Đề cương môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | Học viện Chính sách và Phát triển
Đề cương môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (HCP)
Trường: Học viện Chính sách và Phát triển
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG LSĐ
A.LOẠI CÂU HỎI 1,5 ĐIỂM
Câu 1: Anh (chị) hãy làm rõ chức năng của khoa học LSĐ
-Chức năng nhận thức: Nghiên cứu và học tập lịch sử ĐCS VN để nhận thức đầy đủ, có
hệ thống những tri thức lịch sử về sự lãnh đạo, đấu tranh và cầm quyền của Đảng, nhận
thức rõ về đảng với tư cách là đảng chính trị - tổ chức lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân
dân lao dộng và dân tộc Việt Nam.
Nghiên cứu, học tập lịch sử ĐCS VN còn nhằm nâng cao nhận thức về thời đại
của đan tộc- thời đại HCM góp phần bồi đắp nhận thức lý luận từ thực tiễn VN.
-Chức năng giáo dục: lịch sử ĐCS VN giáo dục lý tưởng cách mạng với mục tiêu chiến
lược là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.Lịch sử ĐCS VN có vai trò quan trọng trong
giáo dục truyền thống của Đảng và dân tộc, góp phần giáo dục đạo đức cách mạng,
nhân cách, lối sống cao đẹp như chủ tịch HCM khẳng định:”Đảng ta là đạo đúc, là văn minh”.
-Chức năng dự báo và phê phán: Năm 1942, trong tác phẩm Lịch sử nước ta, HCM đã
dự báo: “Năm 1945 VN độc lập”. Sau này, Người còn nhiều lần dự báo chính xác trong
hai cuộc kháng chiến. Lãnh đạo đồi hỏi phải thấy trước, do vậy trong giai đoạn hiện
nay, khi tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, Đảng nhấn mạnh cần nâng cao
năng lực dự báo. Để tăng cường sự lãnh đạo, nâng cao sức chiến đấu của Đảng, tự phê
bình và phê bình là quy luật phát triển của đảng. Phải kiên quyết phê phán những điều
tiêu cực, lạc hậu, hư hỏng. Trong giai đoạn hiện nay, sưh phê phán nhằm mục đích ngăn
chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và nhũng biểu hiện “
tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.
Câu 2: Kể tên các phong trào yêu nước của nhân dân VN cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX. Ý nghĩa của các phong trào đó.
Phong trào Cần Vương: do vua Hàm Nghi Và Tôn Thất Thuyết khởi xướng(1885-1896)
thể hiện tinh thần anh dũng, bất khuất của dân tộc, phong trào thôi thúc ngọn lửa của
tình yêu quê hương đất nước, quyết tâm đáu tranh chống giặc xâm lược, để lại nhiều bài
học quý giá cho dân tộc ta trong quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp.
Phong trào Đông Du (1905-1909): Phong trào theo xu hướng này tổ chức đưa thanh
niên yêu nước Vn sang NB học tập. Ý nghĩa: Tuy thất bại nhưng phong trào Đông Du
cũng đã đào tạo cho cách mạng nước ta sau này 1 đội ngũ chính trị có tư tưởng yêu
nước tiến bộ bắt kịp xu thế của thời đại.
Phong trào Duy Tân ở Quảng Nam (1905-1908): có ý nghĩa giúp khơi dậy lên tư tưởng
tiến bộ, tấn công mạnh mẽ vào hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu và bảo thủ nhằm lm thay
đổi chế độ tư tưởng phong kiến. Phong trào mang tính thời đại, góp phần giải quyết
những yêu cầu thời bấy giờ.
Câu 3: Anh(chị) hãy lm rõ những biến đổi của xã hội VN dưới sự thống trị của thực dân Pháp?
-Chế độ áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, nô dịch văn hoá của thực dân Pháp đã
làm biến đổi tình hình chính trị, kinh tế xã hội của VN. Các giai cấp cũ phân hoá, giai
cấp tầng lớp mới xuất hiện với địa vị kinh tế khác nhau, thái độ chính trị khác nhau, cụ thể:
Những biến đổi của xã hội VN dưới sự thống trị của thực dân Pháp:
+Tính chất xã hội: từ xã hội thuần khiết phong kiến, địa chủ
+Kết cấu giai cấp:2 giai cấp cơ bản(địa chủ>hội giai cấp, tầng lớp mới(công nhân, tư sản, tiểu tư sản)
+Mâu thuẫn trong xã hội: mâu thuẫn gai cấp(địa chủ phong kiến>thuẫn trước ko mất đi mà xuất hiện mâu thuẫn mới là toàn thể dân tộc VN với thực dân Pháp xâm lược.
+Nhiệm vụ mới xuất hiện: giải phóng dân tộc tất yếu cấp thiết là đánh đổ đế quốc chủ
nghĩa Pháp để giải phóng dân tộc.
Câu 4: Anh(chị) hãy nêu ý nghĩa lịch sử ra đời của ĐCS VN? Vì sao ĐCS ra đời là
bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc?
*Ý nghĩa lịch sử ra đời của ĐCS:
-Là bước ngoặt vô cùng quan trọng của lịch sử cm VN, quyết định sự phát triển của dân
tộc, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu
nước VN đầu thế kỷ XX.
-Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, cũng là sự khảng
định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân VN và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối vs cm VN.
-Nó đánh dấu 1 mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta. *Vì sao….
-ĐCS ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về dường lối và giai cấp lãnh đạo của cm VN
-Từ khi Đảng ra đời, giai cấp công nhân VN nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối cm
-Đảng đã đề ra đường lối cách mạng khoa học, sáng tạo.
