ 20-30
cm. Đặc tính: bền, gọn, nhẹ.nhẹ, giữ mực tốt, tiện lợi khi lưu giữ và vận chuyển. - Da súc vật:
+ Ở châu Âu, không có đất sét tốt và giấy papyrus nên người ta sáng tạo ra sách
bằng da súc vật. Người ta dùng da bò, cừu gia công, thuộc kỹ, bào nhẵn và
viết chữ lên đó. Da rất bền nên việc bảo quản sách rất dễ dàng. ắt. -
Một số vật liệu khác: xương thú, mai rùa ( sách giáp cốt)
=> Tất cả những vật liệu trên đều thông dụng nhưng đều có những thiếu sót, tồn tại của nó.
Chỉ có giấy mới là loại vật liệu quan trọng nhất để sản xuất ra sách. - Giấy:
+ Giấy mỏng, nhẹ, dễ dàng lưu giữ và vận chuyển.
+ Giấy khá bền với thời gian, môi trường, lại có độ bền cơ học cao: có thể dễ
dàng gấp lại, mở ra, làm cho phẳng lại.
+ Nguyên liệu làm giấy rẻ, dễ kiếm
Từ khi giấy xuất hiện thì tình hình hoạt động xuất bản sách có nhiều biến đổi. Hoạt động xuất
bản đã manh nha hình thành có bước tiến mới. Sau thời điểm giấy được phát minh, chép tay,
rồi sau này là in thủ công trên giấy là một điều kiện quan trọng để hoạt động xuất bản phát
triển đặc biệt mạnh mẽ. Từ sản xuất thủ công đến phát triển thành cả một nền công nghiệp
giấy, với những tiến bộ vượt trội của giấy đã trở thành loại vật liệu tốt nhất cho hoạt động
viết giấy và xuất bản.
3. Kỹ thuật nhân bản sách
Hoạt động xuất bản hình thành và phát triển cùng với tiến trình phát triển từng bước của kỹ thuật nhân bản sách. -
Hồi đầu để nhân bản sách thì chép tay là hình thức thủ công nhất. Việc sao chép cũng
được chuyên môn hóa dần. Các khâu việc được chia ra từng bộ phận, hiệu quả hơn,
sai sót ít hơn nhưng vẫn không tránh khỏi sai sót trong quá trình sao chép. Tuy nhiên
hoạt động xuất bản chép tay không thể đáp ứng đủ nhu cầu về sách. -
In thủ công: Tiền đề đầu tiên là Dấu gỗ, tiếp đến là khuôn chữ in trên ngói ( ngõa
cương). Tiền đề thứ ba là các lá bùa ( phủ ấn ); in thủ công ( khắc đá, gỗ ), in khắc ván, in chữ rời. -
In công nghiệp ra đời khi người châu Âu phát triển ra máy in. Quá trình phát triển của
kĩ thuật in: In Typo, in ốp ốp sét, -
Ứng dụng công nghệ thông tin điện tử vào việc in sách báo
+ Tốc độ phát triển in nhanh chóng làm cho diện mạo ngành in thế giới khác
hẳn: in nhanh hơn, nhiều hơn, đẹp hơn, rẻ hơn. => Kết luận:
+ Xuất bản là một hoạt động công ích của con người, có những điều kiện hình thành và phát triển riêng.
+ Các điều kiện có mối quan hệ hữu cơ và gần gũi, không có đủ 4 điều kiện sẽ không có
hoạt động xuất bản. Mối quan hệ giữa các điều kiện là mối quan hệ ràng buộc, chặt
chẽ. Điều kiện này là kết quả của điều kiện khác, đồng thời là tiền đề cho điều kiện tiếp theo.
+ Các điều kiện có mối quan hệ gắn bó và khăng khít, vừa là quan hệ hữu cơ, vừa là
quan hệ biện chứng. Hữu cơ vì có nhau, vì nhau, cùng phát triển. Biện chứng vì tồn
tại độc lập, khách quan, phát triển từ không đến có, từ ít đến nhiều.
+ Các điều kiện còn chịu sự tác động từ những yếu tố bên ngoài như điều kiện chính trị,
kinh tế, công nghệ, giáo dục, y tế, truyền thống văn hóa….
