-
Thông tin
-
Quiz
Kỹ thuật in khắc gỗ ở Trung Quốc | Tiểu luận Lịch sử xuất bản sách
Trung Quốc là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Người Trung Quốc tự hào vì sở hữu “Tứ đại phát minh” có ảnh hưởng lớn tới thế giới cổ đại bao gồm: Nghề làm giấy, la bàn, thuốc súng và nghề in. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử xuất bản sách 5 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Kỹ thuật in khắc gỗ ở Trung Quốc | Tiểu luận Lịch sử xuất bản sách
Trung Quốc là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Người Trung Quốc tự hào vì sở hữu “Tứ đại phát minh” có ảnh hưởng lớn tới thế giới cổ đại bao gồm: Nghề làm giấy, la bàn, thuốc súng và nghề in. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử xuất bản sách 5 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền Khoa Xuất bản
---------------{{{--------------- BÀI TIỂU LUẬN
Kỹ thuật in khắc gỗ ở Trung Quốc Giáo viên hướng dẫn : Trần Thị Mai Dung Sinh viên :
Phạm Châu Bình – Biên tập xuất bản K40 Lớp :
Lịch sử xuất bản XB02801-1
Hà Nội, Tháng 6/2021
Học viện Báo chí và Tuyên truyền Khoa Xuất bản
---------------{{{--------------- BÀI TIỂU LUẬN
Kỹ thuật in khắc gỗ ở Trung Quốc Giáo viên hướng dẫn : Trần Thị Mai Dung Sinh viên :
Phạm Châu Bình – Biên tập xuất bản K40 Lớp :
Lịch sử xuất bản XB02801-1
Hà Nội, Tháng 6/2021 1 MỤC LỤC
Mở đầu..................................................................................................................3
NỘI DUNG...........................................................................................................4
I. Định nghĩa...................................................................................................4 II.
Lịch sử kỹ thuật in khắc gỗ....................................................................4
1. Thời Đường – Kỹ thuật in khắc gỗ ra đời.................................................4
2. Thời Tống – Kỹ thuật in khắc gỗ phát triển mạnh mẽ..............................5
3. Thời Minh – thời kì hoàn thiện của kỹ thuật in khắc gỗ...........................6
III. Quy trình in khắc gỗ................................................................................7
1. Kiểu chữ....................................................................................................7
2. Nguyên liệu...............................................................................................7
3. Quy trình thực hiện..................................................................................10
IV. Một số bản in khắc gỗ tiêu biểu............................................................13
1. Kinh Kim Cương – cuốn sách in khắc bản cổ nhất trên thế giới.............13
2. Mộng Khê bút đàm - bộ từ điển bách khoa đầu tiên của Trung Quốc....16
Kết luận...............................................................................................................17
I. Ưu nhược điểm và vai trò của kỹ thuật in khắc gỗ...............................17 II.
Vai trò, ý nghĩa của việc phát minh ra kỹ thuật in khắc gỗ..............17
III. Kỹ thuật in khắc gỗ ngày nay...............................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................20
Phụ lục.................................................................................................................21 2 Mở đầu
Trung Quốc là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Người
Trung Quốc tự hào vì sở hữu “Tứ đại phát minh” có ảnh hưởng lớn tới thế giới cổ
đại bao gồm: Nghề làm giấy, la bàn, thuốc súng và nghề in. Trong đó, nghề in,
đặc biệt là kĩ thuật in khắc gỗ là một trong những phát minh quan trọng, đánh dấu
sự phát triển của ngành xuất bản thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng.
Từ thời nhà Ân cách đây hơn 3500 năm, người Trung Quốc cổ đã cho ra đời
nghệ thuật khắc triện – khắc con dấu, tạo tiền đề cho công nghệ nhân bản – kỹ
thuật in khắc gỗ ra đời sau này. Thời bấy giờ, người ta làm triện bằng cách dùng
các khối nhỏ bằng sừng, đá, gỗ hoặc ngọc thạch để khắc tên rồi in lên những văn
bản bằng thẻ tre, thẻ gỗ để chứng tỏ quyền sở hữu của mình.
Vào triều Hán, khoảng năm 175 sau công nguyên, Hoàng đế ra lệnh thu thập
và phong ấn những sách vở Khổng Giáo nhằm mục đích lưu lại những tài liệu vô
giá này cho thế hệ sau. Điều này làm cho những trang sách của Khổng Tử trở
nên cực kỳ khan hiếm, có giá trị vô cùng cao, có thể tương đương với cả gia tài
của một người. Chính vì vậy, những người theo đạo Khổng đã khai sinh ra
phương thức in ấn đầu tiên: in giấy than với mục đích sở hữu những trang sách
này với giá không quá cao. Họ sử dụng giấy than đè lên trên bản gốc, sau đó chà
xát nhiều lần bằng ván gỗ để có được một bản sao chép với nền đen chữ trắng.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tiếp thu tri thức, nhu cầu đọc sách
của loài người tăng cao, những bản sao chép bằng chữ viết tay không thể đáp
ứng kịp nhu cầu. Đặc biệt là dưới thời Đường – thời kì cực thịnh của kinh tế -
văn hóa – xã hội Trung Quốc – nhu cầu học hỏi của người dân tăng cao. Đây
chính là điều kiện thuận lợi để xuất hiện kỹ thuật in khắc gỗ - bước ngoạt lớn của
ngành xuất bản thế giới. 3 NỘI DUNG I. Định nghĩa
Kỹ thuật in khắc gỗ hay in mộc bản, in khắc ván, in khắc bản là kỹ thuật in
sử dụng một bản in có hình ảnh, văn bản được khắc nổi lên, sau đó bản gỗ được
quét mực và dập lên vải hoặc giấy nhằm tạo ra một văn bản hoặc hình ảnh.
