Đề cương Lý luận và phương pháp GDTC | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày sơ lược lịch sử phát triển giáo dục thể chất thời kỳ xã hội nguyên thủy và xã hội chiếm hữu nô lệ? Trình bày sơ lược lịch sử giáo dục thể chất thời kỳ xã hội phong kiến và thời kỳ cận đại, đương đại? Trình bày hệ thống giáo dục thể chất trong trường đại học? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận và phương pháp GDTC
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Câu 1: Trình bày sơ lược lịch sử phát triển giáo dục thể chất thời kỳ xã hội
nguyên thủy và xã hội chiếm hữu nô lệ?
- Lịch sử phát triển GDTC thời kỳ xã hội nguyên thủy:
Trong quá trình tiến hoá từ vượn thành người, lao động là nhân tố quyết
định. Cơ thể từ loài vượn thành người, bàn tay dùng để lao động, vỏ đại não để
tư duy và ngôn ngữ để giao tiếp... đều từ lao động mà phát triển thành như ngày nay.
Trong quá trình sản xuất lâu dài, loài người thời nguyên thủy đã chế tạo ra
và sử dụng các công cụ lao động. Ngay trong quá trình giải quyết những vấn đề
thiết thân về ăn, ở, mặc, con người đã đồng thời nâng cao trí lực và thể lực của
mình. Thời đó, điều kiện lao động rất gian khổ, nguy hiểm, hoàn cảnh khắc
nghiệt, công cụ rất thô sơ, lao động thể lực cực kỳ nặng nhọc. Do đó, muốn
kiếm ăn và sống an toàn, họ phải luôn đấu tranh với thiên tai và dã thú. Thực tế
đấu tranh khốc liệt để sinh tồn đó buộc con người phải biết chạy, nhảy, leo trèo,
ném, bơi, mang vác nặng và chịu đựng được trong điều kiện sống khắc nghiệt.
Bởi vậy, những năng lực hoạt động đó cùng với kinh nghiệm đã trở thành tiêu
chuẩn hàng đầu để đánh giá trình độ, uy tín của con người lúc bấy giờ. Mầm
mống của bài tập thể chất đã nảy sinh chính từ thực tế của những hoạt động ấy
và kết hợp tự nhiên ngay trong quá trình lao động.
Ở thời kỳ này, bản chất tự nhiên của con người được đặt lên hàng đầu, vì
họ không chú trọng nhiều đến sự thay đổi của thế giới tự nhiên bên ngoài, mọi
hành động chỉ để đối phó, khắc phục với điều kiện môi trường sống hiện tại
thông qua kinh nghiệm tích lũy.
Ngoài ra còn có các trò chơi vui thích trong lúc nhàn rỗi, giải trí và về sau
còn thêm dần một số hoạt động rèn luyện thân thể khác để phòng chữa một số
bệnh. Tất cả những điều này đã góp phần quan trọng để phát triển các bài tập thể chất.
Mặt khác GDTC chỉ thực sự ra đời khi con người ý thức được về tác dụng
và sự chuẩn bị của họ cho cuộc sống tương lai, đặc biệt cho thế hệ trẻ; cụ thể là
sự kế thừa, truyền thụ và tiếp thu những kinh nghiệm và kỹ năng vận động (lao
động). Do vậy, đó là nội dung chủ yếu của giáo dục thời cổ xưa. Và ngay từ khi
mới ra đời, GDTC đã là một phương tiện giáo dục, một hiện tượng xã hội mà ở
con vật không thể có được.
Việc truyền thụ và áp dụng kinh nghiệm trong quá trình giao tiếp chính là
giáo dục (trong trường hợp này là GDTC).
Kinh nghiệm sử dụng công cụ hàng ngày đã cho con người nhận thức thấy
tác dụng của việc chuẩn bị trước thông qua tập luyện các bài tập. Từ đó các bài
tập chuẩn bị cho lao động dần dần được “tách khỏi” cơ sở ban đầu là lao động
và được khái quát, trừu tượng hóa để trở thành các môn thể thao.
Ví dụ: Trên cơ sở tự nhiên lúc săn đuổi hay chạy trốn kẻ thù đã dần dần
hình thành môn chạy, nhảy, qua chướng ngại vật; ném trúng đích thành môn ném…
- Lịch sử phát triển GDTC thời kỳ xã hội chiếm hữu nô lệ:
Khi chế độ thị tộc xuất hiện là hình thức tổ chức xã hội đầu tiên: Con
người biết làm ăn chung, biết phối hợp, phân công lao động, tạo của cải vật chất
nuôi sống con người. Con người đã sản xuất được nhiều sản phẩm so với sự cần
thiết để sống, khả năng bóc lột lao động lao động đã xuất hiện. Việc biến các tù
binh bắt được thành nô lệ đã trở nên có lợi.
Khi xã hội có giai cấp và nhà nước thì chiến tranh bây giờ mới đúng nghĩa
là biện pháp vũ lực phục vụ cho công cuộc bành trướng quyền lực, mở rộng
lãnh thổ, tức là chiến tranh đã phục vụ cho mục đích chính trị. Giai cấp thống trị
chủ nô tham lam không chỉ bóc lột cư dân trong lãnh thổ của mình mà còn tiến
hành các cuộc chiến tranh cướp đoạt đất đai xây dựng nên những đế quốc rộng
lớn, thống trị, bóc lột các dân tộc khác.
