Đề cương môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội
Đề cương môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1. Phương thức cấu tạo từ..............................................................................................2
- phương thức ghép:...................................................................................................2
- phương thức phụ gia................................................................................................2
-phương thức láy........................................................................................................2
-phương thức rút gọn.................................................................................................3
-phương thức chuyển loại:.........................................................................................3
2. cơ chế biến đổi nghĩa của từ......................................................................................3
cơ sở:.....................................................................................................................3
các hiện tượng:......................................................................................................3
- mở rộng và thu hẹp nghĩa:...................................................................................3
- chuyển đổi tên gọi- ẩn dụ và hoán dụ..................................................................3
3. Quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng................................................................4
-Từ đa nghĩa...............................................................................................................4
-Từ đồng âm..............................................................................................................4
-Từ đồng nghĩa..........................................................................................................5
-Từ trái nghĩa.............................................................................................................5
4. Quan hệ cú pháp........................................................................................................6
- Khái niệm................................................................................................................6
-phân loại...................................................................................................................6
5. Phương thức ngữ pháp...............................................................................................7
-Khái niệm:................................................................................................................7
-Phương thức luân chuyển ngữ âm:...........................................................................7
-Phương thức thay thế căn tố:....................................................................................8
-Phương thức trọng âm..............................................................................................8
-Phương thức lặp:......................................................................................................8
-Phương thức hư từ:...................................................................................................8
-Phương thức trật tự từ...............................................................................................8
-Phương thức ngữ điệu...............................................................................................8
1. Phương thức cấu tạo từ
- phương thức ghép:
Kết hợp các hình vị gốc (căn tố) với nhau:
nhà(hình vị gốc) + cửa(hình vị gốc) = nhà cửa(từ); xe+ đạp=xe đạp home + land = homeland news + paper=newspaper
- phương thức phụ gia
Nối kết thêm các phụ tố vào thành tố gốc
phụ gia tiền tố (nối kết tiền tố vào thành tố gốc): war antiwar; possible impossible
phụ gia hậu tố (nối kết hậu tố vào thành tố gốc): play player; write writer
phụ gia trung tố (nối kết trung tố vào thành tố gốc): tiếng khmer:
suo(hỏi)somnuo(câu hỏi); deek(ngủ) domneek (giâc ngủ) -phương thức láy
Là phương thức tạo mới bằng cách thêm vào một thành tố mới cho thành tố
gốc, với điều kiện thành tố mới phải lặp lại 1 phần hay hoàn toàn phần vỏ ngữ
âm của thành tố gốc: nhỏ nhỏ nhắn; đẹp đẹp đẽ,…
Phương thức kết hợp hình vị gốc (căn tố) và hình vị láy: vui(hình vị gốc) +
vẻ(hình vị láy)=vui vẻ(từ láy); buồn+bã=buồn bã
Hình vị láy: lặp lại âm thanh của hình vị gốc
Láy phụ âm đầu: chật chội; láy vần: chật vật,..
-phương thức rút gọn
Là phương thức rút gọn từ cũ tạo thành từ mới hoặc ghép các âm đầu từ của một cụm
từ, đọc theo cách rút gọn này và tạo thành từ mới.: television TV ; influenzaflu;
môn địa lý môn địa, môn vật lí môn lí
-phương thức chuyển loại:
Là phương thức thay đổi ý nghĩa và chức năng từ loại của từ có trước, đưa nó sang từ
loại khác với tư cách một từ riêng biệt. (các từ loại:danh từ, động từ, tính từ, đại từ, giới từ, phụ từ..)
Ngày mai tôi về quê: về là động từ; tôi nghĩ về quê hương:về là giới từ
2. cơ chế biến đổi nghĩa của từ
Sự chuyển biến ý nghĩa của từ là quá trình biến đổi nghĩa của từ, từ nghĩa cũ (có sẵn)
sang một nghĩa mới (chưa có)
cơ sở: các từ có thể biến đổi nghĩa được hay không là do mối quan hệ giữa âm thành
và ý nghĩa của từ quy định.
các hiện tượng:
- mở rộng và thu hẹp nghĩa:
mở rộng nghĩa: quá trình phát triên từ cái riêng đến cái chung, từ cái cụ thể đến
cái trừu tượng. đẹp: hình thức tình cảm, tinh thần
. (cái xe này đẹp tình yêu đẹp)
thu hẹp nghĩa: quá trình phát triển từ cái chung đến cái riêng, từ cái trừu tượng
đến cái cụ thể. Mùi: cảm giác của khứu giác mùi hôi (ngửi mùi thơm của hoa sữa này có mùi rồi)
- chuyển đổi tên gọi- ẩn dụ và hoán dụ
ẩn dụ: lấy tên gọi của sự vật này để gọi tên một sự vật khác có quan hệ liên
tưởng với nhau (2 sự vật có nét tương đồng, giống nhau theo một khía cạnh nào đó)
ẩn dụ hình thức: dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật. hiện
tượng: răng người-răng lược,..
