Đề cương ngành Quản trị kinh doanh | Trường đại học Lao động - Xã hội
Đề cương ngành Quản trị kinh doanh | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị kinh doanh(QTKD101)
Trường: Đại học Lao động - Xã hội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
- UNIVERSITY OF LABOR AND SOCIAL AFFAIRS - Đề cương
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 5 NĂM 2022
“LỜI NÓI ĐẦU’’
Đề cương được biên soạn bởi “Đề thi ULSA” & “CHIA SẺ HỌC TẬP
ULSA II” đề cương có tính chất tổng hợp kiến thức, trình bày và tóm tắt kiến
thức đã học. Để có được điểm số cao và kiến thức vững bạn nên học thêm các
kiến thức từ sách vở, tìm hiểu thêm và quan trọng là chú ý nghe giảng bài của
giảng viên bộ môn. Trân trọng!
Chủ biên: Đề thi USLA & CHIA SẺ TÀI LIỆU HỌC TẬP ULSA II
BY THE WAYS WE SUCCESS, BY THE WAY US BESIDE!
BỐ CỤC ĐỀ CƯƠNG
1. Hình thức thi: Tự luận (đề đóng)
2. Thời gian: 90 phút 3. Bố cục:
- 4 câu trắc nghiệm(1 điểm)
- 1 câu nhận định (2 điểm)
- 1 câu nội dung lý thuyết kết hợp thực tiễn (3 điểm)
- Tình huống (4 điểm) 4. Nội dung: Chương I
: Tổng quan về doanh nghiệp * Chương II
: Các loại hình doanh nghiệp * Chương II
: Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp Chương VI
: Quản trị sản xuất và công nghệ trong doanh nghiệp * Chương V
: Quản trị tiêu thụ trong doanh nghiệp * Chương VI
: Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp
Chương VII : Quản trị tài chính trong doanh nghiệp 5. Mục lục
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP......................................................1 1.
Khái quát chương...........................................................................................1 2.
Nhận định........................................................................................................1 3.
Câu hỏi............................................................................................................2
| P a g e - B À I G I Ả N G Q U Ả N T R Ị D O A N H N G H I Ệ P
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 1. Khái quát chương
Chương 1 Tổng quan về doanh nghiệp bao gồm 3 nội dung chính:
- Khái quát về doanh nghiệp
- Khái quát về quản trị doanh nghiệp
- Các phương pháp về quản trị doanh nghiệp 2. Nhận định
Nhận định 1: Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất của mọi DN trong mọi thời kỳ
- Lợi nhuận là một trong những mục tiêu của DN
- Trong mỗi thời kỳ khác nhau, DN theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau: o Mục tiêu kinh tế: o Mục tiêu chính trị ... o Mục tiêu xã hội ...
o Mục tiêu bảo vệ môi trường ...
Nhận định 2 : “Kỹ năng tư duy là kỹ năng quan trọng nhất đối với nhà quản trị DN”
- Nhà quản trị là người thực hiện chức năng quản trị trong DN
- Có 3 kỹ năng cơ bản của nhà quản trị: KN tư duy, KN nhân sự, KN chuyên môn.