Nguồn cung cấp nô lệ quan trọng nhất là thông qua chiến tranh mà chiến
tranh đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tốt về thể lực cho binh sĩ, sức mạnh, sức bền,
khéo léo cũng như kỹ năng sử dụng vũ khí đã được xã hội hóa coi trọng. Từ đó
hệ thống GDTC và hệ thống giáo dục quân sự, huấn luyện thể lực ra đời vào
thời gian này; chúng đã mang tính giai cấp, tức là được sử dụng cho lợi ích của giai cấp thống trị.
Do đó thời kỳ này các môn bơi, chạy, đấu kiếm, cưỡi ngựa, vật,… là những
nội dung chính để rèn luyện thể lực và kỹ thuật chiến đấu cho quân đội.
Câu 2: Trình bày sơ lược lịch sử giáo dục thể chất thời kỳ xã hội phong kiến và
thời kỳ cận đại, đương đại?
- Lịch sử giáo dục thể chất thời kỳ xã hội phong kiến:
+ Thời kỳ phong kiến sơ kỳ:
Sau khi chế độ chiếm hữu nô lệ bị tan rã, phần lớn các nước chế độ phong
kiến đã thay đổi chế độ chiếm hữu nô lệ. Thời kì này gọi là thời kỳ trung cổ.
Các nước mạnh đã bắt đầu thực hiện các cuộc xâm lược. Từ đó việc đào tạo
quân sự là việc bắt buộc đối với các chúa phong kiến.
Đối với nông dân phải chú ý đến các trò chơi giải trí và các bài tập phát triển
sức mạnh, sức bền, khéo léo, và các bài tập mang tính quân sự vì họ phải thường
xuyên chống kẻ thù để bảo vệ mình.
+ Thời kỳ chủ nghĩa phong kiến phát triển:
Đến khoảng thế kỉ IV, các quan hệ phong kiến đã thiết lập hoàn toàn ở
Tây Âu. Hệ thống huấn luyện quân sự và thể lực cho các đẳng cấp quý tộc được
phát triển gọi là hệ thống giáo dục hiệp sĩ. Hệ thống này có 3 cấp: ·
Từ 7 tuổi: Tập trung tập luyện về quân sự như cưỡi ngựa, đấu kiếm,
bơi… đồng thời học các quy tắc hiệp sĩ. ·
Từ 14 tuổi: Được sử dụng vũ khí để làm tuỳ tùng cho lãnh chúa
trong các cuộc hành quân và tham gia thi đấu hiệp sĩ, tham gia chiến đấu. ·
21 tuổi: Trở thành hiệp sĩ thật sự và tiếp tục tập luyện để thi
đấu hiệp sĩ và chiến đấu.
Trong thời gian này, các cuộc thi đấu có ý nghĩa lớn trong việc phát triển
TDTT. Các môn ném đá, đẩy tạ, ném búa chim, chạy vượt chướng ngại vật hay
các trò chơi đã hình thành quy tắc trong thi đấu dần dần được mọi người thừa
nhận. (Đó cũng là sự xuất hiện của luật thi đấu thể thao hiện đại). Ở thời kỳ
trung cổ, thi đấu mang tính chất thuần tuý, tham gia thi đấu mang tính tự
nguyện, thi đấu không gắn với tôn giáo, thi đấu có tính hài hước và từ “thể thao”
có lẽ ra đời từ thời gian này.
- Thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chế độ tư bản:
Tư tưởng cơ bản của các nhà nhân đạo thời kỳ này là sử dụng giáo dục
thể chất không chỉ để huấn luyện quân sự mà còn để tăng cường sức khoẻ và
phát triển sức mạnh thể chất. Đó là một tư tưởng mới, tiến bộ. Tuy nhiên, quan
điểm của các nhà nhân đạo chủ nghĩa còn hạn chế bởi khuynh hướng chỉ nhằm
bảo đảm hạnh phúc cá nhân của con người.
Nhà nhân đạo chủ nghĩa Ý đã thành lập trường học kiểu mới “nhà vui
sướng”. Trong trường có giảng dạy GDTC và TT. Lần đầu tiên đưa vào kế
hoạch học tập của trường. Một lượng thời gian đáng kể được dành cho các trò
chơi và các bài tập thể chất. Người ta dạy cho các trẻ biết đấu kiếm, cưỡi ngựa,
bơi và thực hiện các quy tắc vệ sinh.
Nhà nhân đạo chủ nghĩa người Pháp đề nghị luân phiên giờ học văn hoá
và tập thể dục, ông kết hợp bài tập của giới quí tộc và người nghèo vào mục
đích giáo dục con người.