Câu 17:Phân tích các phương thức xuất bản sách trong lịch sử 1. Sách
● o Theo từ điển tiếng Việt: sách là tập hợp một số lượng nhất định những tờ giấy có
chữ in và đóng gộp thành quyền
● • Sách ra đời gắn liền với chữ viết, đặt biệt là chữ ghi âm, là công cụ để ghi lại thông
tin, giúp con người ghi nhớ, lưu trữ thông tin và truyền lại cho thế hệ sau
● • Sách ghi lại các sáng tác văn học nghệ thuật, khoa học, các sáng tạo văn hóa tinh
thần lưu giữ phổ biến các giá trị văn hóa o Nội hàm khái niệm được khái quát ở hai phương diện 2. Xuất bản
● Nội dung: sản phẩm văn hóa vật chất và tinh thần của nhân loại, gắn liền với phát minh chữ viết
● Hình thức: nhiều hình thức khác nhau, được cấu thành bởi các dạng vật liệu khác
nhau phụ thuộc vào các phương thức chế tác, môi trường sống và trình độ phát triển
khoa học công nghệ ở mỗi thời đại
● Xuất bản là hoạt động truyền bá xã hội
● Xuất bản ra đời và phát triển do đòi hỏi thông tin và truyền thông xã hội
3. Các phương thức xuất bản trong lịch sử
● Đất sét và sách đất sét
• Hình thức truyền tài của văn tự hình nêm
o Thuộc văn minh lưỡng hà
- Niên đại 4000 – 3000 TCN, phổ biến nhất vào 1800 – 1600 TCN thuộc vương quốc Babylon cổ
● Giấy Papyrus và sách cuộc Papyrus
• Hình thức truyền tải của văn tự Ai Cập o Thuộc văn minh Ai Cập o Niên đại 3000 TCN
o Papyrus sử dụng rộng rãi ở ai cập và truyền sang khu vực Địa Trung Hải và Hy Lạp, La Mã
● Thẻ tre và lụa (Trung Quốc)
• Hình thức truyền tại của chữ Hán (tồn đại lâu dài trong lịch sử Trung Quốc) o Niên đại 5 TCN-3 SƠN
● Giấy da và sách bằng da
ó Thuộc văn minh La Mã cổ đại o Niên đại thế kỷ 8 TCN.
Thái Luân và phát minh ra giấy o Tứ đại phát minh của Trung Quốc
o Thái Luân phát minh ra giẫy – các thuyết sử học o Niên đại: TK ITCN
Câu 18: Phân tích những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của xuất bản châu Âu trung đại? - Thế kỉ XIII:
+ Châu Âu mở rộng nền giáo dục bằng việc thành lập các trường đại học dưới ảnh hưởng của nhà thờ
=> Khối lượng sách xuất bản ngày càng lớn
=> Xuất hiện các xưởng thợ chuyên sản xuất sách
+ Xuất hiện nền giáo dục trần tục thoát khỏi sự phụ thuộc nhà thờ: sách bằng tiếng sở
tại không phải tiếng La tinh; tri thức khoa học phổ biến hơn
=> Việc sản xuất sách buôn bán thuận lợi; tư tưởng mới được phổ biến dễ dàng
+ Các hoạt động xuất bản sách được kiểm sát nghiêm ngặt bởi trường đại học: kiểm tra
chuyên môn; quy định nội dung, bản mẫu sao chép; trả phí mượn bản mẫu.
=> Thúc đẩy xuất bản phát triển đúng mực -
Thế kỷ XV, Châu Âu đòi hỏi việc nhân bản sách hiệu quả và chính xác hơn
=> Phát minh ra phương pháp in chữ rời typo
=> Góp phần phát triển sách
Câu 19: Phân tích điều kiện vật chất và xã hội cho sự ra đời và ứng dụng kỹ thuật in
Gutenberg trong lịch sử? Trả lời: ● Điều kiện xã hội:
Kỹ thuật in khắc gỗ truyền đến phương Tây là tiền đề sáng tạo kỹ thuật in của Gutenberg.
+ Kỹ thuật in khắc bản, về nguyên tắc là kỹ thuật in chữ nổi, trong đó, in nổi
khắc gỗ là phương pháp in lâu đời nhất.
+ Ở châu Âu, kỹ thuật in khắc gỗ đến thế kỷ XV mới xuất hiện. Macco Polo -
người Italia từ Trung Quốc đã mang kỹ thuật in bản khắc gỗ của Trung Quốc đến phương Tây.
+ Những bản in khắc gỗ đầu tiên được chế tạo vào năm 1400 ở châu Âu.
+ Nửa sau thế kỷ XV, in khắc gỗ dần trở thành một loại hình nghệ thuật điêu khắc ở châu Âu.