Đây là một trong những kỹ thuật in, nhân bản được sử dụng rộng rãi trong xã hội Trung Quốc xưa.
II. Lịch sử kỹ thuật in khắc gỗ
Những mảnh vỡ in khắc gỗ sớm nhất còn sót lại được tìm thấy ở Trung
Quốc. Thời nhà Hán (trước năm 220 sau Công Nguyên) đã bắt đầu xuất hiện
những mảnh vải lụa in 3 màu được in theo phương pháp in khắc gỗ.
1. Thời Đường – Kỹ thuật in khắc gỗ ra đời
Thời nhà Đường là thời kỳ thịnh vượng nhất ở Trung Quốc cổ đại về kinh
tế, văn hóa, xã hội. Nhu cầu về tiếp thu, lưu giữ tri thức của người dân tăng cao.
Sao chép bằng tay không đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân. Việc sản xuất in
ấn ra đời cũng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội thời kỳ này.
Đến khoảng giữa thế kỷ thứ VII – thời nhà Đường (618-907), những cuốn
sách đầu tiên được in theo phương pháp nhân bản in khắc gỗ ra đời. Tuy nhiên
lúc bấy giờ, những cuốn sách in khắc gỗ thường được xuất bản dưới danh nghĩa
triều đình, phần lớn mang nội dung tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo. Những văn
bản này được in đặc biệt như những vật phẩm nghi lễ và không được lưu hành
rộng rãi hoặc có mục đích sử dụng chung cho cả tập thể. Bên cạnh đó, chúng
được chôn cất trong khu đất thánh hiến như Đôn Hoàng,....
Các trung tâm khắc và in của nhà Đường chủ yếu tập trung ở Trường An và Lạc Dương ngày nay. 4
Cuốn sách in khắc gỗ có tranh minh họa đầu tiên là cuốn
kinh Kim Cương dài 5m được in năm 868.
2. Thời Tống – Kỹ thuật in khắc gỗ phát triển mạnh mẽ
Thời nhà Tống (960 - 1279), sách in tư nhân dần phát triển,
sách được khắc khắp nơi trên đất nước. Khắc gỗ đạt đến đỉnh
cao đầu tiên ở Trung Quốc khi các nhà nghệ thuật liên hợp lại
với nhau thành lập các xưởng khắc gỗ. Sản xuất khắc gỗ màu
đạt đến một trình độ hoàn hảo cao. Đề tài mở rộng như tác
phẩm kinh điển, văn học. Hình ảnh minh hoạ cho sách cũng bắt đầu đầu xuất hiện.
Kỹ thuật in chữ rời cũng được Tất Thăng phát minh trong
thời đại này. Tuy nhiên, in khắc gỗ vẫn chiếm vị trí quan trọng
trong ngành in cổ đại Trung Quốc.
Vào những năm đầu của triều đại Bắc Tống, Thành Đô đã
in Đại tạng kinh với 130.000 bản; cơ sở giáo dục trung ương
của triều đại Bắc Tống, Quốc Tử Giám , có hơn 100.000 cuốn
sách về lịch sử in ấn. Từ hai con số này, chúng ta có thể thấy
được quy mô của ngành in lúc bấy giờ. Có hơn 700 cuốn sách
được in trên ván khắc vào thời nhà Tống, phông chữ gọn gàng,
đơn giản, đẹp đẽ và phóng khoáng, được người Trung Quốc vô cùng trân trọng.
Về hình thức, các sách khắc đời Tống ở giai đoạn đầu chủ
yếu là chữ trắng và một mặt, về sau chủ yếu vẫn là chữ trắng,
có cả hai mặt. Phông chữ của những cuốn sách được khắc vào
thời nhà Tống là chữ Khải Đường, được ứng dụng đến tận ngày nay. 5
Giấy dùng để khắc sách vào thời nhà Tống hầu hết được gọi
là giấy gai trắng, giấy đay và giấy tre do những người làm bản in
ngày xưa gọi là giấy gai trắng, giấy đay và giấy tre. Các chuyên
gia nghiên cứu lịch sử nghề làm giấy đã nhiều lần lấy mẫu và
phân tích, họ tin rằng giấy trắng hay giấy đay mà người ta
thường nói trước đây có nghĩa là các sợi của giấy đều giống
nhau. Thực tế, người dân thời đó chủ yếu sử dụng nguyên liệu
địa phương để làm giấy, nguyên liệu thô là vỏ cây, tre, nứa.