- Lịch sử giáo dục thể chất thời kỳ cận đại, đương đại:
+ Những cơ sở tư tưởng lý luận của giáo dục thể chất:
Giăng giắc rút xô (Jean Jacques Rousseau) (1712 – 1778, nhà tư tưởng vĩ
đại, nhà biện chứng lỗi lạc của triết học Khai sáng Pháp) đã phát triển tư tưởng
về vai trò quy định của môi trường bên ngoài trong việc hình thành nhân cách
con người. Ông viết “thân thể sinh ra trước tâm hồn, nên việc quan tâm đến thân
thể phải là việc trước tiên”. Bắt đầu là rèn luyện cơ thể sau đó là các trò chơi và các BTTC.
Các nhà giáo dục Thuỵ Sĩ có công lớn trong lĩnh vực GDTC, ông đã soạn
ra phương pháp phân tích, gọi các động tác ở khớp là các động tác sơ đẳng, là
cơ sở để giảng dạy động tác phối hợp phức tạp.
Các nhà cách mạng tư sản pháp ở cuối thế kỉ XVIII có công lớn trong cơ
sở lý luận cho GDTC. Họ cho rằng cần phải đưa giáo dục thể chất vào hệ thống giáo dục quốc dân.
+ Sự nảy sinh và phát triển của các hệ thống giáo dục thể chất quốc gia:
Hệ thống giáo dục ở Đức cho rằng phương tiện GDTC gồm: rèn luyện
chống thời tiết xấu, biết chịu đói, khát, mất ngủ. Các bài tập phát triển giác
quan, chủ yếu trong lúc tham gia trò chơi đặc biệt; các bài tập trượt băng, mang
vác vật nặng, các trò chơi giải trí, các bài tập cưỡi ngựa, đấu kiếm, nhảy múa,
trong đó các bài tập trên ngựa gỗ và một số dụng cụ khác, các động tác đơn giản
của từng bộ phận cơ thể, lao động chân tay.
Hệ thống GDTC của Thụy Điển là tính đối xứng và thẳng hàng. Tư thế
đúng của tay chân và mình được đặc biệt chú ý.
Hệ thống GDTC ở Pháp có tính chất ứng dụng quân sự đào tạo binh sĩ. Các
bài tập thể dục tốt nhất là bài tập phát triển kỹ năng cần thiết trong đời sống, đặc
biệt là trong chiến tranh như các bài tập đi, chạy, nhảy, mang vác ở các địa hình
tự nhiên. Các bài tập thăng bằng, bò, leo trèo, bơi, lặn, vật, ném, bắn, đấu kiếm,
nhào lộn hay các bài tập tay không, múa.
GDTC và thể thao của các nước Đan Mạch, Anh, Mỹ và một số nước
Đông Á, Đông Nam Á đã trở thành những trung tâm chính phát triển TDTT. Tại
các trường học xuất hiện các nhóm thể thao nghiệp dư như: chạy, đấm bốc, bơi,
chèo thuyền, các môn bóng. Từ những năm 30 của thế kỷ XI người ta tổ chức
các cuộc thi thường xuyên về các môn thể thao cho học sinh.
+ GDTC ở Việt Nam hiện nay:
Sau khi giành được chính quyền, Ngày 3/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nêu ra các nhiệm vụ cấp bách: Phát động phong trào tăng gia sản xuất, chống
giặc đói. Bác đã nêu lên một vấn đề có tính quốc sách là “phải nâng cao sức
khỏe cho toàn dân, một trong những biện pháp tích cực là tập luyện thể dục –
một công việc không tốn kém khó khăn gì”.
Cũng vào thời gian này theo đề nghị của bộ trưởng bộ thanh niên, ngày
30/1/1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 14 về việc thành lập tại bộ
thanh niên một Nha Thể dục Trung ương do ông Dương Đức Hiền phụ trách.
Nhiệm vụ được thể hiện ở 3 khẩu hiệu: Phổ thông thể dục; gây đời sống mới; cải tạo nòi giống.
GDTC trong các trường đại học bắt đầu từ năm 1958 tiến hành giảng dạy
chính khóa. Chương trình quy định 120 tiết, nhưng còn mang tính chất tạm thời,
chưa phải là văn bản chính thức.
Năm 1971 thành lập Vụ Thể dục Đời sống thuộc Bộ Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, có nhiệm vụ giúp bộ chỉ đạo công tác TDTT, Y tế và đời sống
của học sinh, sinh viên các trường. Ngày 24/6/1971 Bộ ra chỉ thị số 14/TDQS
về việc thực hành tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi, quy định sinh viên
tốt nghiệp đại học phải đạt “tiêu chuẩn chuẩn rèn luyện thân thể cấp II”.
Đến nay, GTDC là môn học bắt buộc trong hệ thống giáo dục từ mầm non
đến đại học (Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31/1/2015). Ở bậc đại học
chương trình môn GDTC bao gồm các học phần bắt và các học phần tự chọn
(Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14/10/2015). Ngoài ra còn các quy
định về hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh, sinh viên (Quyết định
72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2008); đánh giá xếp loại thể lực cho học
sinh, sinh viên (Quyết định số 53/20028/QĐ-BGDĐT ngày 18/09/2008) cũng
được quy định cụ thể.
Câu 3: Trình bày hệ thống giáo dục thể chất trong trường đại học?