Câu 4: Kể tên các tổ chức cộng sản Đảng ra đời ở Vn cuối năm 1929. Sự xuất hiện của
các tổ chức này dẫn đến hạn chế gì và yêu cầu đặt ra để khắc phục những hạn chế đó. Các tổ chức:
-Đông Dương cộng sản Đảng: 6/1929 ở Bắc Kì
-An Nam cộng sản liên đoàn:11/1929 ở Nam Kì
Phân hoá từ Hội VN cm thanh niên: Đông Dương cộng sẩn liên đoàn 9/1929 Hạn chế và yêu cầu: -Hạn chế:
+ Hoạt động riêng rẽ, cả 3 tổ chức cộng sản ở 3 miền đều tuyên bố ủng hộQuốc tế Cộng
sản, kêu gọi QTCS thừa nhận tổ chức của mình và đều tự nhận là Đảng cm chân chính
+Phân tán về lực lượng và thiếu thống nhất về tổ chức, chia rẽ nội bộ do tôn chỉ và csch
thức hoạt động khác nhau
-Yêu cầu: Cần chấm dứt hiện tượng biệt phái, chia rẽ giữa các nhóm cộng sản nhu cầu
thành lập1 chính đảng cm có đủ khả năng tập hợp lực lượng toàn dân tộc và đảm nhiệm
vai trò lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Câu 5: Nêu nd cơ bản nhất của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
-Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược: tiến hành “tư sản dân quyền cm và thổ địa
cm để đi tới xã hội cộng sản”
-Nhiệm vụ cm: đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến, tư sản phản cm, lm cho nước VN
độc lập tự do, lập chính phủ công, nông, binh và quân đội công nông; tịch thu sản
nghiệp của đế quốc và phản cm chia cho dân cày nghèo, tiến hành cm ruộng đất.
-Lực lượng cm: công nông, tiểu tư sản, trí thức, lợi dụng, hoặc trug lập phú nông, địa
chủ, tư sản. Cm phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.
-Lãnh đạo cm: ĐCS VN- đội tiên phong của giai cấp vô sản.
Câu 6: Đâu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cm
của Đảng trong giai đoạn 1939-1941? Đảng đã chuyển hướng chỉ đạo chiến lược ntn?
Mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta giai đoạn này là mâu thuẫn nào?
-NNTT: Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ
-Chỉ đạo “ Cm phản đế và cm thổ địa phải đồng thời tiến hành, không thể cái lm trước,
cái lm sau”, “Mặc dù lúc này khẩu hiệu cm phản đế- cm giải phóng dân tộc cao hơn và
thiết dụng hơn song nếu ko lm được cm thổ địa thì cm cm phản đé khó thành công”.
-Mẫu thuẫn chủ yếu: Mâu thuân giữa dân tộc VN với Đế quốc phát xít Pháp-Nhật.
Câu 7: Nêu những nội dung quan trọng của Hội nghị TW lần thứ 8 tháng 5/1941.
a.Nhận định của Hội nghị: Hội nghị nhận định mâu thuẫn giữa các dân tộc ta với đế
quốc phát xít là mâu thuẫn chủ yếu nhất, vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào
bằng. Vì vậy, lúc này nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết nhất. b.Chủ trương. -
: Kẻ thù của nhân dân Đông Dương lúc này là phát Xác định kẻ thù xit Nhật
- Nhệm vụ: Nhiệm vụ bức thiết nhất là giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương
khói ách Pháp - Nhật. (Đây là chủ trương quan trọng nhất vì Nếu không giải quyết
được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì
chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của
một bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được) .
- Khẩu hiệu đấu tranh: Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ đề ra tịch
thu ruộng đất của bọn đế quốc, Việt gian chia cho dân cày.
- Hình thức tập hợp lực lượng: Để phát huy sức mạnh dân tộc ở mỗi nước Đông Dương,
cần phải đặt vấn đề dân tộc trong phạm vi mỗi nước.Vì vậy Hội nghị chủ trương ở mỗi
nước cần thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất riêng. Ơ Việt Nam thành lập Việt
Nam độc lập đồng minh (gọi tắt làViệt Minh), bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là Hội cứu quốc….
- Hình thức đấu tranh: Đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang coi đó là nhiệm vụ của
toàn Đảng toàn quân và toàn dân ta. Chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới khởi nghĩa vũ
trang giành chính quyền. Hội nghị còn vạch rõ: Khởi nghĩa vũ trang muốn thắng lợi thì
phải được chuẩn bị chu đáo và nổ ra đúng thời cơ, phải đi từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa.
Câu 8: Tại sao nói “Cm Tháng Tám là 1 cuộc cm giải phóng dân tộc điển hình”?
Vì: - Hoàn thành nhiệm vụ chung, hàng đầu của dân tộc: giải phóng dân tộc
- Lực lượng cm bao gồm: toàn dân tộc, đoàn kết chặt chẽ trong Mặt trận Việt Minh
- Xây dựng chính quyền của dân tộc: thành lập chính quyền nhà nước “ của chung
toàn dân tộc” theo chủ trương của Đảng, với hình thức cộng hoà dân chủ.
Câu 9: Tại sao Đảng ta nhận định: vận mệnh dân tộc VN sau cm T8 năm 1945 như “
Ngàn cân treo sợi tóc” ? Đảng ta đã đề ra Chỉ thị gì để giải quyết khó khăn trong giai
đoạn này? Trong Chỉ thị đã nêu ra những biện pháp cụ thể nào để giải quyết những khó khăn?
*Vì sau Cm T8/1945, dân tọc VN dù có những thuận lợi như Liên Xô trở thành thành trì
của CNXH, cục diện thế giới và khu vực có những thay đổi có lợi cho cm VN, VN trở
thành 1 quốc gia độc lập, tự do với chủ tịch HCM là biểu tường của điều đó thì vẫn còn những khó khăn:
- Phe đế quốc vẫn mưu mô cho âm mưu mới “ chia lại hệ thống thuộc địa thế giới”
- Trong nước, hệ thống chính quyền cm còn non trẻ, thiếu tốn, yếu kém nhiều mặt
- 2 vạn quân đội Anh-Ấn đổ bộ vào Sài Gòn
- Bắc vĩ tuyến 16, hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch vào Vn với sự ủng hộ của Mỹ
Khó khăn nhiều hơn thuận lợi cùng 1 lúc VN phải đối mặt với 3 thứ giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm
*CHỉ thị cụ thể: Ngày 25/11/1945, BCH TW Đảng ra chỉ thị Kháng chiến kiến quốc *Biện pháp:
- Nhanh chóng xúc tiến, bầu cử quốc hội để đi đến thành lập Chính phủ chính thức, lập
ra Hiến pháp, động viên lực lượng toàn dân kiên trì kháng chiến lâu dài
- Kiên định nguyên tắc độc lập về chính trị
- Về ngoại giao: “ lm cho nước ta ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết”
- Về Tàu Tưởng: chủ trương “Hoa – Việt thân thiện”
- Với Pháp: “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”
- Về tuyên truyền, kêu gọi đoàn kết chống TDP, “ đặc biệt chống mọi mưu mô phá hoại
chia rẽ của bọn Tờ-rốt-xki, Đại Việt, VN quốc dân Đảng,…
Câu 10: Anh(chị) hãy nêu và làm rõ những phương châm kháng chiến của Đảng trong
đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946-1950?
– Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực
hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
+ Kháng chiến toàn dân: “Bất kì đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân
tộc, bất kì người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân
Pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài.
+ Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trong đó:
Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các
đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.
Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu
diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động
chiến, đánh chính quy, là “triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực,
kháng chiến lâu dài… vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ”.
Về kinh tế: tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tập trung phát triển nền nông
nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng.
Về văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ
theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.
Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực. “Liên hiệp với dân tộc
Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập,…
+ Kháng chiến lâu dài (trường kì): là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh
của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, chuyển
hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.
+ Dựa vào sức mình là chính: “phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao vây bốn
phía. Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại.
+ Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định thắng lợi.
Câu 11: Đại hội lần thứ III (T9/1960) Đảng ta đã xác định vị trí, vai trò, nhiệm vụ cụ thể
của chiến lược cm mỗi miền là gì ?
-CMXHCN ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của nước,
hậu thuẫn cho cm miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên CNXH. Giữ vai trò quyết
định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ CMVN và sự nghiệp thống nhất nước nhà
- Cm dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp với sự
nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực
hiện hoà bình, thống nhất đât nước.
Câu 12: Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 ? Đối với nhân dân ta
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đánh dấu bước ngoặt rất
cơ bản, quyết định của con đường cách mạng mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
vạch ra từ trong Chính cương vắn tắt năm 1930 - Con đường độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, tự do, ấm no, hạnh phúc.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là kế tục thắng lợi Cách
mạng tháng 8-1945, phát huy thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1954), là trận đánh quyết định nhất của cuộc chiến đấu 30 năm (1945-1975)
gian khổ, ác liệt, giành lại và giữ vững nền độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc. Từ đây,
cả dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên mới: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đẩy lùi
nghèo nàn, lạc hậu, tạo lập cuộc sống ấm no, hạnh phúc, công bằng, dân chủ, văn minh.
- Qua cuộc chiến đấu và chiến thắng, Đảng ta, nhân dân ta, quân đội ta, cả dân tộc
ta và mỗi người Việt Nam được rèn luyện cả về phẩm chất và tài năng, càng nhận thức
sâu sắc hơn, đúng đắn hơn vị trí, khả năng và sức mạnh của mình trong thời đại mới.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã nâng vị thế chính trị của
Việt Nam trên thế giới lên một tầm cao mới và là niềm tự hào của mỗi người dân trong thế kỷ XX và mai sau. Đối với thế giới
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là một
thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cuộc
đấu tranh của nhân dân thế giới vì độc lập, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã đập tan cuộc phản công
lớn nhất, kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, của chủ nghĩa đế quốc vào trào lưu
cách mạng của thời đại mà mũi nhọn là phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu sự phá
sản của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước làm sáng tỏ tính hiện thực,
tính phổ biến của xu thế phát triển của loài người tiến bộ, góp phần động viên cổ vũ các
dân tộc dũng cảm, kiên cường giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, thực hiện
công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người và trực tiếp góp
phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc của nhân dân hai nước láng giềng Lào và Campuchia anh em.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là biểu tượng mới về sức
mạnh của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, làm tiêu
tan huyền thoại về sức mạnh của đế quốc Mỹ.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã nêu bật một chân lý:
Trong thời đại ngày nay, một dân tộc nước không rộng, người không đông, kinh tế kém
phát triển, song dân tộc ta đã đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh kiên quyết dưới sự lãnh đạo
của một đảng mác xít-lêninít, có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, nắm
vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại thì hoàn toàn có thể đánh bại mọi thế lực xâm lược.
Câu 13: Tại sao Đảng ta thực chủ trương hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà
nước? Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội nước VN thống nhất (từ 24/6-3/7/1976) đã đặt tên
nước , Quốc kỳ, thủ đô, Quốc ca, Quốc huy ntn?
*Vì: - Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã thắng lợi, nước ta đã thống nhất
về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền lại tồn tại 1 hình thức tổ chức Nhà nước khác nhau.
- Nhân dân ta ở 2 miền có mong muốn đất nước phải được thống nhất về mặt Nhà nước
*Kỳ họp lần thứ nhất của Quốc hội:
- Tên nước: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN - Thủ đô: Hà Nội
- Quốc ca: Bài Tiến Quân Ca
- Quốc kỳ: Nền cờ màu đỏ, có hình ngôi sao 5 cánh màu vàng
- Quốc huy: hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh, bông lúa bao quanh tợng
trưng cho nông nghiệp , bánh xe răng tượng trưng cho công nghiệp, phía dưới mang dòng chữ CHXHCNVN
Câu 14: Anh(chị) hãy nêu hiểu thế nào về đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế?
Việc VN mở rộng đa dạng hoá, đa phương hoá có ý nghĩa gì?
*Đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế:
- Đa phương hoá: hợp tác với tất cả quốc gia trên thế giới, không phân biệt chế đọ chính trị
- Đa dạng hoá: hợp tác trên mọi mặt trận, lĩnh vực:kinh tế, văn hoá, xã hội,… *Ý nghĩa:
- Góp phần khẳng định chủ quyền, lãnh thổ rằng Vn là 1 đất nước đã độc lập, bình đẳng
- Hợp tác trên phương diện không ảnh hưởng con đường phát triển, xâm phạm chủ
quyền lợi ích quốc gia sẽ trở thành đối tác để VN hợp tác phát triển lâu dài
- VN trên con đường phất triển với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và có ý thức hội nhập và ngoại giao tốt trên thế giới.
