Đề cương môn Quan hệ quốc tế

Đề cương môn Quan hệ quốc tế

Môn:
Thông tin:
17 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương môn Quan hệ quốc tế

Đề cương môn Quan hệ quốc tế

163 82 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|35884202
ĐỀ CƯƠNG
QUAN HỆ QUỐC TẾ
Nhóm 1
Câu 1: Khái niệm quan hệ quốc tế và quan hệ chính trị quốc tế.
* Quan hệ quốc tế: là mối quan hệ trên phạm vi thế giới, phạm vi nhân loại giữa
các quốc gia, dân tộc, các tổ chức và phong trào quốc tế, các vùng, khu vực... Đó
là hình thức đặc biệt của quan hệ xã hội, gồm nhiều mặt quan hệ như chính trị,
kinh tế, văn hóa, khoa học, quân sự, luật pháp, tư tưởng, an ninh... trong đó quan
hệ chính trị là quan hệ cơ bản và quan trọng nhất. Quan hệ quốc tế bao gồm các
lĩnh vực chủ yếu: quan hệ chính trị quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế, quan hệ
quốc tế về an ninh, quốc phòng; quan hệ quốc tế về văn hóa, y tế, giáo dục và
những vấn đề xã hội.
* Quan hệ chính trị quốc tế:
- Theo Lênin, chính trị - đó những công việc nhà nước hayhội, là mối quan
hệ giữa các giai cấp, dân tộc, giữa các nhóm hội khác nhau với nhà nước
trọng tâm của các quan hệ đó vấn đề giành, giữ, thực thi quyền lực chính trị,
trước hết và chủ yếu là quyền lực nhà nước.
- Chính trị quốc tế cũng bao hàm toàn bộ các nội dung nói trên nhưng đượctriển
khai trên phạm vi nhân loại thông qua hoạt động của các chủ thể bản của quan
hệ chính trị quốc tế (các quốc gia-dân tộc độc lập, các tổ chức quốc tế, các phong
trào chính trị-xã hội...)
- Có thể định nghĩa Quan hệ chính trị quốc tế là mối qua hệ về mặt chính trị giữa
các nhà nước, giữa các quốc gia dân tộc độc lập chủ quyền, giữa các tổ chức
quốc tế và phong trào chính trị - xã hội, giữa các vùng, khu vực xoay quanh những
vấn đề cấu thành và vận động của nền chính trị thế giới.
Câu 2: Các nội dung cơ bản của vấn đề mang tính quy luật: cơ sở hoạt động của
các quốc gia trên trường quốc tế là lợi ích quốc gia.
Một là, việc xác định lợi ích quốc gia - dân tộc trong quá trình hoạch định và
triển khai chính sách đối ngoại. Lợi ích quốc gia - dân tộc vừa cái gốc chi phối
mọi quyết định của mỗi quốc gia trong những vấn đề đối nội, vừa chi phối cách
hành xử của quốc gia đó trên trường quốc tế. Chính vậy, đối với các nước, trong
quá trình hoạch định triển khai chính sách đối ngoại, việc xác định lợi ích quốc
1
lOMoARcPSD|35884202
gia - dân tộc trong các trường hợp cụ thể vấn đề không đơn giản, bắt nguồn từ
các yếu tố:
1- Sự khác nhau về lợi ích của các chủ thể tham gia quá trình hoạch định
vàtriển khai chính sách đối ngoại;
2- Sự khác nhau về nhận thức của các chủ thể tham gia quá trình hoạch
địnhvà triển khai chính sách đối ngoại;
3- Các quy định, cách tiếp cận của các quan tham gia hoạch định
triểnkhai chính sách đối ngoại không đồng nhất dẫn đến cách hiểu, diễn giải
quyết định khác nhau.
Những yếu tố này khiến quá trình xác định thực hiện bảo đảm lợi ích
quốc gia - dân tộc trong hoạt động đối ngoại trở nên phức tạp, nhất là khi có sự vận
động, tác động của các nhóm lợi ích. Các nhóm lợi ích thể dùng các kênh
phương thức khác nhau để tác động, điều chỉnh hoặc cung cấp thông tin đối với
từng vấn đề trong quá trình xây dựng thực hiện bảo đảm lợi ích quốc gia - dân
tộc theo hướng mang lại lợi ích cho họ. Do đó, giới phân tích cho rằng, việc xác
định lợi ích quốc gia - dân tộc nhấn mạnh tới vai trò của các chủ thể bên trong một
nước với những dạng thức lợi ích khác nhau thể chế chính trị của nước đó với
những đặc thù, luật pháp quốc tế chi phối.
Hai là, mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia - dân tộc lợi ích quốc tế. Theo
học giả người Mỹ Thô-mát Rô-bin-xơn (Thomas W. Robinson), bên cạnh lợi ích
quốc gia - dân tộc còn có các lợi ích quốc tế (lợi ích song trùng, lợi ích bổ sung, lợi
ích xung đột). Lợi ích quốc tế thể bao gồm lợi ích chung của tất cả các quốc gia
(lợi ích quốc tế toàn cầu) hoặc chỉ một số quốc gia nhất định (lợi ích quốc tế tập
thể). Năm 1950, Liên Xô coi lợi ích quốc tế giới hạn trong phạm vi là lợi ích chung
của khối hội chủ nghĩa. Mỹ coi lợi ích quốc tế bao gồm lợi ích chung của các
nước bản phương Tây. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn Chiến tranh lạnh, cả
Liên Xô và Mỹ đều theo đuổi bảo vệ lợi ích tập thể hơn lợi ích quốc tế toàn cầu.
Chiến tranh lạnh kết thúc, sự đối đầu quân sự giữa hai khối Đông - Tây chấm dứt.
Ngày nay, tầm quan trọng của lợi ích quốc tế càng được nâng cao và thể hiện rõ nét
trong những thách thức đa dạng thế giới nói chung đang phải đối mặt, như các
quan hệ về kinh tế, thương mại, phát triển công nghệ, bảo vệ môi trường, kiểm soát
dân số, thiên tai, chống phổ biến khí hủy diệt hàng loạt, vi phạm quyền con
người, khủng hoảng di cư... Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa
các cường quốc diễn ra ngày càng quyết liệt, các quốc gia vừa nhỏ đều nhận
thấy lợi ích quốc gia - dân tộc chỉ thể được bảo đảm khi lợi ích chung của cộng
lOMoARcPSD|35884202
đồng quốc tế được bảo đảm dựa trên luật lệ quốc tế. Bên cạnh đó, phải nhìn nhận
rõ hơn về tầm quan trọng của lợi ích quốc tế, bởi khi các quốc gia có những lợi ích
chung mới có thể cùng nhau hợp tác, xử lý và giải quyết những vấn đề xung đột lợi
ích.
Ba là, phương cách, biện pháp tạo dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia để tối
ưu hóa lợi ích quốc gia - dân tộc. Trong lịch sử nhân loại, nhiều phương cách
tạo dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia, tuy nhiên việc lựa chọn phương cách nào
được cho phụ thuộc nhiều vào bối cảnh cụ thể chủ thuyết chính trị của giới
hoạch định chiến lược, cũng như quyết định chính sách đối ngoại của mỗi quốc
gia. Ngày nay, “sức mạnh mềm” ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong
chiến lược của các quốc gia. Cách tiếp cận biện pháp triển khai sức mạnh mềm
hợp lý, đúng đối tượng, đúng thời điểm sẽ góp phần gia tăng sức nặng tầm ảnh
hưởng của các quốc gia trên “bàn cờ” chính trị quốc tế, cũng như tạo ra sức lôi
cuốn đồng thuận hội trong chính nội bộ quốc gia. Hầu hết các quốc gia đều
nhận thấy, việc sử dụng lạm dụng “sức mạnh cứng” để giải quyết mâu thuẫn
nhằm đạt được mục tiêu nhiều khi không phát huy được tác dụng, thậm chí còn
thất bại, dễ vấp phải sự phản ứng của cộng đồng quốc tế đứng trước rủi ro bị
lập, làm suy giảm vị thế, uy tín, hình ảnh của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Câu 3: Khái niệm, phân loại, đặc trưng chủ thể quan hệ quốc tế.
* Khái niệm chủ thể quan hệ quốc tế: Chủ thể QHQT là những thực thể đóng một
vai trò có thể nhận thấy được trong QHQT * Phân loại chủ thể QHQT:
- Chủ thể Quốc gia (State Actor): chủ thể bản vai trò lớn nhất. chủ thể
củaLuật pháp quốc tế.
- Chủ thể phi Quốc gia (Nonstate Actor): những chủ thể QHQT không phải
quốcgia: tổ chức quốc tế phi chính phủ, công ty xuyên Quốc gia, một số nhóm
chính trị, xã hội
Các tổ chức chính trị - hội: Các đảnh phái, các tổ chức nghề nghiệp,
tôngiáo… Các phong trào chính tr - hội phong trào cộng sản công nhân
quốc tế…
Các công ty xuyên quốc gia: Vai trò ngày càng lớn, chi phối ngày càng nhiều
đờisống chính trị thế giới. VD: Các tập đoàn dầu lửa… * Đặc trưng: Chủ thể
QHQT có 4 đặc trưng chính: + Có mục đích khi tham gia QHQT
Tức là có động cơ tham gia QHQT. Động cơ được cụ thể hoá bằng các lợi ích trong
QHQT. Động quyết định việc tham gia quan hệ sự theo đuổi của chủ thể
3
lOMoARcPSD|35884202
trong QHQT. Không mục đích, chủ thể skhông tham gia QHQT và không còn
là chủ thể QHQT. + Có tham gia vào QHQT
Tức là tham gia vào quan hệ với nước ngoài và là một bên trong quan hệ đó. Tham
gia vào QHQT quy định tính “quan hệ quốc tế” của chủ thể. Không tham gia vào
quan hệ với nước ngoài, QHQT không hình thành chủ thể không trở thành chủ
thể QHQT.
+ Có khả năng thực hiện QHQT
Tức phải năng lực, sự độc lập hay sự tự trị nhất định. Chủ thể không năng
lực thì không hình thành thực hiện được QHQT. Chủ thể không độc lập hoặc
thiếu sự ttrị tchỉ công cụ của chủ thể khác không phải chủ thể QHQT
thực sự.
+ Hành vi quyết định có ảnh hưởng nhất định tới QHQT
Tức là hành vi và quyết định của nó phải có khả năng tác động đến chủ thể khác để
hình thành hoặc làm thay đổi quan hệ. Đồng thời, việc ảnh hưởng cũng khiến
các chủ thể khác phải tính đến nó trong chính sách đối ngoại của mình.
Câu 4: Khái niệm quốc gia.
* Khái niệm quốc gia: - “Quốc gia là một phạm vi lãnh thổ có tính độc lập về
phương diện đối ngoại, trong đó hình thành các cơ cấu không thể tách rời là
chính quyền, một cộng đồng người với yếu tố tập quán, thói quen, tín ngưỡng và
các đoàn thể”
* 4 tiêu chí của 1 quốc gia (theo công ước Montevideo về Quyền và Nghĩa vụ của
Quốc gia 1933)
- có lãnh thổ xác định
- có nhà nước
- dân cư thường xuyên
