-
Thông tin
-
Quiz
Sự ra đời và phát triển xuất bản điện tử tại Việt Nam | Tiểu luận Lịch sử xuất bản sách
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền thông ngày nay, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động đến mọi lĩnh vực trong đời sống, trong đó có lĩnh vực xuất bản. Bằng sự xóa nhòa mọi giới hạn, ranh giới về không gian, thời gian, Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra một bước ngoặt mới về tốc độ chia sẻ và lan tỏa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử xuất bản sách 7 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Sự ra đời và phát triển xuất bản điện tử tại Việt Nam | Tiểu luận Lịch sử xuất bản sách
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền thông ngày nay, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động đến mọi lĩnh vực trong đời sống, trong đó có lĩnh vực xuất bản. Bằng sự xóa nhòa mọi giới hạn, ranh giới về không gian, thời gian, Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra một bước ngoặt mới về tốc độ chia sẻ và lan tỏa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử xuất bản sách 7 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA XUẤT BẢN ---------- TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: LỊCH SỬ XUẤT BẢN SÁCH ĐỀ TÀI:
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN XUẤT BẢN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU
......................................................................... ....... ... ... ....... ... ... ... ....3 I. Tổng quan về xuất bản điện tử 1. Khái niệm xuất bản điện tử
..................................................................... 4
2. Đặc điểm của xuất bản điện tử................................................................5 3. Một số loại hình xuất bản điện tử ........................... .... ... ... ... .... ... ... ... ... ... 6 4. Ưu điểm và nhược điểm của xuất bản điện tử ...... .... ... ... ... .... ... ... ... ... ....8 II. Thực
trạng xuất bản điện tử ở Việt Nam hiện nay
1. Vài nét về sự ra đời của xuất bản điện tử ở Việt Nam..........................11 2. Tình hình xuất bản điện tử ở V iệt Nam hiện nay
................................ .. 12 III. Xu
hướng phát triển của xuất bản điện tử ở Việt Nam 1. T iềm năng phát triển xuất bản điện tử trong tương lai .......................... 14
2. Những thách thức đặt ra cho xuất bản điện tử trong thời đại cách mạng 4.0
.......................................................................................................... 17 KẾT LUẬN
.................................................................................................... 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO
............................................ ....... ... ... ....... ... ... ... ..20 MỞ ĐẦU
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền thông ngày nay,
đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động đến mọi lĩnh vực
trong đời sống, trong đó có lĩnh vực xuất bản. Bằng sự xóa nhòa mọi giới hạn,
ranh giới về không gian, thời gian, Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra một
bước ngoặt mới về tốc độ chia sẻ và lan tỏa. Những công đoạn của xuất bản
truyền thống (sách in giấy) sẽ được giảm đi rất nhiều để thay thế bằng các ấn
phẩm điện tử đến được tay nhiều độc giả nhất, trong thời gian nhanh nhất.
Cách mạng công nghiệp 4.0 nghĩa là tự động hóa, số hóa và kết nối mạng lưới
quá trình thiết kế, sản xuất, thông tin, truyền thông và quản lý. Khi áp dụng
vào ngành xuất bản, các nhà xuất bản có thể tăng hiệu quả của các hình thức
công bố đa phương tiện bằng cách triển khai các giải pháp công nghệ thông
tin linh hoạt hiện đại. Phương tiện truyền thông kỹ thuật số và in có thể được
liên kết thông qua các mô hình kết hợp giúp mở rộng trải nghiệm của người
dùng. Điều này cho phép cung cấp các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo mới có
thể được cá nhân hóa. Trên thế giới, trong khoảng những năm cuối thế kỷ XX,
xuất bản điện tử đã có tốc độ phát triển nhanh chóng. Tại Việt Nam, đã có đầy
đủ các điều kiện về môi trường công nghệ và hành lang pháp lý cho sự phát
triển của hoạt động xuất bản điện tử và kinh doanh sách điện tử trên môi
trường Internet. Thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng, qua các lần sửa
đổi, bổ sung Luật Xuất bản và các văn bản pháp luật liên quan, các quy định
về xuất bản điện tử ngày càng rõ hơn, tạo hành lang pháp lý đầy đủ hơn cho
xuất bản điện tử phát triển. NỘI DUNG
I. Tổng quan về xuất bản điện tử
1. Khái niệm xuất bản điện tử
Xuất bản điện tử là một hiện tượng mới trong thời đại công nghệ thông tin
truyền thông đang phổ biến rộng rãi. Xuất bản điện tử được ứng dụng trong
một số lĩnh vực khác nhau nên có nhiều cách tiếp cận khác nhau và những quan niệm khác nhau.