Câu 15: ĐCS VN khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện đất nước tại Đại hội nào? 4
bài học quý báu rút ra từ đại hội này?
Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất 4 bài học:
+ 1 là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “ lấy dân lm gốc”
+ 2 là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan
+ 3 là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới
+ 4 là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với 1 đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến
hành cm xã hội chủ nghĩa.
B. LOẠI CÂU HỎI 2,5 ĐIỂM
Câu 1: Trình bày những mặt thống nhất và khác biệt cơ bản giữa Luận cương
chính trị tháng 10/1930 và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?
*Mặt thống nhất: Cả Cương lĩnh và luận cương có những mặt thống nhất như mục tiêu,
nhiệm vụ (đánh đổ phong kiến, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa), vai trò của Đảng (Đảng là
đội tiên phong, lãnh đạo quần chúng có đường lối dúng đắn, kỷ luật, tập trung), lực
lượng (giai cấp vô sản, nông dân), tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng, vũ trang cách mạng. *Sự khác biệt: Nội dung Luận cương Cương lĩnh Đặc điểm mâu thuẫn
Mâu thuẫn giai cấp giữa Mâu thuẫn chủ yếu của thợ thuyền, dân cày và
dân tộc VN với đế quốc
các phần tử lao khổ với Pháp xâm lược. Mâu
địa chủ phong kiến và tư thuẫn công nhân, nông bản đế quốc dân với địa chủ phong kiến và tay sai. Nhiệm vụ
Đánh đổ phong kiến, thực Tư sản dân quyền và thổ hành cm ruộng đất và địa cm để đi tới XHCN
đánh đổ chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập Lực lượng cm Công nhân và nông dân Công- nông, ngoài ra có
thể thu phục, trí thức,
trung nông về với vô sản Phú nông, trung nông và
địa chủ nhỏ nếu chưa ra
mặt phản động phải lôi
kéo họ, lm họ trung lập. Phương pháp cm Vũ trang bạo động để
Bạo động có tổ chức khi dành chính quyền thời cơ cm cho phép Quan hệ CMVN và
Cm Đông Dương là 1 bộ CMVN là 1 bộ phận của CMTG phận của CMVSTG CMVSTG Vai trò lãnh đạo của
Sự lãnh đạo của Đảng là Là nhân tố quyết định Đảng
điều kiện cốt yếu cho thắng lợi CMVN thắng lợi cm
Câu 2: Theo Anh (chị), tại sao Đảng và Nhà nước Việt Nam ưu tiên thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân, nông thôn? Để phát triển
nông nghiệp, nông dân nông thôn theo hướng bền vững cần làm gì? *Vì:
- Sản phẩm chủ yếu nước ta xuất khẩu là lương thực, thực phẩm (gạo)
mà sản phẩm nông nghiệp của ta trên thị trường có chất lượng chưa cao
- Người lđ chủ yếu xuất phát từ nông dân và đay cũng là thị trờng tiêu thụ sản phẩm lớn.
- Nông nghiệp nông thôn đứng trước nhiều thách thức lớn, phát triển
còn kém bền vững, thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội yếu kém
-Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là
cơ sở và lực lượng quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội bền
vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ mt sinh thái. *Cần làm:
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp
thành phố nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông dân nông thôn
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của
nông nghiệp, nông dân, nông thôn của cán bộ, dảng viên và mọi tầng lớp nhân dân
- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại,
ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, bẩo quản chế biến và tiêu thụ
-Mở rộng loại hình dvu giải quyết việc lm cho lđ nông nghiệp, phát
triển các làng nghề, chú trọng các nghề sản xuất hàng thủ công
truyền thống mỹ nghệ…
- Thực hiện xd nông thôn mới gắn với đô thị hoá
- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sx: hợp tác, liên kết hỗ
trợ người dân, khuến khích tạo đk thuận lợi để các doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình, trang trại phát triển.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học, công nghệ vào sx nông nghiệp.
Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra những thách thức trong phát triển nông nghiệp, nông
dân, nông thôn ở Việt Nam hiện nay? Theo Anh (Chị), để phát triển nông nghiệp,
nông dân nông thôn theo hướng bền vững cần làm gì? *Khó khăn, thách thức:
Một là, quy mô sx nông nghiệp còn nhỏ lẻ, giá trị gia tăng thấp. Các
sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sp thô, gtri thấp, thiếu bền vững. Đối
với hình thức tổ chức sx trong nông nghiệp còn dra chậm, chủ yếu là
kinh tế hộ gđ, đa số doanh nghiệp và hợp tác xã có quy mô nhỏ, hoạt
động còn nhiều hạn chế.
Hai là, nông nghiệp VN chưa thực sự chuyển mình theo hướng công
nghiệp, hiện đại, gắn vơi kinh tế thị trg và hội nhập quốc tế. Quy
hoạch sx còn chủ quan, duy ý chí, chưa bám sát, dự báo đúng nhu
cầu of thị trg. Sự gắn kết giữa sx ngông nghiệp và công nghiệp chế
biến, giữa nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học còn yếu dẫn
đến thực trạng 1 nền sx gtri thấp, nhiều rủi ro.
Ba là, 1 số địa bàn nông thôn nảy sinh vấn đề xh phức tạp. Tình trạng
ô nhiễm mt, nhất là ô nhiễm nguồn nước ở sông, kênh mương; tình
trạng sd thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi; pt công nghiệp, làng nghề
thiếu quy hoạch; vệ sinh an toàn thực phẩm, ngông sản chưa bảo đảm.
Bốn là, năng lực lm chủ và vai trò chủ thể của nông dân trong pt nông
nghiệp, xd nông thôn mới có mặt còn bất cập, hạn chế. Phần đông
nông dân eo hẹp về nguồn lực, nhiều lđ lớn tuổi, thiếu kiến thức về sx
hàng hoá, thiếu hiểu biết về kte thị trường, chủ yếu sx theo kinh nghiệm, phong trào.