Kỹ thuật in chuyển từ in một màu sang in hai màu: đen và
đỏ. Trong quá trình in, đến bước đổ mực, người thợ in sẽ dùng
bút có màu khác nhau tô lên các phần của phôi in, tạo hiệu ứng
thị giác, tăng tính thẩm mỹ cho bản in. Phương pháp này được
gọi là "in nhiều màu một tấm". Bằng cách này, tiền giấy " huizi "
đã được in vào thời nhà Nam Tống
Hình thức sách cũng phát triển hơn:
Sách cuộn à Jingzhe zhuang (cuộn sách được gấp lại thành
các nếp đè lên nhau) à Sách trang (2 trang sách được in trên
một mặt, và sau đó gập nếp ở giữa) à Sách trang (hoàn thiện vào thế kỷ XIV)
Ước tính trong thời gian này khoảng 400.000 bản in một số tranh ảnh và
các tác phẩm kinh điển của Nho giáo đã được xuất bản. Một thợ in lành nghề
thời bấy giờ có thể in tới 2.000 tờ chứa hai trang mỗi ngày.
Bên cạnh đó, 交子(jiaozi) – một trong những loại tiền giấy sớm nhất của
Trung Quốc và thế giới đã được triều đình nhà Bắc Tống cho phép lưu thông.
Đây là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của kỹ thuật in khắc gỗ thời bấy giờ.
3. Thời Minh – thời kì hoàn thiện của kỹ thuật in khắc gỗ 6
Thời nhà Minh (1368 - 1644), kỹ thuật in khắc gỗ được hoàn
thiện hơn. Những bản in ngày càng rực rỡ, tinh xảo, đa dạng về
màu sắc. Kỹ thuật được cải tiến, đạt trình độ cao. Ngành công
nghiệp in ấn vào thời nhà Minh có quy mô lớn, phân bố rộng rãi
và đa dạng về chủng loại, và đây là thời kỳ hoàng kim trong lịch
sử ngành in cổ đại của Trung Quốc. Các ấn bản in cứng của triều
đại nhà Thanh và Trung Hoa Dân Quốc cũng rất đặc biệt. Những
cuốn sách quý hiếm của triều đại nhà Minh và nhà Thanh là mục
tiêu mà các nhà sưu tập sách cổ theo đuổi.
Các danh nhân của trong lịch sử luôn chiếm một vị trí vững
chắc trong bộ sưu tập sách cổ. Những bức thư của các danh
nhân thời Minh, Thanh hay các danh nhân đương thời và hiện
đại được bán với giá hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn là chuyện bình thường.
III. Quy trình in khắc gỗ 1. Kiểu chữ
Kiểu chữ trong in khắc gỗ sử dụng kiểu chữ đời Tống, hay còn gọi là chữ
“Khải”. Kỹ thuật viết kiểu chữ này tuân theo được các học giả và học trò truyền
lại trong các triều đại xưa “Ngang mỏng, dọc dày, chấm như hạt dưa, móc sắc
như câu”. Hình thể của chữ Tống thể có thể nói là chịu ảnh hưởng lớn của
Đường Khải. Khung chữ của chữ Tống thể là hình vuông. Về mặt tổng quan, chữ
Hán viết theo Tống thể thường có những nét ngang mảnh và nét dọc thô, đồng
thời ngang dọc đều vuông vức, cuối nét thường có những điểm thô hình tam
giấc. Các nét chấm, phết, nạp, móc đều có đuôi nhọn. Chữ Tống thể vuông vức,
góc nhọn rõ ràng, kết cấu nghiêm chỉnh. Trong một văn bản có thể đạt đến sự 7
chỉnh tề về hàng lối, cho người ta cảm giác về tính quy luật của nét chữ. Vì vậy,
có thể nói chữ Tống thể khá dễ đọc. 2. Nguyên liệu
a. Phần gỗ để khắc bản in
Vật liệu tấm để in khắc tuân theo những điều kiện nghiêm ngặt, trải qua
quá trình sơ chế cực kì khắt khe. Người thợ in thường chọn gỗ có kết cấu mịn và
rắn, chẳng hạn như gỗ táo tàu, gỗ lê ở phía Bắc và gỗ hoàng dương, gỗ catalpa ở phía Nam.
Trong cuốn Trung Quốc bản họa - nghệ thuật in khắc gỗ Trung Quốc có
dẫn ra một bài thơ dân gian:
Lê táo trường niên nhậm sở chi
Kim cương kỳ quyết vũ như ty
Tối hàn hãn trích tà dương đạm
Nhất bản thần sinh bách chỉ kỳ
(Trung Quốc cổ đại bản họa khái quan - Vương Bá Mẫn) Tạm dịch:
Gỗ Lê gỗ Táo lâu năm đem ra dùng
Dao sắc như kim cương múa như sư tử
Gió lạnh mồ hôi nhỏ trong ánh tà dương ảm đạm
Từ một bản thần kỳ sinh ra nhiều bản.