Là quá trình giáo dục, rèn luyện của nhà trường đối với tất cả các sinh viên
nhằm phát triển thể chất, nhân cách; bồi dưỡng và nâng cao tri thức chuyên môn
về lý luận và phương pháp GDTC, củng cố và phát triển năng khiếu để sinh viên
học tập và rèn luyện đạt kết quả cao trong quá trình học tập.
Hệ thống GDTC cho sinh viên trong trường đại học là những quan điểm,
mục tiêu hệ thống tri thức GDTC; cấu trúc, nội dung và hình thức GDTC;
phương pháp GDTC; tổ chức quản lý GDTC.
1. Chủ thể và đối tượng GDTC trong trường đại học
- Chủ thể GDTC trong trường đại học:
+ Nhà trường đề ra phương hướng công tác GDTC để thực hiện chương
trình giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
+ Khoa hoặc bộ môn GDTC chịu trách nhiệm giảng dạy, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả.
+ Phòng đào tạo, phòng Y tế cùng phối hợp với bộ môn GDTC tham gia
vào quản lý, kiểm tra sức khỏe và thể lực định kỳ đối với sinh viên.
- Đối tượng GDTC trong trường đại học:
Sinh viên các lớp bằng 1 chính quy tập trung bắt buộc phải tham gia các
chương trình chính khóa và ngoại khóa.
Sinh viên hệ không tập trung có thể tham gia hoạt động phong trào TD, TT của nhà trường.
*/ Trách nhiệm của sinh viên:
+ Tham gia giờ học theo quy định
+ Kiểm tra sức khỏe và thể lực định kỳ
+ Tích cực tìm hiểu các tài liệu về TD, TT
+ Có chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý
+ Tích cực tham gia các hoạt động TD, TT
2. Mục đích và nhiệm vụ của GDTC trong trường đại học
- Mục đích của GDTC trong trường đại học:
Thực hiện mục tiêu đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế, văn
hóa xã hội,… phát triển cơ thể hài hòa, có thể chất cường tráng nhằm đáp ứng
được yêu cầu chuyên môn, nghề nghiệp và có khả năng tiếp cận với thực tiễn
lao động, sản xuất… trong thời kỳ mới.
- Nhiệm vụ của GDTC trong trường đại học:
Giáo dục đạo đức XHCN cho sinh viên , rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức
tổ chức kỷ luật, xây dựng cho họ niềm tin lối sống tích cực lành mạnh, tinh thần
tự giác học tập và rèn luyện thân thể.
3. Hình thức và phương tiện GDTC trong trường đại học - Hình thức GDTC:
Giảng dạy phần lý thuyết trên lớp; tập luyện thực hành kỹ thuật ngoài sân
vận động được lồng ghép với lý thuyết chuyên môn; tổ chức các hoạt động
ngoại khóa để đẩy mạnh phong trào TD, TT của sinh viên. - Phương tiện GDTC:
+ Phần lý thuyết chung: Phương tiện dạy học được trang bị trong học đường.
+ Phần thực hành kỹ thuật: Sân bãi, nhà tập, phương tiện, dụng cụ… phục
vụ cho tập luyện và thi đấu.
Câu 4: Trình bày chức năng giáo dục và chức năng kinh tế của thế thao? - Chức năng giáo dục:
Tuy chế độ xã hội, quan niệm chính trị, các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng
và nhận thức của các quốc gia trên thế giới không giống nhau, nhưng đều rất coi
trọng tác dụng của TT trong giáo dục. Chức năng giáo dục của TT chủ yếu được
biển hiện trên hai phương diện: + Trong xã hội:
Do TT có tính hoạt động, tính cạnh tranh, tính nghệ thuật, tính lễ nghĩa và
tính quốc tế nên có thể khêu gợi và kích thích được lòng yêu tổ quốc, tinh thần
tự hào, đoàn kết dân tộc. Đây chính là ý nghĩa của TT trong xã hội. + Trong trường học:
Để thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta là tạo
nên những con người mới phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và lao động
thì TT là một bộ phận không thể thiếu. TT giúp cho việc nâng cao thể chất, giáo
dục tinh thần đoàn kết, các phẩm chất đạo đức và tâm lý... cho học sinh.
- Chức năng giải trí:
Từ rất lâu con người đã nhận thức và tận dụng được chức năng giải trí của
TT làm công cụ vui chơi giải trí sau những giờ lao động mệt nhọc, vất vả, mặt
khác TT được sử dụng như món ăn tinh thần.
TT giải trí là một dạng thể thao nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí vui chơi
của bản thân, tập thể hoặc cộng đồng. Hơn nữa, thể thao giải trí không đòi hỏi
sự đầu tư quá lớn về trang thiết bị, hoặc yêu cầu trình độ chuyên môn tới mức
phải chuyên nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo tính cạnh tranh đặc trưng của thi đấu
TT và quan trọng là rèn luyện sức khỏe, tăng thể lực.