- năng lực tham gia vào quan hệ với các thực thể, quốc gia khác * Ngoài ra
dấu hiệu của quốc gia:
- Dấu hiệu bản chất:
Chủ quyền về đối nội
Độc lập về đối ngoại - Dấu hiệu pháp lý:
Nhận được sự công nhận trở thành 1 quốc gia của quốc gia khác
Câu 5: Những nguyên nhân của xung đột quốc tế
* Nguyên nhân bên ngoài
Nguyên nhân của xung đột quốc tế trước hết gắn liền với đặc điểm cấu trúc hệ
thống chính trị thế giới, bối cảnh quốc tế khu vực. Đa số các cuộc xung đột
lOMoARcPSD|35884202
quốc tế hiện nay đều liên quan đến sự thay đổi trật tự thế giới, sự phân bố lực
lượng và các trung tâm quyền lực trên thế giới. các quốc gia vừa nhỏ cũng dễ bị
lôi cuốn vào các tình huống xung đột, khi trật tự thế giới thay đổi, hoặc sự biến
đổi lớn trong tương quan lực lượng quốc tế. Trong trường hợp đó, các quốc gia này
bị mất sự định vị ràng về vị trí của nh trong cấu trúc quan hệ quốc tế, trong
việc xác định các định hướng quan hệ, tập hợp lực lượng quốc tế xu hướng
vận động để kết thúc tình trạng đó.
* Nguyên nhân bên trong:
Xung đột quốc tế còn do các nguyên nhân nảy sinh trong quá trình hoạt động
giữa các chủ thể của quan hệ quốc tế, trước hết là giữa các quốc gia, các cộng đồng
dân tộc, tôn giáo.
+) Nguyên nhân lãnh thổ: biểu hiện qua các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ;
các cuộc xâm chiếm lãnh thổ. Đó cuộc chiến tranh do Mỹ phát động I-rắc,
cuộc xung đột giữa I-xra-en Pa-le-xtin, Ấn Độ Pa-ki-xtan (vùng Ca-sơ-mia),
Nhật Bản Hàn Quốc (đảo Đốc Đô),... Đây nguyên nhân phổ biến khó giải
quyết nhất trong quan hệ giữa các quốc gia.
+) Nguyên nhân chính trị: biểu hiện qua các cuộc xung đột liên quan đến sự
khác biệt về hệ tưởng; qua sự hỗ trợ, can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào công
việc nội bộ củaớc khác; sự phá hoại, xuyên tạc tình hình của các nước khác; sự
ủng hộ, giúp đỡ các nhóm đối lập; tiến hành lật đổ chính quyền, xây dựng các
chính phủ nhìn... Sự chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa hội nước ta các nước hội chủ nghĩa, các cuộc “cách
mạng sắc màu”, các cuộc bạo loạn, đảo chính chính tr đã đang diễn ra khu
vực Trung Á, Trung Đông, Bắc Phi hiện nay những dẫn chứng tiêu biểu cho các
xung đột có nguyên nhân chính trị.
+) Nguyên nhân tôn giáo: thể hiện qua sự xung đột giữa các cộng đồng tôn
giáo; sự va chạm giữa các giá trị tôn giáo; theo dõi vì tín ngưỡng; phân biệt, ngược
đãi tôn giáo, tín ngưỡng. Tiêu biểu xung đột giữa các nhóm đạo Hồi Irắc, giữa
các nước A-rập (Hồi giáo) và I-xra-en (Do Thái giáo),... Ngoài ra, nhiều tổ chức
trang, khủng bố hiện nay đang xu hướng núp bóng dưới vỏ bọc tôn giáo, lợi
dụng các vấn đề tôn giáo để thực hiện các hoạt động chính trị của mình. Các cuộc
xung đột tôn giáo cũng rất phức tạp khó giải quyết, do liên quan đến các chuẩn
mực giá trị, đạo đức của các cộng đồng dân tộc, lịch sử lâu dài thường liên
quan đến nhiều quốc gia, ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
5
lOMoARcPSD|35884202
+) Nguyên nhân kinh tế: biểu hiện qua sự bao vây, cấm vận thương mại; phong
tỏa hàng hóa; thiết lập hàng rào thuế quan, bảo hộ hàng hóa; độc quyền sản xuất,
phương pháp bán hàng... rong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế, thương mại đang
diễn ra mạnh mẽ, những cuộc xung đột kinh tế sẽ còn tiếp diễn với mức độ quy
mô lớn hơn.
+) Nguyên nhân tài nguyên, môi trường: biểu hiện qua việc tranh chấp nguồn
tài nguyên thiên nhiên, nhất nguồn lợi hải sản, khai thác dầu mỏ, khí đốt thềm
lục địa; gây ô nhiễm nguồn nước, xây dựng cầu cống, đập thủy lợi, thủy điện trên
các dòng sông; gây ô nhiễm không khí, nạn khói mù; áp dụng các tiêu chuẩn môi
trường khắt khe nhằm vào các hàng hóa nhập khẩu.
+) Xung đột quốc tế còn các nguyên nhân điều kiện phát triển từ ngay
trong mỗi quốc gia. Bắt đầu từ những nguyên nhân bên trong, nhưng sớm hay
muộn các cuộc xung đột này đều bị quốc tế hóa với sự tham gia, can thiệp trực tiếp
hay gián tiếp của các nhân tố quốc tế
- Sự tồn tại trong mỗi quốc gia những nhóm dân tộc, tôn giáo hoặc ngôn
ngữ có sự phân chia ranh giới hành chính tương đối rõ ràng
- Sự phát triển chênh lệch giữa các địa phương kết hợp với sự tập trung
cao độ ở trung ương
- Trong đất nước sự thay đổi chính trị, kinh tế lớn, dẫn đến sự ra đời
của các thế lực chính trị, kinh tế mới.
- Sự yếu kém của bộ máy chính quyền, s kém phát triển của văn hóa hòa
giải trong xã hội, của cơ cấu dân chủ có vai trò bảo đảm sự điều phối và giải quyết
các tình huống mâu thuẫn, xung đột, nhất sự yếu kém của hệ thống luật pháp,
của cơ cấu trung gian, hòa giải không giải quyết được các mâu thuẫn, xung đột khi
nó mới xuất hiện.
- Những khó khăn trong đời sống kinh tế, văn hóa, hội, những hạn chế
các quyền bản của con người về tự do, dân chủ, tín ngưỡng... không được giải
quyết một cách cơ bản, kịp thời sẽ dẫn đến những cuộc bạo loạn, xung đột.
Câu 6: Khái niệm và các loại hợp tác quốc tế
Khái niệm Hợp tác (Cooperation):
- Là cách phối hợp vì mục đích chung.
- Là hành vi tương tác hòa bình.
- Đem lại kết quả như nhau cho các chủ thể - Là sự tương tác giữa các chủ
thể QHQT.
lOMoARcPSD|35884202
Hợp tác quốc tế sự phối hợp hòa bình giữa các chủ thể QHQT nhằm thực hiện
các mục đích chung.
Phân loại:
Theo lĩnh vực hoạt động:
-Hợp tác chính trị.
-Hợp tác văn hóa.
-Hợp tác kinh tế.
+ Hợp tác thương mại.
+ Hợp tác đầu tư. + Hợp
tác nông nghiệp.
Theo quy mô không gian:
-Hợp tác khu vực (EU, AU, ASEAN).-Hợp tác toàn cầu (UN, WTO).
Theo số lượng chủ thể:
-Hợp tác song phương (hai nước)
.-Hợp tác đa phương (ba nước trởlên).
Câu 7: Những đặc trưng, vai trò của tổ chức quốc tế.
A, đặc trưng của tổ chức quốc tế .
1. Vì mục đích chung nhất định .
2. Được thành lập trên sở thỏa thuận giữa các thành viên . Thỏa thuận này
đượcthể hiện bằng văn bản được gọi bằng tiên khác nhau như hiến trương , quy
chế , hiệu ước , hoặc điều lệ của t chức ...Các văn bản quy định , mục đích ,
nhiệm vụ , nguyên tắc , cấu tổ chức sở pháp cho các hoạt động của tổ
chức .
3. Tổ chức quốc tế liên quốc gia hoạt động trên hai nguyên tắc cơ bản :
- Nguyên tắc bình đẳng tức các thành viên bình đẳng với nhau ,
quyềnngang nhau trong việc nêu ý kiến ,thảo luận đưa ra các quyết định cũng
như thực hiện các nghĩa vụ của mình .
- Nguyên tắc không can thiệp các công việc nội bộ của các quốc gia
thànhviên đây nguyên tắc thể hiện tình chất về chủ quyền về lãnh thổ khả
năng của mỗi quốc gia trong việc thực hiện nội bộ của mình
7
lOMoARcPSD|35884202
4. Thành viên của tổ chức quốc thế thể các quốc gia độc lập , chủ quyền
đólà các tổ chức quốc tế liên quốc gia nhưng cũng thể các tổ chức hoặc
nhân mang các quốc tịch khác nhau đó tổ chức quốc tế phi chính phủ , hoặc
là hình thức đan xen giữa hai hình thức trên .
5. Các thành viên quyền tham gia tự nguyện tổ chức quốc tế. Đối với các
thànhviên quốc gia điều này xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc
gia trong quan hệ quốc tế. Xuất phát từ sự tự nguyện tham gia các thành viên
thể rút ra khỏi tổ chức quốc tế theo điều lệ của tổ chức đó .
6. Các quyết định, nghị quyết của tổ chức quốc tế, thường mang tính kiến nghị,
ngoạitrừ các vấn đề đã được ghi trong điều lệ về hoạt động nội bộ mang tính bắt
buộc đã được các thành viên thỏa thuận .
7. Tổ chức quốc tế không có dân cư và lãnh thổ cố định .
NHÓM 2:
Câu 1: Khái niệm lợi ích quốc gia.
Lợi ích quốc gia những lợi ích chủ yếu của quốc gia chủ quyền trong
quan hệ với bên ngoài.
Lợi ích quốc gia là việc hiện thực hóa các nhu cầu sống còn, phát triển của
quốc gia, được lãnh đạo quốc gia nhân thức dưới dang mục tiêu chiến lược.
Câu 2: Khái niệm sức mạnh quốc gia, những yếu tố tự nhiên cấu thành nên
sức mạnh quốc gia.
* Khái niệm sức mạnh quốc gia:
Sức mạnh quốc gia gọi đầy đủ Sức mạnh tổng hợp quốc gia hay còn gọi
Thực lực quốc gia một khái niệm trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, dùng để chỉ
toàn bộ thực lực đảm bảo cho sự tồn tại phát triển của một quốc gia bao gồm
các nhân tố vật chất (phần cứng); tinh thần (phần mềm); ảnh hưởng trong quan hệ
quốc tế.
* Các yếu tố tự nhiên cấu thành lên sức mạnh quốc gia:
- Yếu tố lãnh thổ:
+ Vị trí địa lý: yếu tố trọng yếu của địa chính trị gồm các khía cạnh chính vị
trí địa lý tự nhiên, vị trí địa lý giao thông, vị trí địa lý quốc phòng. Vị trí địa lý, đặc
biệt vị trí giao thông vị trí quốc phòng ý nghĩa xác định tầm quan trọng
của một quốc gia trong quan hệ với các nước khác và giữa các nước khác với nhau,
đặc biệt là giữa các cường quốc.
lOMoARcPSD|35884202
+ Diện tích lãnh thổ yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, quốc phòng, diện
tích càng lớn thì nhìn chung càng điều kiện để phát triển kinh tế, thực hiện các
giải pháp đa dạng trong quốc phòng. Đương nhiên diện tích lãnh thổ phải tính đến