(Khái lược về nghệ thuật in khắc gỗ cổ đại Trung Quốc - Vương Bá Mẫn) 8
Qua bài thơ này ta có thể thấy người thợ Trung Hoa xưa dùng gỗ lê và gỗ táo
để khắc các mộc bản, đó là hai loại gỗ cực kỳ rắn, và người ta phải dùng dao sắc
cứng như kim cương để khắc. Ngay trong thời tiết giá lạnh mà mồ hôi người thợ
vẫn nhỏ xuống chứng tỏ công việc in ấn vô cùng vất vả. Ngoài ra, đối với người
xưa, việc từ một mộc bản in ra được rất nhiều bản là điều rất thần kỳ. b. Mực in
Loại mực dùng trong kỹ thuật khắc và in cũng khá đặc biệt, hầu hết đều sử
dụng nguyên liệu là thuốc lá thông và được pha chế theo công thức đặc biệt nên
hương thơm lan tỏa và màu sắc không bao giờ phai.
Giấy dùng để in được chia thành nguyên liệu thô, bao gồm giấy gai, giấy da,
giấy mây và giấy tre. Giấy dùng để in khắc trước hết phải có độ dai nhất định và
không quá giòn. Thứ hai, yêu cầu bề mặt giấy phải tương đối phẳng và mịn,
những loại giấy có bề mặt gồ ghề, không bằng phẳng có thể mài nhẵn. Thứ ba là
tỷ lệ hút nước vừa phải giúp màu mực tươi lâu bên trong giấy, không bị nhòe do
ngâm nước. Đối với giấy viết danh tiếng, yêu cầu phải mỏng, chặt, dai và mịn.
c. Công cụ viết
Bút lông là công cụ viết quan trọng vì phải viết mẫu trước khi khắc. Dù là
viết trực tiếp lên bảng, hay viết trên giấy rồi mới dán lên bảng đều cần có bút lông.
d. Công cụ khắc
Dụng cụ khắc dao đột có thể có từ 20 đến 30 loại tùy theo chức năng của
chúng, thường được sử dụng nhất là dao đục lỗ. Dao chéo, dao cong, dao chim
và dao gắp, là những công cụ quan trọng để in và khắc.
Dao chéo: Các cạnh cắt của dao chéo rộng hoặc hẹp, một số được trang bị
tay cầm bằng gỗ, và một số được làm hoàn toàn bằng thép. Dao xiên dùng để 9
khắc những đường thẳng, và hỗ trợ cho dao đục lỗ để khắc một số nơi cần xử lý đặc biệt.
Cái đục cong, thời cổ gọi là , là cái đục khoét hình t 劂 ròn. Hình dạng của
chiếc đục cong rất giống với chiếc đục tròn được sử dụng trong chế biến gỗ,
nhưng cạnh cắt thì khác hẳn. Đục cong có thể được chia thành đục cong thẳng có
tay cầm bằng gỗ và đục cong có chuôi cong làm bằng thép. Nói chung, đục cong
chuôi thẳng có lưỡi cắt rộng hơn và đục cong chuôi cong có lưỡi cắt hẹp hơn.
Chức năng của chúng là đục bỏ những phần không cần giữ lại trên bản khắc.
Dao dẹt. Dao dẹt là một dụng cụ để làm phẳng, giống như dao xéo, lưỡi cắt
rộng và hẹp, dao dẹt lớn được trang bị tay cầm bằng gỗ. Chức năng của chúng
chủ yếu là xúc hoặc đục bỏ những phần không cần giữ lại trên tấm khắc.
3. Quy trình thực hiện
a. Bước 1: Viết mẫu in
Viết mẫu là sao chép lại nội dung cần in lên giấy mỏng bằng bút lông để
bảo tồn bản gốc. Có 2 cách là viết thuận hoặc viết ngược.
Viết thuận: Để đảm bảo lối viết giống với bản gốc, người viết không chỉ
phải viết thành thạo các kiểu chữ khác nhau như chữ Tống thể, giả Tống, Lệ thư,
Hành thư, mà còn phải có khả năng sao chép lại kiểu chữ của văn bản cần in.
Đặc biệt đối với một số phông chữ như chữ thảo, v.v., thì người thợ phải có độ
chính xác, sinh động, nét vẽ chuẩn, rõ ràng và tỉ mỉ. Thường một cuốn sách sẽ
chỉ dùng một người thợ sao chép lại bằng tay để đảm bảo sự thống nhất của
phông chữ trong toàn bộ cuốn sách.
Viết ngược: viết trực tiếp ký tự ngược lại trên bảng phôi in. Mặc dù tốc độ
viết ngược chậm hơn so với viết thuận nhưng nó có thể làm giảm công đoạn dán
giấy lên phôi. Nó đặc biệt thích hợp cho các tấm kim loại, tấm đất sét và các loại 10
giấy khác khó bám chắc. Tuy nhiên, khi yêu cầu phải giống phông chữ của bản
thảo gốc hoặc viết bằng chữ chạy, chữ thảo,… thì tốt nhất nên sử dụng cách thuận.