- Có 3 cấp quản trị trong DN: NQT cấp cao, NQT cấp giữa, NQT cấp cơ sở
- Mối quan hệ giữa các cấp quản trị với các kỹ năng : NQT cấp cao cần nhiều kỹ
năng tư duy, NQT cấp cơ sở cần nhiều kỹ năng chuyên môn, KN nhân sự bằng
nhau ở các cấp quản trị
Nhận định 3: “Trong quản trị doanh nghiệp, phương pháp kinh tế là phương
pháp hữu hiệu và quan trọng nhất”
- Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp của chủ thể đến đối
tượng quản trị thông qua lợi ích kinh tế như tiền lương, thưởng, phụ cấp …
- Khi sử dụng phương pháp kinh tế sẽ phát huy tính sáng tạo của người lao động và nhanh có kết quả
- Khi nhà quản trị quá lạm dụng phương pháp này có thể xuất hiện hành vi gian
lận trong lao động và DN sẽ gặp khó khăn về tài chính
- Một số trường hợp áp dụng hiệu quả phương pháp kinh tế như công việc đòi hỏi
tính sáng tạo cao, công việc cần phải thực hiện nhanh
1 | P a g e - B À I G I Ả N G Q U Ả N T R Ị D O A N H N G H I Ệ P
- Phương pháp kinh tế áp dụng phổ biến nhưng hiệu quả phụ thuộc vào tình huống cụ thể
Nhận định 4: “Trong quản trị doanh nghiệp, phương pháp tâm lý giáo dục là
phương pháp hữu hiệu và quan trọng nhất”
- Phương pháp giáo dục tư tưởng là phương pháp tác động gián tiếp của nhà quản
trị lên đối tượng quản trị thông qua những hoạt động mang tính giáo dục, tâm lý
- Khi tác động bằng phương pháp giáo dục tư tưởng sẽ tạo ra tính khích lệ, phát
triển tính tự giác, tính tích cực của người lao động
- Quá trình tác động không chắc chắn được hiệu quả của nó và để có hiệu quả đòi
hỏi phải tác động liên tục với thời gian dài
- Phương pháp giáo dục tư tưởng được sử dụng kết hợp với các phương pháp
khác để phát huy tính hiệu quả
Nhận định 5: “Trong quản trị doanh nghiệp, phương pháp hành chánh là
phương pháp hữu hiệu và quan trọng nhất”
- Là phương pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị
bằng các nội quy, quy chế, quy định …
- Phương pháp hành chính tạo ra trật tự, nề nếp, ổn định cho DN nên các DN đều sử dụng
- Khi lạm dụng phương pháp hành chính sẽ tạo ra hành vi đối phó của nhân viên,
không phát huy hết được năng lực của người lao động
- Một số trường hợp áp dụng hiệu quả phương pháp hành chính là công việc
không đòi hỏi tính sáng tạo cao, DN mất ổn định về mặt tổ chức
- Phương pháp hành chính áp dụng phổ biến nhưng hiệu quả tùy thuộc vào tình huống quản trị 3. Câu hỏi
Câu hỏi 1: Các chức năng cơ bản của QTDN? Liên hệ thực tiễn DN minh họa
Trả lời: Quản trị doanh nghiệp là quá trình thực hiện các chức năng bao gồm
lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát (kiểm tra) trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chức năng kế hoạch hóa là đưa ra các dự kiến về mục tiêu của DN trong một
thời kỳ nhất định và phương thức đạt được các mục tiêu đó
- Chức năng tổ chức là phân chia công việc, tổ chức bộ máy, tổ chức con người.
Chức năng lãnh đạo là định hướng, điều khiển và khuyến khích người lao động
để hoàn thành những mục tiêu của DN
- Chức năng kiểm soát là xem xét việc thực hiện các mục tiêu doanh nghiệp đề
ra, tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều chỉnh *Ví dụ minh họa:
2 | P a g e - B À I G I Ả N G Q U Ả N T R Ị D O A N H N G H I Ệ P Sản xuất bánh keo
- Chức năng lập kế hoạch: Xác định các yếu tố tác động đến việc sản xuất bánh
kẹo bao gồm: xác đinh nguồn nguyên liệu sản xuất (Tìm kiếm nguồn nguyên
liệu, thử nghiệm chất lượng,…)
- Chức năng tổ chức: Tổ chức sản xuất, thời gian ca làm việc, số lượng lao động cần thiết.
- Chức năng lãnh đạo: Đề ra phương án sản xuất năm thúc đẩy tinh thần, hướng
đi, giao nhiệm vụ, phân công công việc cho các phòng ban
- Chức năng kiểm soát: Kiểm tra tiến độ sản xuất hoạt động của doanh nghiệp,
phòng ban, công nhân thoogn qua các báo cáo tài chính,… (Nâng cao) Khái niệm
Là những hoạt động riêng biệt của quản trị thể hiện phương thức tác động của các nhà quản trị
đến các lĩnh vực quản trị trong doanh nghiệp.
- Henry Fayol: 5 chức năng – 1916 (Dự kiến, tổ chức, chỉ huy, phối hợp, kiểm tra)
- Gulick & Urwick: 7 chức năng – 1937 (Hoạch định, Tổ chức, Nhân sự, Chỉ huy, Phối hợp, Báo cáo, Ngân sách)
- Harol Koontz & Cyril O’Donell: 5 chức năng – 1955
Chức năng hoạch định: Lên chiến lược ở cấp tổng thể mục tiêu chung sau đó từ chiến lược
tổng thể thiết lập, xây dựng chiến lược bộ phận.