ẩn dụ vị trí: dựa trên sự giống nhau về vị trí giữa các hiện tượng sự vật: chân người-chân núi,…
ẩn dụ cách thức: dựa trên sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa các
hoạt động, hiện tượng: cắt giấy- cắt hộ khẩu,..
ẩn dụ chức năng: dựa trên sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật hiện
tượng: cửa nhà-cửa biển,..
ẩn dụ kết quả (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác): dựa trên sự giống nhau về kết
quả tác động của các sự vật, hiện tượng: căn phòng sáng sủa- tương lai sáng sủa
hoán dụ: lấy tên gọi của sự vật này để gọi tên một sự vật khác có quan hệ logic
với nhau ( 2 sự vật luôn đi đôi vơi nhau, có cái này thì có cái kia)
hoán dụ dựa vào quan hệ bộ phận-toàn thể: nhà có 5 miệng ăn (dùng từ
miệng chỉ bộ phận để gọi người toàn thể); đêm biểu diễn (dùng từ đêm để
chỉ một phần của đêm thường vào buổi tối)
Hoán dụ dựa vào quan hệ vật chứa – vật bị chứa: ăn 5 bát (dùng từ bát để
chỉ thức ăn đựng trong bát); cả nhà đi xem hát (dùng từ nhà để chỉ các thành viên trong nhà)
Hoán dụ dựa vào quan hệ sự vật – đặc điểm của sự vật:
Màu sắc sự vật: cho tôi 2 đen (dùng màu đen chỉ cà phê)
Vị sự vật: đi uống chút cay cay không(dùng vị cay để chỉ rượu)
Nhãn mác sự vật: tôi mua một bao Thăng Long (dùng nhãn thuốc lá chỉ điếu thuốc)
Chất liệu sự vật: tôi đi mua cái kính (dùng chất liệu kính để chỉ sự vật)
3. Quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng -Từ đa nghĩa
Từ đa nghĩa là hiện tượng một từ có nhiều ý nghĩa và các nghĩa đó có quan hệ
với nhau chứ không được tập hợp một cách ngẫu nhiên. Tôi đi hà nội, ông ấy đã đi sáng nay rồi.
Hiện tượng một từ có nhiều nghĩa là kết quả của sự chuyển biến ý nghĩa của từ.
Đó là quá trình biến đổi nghĩa của từ từ một nghĩa cũ (đã có sẵn) sang một nghĩa mới (chưa có).
Do tính đa trị của ngôn ngữ: 1 vỏ âm thanh có thể có nhiều hơn 1 ý nghĩa và ngược lại
Qúa trình phát triển ý nghĩa:
mở rộng và thu hẹp ý nghĩa
chuyển đổi tên gọi - ẩn dụ và hoán dụ -Từ đồng âm
Từ đồng âm là những từ trùng nhau một cách ngẫu nhiên về hình thức ngữ âm
nhưng khác nhau về nghĩa. hoa súng, súng trường
Hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt phổ biến hơn các ngôn ngữ Ấn – Âu.
Tiếng Việt không biến hình nên các từ đã có quan hệ đồng âm sẽ giữ quan hệ đó
trong tất cả các hoàn cảnh sử dụng.
Tiếng Việt không có sự đối lập giữa đồng âm gốc từ và đồng âm phái sinh.
Tiếng Việt chỉ có đồng âm gốc từ
nguyên nhân: Do vay mượn từ các ngôn ngữ khác; Do sự phân hoá ý nghĩa của
hiện tượng nhiều nghĩa; Do sự hình thành các đơn vị từ vựng mới trên cơ sở chất liệu vốn có
từ nhiều nghĩa: là 1 từ có nhiều nghĩa, các nghĩa có liên quan nhau/ từ đồng âm:
là nhiều từ có vỏ âm thanh giống nhau, các nghĩa không liên quan nhau. -Từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa nhưng khác nhau về âm thanh,
biểu thị các sắc thái của một khái niệm. Chóng, mau, nhanh; Sợ, hãi, sợ sệt, hãi hùng, …
Có 3 kiểu đồng nghĩa trong tiếng Việt:
Từ thuần Việt đồng nghĩa với từ thuần Việt: Sợ - hãi
Từ Hán – Việt đồng nghĩa với từ Hán – Việt: Bằng hữu, hữu nghị
Từ thuần Việt đồng nghĩa với từ Hán – Việt: Cỏ - thảo ; nhà – gia; … -Từ trái nghĩa
Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập vê ý nghĩa biểu thị khái
niệm, tương phản về logic nhưng tương liên lẫn nhau. rộng – hẹp ; mạnh - yếu ; đẹp – xấu
Có 2 kiểu đối lập trong từ trái nghĩa:
sự đối lập về mức độ của các thuộc tính, phẩm chất của sư vật, hiện tượng:
trẻ - già, thấp – cao, lớn – bé, …
.Sự đối lập loại trừ nhau: giàu – nghèo; mua – bán, vào – ra,
Có 2 kiểu từ trái nghĩa: Trái nghĩa từ vựng Trái nghĩa lâm thời 4. Quan hệ cú pháp. - Khái niệm
Là quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ trên trục kết hợp(trục ngữ đoạn, trục ngang).