Ngoài ra có thể sử dụng một tờ giấy có độ trong suốt cao và kết cấu mỏng
thủ lên bản thảo sau đó dùng bút phác thảo cẩn thận lại bản gốc, cho ra bản sao
chép có độ chính xác và tương đồng cao so với bản gốc. Phương pháp này được
sử dụng chủ yếu để tái tạo các tác phẩm thư pháp và hội họa.
b. Bước 2: Sơ chế gỗ
Mỗi bản khắc gỗ thường yêu cầu những tiêu chuẩn rất cao về thời tiết, từng
công đoạn trong việc sơ chế chỉ có thể làm vào một thời điểm nhất định trong năm.
Cưa: có hai phương pháp để cưa gỗ thành một tấm khắc phù hợp: một là cưa
gỗ song song theo hướng dọc của thân cây. Phương pháp khác là phương pháp
cưa bỏ qua kết cấu của gỗ, nhưng phương pháp này hiếm khi được nhìn thấy
trong việc tạo ra các tấm khắc, bởi vì tấm khắc thu được bằng phương pháp này
cắt một hình tròn bên trong một hình chữ nhật không chỉ lãng phí rất nhiều gỗ
mà còn thớ gỗ của tấm này Được sắp xếp theo chiều dọc, nếu tấm chạm khắc mỏng thì dễ bị gãy.
Ngâm: phương pháp chung là buộc các tấm gỗ đã xẻ lại với nhau bằng dây
thừng rồi buộc thêm các vật nặng như đá và thả xuống ao, sông, suối,…Phải
ngâm sao cho nước ngập hết các miếng gỗ và ngâm liên tục trong nhiều ngày để
miếng gỗ đạt đến độ đàn hồi nhất định. Có thể gia cố những phần gỗ ngâm bằng
cọc gỗ để chống trôi, mất mát. 11
Sấy khô: xếp các tấm ván đã ngâm nước song song và đặt ở nơi khô thoáng,
không có ánh sáng trực tiếp, giữa mỗi lớp ván dùng các thanh gỗ dài hoặc thanh
tre có độ dày bằng nhau để cố định khoảng cách giứa các tấm. So với phương
pháp thông thường, phương pháp này có thể đẩy nhanh tốc độ khô của gỗ và
giảm biến dạng của ván.
Bào: bào cả hai mặt của tấm ván gỗ được sử dụng để khắc và khắc bằng mặt
phẳng chế biến gỗ tấm phẳng, sau đó cưa nó thành hình chữ nhật có kích thước
phù hợp theo bố cục và đánh bóng bằng giấy nhám mịn trong hướng của thớ gỗ
cho đến khi bề mặt ván nhẵn. Những tấm ván gỗ không sử dụng đến không cần
phải làm phẳng hay bào để tránh hư hỏng hoặc biến dạng bề mặt trong quá trình
xếp. Trước khi sử dụng để in thì mới cần bào gỗ.
c. Bước 3: Chạm khắc phôi sách
Dán “mẫu bảng điểm”: Bản chữ mẫu trên giấy của trang sách được dán lại
trên tấm gỗ đánh bóng để khắc, được gọi là mẫu bảng điểm. Phương pháp cụ thể
là đặt tấm gỗ cần khắc lên mặt bàn, dùng hồ mỏng quét một lớp keo mỏng và
đều lên tấm gỗ, sau đó úp xuống mặt của tờ giấy có chữ hoặc hoa văn trên đó.
Dùng bút lông chải nhẹ mặt sau của tờ giấy viết thường từ giữa ra xung quanh để
xua hết bọt khí ép dưới giấy khi dán. Nếu bọt khí quá to hoặc khó thoát ra ngoài
thì dùng kim khâu để tạo một lỗ nhỏ trên bọt khí. Chất lượng của việc dán mẫu
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả in ấn, nếu giấy viết và bảng gỗ không được liên
kết chắc chắn, giấy sẽ bị trôi tại chỗ trong quá trình in, điều này sẽ làm việc khắc
không chính xác, bố cục trang giấy bị xô lệch, mất thẩm mĩ.
Khắc: Có nhiều cách cầm dao và khắc, nhưng yêu cầu kỹ thuật chung là:
cầm dao chắc, đi dao chính xác, di chuyển dao thành thạo, tránh iệc dừng đọng
lại ở một điểm, nhẹ tay và phải đảm bảo giữ được nét khắc phù hợp với từng nét.
Các nét của các mẫu phải đều nhau. Nên sử dụng các kỹ thuật khắc khác nhau 12
cho các phông chữ khác nhau, ví dụ như khi khắc các phông chữ Song Ti, các
nét chấm, xiên, ngang, dọc, móc và nap phải được xử lý rõ ràng, đặc biệt đối với
kiểu chữ “đầu ngỗng”, “thắt lưng” độc đáo. dấu chấm "," chấm eo "của một số
phông chữ Song. Việc xử lý" đốm mắt thỏ "và" đốm hạt dưa "rõ ràng hơn.