- Xuất bản điện tử là một phương tiện để tổ hợp văn bản và đồ họa trong
một chỉnh thể thống nhất. Bằng việc sử dụng những phần cứng và phần mềm
máy tính, một người có thể tạo ra nhiều phương tiện truyền đạt khác nhau
(như phát thanh, truyền hình, in ấn... ) mà nó có thể được xuất bản cho những cá nhân khác sử dụng.
- Xuất bản điện tử là sự phân phát thông tin, nghệ thuật, hoặc phần mềm
dưới bất cứ hình thức điện tử, thông thường phát trên một số loại phương tiện
như CD-ROM, đĩa mềm, băng từ, hoặc thông qua một mạng máy tính, như
Internet hoặc dịch vụ trực tuyến. Nội dung thông tin phải được phân phát ở
bên ngoài tổ chức đã tạo ra nó. Thuật ngữ nghệ thuật trong trường hợp này
bao gồm các công việc về nghệ thuật như tạo hình ảnh, hoặc soạn nhạc. Các
sản phẩm đa phương tiện được phân loại như thông tin, nghệ thuật, hoặc phần mềm.
- Xuất bản điện tử là một phương pháp phân phát thông tin và giải trí
không dùng giấy. Nhìn theo góc độ rộng hơn thì xuất bản điện tử còn bao gồm
cả phương tiện truyền thông như phát thanh truyền hình. Nhưng ngày nay,
xuất bản giải trí điện tử được phân phát thông qua các dịch vụ trực tuyến
(thông thường qua Internet) hoặc trên đĩa CD-ROM như các tệp tin điện tử
thường theo khuôn dạng của sách điện tử.
- Xuất bản điện tử là công việc mà các nhà xuất bản ứng dụng công nghệ
thông tin hỗ trợ các công đoạn soạn thảo, tìm kiếm tài liệu, sản xuất, cập nhật
nội dung thông tin để phổ biến đến những người đọc nhất định.
- Xuất bản điện tử là hoạt động sản xuất và phân phối các xuất bản phẩm
điện tử hoặc ít nhất là sản xuất phân phối các sản phẩm có sự trợ giúp của các phương tiện điện tử.
Ở nghĩa chung nhất này, các hoạt động xuất bản chỉ cần có một hoặc
nhiều khâu hay toàn bộ các khâu có ứng dụng công nghệ điện tử, công nghệ
thông tin truyền thông đều được sắp xếp vào xuất bản điện tử. Tính hợp lý của
nó, là định nghĩa bao hàm việc ứng dụng công nghệ điện tử, công nghệ thông
tin vào hoạt động xuất bản. Tuy nhiên, xét từ góc độ xuất bản, với đặc trưng
phổ biến thông tin rộng rãi tới công chúng, định nghĩa theo nghĩa rộng chưa bao quát hết.
- Luật Xuất bản 2012 đã đưa ra khái niệm xuất bản điện tử là việc tổ
chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu và sử dụng phương tiện điện
tử để tạo ra xuất bản phẩm điện tử.
Là một phương pháp tạo ra các xuất bản phẩm không dùng giấy, xuất bản
điện tử là một phương tiện có thể tích hợp văn bản, đồ họa, âm thanh, video
clip trong một chỉnh thể thống nhất, bằng việc sử dụng những phần cứng và phần mềm máy tính.
Vậy, từ các quan niệm trên ta có thể hiểu xuất bản điện tử từ một cách
tổng quát như sau: Xuất bản điện tử là hoạt động xuất bản mà các xuất bản
phẩm được tạo ra và phân phát đến tay người đọc có sử dụng công nghệ
thông tin; là hoạt động tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành mẫu và sử
dụng phương tiện điện tử để tạo ra xuất bản phẩm điện tử.
2. Đặc điểm xuất bản điện tử
Xét về mặt bản chất, xuất bản điện tử cũng giống như hoạt động xuất bản
truyền thống: có nhiệm vụ truyền tải các giá trị văn hóa, khoa học kỹ thuật,
nhân văn, giải trí... đến đông đảo bạn đọc trong xã hội; nhằm hướng tới mục
tiêu nâng cao trình độ dân trí, phát triển nhận thức xã hội, đảm bảo thỏa mãn
nhu cầu ngày càng cao về văn hóa tinh thần của xã hội.