● Điều kiện vật chất: -
Johann sinh ra trong gia đình có cha và chú là viên chức ở Sở đúc tiền, nơi mà ông đã
học được nghệ thuật đúc gia công chính xác. Việc sản xuất tiền đúc đòi hỏi sự đổ
khuôn và in dấu vàng cẩn thận, chính xác, sự hiểu biết về các kim loại, nhiệt độ, việc
sử dụng các khoang đúc, khuôn rập,... Đây chính là điều kiện tiền đề tạo thuận lợi cho
việc chế tạo máy in và công việc in ấn của Gutenberg. -
Trước khi có phát minh của Gutenberg, con người sản xuất bằng cách sao chép cần
cù, mất rất nhiều thời gian và công sức. Điều đó cũng làm cho việc truyền bá những
tư tưởng mới chậm chạp. Vì vậy, con người đã khám phá lại những kiến thức, giải
quyết những vấn đề về kỹ thuật in trước đó. Đến giữa thế kỷ XV, lĩnh vực in ấn bắt
đầu phát triển. Tri thức nhảy vọt, nhanh hơn trước. Từ đó, kỹ thuật in của Gutenberg
nhanh chóng lan rộng khắp nước Đức và các nước châu Âu.
=> Sự xuất hiện của công nghệ in đã giải quyết nút thắt trong quá trình phát triển của ngành
xuất bản châu Âu. Do đó, khi ra đời, kỹ thuật này nhanh chóng được quảng bá rộng rãi và
đưa vào ứng dụng, trở thành vũ khí mạnh nhất của thời phục hưng và cải cách tôn giáo sau này.
Câu 20: Phân tích bối cảnh văn hoá, xã hội của xuất bản thế giới hiện đại thế kỷ XIX?
a, Cách mạng công nghiệp và nhu cầu thị trường sách:
-Cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, và nửa cuối thế kỷ XIX, đầu
XX có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình lịch sử văn minh nhân loại, không chỉ ảnh hưởng đến
mọi lĩnh vực sản xuất, mà còn ảnh hưởng lớn tới chính trị, văn hóa và sinh hoạt xã hội, đặc
biệt là thành thị hóa và sự nghiệp văn hóa giáo dục. Trong thế kỷ XIX, xuất bản phương Tây
phát triển và được định hình trong nền tảng văn hóa, xã hội đó.
+Thứ nhất, về sự mở rộng thị trường sách:
Cuộc cách mạng công nghiệp thúc đẩy sự phát triển của thành thị. Các thành thị mới
với sự tập trung dân số đã tạo ra hiệu ứng gia tăng tiêu thụ hàng hóa của người tiêu dùng.
Đầu thế kỷ XIX, dân thành thị tăng lên nhanh chóng. Nước Anh trở thành thành thị
quốc gia, 52% dân số sống ở thành thị. Nhân khẩu nước Đức sống ở thành thị đạt 36%, Mỹ
10%, nước Pháp cũng trong vòng một thế kỷ cũng từ 16% tăng lên 36%.
+Thứ hai, về sự mở rộng nhóm người đọc viết:
Thị trường sách phát triển cần 2 yếu tố: Khả năng đọc và khả năng thanh toán. Trong
buổi đầu, khả năng đọc hay tỷ lệ dân số biết chữ là điều kiện cần đối với sự phát triển quy mô thị trường sách.
Từ thế kỷ XIX, các quốc gia phương Tây đều bước vào tiến trình công nghiệp hóa
chính là lúc bắt đầu tiến tới thời đại quần chúng hóa việc đọc.
Thông qua đẩy mạnh giáo dục dưới nhiều hình thức, tỷ lệ người biết chữ trong xã hội
gia tăng nhanh chóng. Nước Anh dựa vào sự phổ cập giáo dục quần chúng, tỷ suất những
người biết chữ tăng lên nhanh chóng, trở thành lực lượng bạn đọc tiềm năng của thị trường sách.
Tại Pháp, Chính phủ Pháp ban bố nghị định, thực hiện xóa mù chữ và phổ biến giáo
dục tiểu học. Trong hệ thống giáo dục, sách giáo khoa lại chiếm một đị vị quan trọng, đặc
biệt là sau Pháp lệnh năm 1890, sách giáo khoa trở thành một loại nhu yếu phẩm của giáo dục nhà trường.
Tóm lại, trình độ văn hóa toàn dân được nâng cao, đã đưa xã hội Tây Âu tiến vào thời
kỳ toàn dân biết đọc, là động lực xã hội thúc đẩy tốc độ phát triển của ngành công nghiệp xuất bản.