các điều kiện về khí hậu, tài nguyên thiên nhiên.
+ Địa hình, địa mạo cũng tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho phát triển kinh tế
hoặc t chức quốc phòng (địa hình đồi núi hay bình nguyên, sa mạc, biển hay
không biển...). Nước nào kiểm soát được biển thì nước đó sẽ kiểm soát được tất
cả.
- Yếu tố tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng trọng yếu và lâu dài đối với một quốc gia,
bao gồm đất đai, khoáng sản, rừng, biển, nguồn nước, nguồn năng lượng tự
nhiên. Tài nguyên thiên nhiên đã và đang là trung tâm của những cuộc tranh giành,
thậm chí xung đột giữa các quốc gia đặc biệt dầu mỏ, khí đốt; khoáng sản kim
loại; nước và những nguyên tố hiếm phục vụ kỹ thuật, quốc phòng.
( Do tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên vốn đang bị cạn kiệt nhiều
lãnh thổ trước đây vốn ít được quan tâm như Bắc Cực, Nam Cực gần đây đã trở
thành trung tâm chú ý của các quốc gia.) – viết thêm nếu thích - Yếu tố dân số:
- Số lượng nhân khẩu: là nhân tố sản xuất cũng như cấu thành tầm quan trọng
củamột quốc gia, các quốc gia đông dân đều gây được sự chú ý trong quan hệ
quốc tế như Trung Quốc, Ấn Độ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dân số phải đạt
đến một mức nhất định mới có thể đảm bảo cho sự phát triển an toàn, bền vững
của quốc gia.
- Chất lượng và cấu trúc dân số: chất lượng dân số là nhân tố đảm bảo cho số lượng
nhân khẩu phát huy tác dụng. Chất lượng dân số là tố chất công dân, trình độ giáo
dục, tình trạng sức khỏe, nền tảng đạo đức, phong tục tập quán, truyền thống văn
hóa, quân sự... và tinh thần dân tộc. Cấu trúc dân số là các khía cạnh về giới tính ,
độ tuổi, thành phần dân tộc, tôn giáo. Cấu trúc dân số hợp lý, thuần nhất sẽ tạo
thuận lợi cho quốc gia phát huy sức mạnh tổng hợp.
Câu 3: Khái niệm chủ quyền quốc gia. Phân tích một ví dụ minh họa về việc
xâm phạm và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên thực tiễn hiện nay
Chủ quyền quốc gia quyền tối cao của một nhà nước độc lập, thực hiện các
chức năng đối nội và đối ngoại của mình
+ Đối nội (Không bị can thiệp nội bộ)
Quyền lựa chọn con đường và chế độ.
Quyền xây dựng luật pháp.
9
lOMoARcPSD|35884202
Quyền đề ra và thực thi chính sách.
+ Đối ngoại (Bình đẳng)
Quyền ký kết điều ước quốc tế.
Quyền lựa chọn đối tác.
Quyền lựa chọn phương thức và biện pháp quan hệ
VD: Đài Loan diễn tập trái phép trên đảo Ba Bình
Cảnh sát biển Đài Loan lập vùng cấm tàu thuyền diễn tập bắn đạn thật trái phép
tại đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Cảnh sát biển Đài Loan thông báo tổ chức diễn tập trên đảo Ba Bình ngày 28-29/6
với các khoa mục bắn đạn thật vào mục tiêu giả định trên biển trên không. Tàu
thuyền và máy bay được yêu cầu tránh khu vực này trong thời gian diễn tập.
Cảnh sát biển Đài Loan không công bố loại khí nào được dùng trong diễn tập,
nhưng lực lượng này được cho đã sử dụng súng chống tăng Kestrel do Viện
Khoa học Công nghệ Trung Sơn của hòn đảo phát triển. Súng chống tăng
Kestrel khả năng xuyên phá tông dày 60 cm, thể đối phó với các đợt tiến
công đổ bộ. Trong những cuộc diễn tập trái phép trước đây trên đảo Ba Bình, cảnh
sát biển Đài Loan từng sử dụng pháo phòng không 40 mm, súng cối 120 mm
các loại pháo khác .
VN đã nhiều lần yêu cầu Đài Loan ngừng tổ chức diễn tập tại đảo Ba Bình và vùng
biển xung quanh, chấm dứt hành động "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh
thổ của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh
hàng hải, gây căng thẳng làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông". Người
Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Thị Thu Hằng cũng cho biết: "Việt Nam
kiên quyết phản đối yêu cầu Đài Loan huỷ bỏ hoạt động trái phép nêu trên
không tái diễn vi phạm tương tự". Việt Nam nhiều năm qua đã khẳng định lập
trường rõ ràng, nhất quán đối với việc Đài Loan tiến hành bắn đạn thật ở vùng biển
xung quanh đảo Ba Bình. Việt Nam đầy đủ căn cứ pháp bằng chứng lịch
sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với
luật pháp quốc tế.
Câu 4: Những quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia trong quan hệ
quốc tế.
a) Quyền quốc tế bản của quốc gia Quyền
bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi
lOMoARcPSD|35884202
Chủ quyền thuộc tính chính trị pháp không thể tách rời của quốc gia; bao
gồm hai nội dung chủ yếu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của
mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình nghĩa quốc gia
toàn quyền quyết định các vấn đề trong phạm vi lãnh thổ của mình.
Chủ quyền thuộc tính tự nhiên vốn của bất kỳ quốc gia nào; thể trong
những trường hợp nhất định chủ quyền thể bị hạn chế; nhưng đã quốc gia thì
luôn chủ quyền với đầy đủ những yếu tố nêu trên các chủ thể khác của luật
quốc tế không có đầy đủ được như quốc gia
Quyền được tự vệ cá nhân hoặc tự vệ tập thể
Điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc chỉ cho phép thực hiện quyền tự vệ cho
đến khi Hội đồng Bảo an thực hiện các biện pháp cần thiết cho các quốc gia thành
viên. đó, ngoài quyền tự vệ nhân của một quốc gia, các quốc gia khác liên
quan chặt chẽ với quốc gia đó cũng thừa nhận quyền tự vệ tập thể để cùng nhau
thực hiện hành động tự vệ.
Quyền được tồn tại trong hòa bình và độc lập
Tại khoản 3 điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc đã ghi nhận hoà bình giải quyết
các tranh chấp quốc tế nguyên tắc bắt buộc chung đối với các thành viên của
cộng đồng quốc tế. Do đó, tất cả các nước thành viên của Liên hợp quốc, khi gỉai
quyết tránh chấp quốc tế, phải dùng biện pháp hoà bình. Điều này cho thấy quốc
gia có quyền được tồn tại trong hoà bình.
Bên cạnh đó quyền tồn tại trong độc lập. Theo khoản 7 điều 2 Hiến chương Liên
hợp quốc “Tổ chức Liên hợp quốc không quyền can thiệp vào công việc thực
chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia nào” Nghĩa vụ này cũng đặt ra
cho tất cả các thành viên của cộn đồng quốc tế.
Ngoài ra, quyền được độc lập của quốc gia còn được quy định trong các văn kiện
khác như: Hiệp định Giơ ne năm 1954; Hiệp định Paris năm 1975; Tuyên bố
của Liên hợp quốc về trao trả độc lập cho các nước các dân tộc thuộc địa năm
1960; Định ước Henxinki năm 1975,… Từ những quy định của các văn kiện pháp
quốc tế cho thấy quyền độc lập của quốc gia luôn được bảo vệ trong hệ thống
luật quốc tế.
11
lOMoARcPSD|35884202
Quyền được tham gia vào việc xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế Quy
phạm luật quốc tế là quy tắc xử sự chung; được tạo bởi các chủ thể của luật quốc tế
giá trị ràng buộc các chủ thể đó đối với các quyền hay nghĩa vụ; trách nhiệm
pháp quốc tế khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế. Việc hình thành hệ thống
quy phạm pháp luật quốc tế không nhằm tạo ra ý chí tối cao; duy nhất sự tự
nguyện thỏa thuận của các quốc gia dựa trên các nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc
Pacta sunt servanda.
Quyền được trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế phổ biến.
Các quốc gia quyền tham gia các t chức quốc tế như WTO; WHO; ICAO;
FAO,… Trên trên sở kết các điều ước quốc tế. Ngược lại, quốc gia cũng
quyền rút khỏi các tổ chức quốc tế; hay nói cách khác chấm dứt cách thành
viên. Rút khỏi các tổ chức quốc tế quyền của các thành viên trên sở chủ
quyền quốc gia. Hệ quả pháp của hành vi này không bị ràng buộc bới các quyền
và nghĩa vụ thành viên tổ chức.
Quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ;
b) Nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia
Tương ứng với các quyền cơ bản nêu trên, quốc gia có các nghĩa vụ quốc tế cơ bản
sau:
Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia;
Tôn trọng sự bất khả xâm phạm lãnh thổ của các quốc gia khác;
Không áp dụng vũ lực và đe dọa bằng vũ lực;
Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
Hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác nhằm duy trì hòa bình an ninh quốc
tế;
Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế;
Tôn trọng những quy phạm Jus cogens những cam kết quốc tế;
Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình.
NHÓM 3
Câu 1: Khái niệm các vấn đề toàn cầu. Lấy ví dụ thực tiễn minh họa.
Quan niệm về những vấn đề toàn cầu:
những nhân tố khách quan của sự phát triển hội xuất hiện mọi
nơi trên Trái đất
lOMoARcPSD|35884202
Có quan hệ đến hoạt động sống của mọi người trên trái đất, đến sự phát triển
của toàn nhân loại và đến vận mệnh của mọi quốc gia, dân tộc.
Cấp thiết cần phải được giải quyết, nếu không sẽ phá huỷ sở tồn tại của
con người
Để giải quyết đòi hỏi sự nỗ lực tối đa và sự phối hợp của toàn nhân loại
Khái niệm:
Những vấn đề toàn cầu dùng để chỉ tổng thể những vấn đề cấp bách từ
nguyên nhân nảy sinh, phát triển đến phạm vi, quy tác động việc khắc phục