Vì là hoạt động xuất bản nên nó mang các đặc điểm của xuất bản truyền
thống, nhất là khâu tổ chức sản xuất. Xuất bản điện tử bao gồm các quy trình,
công đoạn để biến một ý tưởng, một kết quả trong lĩnh vực văn bản, nghệ
thuật, khoa học, kỹ thuật công nghệ v.v. được thể hiện dưới dạng sản phẩm
hoàn chỉnh tuân thủ luật pháp các cơ quan quản lý xuất bản có thẩm quyền.
Các đặc trưng, yêu cầu vốn có của xuất bản truyền thống được thể hiện trong xuất bản điện tử.
Điểm khác biệt riêng có của xuất bản điện tử là sử dụng công nghệ thông
tin, viễn thông vào các công đoạn tạo ra sản phẩm; là hình thức tồn tại của sản
phẩm thông qua các vật mang thông tin đó được số hóa; là các công nghệ (lý
thuyết và hệ thống công cụ) để tạo ra các xuất bản phẩm điện tử; là trình tự
thực hiện các công đoạn trong quá trình xuất bản.
3. Một số loại hình xuất bản điện tử
- Xuất bản điện tử trên CD-ROM
CD-ROM đã cung cấp cho chiều cạnh mới cho lưu trữ và phục hồi thông
tin. Các thông tin xuất bản trên CD-ROM chủ yếu nguồn thông tin khái
quát/trừu tượng, thông tin về các tri thức khoa học, các tác phẩm văn học kinh
điển. Các thông tin này được xuất bản trên đĩa CD có cơ hội được công nghệ
đa phương tiện hỗ trợ tối đa. Ngoài ra, thông tin còn được bảo quản, lưu trữ
ổn định, phục vụ việc sử dụng lâu dài.
Nội dung xuất bản trên CD-ROM bao gồm cả sách, tạp chí, sổ tay tra cứu.
Những lợi thế của xuất bản trên CD-ROM là: Thông tin nhiều hơn, ở cả hai
nghĩa, dung lượng lưu trữ 650 M và dạng thông tin nhiều hơn, do có sự hỗ trợ
của đa phương tiện. Tìm kiếm văn bản dễ dàng hơn. - Nội dung kỹ thuật số
Nội dung kỹ thuật số thường dùng để phân phối truyện ngắn điện tử, ngắn
hơn so với cuốn sách dài, không hư cấu và các công trình khác bằng văn bản.
Các nhà xuất bản nội dung số cung cấp các công trình có kích thước ngắn hơn
cho người tiêu dùng thông qua tải về thiết bị cầm tay và các thiết bị không
dây. Công cụ cho việc cung cấp nội dung số bao gồm Adobe Acrobat (PDF),
XMI, HDMI, WAP (Wireless Application Protocol) và các công nghệ. Sự an
toàn của dữ liệu được chuyển giao là mối quan tâm lớn của các nhà xuất bản
muốn đảm bảo họ có thể cung cấp nội dung kỹ thuật số mà không có nguy cơ
một ai đó sao chép tác phẩm và bán hoặc cho đi các công trình.
- Xuất bản dưới dạng thư điện tử email
Xuất bản dưới hình thức thư điện tử được thiết kế đặc biệt để cung cấp nội
dung thường xuyên dựa trên tin nhắn thư điện tử. Xuất bản email, hoặc xuất
bản bản tin, là một sự lựa chọn phổ biến của các độc giả người thưởng thức
nhận tin dễ dàng, bài báo và bài tin ngắn trong hộp thư điện tử của họ. Sự dễ
dàng phân phối và sản xuất của các bản tin email đã dẫn đến sự phát triển của
một số lượng lớn các bản tin email có sẵn, danh sách gửi thư và danh sách nội
dung thảo luận về một lượng lớn các chủ đề. Bản tin cũng được sử dụng rộng
rãi bởi các công ty truyền thông để bổ sung cho trang web của họ và các dịch
vụ in ấn. Nhiều tác giả và nhà xuất bản bản tin của mình theo đơn đặt hàng để
thu hút độc giả mới và thông báo cho người hâm mộ về những cuốn sách mới và ký tặng sách. - Xuất bản web
Xuất bản web hay tạo các trang web là sáng tạo hay sáng tác (authoring)
các nội dung thông tin nhờ ngôn ngữ mới HTML. HTML vẫn đang là ngôn
ngữ lập trình web được sử dụng rộng rãi nhất. Ở các nước ứng dụng công
nghệ thông tin cao, gần như tất cả nhà xuất bản, trường đại học, thư viện đều
có một số trang web, và hầu hết các công ty truyền thông cung cấp một số
lượng lớn các trang web cung cấp nội dung.