Xuất phát từ đặc thù này, thể thao giải trí nhanh chóng có bước phát triển
mạnh mẽ và trên thực tế, không chỉ dừng ở mức "giải trí" đơn thuần mang tính
tự phát, loại hình TT này đã trở thành bộ phận quan trọng trong đời sống thể
thao hiện đại tồn tại song song với các môn TT chuyên nghiệp. Giờ đây, cái khái
niệm "non-olympic sports" (Các môn TT không thuộc hệ thống thi đấu
Olympic) đã trở nên quen thuộc với người hâm mộ trên toàn cầu.
Cùng với sự phát triển này, nhiều môn TT mang tính giải trí đã xuất hiện
như: khiêu vũ thể thao; bowling; thể thao biển, leo núi... hoặc môn thể thao câu
cá, các trò chơi vận động, các hình thức biểu diễn thể thao.
Câu 5: Trình bày nguyên nhân và cách phòng chống chấn thương trong thể dục thể thao?
Khái niệm: Là các chấn thương xảy ra trong quá trình tập luyện TD, TT.
Chấn thương thể thao khác với các chấn thương trong sinh hoạt và lao động ở
chỗ nó có liên quan trực tiếp với các nhân tố và điều kiện tập luyện TT như
các môn TT, kế hoạch huấn luyện, động tác kỹ thuật, trình độ tập luyện...
- Nguyênnhâncủachấnthương
Nguyên nhân gây ra chấn thương TT có rất nhiều. Dựa vào các tư liệu
nghiên cứu, tổng hợp các nguyên nhân chấn thương TT ở trong nước và ngoài
nước hiện nay, có thể phân thành hai mặt: Nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân
tiềm ẩn (nguyên nhân dẫn dắt). ·
Nguyên nhân cơ bản (nguyên nhân trực tiếp hoặc nguyên nhân chung):
+ Tư tưởng không coi trọng hoặc thiếu tri thức đề phòng
+ Thiếu sót trong khởi động.
+ Trình độ huấn luyện kém.
+ Trạng thái cơ thể không tốt.
+ Phương pháp tổ chức không thoả đáng. + Vi phạm quy tắc TT.
+ Sân bãi dụng cụ, trang phục không phù hợp yêu cầu vệ sinh an toàn, khí hậu thời tiết xấu. ·
Nguyên nhân tiềm ẩn của chấn thương (Nguyên nhân dẫn dắt):
Nguyên nhân dẫn dắt của chấn thương là do hai nhân tố tiềm ẩn về sinh lý,
giải phẫu của các bộ phận cơ thể nào đó và đặc điểm kỹ thuật của bản thân môn
TT quyết định. Chỉ khi có sự tác động của nguyên nhân trực tiếp thì những yếu
tố tiềm ẩn này mới trở thành nguyên nhân dẫn tới chấn thương.
Có rất nhiều nhân tố nội tạng khác nhau và quy luật phát sinh chấn thương
của mỗi nhân tố này cũng rất khác nhau.
+ Đặc điểm giải phẫu sinh lý.
+ Đặc điểm về lứa tuổi.
+ Đặc điểm của kỹ thuật bản thân môn TT.
4.2.2. Nguyên tắc đề phòng chấn thương
- Tăng cường giáo dục về mục đích của TD, TT:
+ Hiểu những kiến thức có liên quan về vấn đề chấn thương.
+ Tăng cường giáo dục tính tổ chức kỷ luật.
- Sắp xếp hợp lý quá trình tập luyện và thi đấu:
Tìm hiểu kỹ trọng tâm và những nội dung khó của buổi tập. Đối với những
nội dung khó nắm vững, những khâu mà người tập dễ mắc sai lầm hoặc những
động tác có nhiều nguy cơ xảy ra chấn thương thì phải có sự chuẩn bị, dự phòng
tốt để đảm bảo an toàn cho tập luyện. - Phải khởi động tốt:
Mục đích của khởi động là nâng cao tính hưng phấn của hệ thống các
trung khu thần kinh, tăng cường chức năng của các hệ thống cơ quan, khắc phục
tính ý sinh lý của các chức năng, chuẩn bị tốt khả năng cơ thể cho phần tập luyện chính.
- Tăng cường bảo hiểm và tự bảo hiểm:
+ Bảo hiểm là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa chấn thương.
+ Người tham gia tập luyện TD, TT cần phải học được phương pháp tự bảo hiểm.
- Tăng cường công tác kiểm tra y học và chú ý vệ sinh sân bãi dụng cụ:
+ Cần phải định kỳ tiến hành kiểm tra thể lực, sức khoẻ...
+ Cần phải tăng cường quan sát, kiểm tra y học và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Câu 6: Phân tích khái niệm thể thao và giáo dục thể chất? - Khái niệm thể thao:
Thể thao được coi là một bộ phận chủ yếu, lớn, nổi bật trong TDTT.
Người ta phân biệt thể thao theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng: ·
Theo nghĩa hẹp: TT là một hoạt động mang tính trò chơi, một hình thức
thi đấu đặc biệt chủ yếu và phần nhiều bằng sự vận động thể lực, nhằm phát
huy những năng lực chuyên biệt, đạt thành tích cao, cao nhất được so sánh
trực tiếp và công bằng trong những điều kiện chuyên môn như nhau.