những hậu quả của liên quan trực tiếp đến từng con người đến tất cả các dân
tộc, quốc gia, đến toàn nhân loại. Ví dụ: Các vấn đề toàn cầu bao gồm:
Những vấn đề toàn cầu gắn liền với mối quan hệ giữa con người với con
người như: Chiến tranh hòa bình; Sự phân hoá giàu nghèo; Vấn đề dân
số; Vấn đề bệnh tật hiểm nghèo
Các vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên như:
Cạn kiệt tài nguyên; Bảo vệ môi trường sống nhiễm môi trường); Biến
đổi khí hậu
Câu 2:Thực trạng và các hướng giải quyết vấn đề “ Đấu tranh và bảo vệ môi
trường sống”
* Khái niệm: - ghi nếu thích
- Đấu tranh bảo vệ môi trường sống cuộc đấu tranh nhằm khắc phục những mâu
thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa người với người, với tự nhiên. Thực chất của
cuộc đấu tranh nay nhằm tối ưu hoá việc sự dụng môi trường xung quanh: đất,
nước, không khí tài nguyên thiên nhiên vào việc phục vụ đời sống con người
không phải chỉ cho thế hệ mai sau mà còn cho thế hệ tiếp nối sau nữa.
* Nguyên nhân:
- Do các yếu tố t nhiên: một trong những nguyên nhân chủ quan do chính
sựthay đổi của trái đất dẫn đến thay đổi môi trường sống của con người, từ đó ảnh
hưởng đến con người. Tuy nhiên không phải nguyên nhân chính dẫn đến ảnh
hưởng “môi trường sống”.
- Do yếu tố con người: Đây nguyên nhân khách quan do sự tác động không
kiểmsoát của con người vào trái đất như hoạt động sinh hoạt thường ngày, hoạt
động sản xuất, di chuyển bằng phương tiện,… Ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
dẫn đến thay đổi “môi trường sống” từ đó ảnh hưởng dến con người. Đây
13
lOMoARcPSD|35884202
nguyên nhân chính đồng thời thứ chúng ta cần chủ trọng nếu muốn giải quyết
vấn đề “Bảo vệ môi trường sống”.
* Thực trạng:
- Ngày nay, môi trường sống trên trái đất đang bị phá hoại nghiêm trọng.
Tìnhtrạng trên đang đe dọa trực tiếp đến sự sống của loài người. Do tầm quan
trọng của vấn đề trong khuôn khổ của Liên hiệp quốc, tại các Hội nghị hàng
năm của tổ chức này, đại diện của nhiều quốc gia đặt vấn đề này trong khi nguy
hạt nhân đã được đẩy lùi một bước thì nguy cơ môi trường sống vẫn tăng lên và nó
đang nhích gần đến nguy cơ hủy diệt của hạt nhân.
=> Bảo vệ môi trường sống trở thành một nhiệm vụ quan trọng của loài người, của
mọi dân tộc. (Nếu trước đây thiên nhiên đe dọa con người thì ngày nay con người
đang đe doạ thiên nhiên)
- Thời gian gần đây hai năm một lần, dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc, Hội
nghịmôi trường sống trên thế giới được tổ chức để đánh giá thực trạng môi trường,
kiến nghị những phương hướng bảo vệ trên phạm vi toàn cầu.
- thể nói trong thế giới hiện đại, Chủ tịch Hồ Minh cũng mộ trong
nhữngngười sớm ý thức được vấn đề bảo vệ môi trường nói chung, trồng cây gây
rừng nói riêng. Bác người Việt Nam đầu tiên đặt vấn đề trồng cây gây rừng như
một giải pháp kinh tế - hội để bảo vệ môi trường. Với những câu nói như:
Mùa xuân Tết trồng cây” , lợi ích mười năm trồng cây, lợi ích trăm năm
trồng người”.
* Hướng giải quyết:
- nhân: trước tiên mỗi nhân chúng ta phải ý thức được sự quan trọng của
môitrường sống, sự cần thiết của sự gắn kết lợi ích của với ta. Nếu môi
trường bị thay đổi, tàn phá thì nó sẽ ảnh hưởng không chỉ đến nhân chúng ta
còn cả nhân loại. Chính vậy việc những hành động ý thức bảo vệ môi
trường, tuyên truyền về bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết.
- Quốc gia: chúng ta phải hiểu lời dạy sâu sắc của C.Mác: “Văn minh - nếu như
nóphát triển một cách tự phát không được hướng dẫn một cách tự giác tsẽ để
lại phía sau một hoang mạc”. Quán triệt tư tưởng của C.Mác, Đảng nhà nước ta
đã đánh giá tình hình môi trường sinh thái Việt Nam đề ra những biện pháp
nhằm bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự sinh tồn của dân tộc ta góp phần bảo
vệ môi sinh toàn cầu.
lOMoARcPSD|35884202
- Quốc tế: Thì trong Hội nghi toàn cầu khoa học thế kỷ XXI được tổ chức
ởBudapest (Hungary) tháng 7/1999, đã đề ra một số phươngớng giải quyết toàn
cầu như sau:
+ Bảo vệ giới hữu sinh, tái tạo giới hữu sinh, sử sụng hợp lý, có ý thức trách nhiệm
với các tài nguyên thiên nhiên trên rừng, ới biển, trong lòng đất một cách tiết
kiệm.
+ Hạn chế việc phát triển những ngành công nghiệp nhiều chất thải độc hại,
tăng cường nghiên cứu, sử dụng những dạng năng lượng mới không chất thải
độc hại.
+ Gắn chặt cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường, chống nghèo đói, bệnh tật với cuộc
đấu tranh chống chạy đua trang, giải trừ quân bị, trước hết giải trừ khí hạt
nhân.
Câu 3: Các giải pháp để ngăn ngừa, đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo. Những
bệnh hiểm nghèo mang tính toàn cầu xuất hiện tất cả các nước, nếu không tích
cực phòng ngừa thì mọi người đều thể mắc phải. Trước những căn bệnh hiểm
nghèo đang lan tràn trên phạm vi toàn cầu, nền y học thế giới được sự hỗ trợ rất
lớn của các quốc gia quốc tế đã tập trung nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân
phương pháp điều trị, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm ra được những phương
thuốc phòng chống và cách điều trị có hiệu quả.
Một trong những căn bệnh hiểm nghèo xuất hiện hầu khắp các nước hiện nay
đó HIV/AIDS. đã trở thành “căn bệnh thế kỷ”, “đại dịch thời đại”. Những
bệnh hiểm nghèo nói chung, HIV/AIDS nói riêng đã đe dọa sự sống của nhân loại,
đồng thời gây nên những hậu quả xấu về mặt kinh tế-xã hội, hạn chế xu thế giao
lưu, hợp tác quốc tế hiện nay.
- Con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỷ này các tệ nạn hội như
matúy, mại dâm... Chính thế khả năng lây nhiễm HIV/AIDS rất lớn. Để
phòng chống được đại dịch thế kỷ thì điều quan trọng là phải tích cực phòng chống
các tệ nạn xã hội.
- Đất nước VN chúng ta, do điều kiện chiến tranh kéo dài, môi trường sống bị
hủyhoại mà đã có rất nhiều người mắcchết bởi các căn bệnh hiểm nghèo. Thêm
vào đó, từ năm 1990 đến nay, số người Việt Nam mắc bệnh AIDS tăng nhanh. Đại
hội VII ĐCSVN đã chủ trương chủ động ngăn ngừa phòng chống bệnh Sida
(AIDS). Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ cũng nhấn mạnh: Bằng mọi
biện pháp kiên quyết ngăn chặn ma túy, mại dâm và bệnh Sida”
15
lOMoARcPSD|35884202
Việc không giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt lâu dài,
lợi ích chung và riêng trong mọi hoạt động của con người đã làm cho những vấn đề
toàn cầu trở nên gay gắt chưa từng thấy.
- Hiện nay hơn lúc nào hết mỗi người, mỗi dân tộc toàn nhân loiaj cần đặc
biệtquan tâm tới sự phát triển bền vững của giống nòi. Cần tạo mọi thuận lợi để các
thế hệ mai sau sinh tồn và phát triển trong những điều kiện tốt hơn.
Câu 4: Thực trạng và các hướng giải quyết vấn đề bùng nổ dân số
Thực trạng bùng nổ dân số:
Thế giới:
+Trên thế giới, bùng nổ dân số diễn ra mạnh nhất các đô thị hóa: Châu Á
Châu Phi. Bùng nổ dân số chủ yếu các khu vực kinh tế kém phát triển, trình
độ nhận biết còn thấp, khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển, quan niệm còn nhiều
vấn đề lạc hậu…
+ Vào ngày 15-11-2022, khi dân số thế giới chạm mốc 8 tỷ người, Ấn Độ là quốc
gia đông dân thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, trong vòng 6 tháng
tới, Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc để giữ vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng dân
số.
Việt Nam:
+ Kết quả TĐT năm 2019 cho thấy tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi chiếm 68,0%
(giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2009), tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi từ 65
tuổi trở lên chiếm lần lượt 24,3% 7,7%. Như vậy, Việt Nam đang trong thời
kỳ “cơ cấu dân số vàng”, dự báo đến khoảng năm 2040, Việt Nam sẽ kết thúc thời
kỳ “cơ cấu dân số vàng”.
+ Tại Việt Nam, do sự biến đổi về cấu tuổi của dân số theo xu hướng tỷ trọng
của trẻ em ới 15 tuổi giảm tỷ trọng của dân số từ 60 tuổi trở lên tăng đã làm
cho chỉ số già hóa có xu hướng tăng lên nhanh chóng trong hai thập kỷ qua: Chỉ số
già hóa năm 2019 48,8%, tăng 13,3 điểm phần trăm so với năm 2009 tăng
hơn hai lần so với năm 1999. Chỉ số già hóa xu hướng tiếp tục tăng lên trong
những năm sắp tới.
-Giải pháp:
+ Kiểm soát tỷ lệ sinh:
+ Một số quốc gia Châu Á như Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp mạnh để
giảm tỷ lệ sinh. Các quốc gia dân số lớn như Trung Quốc thậm chí còn áp dụng
các chính sách chỉ được sinh 01 con (nếucon trai). Được phép sinh thêm 01 con
lOMoARcPSD|35884202
nếu con đầu lòng con gái. Nhưng tối đa cũng chỉ được sinh 02 con/ cặp vợ
chồng.
+Giáo dục và tuyên truyền:
+ Tuyên truyền lợi ích của kế hoạch hóa gia đình. Tuyên truyền các phương pháp
kiểm soát sinh sản, các lợi ích của việc sinh vừa đủ con. Tuyên truyền về bình đẳng
giới, loại bỏ các hủ tục và quan điểm lạc hậu.
17
| 1/17