Năm là, thể chế chính sách, pháp luật còn nhiều bất cập, nhất là
chính sách, pháp luật về đất đai, tín dụng, bve mt, về ứng dụng khoa
học, kỹ thuật, pt doanh nghiệp nong nghiệp, về thu hút doanh nghiệp
đầu tư vào nông thôn, ứng dụng công nghệ cao trong sx, chế biến
nông sản, về bảo hiểm nông nghiệp, về pt các hình thức liên kết.
Câu 4: Anh (chị) chỉ ra 5 yếu tố cơ bản để tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam? Yếu tố
nào quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước? Vì sao?
*Các yếu tố cơ bản để tăng trưởng kinh tế: -Vốn -Khoa học và công nghệ -Con người -Cơ cấu kinh tế -Thể chế
*Con Người là yto quan trọng nhất vì:
-Các nguồn lực khác ko có khả năng tự thân mà mà phải thông qua
nguồn lực con người mới có thể phát huy đc tác dụng. Con người vừa
là chủ thể khai thác, sử dụng các nguồn lực khác vừa là khách thể
khai thác các năng lực thể chất và trí tuệ cho sự pt. Đầu tư cho pt con
người mang lại hiệu quả kt cao, tiết kiệm đc việc khai thác sd các nguồn lực khác.
-Hơn nữa, Đảng ta cũng đang định “Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự pt”
-Nguồn lực con người là nguồn lực dồi dào, càng sd càng pt
Câu 5: Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ đổi mới ở Việt Nam là cơ chế nào? Ưu điểm
và hạn chế của cơ chế đó? Những khuyến nghị để phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
*Cơ chế quản lí…là cơ chế kinh tế thị trường định hướng xhcn *Ưu điểm:
-Nền kt được vận hành theo quy luật của thị trường, đảm bảo tính
cạnh tranh, công bằng, tạo đk cho các chủ thể pt. Nhưng cũng có sự
quản lý của Nhà nước, nhằm hạn chế những khuyết tật của thị trường
-Tính định hướng XHCN nhằm xd 1 xh: “Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kt pt cao dựa
trên lực lượng sx hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sx chủ yếu”
-Không đánh đổi mt để chạy theo pt kinh tế thuần tuý, phát huy các
mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
-Mở ra và pt đc nhiều ngành nghề, nhiều thành phần kt
-Lấy con người là mục tiêu, là động lực cho sự pt
-Toàn dụng đc nguồn nhân lực đất nước
-Giải quyết đc bài toán về công ăn việc lm *Nhược điểm:
-Tình trạng phân hoá giàu nghèo
-Vai trò kt nhà nước bị giảm sút và chịu sức ép từ những thành phần kt khác
-Nếu quản lý nhà nước ko tốt, các chủ thể rất dễ vì mục tiêu lợi nhuận
mà có những hành vi cạnh tranh ko lành mạnh, đánh đổi mt để chạy theo lợi nhuận
-Việc mở cửa dẫn tới chệch đướng hướng tới XHCN
-Tình trạng tham nhũng lãng phí có thể xảy ra trong nền kt thị trường,
1 bộ phận cán bộ có thể bị tha hoá, đánh mất phẩm chất đạo đức của người cán bộ. *Những khuyến nghị:
- về phía Đảng lãnh đạo:: đẩy mạnh tổng kết thực tiễn để đề ra
đường lối, pt kt thị trường, định hướng XHCN cho sát thực tế
- Về phía nhà nước: quản lí
+ Nâng cao hiệu quả hiệu lực quản lí kt
+ thực hiện cơ chế chính sách pháp luật trong nền kinh tế thị trường
+ đẩy mạng công tác thanh tra kiểm tra trong nền kt thị trường và xử
phạt nghiêm minh các TH vi phạm
+tập trung cho pt nguồn nhân lực
+tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế, tháo gỡ những điểm nghẽn
+thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế
+nâng cao hiệu quả hđ của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước
-về phía người dân: làm chủ
+phát huy năng lực lm chủ, năng lực sáng tạo
+tích cực đấu tranh chống hiện tượng tiêu cực
+Phải phát huy tốt quyền lm chủ và là chủ của người dân thông qua cơ chế dân chủ
+thống nhất và nâng cao nhận thức về kt thị trường định hướng xhcn
+nâng cao năng lực phản biện chính sách kt và thực thi chínhh sách kt
Câu 6. Hội nghị Trung ương 7 khóa XII (6-2016), Đảng Cộng sản Việt Nam đưa
ra Nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường. Theo anh chị, trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước,
chúng ta có nên đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế không? Vì sao? Để bảo
vệ môi trường cần làm gì?
*Chúng ta ko nên đánh đổi mt để pt kt vì môi trường là vấn đề có tầm ảnh hưởng lớn,
quyết định 1 phần sự pt bền vững của đất nước, tài nguyên là tài sản quốc gia, là 1
nguồn vốn tự nhiên đặc biệt quan trọng để pt đất nước nên nếu đánh đổi mt thì việc
CNH-HĐH cũng sẽ ko pt mạnh đc
*Vì: mt gắn liền với sự tồn tại của đất nước, của dân tộc. Môi trường sống đảm bảo cho
sự pt bền vững XH bền vững đất nước, bền vững đây ko chỉ cho hôm nay, mà còn cho
ngày mai cho tương lai. Mt bảo vệ cho sức khoẻ giống nòi dân tộc VN. *Biện pháp:
- Sử dụng và khai thác tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên
-Xử lý nghiêm các TH vi phạm
-Hoàn thiện về luật pháp cơ chế chính sách về bve môi trường
-Triển khai các mô hình kt tăng trưởng xanh, mô hình kt tuần hoàn góp phần bve mt, pt
bền vững mt sống hiện nay
-tăng cường trồng các cây xanh, phủ xanh đất trồng đồi trọc
-Các dự án đầu tư vào VN phải lm tốt vảo vệ mt, phê duyệt các dự án bve mt lm tốt
công tác thanh tra, kiểm tra và xử lí nghiêm minh trên lĩnh vực mt
Câu 7. Đại hội XII (1-2016) Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra quan điểm về đối
ngoại: “Chủ động tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, lấy
lợi ích quốc gia dân tộc làm mục tiêu cao nhất, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc”. Anh chị hiểu thế nào là chủ động, tích cực hội nhập quốc
tế? Trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam cần làm gì?