+Thứ ba, về sự gia tăng sức mua của độc giả:
Cùng với sự gia tăng tỷ lệ biết chữ, sức mua của độc giả là điều kiện đủ để phát triển thị trường sách.
Sự gia tăng sức mua của dân chúng chính là từ sự thay đổi của kết cấu xã hội, biểu hiện
chính là sự ra đời của tầng lớp trung lưu trong xã hội, biểu hiện ở khả năng kinh tế của tầng lớp này.
Hai cuộc cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra thế kỷ XIX đã làm thay đổi kết cấu xã
hội. Trước cách mạng công nghiệp, kết cấu xã hội chủ yếu gồm nông dân, thợ thủ công, tiểu
thương. Qua hai lần cách mạng công nghiệp và sự ra đời của các công ty công nghiệp đã làm
giai tầng xã hội phát sinh thay đổi. Căn cứ vào nghề nghiệp, phân thành hai loại: Những
người quản lý và các chuyên gia, tạo nên tầng lớp công nhân áo trắng (bối cảnh tốt, trải qua
giáo dục cao cấp, địa vị quan trọng); Tầng lớp trung lưu và hạ lưu xuất thân từ giai cấp trung
lưu cũ hoặc lao động phổ thông (trải qua giáo dục ở trường học, nắm bắt kỹ năng nhất định).
Họ có khả năng chi tiêu cho sách và hoạt động nghỉ ngơi giải trí khác; và tự nhiên họ trở
thành những độc giả chủ yếu.
b, Văn học hiện thực chủ nghĩa và xuất bản thế ký XIX:
Dòng văn học hiện thực chủ nghĩa ra đời thế kỷ XIX tương đương thời kỳ hình thành
nền xuất bản phương Tây hiện đại, tác động quan trọng đến ngành công nghiệp xuất bản.
Sự phồn thịnh xuất bản tiểu thuyết khiến xuất bản văn học trở thành một hoạt động
mang lại lợi nhuận cao, cạnh tranh quyết liệt, tác động lớn đến công nghiệp hóa và hiện đại
hóa ngành xuất bản phương Tây thế kỷ XIX. Mục tiêu “cuốn sách bán chạy nhất” trở thành
mục tiêu quan tâm nhất của doanh nghiệp xuất bản.
Có thể thấy rằng sự phát triển của tiểu thuyết văn học thế kỷ XIX có vai trò thúc đẩy
trực tiếp hoặc gián tiếp đối với cải cách và đổi mới trong các khâu của quá trình sản xuất và
hiện đại hóa ngành xuất bản.
c, Nhu cầu truyền bá tri thức khoa học với xuất bản thế ký XIX:
Sự phát triển nhanh chóng khoa học thế kỷ XIX cũng là yếu tố thúc đẩy quan trọng đối
với quá trình hiện đại hóa xuất bản phương Tây. Cách mạng công nghiệp và sự tăng trưởng
kinh tế mà nó tạo ra khiến cho các ngành khoa học các nước phương Tây phát triển rực rỡ, là
tiền đề quan trọng đối với sự phát triển ngành xuất bản.
Truyền thông là hoạt động giao lưu truyền bá và cùng hưởng thụ các lý luận khoa học
và tri thức khoa học trên các lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, sử dụng các
phương tiện truyền bá như sách chuyên khảo khoa học, giáo trình đại học và các sách phổ cập
khoa học, tạo ra không gian mới cho sự phát triển của xuất bản.
Ngoài ra, truyền bá tri thức khoa học còn thông qua thể loại sách phổ thông. Vào thế kỷ
XIX, đội ngũ làm khoa học chuyên nghiệp hình thành, tạo ra khoảng cách tri thức ngày càng
lớn giữa người dân thường với các nhà khoa học. Lượng tri thức nhiều đặt yêu cầu tiếp thu và
truyền bá tri thức theo phương thức nào. Nắm bắt yêu cầu thị trường, các nhà xuất bản nhanh
chóng sử dụng các cuốn sách nhỏ về khoa học để chiếm lĩnh thị trường.