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG

QUAN HỆ QUỐC TẾ

Nhóm 1

Câu 1: Khái niệm quan hệ quốc tế và quan hệ chính trị quốc tế.

  • Quan hệ quốc tế: là mối quan hệ trên phạm vi thế giới, phạm vi nhân loại giữa các quốc gia, dân tộc, các tổ chức và phong trào quốc tế, các vùng, khu vực... Đó là hình thức đặc biệt của quan hệ xã hội, gồm nhiều mặt quan hệ như chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, quân sự, luật pháp, tư tưởng, an ninh... trong đó quan hệ chính trị là quan hệ cơ bản và quan trọng nhất. Quan hệ quốc tế bao gồm các lĩnh vực chủ yếu: quan hệ chính trị quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế, quan hệ quốc tế về an ninh, quốc phòng; quan hệ quốc tế về văn hóa, y tế, giáo dục và những vấn đề xã hội.
  • Quan hệ chính trị quốc tế:
  • Theo Lênin, chính trị - đó là những công việc nhà nước hay xã hội, là mối quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc, giữa các nhóm xã hội khác nhau với nhà nước mà trọng tâm của các quan hệ đó là vấn đề giành, giữ, và thực thi quyền lực chính trị, trước hết và chủ yếu là quyền lực nhà nước.
  • Chính trị quốc tế cũng bao hàm toàn bộ các nội dung nói trên nhưng đượctriển khai trên phạm vi nhân loại thông qua hoạt động của các chủ thể cơ bản của quan hệ chính trị quốc tế (các quốc gia-dân tộc độc lập, các tổ chức quốc tế, các phong trào chính trị-xã hội...)
  • Có thể định nghĩa Quan hệ chính trị quốc tế là mối qua hệ về mặt chính trị giữa các nhà nước, giữa các quốc gia dân tộc độc lập có chủ quyền, giữa các tổ chức quốc tế và phong trào chính trị - xã hội, giữa các vùng, khu vực xoay quanh những vấn đề cấu thành và vận động của nền chính trị thế giới.

Câu 2: Các nội dung cơ bản của vấn đề mang tính quy luật: cơ sở hoạt động của các quốc gia trên trường quốc tế là lợi ích quốc gia.

Một là, việc xác định lợi ích quốc gia - dân tộc trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại. Lợi ích quốc gia - dân tộc vừa là cái gốc chi phối mọi quyết định của mỗi quốc gia trong những vấn đề đối nội, vừa chi phối cách hành xử của quốc gia đó trên trường quốc tế. Chính vì vậy, đối với các nước, trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại, việc xác định lợi ích quốc gia - dân tộc trong các trường hợp cụ thể là vấn đề không đơn giản, bắt nguồn từ các yếu tố:

    1. Sự khác nhau về lợi ích của các chủ thể tham gia quá trình hoạch định vàtriển khai chính sách đối ngoại;
    2. Sự khác nhau về nhận thức của các chủ thể tham gia quá trình hoạch địnhvà triển khai chính sách đối ngoại;
    3. Các quy định, cách tiếp cận của các cơ quan tham gia hoạch định và triểnkhai chính sách đối ngoại không đồng nhất dẫn đến cách hiểu, diễn giải và quyết định khác nhau.

Những yếu tố này khiến quá trình xác định và thực hiện bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc trong hoạt động đối ngoại trở nên phức tạp, nhất là khi có sự vận động, tác động của các nhóm lợi ích. Các nhóm lợi ích có thể dùng các kênh và phương thức khác nhau để tác động, điều chỉnh hoặc cung cấp thông tin đối với từng vấn đề trong quá trình xây dựng và thực hiện bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc theo hướng mang lại lợi ích cho họ. Do đó, giới phân tích cho rằng, việc xác định lợi ích quốc gia - dân tộc nhấn mạnh tới vai trò của các chủ thể bên trong một nước với những dạng thức lợi ích khác nhau và thể chế chính trị của nước đó với những đặc thù, luật pháp quốc tế chi phối.

Hai là, mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia - dân tộc và lợi ích quốc tế. Theo học giả người Mỹ Thô-mát Rô-bin-xơn (Thomas W. Robinson), bên cạnh lợi ích quốc gia - dân tộc còn có các lợi ích quốc tế (lợi ích song trùng, lợi ích bổ sung, lợi ích xung đột). Lợi ích quốc tế có thể bao gồm lợi ích chung của tất cả các quốc gia (lợi ích quốc tế toàn cầu) hoặc chỉ một số quốc gia nhất định (lợi ích quốc tế tập thể). Năm 1950, Liên Xô coi lợi ích quốc tế giới hạn trong phạm vi là lợi ích chung của khối xã hội chủ nghĩa. Mỹ coi lợi ích quốc tế bao gồm lợi ích chung của các nước tư bản phương Tây. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn Chiến tranh lạnh, cả Liên Xô và Mỹ đều theo đuổi bảo vệ lợi ích tập thể hơn lợi ích quốc tế toàn cầu.

Chiến tranh lạnh kết thúc, sự đối đầu quân sự giữa hai khối Đông - Tây chấm dứt. Ngày nay, tầm quan trọng của lợi ích quốc tế càng được nâng cao và thể hiện rõ nét trong những thách thức đa dạng mà thế giới nói chung đang phải đối mặt, như các quan hệ về kinh tế, thương mại, phát triển công nghệ, bảo vệ môi trường, kiểm soát dân số, thiên tai, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, vi phạm quyền con người, khủng hoảng di cư... Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc diễn ra ngày càng quyết liệt, các quốc gia vừa và nhỏ đều nhận thấy lợi ích quốc gia - dân tộc chỉ có thể được bảo đảm khi lợi ích chung của cộng đồng quốc tế được bảo đảm dựa trên luật lệ quốc tế. Bên cạnh đó, phải nhìn nhận rõ hơn về tầm quan trọng của lợi ích quốc tế, bởi khi các quốc gia có những lợi ích chung mới có thể cùng nhau hợp tác, xử lý và giải quyết những vấn đề xung đột lợi ích.

Ba là, phương cách, biện pháp tạo dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia để tối ưu hóa lợi ích quốc gia - dân tộc. Trong lịch sử nhân loại, có nhiều phương cách tạo dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia, tuy nhiên việc lựa chọn phương cách nào được cho là phụ thuộc nhiều vào bối cảnh cụ thể và chủ thuyết chính trị của giới hoạch định chiến lược, cũng như quyết định chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia. Ngày nay, “sức mạnh mềm” ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược của các quốc gia. Cách tiếp cận và biện pháp triển khai sức mạnh mềm hợp lý, đúng đối tượng, đúng thời điểm sẽ góp phần gia tăng sức nặng và tầm ảnh hưởng của các quốc gia trên “bàn cờ” chính trị quốc tế, cũng như tạo ra sức lôi cuốn và đồng thuận xã hội trong chính nội bộ quốc gia. Hầu hết các quốc gia đều nhận thấy, việc sử dụng và lạm dụng “sức mạnh cứng” để giải quyết mâu thuẫn nhằm đạt được mục tiêu nhiều khi không phát huy được tác dụng, thậm chí còn thất bại, dễ vấp phải sự phản ứng của cộng đồng quốc tế và đứng trước rủi ro bị cô lập, làm suy giảm vị thế, uy tín, hình ảnh của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Câu 3: Khái niệm, phân loại, đặc trưng chủ thể quan hệ quốc tế.

* Khái niệm chủ thể quan hệ quốc tế: Chủ thể QHQT là những thực thể đóng một vai trò có thể nhận thấy được trong QHQT * Phân loại chủ thể QHQT:

  • Chủ thể Quốc gia (State Actor): chủ thể cơ bản có vai trò lớn nhất. Là chủ thể củaLuật pháp quốc tế.
  • Chủ thể phi Quốc gia (Nonstate Actor): những chủ thể QHQT không phải quốcgia: tổ chức quốc tế phi chính phủ, công ty xuyên Quốc gia, một số nhóm chính trị, xã hội
  • Các tổ chức chính trị - xã hội: Các đảnh phái, các tổ chức nghề nghiệp, tôngiáo… Các phong trào chính trị - xã hội – phong trào cộng sản và công nhân quốc tế…
  • Các công ty xuyên quốc gia: Vai trò ngày càng lớn, chi phối ngày càng nhiều đờisống chính trị thế giới. VD: Các tập đoàn dầu lửa… * Đặc trưng: Chủ thể QHQT có 4 đặc trưng chính: + Có mục đích khi tham gia QHQT

Tức là có động cơ tham gia QHQT. Động cơ được cụ thể hoá bằng các lợi ích trong QHQT. Động cơ quyết định việc tham gia quan hệ và sự theo đuổi của chủ thể trong QHQT. Không có mục đích, chủ thể sẽ không tham gia QHQT và không còn là chủ thể QHQT. + Có tham gia vào QHQT

Tức là tham gia vào quan hệ với nước ngoài và là một bên trong quan hệ đó. Tham gia vào QHQT quy định tính “quan hệ quốc tế” của chủ thể. Không tham gia vào quan hệ với nước ngoài, QHQT không hình thành và chủ thể không trở thành chủ thể QHQT.