*Chủ động là ko trông chờ ỷ lại, chủ động trong tất cả mqh quốc tế
song phương và đa phương, tham gia vào các tổ chức quốc tế, diễn
đàn quốc tế. Tích cực tham gia hội nhập quốc tế về ctri kinh tế văn
hoá an ninh quốc phòng, ngoại giao.
*Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết gắn kết giữa các quốc gia ,
vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia vào các tổ chức, thiết
chế, cơ chế, hoạt động, hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển của bản
thân mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ và nhằm tạo thành sức mạnh tập
thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm. Hội
nhập quốc tế theo đúng nghĩa đầy đủ là hội nhập trên tất cả các lĩnh
vực khác nhau của đợi sống xã hội VN cần phải làm:
-Phải nâng cao năng lực hoạt đọng đối ngoại, công tác đối ngoại của
người dân VN gồm có ngoại giao của đảng, ngoại giao của nhà nước,và nhân dân
-Tich cực tham gia các tổ chức diễn đàn quốc tế đấu tranh cho hoà
bình tiến bộ và công lý trên thế giới
-Phê phán lên án những hiện tượng tiêu cực trên thế giới như chủ
nghĩa khủng bố, chiến tranh hạt nhân, chiến tranh hoá học sinh học
-Mở các diễn đàn quốc tế, hội thản quốc tế để nang cao vị thế VN trên chiến trường quốc tế
-Không ngừng đưa quan hệ với các nước đi vào chiều sâu, nhất là các
nước láng giềng, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác
quan trọng, và các nước bạn bè truyền thống, trên tinh thần bình
đẳng, cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau và phù hợp với luật pháp quốc tế
-Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương phát huy vai trò tại
ASEAN, Liên Hợp Quốc, các cơ chế hợp tác liên nghị viện quốc tế và
khu vực như (AIPA, IPU), APEC, hợp tác tiểu vùng Mê Công…
-Đối ngoại với quốc phòng, an ninh để bảo vệ vững chắc chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
Câu 8: Anh chị hãy chỉ ra những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đối với tài nguyên, môi trường. Những đề xuất của anh chị để thực
hiện bảo vệ môi trường bền vững trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước? *Tác động:
Ô nhiễm môi trường (đất,nước,không khí), tài nguyên thì cạn kiệt
ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và đe doạ toàn bộ hệ sinh thái
-Nguy cơ tiềm ẩn khác như khủng hoảng năng lượng, thiếu hụt
nguyên liệu, mất cân bằng sinh thái và biến đổi khí hậu toàn cầu *Giải pháp:
-Phát triển ngành công nghiệp môi trường- bảo vệ môi trường
trong quá trình công nghiệp hoá
-Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước
-Phải hoàn thiện về cơ chế chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường
-Làm tốt công tác thanh tra kiểm tra xử lí nghiêm minh các
trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường
-Chủ trương gắn kinh tế với tăng trưởng xanh kinh tế tuần hoàn, dự án trồng cây xanh
-Nghiên cứu phát triển mô hình bảo vệ môi trường
-Các dự án trước khi triển khai thực hiện phải có đánh giá tác
động đến môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường
Câu 9: Tại sao Đảng ta xác định: “Khoa học và công nghệ là động lực của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa”.Theo anh/chị để phát triển khoa học và công nghệ cần làm gì?
*Vì: - Là động lực then chốt để phát triển lực lượng sx hiện đại,
đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
-Nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi
trường, giúp sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, thích ứng
với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
-KH-CN giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng mạnh, thu hút đầu tư FDI. *Cần:
-Phát triển mạnh mẽ thi trường khoa học kĩ thuật CN.
-Ứng dụng thành tựu khoa học-công nghệ hiện đại, phát triển
mạnh khu vực dvu, nhất là dvu có giá trị tăng cao, hình thành,
triển khai, thử nghiệm các khu công nghệ cao.
-Nhà nước có nguồn vốn ưu tiên thúc đẩy pt khoa học, đào tạo
bồi dưỡng công nghệ VN có thể nghiên cứu ứng dụng thành công
công nghệ 4.0 vào trong các mặt của đời sống XH, CNH-HĐH đất nước.
-Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh trên nền tảng số.
-Phải có cơ chế hoàn thiện về thể chế chính sách, luật về khoa
học kĩ thuật công nghệ.
-Tôn vinh các nhà KH, các sáng chế phát minh KH, giải thưởng
KH có thể ứng dụng tốt vào đời sống xh.
-Đẩy mạnh liên doanh liên kết để chuyển giao KH kĩ thuật công nghệ trên thế giới.
Câu 10: Anh chị hãy nêu những thách thức trong phát triển nền kinh tế tri thức ở
Việt Nam trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0? Những đề xuất của anh/chị
để phát triển nền kinh tế tri thức?