4. Ưu điểm và nhược điểm của xuất bản điện tử
Dưới tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hoạt động xuất bản
điện tử đã tạo ra những tiện ích vượt trội so với xuất bản truyền thống, nhiều
nhà xuất bản và công ty sách ở Việt Nam đã tiên phong bước vào lĩnh vực này
và đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực. 4.1. Ưu điểm
a. Tạo ra những tiện ích vượt trội
Xuất bản điện tử ra đời và phát triển đã trở thành một cú hích văn hóa đọc
theo chiều hướng tích cực. Với rất nhiều ưu điểm vượt trội so với xuất bản
truyền thống như: tiết kiệm chi phí, giá thành hạ hơn so với xuất bản phẩm
truyền thống, việc xuất bản không chỉ còn lệ thuộc vào nhà xuất bản mà tác
giả cũng có thể tự xuất bản tác phẩm của mình; phạm vi phổ biến tác phẩm
rộng hơn nhờ Internet và số lượng độc giả sẽ là không giới hạn; xuất bản
phẩm sinh động hơn do được tích hợp thêm các dạng dữ liệu multimedia hình
ảnh, âm thanh, video... hấp dẫn người đọc; thời gian đáp ứng nhanh hơn;
marketing thuận tiện hơn, thanh toán nhanh hơn; không có hàng tồn và dễ
dàng cập nhật thông tin khách hàng; trong khâu biên tập, có thể chỉnh sửa dễ
dàng, nhanh chóng; góp phần bảo vệ môi trường.
b. Làm thay đổi mô hình và quy trình xuất bản
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh mô hình xuất bản
truyền thống đã có, các nhà xuất bản sẽ chuyển từ vai trò của người sản xuất,
tạo ra sản phẩm sang vai trò cung cấp các dịch vụ nội dung, thông tin để kết
nối giữa người đọc với tác giả; tạo và phân phối nội dung trên các kênh khác
nhau dựa trên nền tảng số.
Cùng với sự chuyển dịch mô hình xuất bản hiện có, còn là sự xuất hiện
của một quy trình xuất bản hoàn toàn mới – xuất bản trực tiếp của các cá nhân.
c. Làm chuyển dịch thị phần xuất bản phẩm
Xét về phương thức làm sách, hiện có 2 phương thức: xuất bản truyền
thống và xuất bản sách điện tử. Xuất bản phẩm đang dần có sự chuyển đổi từ
những thực thể ấn phẩm hữu hình bằng giấy in sang những sản phẩm điện tử.
Mảng xuất bản sách giấy tuy vẫn tồn tại nhưng sẽ bị thu hẹp dần, đồng thời
với sự chuyển dịch và mở rộng dần sang xuất bản điện tử, hay thậm chí cao hơn là xuất bản số.
d. Làm thay đổi nhu cầu đọc và văn hóa đọc
Thời đại 4.0 mang đến cho xuất bản những cơ hội lớn về nhu cầu đọc. Sự
ra đời của xuất bản điện tử đã phá vỡ cục diện của xuất bản giấy, đồng thời
phá vỡ công thức đọc tuyến tính trước đây; độc giả có thể tự xác định cho
mình quy trình, cách thức, phương tiện và không gian đọc. Mặt khác, thói
quen đọc của độc giả cũng thay đổi do sự tác động của kỹ thuật số, vừa thiên
về xu hướng đọc giải trí, vừa thiên về tiếp nhận các loại tín hiệu khác ngoài
chữ viết như âm thanh, hình ảnh, video, đồ họa... e. Tạo ra doanh thu lớn
Hiện nay, doanh thu trên thị trường xuất bản đang nghiêng về doanh thu
xuất bản phẩm điện tử. Theo thống kê, năm 2004, doanh số xuất bản điện tử
trên thế giới mới đạt 646 triệu USD (chiếm 6,4% thị phần), nhưng đến năm
2014 đạt tới 3,8 tỷ USD (chiếm khoảng 53% thị phần sách thế giới).