+ Có khả năng thực hiện QHQT

Tức là phải có năng lực, sự độc lập hay sự tự trị nhất định. Chủ thể không có năng lực thì không hình thành và thực hiện được QHQT. Chủ thể không độc lập hoặc thiếu sự tự trị thì chỉ là công cụ của chủ thể khác mà không phải là chủ thể QHQT thực sự.

+ Hành vi quyết định có ảnh hưởng nhất định tới QHQT

Tức là hành vi và quyết định của nó phải có khả năng tác động đến chủ thể khác để hình thành hoặc làm thay đổi quan hệ. Đồng thời, việc có ảnh hưởng cũng khiến các chủ thể khác phải tính đến nó trong chính sách đối ngoại của mình.

Câu 4: Khái niệm quốc gia.

  • Khái niệm quốc gia: - “Quốc gia là một phạm vi lãnh thổ có tính độc lập về phương diện đối ngoại, trong đó hình thành các cơ cấu không thể tách rời là chính quyền, một cộng đồng người với yếu tố tập quán, thói quen, tín ngưỡng và các đoàn thể”
  • 4 tiêu chí của 1 quốc gia (theo công ước Montevideo về Quyền và Nghĩa vụ của Quốc gia 1933)
    • có lãnh thổ xác định
    • có nhà nước
    • dân cư thường xuyên
    • năng lực tham gia vào quan hệ với các thực thể, quốc gia khác * Ngoài ra dấu hiệu của quốc gia:
    • Dấu hiệu bản chất:
    • Chủ quyền về đối nội
    • Độc lập về đối ngoại - Dấu hiệu pháp lý:
    • Nhận được sự công nhận trở thành 1 quốc gia của quốc gia khác

Câu 5: Những nguyên nhân của xung đột quốc tế

  • Nguyên nhân bên ngoài

Nguyên nhân của xung đột quốc tế trước hết gắn liền với đặc điểm cấu trúc hệ thống chính trị thế giới, bối cảnh quốc tế và khu vực. Đa số các cuộc xung đột quốc tế hiện nay đều liên quan đến sự thay đổi trật tự thế giới, sự phân bố lực lượng và các trung tâm quyền lực trên thế giới. các quốc gia vừa và nhỏ cũng dễ bị lôi cuốn vào các tình huống xung đột, khi trật tự thế giới thay đổi, hoặc có sự biến đổi lớn trong tương quan lực lượng quốc tế. Trong trường hợp đó, các quốc gia này bị mất sự định vị rõ ràng về vị trí của mình trong cấu trúc quan hệ quốc tế, trong việc xác định các định hướng quan hệ, tập hợp lực lượng quốc tế và có xu hướng vận động để kết thúc tình trạng đó.

  • Nguyên nhân bên trong:

Xung đột quốc tế còn do các nguyên nhân nảy sinh trong quá trình hoạt động giữa các chủ thể của quan hệ quốc tế, trước hết là giữa các quốc gia, các cộng đồng dân tộc, tôn giáo.

+) Nguyên nhân lãnh thổ: biểu hiện qua các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ; các cuộc xâm chiếm lãnh thổ. Đó là cuộc chiến tranh do Mỹ phát động ở I-rắc, cuộc xung đột giữa I-xra-en và Pa-le-xtin, Ấn Độ và Pa-ki-xtan (vùng Ca-sơ-mia), Nhật Bản và Hàn Quốc (đảo Đốc Đô),... Đây là nguyên nhân phổ biến và khó giải quyết nhất trong quan hệ giữa các quốc gia.

+) Nguyên nhân chính trị: biểu hiện qua các cuộc xung đột liên quan đến sự khác biệt về hệ tư tưởng; qua sự hỗ trợ, can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào công việc nội bộ của nước khác; sự phá hoại, xuyên tạc tình hình của các nước khác; sự ủng hộ, giúp đỡ các nhóm đối lập; tiến hành lật đổ chính quyền, xây dựng các chính phủ bù nhìn... Sự chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa, các cuộc “cách mạng sắc màu”, các cuộc bạo loạn, đảo chính chính trị đã và đang diễn ra ở khu vực Trung Á, Trung Đông, Bắc Phi hiện nay là những dẫn chứng tiêu biểu cho các xung đột có nguyên nhân chính trị.

+) Nguyên nhân tôn giáo: thể hiện qua sự xung đột giữa các cộng đồng tôn giáo; sự va chạm giữa các giá trị tôn giáo; theo dõi vì tín ngưỡng; phân biệt, ngược đãi tôn giáo, tín ngưỡng. Tiêu biểu là xung đột giữa các nhóm đạo Hồi ở Irắc, giữa các nước A-rập (Hồi giáo) và I-xra-en (Do Thái giáo),... Ngoài ra, nhiều tổ chức vũ trang, khủng bố hiện nay đang có xu hướng núp bóng dưới vỏ bọc tôn giáo, lợi dụng các vấn đề tôn giáo để thực hiện các hoạt động chính trị của mình. Các cuộc xung đột tôn giáo cũng rất phức tạp và khó giải quyết, do liên quan đến các chuẩn mực giá trị, đạo đức của các cộng đồng dân tộc, có lịch sử lâu dài và thường liên quan đến nhiều quốc gia, ở các khu vực khác nhau trên thế giới.

+) Nguyên nhân kinh tế: biểu hiện qua sự bao vây, cấm vận thương mại; phong tỏa hàng hóa; thiết lập hàng rào thuế quan, bảo hộ hàng hóa; độc quyền sản xuất, phương pháp bán hàng... rong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế, thương mại đang diễn ra mạnh mẽ, những cuộc xung đột kinh tế sẽ còn tiếp diễn với mức độ và quy mô lớn hơn.

+) Nguyên nhân tài nguyên, môi trường: biểu hiện qua việc tranh chấp nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là nguồn lợi hải sản, khai thác dầu mỏ, khí đốt thềm lục địa; gây ô nhiễm nguồn nước, xây dựng cầu cống, đập thủy lợi, thủy điện trên các dòng sông; gây ô nhiễm không khí, nạn khói mù; áp dụng các tiêu chuẩn môi trường khắt khe nhằm vào các hàng hóa nhập khẩu.

+) Xung đột quốc tế còn có các nguyên nhân và điều kiện phát triển từ ngay trong mỗi quốc gia. Bắt đầu từ những nguyên nhân bên trong, nhưng sớm hay muộn các cuộc xung đột này đều bị quốc tế hóa với sự tham gia, can thiệp trực tiếp hay gián tiếp của các nhân tố quốc tế

  • Sự tồn tại trong mỗi quốc gia những nhóm dân tộc, tôn giáo hoặc ngôn ngữ có sự phân chia ranh giới hành chính tương đối rõ ràng
  • Sự phát triển chênh lệch giữa các địa phương kết hợp với sự tập trung cao độ ở trung ương
  • Trong đất nước có sự thay đổi chính trị, kinh tế lớn, dẫn đến sự ra đời của các thế lực chính trị, kinh tế mới.
  • Sự yếu kém của bộ máy chính quyền, sự kém phát triển của văn hóa hòa giải trong xã hội, của cơ cấu dân chủ có vai trò bảo đảm sự điều phối và giải quyết các tình huống mâu thuẫn, xung đột, nhất là sự yếu kém của hệ thống luật pháp, của cơ cấu trung gian, hòa giải không giải quyết được các mâu thuẫn, xung đột khi nó mới xuất hiện.
  • Những khó khăn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, những hạn chế các quyền cơ bản của con người về tự do, dân chủ, tín ngưỡng... không được giải quyết một cách cơ bản, kịp thời sẽ dẫn đến những cuộc bạo loạn, xung đột.

Câu 6: Khái niệm và các loại hợp tác quốc tế  Khái niệm Hợp tác (Cooperation):

  • Là cách phối hợp vì mục đích chung.
  • Là hành vi tương tác hòa bình.
  • Đem lại kết quả như nhau cho các chủ thể - Là sự tương tác giữa các chủ thể QHQT.

 Hợp tác quốc tế là sự phối hợp hòa bình giữa các chủ thể QHQT nhằm thực hiện các mục đích chung.

 Phân loại:

Theo lĩnh vực hoạt động:

-Hợp tác chính trị.

-Hợp tác văn hóa.

-Hợp tác kinh tế.

+ Hợp tác thương mại.

+ Hợp tác đầu tư. + Hợp tác nông nghiệp.

Theo quy mô không gian:

-Hợp tác khu vực (EU, AU, ASEAN).-Hợp tác toàn cầu (UN, WTO).

Theo số lượng chủ thể:

-Hợp tác song phương (hai nước)

.-Hợp tác đa phương (ba nước trởlên).

Câu 7: Những đặc trưng, vai trò của tổ chức quốc tế. A, đặc trưng của tổ chức quốc tế .

  1. Vì mục đích chung nhất định .
  2. Được thành lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các thành viên . Thỏa thuận này đượcthể hiện bằng văn bản được gọi bằng tiên khác nhau như hiến trương , quy chế , hiệu ước , hoặc điều lệ của tổ chức ...Các văn bản quy định , mục đích , nhiệm vụ , nguyên tắc , cơ cấu tổ chức và cơ sở pháp lý cho các hoạt động của tổ chức .
  3. Tổ chức quốc tế liên quốc gia hoạt động trên hai nguyên tắc cơ bản :
      • Nguyên tắc bình đẳng tức là các thành viên bình đẳng với nhau , và có quyềnngang nhau trong việc nêu ý kiến ,thảo luận và đưa ra các quyết định cũng như thực hiện các nghĩa vụ của mình .
      • Nguyên tắc không can thiệp và các công việc nội bộ của các quốc gia thànhviên – đây là nguyên tắc thể hiện tình chất về chủ quyền về lãnh thổ và khả năng của mỗi quốc gia trong việc thực hiện nội bộ của mình
  4. Thành viên của tổ chức quốc thế có thể là các quốc gia độc lập , có chủ quyền – đólà các tổ chức quốc tế liên quốc gia nhưng cũng có thể là các tổ chức hoặc cá nhân mang các quốc tịch khác nhau – đó là tổ chức quốc tế phi chính phủ , hoặc là hình thức đan xen giữa hai hình thức trên .
  5. Các thành viên có quyền tham gia tự nguyện tổ chức quốc tế. Đối với các thànhviên là quốc gia điều này xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế. Xuất phát từ sự tự nguyện tham gia các thành viên có thể rút ra khỏi tổ chức quốc tế theo điều lệ của tổ chức đó .
  6. Các quyết định, nghị quyết của tổ chức quốc tế, thường mang tính kiến nghị, ngoạitrừ các vấn đề đã được ghi trong điều lệ về hoạt động nội bộ mang tính bắt buộc đã được các thành viên thỏa thuận .
  7. Tổ chức quốc tế không có dân cư và lãnh thổ cố định .