Chức năng tổ chức bao gồm 2 yêu tố cấu thành chính: cơ cấu tổ chức và nhân sự
Chức năng chỉ huy: bao gồm 2 chức năng chỉ huy gián tiếp và chỉ huy trực tiếp
Chức năng phối hợp: Bao gồm phối hợp dọc và phối hợp ngang.
Chức năng kiểm tra: Kiểm tra tiến độ, công tác hoàn thành nhiệm vụ sai phạm, vận hành của tổ chức.
Câu hỏi 2: Trình bày phương pháp kinh tế trong QTDN? Liên hệ thực tiễn DN minh họa
- Khái niệm: là cách thức tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị
thông qua tác động bằng lợi ích kinh tế
- Biểu hiện: lương, thưởng, trợ cấp đối với người lao động; khuyến mãi, giảm
giá, dịch vụ sau bán đối với khách hàng
- Ưu điểm: nhanh có kết quả, phát huy tính sáng tạo, giảm gánh năng quản trị
- Nhược điểm: dẫn đến tiêu cực trong lao động, gánh nặng về tài chính, không
nhìn trước được kết quả.
- Trường hợp áp dụng: cần đạt mục tiêu nhanh chóng
Ví dụ minh họa: Khi nhà quản trị cần thúc đẩy mục tiêu tăng doanh số bán 1 mặt
hàng thì khi đó nhà quản trị đưa ra lợi ích về có thể là hiện vật hoặc số tiền thõa
mãn với nhu cầu của nhân viên để nhân việc thực hiện mục tiêu chung đó.
3 | P a g e - B À I G I Ả N G Q U Ả N T R Ị D O A N H N G H I Ệ P
Câu hỏi 3: Trình bày phương pháp hành chính trong QTDN? Liên hệ thực tiễn DN minh họa
- Khái niệm: là cách thức tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị
thông qua tác động bằng cưỡng chế, ép buộc
- Biểu hiện: các quy định, quy chế, nội quy ..
- Ưu điểm: tạo trật tự, nề nếp, thống nhất trong DN, thấy trước được kết quả
- Nhược điểm: tạo sự bất mản của người lao động, sự chuyên quyền trong quản
lý, không phát huy được tính sáng tạo, chủ động của người lao động.
- Trường hợp áp dụng: khi cần tạo thói quen làm việc chuyên nghiệp.
Ví dụ minh họa: Các công ty nhà nước, ngân hàng,…
Câu hỏi 4: Trình bày khái niệm về môi trường văn hóa – xã hội của doanh
nghiệp? Liên hệ thực tiễn doanh nghiệp minh họa
- Là yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp
- Đặc điểm môi trường: dân số (quy mô, tốc độ tăng, cơ cấu, trình độ …) văn hóa
(thái độ, tác phong làm việc, phong tục tập quán …), dân chủ và công bằng xã hội
- Ảnh hưởng đến DN: tác động vào thị hiếu, nhu cầu khách hàng
- Là yếu tố mang đến cơ hội và thách thức cho DN Ví dụ minh họa:
Câu hỏi 5: Trình bày khái niệm môi trường Khách hàng của DN? Liên hệ thực tiễn DN minh họa
- Khách hàng là cá nhân tổ chức mua, tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
- Đặc điểm: khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để thỏa mãn
nhu cầu, khách hàng luôn mong muốn sản phẩm có chất lượng ngày càng cao
với giá ngày càng giảm hoặc không thay đổi, khách hàng có quyền mặc cả,
thương lượng về giá cả .. Tạo ra áp lực đối với doanh nghiệp
- Ảnh hưởng đến DN: DN không thể tồn tại nếu không có KH
- Là yếu tố bên ngoài mang đến cơ hội và thách thức cho DN Ví dụ minh họa
Câu hỏi 6: Để trở thành nhà QT trong DN, anh/chị sẽ trao dồi và rèn luyện những phẩm chất gì?