Hoạt động thi đấu được hình thành trong xã hội loài người mà thông qua
thi đấu con người phô diễn so sánh khả năng về thể chất và tinh thần. Sự luôn
vươn tới những thành tích cao nhất, tính chuyên biệt hoá, thi đấu và công diễn là
những dấu hiệu cơ bản của TT. Tuy vậy mục đích của nó không chỉ đơn thuần
dừng lại ở những thành tích thi đấu trực tiếp. Trong nghệ thuật cũng có lúc có
yếu tố đua tài, thi đấu (như giọng hát hay, thi tay đàn giỏi) nhưng không phải là
thường xuyên, chuyên biệt cơ bản. Mặt khác, diễn biến và kết cục của thi đấu
TT thường không biết trước được.
Như vậy, khái niệm này chỉ nêu lên những đặc điểm bên ngoài để phân
biệt TT với hiện tượng khác. Rõ ràng rằng khái niệm như vậy không bao quát
hết được những biểu hiện cụ thể, phong phú của thể thao trong xã hội. Bản chất
của TT không chỉ giới hạn ở thành tích thể thao thuần tuý, là hoạt động tác động
toàn diện tới con người. ·
Theo nghĩa rộng: trước nhất là bao gồm hoạt động thi đấu, là sự chuẩn
bị tập luyện đặc biệt cho thi đấu. TT là mối quan hệ đặc biệt giữa người với
người trong thi đấu cùng với ý nghĩa xã hội, với thành tích thi đấu gộp chung lại.
TT là hiện tượng xã hội: đối với cá nhân TT là khát vọng của con người
không ngừng mở rộng giới hạn khả năng của mình được thực hiện thông qua
nhiệm vụ đặc biệt, tham gia thi đấu gắn liền với khắc phục khó khăn ngày càng
tăng và TT là một thế giới cảm xúc do thắng lợi hay thất bại đem lại, nó còn là
lĩnh vực tiếp xúc độc đáo giữa người với người. TT còn có ý nghĩa sâu sắc hơn
thế nữa, là một trong những hình thức vận động của xã hội thời đại là tổng hợp
phức tạp quan hệ giữa người với người, là một hình thức hoạt động của thời đại mang tính đại chúng.
Để đạt tới thành tích TT cao con người phải tập luyện hệ thống thông qua
lượng vận động lớn khắc phục khó khăn về tâm lý, cho nên thể thao là một
phương tiện, phương pháp hữu hiệu nhất để phát triển thể chất, đạo đức, thẩm
mỹ. TT là một trong những phương tiện mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và
hữu hiệu giữa các dân tộc.
Theo cách diễn đạt trên thì khái niệm TT có một phần đồng nghĩa với khái
niệm văn hoá thể chất, nhưng chỉ có một phần mà thôi. Trong quan hệ nhất định
khái niệm văn hoá thể chất rộng hơn khái niệm TT. Văn hoá thể chất không chỉ
bao gồm một phần lớn thể thao mà còn gồm nhiều thành phần khác như thể thao
trường học, thể dục chữa bệnh, thể dục vệ sinh .v..v…
Như vậy, văn hoá thể chất có quan hệ rộng rãi với thể thao nhưng không có
nghĩa trùng hợp hoàn toàn.
- Khái niệm giáo dục thể chất:
Thuật ngữ đầu có từ lâu trong ngôn ngữ nhiều nước. Riêng ở nước ta, do
bắt nguồn từ gốc Hán - Việt nên cũng có người gọi tắt GDTC là thể dục.
Thông thường, người ta coi GDTC là một bộ phận của TDTT. Nhưng
chính xác hơn, đó còn là một trong những hình thức hoạt động cơ bản có định
hướng rõ của TDTT trong xã hội, một quá trình có tổ chức để truyền thụ và tiếp
thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục - giáo dưỡng chung (chủ
yếu trong các nhà trường).
GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận
động (dạy học động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người.
Khái niệm GDTC nằm trong khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng là quá
trình phát triển toàn diện và hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có
mục đích, có kế hoạch thông qua các hoạt động và các mối quan hệ giữa nhà
giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh các kinh
nghiệm của xã hội loài người. Điều đó có nghĩa là GDTC là một hiện tượng sư
phạm với đầy đủ ý nghĩa của nó (vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt
động của thầy giáo và học sinh phù hợp với các nguyên tắc sư phạm..). Đặc
điểm nổi bật nhất của GDTC là một quá trình sư phạm nhằm tác động lên các
đối tượng giáo dục để đạt được các nhiệm vụ:
- Giáo dục các tố chất thể lực.
- Giáo dục phẩm chất ý chí, đạo đức, nhân cách. - Giáo dưỡng.
- Trang bị kỹ năng, kỹ xảo vận động.
- Rèn luyện thói quen nếp sống lành mạnh.
Tổng hợp những quá trình đó xác định khả năng thích nghi thể lực của con người.
GDTC có hai đặc trưng cơ bản đó là:
- Đặc trưng cơ bản chuyên biệt thứ nhất của giáo dục thể chất là dạy
học vận động (thể hiện qua các động tác). Nói rõ và đầy đủ hơn, đó là sự
truyền thụ và tiếp thu có hệ thống những cách thức điều khiển hợp lý sự
vận động của con người, qua đó sẽ hình thành những kỹ năng kỹ xảo vận
động cơ bản cần thiết và những hiểu biết có liên quan.