Đục, loại bỏ gỗ thừa: Sử dụng một công cụ như đục cong để loại bỏ những
phần không cần giữ lại trên tấm in. Yêu cầu kỹ thuật khi gõ là cầm đục cong
bằng tay trái, căn chỉnh đục với chi tiết cần tháo, dùng vồ gõ vào đầu chuôi của
đục cong bằng vồ để đục di chuyển về phía trước. Như vậy, tấm gỗ không bị di
chuyển, phần gỗ thừa sẽ được đục ra. Khi đục có thể lựa chọn các kích thước
khoét lỗ khác nhau để gia công tùy theo diện tích. Không nên dùng quá nhiều
lực, hay đục quá nhanh vì dễ làm hỏng các nét chữ được khắc.
Sửa lại, sửa chữa và hiệu đính lại bố cục đã in: nếu phát hiện ra chữ bị
khắc sai, có thể dùng đục phẳng để đục phần khắc sai xuống thành rãnh hình chữ
nhật, sau đó khắc chữ đúng lên miếng gỗ khác rồi lắp vào.
d. Bước 4: In sách
Khi in sách, đầu tiên người thợ dùng bút lông nhúng mực và tô lên mặt
bảng đã khắc rồi phủ giấy trắng lên mặt bảng.
Sau đó, dùng bút lông sạch chải nhẹ lên mặt sau của tờ giấy, lấy tờ giấy ra,
và một trang của cuốn sách sẽ được in.
e. Bước 5: Đóng sách
Sau khi được in từng trang, những trang sách này sẽ được tập hợp lại thành
một cuốn sách. Người thợ sẽ thêm bìa, ghi tên sách, đánh số trang và những
thông tin cần thiết khác. Phần đóng gáy có nhiều quy trình nhất, bao gồm hơn 20
công đoạn hoàn toàn thủ công như phân trang, gấp, xếp, cuối cùng là đóng thành
sách theo hình thức đóng chỉ.
IV. Một số bản in khắc gỗ tiêu biểu 13
1. Kinh Kim Cương – cuốn sách in khắc bản cổ nhất trên thế giới
Nằm trên con đường tơ lụa hướng phía tây của kinh đô cũ Trường An là ốc
đảo Đôn Hoàng thuộc tỉnh Cam Túc. Tại đây có gần 500 thạch động chứa đựng
vô số bích hoạ, tranh vẽ, điêu khắc, chạm trổ tuyệt mỹ, tất cả được gọi chung là
hang đá Mạc Cao (Mogao Caves) hay Thiên Phật động (Thousand Buddha Caves.)
Hệ thống hang động Đôn Hoàng được xây dựng từ thời nữ hoàng Võ Tắc
Thiên. Cùng với sự phát triển tới mức cực thịnh của Phật giáo dưới thời Đường,
nơi đây đã trờ thành một trong những trung tâm lớn nhất về tôn giáo và xã hội
lúc bấy giờ. Tuy nhiên, từ các triều đại sau, Phật giáo mất dần vai trò chủ chốt
trong đời sống tín ngưỡng của người Trung Hoa nên hang động Đôn Hoàng cũng
dần chìm vào quên lãng, chỉ còn những người hành hương sùng đạo viếng thăm.
Một tu sĩ Đạo giáo với tên gọi Vương Viên Lục (Wang Yuanlu) đã tự nguyện ở
lại canh giữ, trùng tu khu vực này.
Năm 1900, trong lúc quét dọn, phủi bụi những tượng đá ở hang động số 16,
ông Vương vô tình đụng phải một cánh cửa bí mật. Ông đẩy cửa vào và phát
hiện ra một kho tàng sách gây choáng ngợp gồm 60 ngàn cuộn sách từ văn thư,
kinh điển, đến tranh vẽ, cả trên giấy và lụa. Trong gần 1000 năm, những cuộn
sách này vẫn được bảo tồn gần như hoàn hảo. Hiện giờ mật thất này chính thức
được đánh số 17, nhưng tên gọi thông dụng của nó là “Tàng kinh động”.
Trong số 60 ngàn cuộn sách ấy có thánh điển Phật giáo quý báu vô ngần là
Kinh Kim Cương. Với tên gọi đầy đủ Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh,
đây là một trong những văn bản Phật giáo được lưu truyền rộng rãi nhất, nhưng
cũng rất khó hiểu. Tác phẩm này được làm bằng 7 tờ giấy, dán lại thành cuộn,
tổng chiều dài 488 cm, mỗi tờ cao 76,3 cm, rộng 30,5 cm, đầu cuộn có tượng
Phật và toàn bộ kinh sách được khắc. phía dưới. Tập bản in này được khắc rất 14
tinh xảo, dao thành thạo, hình họa và chữ viết đơn giản, trang trọng, màu mực in
cũng dày và cân đối, rõ ràng và sống động, và công nghệ in đã đạt đến trình độ
cao. .Kinh Kim Cương thuộc hệ Bát Nhã của phật giáo Đại Thừa, chủ yếu xoay
quanh cuộc đàm đạo giữa Đức Phật và tôn giả Tu bồ đề (Subhuti). Kinh Kim
Cương chủ yếu bàn về sự giác ngộ và cái phù du của vạn vật. Một trong sáu
phần của Kinh Kim Cương được dịch bởi chính đại sư Đường Tam Tạng. Nhà
thơ Nguyễn Du đã từng cảm khái khi đọc Kinh Kim Cương:
“Ngã độc Kim Cương thiên biến linh,
Kỳ trung áo chỉ đa bất minh.