Phân biệt quan hệ ngữ pháp với: quan hệ đối vị + quan hệ tôn ti trên trục liên
tưởng (trục đối vị, trục dọc)
Quan hệ đối vị là gì?
Là quan hệ trên trục đối vị (trục dọc/ trục liên tưởng)
Là quan hệ giữa những đơn vị cùng loại có thể thay thế được cho nhau: Nó / ăn / cơm. Mua cháo Nấu cỗ Quan hệ tôn ti là gì?
Là quan hệ giữa các đơn vị thuộc các cấp bậc khác nhau: những đơn
vị bậc dưới kết hợp với nhau tạo thành đơn vị bậc trên.
từ + từ => cụm từ; cụm từ + cụm từ => câu
câu = cụm từ + cụm từ; cụm từ = từ + từ
Thể hiện tính tầng bậc của các đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ.
Quan hệ cú pháp giữa các từ trong câu là cơ sở của cấu trúc câu. -phân loại Quan hệ đẳng lập
Quan hệ đẳng lập là quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp giữa các yếu tố với nhau.
Số lượng các yếu tố trong một quan hệ đẳng lập có thể là từ hai yếu tố trở lên.
Về nguyên tắc, các yếu tố có thể thay đổi trật tự
Phở và bánh mỳ ở Việt Nam rất ngon. Bình đẳng về ngữ pháp
Bánh mỳ và phở ở Việt Nam rất ngon. Thay đổi trật tự Quan hệ chính phụ
Quan hệ chính phụ là quan hệ giữa những yếu tố không bình đẳng với
nhau về mặt ngữ pháp, theo đó, có thành tố đóng vai trò chính (thành tố
trung tâm) và có thành tố đóng vai trò phụ.
Chúng tôi đang học tiếng Việt.
Chính phụ Không bình đẳng về ngữ pháp
Mùa thu Hà Nội rất đẹp
Phụ chính Không bình đẳng về ngữ pháp
Quan hệ giữa thực từ và hư từ: Thực từ là thành tố chính, hư từ là thành tố phụ
Quan hệ giữa thực từ và thực từ: Thực từ là thành tố phụ khi:
Dễ được thay thế bằng hư từ
Dễ được đảo lên đầu câu
Dễ được thay thế bằng từ nghi vấn Quan hệ chủ vị
Quan hệ chủ-vị là quan hệ ngữ pháp giữa hai thành tốphụ thuộc qua lại lẫn nhau.
Trong những ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt,tiếng Hán,…
quan hệ chủ-vị được biểu thị trước hết bằng trật tự từ, theo đó thành tố
chủ đứng trước thành tố vị. Trời đẹp. Em bé chạy
Trong những ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, tiếng Nga,… quan hệ
chủ-vị thường được biểu thị thông qua sự phù hợp về ngôi, số, giống,… giữa hai thành tố. She speaks. They are speaking.
Chúng tôi đang học tiếng việt Chủ vị
5. Phương thức ngữ pháp.
-Khái niệm: Phương thức ngữ pháp là cách sử dụng những phương tiện ngữ pháp để
thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
Ý nghĩa ngữ pháp a – (phương thức ngữ pháp) ý nghĩa ngữ pháp b
Book, cat –(phương thức ngữ pháp (thêm phụ tố s)) books, cats
Học sinh, sinh viên –(phương thức ngữ pháp (thêm các từ những, các)) những học sinh, các sinh viên
Work, learn –(phương thức ngữ pháp (thêm phụ tố)) worked, learned
Làm, học –(phương thức ngữ pháp (thêm hư từ)) đã làm đã học
-Phương thức phụ tố: Dùng phụ tố nối kết với căn tố để tạo ra ý nghĩa ngữ pháp cho
từ. sing-singer, book-books,..
-Phương thức luân chuyển ngữ âm: Biến đổi một bộ phận của căn tố bằng những
quy luật ngữ âm nhất định để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Man-men, tooth-teeth,speak- spoke,..
-Phương thức thay thế căn tố: Thay đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm của từ. go-went, do- did,..
-Phương thức trọng âm: Thay đổi trọng âm để phân biệt ý nghĩa ngữ pháp của từ.
`import danh từ- im`port động từ
-Phương thức lặp: Lặp lại toàn bộ hoặc một phần vỏ ngữ âm của căn tố/hình vị gốc
để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Người+người=người người, nhà nhà,..
-Phương thức hư từ:Dùng hư từ kết hợp với từ để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp (sử dụng
phương tiện ngoài từ). những+sinh viên=những sinh viên,đã+học=đã học,…
-Phương thức trật tự từ:dùng các trật tự khác nhau của từ để biểu thị ý nghĩa ngữ
pháp. Nước uống-uống nước, xinh gái-gái xinh,..
-Phương thức ngữ điệu:dùng các ngữ điệu khác nhau để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp
(các ý nghĩa tình thái của câu)