*Những thách thức trong phát triển kinh tế trí thức ở VN:
- Thứ nhất, khó khăn và thách thức lớn nhát là: nếu VN chậm chạp
trong việc chuẩn bị các đk cần thiết để tiếp thu và ứng dụng ngay
trong công nghệ mới của cách mạng công nghệ 4.0 thì VN có thể tụt
hậu không chỉ xa hơn về kinh tế mà còn tụt hậu cả về khoa học –
công nghệ, tiềm lực an ninh quốc phòng và chủ quyền so với các nước
phát triển trong khu vực và thế giới
- Thứ hai, sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 là khách quan
tất yếu vì vậy, trong một không gian và thời gian nhất định, ở VN sẽ
diễn ra tình trạng thất nghiệp (do lđ máy móc thay cho lđ con người),
sự gia tăng nghèo đói và nói rộng khoảng cách giàu nghèo
- Thứ ba, cách mạng công nghiệp 4.0 tác động tạo khó khăn trong
việc tuyển dụng nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công việc,
có thể tạo ra sự phá sản của 1 số công ty do không cạnh tranh nổi
trên thị trường (công nghệ, nhân lực…)
- Thứ tư, cm công nghiệp 4.0 nhất là sự giao tiếp trên Internet đặt ra
thách thức về bảo mật thông tin cho cá nhân con người và cả hệ
thống cộng đồng xã hội, đặc biệt là vấn đề bảo mật kinh tế, chính trị quốc gia *Những đề xuất:
-Thứ nhất, cần xd Chiến lược pt kinh tế tri thức giai đoạn 2021-
2030, tầm nhìn 2045. Chiến lược cần xác định và triển khai lộ
trình, bước đi và giải pháp thích hợp, trước mắt ưu tiên pt kinh tế
tri thức gắn với kinh tế số và pt những ngành ứng dụng mạnh mẽ
khoa học công nghệ, các đô thị lớn, các vùng kinh tế trọng điểm
để tạo nền tảng, lan toả đến các ngành, địa phương khác
-Thứ hai, đổi mới cơ chế, chính sách, tạo lập 1 khuôn khổ pháp lý
mới phù hợp với sự pt nền kinh tế tri thức
-Thứ ba, đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu khoa học – công nghệ
nhằm tạo nền tảng công nghệ pvu pt đất nước theo hướng hiện
đại và tạo Ra các yếu tố nền tảng của kinh tế tri thức. Tăng
cường năng lực khoa học công nghệ quốc gia để có thể tiếp thu,
lm chủ, vận dụng sáng tạo các tri thức KHCN mới nhất của thế giới
-Thứ tư, pt mạnh nguồn lđ trí tuệ, nâng cao dân trí, đào tạo nhân
tài. Đẩy nhanh đào tạo đội ngũ cán bộ KHCN và công nhân lành
nghề, đội ngũ cán bộ quản lý, doanh nhân…
-Thứ năm, cần quan tâm thu hút, đãi ngộ đvs nhân tài, những
con người hoạt động trong các ngành công nghệ cao, đóng góp
thiết thực và to lớn vào sự pt của các ngành nghề và xh
Câu 11: Tại sao Đảng ta xác định “Công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với phát
triển kinh tế tri thức”? Những giải pháp để gắn CNH-HĐH với phát triển kinh tế tri thức?
Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử
dụng trí thưc giữ vai trò quyết dịnh nhất đối với sự pt kinh tế, tạo ra
của cải nâng cao chất lượng cuộc sống
Tác dụng của kinh tế tri thức đối với nền kinh tế
-Trong kinh tế tri thức, tri thức trở thành lực lượng sx trực tiếp, là vốn
quý nhất, là nguồn lực quan trọng hàng đầu, quyết định sự tăng trưởng và pt kinh tế
-Trong kinh tế tri thức, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động kinh
tế có những biến đổi sâu sắc,nhanh chóng trong đó, các ngành kinh tế
dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học và
công nghệ ngày càng tăng và chiếm đa số
-Trong nền kinh tế công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong
các lĩnh vực và thiết lập được các mạng thông tin đa phương tiện phủ
kín khắp cả nước, nối với hầu hết các tổ chức, hộ gia đình. Thông tin
trở thành nguồn tài nguyên quan trọng nhất của nền kinh tế
-Nguồn nhân lực nhanh chóng đước tri thức hoá, sự sáng tạo, đổi mới,
học tập trở thành yêu cầu thường xuyên đôi với mn và pt con người
trở thành nhiệm vụ trung tâm của xh
-Mọi hđộng có liên quan đến vấn đề toàn cầu hoá kinh tế, có tác động
tích cực hoặc tiêu cực sâu rộng tới nhiều mặt của đời sống xh trong
mỗi quốc gia và trên toàn thế giới *Cần phải:
- Đảng có vai trò quyết định trong việc nâng cao năng suất lđ xh,
nâng cao đời sống nhân dân, 70% GDP do nền kinh tế tri thức mang
lại, 70% GDP toàn ngành do tri thức làm ra, là kết quả của lđ trí óc
-Kinh tế trí thức là nền kinh tế trong đó tất cả các ngành ứng dụng
rộng rãi CNTT trên tất cả lĩnh vực của xh, sử dụng máy móc hiện đại
cho lđ thông qua các phát minh. Tri thức hoá nguồn nhân lực
-Kinh tế tri thức chiếm lĩnh thế giới: Nền kinh tế đã và đang tác động
to lớn tới kinh tế thế giới, nó góp phần thúc đẩy nhanh quá trình toàn
cầu hoá, thắt chặt các mqh các nước với nhau. Và gần như tri thức đã
trở thành nhu cầu tất yếu của các nước trên thế giới
Câu 12: Theo anh (chị) nguồn nhân lực con người phục vụ cho quá trình Công
nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam có những ưu điểm và hạn chế gì? Những đề
xuất của anh/chị để phát triển nguồn nhân lực con người phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại. *Ưu điểm:
-Lực lượng lđ dồi dào, tính đến năm 2020 thì tổng số lđ của VN là
54,6tr người, chiếm 55,4% tổng số dân, với lực lượng lđ dồi dào và giá
rẻ như vậy thì sẽ là 1 lợi thế lớn để giúp pt kinh tế với 1 nước đang pt
và tiến hành CNH-HDH như nước ta
-Tỷ trọng lđ tẻ cao, phần lớn có văn hoá phổ thông. Ở Vn, mỗi năm số
dân bước vào lđ khá cao, như vậy lđ nước ta có lợi thế là sức khoẻ tốt,
năng động, khả năng tiếp thu kiến thức nghề nghiệp dễ dàng
-Lđ VN cần cù, thông minh và đoàn kết, đó là cơ sở cho việc nắm bắt,
tiếp thu và vận dụng 1 cách nhanh chóng những sáng tạo, phát minh,
sáng kiến của khoa học nhân loại *Hạn chế:
-Tỷ lệ lđ qua đào tạo thấp, nước ta thiếu nghiêm trọng các chuyên gia
kỹ thuật, cấn bộ quản lý giỏi, công nhân lm nghề tay nghề cao
-Đội ngũ cán bộ khoa học trẻ chất lượng còn ít nên việc chuẩn bị cho
thế hệ kế tiếp còn gặp nhiều khó khăn
-Cơ cấu, bố trí sd nguồn nhân lực bát hợp lý: mất cân đối tỷ lệ về trình
độ nhân lực đã qua đào tạo. Ngoài ra, việc bố trí sd cán bộ còn rất bất
hợp lý giữa các vùng miền, giữa các ngành
-Lao động VN ko có tinh thần tự giác, tác phong lđ rất lề mề, ko có sự sáng tạo * Giải pháp:
-Nâng cao, đổi mới chất lượng đào tạo, giáo dục, chất lượng lđ, phải
đổi mới phương pháp giáo dục sao cho có hiệu quả hơn, mở rộng quy
mô giáo dục để đáp ứng đc nhu cầu pt của đất nước
-Phải điều chỉnh cơ cấu lđ hợp lý giữa các trình độ, ngành nghề độ tuổi
-Phải có những chính sách về sức khoẻ và y tế để cải thiện thể trạng và sức khoẻ lđ
-có các chính sách để thu hút nhân tài lm việc cho đất nước
Câu 13: Mục tiêu cụ thể phát triển đất nước trong giai đoạn tới được Đại hội XIII
xác định như thế nào? Theo anh/chị, để thực hiện được mục tiêu trên, Đảng và Nhà
nước Việt Nam cần làm gì?
-Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất đất nước. Là nước đang pt, có công nghiệp theo hướng
hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp (GDP bình quân đầu
người ước đạt 4,700-5,000 USD/năm)
-Đến năm 2030, kỷ niệm 100 thành lập Đảng: là nước đang pt, có
công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao (GDP bình quân đầu
người ước đạy 7,500 USD/năm)
- Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước VNDCCH, nay là
nước CHXHCNVN: Trở thành nước pt, thu nhập cao (đến năm đó, tiêu
chí sẽ thay đổi, theo tiêu chí hiện nay, GDP bình quân đầu người phải đạt trên 12,535 USD/năm)
Câu 14: Đại hội XIII của Đảng xác định như thế nào về vai trò của thành phần
kinh tế tư nhân? Ý nghĩa của quan điểm đó? Theo anh/chị, để kinh tế tư nhân có
điều kiện phát triển, Đảng và Nhà nước Việt Nam cần làm gì?
*Nền kinh tế thi trg định hướng chủ nghĩa xh Vn có nhiều hình thức sở
hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế tư nhân là 1 động lực quan trọng
-Kinh tế tư nhân đc khẳng định là 1 động lực quan trọng của nền kinh
tế và đc khuyến khích pt ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật ko
cấm, nhất là trong lĩnh vực sx kinh doanh, dvu đc hỗ trợ thành các
công ty, tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có sức cạnh tranh cao. Kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài là 1 bộ phận quan trọng of kinh tế quốc
dân, có vai trò to lớn trong hua động nguồn vốn đầu tư, công nghệ,
phương thức quản lý hiện đại, mở rộng thị trg xuất khẩu
*Ý nghĩa : Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong thúc đẩy nền kinh
tế đã đc công nhận rộng rãi trên toàn thế giới, Trong bối cảnh của VN,
khu vực kinh tế tư nhân đc xem như là 1 động lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và sự tạo việc lm. Việc nhận ra vai trò quan trọng của 1
khu vực kinh tế tư nhân bởi Đảng phản ánh tâm thế cải cách của các
nhà lãnh đạo Đảng và nhu cầu đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước *Nhà nước cần:
-Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư
của các doanh nghiệp tư nhân, nghĩa là cắt giảm thủ tục hành chính,
tạo các chính sách hỗ trợ về tài chính, quản lý, đào tạo, v.v, đặc biệt
là các doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Tăng cường quản lý và giám sát, đặc biệt là về các mặt hàng quan
trọng, các doanh nghiệp có thể gây thiệt hại cho môi trường, lợi dụng
tài nguyên thiên nhiên, v.v
-Thúc đẩy nghiên cứu và đổi mới công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp tư
nhân phát triển các sp, dịch vụ mới và chuyển đổi mô hình sx kinh doanh
- Nắm bắt thị trường và gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trg; cung
cấo thông tin, kinh nghiệm và kiến thức để giúp doanh nghiệp tư nhân
phát triển hơn về kinh doanh và quản lý
Câu 15: Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng khoá VII (1/1994)
xác định 4 nguy cơ thách thức lớn đối với Đảng Cộng sản Việt Nam là
gì? Theo anh/chị, hiện nay 4 nguy cơ này còn tồn tại không? Nếu có, ảnh hưởng đến Đảng
và chế độ như thế nào? Để đẩy lùi 4 nguy cơ, Đảng, Nhà nước và nhân dân cần làm gì? * 4 nguy cơ thách thức:
-Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và
trên thế giới do điểm xuất phát thấp, nhịp độ tăng trưởng chưa cao và
chưa vững chắc, lại phải đi lên trong mt cạnh tranh gay gắt
-Nguy cơ chệch hướng xhcn nếu ko khắc phục đc những lệch lạc trong
chủ trương, chính sách và chỉ đạo thực hiện
-Nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ nạn quan liêu
-Nguy cơ “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch *Việc cần làm:
-Đảng phải tiếp tục, quyết tâm mạnh mẽ hơn với tinh thần thực sự
“không có vùng cấm, không có ngoại lệ” như nhiệm kỳ vừa qua
-4 nguy cơ lớn mà Đảng chỉ ra có quan hệ móc xích với nhau, nếu
khắc phục đc nguy cơ này thì sẽ tác động tới việc khắc phục, hạn chế
các nguy cơ khác. Do đó, cần phải có chiến lược, giải pháp để vượt
qua, khắc phục các thách thức mà Đảng đã nhận ra
- “Muốn xử lí các vấn đề này thì phải lm đồng bộ, bài bản và phải có
những giải pháp rất tích cực. Chẳng hạn, chống tham nhũng, lãng phí
mà chúng ta lm tốt thì chính là góp phần khắc phục tình trạng “ tự
diễn biến”, tự chuyển hoá và cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng”. 1 hệ thống thể chế, pháp luật và chế tài đồng bộ, đặc biệt
là kiẻm soát quyền lực, chế tài xử lý nghiêm minh kết hợp với giáo
dục, tuyên truyền và nâng cao nhận thức trong toàn đảng, toàn dân là
trọng tâm để khắc phục các nguy cơ mà đảng đã chỉ ra