Theo thống kê của Hãng bán lẻ trực tuyến Amazon, vào tháng 7/2010, cứ
100 cuốn sách in bán ra thì có 143 cuốn sách điện tử bán ra tương ứng. Cùng
với đó, lượng thiết bị đọc sách điện tử bán ra trên phạm vi toàn cầu năm 2010
đã tăng 79,8% so với năm 2009, đánh dấu một bước đột phá mới của sách
điện tử so với sách truyền thống. 4.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, sách điện tử vẫn tồn tại một số nhược điểm như sau:
a. Khó khăn trong việc tạo xuất bản phẩm điện tử
Để có thể tạo ra được những xuất bản phẩm điện tử công phu, hấp dẫn cần
có kiến thức về công nghệ thông tin, đặc biệt là phải am hiểu và sử dụng
thành thạo không chỉ các phần mềm tạo sách điện tử mà còn phải sử dụng
được các phần mềm khác như biên tập, xử lý âm thanh, xử lý ảnh, video clip
hoặc cao hơn là biết tạo được các hình ảnh động, hình ảnh mô phỏng (ví dụ
mô phỏng các thí nghiệm vật lí, hóa học...).
Bên cạnh đó, chi phí đầu tư ban đầu khá cao, đòi hỏi các nhà xuất bản
phải có nguồn tài chính tốt để có thể đầu tư cho các công nghệ khi bắt đầu
hoạt động xuất bản điện tử.
b. Khó khăn cho độc giả khi sử dụng xuất bản phẩm điện tử
Độc giả khi truy cập các ấn phẩm được xuất bản điện tử phải thông qua
dịch vụ Internet, dễ mắc các lỗi về đường truyền mạng, tốc độ tải cũng như
dung lượng quá lớn so với các thiết bị điện tử mà họ đang sử dụng. Độc giả
không có các thiết bị điện tử để truy cập đường link hay các thiết bị đọc
chuyên dụng sẽ không tiếp cận được những ấn phẩm được xuất bản điện tử. Bên cạnh đó, ấn
phẩm điện tử và bài báo có những trích dẫn không cố định, dễ hỏng, có thể
thay đổi URL hoặc biến mất khỏi không gian mạng.
c. Chưa mang lại cảm giác như đọc trên sách giấy
Việc đọc sách trên các thiết bị điện tử chưa trở thành thói quen với nhiều
người, đặc biệt là những người từ trung đến cao tuổi. Người đọc khi tiếp cận
ấn phẩm xuất bản điện tử chưa đạt được sự thoải mái khi đọc như đối với
sách, báo in thông thường. Hơn nữa, khi tiếp xúc quá lâu với các thiết bị điện
tử với sự phản chiếu ánh sáng, bức xạ từ màn hình thiết bị tác động trở lại
mắt, dễ gây mỏi mắt. Vì là hình thức xuất bản mới nên người dùng cũng sẽ
cần thời gian để có thể quen với hình thức đọc điện tử này.
d. Khó khăn trong vấn đề bảo vệ quyền tác giả
Do ưu điểm xuất bản nhanh và cá nhân nào cũng có thể “tự xuất bản”
được những tài liệu, tác phẩm của mình dưới dạng xuất bản phẩm điện tử nên
đã và đang có hiện tượng một số tác giả hoặc các cá nhân tự ý xuất bản, vì
vậy nội dung nhiều ấn phẩm còn nghèo nàn, thậm chí là có những nội dung
xấu liên quan tới thuần phong mỹ tục hay cả vấn đề chính trị.
Bên cạnh đó, về vấn đề bảo vệ nội dung của sách điện tử hiện đang gặp
nhiều khó khăn. Tình trạng vi phạm bản quyền còn diễn ra tràn lan, có thể gặp
trên rất nhiều trang mạng. Tất cả những vấn đề về nạn vi phạm bản quyền đến
nay hầu như vẫn chưa được các cơ quan chức năng giải quyết hay có những
giải pháp hữu hiệu kịp thời từ phía các nhà xuất bản, đơn vị phát hành để bảo
vệ tác quyền cho tác giả và các nhà xuất bản.