NHÓM 2:

Câu 1: Khái niệm lợi ích quốc gia.

        • Lợi ích quốc gia là những lợi ích chủ yếu của quốc gia có chủ quyền trong quan hệ với bên ngoài.
        • Lợi ích quốc gia là việc hiện thực hóa các nhu cầu sống còn, phát triển của quốc gia, được lãnh đạo quốc gia nhân thức dưới dang mục tiêu chiến lược. Câu 2: Khái niệm sức mạnh quốc gia, những yếu tố tự nhiên cấu thành nên sức mạnh quốc gia.
      • Khái niệm sức mạnh quốc gia:

Sức mạnh quốc gia gọi đầy đủ là Sức mạnh tổng hợp quốc gia hay còn gọi là Thực lực quốc gia là một khái niệm trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, dùng để chỉ toàn bộ thực lực đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của một quốc gia bao gồm các nhân tố vật chất (phần cứng); tinh thần (phần mềm); ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế.

      • Các yếu tố tự nhiên cấu thành lên sức mạnh quốc gia:
    • Yếu tố lãnh thổ:

+ Vị trí địa lý: là yếu tố trọng yếu của địa chính trị gồm các khía cạnh chính là vị trí địa lý tự nhiên, vị trí địa lý giao thông, vị trí địa lý quốc phòng. Vị trí địa lý, đặc biệt là vị trí giao thông và vị trí quốc phòng có ý nghĩa xác định tầm quan trọng của một quốc gia trong quan hệ với các nước khác và giữa các nước khác với nhau, đặc biệt là giữa các cường quốc.

+ Diện tích lãnh thổ là yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, quốc phòng, diện tích càng lớn thì nhìn chung càng có điều kiện để phát triển kinh tế, thực hiện các giải pháp đa dạng trong quốc phòng. Đương nhiên diện tích lãnh thổ phải tính đến các điều kiện về khí hậu, tài nguyên thiên nhiên.

+ Địa hình, địa mạo cũng tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho phát triển kinh tế hoặc tổ chức quốc phòng (địa hình đồi núi hay bình nguyên, sa mạc, có biển hay không có biển...). Nước nào kiểm soát được biển thì nước đó sẽ kiểm soát được tất cả.

    • Yếu tố tài nguyên thiên nhiên:

+ Tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng trọng yếu và lâu dài đối với một quốc gia, nó bao gồm đất đai, khoáng sản, rừng, biển, nguồn nước, nguồn năng lượng tự nhiên. Tài nguyên thiên nhiên đã và đang là trung tâm của những cuộc tranh giành, thậm chí xung đột giữa các quốc gia đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt; khoáng sản kim loại; nước và những nguyên tố hiếm phục vụ kỹ thuật, quốc phòng.

( Do tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên vốn đang bị cạn kiệt mà nhiều lãnh thổ trước đây vốn ít được quan tâm như Bắc Cực, Nam Cực gần đây đã trở thành trung tâm chú ý của các quốc gia.) – viết thêm nếu thích - Yếu tố dân số:

    • Số lượng nhân khẩu: là nhân tố sản xuất cũng như cấu thành tầm quan trọng củamột quốc gia, các quốc gia đông dân đều gây được sự chú ý trong quan hệ quốc tế như Trung Quốc, Ấn Độ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dân số phải đạt đến một mức nhất định mới có thể đảm bảo cho sự phát triển an toàn, bền vững của quốc gia.
    • Chất lượng và cấu trúc dân số: chất lượng dân số là nhân tố đảm bảo cho số lượng nhân khẩu phát huy tác dụng. Chất lượng dân số là tố chất công dân, trình độ giáo dục, tình trạng sức khỏe, nền tảng đạo đức, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, quân sự... và tinh thần dân tộc. Cấu trúc dân số là các khía cạnh về giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc, tôn giáo. Cấu trúc dân số hợp lý, thuần nhất sẽ tạo thuận lợi cho quốc gia phát huy sức mạnh tổng hợp.

Câu 3: Khái niệm chủ quyền quốc gia. Phân tích một ví dụ minh họa về việc xâm phạm và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên thực tiễn hiện nay

 Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của một nhà nước độc lập, thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của mình

+ Đối nội (Không bị can thiệp nội bộ)  Quyền lựa chọn con đường và chế độ.

 Quyền xây dựng luật pháp.

 Quyền đề ra và thực thi chính sách.

+ Đối ngoại (Bình đẳng)

 Quyền ký kết điều ước quốc tế.

 Quyền lựa chọn đối tác.

 Quyền lựa chọn phương thức và biện pháp quan hệ

VD: Đài Loan diễn tập trái phép trên đảo Ba Bình

Cảnh sát biển Đài Loan lập vùng cấm tàu thuyền và diễn tập bắn đạn thật trái phép tại đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Cảnh sát biển Đài Loan thông báo tổ chức diễn tập trên đảo Ba Bình ngày 28-29/6 với các khoa mục bắn đạn thật vào mục tiêu giả định trên biển và trên không. Tàu thuyền và máy bay được yêu cầu tránh khu vực này trong thời gian diễn tập.

Cảnh sát biển Đài Loan không công bố loại vũ khí nào được dùng trong diễn tập, nhưng lực lượng này được cho là đã sử dụng súng chống tăng Kestrel do Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn của hòn đảo phát triển. Súng chống tăng Kestrel có khả năng xuyên phá bê tông dày 60 cm, có thể đối phó với các đợt tiến công đổ bộ. Trong những cuộc diễn tập trái phép trước đây trên đảo Ba Bình, cảnh sát biển Đài Loan từng sử dụng pháo phòng không 40 mm, súng cối 120 mm và các loại pháo khác .

VN đã nhiều lần yêu cầu Đài Loan ngừng tổ chức diễn tập tại đảo Ba Bình và vùng biển xung quanh, chấm dứt hành động "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông". Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cũng cho biết: "Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan huỷ bỏ hoạt động trái phép nêu trên và không tái diễn vi phạm tương tự". Việt Nam nhiều năm qua đã khẳng định lập trường rõ ràng, nhất quán đối với việc Đài Loan tiến hành bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình. Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

Câu 4: Những quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

a) Quyền quốc tế cơ bản của quốc gia  Quyền bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi

Chủ quyền là thuộc tính chính trị – pháp lý không thể tách rời của quốc gia; bao gồm hai nội dung chủ yếu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình nghĩa là quốc gia có toàn quyền quyết định các vấn đề trong phạm vi lãnh thổ của mình.

Chủ quyền là thuộc tính tự nhiên vốn có của bất kỳ quốc gia nào; có thể trong những trường hợp nhất định chủ quyền có thể bị hạn chế; nhưng đã là quốc gia thì luôn có chủ quyền với đầy đủ những yếu tố nêu trên mà các chủ thể khác của luật quốc tế không có đầy đủ được như quốc gia

 Quyền được tự vệ cá nhân hoặc tự vệ tập thể

Điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc chỉ cho phép thực hiện quyền tự vệ cho đến khi Hội đồng Bảo an thực hiện các biện pháp cần thiết cho các quốc gia thành viên. Ở đó, ngoài quyền tự vệ cá nhân của một quốc gia, các quốc gia khác có liên quan chặt chẽ với quốc gia đó cũng thừa nhận quyền tự vệ tập thể để cùng nhau thực hiện hành động tự vệ.

 Quyền được tồn tại trong hòa bình và độc lập

Tại khoản 3 điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc đã ghi nhận hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là nguyên tắc bắt buộc chung đối với các thành viên của cộng đồng quốc tế. Do đó, tất cả các nước thành viên của Liên hợp quốc, khi gỉai quyết tránh chấp quốc tế, phải dùng biện pháp hoà bình. Điều này cho thấy quốc gia có quyền được tồn tại trong hoà bình.

Bên cạnh đó là quyền tồn tại trong độc lập. Theo khoản 7 điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc “Tổ chức Liên hợp quốc không có quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia nào” Nghĩa vụ này cũng đặt ra cho tất cả các thành viên của cộn đồng quốc tế.

Ngoài ra, quyền được độc lập của quốc gia còn được quy định trong các văn kiện khác như: Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954; Hiệp định Paris năm 1975; Tuyên bố của Liên hợp quốc về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa năm 1960; Định ước Henxinki năm 1975,… Từ những quy định của các văn kiện pháp lý quốc tế cho thấy quyền độc lập của quốc gia luôn được bảo vệ trong hệ thống luật quốc tế.

 Quyền được tham gia vào việc xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế Quy phạm luật quốc tế là quy tắc xử sự chung; được tạo bởi các chủ thể của luật quốc tế và có giá trị ràng buộc các chủ thể đó đối với các quyền hay nghĩa vụ; trách nhiệm pháp lý quốc tế khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế. Việc hình thành hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế không nhằm tạo ra ý chí tối cao; duy nhất mà là sự tự nguyện thỏa thuận của các quốc gia dựa trên các nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc Pacta sunt servanda.

 Quyền được trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế phổ biến.

Các quốc gia có quyền tham gia các tổ chức quốc tế như WTO; WHO; ICAO; FAO,… Trên trên cơ sở ký kết các điều ước quốc tế. Ngược lại, quốc gia cũng có quyền rút khỏi các tổ chức quốc tế; hay nói cách khác là chấm dứt tư cách thành viên. Rút khỏi các tổ chức quốc tế là quyền của các thành viên trên cơ sở chủ quyền quốc gia. Hệ quả pháp lý của hành vi này không bị ràng buộc bới các quyền và nghĩa vụ thành viên tổ chức.

 Quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ;

b) Nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia

Tương ứng với các quyền cơ bản nêu trên, quốc gia có các nghĩa vụ quốc tế cơ bản sau:

 Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia;

 Tôn trọng sự bất khả xâm phạm lãnh thổ của các quốc gia khác;

 Không áp dụng vũ lực và đe dọa bằng vũ lực;

 Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

 Hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế;

 Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế;

 Tôn trọng những quy phạm Jus cogens và những cam kết quốc tế;  Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình.

NHÓM 3

Câu 1: Khái niệm các vấn đề toàn cầu. Lấy ví dụ thực tiễn minh họa.