Câu 21: Phân tích sự ra đời và phát triển của dòng sách báo theo khuynh hướng Mác xít
ở Việt Nam trước năm 1930? *Sự ra đời
+ Bối cảnh: Trong những năm 20 của thế kỉ XX, Đảng Cộng sản Pháp đặt ra nhiệm vụ
phải liên minh chặt chẽ với giai cấp vô sản và phong trào giải phóng ở các nước thuộc
địa bằng cách thức tuyên truyền, huấn luyện những người dân các thuộc địa sống trên
đất nước Pháp cùng nhiều con đường khác để đưa các tài liệu Mác xít vào các thuộc địa.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương bí mật đưa sách báo của mình vào Đông Dương. Trong
đó có một số cuốn sách tiêu biểu được đưa vào Việt Nam, Đông Dương như: “Tuyên
ngôn của Động Cộng sản”, “Nguyên lí chủ nghĩa cộng sản”,...
+ Những tư tưởng Mác xít, tư tưởng Cách mạng Tháng Mười Nga ảnh hưởng vào Việt Nam.
+ Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tìm thấy chủ nghĩa Mác Lê-nin và
truyền bá nó vào Việt Nam. Đồng thời Người cũng nhận thức được tầm quan trọng
của việc xuất bản sách báo đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.
=> Từ những điều kiện tiên quyết trên, sách báo theo khuynh hướng Mác xít dần được du
nhập và phát triển ở Việt Nam trước năm 1930. *Sự phát triển
+ Tạp chí của Đảng Cộng sản Pháp có ảnh hưởng lớn đến đời sống tư tưởng ở Việt
Nam. Một số bài báo của tờ “Nhân đạo” đã được đăng tải lại, trên các tờ báo tiếng
Pháp xuất bản ở Việt Nam như: “Tiếng chuông rè”, “L’An Nam”...; Tạp chí thông tin “Bôn sê vích”; …
=> Sách báo Mác xít của Đảng Cộng sản Pháp có ảnh hưởng rất lớn ở Đông Dương và đe dọa
nghiêm trọng sự thống trị của chính quyền Pháp ở Đông Dương.
+ Những sách báo được xuất bản ở Trung Quốc, bằng tiếng Trung Quốc về cách mạng
tháng Mười, về chủ nghĩa Mác Lê-nin được đưa vào và phổ biến ở Việt Nam.
+ “Bản yêu sách 8 điểm” sau khi được Nguyễn Ái Quốc thuê in gửi cho hội nghị
Vecxay, đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng
của dân tộc Việt Nam đã được Người dịch ra chữ Hán và chuyển thành một bài diễn
ca tiếng quốc ngữ, in dưới dạng truyền đơn và được bí mật gửi về Việt Nam qua con
đường các thủy thủ và khách về nước. Bằng cách này mà những tư tưởng tiến bộ của
Nguyễn Ái Quốc đến với nhân dân ta. Trong đó không thể không kể đến cuốn sách
“Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925) - cuốn sách có tác động lớn đến tư tưởng thanh
niên Việt Nam lúc bấy giờ cũng được chuyển về theo con đường này.
+ Tại Việt Nam, bản yêu sách được đăng trên tờ “Tương lai Bắc Kỳ” - tờ báo tiếng
Pháp đầu tiên ở Hà Nội xuất bản từ năm 1885.
+ Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và xuất
bản tờ báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội.
+ Tổng bộ còn cho xuất bản sách giới thiệu về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản,
chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn… như cuốn “Đường Cách mệnh” - cuốn sách
có tác dụng thúc đẩy các tầng lớp nhân dân Việt Nam đứng lên làm cách mạng.
=> Đây là cuốn sách mở đầu sự nghiệp xuất bản sách của Đảng và của dân tộc ta,
cũng là những năm tháng chuẩn bị những điều kiện cho sự nhảy vọt của cách mạng Việt Nam. Câu 22: * Bối cảnh lịch sử:
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, đại thắng mùa Xuân năm 1975 thành công lẫy lừng đã đem lại
cho ta độc lập dân tộc, làm cho cả dân tộc tràn ngập trong niềm vui chiến thắng và nâng cao
vị thế uy tín của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng đã để lại một vài hậu quả và làm cho công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội trở nên khó khăn hơn - Về cơ sở vật chất:
+ Miền Bắc: vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa làm hậu phương → kế hoạch 5 năm bị
chậm lại. Cơ sở vật chất vốn đã nghèo nàn nay lại bị tàn phá nặng nề, tổn thất lớn + Miền Nam: - Về kinh tế:
+ Miền Bắc: cơ chế quản lý kinh tế vốn nặng về tập trung quan liêu ngày càng méo mó, phi kinh tế
+ Miền Nam: phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa - Về mặt xã hội:
+ Miền Bắc: lực lượng lao động tổn thất lớn, để lại hậu quả nặng nề và kéo dài