Cấp đáo phân kinh Thạch Đài thị,
Chung tri : vô tự thị chân kinh.” Tạm dịch:
(Ta đọc Kim Cương đã cả ngàn lần,
Nhưng nhiều nghĩa sâu ẩn vẫn chưa sáng tỏ.
Đến khi xem tới phẩm Thạch Đài,
Thì cuối cùng mới biết: thật là bài kinh không lời).
Sau khi phát hiện kho tàng vô giá trong hang động, ông Vương đã báo cho
chính quyền tuy nhiên chính quyền khu vực lúc đó rất thờ ơ, chỉ ra lệnh cho ông
Vương… lấp luôn cửa động lại. Sự bàng quan của các quan chức địa phương là
một sai sót có thiệt hại nghiêm trọng về sau.
Tiếng tăm của kho báu vừa được phát hiện nhanh chóng lan xa và bay đến
tai các nhà khảo cổ phương Tây, đặc biệt là Aurel Stein - một nhà thám hiểm can
trường và đầy nhiệt huyết. Tuy nhiên Aurel Stein bị người Trung Quốc hết sức
thù ghét, thậm chí một học giả ở thư viện quốc gia tại Bắc Kinh đã từng tuyên
bố: “Bản in Kim Cương Kinh bị tên người Anh Stein ăn cắp, và dân tộc chúng
tôi đến giờ vẫn nghiến răng căm hận.” 15
Năm 1907, khi tới Đôn Hoàng, Stein lần tới thuyết phục Vương Viên Lục
cho thăm Tàng kinh động. Nhờ một cơ duyên bất ngờ, thông dịch viên tiếng
Trung của Stein nhận thấy một đoạn trong một bản kinh mà Vương đưa ra chính
do Đường Tam Tạng dịch! Stein mau chóng thực hiện giao dịch với Vương,
mang về Anh hơn 5000 cuộn sách sau khi trả giá 103 bảng!
Về sau, chính quyền Trung Hoa coi Stein là con quỷ ngoại quốc, là “kẻ xấu
xa nhất từng du hành trên con đường tơ lụa”. Ngày nay, hang Mạc Cao được coi
là một di sản văn hoá của thế giới, đồng thời nhà nước Trung Quốc cũng thành
lập một uỷ ban chuyên nghiên cứu và tu bổ. Chỉ có điều những báu vật đã một đi
không trở lại thì chẳng có tiền của nào có thể đánh đổi.
Năm 2004, bản in Kinh Kim Cương của Đôn Hoàng được trưng bày tại
cuộc triển lãm Con đường tơ lụa tại thư viện Anh Quốc ở London. Hiện giờ nó
vẫn đang được lưu giữ ở đây, ngay gần một bản in khác của Thánh Kinh
Gutenberg. Toàn bộ các trang của Kinh Kim Cương có thể được xem online, qua
trang web của thư viện Anh Quốc. Bản in nguyên gốc quá “mong manh dễ vỡ”
nên không phải lúc nào cũng muốn là xem được.
2. Mộng Khê bút đàm - bộ từ điển bách khoa đầu tiên của Trung Quốc
Đây là tác phẩm của nhà khoa học Thẩm Quát hoàn thành vào năm 1088
(cuối thời Bắc Tống) trong thời gian làm việc tại Trấn Giang, Giang Tô. Cuốn
sách đề cập đến kiến thức về lĩnh vực khoa học tự nhiên, triết học và khoa học thường thức.
“Mộng Khê bút đàm” có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới ở tất cả các lĩnh
vực khác nhau. Nhờ có “Mộng Khê bút đàm”, những kiến thức, thành tựu khoa
học và các phát minh đã được lưu truyền rộng rãi, góp phần vào sự phát triển của
thế giới cổ đại nói chung xã hội Trung Quốc nói riêng. Nhật Bản là nước cho
đánh máy xuất bản cuốn sách này sớm nhất, vào khoảng giữa thế kỷ 19. Trong 16
thế kỷ 20, các học giả và nhà sử học ở Pháp, Đức, Anh, Hoa Kỳ, Ý và các nước
khác đã tiến hành nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về tác phẩm này bằng
nhiều thứ tiếng khác nhau như tiếng Anh, Pháp, Ý, Đức,....
Hiện bản gốc của tác phẩm đã không còn, ấn bản lâu đời nhất được tìm thấy
là bản in khắc của Học viện Đông Sơn năm 1305 (năm Nguyên Khai thứ 9), hiện
nằm trong bộ sưu tập của Thư viện Quốc gia Trung Quốc. Đây là bản in hiếm
hoi được in bằng kĩ thuật in khắc gỗ. Các ấn bản đều được đánh theo số theo thứ
tự và ghi rõ số lượng phát hành. Bản in này đã lưu lạc qua nhiều triều đại khác
nhau và qua tay nhiều nhà sưu tầm. Năm 1965, nó được mua ở Hồng Kông dưới
sự bảo trợ của Chu Ân Lai. Kết luận
I. Ưu nhược điểm và vai trò của kỹ thuật in khắc gỗ 1. Ưu điểm
Nói đến in sách, thì in khắc gỗ quả thực là một sáng tạo tuyệt vời. Một loại
sách có thể được in số lượng lớn chỉ với một bản khắc gỗ, nhanh hơn gấp nhiều
lần so với viết bằng tay.