  • Quan niệm về những vấn đề toàn cầu:
  • Là những nhân tố khách quan của sự phát triển xã hội và xuất hiện ở mọi nơi trên Trái đất
  • Có quan hệ đến hoạt động sống của mọi người trên trái đất, đến sự phát triển của toàn nhân loại và đến vận mệnh của mọi quốc gia, dân tộc.
  • Cấp thiết cần phải được giải quyết, nếu không sẽ phá huỷ cơ sở tồn tại của con người
  • Để giải quyết đòi hỏi sự nỗ lực tối đa và sự phối hợp của toàn nhân loại
  • Khái niệm:

Những vấn đề toàn cầu dùng để chỉ tổng thể những vấn đề cấp bách mà từ nguyên nhân nảy sinh, phát triển đến phạm vi, quy mô tác động và việc khắc phục những hậu quả của nó liên quan trực tiếp đến từng con người đến tất cả các dân tộc, quốc gia, đến toàn nhân loại. Ví dụ: Các vấn đề toàn cầu bao gồm:

  • Những vấn đề toàn cầu gắn liền với mối quan hệ giữa con người với con người như: Chiến tranh và hòa bình; Sự phân hoá giàu nghèo; Vấn đề dân số; Vấn đề bệnh tật hiểm nghèo
  • Các vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên như: Cạn kiệt tài nguyên; Bảo vệ môi trường sống (Ô nhiễm môi trường); Biến đổi khí hậu

Câu 2:Thực trạng và các hướng giải quyết vấn đề “ Đấu tranh và bảo vệ môi trường sống”

* Khái niệm: - ghi nếu thích

- Đấu tranh bảo vệ môi trường sống là cuộc đấu tranh nhằm khắc phục những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa người với người, với tự nhiên. Thực chất của cuộc đấu tranh nay là nhằm tối ưu hoá việc sự dụng môi trường xung quanh: đất, nước, không khí và tài nguyên thiên nhiên vào việc phục vụ đời sống con người không phải chỉ cho thế hệ mai sau mà còn cho thế hệ tiếp nối sau nữa.

* Nguyên nhân:

  • Do các yếu tố tự nhiên: Là một trong những nguyên nhân chủ quan do chính sựthay đổi của trái đất dẫn đến thay đổi môi trường sống của con người, từ đó ảnh hưởng đến con người. Tuy nhiên không phải nguyên nhân chính dẫn đến ảnh hưởng “môi trường sống”.
  • Do yếu tố con người: Đây là nguyên nhân khách quan do sự tác động không kiểmsoát của con người vào trái đất như hoạt động sinh hoạt thường ngày, hoạt động sản xuất, di chuyển bằng phương tiện,… Ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường dẫn đến thay đổi “môi trường sống” từ đó ảnh hưởng dến con người. Đây là nguyên nhân chính đồng thời là thứ chúng ta cần chủ trọng nếu muốn giải quyết vấn đề “Bảo vệ môi trường sống”.

* Thực trạng:

  • Ngày nay, môi trường sống trên trái đất đang bị phá hoại nghiêm trọng. Tìnhtrạng trên đang đe dọa trực tiếp đến sự sống của loài người. Do tầm quan trọng của vấn đề mà trong khuôn khổ của Liên hiệp quốc, tại các Hội nghị hàng năm của tổ chức này, đại diện của nhiều quốc gia đặt vấn đề này trong khi nguy cơ hạt nhân đã được đẩy lùi một bước thì nguy cơ môi trường sống vẫn tăng lên và nó đang nhích gần đến nguy cơ hủy diệt của hạt nhân.

=> Bảo vệ môi trường sống trở thành một nhiệm vụ quan trọng của loài người, của mọi dân tộc. (Nếu trước đây thiên nhiên đe dọa con người thì ngày nay con người đang đe doạ thiên nhiên)

  • Thời gian gần đây hai năm một lần, dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc, Hội nghịmôi trường sống trên thế giới được tổ chức để đánh giá thực trạng môi trường, kiến nghị những phương hướng bảo vệ trên phạm vi toàn cầu.
  • Có thể nói trong thế giới hiện đại, Chủ tịch Hồ Minh cũng là mộ trong nhữngngười sớm ý thức được vấn đề bảo vệ môi trường nói chung, trồng cây gây rừng nói riêng. Bác là người Việt Nam đầu tiên đặt vấn đề trồng cây gây rừng như một giải pháp kinh tế - xã hội để bảo vệ môi trường. Với những câu nói như: “ Mùa xuân là Tết trồng cây” , “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.

* Hướng giải quyết:

  • Cá nhân: trước tiên mỗi cá nhân chúng ta phải ý thức được sự quan trọng của môitrường sống, sự cần thiết của nó và sự gắn kết lợi ích của nó với ta. Nếu môi trường bị thay đổi, tàn phá thì nó sẽ ảnh hưởng không chỉ đến cá nhân chúng ta mà còn cả nhân loại. Chính vì vậy việc có những hành động có ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền về bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết.
  • Quốc gia: chúng ta phải hiểu lời dạy sâu sắc của C.Mác: “Văn minh - nếu như nóphát triển một cách tự phát và không được hướng dẫn một cách tự giác thì sẽ để lại phía sau một hoang mạc”. Quán triệt tư tưởng của C.Mác, Đảng và nhà nước ta đã đánh giá tình hình môi trường sinh thái ở Việt Nam và đề ra những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự sinh tồn của dân tộc ta và góp phần bảo vệ môi sinh toàn cầu.
  • Quốc tế: Thì trong Hội nghi toàn cầu khoa học thế kỷ XXI được tổ chức ởBudapest (Hungary) tháng 7/1999, đã đề ra một số phương hướng giải quyết toàn cầu như sau:

+ Bảo vệ giới hữu sinh, tái tạo giới hữu sinh, sử sụng hợp lý, có ý thức trách nhiệm với các tài nguyên thiên nhiên trên rừng, dưới biển, trong lòng đất một cách tiết kiệm.

+ Hạn chế việc phát triển những ngành công nghiệp có nhiều chất thải độc hại, tăng cường nghiên cứu, sử dụng những dạng năng lượng mới không có chất thải độc hại.

+ Gắn chặt cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường, chống nghèo đói, bệnh tật với cuộc đấu tranh chống chạy đua vũ trang, giải trừ quân bị, trước hết là giải trừ vũ khí hạt nhân.

Câu 3: Các giải pháp để ngăn ngừa, đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo. Những bệnh hiểm nghèo mang tính toàn cầu xuất hiện ở tất cả các nước, nếu không tích cực phòng ngừa thì mọi người đều có thể mắc phải. Trước những căn bệnh hiểm nghèo đang lan tràn trên phạm vi toàn cầu, nền y học thế giới được sự hỗ trợ rất lớn của các quốc gia và quốc tế đã tập trung nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm ra được những phương thuốc phòng chống và cách điều trị có hiệu quả.

Một trong những căn bệnh hiểm nghèo xuất hiện ở hầu khắp các nước hiện nay đó là HIV/AIDS. Nó đã trở thành “căn bệnh thế kỷ”, “đại dịch thời đại”. Những bệnh hiểm nghèo nói chung, HIV/AIDS nói riêng đã đe dọa sự sống của nhân loại, đồng thời gây nên những hậu quả xấu về mặt kinh tế-xã hội, hạn chế xu thế giao lưu, hợp tác quốc tế hiện nay.

  • Con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỷ này là các tệ nạn xã hội như matúy, mại dâm... Chính vì thế mà khả năng lây nhiễm HIV/AIDS là rất lớn. Để phòng chống được đại dịch thế kỷ thì điều quan trọng là phải tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội.
  • Đất nước VN chúng ta, do điều kiện chiến tranh kéo dài, môi trường sống bị hủyhoại mà đã có rất nhiều người mắc và chết bởi các căn bệnh hiểm nghèo. Thêm vào đó, từ năm 1990 đến nay, số người Việt Nam mắc bệnh AIDS tăng nhanh. Đại hội VII ĐCSVN đã chủ trương chủ động ngăn ngừa và phòng chống bệnh Sida (AIDS). Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ cũng nhấn mạnh: “ Bằng mọi biện pháp kiên quyết ngăn chặn ma túy, mại dâm và bệnh Sida”

Việc không giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, lợi ích chung và riêng trong mọi hoạt động của con người đã làm cho những vấn đề toàn cầu trở nên gay gắt chưa từng thấy.

  • Hiện nay hơn lúc nào hết mỗi người, mỗi dân tộc và toàn nhân loiaj cần đặc biệtquan tâm tới sự phát triển bền vững của giống nòi. Cần tạo mọi thuận lợi để các thế hệ mai sau sinh tồn và phát triển trong những điều kiện tốt hơn.

Câu 4: Thực trạng và các hướng giải quyết vấn đề bùng nổ dân số Thực trạng bùng nổ dân số:

    • Thế giới:

+Trên thế giới, bùng nổ dân số diễn ra mạnh nhất ở các đô thị hóa: Châu Á và Châu Phi. Bùng nổ dân số chủ yếu ở các khu vực có kinh tế kém phát triển, trình độ nhận biết còn thấp, khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển, quan niệm còn nhiều vấn đề lạc hậu…

+ Vào ngày 15-11-2022, khi dân số thế giới chạm mốc 8 tỷ người, Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, trong vòng 6 tháng tới, Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc để giữ vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng dân số.

    • Việt Nam:

+ Kết quả TĐT năm 2019 cho thấy tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi chiếm 68,0% (giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2009), tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt là 24,3% và 7,7%. Như vậy, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, dự báo đến khoảng năm 2040, Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”.

+ Tại Việt Nam, do sự biến đổi về cơ cấu tuổi của dân số theo xu hướng tỷ trọng của trẻ em dưới 15 tuổi giảm và tỷ trọng của dân số từ 60 tuổi trở lên tăng đã làm cho chỉ số già hóa có xu hướng tăng lên nhanh chóng trong hai thập kỷ qua: Chỉ số già hóa năm 2019 là 48,8%, tăng 13,3 điểm phần trăm so với năm 2009 và tăng hơn hai lần so với năm 1999. Chỉ số già hóa có xu hướng tiếp tục tăng lên trong những năm sắp tới.

-Giải pháp:

+ Kiểm soát tỷ lệ sinh:

+ Một số quốc gia Châu Á như Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp mạnh để giảm tỷ lệ sinh. Các quốc gia có dân số lớn như Trung Quốc thậm chí còn áp dụng các chính sách chỉ được sinh 01 con (nếu là con trai). Được phép sinh thêm 01 con nếu con đầu lòng là con gái. Nhưng tối đa cũng chỉ được sinh 02 con/ cặp vợ chồng.

+Giáo dục và tuyên truyền:

+ Tuyên truyền lợi ích của kế hoạch hóa gia đình. Tuyên truyền các phương pháp kiểm soát sinh sản, các lợi ích của việc sinh vừa đủ con. Tuyên truyền về bình đẳng giới, loại bỏ các hủ tục và quan điểm lạc hậu.