II. Thực trạng xuất bản điện tử ở Việt Nam hiện nay
1. Vài nét về sự ra đời của xuất bản điện tử
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hoạt động xuất bản Việt Nam luôn
theo định hướng của Đảng và pháp luật của Nhà nước và luôn luôn gắn bó với thực
tiễn đất nước. Xuất bản Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước đánh giá cao,
thể hiện trước hết trong Chỉ thị 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư về
“Nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động xuất bản”. Trong Chỉ thị, ngoài
những nội dung phân tích, đánh giá về thành tích, kết quả hoạt động xuất bản
thời gian qua và phân tích những yếu kém, khuyết điểm, Chỉ thị 42-CT/TW
đề cập đến một số định hướng và giải pháp, trong đó có yêu cầu “Nghiên cứu
thí điểm xuất bản sách điện tử, trung tâm thông tin sách; Bổ sung các quy
định pháp lý, chính sách để các nhà xuất bản chủ động tham gia quá trình hội
nhập quốc tế, đặc biệt đối với vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ và xuất bản điện tử”...
Từ những định hướng, giải pháp của Chỉ thị này, cùng với các quy định
khác của pháp luật (Luật Xuất bản 2004, Luật xuất bản sửa đổi 2008 cùng các
nghị định hướng dẫn thi hành...) xuất bản nước ta những năm gần đây đã có
nhiều đổi mới về công nghệ, phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức,
trong đó có hình thức xuất bản điện tử đang phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Tuy mới ra đời hơn mười năm trở lại đây nhưng xuất bản điện tử đã nhanh
chóng phát triển và ngày càng phổ biến đối với thị trường độc giả Việt Nam,
đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng Internet, các thiết bị công nghệ.
2. Tình hình xuất bản điện tử ở Việt Nam hiện nay
Có thị trường hơn 90 triệu dân, với tỷ lệ người sử dụng thiết bị công nghệ
tương đối cao, xuất bản điện tử là hướng phát triển được kỳ vọng góp phần
đưa ngành xuất bản nước ta vươn lên tầm cao mới. Thực tế cho thấy, hiện nay
nước ta có 59 nhà xuất bản (NXB), nhưng chỉ có một số ít NXB và một số
nhà sách lớn như Tiki, Vinabook, Phương Nam book, Thái Hà books, First
News... đang theo đuổi xuất bản điện tử. NXB Trẻ thành lập hẳn một thương
hiệu Ybook với số lượng lớn sách được số hóa, có tiêu chuẩn cao với nhiều ấn
phẩm được công chúng đón nhận. Waka – đơn vị xuất bản điện tử hàng đầu
nước ta cho biết, những tháng đầu 2020, doanh thu của đơn vị tăng 20%-30%, đặc biệt tăng trong
thời điểm thực hiện cách ly xã hội phòng, chống dịch COVID-19 lượng người
đọc sách điện tử tăng vọt.
Tuy nhiên, thời gian qua, hoạt động xuất bản điện tử ở nước ta vẫn khiêm
tốn. Số liệu thống kê 3 năm trở lại đây cho thấy rõ thực trạng này. Năm 2017,
chỉ có 137 xuất bản phẩm điện tử được đăng ký lưu chiểu, trong khi có tới
trên 2 vạn đầu sách được in. Tới năm 2018, con số xuất bản phẩm điện tử đã
tăng lên gần 200, nhưng vẫn quá ít so với hơn 31.000 cuốn sách in truyền
thống. Riêng năm 2019, xuất bản phẩm điện tử đạt hơn 2.400 cuốn với 1,5
triệu lượt truy cập, doanh thu khoảng 100 tỷ đồng, chiếm 4% doanh thu hoạt
động xuất bản. Nhưng theo ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin –
Truyền thông, con số thống kê trên cho thấy thị trường xuất bản điện tử ở
nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.
Nhiều chuyên gia đã nêu ra những ý kiến lý giải nguyên nhân xuất bản
điện tử ở Việt Nam hiện còn kém phát triển. Theo ông Trần Chí Đạt, Giám
đốc, Tổng biên tập NXB Thông tin và Truyền thông, một NXB muốn làm
sách điện tử phải đầu tư rất nhiều trang thiết bị, tốn kém, trong khi tiềm lực
của nhiều đơn vị không đủ đáp ứng. Đầu tư nhân lực công nghệ thông tin
cũng đòi hỏi cao, trong khi nhân lực của nhà xuất bản về công nghệ còn yếu.