- Đặc trưng thứ hai là sự tác động có chủ đích đến sự phát triển theo
định hướng các tố chất vận động nhằm nâng cao năng lực vận động của con người.
GDTC có thể định nghĩa: là một hình thức giáo dục nhằm trang bị kỹ
năng, kỹ xảo vận động và những tri thức chuyên môn (giáo dưỡng). Phát triển tố
chất thể lực, tăng cường sức khỏe.
Như vậy, GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy
học vận động (dạy học động tác) và phát triển có chủ định các tố chất thể lực
của con người. Nhưng việc dạy học động tác và việc phát triển các tố chất thể
lực có liên quan chặt chẽ, là tiền đề cho nhau thậm chí có thể chuyển lẫn nhau.
Nhưng chúng không bao giờ đồng nhất và có quan hệ khác biệt trong các giai
đoạn phát triển chất và GDTC khác nhau. Quan niệm như thế, chúng ta có thể
coi phát triển thể chất là một phần hệ quả của GDTC. Quá trình phát triển thể
chất có thể chỉ là do bẩm sinh tự nhiên (sự phát triển thể chất tự nhiên của trẻ
khi đang lớn), hoặc còn có thêm các động cơ, chủ đích hợp lý của GDTC đem lại.
Trong hệ thống giáo dục, nội dung đặc trưng ấy của GDTC được gắn liền
với trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động. Trong hệ thống giáo dục
cộng sản chủ nghĩa, GDTC có ý nghĩa như một trong những nhân tố giáo dục nhân cách hoàn thiện.
Câu 7: Phân tích cấu trúc một buổi tập thể dục, thể thao. Để một buổi tập có
hiệu quả cần lưu ý đến yếu tố nào? Tại sao?
Câu 8: Phân tích kỹ năng vận động, các quá trình hình thành kĩ năng vận động? - Khái niệm:
Kỹ năng vận động là một hình thức hành động, được hình thành theo cơ chế
phản xạ có điều kiện, nhờ quá trình tập luyện thường xuyên.
Nói một cách đơn giản, kỹ năng vận động là các động tác được thực hiện một
cách tự động do đã trở thành thói quen. Đi, đứng, ngồi, chạy, nhảy,... là các kỹ
năng vận động cơ bản. Tất cả các kỹ thuật thể thao cũng đều là các kỹ năng vận động.
Do yêu cầu của mục đích vận động và để thích nghi với điều kiện sống các phản
xạ vận động được phối hợp lại với nhau thành một tổ hợp các động tác có ý
nghĩa và trở thành kỹ năng vận động.
- Quá trình hình thành kĩ năng vận động:
Kỹ năng vận động được hình thành dần dần, theo 3 giai đoạn: Lan tỏa, tập trung và tự động hóa.
+ Trong giai đoạn lan tỏa, hưng phấn lan rộng trên vỏ đại não vì chưa hình
thành được tổ hợp vận động tối ưu. Nhiều nhóm cơ vận động cần thiết cũng
tham gia vào vận động. Động tác vì vậy không chính xác, nhiều cử động thừa, không tinh tế.
+ Sau một thời gian lặp lại, giai đoạn lan tỏa chuyển sang giai đoạn tập
trung. Trong giai đoạn này hưng phấn tập trung ở những vùng nhất định trên vỏ
não, cần thiết cho vận động.
Các động tác thừa mất đi, cơ căng và co bóp ở mức độ hợp lý, động tác trở nên
nhịp nhàng, chính xác và thoải mái hơn. Kỹ năng vận động đã được hình thành tương đối ổn định.
+ Trong giai đoạn tự động hóa (Kỹ xảo vận động), kỹ năng vận động được
củng cố đến mức được thực hiện hầu như tự động, không cần sự chú ý của ý
thức. Kỹ năng vận động cho phép thực hiện nhiều động tác khác nhau cùng một lúc.
Câu 9: Phân tích sự ảnh hưởng của tập luyện thể dục, thể thao đối với chức tuần
hoàn và hô hấp của con người?
Câu 10: Phân tích cơ sở sinh lý để phát triển các tố chất vận động?
Câu 11: Đưa ra một lượng vận động bên ngoài. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến vận động đó?
Câu 12: Hãy áp dụng phương pháp tập luyện vòng tròn nhằm giáo dục tố chất
sức bền thực tiễn tập luyện thể dục, thể thao? Cho ví dụ
- Phương pháp tập luyện vòng tròn:
Quá trình thực hiện các bài tập theo thứ tự từng nhóm với những bài tập đã
được lựa chọn và hợp nhất lại thành bài tập liên hợp. Các bài tập được thực hiện
theo từng trạm kế tiếp nhau, các trạm được bố trí theo dạng vòng tròn. Tại mỗi
trạm người tập thực hiện một loạt các động tác hoặc những hành động nhất
định. Số lần lặp lại ở mỗi trạm được xác định theo đặc điểm của người tập,
thông thường số lần lặp lại được thực hiện 1/3 đến 2/3 số lần lặp lại tối đa.
