-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương lý luận văn học chương 3 | Đại học Sư Phạm Hà Nội
với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Lý luận Văn học 79 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Đề cương lý luận văn học chương 3 | Đại học Sư Phạm Hà Nội
với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Lý luận Văn học 79 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40703272
Hoài Thanh đã có một nhận định về các nhà thơ mới năm 1930: “Ta thoát lên
tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng
với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã
khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn
trở về hồn ta cùng Huy Cận”. Mỗi nhà thơ đều có một phong cách riêng làm nên nét
độc đáo riêng của mình. Huy Cận là một nhà thơ xuất sắc với lời thơ đượm buồn một
nỗi sầu nhân thế. Bài thơ “Tràng Giang” là một bài thơ đặc sắc và thể hiện rõ nỗi sầu
nhân thế của Huy Cận lúc bấy giờ.
Huy Cận là một trong số những nhà thơ mới trong giai đoạn 1930- 1945. Nếu
như Xuân Diệu say đắm trong trường tình thì Huy Cận lại chìm đắm trong nỗi sầu
của nhân thế. Bài thơ “Tràng Giang” là một bài thơ tiêu biểu và đặc sắc nhất được
trích trong tập “Lửa thiêng” (1940). Huy Cận sáng tác bài thơ khi đang đứng ở bờ
Nam bến Chèm của sông Hồng, nhìn ngắm cảnh thiên nhiên sông nước suy ngẫm về
cuộc đời mình mà “tức cảnh sinh tình”. Bài thơ thể hiện sâu sắc vẻ đẹp thiên nhiên
cũng như nỗi buồn nhân thế của tác giả.
Bài thơ có tên là Tràng Giang nên ngay từ câu thơ đầu tiên chúng ta đã bắt gặp
hình ảnh sóng nước rất quen thuộc:
"Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp" …
Với bút pháp liên tưởng độc đáo, nhà thơ nhìn những đợt sóng nhấp nhô trôi
dạt vào bờ mà liên tưởng đến những con sóng lòng cũng triền miên dai dẳng. Phải
chăng có bao nhiêu gợn sóng trên dòng Tràng Giang thì có bấy nhiêu nỗi buồn trong
lòng thi sĩ. "Buồn điệp điệp" là nỗi buồn nhẹ nhàng nhưng da diết, dai dẳng khuôn
nguôi. Có thể nói cái tài của Huy Cận là chỉ trong một câu thơ ngắn mà chất chứa,
hòa nguyện ước cả hai con sóng: Sóng nước (Sóng gợn Tràng Giang) và sóng lòng
(buồn điệp điệp) khiến ta có cảm nhận nỗi buồn của tác giả như hòa tan vào sóng
nước và cùng với sóng nước mà lan tỏa trên dòng chảy dài.
Trong dòng tâm trạng ấy nhà thơ nhìn thấy sự đối lập nghiệt ngã trước những
hình ảnh vốn quen thuộc:
"Con thuyền xuôi mái nước song song" ....
Theo quy luật tự nhiên thuyền và nước vốn là những sự vật luôn gắn bó, đi đôi
với nhau, nước chảy thuyền trôi, còn ở đây, hình ảnh thuyền và nước là hai hình ảnh
song song, dưỡng lại gần gũi, gắn bó nhưng hóa ra lại chia lìa, xa cách. Trong văn
học Việt Nam xưa, sự xuất hiện của con thuyền, mặt nước, bến sống thường chỉ sự
quyến luyến nhớ thương.
"Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền" lOMoAR cPSD| 40703272
Còn hình ảnh con thuyền, dòng nước trong câu thơ Huy Cận lại phó mặc,
buông xuôi đến hững hờ. Sở dĩ có sự khác nhau đến như vậy là vì dưới cái nhìn của
nhà thơ, dòng sông càng rộng lớn bao nhiêu thì con thuyền càng trở nên nhỏ bé bấy
nhiêu. Trên dòng chảy càng mênh mông thì con thuyền càng trở nên cô độc, lẻ loi,
đáng thương, đáng tội nghiệp bấy nhiêu. Với thủ pháp đối lập, nhà thơ đã gây được
sự chú ý giữa cái hữu hạn của con thuyền và cái vô hạn của dòng sông, giữa cái tôi
cô đơn của nhà thơ trước vô hạn mênh mông của cuộc đời. Đến với câu thơ thứ ba
ta càng cảm nhận rõ nét hơn sự đối lập chia lìa hững hờ xa cách giữa thuyền và bến.
"Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả"...
Nhà thơ đã khéo léo sử dụng biện pháp tiểu đối thuyền về nước lại để diễn tả
sự chia ly giữa thuyền và nước. Hai động từ "về" và "lại" xuất hiện trong một câu
thơ diễn tả chuyển động ngược chiều, và sự chia lìa giữa "thuyền xuôi - nước ngược",
giữa kẻ ở - người đi khiến người đọc cũng cảm nhận cả câu thơ những nỗi buồn, nỗi
sầu nhân thế. Nỗi sầu vốn vô hình, trừu tượng nhưng đặt trong không gian trăm ngã
bỗng trở nên cụ thể và có tầm vóc lớn lao. Đặc biệt nỗi sầu ấy càng được đẩy lên cao
đến đỉnh điểm khi có sự xuất hiện của một hình ảnh rất mới lạ gây ấn tượng mạnh
mẽ mà ta hiếm gặp trong thơ xưa.
Vẫn dùng thiên nhiên làm cách thức thể hiện nỗi niềm, tâm trạng, ở khổ thơ
thứ hai Huy Cận vẫn tiếp tục thể hiện chiều sâu của dòng cảm xúc ấy:
“Lơ thơ cồn cỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”
Không gian vắng lặng của sông nước tiếp tục được nhà thơ Huy Cận đặc tả
thông qua hình ảnh lơ thơ của cồn cỏ “Lơ thơ cồn cỏ gió đìu hiu”. Hình ảnh “cồn
cỏ” gợi cho người đọc liên tưởng đến những khoảng không gian nhỏ hẹp, xa mờ của
những bãi đất giữa sông, sự vắng lặng thể hiện ngay qua các nhà thơ dùng từ, “lơ
thơ” gợi ra cái ít ỏi, sự xa cách của các cồn cỏ, “đìu hiu” lại gợi ra cái quạnh quẽ, cô
tịch không gian. Trong không gian hoang vắng, mênh mông hoàn toàn không có sự
xuất hiện của bất kì sống, không có dấu hiệu nào của con người. Nhà thơ Huy Cận
cảm nhận được sự tịch mịch đó nên đã thể hiện sự cảm thán trước sự hoang vắng ấy
“Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”.
Câu thơ thể hiện được một sự trống vắng, hụt hẫng trong cảm xúc của nhà thơ.
Bởi tiếng “đâu” của nhà thơ vang lên đầy mất mát, đau lòng, cái khoảng không gian
rộng lớn nhưng buồn vắng ấy khiến cho nhà thơ choáng ngợp, làm đậm đặc thêm
tâm hồn vốn chất chồng những suy tư. Nên nhà thơ muốn kiếm tìm những dấu hiệu
của sự sống, muốn “bấu víu” vào đó để tìm chút ấm áp, chút sự sống. Nhưng ngay
cả mong muốn nhỏ nhoi đó cũng trở nên vô vọng bởi “Đâu tiếng làng xa vãn chợ lOMoAR cPSD| 40703272
chiều”, nghĩa là không có bất cứ dấu hiệu nào của con người, của sự sống, không
gian làng mạc, âm thanh của cuộc sống vốn chỉ tồn tại trong tâm tưởng của nhà thơ:
“Nắng xuống chiều lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng bến cô liêu”
Khi đã vô vọng trong tìm kiếm hơi ấm từ cuộc sống thì nhà thơ Huy Cận lại
tiếp tục thể hiện nỗi lòng qua việc miêu tả khung cảnh của bầu trời, của dòng sông.
Đó chính là cái sâu thăm thẳm của bầu trời khi nắng xuống, dấu hiệu của một ngày
hoàn toàn lùi xuống, dần nhường chỗ cho ánh chiều tà bao phủ không gian “Nắng
xuống chiều lên sâu chót vót”. “Chót vót” không chỉ gợi ra độ sâu, cũng như độ rộng
của bầu trời, mà còn gợi ra cái suy tư bề bộn, ngổn ngang trong tâm hồn của nhà thơ.
Dưới không gian sâu thăm thẳm, rộng mênh mông của bầu trời thì dòng sông như
dài ra, kéo theo cái rộng lớn của bầu trời làm cho cảnh vật chìm đắm trong sự tịch
mịch, cô liêu “Sông dài, trời rộng bến cô liêu”.