Thực tế, thời gian đầu hoạt động xuất bản điện tử được đầu tư mạnh với
nhiều đơn vị ra đời như: Lạc Việt, Sachweb, Ybook, Waka, Komo...; cung cấp
hàng nghìn sách điện tử có bản quyền thuộc nhiều lĩnh vực cho độc giả. Song,
hiện nay, một số đơn vị đã rời thị trường, dừng hoạt động. Lý giải điều này,
Giám đốc, Tổng biên tập Nhà Xuất bản Phụ nữ Khúc Thị Hoa Phượng cho
rằng, độc giả Việt Nam vẫn có thói quen đọc sách in. Ngoài ra, còn một số
thói quen chưa tốt của bạn đọc, đó là chỉ muốn tiêu dùng miễn phí, ít chịu trả
tiền cho những sản phẩm trực tuyến, khiến doanh thu mảng này kém, do đó
các đơn vị cũng giảm đầu tư.
Còn theo Phó Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam, rào cản
lớn nhất của hoạt động xuất bản điện tử hiện nay là nạn vi phạm bản quyền
tràn lan. Độc giả có thể tìm thấy bản điện tử của bất cứ cuốn sách nào trên
mạng để đọc, mà không phải trả tiền. Trong khi đó, theo quy định, các đơn vị
muốn xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử phải xây dựng đề án hoạt
động xuất bản và phải đảm bảo các yêu cầu cao về năng lực thiết bị, công
nghệ, nhân lực kỹ thuật...
Hiện tại, chỉ có 6 nhà xuất bản và 2 nhà phát hành đáp ứng và được cấp
đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử. Nhiều đơn vị
có sản phẩm đa dạng, hợp nhu cầu, thị hiếu của độc giả, nhưng không phải lúc
nào cũng là đối tác liên kết với các đơn vị được cấp đăng ký kể trên, khiến thị
trường xuất bản điện tử bị chững lại.
III. Xu hướng phát triển của xuất bản điện tử ở Việt Nam
1. Tiềm năng phát triển xuất bản điện tử trong tương lai
Thị trường Việt Nam có đặc điểm là dân số đông, tỷ lệ người dùng
Internet rất cao, tốc độ tăng tỷ lệ người dùng Internet đạt 7-8%/năm. Điều này
gợi mở tiềm năng phát triển các nền tảng công nghệ phục vụ cho mọi nhu cầu đời sống.
Sự bùng nổ của thời đại số, công nghệ thông tin đã khiến ngành công
nghiệp xuất bản không thể đứng ngoài cuộc. Xuất bản đã ra đời và được du
nhập vào Việt Nam đang dần chiếm lĩnh thị phần, với nhiều tiềm năng trong tương lai.
Trong ngành xuất bản điện tử, sách điện tử (ebook) với hình thức đọc trực
tuyến trên web hoặc app đang phát triển rất nhanh. Trong những năm gần đây,
nhu cầu, thói quen đọc sách của người Việt hình thành rất đa dạng và càng
được nâng cao, vì thế ebook đặc biệt được ưa chuộng rất nhiều do đặc tính dễ
dàng của nó. Trong đó, không thể kể đến Waka – một trong những ứng dụng đọc
sách điện tử nhưng đã sớm hướng tới việc xây dựng nền tảng xuất bản điện tử
đầu tiên tại Việt Nam. Số liệu từ Báo cáo của Waka cho thấy thời lượng đọc
ebook bình quân của độc giả trên Waka liên tục tăng và đang ở mức 30
phút/người/ngày. Hiện có khoảng 18,9 triệu người đọc sách, báo bằng thiết bị
điện tử, chiếm 37% trong tổng số những người sử dụng Internet.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách khuyến
khích, phát triển Văn hóa đọc. Ngày 15/03/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký
quyết định số 329/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án Phát triển văn hóa đọc
cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Theo ông Đinh Quang Hoàng, Giám đốc điều hành công ty Waka, hiện
sách điện tử mới chỉ chiếm khoảng 4% doanh thu ngành xuất bản (năm 2015
chỉ đạt 2%). Song, tỷ trọng của cả ngành ebook so với sách in sẽ tăng lên
khoảng 15- 20% trong 3 năm tới vì ebook ở Việt Nam đã bắt đầu bước vào
chu kỳ tăng trưởng mới.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sách Thái Hà
cũng nhận xét, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đưa đến những thay đổi ngày
càng nhanh trong các lĩnh vực công nghệ, truyền thông, khách hàng và mô
hình kinh doanh. Trong hoạt động xuất bản sẽ xuất hiện những mô hình mới
mà trọng tâm không chỉ là bản thân sản phẩm, mà còn là các quy trình định hướng khách hàng.