Hình thức tập luyện vòng tròn nhằm giáo dục các tố chất thể lực, khi thực
hiện tập luyện theo PP vòng tròn thường sử dụng những bài tập có kĩ thuật đơn
giản và người tập đã nắm vững các kĩ thuật động tác trước đó.
Ưu điểm của PP vòng tròn là những ưu điểm của tác động chọn lọc được
kết hợp với tác động chung, tác động ổn định được kết hợp với tác động biến
đổi. Đặc biệt là hiệu quả của sự chuyển (thay đổi hoạt động) quãng được sử
dụng rộng rãi. Nhờ vậy phát huy được khả năng vận động thể lực và cảm xúc tích cực.
+ PP tập kéo dài liên tục (chủ yếu được sử dụng để phát triển sức bền chung).
+ PP giãn cách với quãng nghỉ ngắn (được sử dụng chủ yếu để phát triển
sức bền tốc độ và sức mạnh bền).
- Khái niệm sức bền:
Là khả năng thực hiện hoạt động trong thời gian dài. Nó thể hiện khả năng
chống đỡ của cơ thể với những biến đổi bên trong, xảy ra do hoạt động cơ bắp kéo dài.
Sự phát triển sức bền phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của sự phối hợp
giữa chức năng vận động và chức năng dinh dưỡng, vào độ bền vững chức năng
của các cơ quan nội tạng. Đặc biệt là hệ hô hấp và tim mạch, là những hệ đảm
bảo việc cung cấp oxy cho cơ thể.
Các cơ sở sinh lý chủ yếu để phát triển sức bền là: mức độ phát triển của
tim mạch và hô hấp. Đó là trạng thái máu; dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể
và khả năng sử dụng chúng; công suất của các quá trình trao đổi năng lượng có
và không có oxi; đặc điểm của quá trình điều nhiệt, trạng thái của các tuyến nội tiết. - Ví dụ:
Câu 13: Vận dụng nguyên tắc tăng tiến vào thực tiễn tập luyện thể dục, thể thao? Cho ví dụ
1, Cần thường xuyên đổi mới nhiệm vụ vận động và LVĐ
Trong quá trình GDTC không ngừng tăng số lượng và chất lượng KNKX
Tăng LVĐ là tăng vốn KNKX. Mức độ biến đổi thích nghi trong cơ thể dưới sự
tác động của bài tập thể chất trong những giới hạn nhất định tỷ lệ thuận với
cường độ và khối lượng.
Vậy LVĐ lớn sẽ tạo nên sự biến đổi thích nghi lớn và quá trình hồi phục vượt
mức ngày càng cao, cho nên LVĐ là nguyên nhân của sự phát triển, vì sử dụng
một LVĐ nào đó trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những phản ứng thích nghi của cơ thể.
2. Các điều kiện tăng lượng vận động
Tăng LVĐ phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Yêu cầu nêu trong nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc hệ thống, đảm bảo
tính kế thừa của bài tập đó, lứa tuổi, giới tính, trình độ tập luyện, trạng thái sức khoẻ.
+ Đảm bảo luôn phiên hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơi.
+ Tăng LVĐ phải đảm bảo cho kỹ xảo cũ được củng cố vững chắc.
+ Tăng LVĐ phải vừa sức với người tập vì những biến đổi trong cơ thể
xảy ra chậm phải trải qua một quá trình nhất định để kịp xảy ra những biến đổi thích nghi
Do đó tăng LVĐ phải tăng từ từ, dần dần.
3 Các hình thức tăng lượng vận động
- Hình thức tăng lên thẳng: (hình 2.4)
Với hình thức này yêu cầu tăng LVĐ từ từ được đảm bảo lượng gia tăng nhỏ:
- Hình thức bậc thang: (hình 2.5)
LVĐ được ổn định trong một thời gian tương đối dài khi quan sát thấy những
biến đổi thích nghi thì tăng một LVĐ mới lớn hơn ban đầu hay còn gọi là hình
thức nhảy vọt hình thức này cho phép tăng LVĐ lớn hơn.
- Hình thức làn sóng: (hình 2.6)
Đặc điểm tiêu biểu của hình thức làn sóng là việc phối hợp tăng LVĐ tương đối
từ từ với việc tăng cao nhanh tiếp theo là giảm LVĐ. Sau đó “sóng” này lại
được lặp lại ở trình độ cao hơn.
*/ Ưu điểm của hình thức làn sóng:
+ Phù hợp với nhịp sinh học của một quá trình sinh lý cũng như chế độ sống và
hoạt động của con người
+ Phù hợp với quy luật thích nghi chậm của cơ thể trong quá trình tập luyện
+ Giải quyết được mâu thuẫn giữa tăng khối lượng và cường độ.
Câu 14: Áp dụng các biện pháp khắc phục hiện tượng chuột rút và say nắng
trong tập luyện thể dục, thể thao?
Câu 15: Hãy dựa vào nguyên tắc vệ sinh cá nhân để xây dựng một thời gian
biểu phù hợp cho bản thân? Thứ Thời gian