4 | P a g e - B À I G I Ả N G Q U Ả N T R Ị D O A N H N G H I Ệ P
- Nguyên tắc quản trị là những ràng buộc theo những tiêu chuẩn, chuẩn mực nhất
định buộc mọi người thực hiện các hoạt động quản trị phải tuân thủ
- Cơ sở của nguyên tắc: xuất phát từ tính tất yếu trong mối quan hệ về lợi ích,
mong muốn sự công bằng, hợp lý trong phân chia lợi ích. Nội dung của nguyên tắc
- Kết hợp hài hòa các lợi ích vật chất – tinh thần; lâu dài – trước mắt; chung –
riêng; tập thể - cá nhân
- Coi trọng lợi ích người lao động, là động lực cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Yêu cầu đối với nhà quản trị
- Xác định đúng mối quan hệ lợi ích
- Phân phối theo kết quả lao động
- Phân phối hài hòa giữa các loại lợi ích, các đối tượng hưởng lợi ích…
Câu hỏi 7: Tình bày nguyên tắc “Đảm bảo hài hòa các lợi ích, trong đó lợi ích cá
nhân của người lao động là động lực trực tiếp” trong QTDN? Liên hệ thực tiễn DN minh họa 4. Tình huống
Nhiều công ty Nhật bản thường quản trị nhân sự theo cách sau:
Trả lương theo quý. Những nhân viên làm việc chưa tốt trong tháng vẫn được
hưởng lương bình thường theo quy định. Mỗi tuần ai làm tốt thì công ty sẽ có
quà tăng theo cá tính, thói quen của mỗi người
Sang quý sau, ngày đầu tuần cán bộ quản trị nhân lực sẽ gặp nhân viên làm
việc chưa tốt của quý trước để thông báo, quý trước ông /bà làm việc thiếu cố
gắng, nhưng vì tính cộng đồng của người Nhật, chúng tôi vẫn trả lương như bình
thường, nhưng nếu quý này ông bà vẫn tiếp tục không cố gắng làm việc thì buộc
chúng tôi phải hạ lương trong quý xuống
Người nào làm việc tốt trong 3 năm liền sau khi vào công ty sẽ được tuyển
dụng suốt đời (theo sự cố gắng và năng lực mà bố trí)
Nếu một tổ làm tốt, thì được thưởng tiền nhưng không thể chia nhau dùng cá
nhân, mà cùng nhau sử dụng (cho liên hoan, du lịch, tập thể ..)
5 | P a g e - B À I G I Ả N G Q U Ả N T R Ị D O A N H N G H I Ệ P
Tháng 3 hàng năm là tháng lên chức, xuống chức của nhân sự ở các doanh
nghiệp và cơ quan trên khắp nước Nhật Câu hỏi:
- Các công ty Nhật đã dùng phương pháp quản trị nào?
- Các phương pháp quản trị trên có ưu và nhược điểm gì? GỢI Ý trả lời:
- Phương pháp quản trị nhân sự: cả 3 phương pháp (kinh tế tâm lý giáo dục hành chính) Phân tích ưu/nhược Phương pháp 1:
- Động viên kịp thời, cả về vật chất và tinh thần
- Mất nhiều công sức để theo dõi đánh giá nhân viên Phương pháp 2:
- Nhắc nhở tức thời và trước kỳ làm việc mới để nâng cao tinh thần trách
nhiệm của nhân viên, thể hiện sự quan tâm của công ty
- Tạo ra áp lực đối với nhân viên Phương pháp 3:
- Khuyến khích nhân viên phấn đấu, coi công việc suốt đời như một phần
thưởng xứng đáng cho những nỗ lực bền bỉ và năng lực của nhân viên
- Chế độ tuyển dụng suốt đời có thể tao ra sức ỳ, thiếu linh hoạt cho nhân
viên, tạo tâm lý chủ quan Phương pháp 4:
- Đề cao tính cộng đồng
- Không gắn với quyền lợi riêng của cá nhân, đôi khi cá nhân sẽ không nỗ
lực, dễ sinh ra tính ỷ lại vào người khác Phương pháp 5:
• Tạo ra phong trào trên một diện rộng
• Dễ gây ra tình trạng lộn xộn dồng loạt
6 | P a g e - B À I G I Ả N G Q U Ả N T R Ị D O A N H N G H I Ệ P