Theo ông Hùng, hiện nay, sau sự thoái trào của thiết bị đọc sách độc lập
tồn tại, một dòng sách điện tử mới được tích hợp trên nhiều hệ điều hành
Window, Mac, Linux, iOS, Android, Blackberry, WebOS... ngày càng chiếm
ưu thế. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, gọn nhẹ, tiện lợi, độc giả đã
có thể có những trải nghiệm như đọc một cuốn sách giấy. Hình ảnh, audio,
video được tích hợp vào ebook trên tương tác thời gian thực nên rất trực quan, sống động.
Ở Việt Nam, thị trường thương mại điện tử gồm phân phối trực tuyến và
sách điện tử vẫn còn rất khiêm tốn, trong khi sách in vẫn còn phát triển mạnh
nên cán cân thị trường đang nghiêng hẳn về sách in. Mặc dù chưa có một số
liệu cụ thể về thị phần của hai loại sách này, tuy nhiên, với khả năng kết nối
vô hạn của kỹ thuật số cũng như việc bùng nổ kết nối trực tuyến với các mạng
xã hội, rất có thể xảy ra hiện tượng lội ngược dòng về phân chia lại thị trường trong 5 - 10 năm tới.
Những lợi thế để xuất bản điện tử phát triển ở Việt Nam trong tương lai có
thể kể đến như: Việt Nam là nước đang phát triển, có nhu cầu lớn trong việc
học, tìm hiểu, nghiên cứu. Cơ cấu dân số Việt Nam thuộc vào loại trẻ nên có
khả năng tiếp cận và ưa thích các sản phẩm công nghệ cao. Các đơn vị kinh
doanh xuất bản sẽ nắm lấy cơ hội bán các ấn phẩm xuất bản điện tử nhằm mở
rộng thị phần và liên kết xuất bản...
2. Những thách thức đặt ra cho xuất bản điện tử trong thời đại cách mạng 4.0
Do thị trường xuất bản điện tử còn khá mới nên bên cạnh nhiều thuận lợi,
vẫn còn một số thách thức để xuất bản điện tử phát triển ở Việt Nam.
a. Sách giấy phải chia sẻ thị trường
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản cho rằng, sách điện tử dù có
được ứng dụng công nghệ hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế hoàn toàn
sách giấy bởi những giá trị truyền thống và cảm xúc mà sách giấy mang lại
vẫn chiếm được vị trí trong lòng một số lớp đối tượng độc giả. Tuy nhiên, khi
công nghệ 4.0 ra đời nó sẽ là thách thức đối với sách truyền thống, buộc sách
truyền thống sẽ phải chia sẻ thị trường và cùng tồn tại song hành với sách điện tử.
b. Thách thức đòi hỏi sự thay đổi về công nghệ
Về công nghệ xuất bản và hình thức phát hành, do xuất bản điện tử mới ở
giai đoạn khởi đầu, nên việc trang bị các thiết bị, máy móc ứng dụng của nhà
sản xuất và đối tượng tiêu thụ ở Việt nam còn chưa theo kịp các nước tiên tiến
dẫn đến nhiều khó khăn trong ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc xuất bản,
đồng thời chưa tạo ra được chuẩn mực thống nhất trong công nghệ xuất bản,
phát hành giúp người đọc tiếp cận và sử dụng thành thạo sách của nhiều nhà cung cấp.
Bên cạnh đó, việc đọc sách phải thông qua thiết bị phần cứng, phần mềm,
do vậy đòi hỏi chúng phải tương thích với nhau, đòi hỏi ngành xuất bản muốn
phát triển cần liên tục thay đổi các thiết bị, máy móc cho phù hợp với phần
mềm. Trong khi đó, chi phí để đầu tư vào các trang thiết bị, phần mềm này
không phải con số nhỏ. Đây chính là rào cản, thách thức lớn nhất.