Những cuốn sách được in bằng phương pháp này có tính đồng bộ cao, đều và đẹp.
Bản phôi in nếu được giữ lại sẽ có giá trị lịch sử, thẩm mĩ rất cao. 2. Nhược điểm
Nhưng với phương pháp này, để in sách cần phải đục một tấm gỗ, tốn nhiều
nhân công, không thể in sách nhanh và số lượng lớn, một số cuốn sách có nhiều
chữ và thường phải mất nhiều năm mới có thể in được do có những công đoạn
chỉ có thể thực hiện vào một khoảng thời gian nhất định trong năm.
Những bản phôi gỗ sau khi in xong sẽ không thể tái chế, tiêu tốn nhiều
nguyên vật liệu và công sức. 17
Thêm vào đó, nếu như người thợ vô tình để lại một lỗi nhỏ trên bản in, hoặc
phôi gỗ bị vỡ, nứt, hay hỏng thì sẽ phải bắt đầu công việc lại từ đầu.
II. Vai trò, ý nghĩa của việc phát minh ra kỹ thuật in khắc gỗ
Nghệ thuật khắc và in là hiện thân của trí tuệ vĩ đại của dân tộc Trung Hoa
trong hàng nghìn năm, đẩy nhanh sự truyền bá kiến thức và thúc đẩy sự tiến bộ
của nền văn minh thế giới. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tuy kỹ
thuật in khắc gỗ đã không còn được sử dụng rộng rãi trong ngành in ấn, nhưng di
sản văn hóa cổ vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến người Trung Quốc, mang giá trị, ý nghĩa lịch sử lớn lao.
Kỹ thuật chạm khắc và in ấn có giá trị to lớn về lịch sử văn hóa. Nếu việc
phát minh ra chữ viết cho phép lưu giữ lâu dài các ý tưởng, thì in ấn, hoạt động
sao chép tuyệt vời, vượt qua những giới hạn của tính cá nhân và trở thành một
thành tựu văn minh được chia sẻ bởi nhiều người và thậm chí cả nhân loại. Theo
một nghĩa nào đó, sự khôn ngoan của nền văn minh là xua tan lớp sương mù của
sự ngu dốt thông qua việc in ấn và đọc sách, và đưa nhân loại bước vào thời đại
văn hóa thịnh vượng và thịnh vượng.
Nghề in khắc là một trong những đóng góp của Trung Quốc cho nền văn
minh thế giới. Nghề khắc và in đã có một bước tiến nhảy vọt về chất lượng và số
lượng của việc phổ biến tri thức và thông tin, trở thành động lực mạnh mẽ cho sự
phát triển xã hội, tôn giáo, phổ cập khoa học kỹ thuật, tiến bộ công nghệ và giao lưu văn hóa.
Nghệ thuật in khắc gỗ có giá trị thương mại không thể đánh giá thấp, chức
năng in ấn của in khắc gỗ hầu như đã không còn nhưng vẻ đẹp của nghệ thuật
chứa đựng trong kỹ thuật này vẫn luôn tồn tại. Điều đó đã khơi dậy sự phổ biến
rộng rãi và các tác phẩm in khắc gỗ thường được sử dụng làm tác phẩm nghệ
thuật và được đánh giá cao. 18
Khắc và in là một hình thức và kỹ thuật văn hóa kết hợp một số kỹ thuật
truyền thống của Trung Quốc như làm giấy, làm mực, khắc,... Nó đã mở đường
cho sự ra đời của kỹ thuật in chữ rời cũng như in hiện đại trên thế giới. Kỹ thuật
in khắc gỗ là kỹ thuật in ấn lâu đời nhất, có những đóng góp xuất sắc vào sự phát
triển của nền văn minh nhân loại và truyền bá văn hóa. III.
Kỹ thuật in khắc gỗ ngày nay
Ngày nay, kỹ thuật in khắc gỗ chủ hầu như không còn được sử dụng trong
ngành in ấn, chỉ mang giá trị về lịch sử và văn hóa, nghệ thuật.
Những ấn bản cổ còn tồn tại, được in theo phương pháp in khắc gỗ có giá trị
rất cao trong giới sưu tầm cổ vật, đặc biệt là những bản in từ thời Đường,
Tống của những danh nhân cổ đại.
Năm 2006, kỹ thuật in ấn này được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật
thể quốc gia Trung Quốc đợt đầu tiên.
Vào tháng 9 năm 2009, các kỹ thuật khắc và in do Hiệp hội khắc sách cổ
Dương Châu Quảng Lăng, Văn phòng khắc kinh Kim Lăng Nam Kinh và
Viện in Tứ Xuyên đại diện cho Trung Quốc tuyên bố đã được đưa vào " Danh
sách các công trình đại diện di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại " bởi UNESCO . 19